Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn khoa học mác lênin, tư tưởng hồ chí minh tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp i trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.38 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

LẠI THỊ THUỲ LINH

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆPI TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam kiên trì lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, đồng thời làm kim chỉ nam cho mọi
hành động của Đảng, của cách mạng Việt Nam nói chung và của đường lối
phát triển giáo dục đào tạo nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nói riêng. Do đó thế hệ trẻ Việt Nam với mọi lứa tuổi, mọi bậc học đều
được học tập về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng HCM
Bác Hồ đã từng nói : “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá


đòi hỏi giáo dục đại học cao đẳng không chỉ quan tâm đào tạo mặt trình độ
nghề nghiệp mà còn đặc biệt coi trọng việc “dạy người với những phẩm
chất hàng đầu của con người mới XHCN”.
Giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, lối sống cho sinh viên trong
giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được
đưa vào trong hệ thống đào tạo Đại học từ những năm 60 với mục tiêu hình
thành thế giới quan và những phẩm chất chính trị cần thiết như: Lý tưởng
cách mạng, niềm tin, ý chí, ước mơ, niềm tự hào dân tộc… Tất cả những
phẩm chất đó được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn
luyện tại trường Đại học và cao đẳng trong các họat động thực tiễn của
cuộc sống. Trong đó có vai trò đặc biệt của bộ môn Mác- Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên cho đến nay chất lượng dạy học các môn Khoa học
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra
trong giai đoạn hiện nay. Sinh viên hiện nay thường có quan niệm có
chuyên môn giỏi sẽ có việc là thu nhập cao... Vì vậy, có không ít sinh viên
học các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh với thái độ cầm


chừng miễn sao trả bài xong cho thầy cô. Thậm chí gian lận trong thi cử
các môn học quan trọng này đã trở thành căn bệnh mãn tính ở các trường
Đại học, Cao đẳng.
Mặt khác, trong đội ngũ giảng viên Mác- Lênin, Tư tưởng HCM cũng
xuất hiện những hạn chế có ảnh hưởng xấu đến công tác giảng dạy. Do số
lượng giảng viên quá thiếu nên mỗi giảng viên dạy từ 2 đến 3 môn, thậm chí
dạy không đúng chuyên ngành. Cũng do giảng viên phải dạy nhiều không có
thời gian nghiên cứu, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy các môn học.
Về chất lượng, còn không ít giảng viên Mác-Lênin chưa có vốn kiến thức
sâu rộng, yếu về ngoại ngữ, chưa được trang bị có hệ thống sâu sắc về vấn
đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh đường lối cách

mạng của Đảng, nội dung và đặc điểm của thời đại ngày nay.
Chính vì lẽ đó Bộ chính trị đã nhiều lần ra nghị quyết về tăng cường vai
trò và chất lượng các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng HCM trong nhà
trường. Đánh giá tình hình giáo dục - đào tạo, Nghị quyết hội nghị lần thứ
2 Ban chấp hành trung ương (Khoá VIII) đã chỉ rõ: “Chất lượng và hiệu
quả giáo dục còn thấp đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh,
sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối
sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp.” [15 Tr.27]
Một trong các nguyên nhân của sự sa sút về chất lượng hiệu quả giáo
dục ở bậc đại học, cao đẳng không thể không kể đến vai trò và chất lượng
dạy học các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay ở
các trường đại học, cao đẳng còn chưa đạt được các yêu cầu chức năng vốn
có của các bộ môn này.
Trước tình hình trên là một giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I với mong muốn nâng cao trình độ, vận dụng lý
luận vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các
môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã chọn đề
tài: “Các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn khoa học Mác-


Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp I, trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay ” làm
đề tài nghiên cứu cuối khoá học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá các cơ sở lý luận và phân tích thực trạng,
đề tài cố gắng đề xuất các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn
khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường CĐ Kinh tếKTCNI trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học các môn các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh tại trường CĐ Kinh tế- KTCNI

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn khoa học MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường CĐ kinh tế-KTCN I trong điều
kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tổng quan và phân tích các lý luận quản lý giáo dục và các cơ sở pháp
lý của đào tạo Đại học, Cao đẳng liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong
điều kiện đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở lý
luận cho việc xác định các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn
khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý quá trình dạy học các môn khoa
học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường CĐ kinh tế - KTCN I và
tổng kết kinh nghiệm, khái quát hoá các biện pháp quản lý dạy học các
môn này tại Trường những năm gần đây, làm cơ sở thực tiễn của việc xác


