Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Ôn tập tổng hợp kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 34 trang )

1
Phần 1: Tỷ giá hối đoái
1. Các loại tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế:
- Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ, có 3 loại sau:
+ Tiền tệ thế giới:
Tên gọi
Giới thiệu chung
Đăc điểm
là tiền tệ được các quốc gia thừa
+ Không dùng vàng để thế hiện giá cả cũng như tính toán tổng trị giá hợp
nhận làm ptien thanh toán quốc tế
đồng.
mà không cần phải có sự thừa nhận
+ Ko dùng vàng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa
trong hiệp định ký kết giữa chính
các quốc gia
Tiền tệ thế
phủ nhiều bên. Đây chỉ có thể là
+Tiền giấy ko được đổi ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng vàng
giới
vàng
của tiền tệ
+Vàng là tiền tệ dự trữ của các quốc gia trong thanh toán quốc tế.
+Vàng chỉ được dùng làm tiền tệ chi trả giữa nước mắc nợ và chủ nợ cuối
cùng sai khi ko tìm được công cụ trả nợ thay thế
Là tiền tệ chung của một khối kinh
Tiền tệ
tế quốc tế, ra đời từ một hiệp định
quốc tế(tiền
tiền tệ ký kết giữa các nước thành
tệ hiệp


viên.Ví dụ
định)
+Hiệp định Bretton Woods (19441971) của IMF với USD là tiền tệ
quốc tế
+Hiệp định Jamaica 1976: SDR

+Tiền tệ tính toán quốc tế
+Tiền tệ thanh toán quốc tế
+Tiền tệ dự trữ quốc tế
+Đồng tiền tín dụng mà IMF dành cho ngân hàng TW các nước thành viên
vay, ko được đổi ra vàng, giá trị xác định trên cơ sở rổ tiền tệ quy định.
+SDR có thể là phương tiện dự trữ quốc tế
+Hiệp định thanh toán bù trừ của
+ko đc đổi ra vàng, ko đổi ra ngoại tệ khác một cách tự do
SEV: rúp chuyển khoản
+Cơ chế thanh toán là bù trừ giữa các nước thành viên mở tại 2 ngân hàng:
NH hợp tác KT quốc tế XHCN&ngân hàng đầu tư QT XHCN.
+Phạm vi sử dụng giới hạn trong giao dịch các nước thành viên
+EURO
+Vừa là tiền tệ đa quốc gia thay thế cho đồng tiên của các nước thành viên
và là tiền tệ quốc tế khu vực.
Tiền tệ của từng quốc gia
+Tồn tại dưới 3 hình thái: tiền mặt, tiền tín dụng bằng giấy truyền thống và
tiền điện tử
+ko dc đổi ra vàng thông qua hàm lượng vang
+Hầu hết tiền tệ quốc gia đều thả nổi( thả nổi tự do&có điều tiết)
Tiền tệ
+Tiền tệ quốc gia tham gai vào thanh toán quốc tế phụ thuộc vào vị trí của
quốc gia
tiền tệ quốc gia đó trên thị trường quốc tế của các bên trong hợp đồng

+Mức độ quản lý ngoại hối ko giống nhau
+Sức mua tiền tệ biến động theo chiều cánh kéo
- Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ, chia làm ba loại sau:
Tên
Giới thiệu chung
Đặc điểm
Có hai loại:tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần và
tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ
chuyển đổi toàn phần (USD, EURO, JPY..)
đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền
Tiền tệ tự
yêu cầu hệ thống ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ
do chuyển
này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy
đổi
phép.
+Là tiền tệ mà những khoản thu nhập bằng tiền tệ
+ko thể tự do chuyển đổi sang các ngoại tệ khác
này sẽ đc ghi vào tài khoản mở tại các ngân hàng chỉ +chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu tiền tệ từ
Tiền tệ
định sẽ được quyền chuyển khoản sang tài khoản chỉ người này sang ngườ khác trên hệ thống tài khoản mở tại
chuyển
định của một bên khác cùng một bank hay một bank
bank trong (ngoài) nước
khoản
ở nước khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép
+là tiền tệ quy định trong thanh toán bù trừ hai bên
+Ko được chuyển đổi sang các tiền tệ khác, không được
ký kêt giữa chính phủ hai nước với nhau.
chuyển khoản sang các tài khoản khác

Tiền tệ
+chỉ được ghi có và nợ trên tài khoản clearing do hiệp định
clearing
quy định, cuối năm sẽ tiến hành bù trừ bên có và nợ của tài
khoản.
2. Tiền tự do chuyển đổi là:
Là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền
yêu cầu hệ thống ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy phép.
Có hai loại tiền tự do chuyển đổi :tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần ( PHP,TWD..KRW: là tiền tệ tự do từng phần
thường đc NH Vnam giao dịch) và chuyển đổi toàn phần (USD, EURO, JPY..)
Tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần là tiền mà việc chuyển đổi của nó phụ thuôc vào một trong ba yếu tố sau:
+Chủ thể chuyển đổi:Người phi cư trú( quyền chuyển đổi tự do) và người cư trú (phải có giấy phép chuyển đổi)
+ Mức độ chuyển đổi :Từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn chuyển đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ,
dưới hạng mức đó thì được chuyển đổi tự do.

1


2
+Nguồn thu nhập tiền tệ: Các nguồn thu nhập bằng tiền của người phi cư trú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc
tế, từ hoạt động đầu tư nước ngoài..tại các nước có tiền tệ đó sẽ chuyển đổi tự do, còn các nguồn thu nhập khác phi thương mại
hoặc dịch vụ, phi đầu tư muốn chuyển đỏi phải có giấy phép.
3. Tỷ giá hối đoái
a.Khái niệm
- Khái niệm cơ bản:Là quan hê so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau
- Khái niệm thị trường:Giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái
- Ngoài ra còn có nhiều khái niệm khác nhau:
+Theo PLNH 2005: TGHĐ của đồng VN là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của VN.
+Theo Tài chính QT hiện đại trong nền KT mở (N.V.Tiến): TGHĐ là giá cả của một đồng tiền được biểu thị bằng 1 đồng tiền
khác

 Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.
b.Cơ sở hình thành:
Chế độ bản vị tiền vàng (trước năm 1914): ngang giá vàng của tiền tệ (so sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau
gọi là ngang giá vàng). Tỷ giá giữa hai đồng tiền được điều chỉnh thông qua luồng chảy của vàng giữa hai nước.
Chế độ hối đoái vàng (1914-1944): phát hành giấy bạc Ngân hàng (bank notes) và cam kết đổi các giấy bạc ra vàng theo
một tỷ lệ nhất định.TGHĐ được xác định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng mà giấy bạc Ngân hàng đại diện
Chế độ Bretton Woods (1945-1972): TGHĐ giữa các đồng tiền của các nước thành viên được xác định dựa trên cơ sở so
sánh hàm lượng vàng mà các đồng tiền đó đại diện với hàm lượng vàng của USD.
 hàm lượng vàng là cơ sở để so sánh hai đồng tiền với nhau và gọi là ngang giá vàng
Chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods (từ 1973- nay): tỉ giá không dựa trên vàng mà dựa trên ngang giá sức mua PPP
(Purchasing Power Parity) theo quy luật một giá (Rules of one price-trong một thị trường hiệu quả, tất cả các hàng hóa giống nhau
phải được bán với cùng 1 giá).
Ngang giá sức mua là tỉ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền, theo tỉ lệ này thì số lượng hàng hóa/dịch vụ trao đổi được là như nhau ở trong
nước và nước ngoài khi chuyển 1 đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại.
Tiêu chí để thể hiện ngang giá sức mua:Hệ thống giá cả của một quốc gia (PI),hệ thống giá ngoại tệ của một quốc gia (ER),giá
vàng tại quốc gia đó (Gold Price)
4. Các loại ngoại hối quy định trong pháp lệnh 2005:
Ngoại tệ: tồn tại trong các hình thái là tiền giấy, tiền kim loại, tiền tài khoản gồm có: đồng tiền quốc gia khác hoặc đồng
tiền chung châu âu(euro), quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ, gồm: Sec, hối phiếu và kỳ phiếu, thẻ tín dụng
Các loại chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ đầu tư,
các chứng từ phát sinh.
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối , thỏi, hạt
miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ.
Tiền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế
5. Các loại tỷ giá phân loại theo phương tiện thanh toán quốc tế:
Tỷ giá chuyển tiền bằng điện(tỷ giá điện hối):là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm
là ngân hàng phải chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển điện tử. Tỷ giá này có những đặc điểm: là tỷ giá
cơ bản của một quốc gia, tốc độ thanh toán nhanh, chi phí cao

Tỷ giá chuyển tiền bằng thư: (tỷ giá thư hối) là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng không kèm theo trách
nhiệm chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà ngân hàng sẽ chuyển lệnh thanh toán ra bên ngoài bằng con đường thư tín thông
thường. tỷ giá này có đặc điểm : Không thông dụng trong thanh toán quốc tế, tốc độ thanh toán rất chậm, chi phí rẻ…
Tỷ giá séc: là tỷ giá mà ngân hàng bán sec ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển sec đến người thụ
hưởng quy định trên sec. Tỷ giá sec bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua sec đến khi
sec được trả tiền.
Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả tiền:tỷ giá mà ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng là người thụ
hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả ngoại tệ
cho anh ta.Người được chuyển nhượng khi nhận được hối phiếu sẽ xuất trình đến ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền
ngay sau khi xuất trình. Cách tính tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay cũng giống nhau như cách tính tỷ giá sec, nếu có khác là lãi suất
được tính là lãi huy động ngoại tệ.
Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả chậm: là tỷ giá mà ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho khách hàng là người
thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả tiền
cho anh ta. Khi hối phiếu đến hạn thanh toán, người được chuyển nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định trên hối
phiếu để nhận tiền.
6. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái:
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại
tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư
thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. S ự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ
thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định
nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại,

2


3
khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn
cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy
tỷ giá lên cao.
Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước :Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước

khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ
giảm xuống.
Mức chênh lệch lạm phát của hai nước: Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước
tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai
đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.
Tâm lý số đông:. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp
giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị
chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại
phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách
của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ
đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.
Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách
của chính phủ, uy tín của đồng tiền…
7. Phương pháp tính tỷ giá chéo và tác dụng của nó.Trình bày công thức tính tỷ giá chéo và cho ví dụ
a.
Ngoài ba đồng tiền yết giá chủ yếu(USD, EURO, GBP), khách hàng còn muốn xác định tỷ giá giữa các đồng chưa được
niêm yết tỷ giá: xác định tỷ giá giữa các đồng tiền định giá với nhau hoặc xác định tỷ giá giữa các đồng tiền yết giá với nhau hoặc
xác định tỷ giá giữa đồng tiền yết giá của cặp tỷ giá này với đồng tiền định giá của cặp tỷ giá kia.
b.
Cách xác định tỷ giá:
Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ ở vị trí định giá của hai cặp tỷ giá khác nhau:
+Ta lấy tỷ giá của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá của tiền tệ yết giá. Muốn tìm tỷ giá bán ra ta lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia
cho tỷ giá bán của ngân hàng.
+Ví dụ: Tại Geneva, usd/chf=1,2312/17 và usd/cad=1,1125/30
cad/chf: bid rate= ask usd/chf: bid usd/cad=1,2317/1,1125=1,1071
ask rate=bid usd/chf: ask usd/cad=1,2312/1,1130=1,1061
Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ ở vị trí yết giá của hai cặp tỷ giá khác nhau:
+Ta lấy tỷ giá của tiền yết giá chia cho tỷ giá của tiền định giá.
+Ví dụ:Tại Berlin, euro/usd=1,2730/35 và gbp/usd=1,8352/57
euro/gbp: bid rate= ask euro/usd: bid gbp/usd

Ask rate= bid euro/usd: ask gbp/usd
Xác định tỷ giá hối đoái của tiền tệ ở vị trí yết giá và định giá của hai cặp tỷ giá khác nhau:
+Ta nhân hai tỷ giá đó với nhau. Muốn tìm tỷ giá bán, ta lấy hai tỷ giá mua của ngân hàng nhân với nhau. Muốn tìm tỷ giá mua, ta
lấy hai tỷ giá bán của ngân hàng nhân với nhau.
+Ví dụ: Tại Geneva: euro/ usd=1,2730/35 và usd/jpy=115,48/57
euro/jpy: bid rate= ask euro/usd X ask usd/jpy
Ask rate= bid euro/usd X bid usd/ jpy
8. Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế? Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế?
CCTTQT là bảng cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi bằng một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú
trong một thời hạn nhất định.
Kết cấu

CCTTQT

Hạng mục
thường xuyên
(CCTK vãng lai)
Current Account

Hạng mục vốn
(CCTK vốn)
Capital account

Hạng mục
chênh lệch
Discrepancies

Tài khoản
dự trữ
chính thức

(official
reserves
Account)



Hạng mục thường xuyên (CCTK vãng lai) Current
Phản ánh các khoản thu/chi làm tăng/giảm tài sản tài chính về quyền sở hữu của một nước với một nước khác. Đây là hạng
mục quan trọng, phản ánh thực chất của cán cân thanh toán quốc tế.
Gồm:
Cán cân thương mại (trade balance),
- Ghi chép hoạt động XNK hàng hóa
- Chiếm tỷ trọng chủ yếu
- XK > NK: CCTM thặng dư
- NK > XK: CCTM thiếu hụt
Cán cân dịch vụ (service balance),

