Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Du an kinh doanh rau sach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.13 KB, 29 trang )

Dự án: kinh doanh cửa hàng rau sạch
Họ và tên các thành viên thực hiện:
Đàm Ngọc Diệp
Mẫn Thị Anh
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Danh
Nguyễn Thị Ngân

1. Tên nhà tài trợ dự án
(Tên sp nhãn hiệu cụ thể)
Tên dự án: kinh doanh cửa hàng rau sạch.
Tên cửa hàng: Rau An Toàn.


2. Mối liên hệ và ưu tiên công việc của nhóm đối với các mục tiêu của phòng
ban và công ty
Các mục tiêu của nhóm đối với dự án:
 Khảo sát địa điểm, dân cư nơi thực hiện dự án:
- Thuận lợi
- Bất lợi
=> tính khả thi của dự án
 Dựa trên kết quả khảo sát, lập kế hoạch chi tiết về:
- Địa điểm
- Sản phẩm
- Công nghệ
- Các chiến lược marketing
- Kế hoạch tài chính
 Thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh.
Trong đó nhóm ưu tiên mục tiêu thiết lập được các phương thức kinh doanh,
chiến lược marketing thực sự khác biệt nhưng tính khả thi cao nhằm tạo sự
khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cạnh tranh cho cửa hàng. Đặc biệt


phải tận dụng được nguồn lực có sẵn trong nhóm.
Mục tiêu chính của dự án: tạo ra được một thương hiệu tin cậy của người
dân trog khu vực.
3. Kế hoạch thời gian dự kiến cho dự án
Kế hoạch dự kiến hoàn thành: 6 tháng.
Trong đó giai đoạn lên kế hoạch là: 1tuần.
Ngày 1: lập những công việc cần làm, phân công công việc
Ngày 2 đến ngày 5: các thành viên hoàn thành công việc (bao gồm khảo sát,
đánh giá thực tế, tìm hiểu thông tin, lập ý tưởng chi tiết)
Ngày 6: Tập hợp các công việc đưa ra các điểm tốt và chưa tốt để điều chỉnh
Ngày 7: Các thành viên hoàn thành bản chỉnh sửa cuối cùng cho dự án.
Ngày 8: Trình bày kết quả trên bản word và slide và chỉnh sửa lần cuối
Tìm kiếm địa điểm, làm các thủ tục và đàm phán các hợp đồng liên quan: 15
ngày.
Giai đoạn thực hiện kế hoạch chi tiết: 5 tháng
4. Mô tả ngắn gọn về kết quả của dự án
Về thời gian: Dự án đã hoàn thành đúng thời gian
Về chất lượng công việc:
- nhóm đã đưa ra được những ý tưởng độc đáo và khả thi, hoàn thành
mục tiêu đã đề ra.


- Nhóm sẽ tiếp tục với những mục tiêu cao hơn trong dự án đưa thương
hiệu Rau An Toàn ra các địa bàn khác.
5. Các lợi ích của dự án
-

-

Đối với người tiêu dùng: Cửa hàng rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng sản

phẩm rau sạch, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người mua rau, góp phần tạo nên
phúc lợi xã hội
Góp phần bảo vệ môi trường:
dự án tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều người
Đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế:
Đối với bản thân, dự án đã đem lại cho nhóm nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu
về điều tra thị trường, về kinh doanh.

6. Ngân sách các khoản phân phối và nguồn lực có sẵn cho nhóm
Dựa trên chi phí đầu tư ban đầu ( 39.040.000đ) và tình hình thu chi
mỗitháng trong năm đầu hoạt động cũng như đặc điểm quay vòng vốn nhanh
của kinh doanh rau sạch (do hàng hoá rau sạch mua vào được tiêu thụ ngay
trongngày và đến giữa và cuối tháng nhóm mới phải thanh toán tiền mua
hàng cho HTX Lĩnh Nam), nhóm dự kiến mỗi thành viên đóng góp
15.000.000đ. Đây không phải là số tiền quá lớn. Theo như tình hình thực
tế,mỗi thành viên chỉ có thể tự huy động từ người thân và bạn bè
khoảng10.000.000đ (không phải trả lãi), số còn lại phải vay từ ngân hàng.
Theo như sự thoả thuận của chúng tôi thì mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm
về phần vốn gópcủa mình.
Dự kiến lợi nhuận đem chia chiếm 75% tổng lợi nhuận sau thuế và sẽ
chiađều cho 2 thành viên, số còn lại lập quỹ tích luỹ chuẩn bị cho phương án
kinhdoanh trong trong tương lai.
Ngoài ra khi đưa dự án vào hoạt động, trong thời gian ban đầu nhóm sẽ tận
dụng chính nguồn nhân lực của nhóm để thực hieenjcoong việc kinh daonh
7. Quyền hạn của nhóm
Quyền hạn của nhóm là lên ý tưởng và tự đầu tư.
Trong đó tận dụng nguồn lực và nguồn vốn của từng thành viên trong nhóm
để hoàn thành công việc
8. Những khó khăn và thách thức của nhóm
 Nhóm chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh rau sạch.

 Khó khăn về các số liệu cụ thể cần có nhiều thời gian hơn cho việc khảo sát.


 Trong quá trình nghiên cứu, phát sinh một số vấn đề mâu thuẫn giữa các
mục tiêu mà nhóm đã đặt ra so với thực tế có một số điểm bất lợi:
- Về địa điểm: chợ lĩnh Nam và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lĩnh
Nam có khoảng cách gần nhau: thuận lợi cho việc vận chuyển hàng
hóa và tiết kiệm chi phí nhưng cũng có điểm bất lợi là các dối thủ
cạnh tranh hoặc chính các khách hàng có thể tận dụng điều này.
 Nhóm đã đưa ra các biện pháp:
 Thành lập tổ tiêu dùng rau sạch: đưa rau về nhà từng thành viên
hoặc nhà của tổ trưởng tổ tiêu dùng.
 Cam kết nếu xảy ra sự cố ngộ độc do rau của cửa hàng cung cấp sẽ
bồi thường 10 triệu/vụ/người (với điều kiện khách hàng khi mua
hàng cắt giữ lại tem đảm bảo của cửa hàng trong 2 ngày kể từ ngày
mua)
Nhóm sẽ đưa điều khoản này vào hợp đồng giữa cửa hàng và nhà
sản xuất. Chi phí này sẽ do nhà sản xuất chịu.
- Về phương thức bán hàng: làm thế nào để tạo ưu thế riêng cho cửa
hàng:
Ngoài cách bán hàng thông thường, nhóm phất triển thêm phương
thức bán hàng qua điện thoaị và thành lập tổ tiêu dùng sẽ góp phần
mở rộng thị phần cho cửa hàng mà không cần thiết phải mở thêm
chinhanhs tại các chợ khác.
- Về thách thức rủi ro khi rau tươi không được tiêu thụ hết trong ngày:
 Cửa hàng sẽ bán lại số rau đó cho nhà trẻ mầm non, trường học
hoặc nhà ăn của các công ty gần đó, nơi có nhu cầu rất lớn về
thực phẩm an toàn.
 Luôn chủ động trong việc nhận hàng bằng các cách dự báo về
lượng cung cầu trong tuần, trong ngày.

