Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.65 KB, 21 trang )

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I


Hồ Mai Hoa


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2007


Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho giáo viên các trường cao đẳng công
nghệ. Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng của công tác quản lý
hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Công
nghiệp I. Đề xuất một số biện pháp: tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của các hoạt động bồi dưỡng NVSP; xây dựng nội dung chương trình bồi
dưỡng các đối tượng giáo viên khác nhau; cải tiến hình thức tổ chức, công tác kiểm
tra đánh giá kết quả hoạt động; tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt
động có hiệu quả; tăng cường quản lý giảng viên phối hợp với các lực lượng tham
gia; kịp thời đánh giá hiệu quả bồi dưỡng NVSP và xác định nhu cầu bồi dưỡng tiếp
theo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Keywords. Giáo viên; Nghiệp vụ sư phạm; Quản lý giáo dục; Trường Cao đẳng


Content
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ, của sự phát triển như vũ
bão trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những vấn đề nóng bỏng được cả xã
hội quan tâm, ảnh hưởng tới mọi người, mọi nhà là giáo dục và đào tạo. Giáo dục không chỉ
là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển
của xã hội. Trên phạm vi toàn thế giới hiện nay đang diễn ra một cuộc đua tranh về kinh tế,
mà thực chất là đua tranh về khoa học và công nghệ. Bản chất của khoa học và công nghệ là
trí tuệ của con người. Giáo dục hiện đại giúp các quốc gia giành thắng lợi trong các cuộc đua
tranh đó.
Phát triển GD là bí quyết thành công, là con đường ngắn nhất, đi tắt, đón đầu trong
công cuộc CNH - HĐH, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia đào tạo ra nguồn nhân lực và là
nguồn gốc để BD nhân tài, làm giàu thêm “nguyên khí của quốc gia” là nguồn tài sản vô giá
của dân tộc và nhân loại. Mục đích của GD hiện đại là đào tạo những con người phát triển
toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công
nghệ, đủ sức cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc tế.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp I, một trường cao đẳng thuộc Bộ Công nghiệp với bề dày 50 năm xây dựng và
phát triển, có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ những người lao động các ngành kinh tế và kỹ
thuật thuộc các lĩnh vực công nghiệp có trình độ từ công nhân kỹ thuật đến cao đẳng, cung
cấp một phần đáng kể cho nguồn nhân lực ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là các tỉnh
đồng bằng Nam Sông Hồng.
Trong bối cảnh chung cũng như trong điều kiện phát triển của Nhà trường, chất lượng
đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó không thể không kể đến vai trò của đội ngũ
cán bộ QLGD và đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng dạy. Chất lượng đội ngũ GV phụ
thuộc vào trình độ chuyên môn của họ cùng với việc rèn luyện năng lực sư phạm. Tuy nhiên
đa số giáo viên của trường, ngoại trừ một số nhỏ giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản,
chưa qua đào tạo tại các trường sư phạm, cho nên việc dạy học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm
là chính. Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cũng như giúp giáo viên hoàn
thiện và nâng cao kỹ năng dạy học và giáo dục, tiến tới đạt chuẩn về đội ngũ, tác giả chọn đề
tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo

viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I, đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong bối cảnh hiện nay, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Công nghiệp I.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ.
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng của công tác quản lý hoạt động
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp I.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của Nhà trường.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Công nghiệp I đã được thực hiện thường xuyên song chất lượng chưa cao. Nếu bao
quát được các chức năng quản lý, nắm được đặc thù của hoạt động BDNVSP và thực hiện tốt
các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của trường thì
sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đề tài sẽ là cơ hội để tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt

động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I nơi
tác giả đang công tác. Đề tài này nếu được thông qua và chấp thuận thì sẽ đóng góp một phần
cho công tác quản lý hoạt động BDNVSP cho giáo viên của trường theo tinh thần khoa học, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ dừng ở việc xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động BDNVSP cho
giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I, khảo nghiệm về tính cấp
thiết và tính khả thi của các biện pháp.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp sách, tài liệu, báo cáo khoa học trong và ngoài nước
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
- Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
9. Kế hoạch thực hiện
Bắt đầu từ tháng 1, kết thúc tháng 11 năm 2007:
Quý 1: Xác định đề tài.
Quý 2: Nghiên cứu tài liệu.
Quý 3: Nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tiễn.
Quý 4: Hoàn chỉnh và bảo vệ luận văn.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn sẽ trình
bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
GV trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bồi dưỡng NVSP là một hoạt động không thể thiếu được trong công tác BDGV đang
tham gia công tác giảng dạy. Các vấn đề liên quan tới đào tạo và BDNVSP cho GV đã được nhiều
nhà giáo dục, nhiều chuyên gia đề cập tới. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước, các luận văn, bài báo đề cập tới hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhưng ít công trình đề cập tới
hoạt động BDNVSP cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ. Trong bối cảnh chung của các
trường cao đẳng công nghệ, đa số giáo viên của trường, ngoại trừ một số nhỏ giáo viên dạy các
môn khoa học cơ bản, chưa qua đào tạo tại các trường sư phạm thì việc nghiên cứu biện pháp quản
lý hoạt động BDNVSP cho giáo viên là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý và quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý và quản lý giáo dục
* Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham
gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách
hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.
* Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục tiêu
giáo dục đề ra. Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hướng tới sử dụng có hiệu
quả những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt được kết quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp

quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý GD
của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà điểm hội tụ là quá trình dạy
học, GD thế hệ trẻ.
1.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.2.2.1. Đào tạo và bồi dưỡng
* Đào tạo
Đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng ban đầu cùng với những phẩm
chất, thái độ cần thiết để người được ĐT có thể hành nghề và trở thành người
lao động có kiến thức, có kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của XH.
* Bồi dưỡng
Bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung “bồi đắp” những thiếu hụt về tri thức và kỹ
năng, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp để mở mang có hệ
thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao
động. Bồi dưỡng là sự tiếp nối quá trình đào tạo chứ không phải là khởi đầu; cũng có khi bồi
dưỡng lại tạo ra tiền đề về tiêu chuẩn cho quá trình đào tạo chính quy ở bậc cao hơn về trình
độ chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể.
1.2.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Nghiệp vụ sư phạm
Nghiệp vụ sư phạm chính là công việc chuyên môn của nghề dạy học, là những hoạt
động giáo dục và phương pháp dạy môn học cụ thể nào đó của người giáo viên. Người giáo
viên có NVSP là người có phẩm chất nhà giáo và có hệ thống năng lực sau:
- Năng lực phân tích và hiểu biết về chương trình hoạt động và GD.
- Năng lực thiết kế hoạt động dạy học và giáo dục.
- Năng lực triển khai thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục.
- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH & GD.
- Năng lực giám sát, KTĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS.
- Năng lực tổ chức.
- Năng lực tự hoàn thiện mình.
* Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên các trường dạy nghề
Trong những trường nghề, ngoại trừ một số không nhiều giáo viên dạy các môn

chung đạt chuẩn về NVSP, hầu hết giáo viên nghề là người có bằng tốt nghiệp trung cấp
nghề; cao đẳng nghề, đại học chuyên ngành hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao, đại đa
số giáo viên chưa qua đào tạo tại các trường sư phạm, việc dạy học chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm là chính nên để đạt chuẩn giáo viên nghề, đáp ứng nhiệm vụ của giáo viên nghề thì
giáo viên phải tham gia các lớp BDNVSP.
* Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Bồi dưỡng NVSP chính là quá trình tác động bổ sung và hoàn thiện thêm kỹ năng, tình
cảm thái độ cho người giáo viên, giúp họ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Bồi
dưỡng NVSP là một loại hỡnh BD thường xuyên cho GV về tổ chức các hoạt động giáo dục đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD & ĐT.
1.2.2.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng NVSP chính là tổ hợp các cách thức tác động
vào quá trình bồi dưỡng NVSP nhằm đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý giáo dục mong muốn
là không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giao viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong
từng giai đoạn phát triển.
1.3. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
1.3.1. Nguyên tắc quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Nguyên tắc quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành,
nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển của đất nước
- Nguyên tắc phối hợp bồi dưỡng NVSP cho giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống,
tính khoa học, tính vừa sức, tính kế thừa, tính phát triển, phát huy tính tích cực tự giác, chủ
động sáng tạo của người giáo viên.
1.3.2. Các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.3.2.1.Quản lý mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Quản lý mục tiêu bồi dưỡng NVSP chính là quá trình giúp giáo viên nhận thức đúng
đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng NVSP, từ đó giáo viên
cần có các hoạt động trau dồi và nâng cao năng lực và phẩm chất của mình đạt mục tiêu giáo
dục.
1.3.2.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

