Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quy Trình Kiểm Tra Ly Hợp Ma Sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.6 KB, 13 trang )

Ly h ợ
p ma sát
Cấu tạo:

Hình 6.1. Ly hợp ma sát

Các hỏng hóc tiêu biểu:
- Đĩa bị động bị mòn bề mặt ma sát.
- Đĩa bị động bị cong vênh.
- Đĩa bị động bị dính dầu.
- Lò xo ép bị yếu hoặc gẫy.


- Sai lệch khe hở bạc mở đòn mở.

Quy trình kiểm tra và sửa chữa bộ ly hợp
+ Kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ
- Kiểm tra chiều cao của bàn đạp ly hợp
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp và khoảng tác động của bộ trợ lực.
- Nếu hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không phù hợp ta thực hiện điều chỉnh như sau: Nới
lỏng đai ốc hãm và điều chỉnh cần tác động cho tới khi hành trình tự do và khoảng dịch chuyển
tự do của cần tác động đúng yêu cầu. Xiết chặt đai ốc khóa. Sau khi điều chỉnh, kiểm tra lại
chiều cao của bàn đạp.
+ Kiểm tra điểm dừng của bàn đạp ly hợp.
- Kéo phanh tay để giữ bánh xe đứng yên .
- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.
- Không ấn bàn đạp ly hợp xuống , gạt cần chọn số vào vị trí số lùi một cách từ từ cho đến khi
các bánh răng ăn khớp vào nhau đến vị trí cuối cùng của hành trình.
- Khoảng cách tiêu chuẩn là 25mm hoặc hơn.
- Nếu khoảng cách không chuẩn thì thực hiện điều chỉnh theo các bước sau đây: Kiểm tra chiều
cao của bàn đạp. Kiểm tra khoảng tác động của cần đẩy và hành trình tự do của bàn đạp


- Xả khí cho hệ thống.
+ Kiểm tra sự vận hành của bầu trợ lực.
Với động cơ đang dừng , đẩy bàn đạp ly hợp xuống vài lần sau đó giữ bàn đạp ở vị trí giữa , khởi
động động cơ và xác định rằng bàn đạp ly hợp hạ xuống không đáng kể.
+ Kiểm tra độ kín của bầu trợ lực chân không.
Nhấn bàn đạp ly hợp vài lần lúc động cơ đang dừng, sau đó khởi động động cơ và đạp bàn ly
hợp. Kiểm tra rằng có trạng thái tín hiệu khác nhận được từ lực tác động của bàn đạp.
Khởi động động cơ và tắt đi, sau khi đã đủ độ chân không trong bầu trợ lực. Nhấn bàn đạp ly hợp
và xác định kết quả nhận được phải tương đương với động cơ khi chạy.
* Lưu ý : nếu kiểm tra như trên mà không được điều kiên quy định thì phải kiểmtra van chân
không nếu cần kiểm tra sửa chữa bầu trợ lực chân không.


Hình 6.2. Kiểm tra độ kín của bầu trợ
lực chân không
+ Xả khí cho hệ thống trợ lực thủy lực.
* Lưu ý : Nếu việc kiểm tra sửa chữa đã hoàn thành hoặc nghi ngờ trong đường dầu có không
khí , ta tiến hành xả khí cho hệ thống.

Hình 6.3. Xả khí cho hệ thống
+ Tuyệt đối không để dầu rơi rớt ra bề mặt chi tiết xung quanh . Lau ngay lập tức nếu bị rớt ra
ngoài . :
Các bước tiến hành như sau:
+ Đổ đầy dầu vào bình chứa bằng dầu phanh.
+ Kiểm tra mức dầu thường xuyên , nếu cần đổ
thêm dầu vào.


+ Nối ống nhựa trong suốt chịu dầu như hình 3.3.
+ Tiến hành xả khí .



Đập bàn đạp ly hợp vài lần giữ nguyên ở

vị trí thấp nhất ( đổ thêm dầu nếu cần)



Nới vít xả khí cho dầu và khí xả ra ngoài ; xiết vít lại .
Nhấc chân khỏi bàn đạp ly hợp ; Đạp lại và cứ xả như vậy đến khi chỉ còn dầu phun ra là
được .

+ Kiểm tra chi tiết và phương pháp sửa chữa .
+ Kiểm tra hoạt động của van trợ lực chân không .