3


4
- Ghi chép hoạt động thương mại dịch vụ
- Các nước pt thường thặng dư CCDV.
- XK > NK: CCDV thặng dư
- NK > XK: CCDV thiếu hụt
Cán cân thu nhập (factor income),
- Thu nhập của người lao động/từ đầu tư:
- Yếu tố ảnh hưởng:
- Số lượng lđ, mức lương, số tiền đầu tư, mức lãi..
Các khoản thu chi một chiều: viện trợ, quà biếu, kiều hối…

- Các khoản thu chi một chiều: viện trợ, quà biếu, kiều hối…
 Hạng mục vốn
Phản ánh các khoản thu/thu làm tăng/giảm tài sản tài chính về quyền sử dụng của nước này với nước khác
Bao gồm: CC vốn dài hạn/CC vốn ngắn hạn
Rất quan trọng đối với những nước có CC vãng lai thâm hụt.
 Hạng mục chênh lệch
Phản ánh các sai sót do thống kê/ghi chép.
Một số âm thể hiện một lường vốn ra/ Một số dương phản ánh một luồng vốn chảy vào
 Tài khoản dự trữ chính thức
Phản ánh mức độ thay đổi về lượng vàng/ngoại tệ/tài sản dự trữ mà các tổ chức tiền tệ nắm giữ.
– Thay đổi dự trữ ngoại hối của một nước
– Tín dụng với IMF và các NHTW khác
Mức thay đổi nguồn dự trữ chính thức đo lường mức thâm hụt hoặc thặng dư của một nước về các giao dịch của TK
thường xuyên và TK vốn
9. Giao dịch kỳ hạn? Đặc điểm vận dụng?
- Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỉ giá xác định, và việc thanh
toán sẽ được thực hiện trong tương lai xác định.
Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. ở hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu sự ràng
buộc pháp lý chặt chẽ hải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận huỷ hợp đồng.
Đặc điểm vận dụng
Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. Hợp đồng kì hạn
được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất giá tiền tệ (hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR)
Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC)với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách
hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương).
Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những
ước tính mang tính các nhân.
Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp
hơn giá xác định trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên
bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.
Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế

lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia
trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên
không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.
10. Giao dịch swap? Đặc điểm vận dụng?
là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán dùng một số lượng đồng tiền này với
một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và
tỉ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nhìn chung, đây là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận
trao đổi nghĩa vụ thanh toán. Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán nợ
gốc.
Đặc điểm vận dụng
Trước khi các giao dịch hoán đổi xuất hiện, bên vay và bên cho vay thường bị giới hạn ở lãi suất cố định hoặc lãi suất thả
nổi, cấp vốn hoặc cho vay trên cơ sở tiền mặt. Nhà đầu tư hoặc ngân hàng sẽ gặp phải sự không tương xứng về lãi suất giữa tài sản
có và tài sản nợ. Ví dụ công ty vay lãi suát cố định , nhưng lại đầu tư vào thị trường lãi suất thả nổi, chắc chắn sẽ bị lỗ khi lãi suất
giảm do không có khoản tăng thu nhập từ tài sản có lãi suất thả nổi.
Giao dịch hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng này, tạo cho ngân hàng, doanh nghiệp kiểm soát tốt
hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình.
11. Giao dịch tương lai? Đặc điểm vận dụng?
Hợp đồng tương lai (Futures contract, Futures) là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao
dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong
tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí
hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán.
Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác
theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.

4


5
Đặc điểm vận dụng
_Hợp đồng tương lai luôn được giao dịch trong các sàn giao dịch,

_Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hoá cao, hàng hoá được phân theo lô, đánh số, kí mã hiệu đầy đủ.
_Hợp đồng tương lai ít rủi ro hơn khi mà nó được giao dịch thông qua các sàn giao dịch, bên còn lại của hợp đồng là
clearinghouse, luôn đảm bảo uy tín.
_Ttrong hợp đồng tương lai, các đối tác được xác định ngẫu nhiên
_ Đối tượng tài sản không hiện hữu ở thời điểm ký hợp đồng, mà hiện hữu vào thời điểm tương lai ghi trên hợp đồng.
Ví dụ: lúa non thì không ăn được, người chủ lúa không có tiền nên kêu người mua đến và bán, người mua sẽ mua và
người bán có nghĩa vụ chăm sóc lúa cho đến khi gặt. Giá bán thì cũng tùy, nếu vào vụ đói kém, giá có thể cao, nhưng thường thì
phải thấp hơn giá thị trường
Có 2 đối tượng chính mua hay sử dụng hợp đồng tương lai, một là các nhà đầu tư muốn dự phòng rủi ro (hedger), và hai
là các nhà đầu cơ trước những dự đoán về biến động giá trên thị trường
12. Giao dịch quyền chọn? Đặc điểm vận dụng?
là giao dịch ngoại tệ trong đó bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên
bán, trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêu cầu theo tỉ giá đã thỏa thuận trước.
Đặc điểm vận dụng
Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ,
công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hoá.
Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường phi chính thức. Hiện nay,
chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng thị trường chứng khoán( Chicago board Option
Exchange–CBOE, The American Stock Exchange–AMEX, The Pacific Stock Exchange–PSE, ..)
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option)và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp
đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá
định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản
phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng lựa chọn: hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy
định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: Thực hiện quyền, hay bán
quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền . Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả
quyền phí ; giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện hay là giá nổ (Strike price); ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo
hạn hay hày thực hiện.
Một điểm đáng chú ý là: trong khi người mua hợp đồng lựa chọn call mong muốn giá của sản phẩm hợp sẽ tăng lên trong
ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng lựa chọn Put lại hy vọng giá xuống. Nếu cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và