* Nội dung bồi dƣỡng chuẩn hoá: GV chưa đạt chuẩn theo quy định thì về NVSP
thì phải tham gia các khoá học BDNVSP bậc 1 và bậc 2.
* Nội dung bồi dƣỡng thƣờng xuyên: Phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng Nhà nước; kế hoạch đào tạo trong năm học; các vấn đề chuyên
môn, nghiệp vụ; trao đổi kinh nghiệm các hoạt động dạy học và giáo dục.
* Nội dung bồi dƣỡng nâng cao: BD theo yêu cầu công việc và nghề nghiệp; nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành hoặc các tiêu chuẩn quy
định của chức danh cao hơn.
1.3.2.3. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
- Bồi dưỡng theo hình thức tập trung
- Bồi dưỡng theo hình thức tự
- Kết hợp giữa hai hình thức: học tập trung và tự học.
* Quản lý tổ chức hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Các đơn vị tham gia quản lý việc tổ chức hoạt động BDNVSP bao gồm các đơn vị
chức năng thuộc Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ chủ quản
1.3.2.4. Quản lý quá trình kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Hoạt động kiểm tra đánh giá tại các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Kiểm tra đánh giá giúp giảng viên và những người tổ chức lớp bồi dưỡng thu được
những thông tin cần thiết về kết quả học tập của học viên, là cơ sở để giảng viên và các nhà
QL điều chỉnh và hoàn thiện quá trình bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra,
đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý thức kỷ luật tự giác, hình thành nhu
cầu và thói quen tự kiểm tra đánh giá, củng cố và phát triển trí tuệ cho học viên.
* Quản lý quá trình kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Bao gồm tổ chức việc xây dựng chuẩn ĐG cho từng hoạt động BDNVSP, lựa chọn
các phương thức đánh giá, giám sát hoạt động đánh giá và xử lý kết quả kiểm tra đánh giá.
1.3.2.5. Quản lý các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
CSVC & TTB phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng là điều kiện tất yếu để tiến hành
hoạt động BD, là phương tiện kỹ thuật cho người dạy truyền thụ kiến thức cho người học,

đồng thời là một trong những phương tiện để người học thực hiện đổi mới phương pháp học
tập, vận dụng kiến thức và kỹ năng được trang bị vào thực tiễn nghề nghiệp của mình.
* Chế độ công tác giáo viên
Hiện nay Nhà nước có một hệ thống các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức đồng bộ, thống nhất nằm trong khả năng điều phối của cơ quan quản lý đào
tạo trung ương. Trong đó kinh phí đào tạo được phân bổ phù hợp với phương thức đào tạo,
bồi dưỡng.
1.3.2.6. Quản lý giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các lực lượng tham gia
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Quản lý giảng viên các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Giảng viên tham gia giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng NVSP phải có trình độ chuyên
ngành, thâm niên và kinh nghiệm về về dạy nghề; có trình độ ngoại ngữ, tin học; phải thành
thạo trong các khâu xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình bài giảng, soạn giáo án và
KTĐG kết quả DH; phải biết đổi mới PP giảng dạy và thiết lập được kế hoạch dạy học khả
thi.
* Quản lý các lực lƣợng tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Các lực lượng tham gia vào hoạt động BDNVSP bao gồm: Các cơ quan thuộc Bộ chủ
quản; Ban giám hiệu các trường; các đơn vị chức năng của trường được giám hiệu phân
công; toàn thể đội ngũ tham gia công tác giảng dạy; các tổ chức đoàn thể trong trường và học
sinh sinh viên.
1.3.2.7. Quản lý hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Quản lý hiệu quả của hoạt động BDNVSP chính là quản lý hiệu quả của quá trình
giáo viên áp dụng kiến thức và kỹ năng sư phạm vào việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của
mình.
Tiểu kết Chƣơng 1
Hiệu quả của quá trìng lao động sư phạm của người GV không chỉ xuất phát từ
những gì bản thân giáo viên tự có, mà nó phải được trau dồi và cập nhật những tiến bộ của
nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng NVSP cho giáo viên cần phải được
quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ.


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP I
2.1. Sơ lƣợc về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
2.1.1. Tiến trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I là một trường Cao đẳng Công
nghệ được thành lập năm 1956, là một trong những trường Trung học chuyên nghiệp đầu
tiên được nâng cấp thành trường Cao đẳng năm 1996 với nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn
nhân lực cho các ngành công nghiệp từ trình độ công nhân kỹ thuật, trình độ trung học đến
trình độ cao đẳng công nghệ; BD cán bộ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt cho khu vực Nam Song
Hồng.
Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, dến nay trường có quy mô đào tạo gần 23.000
học sinh - sinh viên, bao gồm 15 ngành đào tạo ở bậc cao đẳng, 15 ngành đào tạo bậc trung cấp
chuyên nghiệp, 05 nghề đào tạo công nhân kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại mới.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Nhà trường
Cơ cấu tổ chức Nhà trường: Gồm Ban giám hiệu; 5 phòng chức năng: Phòng Tổ chức
Cán bộ - HSSV, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Hành chính quản trị, Phòng
Quản lý khoa học; 6 Khoa chuyên môn gồm Khoa Dệt may thời trang, Khoa Hoá công nghiệp,
Khoa Kinh tế - Pháp chế. Khoa Công nghệ Thông tin. Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ khí; 4 Bộ
môn trực thuộc gồm Bộ môn Mác - Lênin, Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Bộ môn
Toán lý, Bộ môn Ngoại ngữ; 3 Trung tâm gồm: Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi
dưỡng cán bộ, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ , Trung tâm Công nghệ sinh học và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Dưới các khoa, bộ môn là hệ thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm, các tổ chuyên môn
thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn, thực hiện các công tác quản lý, giảng dạy tới các lớp
học sinh sinh viên.
Bên cạnh các đơn vị chính quyền còn các tổ chức đoàn thể khác như: Công đoàn,
Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, hỗ trợ tuyên truyền, hưởng ứng các phong trào và các hoạt

động chuyên môn của trường.
2.1.3. Phân loại giáo viên
2.1.3.1. Thống kê và phân tích
- Tính đến tháng 7 năm 2007, số lượng giáo viên của trường là 305 trong tổng số 358 cán
bộ, GV, công nhân viên trong trường, số liệu cụ thể được thống kê trong bảng 2.1
- Giới tính đội ngũ GV được thể hiện trong bảng 2.2 và và độ tuổi của đội ngũ GV
thể hiện trong bảng 2.3. Nhìn chung sự cân bằng về giớ phù hợp với đặc thù của Trường và
đội ngũ giáo viên đang được trẻ hoá.
- Tổng hợp về trình độ NVSP của giáo viên thể hiện trong bảng 2.4
Bảng 2.4: Tổng hợp về trình độ nghiệp vụ sư phạm .
Đối tượng
Tổng
số
Tốt nghiệp
các trường SP
Không tốt nghiệp các trường SP
Đã có chứng chỉ SP
bậc 1 & bậc 2
Chưa có chứng chỉ
SP bậc 1 & bậc 2
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Giáo viên

250
46
18.4%
175
70%
29
11.6%
CBQL
55
5
9.1%
50
90.9%
0
0%
Chung
305
51
16.7%
225
73.8%
29
9.5%
(Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ)
- Tổng hợp về thành tích giáo viên thể hiện trong bảng 2.5
2.1.3.2. Đánh giá
* Những mặt mạnh
- Ban giám hiệu trường và cán bộ quản lý các Phòng, Khoa, Bộ môn có trình độ
chuyên môn và trình độ quản lý, đồng thời là những nhà giáo giỏi chuyên môn và nghiệp vụ
sư phạm.