 Luôn bảo quản rau, củ,quả theo đúng các quy trình và tìm hiểu
các phương pháp bảo quản vừa an toàn vừa rẻ khác.
- Thu hút thêm khách hàng khác
Cửa hàng sẽ đa dạng hóa các loại sản phẩm bán liên quan như một số
các loại rau của quả ngoại nhập và các thực phẩm mang tính đặc sản
nông nghiệp kèm với việc thu hút những khách hàng muốn tự trông
rau sạch bằng cách bán thêm các loại hạt giống và các dụng cụ đi
kèm.


I.

Nghiên cứu tình hình kinh tế - Xã hội nơi triển khai dự án
1. Đặc điểm kinh tế- xã hội ở khu vực Lĩnh Nam
- Đây là khu vực có dân cư đông, có mọi tầng lớp từ công nhân viên chức,
sinh viên, công nhân trong khu công nghiệp Vĩnh Tuy, người dân bình
thường...với mọi thu nhập khác nhau.
- Cơ sở hạ tầng của khu vực đang được hoàn thiện. Tuyến phố Lĩnh Nam là
con đường mắt xích để dẫn ra các con đường lớn đường vành đai 3, đường
Tam Trinh, cầu Thanh Trì thuận tiện cho việc vận chuyển và tìm nguồn
cung đa dạng và chất lượng.
 Tiềm năng phát triển cửa hàng rau sạch ở đây:


- Khách hàng mục tiêu: Những hộ gia đình và những người có thu nhập
khá, ổn định, trình độ dân trí cao.
- Chưa có cửa hàng rau sạch nào ngoài rau được bán trong các siêu thị
như Fivimart Lĩnh Nam, T-mart Lĩnh Nam.
- Hình thức bán rau tại các chợ bày bán la liệt những loại rau với những
nguồn gốc xuất xứ khác nhau, hình thức không bắt mắt.

- Địa điểm đặt cửa hàng ở mặt phố Lĩnh Nam, thuộc chợ Lĩnh Nam là
khu chợ bán thực phẩm, thuận tiện cho người tiêu dùng đi chợ mua
sắm cho bữa ăn hàng ngày. Lợi thế từ vị trí đem lại sẽ giúp cho cửa
hàng thu hút được nhiều khách biết đến và tiện lợi cho người mua rau.
2. Địa điểm kinh doanh
Khu vực dân cư thuộc Chợ Lĩnh Nam, tuyến phố Lĩnh Nam, phường Lĩnh
Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
3. Sự cần thiết của dự án đối vs khu vực
 Yếu tố chủ quan
- Nhóm đã tìm hiểu và có được nơi cung cấp rau sạch cho cửa hàng:
 Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Rau Quả Sạch Phương

Hoa_Địa chỉ : Tổ 7, phường Thượng Thanh, Quận Long Biên,
TP, Hà Nội;
 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam_Số 665- đường
Lĩnh Nam- quận Hoàng Mai- TP. Hà Nội.
- Bản thân một số các bạn trong nhóm cũng có xuất thân từ những vùng
quê làm nông nghiệp vì vậy cũng có những am hiểu nhất định về sản
phẩm rau: về các đặc tính, chủng loại, cách bảo quản, sự phụ thuộc
của rau đối với các yếu tố mùa vụ, thời tiết...Ngoài ra, nhóm còn tìm


hiểu trên mạng và tiếp xúc với các chuyên gia có kinh nghiệm trong
việc sản xuất rau sạch về việc sản xuất và bảo quản rau sạch kỹ càng...
- Được đào tạo kiến thức về kinh doanh nên nhóm có đủ khả năng để
lập kế hoạch kinh doanh, tiến hành các hoạt động kinh doanh một
cách hiệu quả nhất.
- Kinh doanh rau không đòi hỏi quá phức tạp về kiến thức kỹ thuật
chuyên môn. Đồng thời không đòi hỏi vốn quá lớn, nên rất phù hợp
với nhóm.

 Yếu tố khách quan:
- Hiện nay các loại rau không hợp vệ sinh, không được kiểm soát, kiểm
tra, quản lý về chất lượng được bày bán trôi nổi trên thị trường. Việc
phân loại rau sạch và rau không sạch theo các tiêu chuẩn vệ sinh, bằng
mắt thường là rất khó khăn, phức tạp. Điều này gây lo lắng, không an
tâm đối với người tiêu dùng rau về sức khỏa của bản thân và của gia
đình mình.
-

Đời sống nhân nhân của Thủ đô ngày càng được nâng cao, trình độ
dân trí ngày càng tăng lên, người dân có điều kiện quan tâm đến sức
khoẻ nhiều hơn. Mà rau sạch là món ăn hàng ngày không thể thay thế.
Vì thế người dân rất chú trọng quan tâm tới vệ sinh thực phẩm, sử
dụng rau sạch cho bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.

- Trên thị trường có bán rau sạch, nhưng rau sạch được bán chưa thực
sự tạo được niềm tin, sự tin tưởng của người tiêu dùng.


- Nhu cầu về các loại rau sạch là rất lớn, cung cấp rau sạch chua thể đáp
ứng được nhu cầu của người dân, đây là lỗ hổng rất lớn của thị
trường, là cơ sở quan trọng của việc hình thành dự án này.
- Rau bán ở các siêu thị
Gần thị trường của dự án có các siêu thị bán rau: Siêu thị
FIVIMART cũng là đối thủ cạnh tranh của cửa hàng Rau sạch.
Nhóm đã trực tiếp đến hai siêu thị này, tận mắt quan sát tìm hiểu và nhận
thấy rau bán ở hai siêu thị này có những điểm mạnh, yếu sau:
Điểm mạnh:
- Rau được bán trong siêu thị, danh nghĩa siêu thị ít nhiều đã tạo được
sự tin tưởng về chất lượng.