chịu mất quyền phí. Tất nhiên sự từ chối hay không từ chối quyền khi giá ngày đáo hạn cao (hay thấp) hơn giá nổ sẽ được các nhà
đầu tư tính toán trên cơ sở mức độ chênh lệch giữa giá định trước với giá ngày đáo hạn và quyền phí.
13. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế?
Theo lý thuyết: sẽ điều chỉnh CCTTQT không ở trạng thái cân bằng (nghĩa là CC vốn và CC vãng lai có tổng ≠ 0). Tuy nhiên,
trên thực tế, người ta chỉ điều chỉnh CCTTQT trong trường hợp bị thiếu hụt mà thôi.
1. Biện pháp vay nợ (vay dự trữ) làm tăng tài khoản dự trữ chính thức để cân bằng CCTTQT.
2. Áp dụng các chính sách và biện pháp tác động lên cung cầu ngoại hối (như chính sách chiết khấu cao, thu hồi vốn ĐT ở nước
ngoài, bán rẻ các CK nước ngoài, phá giá tiền tệ để kích thích xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư vào nước mình...)
3. Xuất ngoại hối (vàng để trả nợ)
4. Tuyên bố vỡ nợ.
14. So sánh giao dich kỳ hạn và giao dịch tương lai?
(thấy 2 cái cái nào c ng c l hết nên ko bỏ, mấy bạn thix cách ss nào thì học cách đ nhe)
Giao dịch kỳ hạn
Giao dịch tương lai
Thỏa thuận jua người mua & ng bán.
thông qua thị trường giao dịch tương lai (sở giao dịch)
Loại hợp đồg
Điều khoản linh động
Được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa nhug chi tiết trong hợp
đồng.
Các bên có thể lựa chọn bất kì thời hạn nào.
Chỉ có vài thời hạn I định do sở giao dịch (SGD) wi ước.
Thời hạn
Rất lớn (trug bình > 1 triệu USD/hợp đồng)
Nhỏ
Trị giá hợp
đồg
Khách ha2g duy trì số dư tối thiểu ở ngân hàg để Duy trì tiền ký quỹ theo % trị giá hợp đồng.
Thỏa thuận
đảm bảo cho hợp đồng.

an toàn
Ko thah toán tiền tệ trước ngày hợp đồng hết
Thanh toán hằng ngày bằng cách trích tài khoản bên thua &
Thanh toán
hạn
ghi có vào TK bên được.
tiển tệ
>90% hợp đồng thanh toán khi đến hạn
Chưa tới 2% hợp đồng thanh toán khi đến hạn, thường thog
Thanh toán
wa đảo hợp đồng.
sau cùng
Ko thah toán hằng ngày -> rủi ro rất lớn nếu 1
Thah toán hang ngày thong qua SGD -> ít rủi ro. Tuy nhiên,
Rủi ro
bên tham gia thất bại trog thực hiện HĐ.
có thể rủi ro jua môi giới & khách hang.
Yết giá mua & giá bán với mức chênh lệch giữa
Chênh lệch được niêm yết ở SGD.
Yết giá
giá mua & giá bán.
Tất cả các loại
Giới hạn tùy SGD
Hàng hóa
giao dịch

5


6

Giá cả
Hoa hổng
Qui chế

Ko đổi
Chêh lẹch giữa giá mua & bán
Tự thỏa thuận

Thay đổi từng ngày
Khách trả hoa hồng cho môi giới. Môi giới trả cho SGD.
SGD wi định

Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là:
1. Niêm yết trên sở giao dịch
Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý
hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.
2. Xoá bỏ rủi ro tín dụng
Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác
giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công
ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp
đồng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến bên kia.
3.Tiêu chuẩn hoá
Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả
thuận chung giữa hai bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối
lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước.
4. Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market).
Trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào
cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp
đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, vì không bên nào
biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả

tiền cho những người thắng.

6


7
Phần 2: Phương tiện thanh toán
1. So sánh Séc thương mại và Séc du lịch?
Người phá hành

Séc thương mại
Doanh nghiệp cá thể.

Séc du lịch
Ngân hàng.

Người hưởng lợi

Bất cứ ai trên séc

Người mua séc du lịch

Loại séc

Vô danh, đích danh, theo lệnh

Đích doanh

Chuyễn nhượng


Bằng ký hậu

Không thể chuyển nhượng

Thời hạn hiệu lực

Luật quy định

Vô hạn

Số tiền

Người ký phát quy định

Theo mẹnh chuẩn giá

Điều kiện phát hành

Có tiền trên tài khoản

Dùng nội tệ mua

Cách nhận tiền

Nhờ ngân hàng thu tiền

Ký đối chứng tại ngân hàng chỉ định.

Séc thương mại (Private cheque): là séc do các doanh nghiệp, cá nhân, thể nhân phát hành, không phải do các ngân hàng
hay tổ chức tài chính trung gian. Ngân hàng là tổ chức nắm giữ tài khoản của người phát hành séc và cũng chính là người thực

hiện mệnh lệnh thanh toán. Mệnh gíá séc bằng mệnh giá hoá đơn, và ngân hàng sẽ thanh toán séc cho người thụ hưởng với điều
kiện séc được xuất trình cho ngân hàng thanh toán, cùng với sự đồng ý của người ký phát. Khi sử dụng séc thương mại ta cần lưu
ý một số vấn đề sau:
- Séc thương mại thường được dùng khi người bán và người mua giao hàng trực tiếp cho nhau.
- Phương thức nhờ thu trơn thường được sử dụng để thu tiền séc.
- Khi nhận thanh toán bằng séc, người xuất khẩu phải kiểm tra xem tấm séc đó có bị rách, chắp vá, tẩy xoá hay sửa đổi gì
không; phải xem xem tấm séc đó còn hiệu lực thanh toán không, có khả năng thanh toán không, tốt nhất là nên nhận séc bảo chi
hoặc séc chấp nhận; đặc biệt người xuất khẩu phải xem người hưởng lợi có đúng với người được cam kết trả tiền không.
Séc du lịch là một loại séc quốc tế, bao gồm 5 loại đơn vị tiền tệ: USD, EUR, AUD, CAD, JPY. Chúng được in sẵn mệnh
giá và được chấp nhận ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Tại một số nước phát triển, séc du lịch có có giá trị thanh toán như
tiền mặt. Người mua séc du lịch có thể quy đổi ra tiền mặt bằng cách ký xác nhận lên tờ séc.
Séc du lịch là một trong những phương thức thanh toán thông thường dành cho khách hàng khi đi nước ngoài với những
tiện ích nổi bật:
- An toàn hơn tiền mặt: Séc du lịch có thể được hoàn đổi khi bị thất lạc hay mất cắp, thông thường trong vòng 24 giờ.
- Dễ sử dụng và bảo quản: Phù hợp với cả những chuyến đi ngắn và dài ngày, có thể để dành cho những chuyến đi tiếp theo.
- Thanh toán tiện lợi: Séc du lịch được chấp nhận thanh toán rộng rãi gần như khắp thế giới.
- Phương tiện kiểm soát chi tiêu: Giúp khách hàng có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong khoản kinh phí dự trù cho chuyến đi.
- Hoàn đổi dễ dàng: Dịch vụ thu đổi toàn cầu, 24/24 giờ, 365 ngày/năm, có mặt từ các ngân hàng đến nhà hàng, sân bay và các
trung tâm thương mại.
Séc du lịch là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó.
Ngân hàng phát séc đồng thời cũng là ngân hàng trả tiền.
Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân h àng phát séc. Trên séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi.
Khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ định, người hưởng lợi phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng mới trả
tiền. Thời gian của séc du lịch có hiệu lực do ngân hàng phát séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn và có thể vô hạn.
Trên séc du lịch có ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền.
Có 2 đặc điểm phân biệt séc du lịch với séc thông thường, đó là séc có mệnh giá được in trên mặt séc và séc du lịch phải
được trả bằng tiền mặt khi phát hành.
Séc du lịch là một sản phẩm tiền tệ in sẵn với mệnh giá cố định, phục vụ mục đích đi du lịch, được thiết kế để cho phép
người có tên ký trên séc thực hiện thanh toán vô điều kiền cho các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Đối với người đi du lịch, thật
không an toàn nếu họ mang theo mình một số tiền mặt lớn. Séc du lịch vừa an toàn vừa tiện lợi, và có thể thay thế nếu chẳng may