- Đội ngũ GV của trường hầu hết có trình độ Đại học trở lên, cơ cấu đồng đều phù
hợp với quy mô đào tạo, có kiến thức chuyên môn, ham học.
- Tỷ lệ về giới phù hợp với đặc thù của Trường.
- Đội ngũ giáo viên của trường đang được trẻ hoá
- Hội thi Giáo viên giỏi các cấp thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo trường trong việc
nâng cao năng lực SP cho GV.
* Những điểm yếu
- Đội ngũ GV chưa đáp ứng được với quy mô và sự phát triển của Trường
- Thiếu chuyên gia đầu đàn cho các ngành nghề mới đào tạo
- Một số cán bộ quản lý còn trẻ, thiếu kinh nghiệm.
- GV trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đa số chưa đào
tạo qua các lớp NVSP.
2.1.4. Định hướng phát triển trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai
đoạn mới
- Tích cực đa dạng hoá ngành, nghề đào tạo, chủ động đổi mới nội dung, chương
trình và phương pháp đào tạo; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ
quản lý.
- Mở rộng mặt bằng, nâng cấp cơ sớ vật chất trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình
độ đội ngũ, đồng thời tiến hành hoàn tất Đề án thành lập Trường Đại học Kinh tế - Kỹ
thuật Công nghiệp trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trình Thủ
tướng Chính phủ
2.2. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng nghiiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên và công tác
quản lý hoạt động này tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
2.2.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiiệp vụ sư phạm cho giáo viên của nhà trường
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng
nghiiệp vụ sư phạm
Để thăm dò nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Công nghiệp I về nội dung nghiên cứu, tác giả đã phát phiếu trưng cầu ý kiến theo mẫu
(Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
Tổng số phiếu trưng cầu: 305 phiếu (Phụ lục 1 và Phụ lục 2) cho 250 giáo viên và 55

cán bộ quản lý từ cấp tổ môn trở lên. Kết quả:

Bảng 2.6: Kết quả điều tra nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BDNVSP.
Các mức độ nhận thức
Cán bộ QL
Giáo viên
Chung
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
1. Vai trò của GV






- Quyết định chất lượng GD & ĐT
43
78.2
%
161
64.4
%
204
66.9
%

- Góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT
12
21.8
%
89
35.6
%
101
33.1
%
- Không quyết định chất lượng GD & ĐT
0
0
0
0
0
0
2. Tầm quan trọng công tác BDNVSP cho GV






- Rất quan trọng
53
96.4
%
202
80.8

%
255
83.6
%
- Quan trọng
2
3.6%
33
13.2
%
35
11.5
%
- Bình thường
0
0
15
6%
15
4.9%
- Không quan trọng
0
0
0
0
0
0
- Đa số CBQL và GV đều có được nhận thức đúng đắn về việc bồi dưỡng NVSP
nhằm đạt chuẩn, BD thường xuyên hay đào tạo trên chuẩn nhằm nâng cao phẩm chất chính
trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và nghệ thuật sư phạm. Tuy nhiên không phải toàn thể đội

ngũ GV đều nhận thức đúng đắn về công tác BDNVSP.
- Số GV không nhận thức đúng vai trò của mình chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhà
quản lý.
2.2.1.2. Kết quả bồi dưỡng NVSP của nhà trường
Bảng 2.7 là thống kê về số lượng giáo viên của trường đã tham gia các lớp BDNVSP
trong 03 năm học 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007.
Bảng 2.7: Tổng hợp về số lượng giáo viên tham gia các lớp BDNVSP
Năm học
Tổng
số GV
BD chuẩn hoá
BD thường xuyên
BD nâng cao
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
2004-2005
273
29
10.6%
273
100%
145
53.1%
2005-2006
285
26

9.1%
285
100%
154
54%
2006-2007
305
31
10.2%
305
100%
192
63%
(Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ)
Số liệu ở bảng thống kê cho thấy số lượng GV cơ hữu và kiêm nhiệm của trường tăng
hàng năm. Kết quả bồi dưỡng NVSP cho giáo viên như sau:
* Bồi dƣỡng chuẩn hoá: Trong đội ngũ hiện nay còn 29 GV, chiếm 9.5% đội ngũ
chưa tham gia được các lớp đào tạo NVSP bậc 1 và bậc 2.
* Bồi dƣỡng thƣờng xuyên: 100% GV của trường được BD thường xuyên với nội
dung: phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế
hoạch đào tạo, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học; các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ
theo hướng cập nhật hoá; trao đổi kinh nghiệm các hoạt động dạy học và giáo dục.
* Bồi dƣỡng nâng cao: Hàng năm có trên 50% GV của Trường được tham gia các
lớp BD nâng cao với các nội dung: Bồi dưỡng GD học đại học; PP dạy học hiện đại, xây
dựng chương trình khung, nâng cao năng lực thiết kế bài giảng và PP giảng dạy, sử dụng
phương tiện và phần mềm thiết kế bài giảng điện tử,… Số lượng này chưa đáp ứng được nhu
cầu của GV.
2.2.2. Thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
2.2.2.1. Thực trạng quản lý mục tiêu và nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Quản lý mục tiêu BDNVSP là quản lý quá trình làm cho giáo viên, cán bộ công nhân
viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm, từ đó giáo viên cần có các hoạt động trau dồi và nâng cao năng lực và
phẩm chất của mình đạt mục tiêu giáo dục.
Bảng 2.8: Kết quả điều tra nhận thức của CBQL về nội dung hoạt động BDNVSP

100% CBQL đều cho rằng bồi dưỡng chuẩn hoá là rất quan trọng, 90.9% CBQL cho
nội dung BD chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật hoá, HĐH và đổi mới tri thức
giảng dạy là rất quan trọng.
Một số CBQL coi nhẹ nội dung BD chính trị tư tưởng, đường lối, chính sách này nên
nhiều giáo viên rất hạn chế trong việc định hướng công tác của bản thân và định hướng nghề
nghiệp.
Một số nhà QL có quan điểm bảo thủ cho rằng nội dung không thiết thực, quá cao đối
với mặt bằng trình độ giáo viên và không gần với thực tế giảng dạy và thực lực về cơ sở vật
chất của Trường gây ảnh hưởng đến hoạt động BDNVSP của trường.