- Trong siêu thị có bán nhiều hàng hoá, nhất là có bán thực phẩm vì thế
tạo sự thuận tiện cho sự mua sắm.
- Có hệ thống làm lạnh và bảo quản rất tốt.
Điểm yếu
- Rau được bọc trong các túi nilon, người tiêu dùng chỉ biết được duy
nhất thông tin giá rau và mã số tiền, ngoài ra không còn có thông tin gì
hết.
- Rau được bày bán kém hấp dẩn, số lượng, chủng loại rau ít. Các loại
rau được bày bán lẫn lộn, không theo thứ tự và chủng loại rau, nên kém
hấp dẫn với người mua.
- Những giờ cao điểm buổi chiều, buổi tối số lượng khách hàng vào
mua hàng rất đông. Người mua phải xếp hàng chờ đợi thanh toán tiền
lâu và mất thời gian. Điều này không tiện dụng cho người mua ra, đôi
khi còn tạo cảm giác khó chịu.
- Siêu thị Fivi Mark: Vào siêu thị phải gữi xe và mất tiền vé. Xe máy
2000đ, xe đạp 1000đ như vậy chi phí cho việc mua rau nói riêng là tăng


lên, không thu hút khác hàng vào mua. Hơn thế nữa, việc lấy xe mất nhiều
thời gian vì số lượng xe lớn.
- Giá rau ở các siêu thị thường cao hơn nhiều so với các cửa hàng và chợ.

II.

Nghiên cứu thị trường
1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển, kinh tế tăng trưởng
nhanh và ổn định, mức sống của nhân dân không ngừng được nâng cao
đặc biệt là ở Hà Nội. Người dân có nhiều điều kiện để quan tâm tới sức

khoẻ của mình nhiều hơn trong đó có tiêu dùng các loại rau sạch. Hiện
nay nhu cầu rau sạch là rất lớn, đối với phần lớn các hộ gia đình. Đây là
điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ rau sạch nói chung và việc tiêu thu
rau của cửa hàng nói riêng, đem lại cơ hội thành công lớn của dự án.
-

Môi trường tự nhiên

Việt Nam nằm trong vùng xích đạo, nên khí hậu có ảnh hưởng nhiệt đới
gió mùa, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng các loại rau, quả với
số lượng lớn, đa dạng và ổn định. Các loại rau quả có quanh năm và rất
đặc trưng theo mùa. Điều này rất thuận lợi cho cửa hàng cung cấp được
nhiều loại rau, hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và thuận lợi
khi mở rộng quy mô của cửa hàng
- Môi trường công nghệ
Ngày nay khi khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học rất
phát triển. Sự tiến bộ của Khoa học ứng dụng trong nông nghiệp sẽ cho
phép tạo ra nhiều loại giống cây, rau, quả mới với chất lượng cao, quy


trình kỹ thuật sản xuất rau tiến bộ sẽ nâng cao chất lượng các loại rau và
ít phụ thuộc vào thời tiết hơn. Kỹ thuật trồng rau sạch được phổ biến rất
rộng rãi, xuất hiện nhiều nhà cung ứng sản xuất rau sạch hơn. Điều này
làm giảm sức ép và lệ thuộc vào nhà cung ứng, và có nhiều cơ hội để lựa
chọn được nơi cung ứng có chất lượng tốt nhất có thể.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ cho phép kiểm tra chất lượng rau,
phân biệt rau sạch và không sạch được dễ dàng và nhanh gọn hơn. Người
tiêu dùng, nhà quản lý, cũng như kiểm tra chất lượng đối với nhà cung
ứng sẽ thuận tiện hơn.
- Môi trường chính trị pháp luật

Việt Nam là nước có nền kinh tế, chính trị ổn định. Nhà nước đang
khuyến khích, hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, hộ gia đình. Điều đó tạo điều
kiện cho sự hình thành và mở rộng cửa hàng .
2. Phân tích nhu cầu thị trường
 Để nắm rõ nhu cầu của khách hàng về rau sạch, nhóm đã tiến hành điều
tra nhu cầu của khách hàng bằng phiếu điều tra. Đối tượng được điều tra
là cá nhân, những người nội trợ chính trong các gia đình. Để đảm bảo tạo
cho người được điều tra trả lời các câu hỏi được thoải mái, thuận tiện nhất
và khai thác được nhiều thông tin nhất, nhóm chọn hình thức điều tra
phỏng vấn trực tiếp và ghi ngay vào phiếu điều tra.
Tổng số phiếu điều tra phát ra là 100 phiếu.
Kết quả của cuộc điều tra đã cung cấp cho dự án những thông tin hết sức
quan trọng trong đánh giá cầu về rau sạch và nắm bắt nhiều thông tin của
đối thủ cạnh tranh dưới con mắt của khách hàng.
1. Ông ( bà) có biết cửa hàng bán rau sạch nào ở gần Chợ Lĩnh Nam
không?


Trả lời: Có 32 người không biết chiếm 32 % , 68 người biết chiếm 68 %.
Trong số 68 người biết có cửa hàng bán rau sạch trong khu vực trên thì
có tới 30 % ( tức 30 người ) thường xuyên mua rau tại cửa hàng này. Điều
đáng quan tâm là đại bộ phận người mua rau ở tại cửa hàng ra sạch là vì
họ cho rằng : mua rau ở chợ gần nhà và cửa hàng rau sạch thì mua rau ở
cửa hàng rau sạch dù sao cũng được yên tâm hơn so với mua rau ở chợ.
2. Mức tin tưởng của ông ( bà ) đối với chất lượng vệ sinh của rau khi
mua rau ở cửa hàng rau sạch trong khu vực?
Trả lời: Có 60 % không ( 60 người ) không tin tưởng lắm. Điều này chủ
yếu là do thông tin ghi trên bao gói không đảm bảo, không đủ sức thuyết
phục rằng rau đó là rau sạch và cửa hàng vẫn có thể bán các loại rau
không sạch mà người tiêu dùng khó phát hiện được. Đây là điểm yếu nhất

của cửa hàng rau sạch trong việc tạo sự tin tưởng về chất lượng rau xét
trên quan điểm của người tiêu dùng.
3. Nếu đã biết đến cửa hàng rau sạch ông ( bà ) có đến thường xuyên
không?
Trả lời: Trong số những người biết cửa hàng bán rau sạch có 42,8 %
không mua rau thường xuyên tại các cửa hàng đó với lý do nhiều nhất
cho rằng : không tin tưởng rau bán là rau sạch, thông tin ghi trên bao bì và
biển hiệu cửa hàng chỉ là hình thức; trong đó có 57,2 % mua rau ở chợ
gần nhà vì không tin rau ở cửa hàng rau sạch mà giá lại cao hơn so với giá
rau ngoài chợ.
Trong số những người không biết cửa hàng rau sạch có tới 68,8 % được
hỏi rất muốn mua rau sạch, muốn là 25 %, không quan tâm là 6,2 %. Đây
là khách hàng tiềm năng rất lớn chưa được khai thác.
4. Mỗi ngày ông ( bà ) chi tiêu cho rau là bao nhiêu tiền? Ông ( bà ) có
sẵn lòng bỏ ra số tiền nhiều gấp 1,5 đến 2 lần để chuyển sang mua rau tại
các cửa hàng rau sạch không ?
Trả lời: Trong số 100 người được cho biết : Hiện nay trung bình mỗi ngày
mỗi gia đình chi tiêu cho rau sạch là 7000 – 8000đ và điều quan trọng hơn
cả là có tới 80,36% sẽ sẵn sàng chi tới gấp 1, 5 – 2 lần tức 12000 –
16000đ để chuyển sang mua rau ở các cửa hàng rau mà họ tin rau bán là
rau sạch, 19,64% còn lưỡng lự suy nghĩ chưa biết có mua hay không.
5. Điều gì làm cho ông ( bà ) tin rằng rau bán trong cửa hàng là rau sạch?
Trả lời:
Đại bộ phận chỉ tin là rau sạch nếu có tối thiểu các thông tin sau:


- Sản phẩm có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, cơ quan bảo đảm về
chất lượng rau.
- Thông tin về quy trình sản xuất, thời hạn sử dụng rau.
- Sản phẩm được dán tem bảo đảm chất lượng và có bảo hiểm.

- Sản phẩm có uy tín chất lượng
- Thường xuyên được các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm
tra trực tiếp tại cửa hàng.
 Qua phân tích nhu cầu thị trường, nhóm nhận thấy được một số điều quan
trọng sau:
- Người dân rất quan tâm tới sức khoẻ trong đó có việc dùng rau sạch trong
bữa ăn hàng ngày. Họ rất lo lắng về rau không sạch được bán trên thị
trường và rất khó nhận biết được với các loại rau sạch.
- Nhu cầu về rau sạch là rất lớn, chi tiêu cho mua rau chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong thu nhập, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra chi phí gấp 1, 5 - 2 lần để
mua rau sạch
- Hình thức trình bày, thông tin bao gói về sản phẩm rau rất quan trọng.
Rau thế mà mặc dù có bảo hiểm song theo chúng tôi cửa hàng vẫn chưa
thực sự tạo được tin tưởng với người tiêu dùng.
- Điểm hạn chế lớn nhất đối với rau ở các chợ là chất lượng phục vụ không
được cao, khung cảnh mất vệ sinh, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng,
không được kiểm tra kiểm soát về chất lượng. Không bảo đảm quyền lợi
người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

III.

Chiến lược kinh doanh
1. Kế hoạch sp
 Nguồn cung ứng rau sạch


Cửa hàng Rau an toàn chuyên kinh doanh các sản phẩm rau sạch. Vì vậy
việc lựa chọn nhà cung cấp rau sạch, có uy tín và chất lượng trên thị trường
là vấn đề hết sức quan trọng. Qua điều tra thực tế, nhóm đã tìm được hai
nơi cung cấp rau sạch cho cửa hàng Rau an toàn đó là:

- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam_Số 665- đường Lĩnh NamquậnHoàng Mai- TP. Hà Nội.
-

Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Rau Quả Sạch Phương Hoa_Địa
chỉ : Tổ 7, phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, TP, Hà Nội.

 Nhóm đã tìm hiểu về quy trình trồng rau, khối lượng rau nhà cung cấp có thể
cung cấp, giá cả, chủng loại rau...Sau khi nghiên cứu kỹ hai nhà cung ứng rau
trên. Nhóm quyết định: Chọn hợp tác xã rau an toàn Lĩnh Nam làm nhà cung ứng vì:
 Rau của hợp tác xã Lĩnh Nam rất có uy tín và nổi tiếng trên thị trường.
Biểu hiện rõ ràng nhất là hai năm liên tiếp rau an toàn Lĩnh Nam đều
được huy chương vàng. Điều này sẽ tạo sự tin tưởng đối với người mua
rau tại cửa hàng Rau an toàn
 Hợp tác xã Lĩnh Nam có thể cung cấp khối lượng rau lớn đa dạng và ổn
định. Mỗi ngày hợp tác xã cung cấp 15-16 tấn rau sạch các loại cho thị
trường. Việc chọn nhà cung ứng Lĩnh Nam làm cửa hàng yên tâm không
phải chuyển đổi sang nhà cung ứng mới khi khối lượng rau bán của cửa
hàng tăng nhanh, cửa hàng mở rộng qui mô, mở các cửa hàng khác ở địa
bàn khác.
 Địa điểm của cửa hàng gần Hợp tác xã Lĩnh Nam hơn Công ty TNHH
Thương Mại Dịch vụ Rau Quả Sạch Phương Hoa Cửa hàng sẽ giảm được
chi phí chuyên chở rau.
 Theo hợp đồng hai bên sẽ ký kết. Bên cung cấp rau an toàn Lĩnh
Nam phải đảm bảo chất lượng rau an toàn cho cửa hàng và phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn, phải bồi thường hoàn toàn kinh phí để cứu chữa
cho người do dùng rau của Lĩnh Nam bị ngộ độc .
 Biện pháp tiêu thụ sản phẩm:
Theo như kết quả của cuộc điều tra thì có tới (87.36% ) người được hỏi sẽ
mua rau nếu tin là rau sạch và sẽ sẵn sàng trả giá gấp 1,5-2 lần để được tiêu
dùng rau sạch, do vậy điều quan trọng nhất là làm cho khách hàng tin rau bán



ở cửa hàng là rau sạch. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhóm sẽ tiến hành
một loạt các biện pháp, cách thức để thuyết phục, chứng minh cho khách
hàng thấy rau ở cửa hàng là an toàn cho sức khoẻ.
 Về bao gói, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm:
Tất cả các sản phẩm rau sẽ được đóng gói bằng túi nilon đóng kín với.Trên
bao gói sẽ có những thông tin sau cung cấp cho người tiêu dùng.
 Về tính chất thương hiệu của sản phẩm :
Tiêu chí để xây dựng thương hiệu rau an toàn 5 sao được căn cứ trên 5
yếu tố cơ bản, đó là: sản phẩm được hình thành và bảo đảm bởi 3 bên: cơ
quan chỉ đạo giám sát, người sản xuất và người phân phối; người tiêu
dùng có nhiều quyền lợi do sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng, an
toàn; trên mỗi bao bì sản phẩm đều có dán tem bảo đảm; khi mua rau
người tiêu dùng cắt và giữ tem trong 2 ngày để nếu có sự cố xảy ra thì
được hưởng tối đa là 10 triệu đồng/người/vụ; rau ăn lá chỉ nên sử dụng
trong ngày, các loại khác có thể sử dụng tối đa 3 ngày nếu được bảo quản
trong tủ lạnh; người tiêu dùng chỉ nên sử dụng những sản phẩm bao gói
còn nguyên vẹn và có đầy đủ thông tin về số lượng, ngày sản xuất...
 Về mức khối lượng
Rau được đóng gói với các mức khối lượng khác nhau (300g, 500g, 800g/
gói) để người tiêu dùng tuỳ chọn
 Về đặc diểm của sản phẩm :
Sản phẩm được hình thành và chỉ đạo và giám sát bởi các bên: Cơ quan chỉ
đạo giám sát (Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội); người sản xuất và nhà
phân phối.
 Về chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Trên mỗi túi rau có dán tem bảo đảm sản phẩm đã được kiểm duyệt,
sản phẩm được bảo hiểm bởi Bảo Việt Hà Nội.
- Trong mỗi túi rau có kèm theo một tờ tem có ghi: tên mặt hàng, ngày thu