bị mất hoặc bị đánh cắp, thường là trong vòng 24 giờ.
2. Trình bày các loại Séc trong thanh toán quốc tế?
Có 10 loại Séc trong TTQT:
a. Séc ghi tên (Nominated check): ghi rõ tên Người thụ hưởng, không chuyển nhượng được bằng thủ tục kí hậu, chỉ có Người
thụ hưởng có tên trên séc mới được lĩnh tiền ở NH.
b. Séc vô danh (Nameless check): không ghi tên Người thụ hưởng, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc”, bất kì ai cầm séc cũng
có thể trở thành người thụ hưởng, khi chuyển nhượng không cần kí hậu.
c. Séc theo lệnh (check to order): có ghi trả theo lệnh của Người thụ hưởng có tên trên séc, có thể chuyển nhượng được bằng
thủ tục kí hậu
d. Séc gạch chéo (crossed check): trên mặt trước có 2 gạch chéo song song với nhau, không thể dùng để rút tiền mặt, thường
dùng chuyển khoản qua NH. Séc gạch chéo do Người thụ hưởng séc gạch chéo bằng 2 cách:
- Séc gạch chéo thường (~ generally): gạch chéo không tên, tức là giữa 2 gạch song song không ghi tên NH lãnh hộ tiền. Nội
dung ghi giữa 2 gạch chéo:
+ Hoặc không ghi gì cả
+ Hoặc ghi “và cty” (&CO)
+ Hoặc ghi “Không có giá trị chuyển nhượng” (Not negotiable)
+ Hoặc ghi :Chỉ trả vào tài khoản của người hưởng lợi” (A/C payee only)
- Séc gạch chéo đặc biệt (~ specially): gạch chéo có ghi tên, tức là giữa 2 gạch song song có ghi tên 1 NH nào đó, và chỉ NH
này mới có quyền lãnh hộ tiền. Nội dung ghi giữa 2 gạch chéo:

7


8
+ Hoặc ghi tên 1 NH nào đó
+ Hoặc ghi “Không có giá trị chuyển nhượng, trừ NH A” (Not negotiable/Bank A)
e. Séc chuyển khoản (Check transferable): Người kí phát séc ra lệnh cho NH trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển
trả sang 1 tài khoản khác của 1 người khác trong hoặc ngoài NH; không thể chuyển nhượng được và không thể lãnh được tiền
mặt.
gạch chéo không tên có thể chuyển thành gạch chéo có tên

f. Séc xác nhận (confirmed check): được NH xác nhận việc trả tiền. Mục đích là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ
séc, chống phát séc khống.
g. Séc du lịch (Traveller’s Check): do NH phát hành và được trả tiền tại bất cứ 1 chi nhánh hay đại lí nào của NH đó. NH
phát séc đồng thời cũng là NH trả tiền. Trên séc phải có chữ kí của Người thụ hưởng, có ghi rõ khu vực các NH trả tiền. Thời gian
hiệu lực là vô hạn.
h. Séc cá nhân quốc tế (private check): séc của các chủ tài khoản mở ở NH phát hành.
Chủ tài khoản: doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân… miễn
không phải là NH.
Đặc điểm:
- Người phát hành là các chủ tài khoản mở tại các NH.
- Người chấp hành lệnh rút tiền là các NH nắm giữ tài khoản.
- Số tiền phụ thuộc vào yêu cầu chi trả của người phát séc.
- NH trả tiền cho Người thụ hưởng chỉ sau khi séc được xuất trình và được sự đồng ý của Người ký phát séc.
i. Séc NH quốc tế (Bank’s Check): NH này phát hành ra lệnh cho NH đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền
nhất định từ tài khoản đó trả cho Người thụ hưởng có tên trên séc.
Đặc điểm:
- Người yêu cầu phát hành là người con nợ, người NK, chủ đầu tư, người cần chuyển vốn ra nước ngoài…
- Người phát hành là NH thực hiện yêu cầu phát séc.
- Người chấp hành lệnh rút tiền là NH đại lý của NH phát hành hiện đang nắm giữ tài khoản của NH phát hành.
- Số tiền có thể là 1 số tiền bất định theo yêu cầu của người yêu cầu, cũng có thể là số tiền chẵn theo mệnh giá gốc.
- Khi séc được xuất trình, NH đại lí sẽ thực hiện lệnh ngay, không cần có ý kiến của NH phát séc.
j. Séc điện tử: được thiết lập trên cơ sở séc giấy nhưng điểm khác biệt ở đây là sử dụng dữ liệu điện tử để tạo lập nội
dung, ký tên, ký hậu séc và chuyển giao séc bằng phương tiện điện tử thông thường hoặc kí thuật số.
3. Hối phiếu là gì? Đặc điểm của hối phiếu?
Hối phiếu có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng chúng có chung những nội dung sau đây:
- Là lệnh đòi tiền vô điều kiện.
- Trên bề mặt của hối phiếu có thể ghi “tiêu đề” , song cũng có thể không ghi “tiêu đề”, điều đó còn tùy thuộc vào luật của
mỗi nước quy định
- Một số tiền nhất định.
- Người ký phát cho Người bị ký phát

