Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện đông hưng tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.98 KB, 15 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Sư phạm

Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học môn tiếng Anh ở các trƣờng
trung học phổ thông huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình

Phạm Thị Minh Tân

Hà Nội 2007


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngoại ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. Hiện nay tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp phổ biến trên thế
giới và là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia nào
muốn hội nhập quốc tế.
Ở nước ta, hơn bao giờ hết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đã thực sự là
một phương tiện giao tiếp, một công cụ làm việc, góp phần to lớn trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực lao động có
chất lượng cao, có khả năng sử dụng ngoại ngữ như là một công cụ để giao tiếp,
nghiên cứu và học tập. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ là một
vấn đề vô cùng cấp thiết.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh và đã bước
sang một giai đoạn mới. Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học
theo hướng hiện đại hoá, cuộc cách mạng về phương pháp dạy học đang diễn ra
theo 3 hướng chính: tích cực hoá, cá biệt hoá và công nghệ hoá nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo nói chung.
Một phần của công nghệ hoá ở đây chính là việc phát triển và ứng dụng công


nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) vào quá trình dạy học. Hội thảo Quốc
tế được tổ chức tại Pari (10/1998) đã khẳng định “… Đặc biệt coi trọng trang bị
các thiết bị giảng dạy chuyên ngành đối với các môn học ở trình độ cao phù hợp
với nhu cầu xã hội và giảng dạy nhờ vào công nghệ mới về thông tin và truyền
thông”.
Để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều năm qua các trường
THPT huyện Đông Hưng và ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thái Bình đã đầu tư kinh
phí để mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông


tin và truyền thông vào dạy học. Việc áp dụng CNTT&TT vào dạy học ngoại ngữ
sẽ góp phần hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, vì
đang ở giai đoạn đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nên còn nhiều lúng túng, bị
động đặc biệt chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Để góp phần khắc phục những
tồn tại trên , tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “Biện pháp quản lý việc ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng Anh ở các trường
trung học phổ thông huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường
trung học phổ thông huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình .
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
ứng dụng cong nghệ thông tin và truyền thông trong việc dạy học môn tiếng
Anh ở các trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền rhông nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu

sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học.
- Khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và quản
lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng
Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.


- Đề xuất một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung
học phổ thông huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng được các biện pháp quản lý việc ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng Anh phù hợp thì sẽ góp
phần nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn này ở các trường trung học phổ
thông.
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và quản lý việc ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng Anh bao gồm
nhiều nội dung. Do thời gian có hạn tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp
quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn tiếng Anh ở 03
trường THPT của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. .
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
.

- Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về định

hướng phát triển giáo dục- đào tạo và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học.

- Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào
tạo Thái Bình có liên quan đến thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phương pháp điều tra để thu thập những thông tin về thực trạng
công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
ở trường trung học phổ thông.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý việc
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng Anh.
- Phương pháp bổ trợ: Quan sát trực tiếp các giờ học ; phỏng vấn và trò chuyện
với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý,… để rút ra được những nhận xét, những đánh
giá về công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông.
7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát .


Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta ứng dụng công nghệ dạy học được đề cập vào những năm 90 và
hiện đang tiếp tục được nghiên cứu, ứng dụng trong giảng dạy ở mọi cấp học của
hệ thống giáo dục. Đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT & TT và
quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy, bước đầu thu được những kết
quả hết sức khả quan:

- Năm 2006, sinh viên Nguyễn Văn Dũng đã bảo vệ thành công luận văn tốt
nghiệp đại học chuyên ngành QLGD với đề tài: “ Một số biện pháp quản lý việc
thiết kế và sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường
Tiểu học Quỳnh Thắng A"
- Tại Khoa sư phạm Đại học Quốc Gia Hà Nội, học viên Hoàng Bình đã bảo
vệ thành công đề tài: “Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án
điện tử ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Bắc Giang”.
- Tại Khoa sư phạm Đại học Quốc Gia Hà Nội học viên cao học Nguyễn Văn
Châu đã hoàn thành luận văn : “ Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng
trang Web trong môi trường dạy học đa phương tiện ở trường cao đẳng tài nguyên
và môi trường Hà Nội”.


