Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ may tại trường cao đẳng công nghiệp nam định trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.85 KB, 18 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Sư phạm

Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành công
nghệ may tại trường cao đẳng Công nghiệp Nam Định
trong giai đoạn hiện nay

Trần Thị Thanh Thủy

Hà Nội 2007


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các Giáo sư, giảng viên của trường
Đại học Quốc gia Hà Nội; các Giáo sư, giảng viên thuộc Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục tham gia giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục khoá
2005- 2007; Ban Giám hiệu cùng các em học sinh khoa Công nghệ may và thời
trang trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, 12 Công ty May trực thuộc Tập
đoàn Dệt – May Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
rất nhiều trong việc thực hiện điều tra, tìm hiểu về doanh nghiệp cũng như các kiến
thức chuyên môn, tài liệu nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã quan tâm dành tình cảm, động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Kính
mong sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để kết quả nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.




Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2007
Tác giả

Trần Thị Thanh Thuỷ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả
khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2007

Trần Thị Thanh Thuỷ


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN

1

LỜI CAM ĐOAN


2

MỤC LỤC

3

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

8

DANH MỤC CÁC BẢNG

9

MỞ ĐẦU

11

1. Lý do chọn đề tài

11

2. Mục đích nghiên cứu

13


3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

13

4. Giả thuyết khoa học

13

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

13

6. Phương pháp nghiên cứu

13

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

14

8. Cấu trúc luận văn

14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

15

1.1. Một số khái niệm cơ bản của công tác quản lý


15

1.1.1. Quản lý

15

1.1.2. Đào tạo

17

1.1.3. Chất lượng

18

1.1.4. Quản lý chất lượng

19


1.1.5. Chất lượng đào tạo

20

1.1.6. Quản lý chất lượng đào tạo

25

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo


25

1.2.1. Mục tiêu đào tạo

25

1.2.2. Chương trình đào tạo

27

1.2.3. Đội ngũ giáo viên

29

1.2.4. Phương pháp dạy học

33

1.2.5. Năng lực và động cơ học tập của học sinh

35

1.2.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

36

1.2.7. Mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sử dụng lao
động

38


1.3. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo

40

1.3.1. Mục tiêu quản lý

40

1.3.2. Chức năng quản lý

40

1.3.3. Phương thức quản lý chất lượng đào tạo

43

1.3.4. Kiểm soát chất lượng đào tạo

46

1.3.5. Mô hình quản lý chất lượng đào tạo tổng thể TQM

47

Kết luận chương 1

50

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY TẠI TRƯỜNG CĐCN NAM ĐỊNH

51

2.1. Khái quát về trường CĐCN Nam Định

51

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

51

2.1.2. Mục tiêu của trường CĐCN Nam Định

52

2.2. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng đào tạo ngành
Công nghệ May tại trường CĐCN Nam Định
2.2.1. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất

53
53


lượng đào tạo
2.2.1.1. Công tác tuyển sinh

53

2.2.1.2. Chương trình đào tạo


54

2.2.1.3. Đội ngũ giáo viên

57

2.2.1.4. Đội ngũ học sinh

60

2.2.1.5. Phương pháp dạy học

62

2.2.1.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

64

2.2.1.7. Mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sử dụng lao
động
2.2.2. Thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo ngành Công nghệ
May tại trường CĐCN Nam Định

66

70

2.2.2.1. Chuyên ngành May, đặc thù chuyên ngành May


70

2.2.2.2. Các yêu cầu chất lượng của chuyên ngành May

72

2.2.2.3. Công tác quản lý đào tạo ngành May

75

2.2.2.4. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình đào tạo
ngành Công nghệ May
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY TẠI TRƯỜNG CĐCN NAM ĐỊNH

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2 Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Công
nghệ May tại Trường CĐCN Nam Định

77
79
81
81
83

3.2.1. Đổi mới công tác tuyên truyền tuyển sinh

83


3.2.2. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo

85

3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện dạy học

93

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngành Công nghệ
May

94


3.2.5. Nâng cao ý thức, thái độ nghề nghiệp cho học sinh
3.2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sử
dụng lao động
3.2.7. Đổi mới công tác quản lý chất lượng đào tạo

96
97
99

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của một số
biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Công nghệ

100

May tại trường CĐCN Nam Định
Kết luận chương 3


102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

PHỤ LỤC

107


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

TT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2




Cao đẳng

3

CĐCN

Cao đẳng Công nghiệp

4

CNKT

Công nhân kỹ thuật

5

CNM

Công nghệ may

6

CSVC

Cơ sở vật chất

7


CSSDLĐ

Cơ sở sử dụng lao động

8

CTĐT

Chương trình đào tạo

9

ISO

10

TQM

11

WTO

Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (International
Standards Organization)
Quản lý chất lượng tổng thể (Total
Quality Management)
Tổ chức thương mại quốc tế (World
Trade Organization)