- Người thụ hưởng
- Thời hạn và địa điểm thanh toán
- Ngày và địa điểm ký phát
Đặc điểm của hối phiếu:
- Tính trừu tượng của hối phiếu, hay tính độc lập của khoản nợ ghi trên hối phiếu
- Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
- Tính lưu thông của hối phiếu
4. Các loại Hối phiếu trong thanh toán quốc tế?
a. Căn cứ vào thời hạn trả tiền của B/E:
- B/E trả tiền ngay (At sight draft): Người bị ký phát phải trả tiền ngay khi B/E được xuất trình. Có thể hiểu là trả ngay vào
lúc xuất trình, hoặc trả ngay vào ngày kế tiếp của ngày xuất trình.
- B/E kỳ hạn hoặc/trả chậm (Usance draft, time draft): Người bị ký phát phải trả tiền khi B/E đến hạn thanh toán quy định
trên B/E.
b. Căn cứ vào việc trả tiền B/E có kèm chứng từ hay không:
- B/E trơn: việc trả tiền B/E chỉ dựa vào B/E, không dựa vào các chứng từ gửi kèm theo, thường dùng để thu tiền cưới phí vận
tải, bảo hiểm, hoa hồng… hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của những thương nhân NK tin cậy.
- B/E kèm chứng từ: việc trả tiền B/E không những chỉ dựa vào B/E, mà còn dựa vào các chứng từ gửi kèm theo.
c. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của B/E:
- B/E đích danh (nominated draft): được ghi rõ tên Người thụ hưởng không kèm theo từ “theo lệnh”; không thể chuyển
nhượng bằng thủ tục ký hậu; ít sử dụng trong TTQT.
- B/E theo lệnh (order draft): ghi rõ tên Người thụ hưởng B/E kèm theo từ “theo lệnh”; chuyển nhượn B/E này dễ dàng và chỉ
bằng thủ tục ký hậu.
d. Căn cứ vào người kí phát B/E:
- B/E thương mại: do người bán kí phát đòi tiền người mua khi người bán hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng
thương mại.
- B/E NH: do NH phát hành ra lệnh cho NH đại lí của mình trích 1 số tiền nhất định từ tài khoản của NH phát hành B/E để trả
cho người thụ hưởng chỉ định trên B/E.

8



9

5. Nội dung của Hối phiếu?
- Phải có chữ “Hối phiếu” ghi trên mặt trước chứng từ
- Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định
- Tên và địa chỉ của người bị ký phát
- Thời hạn thanh toán hối phiếu
- Địa điểm thanh toán
- Tên của người thụ hưởng
- Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu
- Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu
6. Quyền và nghĩa vụ của người k phát và người bị ký phát hối phiếu?
a. Người kí phát B/E
- Quyền lợi:
+ Tạo lập B/E để đòi tiền Người bị ký phát hoặc bất cứ người nào do anh ta chỉ định;
+ Tạo lập B/E quy định việc trả tiền theo lệnh Người ký phát hoặc theo lệnh của bất cứ người nào do Người ký phát chỉ
định;
+ Nhận tiền từ Người bị ký phát B/E;
+ Xin chiết khấu B/E tại NH để nhận được tiền trước khi B/E đến hạn trả tiền;
+ Xin thế chấp B/E tại NH để vay tiền;
+ Chuyển nhượng quyền hưởng lợi B/E cho 1 hay nhiều người khác hoặc hủy bỏ tờ B/E;
+ các quyền pháp lý đối với các lợi ích tương lai khác của B/E như quyền khiếu nại trước tòa án hoặc trọng tài khi bị vi
phạm.
- Nghĩa vụ:
+ Trong trường hợp B/E đã được chuyển nhượng cho 1 người khác mà người khác đó không thu được tiền của B/E, thì
Người ký phát B/E phải có nghĩa vụ trả tiền cho người đó.
+ Người ký phát đã ký tên không phải là tên của chính mình sẽ phải chịu trách nhiệm như thể là ký tên của mình.
+ Người ký phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng lời văn ghi trên B/E. Tuy nhiên, điều quy định này
chỉ có giá trị ràng buộc riêng đối với người ký phát B/E.

b. Người bị ký phát
- Quyền lợi:
+ Không chịu trách nhiệm đối với B/E trước khi kí chấp nhận thanh toán B/E;
+ Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền B/E;
+ Thu lại B/E hoặc hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền B/E;
+ Thực hiện nghĩa vụ quy định trên B/E chỉ khi nào B/E đến hạn thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán;
+ Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay không trước khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền B/E.
- Nghĩa vụ:
+ Trả tiền B/E đối với B/E trả tiền ngay khi xuất trình;
+ Chấp nhận trả tiền đối với B/E trả chậm khi B/E được xuất trình;
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác do Luật Hối phiếu quy định.
7. Chấp nhận trả tiền hối phiếu? Tại sao phải chấp nhận? Các hình thức của chấp nhận hối phiếu?
- Chấp nhận là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của Người bị ký phát đồng ý trả tiền hối phiếu vô điều kiện.
- Tại sao phải chấp nhận?
Hối phiếu là lệnh đòi tiền của một bên đối với bên kia, do vậy hối phiếu phải được bên kia chấp nhận thanh toán thì hối phiếu
mới đủ độ tin cậy. Một hối phiếu đủ độ tin cậy thì lưu thông chuyển nhượng mới dễ dàng. Tuy nhiên, hối phiếu vẫn có thể lưu
thông trước khi hối phiếu được chấp nhận thanh toán, bởi vì, hầu hết luật của các nước đều quy định người ký phát cho người thụ
hưởng nếu hối phiếu phát ra và đã được chuyển nhượng mà Người bị ký phát từ chối trả tiền hối phiếu đó.
- Các hình thức của chấp nhận
Có hai hình thức chấp nhận: một là chấp nhận trên mặt trước của hối phiếu, hai là chấp nhận bằng một văn thư riêng biệt
+ Chấp nhận trên mặt trước hối phiếu có nghĩa là Người bị ký phát thể hiện ý chí đồng ý thanh toán hối phiếu bằng cách ghi các
từ như: đồng ý(agreed), chấp nhận(accepted), và ký tên, ghi ngày tháng
+ Chấp nhận bằng văn thư riêng biệt có nghĩa là Người bị ký phát tạo lập một văn bản chấp nhận trong đó thể hiện ý chí đồng ý
thanh toán, ghi ngày tháng và ký tên. Văn bản chấp nhận này có thể là giấy tờ truyền thống hoặc cũng có thể là chứng thư điện tử.
Văn bản chấp nhận phải được chuyển đến người thụ hưởng hối phiếu
8. Bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Hình thức bảo lãnh? Nguyên tắc bảo lãnh thanh toán hối phiếu?
a. Khái niệm
Là việc của 1 người thứ 3 (người bảo lãnh) cam kết đối với người thụ hưởng B/E sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền thay cho
người bị kí phát (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thanh toán đúng hạn hoặc không đầy đủ số
tiền B/E.

b. Hình thức: 2 hình thức
- Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt: do người bảo lãnh phát hành, trong đó thể hiện sự cam kết của người bảo lãnh sẽ trả tiền
cho người thụ hưởng B/E theo các điều kiện và nội dung của bảo lãnh, nếu người bị ký phát không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả
tiền của mình.