Nội dung
Rất
quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không
quan trọng
SL
TL
SL
TL
SL
TL

SL
TL
Bồi dƣỡng chuẩn hoá
55
100%
0
0%
0
0%
0
0%
Bồi dƣỡng thƣờng xuyên








BD chính trị tư tưởng, đường lối,
chính sách
22
40%
15
27.3%
18
32.7%
0
0%

BD về kế hoạch ĐT, nhiệm vụ của
nhà trường
42
76.4%
13
23.6%
0
0%
0
0%
BD chuyên môn, nghiệp vụ theo
hướng cập nhật hoá, HĐH và đổi mới
tri thức giảng dạy
50
90.9%
5
9.1%
0
0%
0
0%
Trao đổi kinh nghiệm các hoạt động
DH và GD
31
56.4%
24
43.6%
0
0%
0

0%
Bồi dƣỡng nâng cao
23
41.8%
13
23.7%
19
34.5%
0
0%
Các mức độ
Cán bộ QL
Giáo viên
Chung
SL
TL
(%)
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
Đáp ứng nhu cầu của giáo viên
44
80
132
52.8
176
57.7

Chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên
11
20
118
47.2
129
42.3
Nội dung bồi dưỡng mang tính thiết thực
55
100
202
80.8
257
84.3
Nội dung bồi dưỡng chưa mang tính thiết thực
0
0
48
19.2
48
15.7
Đã cập nhật được những vấn đề đổi mới
52
94.6
215
86
267
87.5
Chưa cập nhật kịp thời được những vấn đề
đổi mới

3
5.4
35
14
38
12.5
Bảng 2.9: Kết quả điều tra về tính thiết thực của nội dung của hoạt động BDNVSP
Về cơ bản nội dung BDNVSP đã đảm bảo tính thiết thực và cung cấp kịp thời những
vấn đề đổi mới cho trên 80% đội ngũ GV của trường, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được gần
60% nhu cầu của toàn đội ngũ.
2.2.2.2. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Để thăm dò xem các hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP đã hợp lý hay chưa, tác
giả đã gửi phiếu điều tra tới 250 giáo viên đứng lớp và 55 cán bộ quản lý

Phƣơng thức và tổ chức hoạt động
BDNVSP
Hợp lý
Bình thường
Chưa hợp lý
CBQ
L
(%)
GV
(%)
CBQ
L
(%)
GV
(%)
CBQ

L
(%)
GV
(%)
1. Tổ chức các lớp BDNVSP bậc 1 và bậc 2
theo hình thức tập trung
63.6
90.4
12.7
9.6
23.6
0
2. Tổ chức lớp BDNVSP cho toàn thể đội ngũ
GV tập trung trong hè
81.8
60.8
18.2
24.8
0
14.4
3. Tổ chức lớp BDNVSP cho toàn thể đội ngũ
GV theo phương thức tự học và thảo luận ở
cấp phòng, khoa trong năm học
58.2
24.8
21.8
49.2
10
26
4. Tổ chức BD nâng cao cho một bộ phận GV

với các lớp ngắn hạn
76.4
28.8
23.6
29.2
0
42
5. Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp Khoa,
cấp Trường
67.3
71.6
21.8
20.8
10.9
7.6
Bảng 2.10: Kết quả điều tra về phƣơng thức và tổ chức hoạt động BDNVSP

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy việc BDNVSP cho đội ngũ GV của trường được tổ chức
thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên mức độ hợp lý của các hình thức theo đánh giá
của những người QL và những người trực tiếp được bồi dưỡng có sự khác nhau. Mỗi hình thức
tổ chức BD đều có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Vì vậy trong quá trình BDNVSP
cho GV cần phải lựa chọn và phối hợp các hình thức tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh cụ thể cũng như đặc điểm của đối tượng được tham gia bồi dưỡng mới đạt được
kết quả như mong muốn.
2.2.2.3. Thực trạng quản lý quá trình kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm
Để nắm được thực trạng KTĐG của trường, tác giả đã gửi phiếu thăm dò tới 55
CBQL và 250 GV của trường, kết quả thu được như sau :



Bảng 2.11 : Kết quả điều tra thực trạng quá trình KTĐG hoạt động BDNVSP
T
T
Loại hình
BD
chuẩn hoá
BD
thường xuyên
BD
nâng cao
CBQ
L
(%)
GV
(%)
CBQ
L
(%)
GV
(%)
CBQ
L
(%)
GV
(%)
1
Giảng viên kiểm tra đánh giá
100
72.4
27.3

19.2
16.4
7.2
2
Cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá
0
0
12.7
14
9.1
2.8
3
Ban tổ chức lớp học kiểm tra đánh giá
0
0
5.5
9.6
5.5
4.8
4
Phối hợp cả ba hình thức kiểm tra đánh giá trên
0
0
45.4
14.4
56.3
12.4
5
Học viên tự đánh giá
0

27.6
9.1
30
0
64.8
6
Không kiểm tra đánh giá
0
0
0
12.8
12.7
8
Kết quả cho thấy 100% CBQL cho rằng với nội dung bồi dưỡng chuẩn hoá nên để
giảng viên KTĐG. Đối với việc đào tạo đạt chuẩn thì khâu KTĐG rất quan trọng và đóng vai
trò quan trọng đối với chất lương đào tạo nên để học viên tự đánh giá sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng của đợt bồi dưỡng.
Ý kiến nhiều nhà quản lý đưa ra nhất là phối hợp cả ba hình thức giảng viên, CBQL
và ban tổ chức KTĐG. Không có giảng viên nào đồng tình với việc không KTĐG vì nếu quá
mềm dẻo đối với học viên thì những học viên không có ý thức tự giác sẽ ỷ lại và chất lượng
BD sẽ không cao. Về nội dung BD nâng cao cũng tương tự như BD thường xuyên, cách
đánh giá nhiều cán bộ quản lý mong muốn nhất là phối hợp cả ba hình thức giảng viên,
CBQL và ban tổ chức KTĐG.
2.2.2.4. Thực trạng quản lý các điều kiện vật chất để thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Phòng học và CSVC là do Phòng Hành chính quản trị bố
trí, sử dụng cùng với các lớp học của trường. Trong điều kiện khó khăn, Nhà trường đang
trong giai đoạn xây dựng và phát triển nên điều kiện CSVC còn hạn chế nên ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động của các lớp bồi dưỡng. Nên tổ chưc các lớp BD trong dịp hè.
* Chế độ công tác giáo viên: Giáo viên không trong biên chế hoặc chưa ký hợp động dài hạn

chưa đạt chuẩn khi tham gia các lớp BD chuẩn hoá phải tự túc kinh phí. Giáo viên trong biên chế
hoặc đã ký hợp đồng dài hạn được cử đi học tập BD đều được hưởng các chế độ công tác GV
theo quy định. Giáo viên kiêm nhiệm không được tính khối lượng công tác nên đội ngũ này rất
ngại đi học tập BD gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bồi dưỡng chung của Nhà trường.
Thủ tục về tài chính còn nhiều phiền hà.
2.2.2.5. Thực trạng quản giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các lực lượng
tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Giảng viên các lớp bồi dƣỡng NVSP cho giáo viên
Công tác QL đội ngũ giảng viên giảng dạy các lớp BDNVSP cho giáo viên của
trường còn lỏng lẻo vì hầu hết giảng viên là đội ngũ thỉnh giảng, là chuyên gia đầu ngành,
chuyên gia nước ngoài, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình BD.
* Các lực lƣợng tham gia bồi dƣỡng NVSP cho giáo viên
- Nhà trường chịu sự chỉ đạo giám sát của các Bộ về công tác BDGV
- Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo và giám sát các hoạt động BD.
- Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ là đơn vị đầu mối.
- Các phòng chức năng phối hợp tổ chức thực hiện.
- Giảng viên của các lớp BD được mời tuỳ theo nội dung của từng lớp BD.
- Toàn thể đội ngũ tham gia công tác giảng dạy trong Trường là đối tượng tham gia
các lớp bồi dưỡng.
- Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền
- HSSV là đối tượng trực tiếp để GV thực hành các nội dung học tập bồi dưỡng.
Tất cả các lực lượng trên trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động BDNVSP
cho giáo viên của trường, tuy nhiên chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nên ở một
số lớp bồi dưỡng kết quả còn chưa được như mong muốn.
2.2.2.6. Thực trạng quản lý hiệu quả công tác BDNVSP
Để quản lý hiệu quả công tác BDNVSP cho giáo viên của trường, hàng năm Nhà
trường tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cho giáo viên như: tổ chức các hội thi giáo viên giỏi,
các đợt thanh tra giáo dục từ cấp khoa đến cấp trường, trên cơ sở đó có thể đánh giá và phân
loại giáo viên, tìm ra những mặt hạn chế ở các khâu của toàn bộ quá trình BDNVSP cho giáo
viên của trường để định hướng cho những năm tiếp theo.