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TT

TRANG

Sơ đồ 1.1

Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

19

Sơ đồ 1.2

Quan niệm về chất lượng

22

Sơ đồ 1.3

Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo

24

Sơ đồ 1.4

Các chức năng cơ bản của quản lý


42

Sơ đồ 1.5

Các cấp độ quản lý chất lượng ( Theo Sallis, 1993
)

47

Biểu đồ 2.1 Kết quả tuyển sinh CĐ ngành Công nghệ May

61

Biểu đồ 2.2 Kết quả rèn luyện và xếp loại đạo đức

72

Biểu đồ 2.3 Kết quả lên lớp và tốt nghiệp

73


DANH MỤC CÁC BẢNG

TÊN BẢNG

TT

Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Thống kê học sinh nhập học hệ CĐ ngành Công nghệ
May
‎Ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội
dung CTĐT
Ý kiến về tải trọng lý thuyết và thực hành trong CTĐT
hệ CĐ ngành Công nghệ May
Số lượng và trình độ đội ngũ giáo viên của trường
Chất lượng đội ngũ giáo viên đang giảng dạy hệ CĐ
ngành Công nghệ May
Ý kiến của giáo viên về thực trạng bồi dưỡng nâng cao
trình độ trong 5 năm qua
Ý kiến của giáo viên về chất lượng các khoá bồi dưỡng
đã được tham gia

TRANG

54
54
56
57
57
59
59


Bảng 2.8

Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên

60

Bảng 2.9

Kết quả tuyển sinh hệ CĐ ngành Công nghệ May

61

Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

Ý kiến của giáo viên về mức độ sử dụng phương pháp
dạy học

62

Ý kiến của học sinh về mức độ sử dụng phương pháp
dạy học
Đánh giá mức độ đầy đủ về CSVC và phương tiện dạy
học
Đánh giá mức độ hiện đại của phương tiện và đồ dùng
dạy học
Đánh giá của cán bộ quản lý của trường về mối quan hệ


63
65
66
67


giữa nhà trường và CSSDLĐ
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 3.1

Đánh giá của cán bộ quản lý các doanh nghiệp về quan
hệ giữa nhà trường và CSSDLĐ
Ý kiến của người lao động trình độ CĐ ngành Công
nghệ May về tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp
Ý kiến của cán bộ quản lý CSSDLĐ về chất lượng nhân
lực có trình độ CĐ ngành Công nghệ May
Ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp

MỞ ĐẦU

68
74
76
101



1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội. Nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao chính là năng lực cạnh
tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là sự bảo đảm vững chắc cho sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy nguồn
nhân lực được đào tạo sẽ là sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của quốc
gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Hiện nay, nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo rất thấp (chỉ gần 26%). Trong đó, lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng
19%. Cơ cấu vùng miền, cơ cấu ngành nghề và nhất là cơ cấu chất lượng đào tạo
còn có những bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, những phát triển
và biến động nhanh chóng của khoa học kỹ thuật - thị trường sức lao động. Để đạt
được những mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia, cần phải nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhưng chất lượng nguồn nhân lực chỉ tốt khi chúng ta có một hệ
thống đào tạo tiên tiến, hiện đại. Ngoài các yếu tố như cơ cấu hệ thống, chính sách
phát triển đào tạo thì chất lượng đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào
tạo chương trình đào tạo (CTĐT), cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đội ngũ giáo
viên, ... có vai trò rất quan trọng.
Trường Cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Nam Định là đơn vị sự nghiệp đào tạo
chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và chịu sự
quản lý nhà nước về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được thành lập từ năm
1956, trong quá trình hoạt động của mình, nhà trường đã góp phần cung cấp một
đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội nói
chung và cho khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Hiện nay, ngoài việc đảm