hoạch, hạn sử dụng. Để tránh việc làm giả, tờ tem này sẽ được đóng dấu
đỏ của hợp tác xã Lĩnh Nam.
- Để cho người tiêu dùng thực sự tin rau của cửa hàng được lấy ở nơi sản
xuất có uy tín chất lưọng, nhóm sẽ đề nghị và được chủ nhiệm hợp tác xã
Lĩnh Nam đồng ý phôtô hai giấy chứng nhận huy chương vàng sản phẩm:
 Huy chương vàng do ban tổ chức triển lãm tuần lễ xanh quốc tế Việt
Nam 2002 cấp


 Huy chương vàng thực phẩm an toàn 2003 do BTC hội chợ thực phẩm antoàn
2003 cấp. Trên đó sẽ có đóng dấu đỏ của hợp tác xã Lĩnh Nam.
Chứng nhận này là bằng chứng quan trọng mà các cửa hàng bán rau
trong khu vực thị trường không có được.
- Trong thời gian đầu hoạt động có thể có nhiều người còn nghi ngại về
chất lượng rau của cửa hàng. Nhóm sẽ mời cán bộ chi cục bảo vệ thực
vật Hà Nội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tới kiểm tra sản phẩm rau của
cửa hàng rau vào những lúc khách hàng đến cửa hàng mua rau nhiều,
đồng thời thông báo kết quả kiểm tra về chất lượng sản phẩm cho khách
hàng tới mua rau và trên bản tin của phường.
 Việc bầy bán sản phẩm
Việc bầy bán sản phẩm rau rất quan trọng.
Rau củ quả và các loại hạt giống cây trồng hay các cây hương liệu được bầy
bán trên hệ thống giá đựng rau ba tầng, rau được phân chia theo loại và bày
bán hợp lý. Ví dụ : bí đỏ sẽ được xếp cùng khoai tây, xu hào… được xếp
cùng một ngăn để người tiêu dùng dễ tìm, dễ lựa chọn. Và một dàn đựng
rau sẽ được xếp theo hình chữ u, từ ngoài nhìn vào, ở giữa bày bán các loại
rau củ, rau thơm, rau sống... ưu tiên các loại rau đang đáp ứng nhu cầu người mua
vào thời điểm đó: ví dụ mùa hè người dân sẽ tiêu dùng các loại rau như rau muống,
mồng tơi, rau ngót…
 Cách thức bán hàng

Cửa hàng Rau An Toàn có ba hình thức bán hàng
- Trực tiếp tại cửa hàng
- Bán hàng qua điện thoại
Nhiều hộ gia đình không đến cửa hàng mua rau được, cửa hàng sẵn sàng mang
đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng với chi phí tăng thêm 2000đ cho một
lần và nếu mua với số lượng lớn thì sẽ được miễn phí chi phí này. Đây là một
điểm rất mới, độc đáo, riêng có của cửa hàng.
- Thành lập các tổ tiêu dùng rau sạch
(Đây là hình thức chính của cửa hàng: vừa tạo ra ưu thế cạnh tranh với các đối
thủ, vừa gia tăng lượng khách hàng đều đặn dùng lâu dài)
Nhóm sẽ đến tiếp cận và giới thiệu mô hình này thông đến tổ dân phố, câu lạc
bộ dưỡng sinh, hội phụ nữ, người phụ trách công đoàn ở các công ty…Nhóm sẽ
mời các bác tổ trưởng dân phố hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ dưỡng sinh, trưởng
ban phụ nữa… đi tham quan mô hình trồng rau sạch của hợp tác xã Lĩnh Nam.
Sau khi đi tham quan về, người đó sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng rau của cửa


hàng Rau an toan hơn. Và nhóm sẽ gợi ý về mô hình tổ tiêu dùng rau sạch cho
các bác. Với mô hình này, các tổ tiêu dùng sẽ tập hợp từ 10 tới 15 hoặc 20 hộ
gia đình cùng nhau mua rau sạch. Hàng tuần, cửa hàng sẽ gửi báo giá cho tổ
trưởng tổ tiêu dùng để báo giá và đặt hàng cho các thành viên còn lại. Cửa hàng
sẽ ghi nhận các đơn hàng và chuyển rau đến nhà tổ trưởng tổ tiêu dùng hoặc
chuyển đến nhà từng thành viên, miễn phí. Nhóm sẽ thường xuyên thăm hỏi,
xác nhận các ý kiến đóng góp từ tổ tiêu dùng, kịp thời xử lý các trường hợp
phát sinh trong phạm vi và khả năng để tạo thông tin hai chiều từ người mua và
người cung cấp, kiến tạo sự tin tưởng, thân thiết lâu dài.
Cửa hàng sẽ cố gắng làm cho khách hàng vào mua rau được cảm giác mọi thứ
đều sạch, được phục vụ nhiệt tình và thân thiện nhất.
 Tại cửa hàng sẽ có bảng báo giá sản phẩm theo từng ngày.
 Khách hàng đến cửa hàng sẽ được những nhân viên bán hàng trẻ trung,nhiệt