định các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn khoa học MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường CĐ kinh tế-KTCN I trong điều
kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn khoa học
Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường CĐ kinh tế-KTCN I trong
điều kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Các biện pháp quản lý quá trình dạy học các môn khoa học Mác- Lênin,
Tư tưởng HCM nếu được xây dựng đồng bộ trên cơ sở kết hợp giữa các cơ sở
lý luận, sự kế thừa kinh nghiệm quản lý đào tạo vốn có và sự phát triển các
kinh nghiệm đó trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học cao đẳng hiện nay,
chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các môn khoa học
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường CĐ kinh tế-KTCN I.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bước đầu hệ thống hoá và vận dụng lý luận quản lý giáo dục để đưa
ra được cơ sở lý luận cho các biện pháp quản lý quả trình dạy học ở bộ

môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng HCM góp phần làm phong phú lý luận
quản lý giáo dục ở bậc Đại học, Cao đẳng.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy – học tập các học các môn
khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường CĐ Kinh tếKTCNI
- Nếu các biện pháp được đánh giá khả thi ở trường CĐ Kinh tếKTCNI, thì kết quả nghiên cứu này cũng có thế xem xét vận dụng thành
công trong quá trình dạy học các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh ở các trường cao đẳng, đại học có điều kiện tương tự.


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản của quản lý giáo dục, các cơ sở
pháp lý và nội hàm của vấn đề đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng hiện
nay
- Nghiên cứu các văn bản của chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Nam Định, quản lý về các hoạt
động đào tạo việc giảng dạy - học tập và của việc giảng dạy học tập các
môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng HCM nói riêng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Khảo sát kinh nghiệm quản lý
đào tạo, đánh giá thực trạng quá trình dạy học các môn khoa học MácLênin, Tư tưởng HCM.
- Phương pháp quan sát : Quan sát các hoạt động đào tạo ở trường CĐ
kinh tế-KTCN I , các hoạt động giảng dạy – học tập ở bộ môn.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu bằng biểu bảng và các phân tích các định lượng tương ứng
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của vấn đề quản lý quá
trình dạy học các môn Khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng HCM.

Chƣơng 2. Thực trạng quản lý dạy học các môn khoa học MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường CĐ kinh tế-KTCN I.
Chƣơng 3. Một số biện pháp lý quản lý quá trình dạy học các môn
Khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng HCM.
Trong luận văn gồm có phụ lục, biểu bảng, sơ đồ và tài liệu tham khảo.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH
DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN, TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1. Quản lý giáo dục và quản lý các hoạt động dạy học
1.1.1. Quản lý và các chức năng quản lý
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật tác động đến một
hệ thống hoạt động xã hội từ tầm vĩ mô đến tầm vi mô. Có nhiều cách tiếp
cận, do vậy rất có thể có nhiều cách quan niệm khác nhau về quản lý. Theo
các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách
thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức. [5, Tr.1]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang lại định nghĩa "Quản lý là tác động có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao
động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến".
[21,14]
Các giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng, quản lý là một
quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng
thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn. [20, Tr.17]
Những quan niệm về quản lý của các tác giả tuy có khác nhau về cách
tiếp cận nhưng đều toát lên một số quan điểm chung nhất về quản lý như sau:

- Là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định.


- Là công cụ hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm.
- Là phương thức hoạt động tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của
một nhóm, một tổ chức.
1.1.1.2. Các chức năng của quản lý
- Các công trình nghiên cứu khoa học quản lý tuy có nhiều ý kiến
chưa thật đồng nhất trong thuật ngữ để chỉ ra các chức năng quản lý, song
về cơ bản đã thống nhất có 5 chức năng cơ bản: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ
đạo - Kiểm tra- Thông tin.[13, Tr.52]
- Kế hoạch: là chức năng trung tâm, được hiểu khái quát là một chương
trình hành động cụ thể của chủ thể quản lý căn cứ vào hiện trạng ban đầu của tổ
chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, được hoạch định, lập ra trước khi tiến
hành thực hiện một nội dung nào đó để đạt được mục tiêu đề ra.
- Tổ chức: là sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những
con người, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn, biến tập hợp các
thành tố rời rạc thành một thể toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác
với nhau một cách tối ưu.
- Chỉ đạo: là phương thức hoạt động của chủ thể quản lý nhằm điều
hành bộ máy của tổ chức hoạt động thực hiện mục tiêu kế hoạch. Về thực
chất, chỉ đạo là những hoạt động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của
người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lượng
vào việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn
ra trong kỷ cương trật tự.
- Kiểm tra đánh giá: là biện pháp tác động của chủ thể lên khách thể
nhằm xác lập trạng thái vận hành của tổ chức, đánh giá kết quả vận hành
của tổ chức, xem mục tiêu và toàn bộ kế hoạch đã đạt đến mức độ nào.

Thông qua kiểm tra, chủ thể quản lý thấy được những bất cập, những
ưu điểm trong quá trình hoạt động, tìm ra nguyên nhân, có biện pháp điều


chỉnh xử lý, uốn nắn, phát huy kịp thời. Giúp chủ thể rút ra những bài học
kinh nghiệm quản lý trong quá trình vận hành.
- Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu còn đề nghị đưa “Thông tin quản lý”
như là một chức năng không thể thiếu.



×