bảo giữ vững chất lượng đào tạo, việc liên tục nâng cao chất lượng đào tạo là yêu
cầu sống còn đối với nhà trường bởi vì:
- Những người sử dụng lao động đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nhân lực
và có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các cơ sở đào tạo.
- Xuất hiện áp lực ngày càng lớn từ những người có lợi ích bên ngoài như nhà
nước, sinh viên, các đối tác, v.v...
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn như trên, đề tài: "Các biện pháp quản lý chất
lượng đào tạo ngành Công nghệ May tại trường CĐCN Nam Định trong giai
đoạn hiện nay." đã được lựa chọn, góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên trong
lĩnh vực đào tạo ngành Công nghệ May nói riêng và phần nào góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo chung của trường.
Hơn nữa, việc đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Công
nghệ May tại trường CĐCN Nam Định mang tính tích cực, đổi mới và thiết thực,
nó được xem như là các biện pháp quản lý chiến lược để phát triển công tác đào
tạo ngành Công nghệ May, mặt khác nó thực sự giúp cho các nhà quản lý ở các
khoa, các ngành khác trong trường xem xét tham khảo, ứng dụng vào thực tiễn
công tác quản lý chuyên môn, với mục tiêu của nhà trường là chất lượng đào tạo,
góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Việc nghiên cứu các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo là việc làm với mục
đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay đã có nhiều người nghiên cứu tuy
nhiên đối với các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công
nghệ May vẫn còn ít người nghiên cứu và quan tâm. Đặc biệt là tại trường CĐCN
Nam Định khi ngành Công nghệ May là ngành được thành lập sau nhất so với
ngành Điện và ngành Cơ khí.


Vì vậy, đề tài này cần được nghiên cứu, trên cơ sở đó ứng dụng một cách linh
hoạt vào điều kiện thực tiễn của việc đào tạo ngành Công nghệ May nói riêng và
của trường CĐCN Nam Định nói chung nhằm đạt mục tiêu đào tạo của mình.

Với lý do đã trình bày như trên, tôi chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài khoa
học trong lĩnh vực Quản lý giáo dục "Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo
ngành Công nghệ May tại trường CĐCN Nam Định trong giai đoạn hiện nay."
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Công
nghệ May tại trường CĐCN Nam Định.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
* Khách thể nghiên cứu: Chất lượng đào tạo ngành Công nghệ May tại trường
CĐCN Nam Định.
* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Xuất phát từ các cơ sở lý luận cùng với nghiên cứu thực tiễn, nếu đề ra được
các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ May tại
trường CĐCN Nam Định một cách có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện
thực tế của nhà trường thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên và như vậy học sinh
khi tốt nghiệp ra trường sẽ vững vàng đảm đương công việc của mình, sản phẩm
của nhà trường đào tạo ra sẽ được xã hội chấp nhận.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý nâng cao chất lượng đào tạo kỹ
thuật - nghề nghiệp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ngành
Công nghệ May tại trường CĐCN Nam Định.
- Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Công nghệ May tại
trường CĐCN Nam Định trong giai đoạn hiện nay.


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu khoa học, sách, báo,
tạp chí liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, công tác đào tạo nghề... để

từ đó phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá những vấn đề đó làm cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Thông qua điều tra, tìm hiểu thực tế.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực nghiên cứu.
7. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào
tạo hệ cao đẳng ngành Công nghệ May tại Trường CĐCN Nam Định, từ 20082010.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

Luận văn được cấu trúc như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý chất lượng đào tạo
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ngành Công nghệ
May tại trường CĐCN Nam Định
- Chương 3: Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Công nghệ May
tại trường CĐCN Nam Định
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng cục Dạy nghề. Các văn bản quy
phạm pháp luật về dạy nghề. Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.


2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị định của
Chính Phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2002.
3. Các Mác (1959), Tư bản quyển 1 tập 2. Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội.
4. Chiến lược phát triển giáo dục2001-2010.Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2002.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Từ điển Bách khoa Việt Nam – Hà Nội. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa
( 1995).
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng cơ sở khoa học quản lý. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo
ISO và TQM. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
9. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn
nhân lực. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Đường. Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện
đổi mới. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước–KX 07-14- Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Đường, Lê Đình Xưởng, Nguyễn Văn Ngọ (1996). Đánh giá
thực trạng phương tiện dạy học trong các trường trung học chuyên nghiệp dạy
nghề. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
12. Trần Thị Thu Hà (2006). Một số biện pháp quản lý để phát triển phòng học đa
phương tiện ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội . Hội nghị khoa học lần thứ 20
Đại học Bách khoa Hà Nội.
13. Luật giáo dục 2005. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Hoàng Phê ( chủ biên) 2001. Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
15. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục.
Trường Cán bộ quản lý TWI - Hà Nội.


16. Nguyễn Viết Sự. Giáo dục nghề nghiệp, những vấn đề và giải pháp . Nhà xuất
bản Giáo dục - Hà Nội.
17. Thái Duy Tiên (1999). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Nhà xuất
bản Giáo dục – Hà Nội.
18. Phạm Viết Vượng (2000). Giáo dục học học đại cương. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Mạng Internet

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004). “Cánh cửa” trung học chuyên nghiệp đã mở
rộng hơn.
Http://ww.edu.net.vn/Default.aspx?tabindex=0&tabid=2&mid=39&iid=1049



×