Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường trung cấp y tế nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.22 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐỔI
MỚI
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI
CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ
NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG SÁNG

HÀ NỘI - 2008

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trình độ ngoại
ngữ của học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức nƣớc ta nhìn chung còn thấp,
hiệu quả sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, khả năng
nghiên cứu, làm việc độc lập trong môi trƣờng hội nhập quốc tế còn yếu.
Nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học còn
nhiều hạn chế, một bộ phận giáo viên dạy ngoại ngữ còn yếu kém về năng


lực chuyên môn, lạc hậu về phƣơng pháp, cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục
vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ còn nghèo nàn, lạc hậu, .. .
Tầm quan trọng đặc biệt của tiếng Anh thể hiện ở chỗ ngày nay trên
thế giới, mặc dù không đƣợc tuyên bố một cách chính thức, tiếng Anh hầu
nhƣ đã đƣợc xem nhƣ là ngôn ngữ Quốc tế. Theo những số liệu gần đây nhất,
ở nhiều nƣớc trên thế giới kể cả những cƣờng quốc nhƣ Trung Quốc, Nga,
Đức, Nhật..., số lƣợng ngƣời học tiếng Anh chiếm khoảng 95-98% tổng số
những ngƣời học ngoại ngữ. Ở Việt Nam, cơn sốt tiếng Anh đã bùng nổ cách
đây hơn 20 năm từ khi truyền hình phát chƣơng trình học tiếng Anh "Follow
Me" năm 1985. Theo thống kê năm 2003 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, số
lƣợng học sinh phổ thông học tiếng Anh chiếm khoảng 98.5%.
Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những đòi hỏi bức xúc phải đổi mới
căn bản quá trình dạy học ngoại ngữ cho thế hệ trẻ. Bộ Giáo dục và Đào tạo
đang chuẩn bị Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,
nếu đƣợc phê duyệt sẽ triển khai từ năm học 2008- 2009. Trong bản dự thảo
Đề án này đã nêu một nhận xét chung: “Nội dung và phƣơng pháp dạy và
học chƣa tập trung đúng mức vào quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp đích
thực cho học sinh. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông, hầu hết học sinh
2


không có khả năng giao tiếp bằng tiếng nƣớc ngoài. Các em chƣa đủ năng lực
để sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp một cách tự tin”. Mục tiêu của đề
án là tăng cƣờng việc dạy học ngoại ngữ để thanh niên Việt Nam có thể thành
thạo ngoại ngữ vào năm 2020. Tuy nhiên việc triển khai đề án không phải
đồng loạt và đều nhau giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc. Mỗi tỉnh/ thành
phố sẽ cân nhắc từng điều kiện, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình và sự ủng hộ
của lãnh đạo để quyết định triển khai khi nào. Thủ đô Hà Nội - trung tâm văn
hóa, chính trị, khoa học và kinh tế của cả nƣớc chắc chắn sẽ lựa chọn và

quyết định bắt đầu thực hiện ngay khi đề án đƣợc triển khai.
Giáo dục Trung học phổ thông thành phố Hà Nội đã phát triển
nhanh cả về quy mô, mạng lƣới và từng bƣớc nâng chất lƣợng và hiệu
quả giáo dục. Để các trƣờng Trung học phổ thông ngày càng năng động,
hiệu quả hơn trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và
phƣơng pháp dạy học tiếng Anh nói riêng, thì vai trò của quản lý đối với
quá trình thay đổi này có tầm quan trọng đặc biệt. Đề tài "Các biện pháp
quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tại các
trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội" nhằm đáp ứng những
đòi hỏi cấp thiết hiện nay của thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học
tiếng Anh trong các trƣờng Trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Anh của các trƣờng Trung
học phổ thông (THPT) công lập ở thành phố Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu

3


Công tác quản lý quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Anh trong
các trƣờng THPT ở thành phố Hà Nội
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung khảo sát và nghiên cứu 4 trƣờng THPT (tại các quận khác
nhau ở thành phố Hà Nội).
- Quản lý quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Anh ở các trƣờng
THPT liên quan đến nhiều chủ thể quản lý: Sở giáo dục và đào tạo, lãnh đạo
trƣờng, tổ bộ môn, giáo viên, học sinh; đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về

quản lý của cấp trƣờng (Hiệu trƣởng).
5. Giả thuyết khoa học
Quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Anh của các trƣờng
THPT ở thành phố Hà Nội sẽ thực sự có kết quả nếu trƣớc hết tìm ra đƣợc
những biện pháp quản lý dựa trên lý thuyết quản lý nhà trƣờng, "quản lý sự
thay đổi" và các biện pháp đó có tính hiện thực và khả thi phù hợp thực tiễn
của các trƣờng THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục, quản lý quá trình đổi mới phƣơng
pháp dạy học nói chung và tiếng Anh nói riêng ở trƣờng THPT.
- Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý quá trình đổi mới phƣơng pháp
dạy học tiếng Anh ở một số trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tổng kết và xây dựng các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phƣơng
pháp dạy học tiếng Anh của các trƣờng THPT ở thành phố Hà Nội.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các biện pháp đã đề xuất.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