Bảng 2.12: Kết quả hội giảng cấp Trường
Năm học
Tổng số GV
tham gia
Xếp loại giờ giảng
Giờ giảng
không XL
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2004-2005
32
10
31.2%
19
59.4%
3
9.4%
0
0%
0
0%
2005-2006
35
12
34.3%
21
60%
2

5.7%
0
0%
0
0%
2006-2007
42
20
47.6%
17
40.5%
3
7.1%
0
0%
2
4.8%
Chung
109
42
38.5%
57
52.3%
8
7.3%
0
0%
2
1.8%
Kết quả hội giảng mang nặng tính báo cáo, thành tích năm sau cao hơn năm trước.

Mục đích của hội giảng thể hiện tính học thuật cao nhưng thực hiện còn mang nặng tính trình
diễn, đôi khi mang tính hình thức. Giờ hội giảng xa rời giờ dạy thực tế nên chưa có được
hiệu quả dạy học xác thực.
Bảng 2.13: Kết quả thanh tra giáo dục
Năm học
Tổng số GV
thanh tra
Phân loại giáo viên theo điểm
≥ 17
14 – cận 17
10 – cận 14
< 10
2004-2005
155
37
23.9%
70
45.1%
48
31%
0
0%
2005-2006
178
46
25.8%
72
40.5%
60
33.7%

0
0%
2006-2007
172
42
24.4%
63
36.6%
67
39%
0
0%
Chung
505
125
24.8%
205
40.6%
175
34.6%
0
0%
Hồ sơ lên lớp và việc thực hiện nền nếp giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn GV thực
hiện khá đầy đủ và nghiêm túc. Điểm yếu của giáo viên là công tác nghiêu cứu khoa học và
học tập BD, vì số GV phải thanh tra hầu hết là GV trẻ, giáo án lên lớp và bài soạn lên lớp
còn chưa đạt yêu cầu, nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế.
Để tìm hiểu hiệu quả quá trình BDNVSP, tác giả đã gửi phiếu thăm dò tới GV và
CBQL về mức độ cần thiết của các hoạt động NVSP và QL các hoạt động này
Bảng 2.14: Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết của các nghiệp vụ GV
TT

Nghiệp vụ
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thƣờng
Không
cần thiết
CBQ
L
(%)
GV
(%)
CBQL
(%)
GV
(%)
CBQ
L
(%)
GV
(%)
CBQ
L
(%)
GV
(%)
1
Lập kế hoạch công tác
34
61.8
14

5.6
21
38.2
101
40.4
0
124
49.6%
0
11
4.4%
2
Viết giáo trình bài giảng
22
40
25
10
33
60
122
48.8
0
103
41.2
0
0
3
Soạn giáo án và chuẩn bị lên
lớp
36

65.5
40
16
19
34.5
87
34.8
0
81
32.4
0
42
16.8
4
Áp dụng các PP giảng dạy tiên
tiến
40
72.7
56
22.4
9
10.4
81
32.4
6
10.9
78
31.2
0
35

14
5
Sử dụng thiết bị dạy học hiện
đại
23
41.8
48
19.2
20
36.4
79
31.6
12
21.8.
95
38
0
28
11.2
6
Kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của HSSV
45
81.8
129
51.6
10
18.2
121
48.4

0
0
0
0
7
Thực hiện các quy định về hồ sơ
chuyên môn
27
49.1
15
6
18
32.7
90
36
10
18.2
88
35.2
0
57
22.8
Nhìn chung công tác thanh tra cũng như công tác hội giảng đều được tổ chức để đánh
giá hiệu quả quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên, đặc biệt đối với đội ngũ giáo
viên trẻ mới vào nghề. Tuy nhiên việc quản lý và thực hiện các hoạt động này vẫn còn nhiều
bất cập. Các hoạt động còn mang nặng tính phong trào, hình thức và báo cáo thành tích mà
chưa đi vào chiều sâu học thuật nên hiệu quả chưa cao.
2.2.3. Đánh giá các nguyên nhân của thực trạng.
2.2.3.1. Nguyên nhân của những thành công trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự nhìn nhận của xã hội

- Lãnh đạo Nhà trường và cán bộ quản lý các đơn vị chức năng đạt chuẩn về trình độ
đào tạo, có kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục.
- Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường và đại đa số giáo viên đã nhận thức được tầm
quan trọng của công tác BDNVSP cho giáo viên
- Các nhà QL đã chú trọng việc chỉ đạo hoạt động BDNVSP cho giáo viên của trường
từ tất cả các khâu của quá trình.
2.2.3.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong BDNVSP.
- Chưa chú trọng công tác quy hoạch bồi dưỡng
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên nhận thức còn bộc lộ sự bất cập, đôi khi
còn có giáo viên có nhận thức lệch lạc, có biểu hiện tư tưởng ngại khó.
- Việc cải tiến nội dung chương trình BD chưa đi vào thực chất, một số nội dung bồi
dưỡng chuẩn hoá còn cứng nhắc.
- Hình thức BD chưa phong phú, chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới để
tăng cường loại hình tự BD.
- Chưa có sự phối kết hợp đồng bộ giữa tất cả các đơn vị trong trường
- Thủ tục tài chính rườm rà.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua phân tích và tổng hợp thực trạng đội ngũ giáo viên ở trường Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Công nghiệp I , có thể thấy rằng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên của trường đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy vậy vẫn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy chất lượng bồi dưỡng chưa cao. Đề tài này tập tập trung vào nghiên
cứu thực trạng trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên của trường và thực tiễn
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ nói
chung và của trường nói riêng, làm căn cứ để đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi
dưỡng NVSP cho giáo viên của trường trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất
lượng dào tạo của trường.


CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP
VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

CÔNG NGHIỆP I
3.1. Các nguyên tác để xây dựng biện pháp.
- Đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả BDNVSP cho giáo viên.
- Phù hợp với nội dung, đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho
giáo viên.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác của giáo viên khi tham gia
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Hiện thực và có tính khả thi.
- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ , kế thừa và điều chỉnh, tăng cường sao cho có
hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn.
- Thấy được thế mạnh riêng của mỗi biện pháp để được vận dụng, phối hợp trong quá
trình QL công tác BDNVSP để đạt được kết quả tối ưu.
3.2. Quy trình thực hiện biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch để thực hiện biện pháp
- Tổ chức thực hiện kế hoạch của biện pháp
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch của biện pháp
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các biện pháp
3.3. Điều kiện để thực hiện các nhóm biện pháp
- Phải có đội ngũ CBQL và nhân viên am hiểu về các văn bản của Đảng và Nhà nước
về công tác BD, am hiểu về NVSP của GV các trường dạy nghề.
- Cần có cơ sở vật chất và nguồn kinh phí nhất định.
- Cần có sự ủng hộ của cấp trên, các phương tiện thông tin đại chúng và sự phối hợp
của các tổ chức đoàn thể trong Trường.
- Có quy chế KTĐG chặt chẽ, cụ thể.
3.4. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
3.4.1. Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm
3.4.1.1. Ý nghĩa của biện pháp
-Giúp cho đội ngũ QL và mỗi GV thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng,
thấm nhuần chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam. Làm cho mọi lực lượng