Ứng dụng CNTT & TT vào dạy học ở các nước phát triển trên thế giới là điều
không còn mới lạ. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới được đề cập và phát triển trong
vòng chục năm trở lại đây. Đặc biệt, công tác quản lý việc ứng dụng CNTT& TT
trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT
nói riêng còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Hơn nữa, cho đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu về vấn đề này. Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thái Bình chỉ
đạo công tác này trên cơ sở vừa làm, vừa học hỏi và rút kinh nghiệm. Do vâỵ,
không tránh khỏi những bất cập đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có sự phân công lao
động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển
các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính
đặc thù đó được gọi là hoạt động quản lý.
Khái niệm “quản lý” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên cơ
sở những cách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn
đề thu hút nhiều sự quan tâm. Sau đây là một số định nghĩa về “quản lý ”:

- F.W.Tay lor (nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915) cho rằng “Quản lý là nghệ
thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt
nhất và rẻ nhất”
- Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp - Ông quan niệm: “Quản lý
hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Trong học
thuyết quản lý của mình H.Fayol đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý
là:
Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra.


Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong “Những vấn đề cốt yếu trong quản
lý”: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người
quản lý mong muốn. Sau khi xem xét phân tích các khái niệm quản lý trên có thể
đưa ra khái niệm về quản lý dưới đây:
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc
của các thành viên của một tổ chức nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt
được các mục đích đã định.
Với khái niệm này, về bản chất quá trình quản lý có thể được biểu diễn dưới
dạng sơ đồ sau:
Môi trường bên ngoài
Lập kế hoạch

Tổ chức

Kiểm tra

Lãnh đạo


Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình quản lý
Như vậy, đối với mỗi hệ thống hoạt động, quản lý có thể chia ra 3 nội dung
lớn: Lập kế hoạch; Tổ chức và lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh
giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong những điều kiện cần
thiết có thể điều chỉnh lại kế hoạch, hoặc mục tiêu, hoặc các hoạt động cụ thể hoặc
đồng thời có thể điều chỉnh cả 2 hoặc 3 thành tố cho phù hợp. Quản lý là sự tác
động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
trong điều kiện biến động của môi trường.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các điều kiện sau:


- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, và một đối tượng
bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động có thể chỉ
là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
- Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn
cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
- Chủ thể có thể là một người, nhiều người, một thiết bị. Còn đối tượng có thể
là con người (một hoặc nhiều người) hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai,
thông tin, hầm mỏ v.v…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).

Chủ thể
quản lý

Mục tiêu
Đối tượng
bị
quản lý

Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lý


1.2.1.1. Cơ sở tâm lý học quản lý
Bản thân mỗi một con người đều là một cá thể tâm lý nhất định. Do vậy
trước mỗi một tình huống, một vấn đề thì mỗi người thường có những thái độ,
phản ứng và đưa ra những nhận xét, quyết định hành động theo những cách khác
nhau. Chính những '' lăng kính tâm lý '' đó đã tạo lên những bất đồng ý kiến
(thường được gọi là xung đột) đôi khi là giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá


nhân với tập thể và ngược lại. Đặc biệt, khi có hình thức lao động mới được đưa
vào một tổ chức thì hiện tượng này xảy ra là khó tránh khỏi. Nó có thể mang đến
những kết quả tiêu cực hoặc tích cực phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung
đột được thể hiện qua sơ đồ mô phỏng sau :
K.quả
Tích cực
K.quả
Trung tính

K.quả

Quá ít

Quá

xung đột

xung đột

Tiêu cực

nhiều


Xung đột thích hợp

Thấp

Vừa phải

Cao

Sơ đồ 1.3. Cƣờng độ xung đột. .[19]
Lúc này, vai trò của người quản lý là phải làm sao tạo được sự đồng thuận
cao nhất, lôi cuốn được mọi thành viên cùng quyết tâm thực hiện để đạt được mục
tiêu cho ý tưởng mới. Theo tài liệu bài giảng cao học chuyên đề Tâm lý học quản
lý của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì có tám chiến thuật gây ảnh hưởng trong tổ
chức để đưa thành viên của tổ chức vào công việc. Đó là :
+ Tư vấn :
+ Thuyết phục, lôi kéo
+ Kêu gọi ( khơi gợi ) khéo léo
+ Chiến thuật khôn khéo
+ Chiến thuật tạo đồng minh


+ Chiến thuật gây áp lực
+ Chiến thuật tạo sức ép từ bên trên
+Chiến thuật trao đổi, thương thảo
Các chiến thuật tâm lý nêu trên sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu người quản
lý hình thành liên minh chiến lược trên cơ sở :
- Tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau .
- Tạo được niềm tin, uy tín.
- Tạo điều kiện cùng có lợi.