9


10
- Bảo lãnh trực tiếp trên B/E: bằng cách ghi ngay trên bề mặt của B/E nội dung cam kết bảo lãnh của người bảo lãnh. Người
bảo lãnh chỉ ghi từ “Đã bảo lãnh – Guaranteed” hoặc từ tương tự như “Aval” và ký tên.
c. Nguyên tắc
- Bảo lãnh là vô điều kiện;
- Bảo lãnh phải ghi tên người được bảo lãnh, nếu không ghi thì coi như là bảo lãnh cho người kí phát B/E;
- Người được bảo lãnh là người bị kí phát hoăc người chấp nhận B/E;
- Có thể bảo lãnh từng phần trị giá của B/E;
- Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với các
bên có liên quan đến lưu thông B/E.
9. Lưu thông hối phiếu trả ngay? Lưu thông hối phiếu trả chậm? Lưu thông séc
Lưu thông hối phiếu trả tiền ngay là hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát phải trả tiền ngay khi hối phiếu xuất
trình tới họ. Quy trình lưu thông hối phiếu trả tiền ngay qua Ngân hàng như sau:

3
Ngân hàng Người kí phát

Ngân hàng Người trả tiền

4
3


3

4
1

Người kí phát

Người bị kí phát

2

: Giao dịch cơ sở
: Thực hiện giao dịch cơ sở
: Ký phát hối phiếu trả tiền ngay đòi tiền Người bị ký phát
: Trả tiền ngay sau khi xuất trình hối phiếu
Lưu thông hối phiếu trả chậm
Hối phiếu trả chậm là hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát phải trả tiền sau một khoảng thời gian nhất định kể
từ ngày hối phiếu xuất trình hoặc kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc một ngày cụ thể trong tương lai
Quy trình lưu thông của hối phiếu trả chậm chia làm hai công đoạn: công đoạn chấp nhận hối phiếu và công đoạn nhờ
Ngân hàng thu tiền khi hối phiếu đáo hạn

3
Ngân hàng Người kí phát

Ngân hàng Người trả tiền

4
3

3


4

1
Người kí phát

Người bị kí phát

2
: Giao dịch cơ sở
: Thực hiện nghĩa vụ
: Yêu cầu Người bị ký phát ký chấp nhận thanh toán
: Hoàn trả hối phiếu đã châp nhận cho Người ký phát
Lưu thông Séc
Séc được chuyển từ địa điểm phát hành đến địa điểm trả tiền séc gọi là lưu thông séc. Lưu thông séc bao gồm hai loại có
ý nghĩa khác nhau: một là lưu thông giao séc và hai là lưu thông chuyển nhượng séc.
Lưu thông giao séc là việc lưu thông séc từ địa điểm phát hành séc đến địa điểm trả tiền séc nhưng không làm thay đổi
quyền sở hữu của người thụ hưởng séc
Lưu thông chuyển nhượng séc là việc chuyển giao séc từ Người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác có làm thay
đổi quyền hưởng lợi séc giữa những Người thụ hưởng.
10. Nội dung của Séc?
a. Tiêu đề “Séc”
Séc phải ghi tiêu đề của nó, nếu không ghi, séc sẽ vô hiệu. Sở dĩ phải ghi tiêu đề là vì để trong lưu thông dễ nhận biết đó
là séc nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ tín dụng khác.
Ngôn ngữ của tiêu đề phải cùng ngôn ngữ của nội dung séc. Séc trở nên vô hiệu nếu ngôn ngữ của tiêu đề và của nội
dung khác nhau.
b. Lệnh rút tiền vô điều kiện

10



11
Người phát hành là người có tài khoản mở ở NH. Trong trường hợp có số dư Có trên tài khoản, người phát hành được
quyền ra lệnh cho NH trích 1 số tiền nhất định từ số dư Có đó để trả cho người cầm séc. Việc chấp hành lệnh của NH mở tài
khoản là vô điều kiện, bởi vì NH mở tài khoản không quan tâm đến nguyên nhân của việc gửi tiền vào và rút tiền ra khỏi tài khoản
của chủ tài khoản, khi có lệnh gửi tiền vào thì NH sẽ chấp hành lệnh vô điều kiện, cũng như khi có lệnh rút tiền ra khỏi tài khoản
thì NH cũng chấp hành lệnh vô điều kiện.
c. Số tiền của séc là một số tiền nhất định
Số tiền nhất định là 1 số tiền được ghi 1 cách đơn giản và rõ ràng, ngta có thể nhận dạng ra ngay số tiền đó là bao nhiêu
mà không cần phải tính toán dù cho phép tính đơn giản.
Để đảm bảo tính xác thực của số tiền, luật thường quy định số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải
thống nhất với nhau.
d. Địa điểm trả tiền
Là nơi mà người thụ hưởng xuất trình séc để nhận tiền hoặc là nơi mà người thụ hưởng séc chỉ định cho NH nhờ thu xuất
trình séc để nhận tiền.
Thông thường, địa điểm trả tiền là địa chỉ ủa NH mà người phát hành séc mở tài khoản. Do đặc điểm kinh doanh của
nghề NH, NH có nhiều chi nhánh ở các nơi cư trú khác nhau, NH thường thiết lập quan hệ đại lý rộng khắp trong và ngoài nước,
NH có quan hệ với trung tâm thanh toán bù trừ nên NH có thể chấp hành lệnh rút tiền vô điều kiện ngay tại địa chỉ mà NH cư trú,
song NH cũng có thể ủy quyền cho chinh nhánh của mình, NH đại lí của mình trả tiền cho người thụ hưởng ghi trên séc, nếu
người thụ hưởng có yêu cầu trả tiền tại 1 địa chỉ khác với địa chỉ cư trú của NH chấp hành lệnh rút tiền.
Dự liệu tình huống này, luật của hầu hết các nước cho phép thiếu vắng địa điểm trả tiền ghi trên séc, với điều kiện là có
thể áp dụng quy tắc suy diễn từ nội dung của séc để tìm ra địa điểm trả tiền. Một séc không chỉ rõ địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ
ghi bên cạnh tên người bị kí phát làm địa điểm trả tiền, trong trường hợp bên cạnh tên người bị ký phát không có ghi địa chỉ thì
B/E đó sẽ vô hiệu.
e. Thời hạn trả tiền
Khác với B/E và kỳ phiếu, thời hạn trả tiền của séc chỉ có thể là trả tiền ngay khi xuất trình. Một lệnh rút tiền phải có giá
trị thực hiện ngay, không thể có kỳ hạn, bởi vì đặc điểm của lưu thông séc là có giá trị thanh toán trực tiếp nhu tiền tệ.
f. Người bị ký phát
Là 1 trung gian tài chính nắm giữ tài khoản của người ký phát séc. Những người mở tài khoản tại NH là những người có
vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa dùng đến gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu sau này