tham gia vào quá trình bồi dưỡng hiểu rõ, thông suốt, nhất quán và ý thức ngày càng tốt hơn
về mục đích, yêu cầu, bối cảnh, điều kiện, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp, hình thức tiến
hành hoạt động bồi dưỡng.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Rà soát lại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước
và quy chế, quy định của Ngành. Tuyên truyền để mọi lực lượng tham gia hoạt động bồi
dưỡng thấy được giá trị của việc bồi dưỡng NVSP. Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể
trong nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động BDNVSP cho mọi lực lượng trong trường. Xây
dựng phong trào học tập sôi nổi trong Nhà trường, lấy tập thể hội đồng sư phạm là nơi khích
lệ, động viên giáo viên học tập bồi dưỡng. Tiến hành xây dựng một số tiêu trí để đánh giá
hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền. Từ kết quả kiểm tra đánh giá đó điều chỉnh lại kế
hoạch, uốn nắn lại khâu tổ chức và khâu chỉ đạo cho các hoạt động tuyên truyền tiếp theo đạt
kết quả tốt hơn.
3.4.2. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng các đối tượng giáo khác nhau
3.4.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
Nội dung chương trình và tài liệu giảng dạy là công cụ có tác động rất quan trọng đến
chất lượng của hoạt động bồi dưỡng NVSP. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng các
đối tượng giáo viên khác nhau giúp cho giảng viên và học viên của từng loại hình bồi dưỡng
có đủ tư liệu và phương tiện thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, đồng thời giúp các nhà quản
lý làm tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động BDNVSP trong Trường.
3.4.2.2. Nội dung của biện pháp
Giám sát việc thực thi các chương trình bồi dưỡng NVSP của giảng viên các đơn vị
Nhà trường liên kết đào tạo NVSP cho giáo viên. Nghiên cứu, tiếp cận tài liệu để xây dựng
nội dung chương trình bồi dưỡng NVSP. Cải tiến việc xây dựng nội dung chương trình đối
với từng nội dung bồi dưỡng khác nhau. Nghiên cứu nhu cầu thực tế của người học để biên
soạn nội dung tài liệu phù hợp với từng khóa bồi dưỡng. Tìm hiểu nội dung các khoá bồi
dưỡng do các cấp trên tổ chức, các lớp dự án để cử giáo viên đi học tập nâng cao trình độ.
Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã xây dựng, định ra được các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung
nội dung và thay đổi cấu trúc để có chương trình mới. Đưa nội dung chương trình đã được

cải tiến vào áp dụng đối với các lớp bồi dưỡng, rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉnh lý theo
hướng cải tiến để áp dụng cho các lớp bồi dưỡng tiếp sau.
3.4.3. Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
3.4.3.1. Ý nghĩa của biện pháp
Hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP cho giáo viên của Trường cần phải được cải
tiến thông qua việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt cho giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng đạt kết quả cao như thời gian bồi dưỡng hợp
lý để đông đảo giáo viên tham gia, hình thức hợp lý đối với từng khoá bồi dưỡng nhằm giúp
giáo viên đạt được một cách toàn diện về mọi mặt từ lĩnh vực tri thức, nhận thức đến kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
3.4.3.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức liên tục các lớp bồi dưỡng NVSP bậc 1 và bậc 2. Tập trung mở các lớp bồi
dưỡng thường xuyên và nâng cao vào dịp hè. Tăng cường bồi dưỡng theo phương thức tự
học và sinh hoạt chuyên môn ở cấp phòng khoa. Đánh giá thực trạng về trình độ chuyên
môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên. Từ đó phân tích những mặt mạnh, mặt yếu để
phân loại giáo viên, phân định đối tượng cần bồi dưỡng NVSP. Khảo sát nhu cầu BD nâng
cao để tổ chức thêm nhiều lớp bồi dưỡng NVSP nâng cao. Hội giảng phải được tổ chức
thành những buổi sinh hoạt chuyên môn về NVSP để giáo viên học tập, trau dồi kỹ năng
giảng dạy. Tăng cường tổ chức các lớp BD theo hình thức kết hợp tự BD và BD tập trung.
Kiểm tra quá trình tổ chức các lớp bồi dưỡng NVSP, thu thập số liệu và thực hiện so sánh
kết quả so với mục tiêu đã đề ra, từ đó xác định cụ thể hình thức nào đã thực hiện tốt, hình
thức nào chưa tốt để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và cải tiến cho phù hợp.
3.4.4. Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 3.4.4.1. Ý
nghĩa của biện pháp
Điều chỉnh, đổi mới hoạt động, lựa chọn phương thức KTĐG một cách phù hợp,
khoa học sẽ giúp cho CBQL và GV thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo mục tiêu đã định sẵn.
Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp sẽ đánh giá đúng hiệu quả của quá trình bồi
dưỡng, từ đó giúp người CBQL nắm bắt được những mặt mạnh và những hạn chế của đội
ngũ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và biện pháp quản lý.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức xây dựng biểu mẫu, xây dựng chuẩn đánh giá cho từng loại hình BD. Xác
định hình thức đánh giá phù hợp cho từng lớp bồi dưỡng. Cải tiến việc xây dựng chuẩn đánh
giá thông qua nghiên cứu nhu cầu thực tế để biên soạn nội dung tài liệu chuẩn đánh giá phù
hợp. Thử nghiệm các biện pháp KTĐG và lấy ý kiến của các đối tượng liên quan, từ đó đúc
kết kinh nghiệm để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn đánh giá và biện pháp đánh giá phù
hợp.
3.4.5. Tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm có hiệu quả
3.4.5.1. Ý nghĩa của biện pháp
Tăng cường CSVC & TTB cho hoạt động bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên là
tạo được giá trị và tác dụng của thành tố này trong cấu trúc của quá trình bồi dưỡng. Tạo
điều kiện tối đa về chế độ công tác giáo viên sẽ giúp giáo viên yên tâm học tập. Với nhiều
đối tượng giáo viên khác nhau, việc phân loại giáo viên và cân đối nguồn tài chính hợp lý sẽ
tạo được bầu không khí thoải mái trong học tập, là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của
quá trình BD.
3.4.5.2. Nội dung của biện pháp
* Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động BDNVSP: Kiểm tra, rà soát tình
hình sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thời gian qua và nhu cầu sử dụng trong
thời gian tới. Khảo sát nhu cầu sử dụng CSVC & TTB cho các khoá bồi dưỡng, đồng thời
kiểm kê và đánh giá về số lượng và chất lượng về CSVC & TTB hiện có của Trường so với
nhu cầu sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng chúng trong hoạt động BDNVSP của Trường.
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa về CSVC & TTB và dự trù mua sắm mới. Thực
hiện tốt việc sử dụng hết công suất của CSVC & TTB. Định kỳ kiểm kê tổng thể CSVC &
TTB, xem thiết bị nào không phù hợp và những danh mục còn thiếu để bổ sung kịp thời.
* Về chế độ công tác giáo viên: Thăm dò ý kiến đội ngũ giáo viên để nắm bắt được tâm tư
nguyện vọng của từng đối tượng giáo viên khác nhau. Dự thảo và ban hành quy chế chi tiêu
nội bộ về chế độ giáo viên khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tạo mặt bằng hợp lý về
kinh phí cho các đối tượng tham gia bồi dưỡng NVSP. Khắc phục thủ tục thanh toán rườm
rà.
3.4.6. Tăng cường quản lý giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và phối hợp