4


Sƣu tầm nghiên cứu tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, tập trung vào
quá trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học;
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
(a) Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tiếng
Anh của học sinh;
(b) Điều tra bằng phiếu hỏi với đối tƣợng điều tra: giáo viên dạy tiếng
Anh, tổ trƣởng chuyên môn, cán bộ lãnh đạo trƣờng THPT;
(c) Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trƣờng THPT, tổ trƣởng chuyên
môn;

(d) Thu thập và phân tích các số liệu thống kê về giáo viên, kết quả
học tập của học sinh;
(e) Tổng kết kinh nghiệm quản lý của các trƣờng.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị , danh mục các tài liệu
tham khảo , phụ lục; luận văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học
tiếng Anh trong trƣờng Trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý sử dụng phƣơng pháp dạy học tiếng
Anh của các trƣờng Trung học phổ thông công lập ở thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy
học tiếng Anh trong các trƣờng Trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội.

5


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Phƣơng pháp dạy học
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Nói đến phƣơng pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu
trúc của quá trình dạy học, là một phạm trù của lý luận dạy học.
Để xây dựng khái niệm về phƣơng pháp dạy học, cần hiểu khái quát về định
nghĩa phƣơng pháp. Ba định nghĩa về "phƣơng pháp" dƣới đây đƣợc xem nhƣ xuất
phát điểm để từ đó dẫn tới định nghĩa phƣơng pháp dạy học:
(1). Thuật ngữ “ phƣơng pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) có nghĩa
là con đƣờng để đạt mục đích.
(2). Phƣơng pháp là cách chức, con đƣờng, phƣơng tiện làm biến đổi đối
tƣợng, nhằm đạt mục đích dự kiến;
(3). Phƣơng pháp là ý thức về các hình thức tự vận động bên trong của nội

dung (Hêgel).
Với 03 định nghĩa nêu trên có thể rút ra:
- Tính mục đích là dấu hiệu cơ bản của phƣơng pháp;
- Phƣơng pháp có tính cấu trúc;
- Phƣơng pháp gắn liền với nội dung;
Xuất phát từ định nghĩa chung về phƣơng pháp, trong quá trình dạy học, khái
niệm về phƣơng pháp dạy học thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ sau:

6


Phƣơng pháp dạy học đó là con đƣờng chính, cách thức làm việc cộng đồng - hợp
tác giữa thầy và trò, trong đó thầy điều khiển sự học tập của trò bằng logíc của sự
truyền đạt, còn trò tự điều khiển để đi tới chiếm lĩnh nội dung khoa học.
Hay nói cách khác, phƣơng pháp dạy học là con đƣờng để đạt mục đích dạy
học. Phƣơng pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình
thức cụ thể . Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập. Phƣơng
pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh
trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. Phƣơng pháp
dạy học là những hình thức và cách thức thông qua đó và bằng cách đó giáo viên
và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những
điều kiện học tập cụ thể.
Phƣơng pháp dạy học là một phạm trù lý luận dạy học. Mối quan hệ giữa các
thành tố cơ bản của quá trình giáo dục đƣợc mô tả bằng sơ đồ tam giác sƣ phạm:
Thầy - Trò - Khách thể (mục tiêu, nội dung học).
Khách thể
(mục tiêu)

Thầy


Trò

(tác nhân)

(chủ thể)

Sơ đồ 1.1. Tam giác sƣ phạm
- Thầy: tác nhân, hƣớng dẫn, tổ chức cho trò tự tìm ra, lĩnh hội kiến thức;

7


- Trò: chủ thể, trung tâm tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính
mình (theo chiều mũi tên);
- Khách thể: do ngƣời học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn và thầy;
Dạy học là một quá trình điều khiển, tự điều khiển và là một quá trình có thể
điều khiển đƣợc.
Theo PGS. Lê Khánh Bằng mỗi phƣơng pháp dạy học thƣờng gồm các yếu tố
sau đây:
- Mục đích định trƣớc;
- Hệ thống những hành động liên tiếp tƣơng ứng;
- Phƣơng pháp hành động (ngôn ngữ, thao tác trí tuệ, thao tác vật chất...);
- Quá trình biến đổi của đối tƣợng bị tác động;
- Kết quả thực tế đạt đƣợc;
Theo lý luận dạy học của Nguyễn Ngọc Quang về phƣơng pháp dạy học, sự
hợp tác giữa thầy và trò đƣợc khái quát thành: Hai mặt của phƣơng pháp dạy học
(xem sơ đồ 1.2).