tình giới thiệu những mới lạ về các loại rau: Đặc điểm, công dụng, dinh
dưỡng , những bài thuốc dân gian về một loại rau ăn hàng ngày cho khách
hàng tham khảo.
 Khách hàng vào mua rau dù ít hay nhiều đều được bọc gói sản phẩm cẩn
thận và được giới thiệu các thông tin về sản phẩm.
2. Kế hoạch nhân sự
Để hoạt động của cửa hàng diễn ra bình thường cần có người quản lý và nhân
viên bán hàng
- Người quản lý: Đàm Ngọc Diệp - người sáng lập dự án sẽ làm chủ và quản
lý cửa hàng.
- Nguyễn Thị Danh phụ trách ký kết hợp đồng, liên hệ và thanh toán tiền với
nhà cung ứng rau sạch Lĩnh Nam, bán lại sản phẩm rau còn lại vào cuối
ngày cho các trường mầm non, trường tiểu học hoặc các nhà ăn của công ty
gần đó
- Nguyễn Thị Ngân phụ trách thu chi tài chính, ghi chép sổ sách, đóng các
khoản thuế, lo thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập cửa hàng. Phụ trách
hoạt động quảng cáo, mua sắm đồ dùng cho cửa hàng và chi trả tiền lương
cho nhân viên.
- Đối với nhân viên bán hàng, Nguyễn Thị Hoa và Mẫn Thị Anh sẽ bán rau
vào buổi sáng. Mẫn Thị Anh nhanh nhẹn, lại tạo được cảm giác dễ gần, thân
thiện sẽ phụ trách về giới thiệu các loại rau, tư vấn cho khách hàng và giao
dịch với khách hàng. Nguyễn Thị Hoa chịu khó, cẩn thận sẽ phụ trách tính


tiền, ghi sổ sách và giao lại sổ sách cho nhân viên bán hàng buổi chiều. Buổi
sáng Đàm Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Danh và Nuyễn thị Ngân được nghỉ nên
sẽ phụ trách việc giao rau tới nhà cho khách hàng. Đến trưa nhóm sẽ cùng
kiểm kê rau còn thừa và vệ sinh cửa hàng chuẩn bị cho buổi chiều bán rau.
 Đến cuối ngày nhóm sẽ phân công việc vệ sinh cửa hàng và bảo quản rau
quả vào tủ lạnh.

 Sự hiểu biết của nhân viên về hoạt động và nghệ thuật bán hàng là cực kỳ
quan trọng.
 Nhóm sẽ trực tiếp hướng dẫn cho nhân viên của mình về tâm lý khách hàng,
các kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng. Khi
bán rau các nhân viên sẽ phải mặc áo đồng phục mang tên cửa hàng " Rau an
toàn": địa chỉ tin cậy cho mọi nhà.
nhóm muốn tạo dựng hình ảnh cửa hàng Rau an toàn có nhiều nét độc đáo hơn
hẳn so với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng phục vụ và mang tính chuyên
nghiệp cao.
3. Kế hoạch Marketing
a. Tiếp thị và quảng cáo
Hoạt động quảng cáo, marketing đặc biệt quan trọng. Các đối thủ cạnh tranh
(các cửa hàng rau sạch) không bán được nhiều rau sạch, chưa tạo dựng được
niềm tin trong khách hàng, chưa đánh vào tâm lý người tiêu dùng do một nguyên nhân
quan trọng là hoạt động marketing chưa tốt, chưa tạo được sự độc đáo cuốn
hút khách hàng. Cửa hàng rau sạch của nhóm sẽ tập trung vào những
biện pháp Marketing độc đáo hơn những đối thủ cạnh tranh và tác động trực
tiếp vào tâm lý và cảm nhận trực quan của khách hàng mỗi khi họ đến cửa
hàng mua rau của nhóm. Những biện pháp Marketing đó là :
Bước đầu để khách hàng biết đến cửa hàng nhóm sẽ tiến hành các hoạt
động quảng cáo, truyền tin:
- Để thu hút, làm cho người tiêu dùng biết đến cửa hàng, nhóm sẽ phát tờ
rơi quảng cáo.
- Đối với khách hàng mới lần đầu tiên tới cửa hàng nhóm sẽ phát
CardVisit giới thiệu về cửa hàng và địa chỉ liên hệ.
- Truyền tin về rau sạch của cửa hàng Rau an toàn trên đài phát
thanh phường.
- Tận dụng kế hoạch tổ tiêu dùng rau sạch, vừa có thể giới thiệu tên cửa
hàng qua những người uy tín nhất của tổ dân phố đến với mọi người,



những người này cũng đã kiểm chứng cho chất lượng rau của cửa hàng sẽ
tạo sự tin tưởng hơn của cộng đồng đối với cửa hàng. Đây là biện pháp
marketing sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
Khi khách hàng đến cửa hàng để tìm hiểu, xem , mua rau đây là lúc rất là
quan trọng. Để tác động trực tiếp tới tâm lý và trực quan, cũng như tạo cảm
giác tin tưởng cho khách hàng cửa hàng tiến hành :
- Phía bên trong cửa hàng tận dụng những khoảng trống trên tường, treo
những bức ảnh giới thiệu về nơi sản xuất rau, quy trình sản xuất rau sạch,
đặc điểm của các loại rau
- Treo Huy chương vàng chất lượng rau sạch, an toàn của nhà cung ứng
rau Lĩnh Nam.
- Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được tặng
quà,khuyến mại, giảm giá. Nắm bắt tâm lý này để thu hút khách :
- Nhân dịp khai trương cửa hàng sẽ giảm giá 30% trong hai tuần đầu chon
người mua rau.
- Tặng 1 gói muối Iot, sách nấu ăn cho khách hàng thường xuyên mua
rauvà nhiều nhất trong tháng.
- Tặng những gói lá thơm dùng để tắm, gội đầu cho những khách hàngmua
nhiều rau, thường xuyên của cửa hàng....
- Ngoài ra những người mua rau sạch về ăn cũng có nhóm khách hàng có
nhu cầu từ trồng rau trong thùng xốp hoặc trên sân thượng, và ngược lại
những người mong muốn tự trồng rau đôi khi cũng có nhu cầu mua rau
sạch bán sẵn tại cửa hàng. Tận dụng điều này, nhóm sẽ bày bán thêm các
gói hạt giống cây trồng, đất trồng cây và một số loại dinh dưỡng cho cây.
b.Dịch vụ kèm theo
- Dịch vụ chuyển rau về tận nhà với chi phí tăng thêm 1000đ, có thể miễn
phí nếu số lượng hàng lớn.
- Khách hàng đến mua rau của cửa hàng, không chỉ được giới thiệu về
cácloại rau mà sẽ được nhân viên của cửa hàng giới thiệu, tư vấn các bài

thuốc dângian về rau. Ví dụ như : Ăn nhiều tỏi rất tốt cho não bộ, tãng trí
nhớ và làm giảmsự lão hoá các tế bào; Ăn rau diếp cá và rau kinh giới rất
tốt cho khí huyết...
- Giới thiệu cho khách hàng cách nấu các món rau, thành phần dinh dưỡng
các loại rau, cách bảo quản rau được lâu và tươi.
- Đối với những khách hàng gọi điện đến góp ý, khiếu nại, phàn nàn về
cửa hàng. Nhóm sẽ thanh toán tiền cước điện thoại cho khách hàng bằng
cách ghi lại tên của khách hàng, số tiền cước điện thoại, sau đó sẽ gửi lại
tiền hoặc bằng rau khi khách hàng đến mua hàng.