Không khí được đi qua từ phía đầu van lắp thong với khí trời ( Khi hoạt động ) đến phía lắp với
bầu trợ lực .
+ Kiểm tra xi lanh chính và xi lanh lực .
- Tháo và quan sát vết cào xước , tróc dỗ , oxy hóa ….Nếu nhẹ thì dùng giấy ráp mịn đánh bóng
lại , nếu nặng thì thay mới .
- Cuppen bị mòn hỏng , chảy dầu , lọt khí thì phải thay mới .


- Dùng panme , thước cặp kiểm tra độ mòn của piston . Nếu độ mòn quá lớn thì phải thay mới.
+ Kiểm tra đĩa ma sát .
- Độ sâu của đinh tán phải nằm trong giới hạn cho phép . Nếu mòn nhiều nhô đinh tán thì phải
thay mới .


- Kiểm tra bề mặt làm việc của đĩa ma sát ,nếu mòn ít hoặc dính dầu mỡ thì dùng xăng rửa sạch,

lấy giấy ráp đánh lại .Kiểm tra độ chặt của các đinh
tán bằng cách gõ vào tâm ma sát , tán lại các đinh tán bị lỏng khi tiếng kêu phát ra rè
Dùng trục mới để kiểm tra dãnh then hoa của moay ơ nếu bị mòn nhiều thì phải thay mới.
+
Kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát
Nếu độ đảo của đĩa ma sát ngoài giá trị cho phép ghi trong “Sổ Tay SC-BD” thì ta phải nắn lại
hoặc thay mới .


+ Kiểm tra đĩa ép .
Nếu bề mặt đĩa ép bị cào xước nhẹ thì đánh bóng lại , cào xước lớn phải mài láng hoặc thay mới .
Dùng thước kiểm phẳng kiểm tra độ phẳngcủa đĩa ép


Kiểm tra độ đảo của bánh đà .
Gía trị cho phép lớn nhất là 0,1 mm . Nếu lớn
hơn thì phải thay mới .
* Lưu ý : Khi láng lại bánh đà hoặc đĩa ép
phải tăng thêm lực ép lò xo cho phù hợp


+ Kiểm tra bạc dẫn hướng
- Nếu mòn và cào xước lớn thì phải thay mới.

g) Kiểm tra độ mòn và độ phẳng lò xo màng.
- Độ mòn của lò xo màng theo STSC-BD với xe TOYOTA Land Cruiser Station Wagon độ mòn
sâu cho phép là 0,6 mm mòn rộng cho phép là 5 mm
Nếu độ mòn lớn hơn cho phép phải thay toàn bộ đĩa ép , lò xo màng, vỏ ly hợp.



- Kiểm tra độ phẳng của lò xo màng :Gía trị sai lệch cho phép là 0,5mm .
Nếu lớn hơn thì phài thay mới .

+
Kiểm tra vòng bi tỳ
Nếu không quay trơn đều thì thay mới .


Kiểm tra đòn mở
- Bôi mỡ bôi trơn kiểm tra độ mòn của đầu đòn mở .Nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật thì phải thay
mới .

+
Kiểm tra và sửa chữa biến mô.


+ Kiểm tra sự hoạt động của khớp một chiều.

Lắp dụng cụ chuyên dùng như hình vẽ sao cho dụng cụ khớp lòng bộ biến mô và vòng ngoài
khớp nối một chiều , đòn giữ của dụng cụ ăn khớp vào rãnh dẫn động bơm dầu.
Ta sẽ kiểm tra sự hoạt động của biến mô bằng cách : Ta quay chìa khóa theo chiều ngược chiều
kim đồng hồ kim thì khớp nối không quay được là tốt còn nếu khớp nối quay được thì ta cần
tháo biến mô để kiểm tra và sửa chữa.
+ Đo độ đảo của biến mô.
Gá tạm biến mô lên bánh đà bằng các bu long quanh bộ biến mô . Gá đồng hồ xo như hình vẽ
3.15. Độ đảo lớn nhất cho phép đối với biến mô là 0,30 mm . Nếu lớn hơn thì thử định tâm lại bộ
biến mô vàđo lại. Sau khithử lại mà vẫn không đạt được thong số kỹ thuật thì ta phải thay bộ
biến mô mới.
* Lưu ý : Đánh dấu vị trí lắp ghép của bộ biến mô khi tháo để đảm bảo lắp đúng sau khi kiểm
tra .





×