Phương pháp dạy

học
Phương pháp dạy

Phương pháp học

P. truyền dạy

P. tiếp thu

P. điều khiển

P. tự điều khiển

8


Sơ đồ 1.2. Hai mặt của phƣơng pháp dạy học
1.1.2. Các phương pháp dạy học: ưu và nhược điểm
Phƣơng pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc
đƣợc truyền từ lâu đời và đƣợc bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản,
phƣơng pháp dạy học này lấy hoạt động của ngƣời thầy làm trung tâm. Frire - nhà
xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng ngƣời Brazil đã gọi phƣơng pháp dạy học
này là “hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ thầy sang
trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là ngƣời thuyết trình, thuyết giảng, là “kho tri
thức” sống, học sinh là ngƣời nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phƣơng
pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể,
là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phƣơng pháp này đƣợc thiết kế kiểu đƣờng thẳng theo
hƣớng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy
theo phƣơng pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề
cao ngƣời dạy nên nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học truyền thống là học sinh

thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý
luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của ngƣời học; do đó kỹ năng hành dụng vào
đời sống thực tế bị hạn chế.
Phƣơng pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nƣớc phƣơng Tây (ở Mỹ,
Pháp…) từ đầu thế kỷ XX và đƣợc phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh
hƣởng sâu rộng tới các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đã biết
thế nào là tính tích cực nhận thức theo định nghĩa của I.F. Khalamop. Nhƣng
phƣơng pháp dạy học tích cực là gì? Trong từ điển giáo dục học Bùi Hiển, 2001
định nghĩa: “Phƣơng pháp (sƣ phạm) tích cực, phƣơng pháp dạy học theo cách

9


trình bày những chủ đề dạy học nhƣ là những vấn đề phải giải quyết, có cung cấp
cho ngƣời học tất cả các thông tin và phƣơng tiện cần thiết để giải quyết vấn đề.
Phƣơng pháp này đặt ngƣời học vào những điều kiện để khám phá, tìm ra kết quả.
Trong phƣơng pháp này, vai trò của ngƣời thầy chủ yếu là giúp ngƣời học tìm ra
những giải pháp hơn là những lời giải đáp có sẵn”. Hay nói cách khác, đó là cách
thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học. Vì thế
phƣơng pháp này thƣờng đƣợc gọi là phƣơng pháp dạy học tích cực; ở đó, giáo
viên là ngƣời giữ vai trò hƣớng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho ngƣời học tự tìm
kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm.
Ngƣời thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phƣơng
pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tƣợng học sinh, coi trọng việc nâng cao
quyền năng cho ngƣời học.
Từ xa xƣa, ngƣời phƣơng Đông đã có câu: “ Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn
thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại
cũng đã cho thấy, học sinh chỉ nhớ đƣợc 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài
liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ đƣợc 15% nội dung kiến thức.
Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ đƣợc 25%. Thông

qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ đƣợc 55%. Nhƣng nếu học sinh đƣợc
trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng
nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho ngƣời khác thì có thể nhớ tới đƣợc 90%. Điều
này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hƣớng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Ở phƣơng pháp này, giáo viên là ngƣời nêu tình huống, kích thích hứng thú,
suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề,
tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo
phƣơng pháp tích cực đƣợc thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hƣớng song hành

10


giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ƣu điểm của phƣơng pháp dạy học
tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn,
coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phƣơng pháp này là giảm
bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cƣờng dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình
huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu
của phƣơng pháp dạy học tích cực cần có các phƣơng tiện dạy học, học sinh chuẩn
bị bài kỹ ở nhà trƣớc khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan
điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lƣờng trƣớc các tình
huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của
thầy và hoạt động của trò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương
lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Bài giảng quản lý giáo dục, quản
lý nhà trường dành cho lớp cao học QLGD.
3. Lê Khánh Bằng, Lê Quang Long (1995), Công nghệ đào tạo với vấn đề tổ chức
QTDH có chất lượng hiệu quả ở Đại học và Chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân, (Dự thảo), Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT
môn tiếng Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chƣơng trình giáo dục phổ thông, Môn tiếng
Anh (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006
của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11


7. Nguyễn Hải Châu, Vũ Thị Lợi (Chủ biên) (2006), Đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh 10, Nhà xuất bản Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Bài giảng cơ sở khoa học quản
lý dành cho lớp cao học quản lý giáo dục.
9. Nguyễn Quốc Chí (2003), Bài giảng những cơ sở lý luận quản lý giáo dục dành
cho lớp cao học quản lý giáo dục.
10. Nguyễn Đức Chính, Lâm Quang Thiệp (2004), Bài giảng đo lường - đánh giá
kết quả học tập của học sinh, sinh viên - dành cho lớp cao học QLGD.
11. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đảng khoá VIII, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đặng Xuân Hải (2004), Tập bài giảng quản lý sự thay đổi trong giáo dục dành
cho lớp cao học QLGD.
15. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Thủ tƣớng Chính phủ (2002), Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 1010,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Bùi Thanh Thuỷ (2006), Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy

học ở các trường THPT tỉnh Sơn La, Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục,
Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa (2006), Đổi mới
phương pháp dạy tiếng Anh ở THPT Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12


19. Viện Khoa học Giáo dục (2001), Những đặc trưng của phương pháp dạy học
theo tư tưởng Giáo dục tích cực trong nhà trường phổ thông hiện nay, Hà Nội.
20. Viện Khoa học Giáo dục (2002), Nghiên cứu ứng dụng đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trường THCS, Hà
Nội.
21. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (2001), Tài liệu Lý luận dạy học, Hà Nội.

13



×