Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.14 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ PHƢƠNG GIANG

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN
SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hµ néi - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ PHƢƠNG GIANG

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN
SỰ
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh


Hµ néi - 2007


MC LC
M U
KHI QUT CHUNG V BO V QUYN S HU CễNG
NGHIP I VI NHN HIU BNG BIN PHP DN S
1.1. Khỏi nim quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu v bo v quyn
s hu cụng nghip i vi nhón hiu
1.1.1. Khỏi nim quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu
1.1.2. Khỏi nim bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu
1.2. Cỏc bin phỏp bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu
1.2.1. Bin phỏp hnh chớnh
1.2.2. Bin phỏp hỡnh s
1.2.3. Bin phỏp dõn s
1.2.4. Bin phỏp kim soỏt biờn gii
1.3. Vai trũ, ý ngha ca vic bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón
hiu bng bin phỏp dõn s
1.4. Bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu bng bin phỏp dõn
s theo cỏc iu c quc t v phỏp lut mt s quc gia
1.4.1. Bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu bng bin phỏp dõn s
theo cỏc iu c quc t
1.4.2. Bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu bng bin phỏp dõn s
theo phỏp lut mt s quc gia
1.5. Khỏi quỏt s hỡnh thnh v phỏt trin ca nhng quy nh phỏp lut
Vit Nam v bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu bng
bin phỏp dõn s

2


Chng 1

Chng 2: Những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu bằng biện pháp dân sự
2.1. Xỏc nh hnh vi xõm phm quyn s hu cụng nghip i vi
nhón hiu
2.1.1. Hnh vi b coi l xõm phm quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu
2.1.2. Hnh vi khụng b coi l xõm phm quyn s hu cụng nghip i vi nhón
hiu

8
8
8
13
14
15
16
18
19
21
22
23
30

35

42
42
42

46


2.2. Quyn t bo v
2.3. Thm quyn v trỡnh t x lý hnh vi xõm phm bng bin phỏp dõn s
2.4. Cỏc bin phỏp dõn s c ỏp dng x lý hnh xõm phm quyn s

48

hu cụng nghip i vi nhón hiu
2.5. Quyn v ngha v chng minh ca ng s

52

2.6.
2.7.

Xỏc nh thit hi v mc bi thng thit hi do vi phm quyn s
hu cụng nghip i vi nhón hiu
p dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

50

54
58
63

2.7.1. Quyn yờu cu

64


2.7.2. iu kin ỏp dng

65

2.7.3. Ngha v ca bờn yờu cu
2.7.4. Thm quyn ỏp dng

65
66

2.7.5. Th tc ỏp dng

66

2.7.6. Cỏc bin phỏp khn cp tm thi c ỏp dng
2.7.7. Hy b vic ỏp dng

67
68

Chng 3: Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp
dân sự ở việt nam và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật
3.1. Thc trng bo v quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu

70
70


3.1.1. Thc trng v vic xỏc lp quyn s hu i vi nhón hiu thụng qua vic
ng ký bo h

70

3.1.2. Thc trng xõm phm quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu

75

3.1.3. Thc tin x lý vi phm quyn s hu cụng nghip i vi nhón hiu bng
bin phỏp dõn s

79

3.2.
3.3.

Nhng tn ti ch yu trong hot ng bo v quyn s hu cụng
86
nghip i vi nhón hiu bng bin phỏp dõn s
Kin ngh nhm nõng cao hiu qu phỏp lut bo v quyn s hu
92
cụng nghip i vi nhón hiu bng bin phỏp dõn s
101
KT LUN
DANH MC TI LIU THAM KHO

103



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong khi thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ
ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của bất kỳ một quốc gia
nào. Nhận thức được tầm quan trọng này, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng
một hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, cũng như nhằm tiếp tục chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
Việc bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng có
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Nó tạo ra một
hành lang pháp lý an toàn bảo đảm cho các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường. Mặt khác, nó còn thúc đẩy những
hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế muốn nâng cao uy tín và
chất lượng của tổ chức mình cần có một chiến lược xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu
một cách vững chắc, chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các
chủ thể kinh tế khác. Ngoài ra, việc bảo hộ này còn tạo điều kiện khuyến khích đầu
tư phát triển, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Không những thế việc bảo hộ tốt nhãn
hiệu còn góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đặc
biệt khi Việt Nam mới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng một loạt
các sự kiện kinh tế đánh dấu mốc cho bước ngoặt mở cửa hội nhập vừa diễn ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có
nhãn hiệu, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ
sở hữu trí tuệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Nhà nước
ta đã xác định: "Cần tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức khoa học, doanh


nghiệp và cá nhân hoạt động theo luật định. Phát triển thị trường khoa học và công