4. Kế hoạch tài chính
4.1. Dự án hoạt động trong điều kiện bình thường
Tức dự án hoạt động trong điều kiện diễn biến thị trường ổn định, ít biến
động so tình hình hiện nay.

4.1.1. Xác định chi phí
a. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án
Dựa vào thông tin thu thập trên thị trường nhóm có bảng dự toán chi phíđầu
tư ban đầu như sau:
Bảng 1:BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU(ĐƠN VỊ 1000Đ).
Hạng mục chi phí

Đơn vị

Số lượng

Giá

Tổng


Tủ lạnh bảo quản rau

Chiếc

1

5000

5000

Dàn sắt dựng rau

Chiếc

3

1000

3000

Rổ nhựa

Chiếc

30

10

300


Lắp đặp điện thoại

Chiếc

1

1500

1500

Bình cứu hỏa

Chiếc

2

160

320

Bình phun nước

Chiếc

1

20

20


Bộ

6

50

300

Chiếc

2

75

150

Chi mua đồng phục
Cân


Bàn ghế

Bộ

1

Lệ phí đăng ký kinh doanh
Quạt


Chiếc

2

450

450

.

100

450

900

Chi quảng cáo

1000

Thuê biển hiệu

1000

Chi khác

1000

Chi phí thuê mặt bằng


tháng

6

4000

24000

Tổng

39040

b. Chi phí thường xuyên của dự án
Tổng hợp kết quả dự toán chi phí từ các phần như kế hoạch về nhân sự, kế
hoạch về Marketing, vể sản phẩm và một số chi dự kiến, nhóm có bán dự báo chi
hàng tháng cho năm đầu như sau:
Bảng 2:BẢNG DỰ BÁO CHI PHÍ HÀNG THÁNG CHO NĂM ĐẦU(1000Đ)
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Tổng

1200

1200

1200

1200

1200

1200

1200

1200

1200


1400

1400

1400

15600

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85


85

1020

450

450

450

450

450

450

450

450

450

450

450

450

5250


2500

2500

2500

2500

2500

2500

2500

2500

2500

2500

2500

2500

30000

3770

4713


5891

7363

9204

11505

14381

17977

22471

28089

35111

43889

204364

150

150

150

150


150

150

150

150

150

150

150

150

1800

150

150

150

150

150

150


150

150

150

150

150

150

1800

300

300

300

300

300

300

300

300


300

300

300

300

3600


500

200

200

200

200

200

200

200

200


200

200

200

2700

9105

9748

10926

12398

142389

16540

19616

23212

27706

33324

40346


49124

266134

c. Doanh thu và lợi nhuận của dự án qua các năm
BẢNG 3 : DỰ BÁO DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG 3 NĂM ĐẦU HOẠT
ĐỘNG(Đơn vị 1000đ)
Năm
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận
Lợi nhuận
Lợi nhuận
trước thuế
sau thuế
tháng
1

266134

314408

32553

22136

1845

2


368317

471612

79715

57395

4783

3

460281

613096

122160

87955

7330

4.1.2. Xác định thời gian hoàn vốn và điểm hoà vốn.
a. Xác định thời gian hoàn vốn
Là việc tính toán xem dự án hoạt động trong bao lâu thì thu hồi được vốn
Theo phương pháp trò lùi, tức lấy vốn đầu tư ban đầu trừ dần cho lợi nhuận
trước thuế thu nhập hàng tháng cho đến khi bằng không, lúc đó ta xác định
được thời gian hoàn vốn.



Tính theo phương pháp này thời gian hoàn vốn của dự án vào khoảng
10tháng 15 ngày.
b. Xác định điểm hoà vốn
Là xác định mức doanh thu đảm bảo cho dự án không bị thua lỗ trong
điềukiện hoạt động bình thường.
Điểm doanh thu hoà vốn ( R ) được xác định bằng công thức:
R = Chi phí cố định / 1-tỷ lệ chi phí biến đổi trên một đơn vị doanh thu.
Theo công thức này, điểm doanh thu hoà vốn của dự án là 176.486
triệuđồng/ năm.
Như vậy để đảm bảo dự án không bị thua lỗ thì doanh thu trung bình
mộtnăm của dự án phải đạt 176.486.OOOđ/năm hay doanh thu trung bình
đạt14.707.000(5/ tháng.
Trong điều kiện hoạt động
bình thường thì mức doanh thu này là khônglớn và dự án hoàn toàn có thể
đạt được.
4.1.3. Phương thức góp vốn và phân chia lợi nhuận
Dựa trên chi phí đầu tư ban đầu ( 39.040.000đ) và tình hình thu chi mỗitháng
trong năm đầu hoạt động cũng như đặc điểm quay vòng vốn nhanh của kinh
doanh rau sạch (do hàng hoá rau sạch mua vào được tiêu thụ ngay trongngày
và đến giữa và cuối tháng nhóm mới phải thanh toán tiền mua hàng cho HTX
Lĩnh Nam), nhóm dự kiến mỗi thành viên đóng góp 15.000.000đ. Đây không
phải là số tiền quá lớn. Theo như tình hình thực tế,mỗi thành viên chỉ có thể tự
huy động từ người thân và bạn bè khoảng10.000.000đ (không phải trả lãi), số
còn lại phải vay từ ngân hàng. Theo như sựthoả thuận của chúng tôi thì mỗi
thành viên tự chịu trách nhiệm về phần vốn gópcủa mình.
Dự kiến lợi nhuận đem chia chiếm 75% tổng lợi nhuận sau thuế và sẽ chiađều
cho 2 thành viên, số còn lại lập quỹ tích luỹ chuẩn bị cho phương án
kinhdoanh trong trong tương lai.

4.2.


Dự án hoạt động trong điều kiện thuận lợi

Biểu hiện của trường họp này là mức doanh thu cũng như tỷ lệ tăng doanh
thuđạt cao hơn dự kiến. Trường hợp này xảy ra khi các hoạt động của của
hàng đạtđược hiệu quả cao và chiếm được lòng tin của khách hàng. Theo dự
tính của chúngtôi trong trường hợp này, doanh thu của dự án trong năm thứ 2
sẽ gấp 2 lần doanhthu năm thứ nhất và doanh thu năm thứ 3 gấp 1,5 lần doanh
thu năm thứ 2.


Bảng 4:Dự báo doanh thu lợi nhuận trong 3 năm(Đơn vị:1000đ)
Năm

Chi phí

Doanh thu

Lợi nhuận
trước thuế

Lợi nhuận
sau thuế

Lợi nhuân
tháng

1

266134


314408

32553

22136

1845

2

470499

628816

126876

91351

7613

3

674865

943224

221198

159263


13272

Nếu trường hợp này xảy ra nhóm sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô cửa hàng
để đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời tăng cường tích luỹ để chuẩn bị
cho phương án kinh doanh trong tương lai.
4.3.