- Hợp tác trên tinh thần cởi mở, chân thành.
Tuy nhiên, kết quả đạt được ngoài sự cam kết, phục tùng, ủng hộ đôi khi người
quản lý còn gặp phải những phản kháng hoặc chống đối mà không lường trước
được sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý.
1.2.1.2. Cơ sở khoa học quản lý
Bất cứ một tổ chức nào, cho dù cơ cấu và qui mô hoạt động ra sao đều phải có
sự quản lý và có người quản lý thì mới đạt được mục đích tồn tại và phát triển của
tổ chức đó. Vậy hoạt động quản lý (Management) là gì ?
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu bài giảng cao
học Cơ sở khoa học quản lý thì : Đó là tác động có định hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.[21]
Nói cách khác hoạt động QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra. Người quản lý (Manager) là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực
và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức
để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích.


Cũng theo tác giả Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì quản lý có
bốn chức năng chủ yếu, cơ bản: Kế hoạch hóa (Planning), tổ chức (Organizing),
chỉ đạo - lãnh đạo (Leading) và kiểm tra (Controlling).
- Kế hoạch hóa: Đó là xác định mục tiêu, mục đích cho những hoạt động trong
tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp, cách thức để đạt được mục đích
đó.
- Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những
ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực.Tổ chức là quá trình hình thành nên
cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm
làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ
chức. Người quản lý phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lực của tổ chức.

- Lãnh đạo (Chỉ đạo) - Leading :
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là quá
trình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành
những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên việc lãnh
đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà
nó xuyên suốt trong hoạt động quản lý.
- Kiểm tra (Controlling): Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt
động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (Khoá VIII), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.


4. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 20012010, NXB Giáo dục.
5. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/93 về
phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90.
6. Sở GD-ĐT Thái Bình, Chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2005-2010.
7. Sở GD-ĐT Thái Bình, Công văn số 1350/SGD&ĐT-KHTC ngày 28/11/2005 về
chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục.
8. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đề cương
bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục , Tài liệu
bài giảng cao học QLGD .
10. Nguyễn Đức Chính, Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục, Tài
liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.
11.Vũ Cao Đàm (Chủ biên) (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

12.Trần Khánh Đức, Một số vấn đề quản lý và quản trị nhân sự trong giáo dục và
đào tạo, Tài liệu tham khảo bài giảng cao học QLGD.
13.Trần Khánh Đức (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục, Tài liệu bài giảng
cao học QLGD, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục,
Hà Nội.
15. Đặng Xuân Hải (2004), Quản lí sự thay đổi và vận dụng nó trong
QLGD/QLNT, Chuyên đề cao học QLGD, Hà Nội.
16. Trần Bá Hoành (2003), Định hướng cơ bản về dạy học tích cực, Dự án đào
tạo giáo viên THCS, Hà Nội.
17. Đặng Bá Lãm (Chủ biên) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục- Lý luận và
thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.


18. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở Khoa học quản lý,
Tài liệu bài giảng cao học, Hà Nội .
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Tâm lí học quản lý, Tài liệu bài giảng cao học
QLGD, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý nguồn nhân lực, Tài liệu bài giảng

cao học

QLGD, Hà Nội.
21. Nguyễn Thiện Nhân, Báo cáo Quốc hội về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Báo điện tử VietnamNet ngày 07
tháng 11 năm 2006.
22. Lê Thị Mai Phƣơng, Vài vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong trường
học, Thông tin QLGD: Số 4(38) 8/2005 Trường CBQL
23. Nguyễn Ngọc Quang, Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,
Trường CBQLGD TW.

24. Nguyễn Ngọc Quang 1990), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo
dục. Trường CBQL Giáo dục-Đào tạo, Hà Nội.
25. Nguyễn Gia Quý (1998), Quản lý tác nghiệp giáo dục, Tài liệu bài giảng cao
học QLGD.
26. Ngô Quang Sơn, Phát triển các kỹ năng ICTs nâng cao cho các trang trình
diễn Microsoft PowerPoint 2003 và Microsoft Producer for PowerPoint 2003,
Thông tin QLGD: Số 5(39) 10/2005 Trường CBQL .
27. Ngô Quang Sơn, Thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử trong môi
trường học tập đa phương tiện, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội
28. Ngô Quang Sơn, Vai trò của thiết bị giáo dục và việc đánh giá hiệu quả sử
dụng thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học tích cực, Thông tin QLGD: Số 3(37)
06/2005 Trường CBQL .
29. Phó Đức Hoà - Ngô Quang Sơn, Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học tích cực,
Nhà xuất bản Giáo dục- 2007.


30. Nguyễn Huy Chƣơng-Tôn Quốc Bình- Lâm Quang Tùng, Giáo dục điện tử,
Học liệu điện tử và vai trò của Thư viện số, Tài liệu tham khảo bài giảng cao học
QLGD.
31. Phạm Viết Vƣợng (2001), Giáo dục học, NXB đại học quốc gia Hà Nội.



×