nghệ, tạo môi trường cạnh tranh bảo hộ sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa…" [1]. Điều này cho thấy sự quan tâm chú trọng của Đảng và
Nhà nước, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho việc xây dựng hành lang pháp lý bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Xét đến cùng, quyền sở
hữu trí tuệ là quyền đối với một loại tài sản (dù là tài sản đặc biệt - không hữu
hình) và vì thế nó được đối xử như các quyền của các loại tài sản khác. Do vậy, để
bảo vệ các đối tượng quyền của quyền sở hữu trí tuệ có nhiều biện pháp khác nhau,
nhưng việc bảo vệ được thực hiện bằng biện pháp dân sự có vai trò quan trọng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự trên, tác giả chọn đề tài "Bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự" làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trước khi Bộ Luật Dân sự ra đời năm 1995, Nhãn hiệu nói riêng và sở hữu
trí tuệ nói chung chưa thật sự được biết đến ở Việt Nam. Vì vậy, hầu như rất ít các
công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí về vấn đề này được công bố. Vài năm trở
lại đây, mặc dù sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu vẫn là vấn đề mới song cũng
đã được đề cập tới ngày một nhiều hơn trong các công trình nghiên cứu, các sách,
báo, tạp chí... Có thể kể ra một số ví dụ: "Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân
sự" của tác giả Đinh Văn Thanh và Đinh Thị Hằng; "Nâng cao vai trò của tòa án
trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ" của tác giả Nguyễn Thị
Quế Anh; "Các phương pháp xác định tài sản vô hình" của tác giả Đoàn Văn
Trường; "Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ" của tác giả Phùng Trung Tập; "Đổi
mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ",
Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Xuân Thảo; "bảo hộ quyền ở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Luật;
"Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập


kinh tế quốc tế ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh; "Bảo vệ

quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự", Khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên Nguyễn Thị Tình… Ngoài ra, còn một số bài báo và tạp chí chuyên ngành viết
về vấn đề này như: "Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa - nhận thức và thách thức" của
Hoài Nam, bản tin Sở hữu công nghiệp, số 20, tháng 3 năm 2003; "Bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ - một chế định quan trọng trong Luật Sở hữu trí tuệ 2006" của tác
giả Hương Lan, tạp chí Công nghệ, tháng 11 năm 2006; "Hậu WTO và vấn đề thực
thi quyền sở hữu trí tuệ", Báo Vietnamnet... Tuy nhiên, hầu hết các công trình
nghiên cứu trên chưa nghiên cứu sâu đến các biện pháp dân sự nhằm bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Chính vì thế trong luận văn này, tác giả đã lựa
chọn nghiên cứu về việc bảo vệ nhãn hiệu bằng các biện pháp dân sự dưới góc độ
quy định pháp luật và thực tiễn.
3. Mục đích của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề tổng quan liên quan đến bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, luận văn
muốn làm rõ khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng
biện pháp dân sự, phân tích các quy định pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam. Thông qua đó, luận văn đề xuất
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ nhãn hiệu bằng các biện pháp dân
sự ở Việt Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự ở Việt Nam giai đoạn hiện nay đặt trong
tương quan của quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đồng thời có sự liên hệ, phân tích,
đối chiếu, so sánh với quy định tương tự trong pháp luật một số quốc gia cũng như
trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Từ những phân tích về mặt
pháp luật, luận văn cũng nêu ra thực trạng việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp


đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự ở nước ta với những mặt tích cực, những

hạn chế nhất định. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thi
hành, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo về quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu nền tảng là
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Từ đó, luận văn được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu
đặc trưng của khoa học pháp lý cũng như phương pháp thu thập thông tin, phân
tích tài liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… Với việc vận dụng các
phương pháp nghiên cứu này, luận văn đã có được những thông tin và kết luận
chính xác về các vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin mang
tính lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
thông qua các biện pháp dân sự ở Việt Nam.
Về mặt lý luận: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả muốn
đề xuất những kiến nghị góp phần trong việc xây dựng các quy định pháp luật về
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đặc biệt có ý nghĩa đối với
công tác lập pháp khi đề ra những hạn chế hiện nay của các quy định về xác định
thiệt hại cũng như cách tính mức bồi thường thiệt hại, đề ra phương án xác định
thiệt hại và bồi thường thiệt hại phù hợp hơn với điều kiện hiện tại, nhằm góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền bị xâm phạm.
Với những quan điểm cá nhân được đề cập trong luận văn đã bổ sung vào
công tác nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu nói riêng, tạo ra sự đa dạng về các luận điểm nghiên cứu. Từ đó, có


thể phân tích để tìm ra những luận điểm mang tính khoa học và lý luận cao có thể
đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa cung cấp những luận điểm xác đáng và chi

tiết về biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có thể
làm nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy về lĩnh vực này.
Về mặt thực tiễn: Theo thông lệ quốc tế cũng như hoạt động thực thi pháp
luật nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia mạnh về sở hữu trí tuệ thì biện
pháp dân sự được áp dụng phổ biến để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu, điều này còn phù hợp với bản chất của quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu là một quyền dân sự. Tuy nhiên tại Việt Nam, biện pháp này vẫn
chưa phát huy được vai trò chủ đạo. Mặc dù pháp luật hiện hành đề cập đến bốn
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu nói riêng trong đó biện pháp dân sự được quy định khá đầy đủ nhưng
trên thực tế biện pháp dân sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu ít được chủ thể quyền sử dụng. Chính vì vậy, nghiên cứu của luận văn đã chỉ
ra tính ưu việt khi biện pháp này được áp dụng trong thực tế và mang những ý
nghĩa thực tiễn nhất định.
Thứ nhất, ý nghĩa về mặt xã hội, phân tích của luận văn đã cung cấp cho
người dân nói chung cũng như chủ thể quyền những hiểu biết sâu hơn về biện pháp
dân sự và ưu điểm khi áp dụng việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu của mình bằng biện pháp dân sự.
Thứ hai, ý nghĩa đối với công tác thực thi pháp luật. Luận văn đã chỉ ra một
số hạn chế của cơ quan thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu bằng biện pháp dân sự trong thực tiễn thi hành, từ đó đề ra kiến nghị nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự
Chương 2: Những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền

sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự
Chương 3: Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự ở Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), Thông tư số 825/2000/TTBKHCNMT ngày 03/5 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP
ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2001), Thông tư số 49/2001/TTBKHCNMT ngày 14/9 sửa đổi một số nội dung của Thông tư số
825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03 tháng 5 năm 2000 của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐCP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
5. Chính phủ (1999), Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
6. Chính phủ (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12 về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
8. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
9. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội.



10. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
11. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
12. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

13. Nguyễn Thị Quế Anh (2004), "Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải
quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ", Trong sách: Cải cách tư
pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Quế Anh (2005), "Một số ý kiến về các quy định liên quan đến
thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật tố tụng dân sự và dự thảo Luật
Sở hữu trí tuệ". Kỷ yếu Hội thảo: Cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học quốc gia Hà
Nội, mã số QGTĐ.03-KLĐHQGHN.
15. Vũ Ngọc Anh (2005), "Hải quan Việt Nam và vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ tại biên giới", Hội thảo khoa học: Thực thi quyền sở hữu trí
tuệ, Cục Sở hữu Trí tuệ, Hà Nội.
16. Nguyễn Đình Chiến (2005), "Một số nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa vi
phạm sở hữu trí tuệ và tội phạm hàng giả", Hội thảo khoa học: Thực thi
quyền sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu Trí tuệ, Hà Nội.
17. Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (2002), Nxb Bản đồ,
Hà Nội.
18. Cục Sáng chế Nhật Bản, Trung tâm sở hữu công nghiệp Châu Á - Thái Bình
Dương, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa - Cẩm nang dành cho doanh nhân,
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam phát hành.
19. Cục Sáng chế Nhật Bản, Trung tâm sở hữu công nghiệp Châu Á - Thái Bình
Dương, Tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa và xử lý, Cục Sở hữu trí tuệ

Việt Nam phát hành.


20. Cục Sở hữu trí tuệ (2003), Hội thảo khoa học: Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa tại
Hoa Kỳ và Việt Nam, Hà Nội.
21. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), "Báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ về tình hình thực
thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam", Hội nghị toàn quốc: Thực thi
quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Hà Nội.
22. Cục Sở hữu Trí tuệ (2006), Tăng cường sức mạnh cho danh nghiệp vừa và nhỏ,
Hội thảo khoa học, ngày 13-14/03, Hà Nội.
23. Cục Sở hữu Trí tuệ (2007), Cục Sở hữu trí tuệ - 25 năm xây dựng và phát triển
(1982-2007), Hà Nội.
24. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
25. Giáo trình Luật Dân sự (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Liên bang Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.
27. Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hóa 1994 (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
28. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2000 (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.
29. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ 1995 (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
30. Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ 1999 (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.
31. Kamil Idris (2004), Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế,
Nxb Bản đồ, Hà Nội.
32. Hương Lan (2006), "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một chế định quan trọng
trong Luật Sở hữu trí tuệ 2006", Tạp chí Công nghệ, (11).
33. "Lợi ích thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam" (2006), Báo điện tử
Vietnamnet, ngày 20/3.



34. Nguyễn Văn Luật (2005), "Vai trò của tòa án nhân dân trong việc thực thi
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, Cục Sở hữu Trí tuệ, Hà Nội
35. Nguyễn Văn Luật (2006), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
36. Phạm Duy Nghĩa (2006), "Từ cam kết TRIPS đến đàm phán gia nhập WTO",
Thời báo kinh tế Sài Gòn, (9).
37. Shahid Alikhan (2006), Lợi ích kinh tế xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở
các nước đang phát triển, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Cục Sở hữu
trí tuệ Việt Nam phát hành.
38. Lê Mai Thanh (2006), Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
39. Thỏa ước Madrid 1891 và Nghị định thư Madrid 1989 về đăng ký quốc tế nhãn
hiệu hàng hóa (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
40. Thông tấn xã Việt Nam (2001), BTA - Hiệp định thành công của Việt Nam và
Hoa Kỳ, Hà Nội.
41. "Tên miền và thương hiệu theo pháp luật Mỹ" (2006), Báo điện tử Vietnamnet,
ngày 10/3.
42. Nguyễn Thị Tình (2007), Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân
sự, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ
Việt Nam phát hành.
44. Bản tin sở hữu trí tuệ số 33 (tuần từ 08/5 -14/5.2006), Hội Sở hữu trí tuệ Việt
Nam.
TRANG WEB

45.



46.
47.
48.
49.



×