các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
3.4.6.1. Ý nghĩa của biện pháp
Vì vậy việc tăng cường quản lý đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi
dưỡng NVSP trong Trường sẽ có tác dụng góp một phần đảng kể vào việc nâng cao chất
lượng hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng NVSP trong Trường. Song song với việc quản lý
giảng viên, việc phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng NVSP trong
Trường sẽ phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này.
3.4.6.2. Nội dung của biện pháp
* Tăng cƣờng quản lý giảng viên các lớp BDNVSP: Tìm hiểu, khảo sát thực trạng
về trình độ, khả năng của đội ngũ giảng viên. Lựa chọn những cán bộ, giáo viên có chuyên
môn nghiệp vụ, có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy để tiến hành bồi dưỡng nâng cao
năng lực và đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của các lớp bồi dưỡng.
Thường xuyên thực hiện việc thao giảng, đúc rút kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp
dạy học của đội ngũ giảng viên các lớp BD này.
* Phối hợp các lực lƣợng tham gia hoạt động bồi dƣỡng NVSP: Trung tâm Tư vấn
và Hợp tác Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ cần cải tiến quản lý đối với các lớp bồi dưỡng. Cụ
thể là không chỉ tổ chức các lớp học theo đúng kế hoạch, nội dung chương trình và thực hiện
đúng tiến độ mà phải tham mưu cho Ban giám hiệu về tất cả các khâu từ xác định nhu cầu
bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức các lớp bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá. Đặc biệt phải chú ý
việc rút gọn các thủ tục rườm rà, chủ động phối hợp với các đơn vị trong Trường thực hiện
hoạt động có hiệu quả.
3.4.7. Kịp thời đánh giá hiệu quả Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi dưỡng cán
bộ và xác định nhu cầu bồi dưỡng tiếp theo
3.4.7.1. Ý nghĩa của biện pháp
Hiệu quả bồi dưỡng NVSP là cái đích cuối cùng cần đạt đến của hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho đội ngũ giáo viên của Trường. Đánh giá hiệu quả bồi dưỡng NVSP chính là đánh
giá những mặt được, những mặt chưa được của hoạt động. Hoạt động đạt hiệu quả cao nói
lên năng lực sư phạm của giáo viên được cải thiện sau các khoá học tập bồi dưỡng. Đồng
thời từ việc đánh giá hiệu quả quá trình bồi dưỡng NVSP, các nhà QL sẽ điều chỉnh kế hoạch
bồi dưỡng để phát huy những điểm mạnh, bù đắp những thiếu hụt trong kỹ năng kỹ xảo

nghề nghiệp, xác điịnh được nhu cầu để tiếp
tục mở những khoá BD tiếp theo đạt hiệu quả cao.
3.4.7.2. Nội dung của biện pháp
Hàng năm Nhà trường tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cho GV như: tổ chức các hội thi giáo
viên giỏi, các đợt thanh tra giáo dục từ cấp khoa đến cấp trường, để đánh giá và phân loại GV, tìm ra
những mặt hạn chế ở các khâu của toàn bộ quá trình BDNVSP cho GV của trường để xác định nhu
cầu BD cho những năm tiếp theo. Hội giảng chỉ là một trong những hoạt động chuyên môn mang
tính chất thao diễn, vì vậy cần kéo gần giờ hội giảng với giờ thực dạy trên lớp mới đánh giá được
hiệu quả thực sự của hoạt động BDNVSP. Tổ chức nghiêm túc thanh tra cấp Trường. Kết quả thanh
tra phải thể hiện thực chất hiệu quả hoạt động chuyên môn. Thưởng phạt công khai và thích đáng cho
các đơn vị và cá nhân có thành tích hoặc mắc sai phạm trong các HĐBDNVSP.
3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Bảy biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thúc đẩy nhau và hỗ trợ
nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nếu thực hiện biện pháp này mà không thực hiện
biện pháp kia thì chẳng những không đạt hiệu quả của quá trình quản lý hoạt động BDNVSP
cho giáo viên của Trường như mong muốn.
Mối quan hệ giữa 7 nhóm biện pháp này có thể biểu thị bằng sơ đồ:
































Tăng cường
nâng cao nhận
thức về tầm
quan trọng của
các hoạt động
BDNVSP
Tăng cường
quản lý giảng
viên các lớp
BDNVSP và
phối hợp các
lực lượng tham

gia hoạt động
BDNVSP
Xây dựng nội
dung chương
trình bồi
dưỡng các đối
tượng giáo
viên khác nhau

Cải tiến hình
thức tổ chức
hoạt động
BDNVSP

Cải tiến công
tác KTĐG kết
quả bồi dưỡng
NVSP

Tăng cường các
điều kiện vật
chất đảm bảo
cho hoạt động
bồi dưỡng
NVSP có hiệu
quả
Kịp thời đánh
giá hiệu quả
bồi dưỡng
NVSP và xác

định nhu cầu
bồi dưỡng tiếp
theo
3.6. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp mà luận văn đã đề cập đến là kết quả của quá trình nghiên cứu lí luận
và khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP ở Trường Cao đẳng
Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. Để xem xét mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp quản lý đã đề xuât trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp xin ý kiến
chuyên gia và PP tổng kết kinh nghiệm, kết quả dưới đây:
3.6.1. Khảo nghiệm bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Bảng 3.4: Ý kiến về tính hợp lí, tính khả thi của các biện pháp
S
T
T
Biện pháp quản lí
HĐBDNVSP cho GV
trƣờng
CĐKTKTCNI
Tính cấp thiết
Tính khả thi
3
(%)
2
(%)
1
(%)
0
(%)
ĐT
B

3
(%)
2
(%)
1
(%)
0
(%)
ĐT
B
1
Tăng cường nâng cao
nhận thức về tầm quan
trọng của các hoạt
động BDNVSP
20/4
8
41.7
25/4
8
52.1
3/4
8
6.2
0/4
8
0
2.35
25/4
8

52.1
21/4
8
43.7
2/4
8
4.2
0/4
8
0
2.4
8
2
Xây dựng nội dung
chương trình BD các
đối tượng GV khác
nhau
15/4
8
31.3
23/4
8
47.9
10/
48
20.
8
0/4
8
0%

2.10
19/4
8
39.5
18/4
8
37.5
8/4
8
16.
7
3/4
8
6.3
%
2.1
0
3
Cải tiến hình thức tổ
chức HĐBDNVSP
15/4
8
31.3
21/4
8
43.7
12/
48
25
%

0/4
8
0
2.06
12/4
8
20
32/4
8
66.7
4/4
8
8.3
0/4
8
0
2.1
7
4
Cải tiến công tác
KTĐG kết quả
BDNVSP
20/4
8
41.7
22/4
8
45.8
6/4
8

12.
5
0/4
8
0%
2.29
15/4
8
31.3
22/4
8
45.8
6/4
8
12.
5
5/4
8
10.
4
1.9
8
5
Tăng cường các điều
kiện vật chất đảm bảo
cho hoạt động
BDNVSP có hiệu quả
12/4
8
25

15/4
8
31.5
16/
48
33.
3
5/4
8
10.
4
1.71
22/4
8
45.8
20/4
8
41.7
6/4
8
12.
5
0/4
8
0
2.3
3
6
Tăng cường QL giảng
viên các lớp BDNVSP

và phối hợp các lực
lượng tham gia
HĐBDNVSP
18.4
8
37.5
23/4
8
47.9
7/4
8
14.
6
0/4
8
0
2.23
16/4
8
22.9
18/4
8
37.5
7/4
8
14.
6
7/4
8
14.