Dự án hoạt dộng trong điều kiện bất lợi

Biểu hiện của trường hợp này là mức doanh thu và tỷ lệ tăng doanh thu
khôngđạt được như dự kiến. Trường hợp này xảy ra khi dự án hoạt động
trong điều kiệncạnh tranh quá mạnh hoặc các hoạt động của dự án không đạt
hiệu quả như mongmuốn.
Cụ thể trong trường hợp khó khăn, doanh thu trung bình năm thứ 2 và năm
thứ 3 có thể giảm 10% mỗi năm. Ta có bảng kết quả dự báo như sau:
Bảng 5:DỰ BÁO DOANH THU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY
Năm

Chi phí

Doanh thu

Lợi nhuận
trước thuế

Lợi nhuận sau
thuế

Lợi nhuận

trong tháng

1

260133

314404

38551

26215

2185

2

239696

282964

29119

19801

1650

3

221304


254667

20630

14029

1169

Trong trường hợp này nhóm sẽ cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình
cho phù hợp. Trong trường hợp xấu nhất là các hoạt động đã được điều chỉnh
vẫn không mang lại hiệu quả thì nhóm có thể chuyển giao cửa hàng cho
người khác, rút lui khỏi thị trường chuyển sang công việc khác.
Tóm lại việc phân tích các vấn đề về tài chính của dự án bao gồm chi phí đầu
tư ban đầu, chi thường xuyên, doanh thu và lợi nhuận của dự án cho phép
nhóm có thể tin tưởng dự án khả thi về mặt tài chính.


IV.

Rủi ro và các phương án dự phòng
1.Rủi ro cuối ngày k bán được
Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động của cửa hàng do nhóm vẫn vẫn
còn thiếu kinh nghiệm trong đánh giá, dự đoán các loại rau nên có thể có
một số loại rau bị thiếu và một số loại rau còn thừa vào cuối ngày. Do rau an
toàn không thể dùng thuốc bảo quản nên thời gian tươi tự nhiên không dài,
mặc dù đã được bảo quản trong quầy dữ lạnh. Đồng thời do có sự thay đổi
đột ngột của yếu tố thời tiết mà cầu rau có thể thay đổi đột ngột.

 Để khắc phục rủi ro này và với mục tiêu đảm bảo cung cấp đến tay người
tiêu dùng các sản phẩm đạt an toàn vệ sinh cao nhất chúng tôi đã tìm hiểu

các phương pháp bảo quản rau sạch hiệu quả nhất mà tiết kiệm chi phí như:
- Phương pháp truyền thống của các cửa hàng thường là bảo quản lạnh có tác
dụng:
 Giảm cường độ hô hấp của rau quả.
 Giảm sự mất nước của rau quả.
 Làm chậm quá trình gây hư hỏng của vi sinh vật
 Hạn chế những sự phát triển không có lợi như hiện tượng nảy
 mầm của củ.
*Có 2 chế độ bảo quản lạnh rau quả:
 Bảo quản lạnh-mát:
Nhiệt độ trong kho khoảng 0-15oC
Giữ được giá trị cảm quan và dinh dưỡng của rau quả.Tuy nhiên VSV
chịu lạnh vẫn còn tồn tại và có thể gây hư hỏng. (Sản phẩm rau quả)
 Bảo quản lạnh đông:
Nhiệt độ trong kho -18 –0oC
Dùng để bảo quản rau quả lạnh đông. Rau quả phải được sơ chế rồi


làm lạnh đông nhanh trên dây chuyền lạnh, bảo quản ở nhiệt độ cho đến sử
dụng.
- Bảo quản rau quả tươi trong môi trường không khí thay đổi (MAP):
Bảo quản rau quả tươi trong môi trường không khí thay đổi là bao bọc sản
phẩm thực phẩm trong các vật liệu chắn khí, trong đó môi trường khí được
thay đổi để ức chế tác nhân gây hư hỏng, nhờ đó có thể duy trì chất lượng
của thực phẩm dễ hỏng và kéo dài thời hạn sử dụng.
Phương pháp MAP làm giảm cường độ hô hấp và các quá trình biến đổi sinh
lý, sinh hóa của rau, kéo dài thời gian sống của rau lâu hơn so với bình
thường, giúp hạn chế việc thất thoát các vitamin và khoáng chất của rau, củ,
quả trong quá trình bảo quản. Nhờ đó, hàm lượng dinh dưỡng của rau, củ,
quả được đảm bảo. Phương pháp này có thể dùng để bảo quản rất nhiều loại

rau, củ, quả, đặc biệt là các loại rau, củ, quả trong mùa đông như: Cải bắp,
cải thảo, bí đao, su hào, súp lơ, cà rốt. Bảo quản bằng phương pháp này có
thể kéo dài thời gian bảo quản của rau quả từ 15 đến 20 ngày ở nhiệt độ từ
10 - 200C, trong nhiệt độ thường có thể bảo quản khoảng từ 3 đến 4 ngày.
- Hoặc là thông gió tích cực: Nhờ quạt hoặc máy thổi không khí đảm bảo
không khí thổi vào tận bên trong rau khối rau quả, giúp cân bằng nhiệt, ẩm
và không khí, chi phí cho thiết bị không cao. Các loại rau củ quả sẽ được đặt
trong thùng carton và xếp thành trồng cao.
2.Rủi ro về giao hàng tại nhà
Trong trường hợp có nhiều khách hàng gọi điện đến đặt mua rau tại nhà
hàng, để đảm bảo rau đem đến nhanh nhất cho khách hàng ngoài việc một
nhân viên phụ trách công việc giao rau chúng tôi sẽ tham gia giao rau cho
khách hàng và thường xuyên thăm dò ý kiến phản hồi của khách hàng để
loại bỏ các vấn đề phát sinh trong thời gian sớm nhất.
3.Rủi ro về cạnh tranh
Những khác biệt đặc trưng riêng của cửa hàng, rất có thể các đối thủ cạnh
tranh sẽ bắt trước, lúc đó sự cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn. Để khắc
phục khó khăn này, cửa hàng sẽ tập trung vào chất phục vụ khách hàng sao
cho tốt nhất, nv sẽ mặc đồng phục có thể trả lời trôi chảy các câu hỏi của
khách hàng như là vấn đề nguồn gốc xuất sứ, các quy định rau sạch, đưa ra
lời đảm bảo chắc chắn,... giới thiệu sản phẩm dựa trên quan điểm của khách


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×