6
1.9
3
7
Kịp thời đánh giá hiệu
quả bồi dưỡng NVSP
và xác định nhu cầu
bồi dưỡng tiếp theo
25/4
8
52.1
23/4
8
47.9
0/4
8
0
0/4
8
0
2.52
23/4
8
47.9
22/4
8
45.8
3/4
8
6.3

%
0/4
8
0
2.4
0

Điểm trung bình về tính cấp thiết và tính khả thi của hầu hết các biện pháp đều lớn
hơn 2 nói lên hầu hết tất cả các nhóm biện pháp đều cấp thiết và khả thi.
3.6.2. Khảo nghiệm bằng phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý
Tác giả đã tìm hiểu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo
viên ở một số trường khác có điều kiện và hoàn cảnh tương tự như Trường CĐKTKTCNI.
Kết quả của việc tìm hiểu đó cho thấy các trường đó cũng có những biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên của các trường đó tương tự như các biện pháp
được đưa ra trong luận văn này. Hiện nay hoạt động bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên
của các trường này có chất lượng và hiệu quả hơn. Như vậy có thể kết luận rằng kinh nghiệm
quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên của một số trường dạy nghề tác
giả đã xem xét và học tập kinh nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý tác giả đề xuất cho
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I là hợp lý và nhất định sẽ
khả thi.
Tiểu kết chƣơng 3
Do điều kiện còn hạn chế về nguồn lực và thời gian, tác giả bước đầu khảo nghiệm
tính cấp thiết và tính khả thi của 7 biện pháp bằng việc xin ý kiên chuyên gia và tổng kết
kinh nghiệm QL của một số trường khác có điều kiện và hoàn cảnh tương tự như Trường
Cao đẳng - Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, tác giả hy vọng rằng các biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên Trường CĐKTKTCNI được đề xuất trong luận
văn này là hợp lý và nếu áp dụng sẽ khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu và các
kết quả nghiên cứu đó cho phép tác giả đưa ra các kết luận:
1.1 Giáo viên là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Nghiệp vụ
sư phạm của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo. Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên có ý nghĩa rất cao đối với các trường cao đẳng
công nghệ - các trường mà đa số giáo viên không được đào tạo qua các trường sư phạm.
Hiệu quả hoạt động BDNVSP cho đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào các yếu tố: nhận thức của
CBQL và GV, mục tiêu và nội dung BDNVSP, hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP, kiểm tra
đánh giá hoạt động BDNVSP, điều kiện vật chất để thực hiện BDNVSP, đội ngũ giảng viên các lớp
BDNVSP và các lực lượng tham gia bồi dưỡng NVSP.
1.2. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động BD và quản lý hoạt động BDNVSP cho đội ngũ
giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I cho thấy:
- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng
của nghiệp vụ sư phạm đối với chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường.
- Nội dung, chương trình và tài liệu bồi dưỡng chưa đầy đủ và hệ thống, chất lượng còn
chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
- Hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP cho GV của Trường chưa đa dạng, phong phú và chưa
tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng đạt kết quả cao.
- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả BDNVSP cho đội ngũ giáo viên Nhà trường chưa được tiến
hành khoa học, đồng thời chưa có chuẩn đánh giá cho từng loại hình BD.
- Điều kiện vật chất chưa đảm bảo cho hoạt động BDNVSP của Nhà trường đạt hiệu quả cao,
chế độ công tác GV chưa làm cho đội ngũ GV yên tâm theo học các lớp BDNVSP.
- Việc quản lý giảng viên của các lớp bồi dưỡng NVSP của Trường còn khá lỏng lẻo,
chưa có thiết chế cho giảng viên các lớp bồi dưỡng, đặc biệt là giảng viên thỉnh giảng. Bên
cạnh đó các Phòng chức năng, Khoa chuyên môn, Bộ môn trực thuộc và các Trung tâm trong
trường chưa phối hợp nhịp nhàng, gây khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện các lớp
BD.
- Các hoạt động chuyên môn như hội giảng, thanh tra giáo dục để đánh giá hiệu quả bồi
dưỡng NVSP còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, vì vậy khó xác định được nhu
cầu BD tiếp theo.

1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp I cần thực hiện một số biện pháp quản lý chủ yếu sau đây để nâng cao hiệu quả
của hoạt động BDNVSP:
- Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động BDNVSP.
- Xây dựng nội dung chương trình BD các đối tượng GV khác nhau.
- Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP.
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP.
- Tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động BDNVSP có hiệu quả.
- Tăng cường quản lý giảng viên các lớp BDNVSP và phối hợp các lực lượng tham gia
hoạt động bồi dưỡng NVSP.
- Kịp thời đánh giá hiệu quả bồi dưỡng NVSP và xác định nhu cầu bồi dưỡng tiếp theo
và quản lý hoạt động này.
Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi nhờ phương
pháp chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Kết quả kiểm chứng cho thấy các
biện pháp đều cấp thiết và có tính khả thi, có thể vận dụng các vào việc tổ chức hoạt động
BDNVSP cho đội ngũ giáo viên của trường CĐKTKTCNI.
2. Khuyến nghị
1.2. Với trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
- Cần xây dựng khung chương trình chuẩn về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức thực
hiện và chuẩn đánh giá đối với các loại hình BDNVSP cho các đối tượng giáo viên khác
nhau của Trường.
- Cần phải có chế tài cho hoạt động BDNVSP, đồng thời phải có biện pháp động viên, khuyến
khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng tham gia HĐBDNVSP.
- Phải thành lập một bộ phận chuyên biệt chuyên khảo sát và khai thác các thông tin phản hồi
từ mọi đối tượng tham gia vào hoạt động bồi dưỡng NVSP của Trường.
3. Với đội ngũ GV trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
- Phải nâng cao tính tự giác trong quá trình tham gia các lớp BDNVSP của Trường.
- Đề ra kế hoạch học tập, tự BD để nâng cao năng lực chuyên môn và NVSP của bản thân.




References
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Mỹ Lộc, Quản lí giáo dục - Quản lí nhà trường, Hà Nội,
1995
2. Đặng Quốc Bảo, Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999
3. N.L.Bônđurep, Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông
4. Bộ GD & ĐT, Dự thảo bồi dưỡng giáo viên
5. Bộ GD&ĐT, Ngành GD & ĐT thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Điều lệ trường cao đẳng nghề, ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007
7. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số
16/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề (có hiệu lực từ ngày 23/4/2007; Công báo số
262+263, ngày 08/4/2007).
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội,
1996
9. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển Giáo
dục 2001- 2010, Hà Nội, 2001
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về
một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống Giáo dục quốc dân.
12. Michell Develay, Một số vấn đề đào tạo giáo viên - Dạy và Học ngày nay, 2003
13. Dự án Việt Bỉ, Hỗ trợ từ xa - Giải thích thuật ngữ tâm lý giáo dục, Hà Nội, 2000

14. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận của Hội nghị BCH TW lần thứ 6 khóa IX
16. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 - 14, Hà Nội, 1995
17. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ thuật,

Hà Nội, 2002
18. Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997
19. Nguyễn Minh Đường, Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực, Hà Nội, 1996
20. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1996
21. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
22. M.I. Kônđacốp, Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Hà Nội, 1984
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tâm lí quản lí, Khoa sư phạm, ĐHQGHN
24. Bernard Muszynski & Nguyễn Thị Phương Hoa, Con đường nâng cao chất lượng cải
cách các cơ sở đào tạo giáo viên, Nxb Đại học sư phạm, 2004
25. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục trường
quản lý giáo dục trung ương, Hà Nội, 1990
26. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam, Luật Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
27. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam, Luật Dạy nghề, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ
10, số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
28. Vũ Văn Tảo, Một số khuynh hướng mới trong phát triển giáo dục thế giới góp phần
xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta, Hà Nội, 1997
29. Fredrich Winslow Taylor, Các nguyên tắc quản lý theo khoa học.
30. Phạm Trung Thanh & Nguyễn Thị Lý, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên,
Nxb Đại học SP Hà Nội, 2004
31. Đỗ Hoàng Toàn, Lý thuyết quản lý, Hà Nội, 1998
32. Tập thể tác giả, Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999




×