hoặc họ mở tài khoản thanh toán tại NH để thu các khoản phải thu và chi các khoản phải chi. Đặc trưng của các khoản tiền gửi
này là ngắn hạn và không kỳ hạn. NHTM là tổ chức kinh doanh tín dụng ngắn và không kỳ hạn. NH nắm giữ tài khoản là người
trung gian thu hộ và chi hộ tiền tệ cho khách hàng. Vì vậy, NHTM là người bị kí phát chủ yếu.
g. Ngày và địa điểm phát hành
Séc phải có thời hạn hiệu lực nhất định. Quá hạn này, séc không còn giá trị. Thời hạn hiệu lực của séc tính từ ngày phát
hành séc đến ngày do luật séc quy định. Vì vậy, ngày phát hành phải được ghi trên séc, nêu không, séc sẽ vô hiệu.
Séc được tạo lập ở đâu thì tuân thủ luật ở đó  cần phải ghi địa điểm phát hành. Tuy nhiên, việc ghi địa điểm phát hành
séc có thể ở nước thứ 3 hoặc ở 1 nơi mà không thể xác định được địa chỉ ở đâu, ví dụ như trên máy bay đang bay trên không
trung, cho nên luật các nước cho phép thiếu vắng địa chỉ phát hành. Trong trường hợp này, ngta coi địa chỉ ghi bên cạnh tên người
kí phát séc là địa chỉ phát hành, bởi vì người kí phát séc phải hiểu và tuân thủ luật séc của nước mình.
h. Chữ ký của người kí phát
Người kí phát là người có tài khoản mở tại NH hoặc các trung gian tài chính khác. Khi mở tài khoản tại NH, chủ tài
khoản phải lưu giữ chữ ký của mình hoặc chữ kí ủy quyền tại NH mở tài khoản. Chữ kí trên séc phải giống hệt chữ kí của chủ tài
khoản hoặc chữ kí ủy quyền. Ký séc phải kí bằng tay, các loại chữ khác đều vô giá trị.
11. Kỳ phiếu là gì? Nội dung của Kỳ phiếu?
Là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên
kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác.
Nội dung:
PROMISSORY NOTE (1)
No:…(2)…………..
For: …..(3.1)……….
……………..,(4)………..
At………..(5)….sight of this Promissory note, we promise to pay to the order of …….(6)………… the sum of ………(3.2)…..
Place of payment: ………….(Name and address of issuer)…..(7)………..…(signature)…(8)
(1)
Tiêu đề
(2)
Số hiệu của kỳ phiếu
(3)
Số tiền

(4)
Địa điểm
(5)
Thời hạn thanh toán
(6)
Người thụ hưởng
(7)
Địa điểm thanh toán
(8)
Người phát hành
Đặc điểm lưu thông kỳ phiếu:
Là một công cụ hứa trả tiền, không phải là công cụ đòi tiền. Để lưu thông dễ dàng, cần có người bảo lãnh thanh toán của
1 tổ chức TC có uy tín.
Là công cụ hứa trả tiền, nên sẽ không có nghiệp vụ chấp nhận thanh toán như B/E.

11


12
Điều 57, luật CCCCN 2005: Các quy định về Bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu đòi nợ
(B/E) có thể áp dụng tương tự đối với Hối phiếu nhận nợ
12. So sánh Hối phiếu và Kỳ phiếu?
Hối phiếu
Giống

Khác

Kì phiếu

Đều là 1 tài sản tài chính vô hình.

Các quy định về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi. (Điều 57 Luật CCCCN VN
2005).
- Là 1 lệnh đòi tiền vô điều
kiện.
- Do người kí phát tạo lập.
- Có phát sinh yêu cầu chấp
nhận thanh toán.

- Là 1 cam kết trả tiền vô điều kiện.
- Có thể do 1 người tạo lập hoặc do nhiều người tạo lập.
- Muốn lưu thông dễ dàng phải được 1 người thứ 3 đứng ra bảo lãnh thanh
toán, trừ khi người lập phiếu là người có uy tín lớn về tài chính.
- Không phát sinh yêu cầu chấp nhận thanh toán.

13. Các loại ký hậu hối phiếu áp dụng trong thanh toán quốc tế? Trong những trường hợp nào người thụ hưởng phải ký
hậu hối phiếu?
a. Khái niệm:
Là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau hối phiếu của người thụ hưởng đồng ý chuyển nhượng quyền hưởng lợi B/E cho
một người khác được chỉ định trên B/E.
Cùng với hình thức trao tay (B/E vô danh), ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng.
b. Ý nghĩa:
Ký hậu mang tính trừu tượng
Khi ký hậu, nghĩa là người ký hậu đã chuyển toàn bộ quyền lợi phát sinh từ B/E.
Chỉ ký hậu chuyển nhượng toàn bộ trị giá B/E, chứ không chấp nhận ký hậu chuyển nhượng từng phần.
Người ký phát chưa chắc là người ký hậu chuyển nhượng đầu tiên, nhưng sẽ là người có trách nhiệm cuối cùng về số tiền nếu
như nó bị người bị ký phát từ chối thanh toán.
Mang tính trừu tượng (không cần nêu lên lý do khi chuyển nhượng, không cần thông báo cho bên bị ký phát biết; mọi điều
kiện kèm theo chuyển nhượng là không có giá trị
c. Các loại ký hậu:
Blank endorsenment: không chỉ định người thụ hưởng tiếp theo do thủ tục ký hậu mang lại (dễ lưu thông, nhưng rủi ro)

(người ký hậu chỉ ký tên/ hoặc ghi pay to/pay to the order of any).
Nominated/restrictive ~: nêu đích danh người thụ hưởng tiếp theo (nếu muốn chuyển nhượng thì phải chuyển nhượng theo
luật DS). (Pay to A)
To order endorserment (ký hậu theo lệnh đích danh): là cách ký hậu trong đó chỉ định người hưởng lợi có thể là người vừa
được chuyển nhượng hoặc là người theo lệnh của người vừa được chuyển nhượng (Pay to the order of A. Rất thông dụng trong
thương mại quốc tế.
Ký hậu miễn truy đòi (without recourse endorsement): những người được chuyển nhượng không có quyền truy đòi người
chuyển nhượng nếu như là ký hậu miễn truy đòi. Người ký phát vẫn là người trả tiền cuối cùng nếu B/E bị từ chối thanh toán.
d. Các trường hợp phải ký hậu:
- Chiết khấu hối phiếu’
- Cầm cố hối phiếu
- Chuyển nhượng cho người khác
- Là phương tiện đòi tiền trong các phuong thức nhờ thu, L/c, standby L/C, L/G người thụ hưởng hối phiếu muốn thu tiền hối
phiếu phải ký hậu hối phiếu cho ngân hàng.
14. Ký hậu Séc? Yêu cầu về nội dung và hình thức ký hậu Séc?
Ký hậu séc cũng giống như ký hậu B/E và kỳ phiếu. Do đặc thù của lưu thông séc là có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ,
cho nên ký hậu séc cần tôn trọng những quy định sau:
a. Yêu cần về nội dung
- Người kí hậu là người thụ hưởng hiện hành ghi trên séc.
- Ký hậu có hiệu lực khi người thụ hưởng kế tiếp tiếp nhận séc.
- Người kí hậu chuyển nhượng séc cho người thụ hưởng kế tiếp là để trả nợ, tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ vẫn chưa được coi là đã
hoàn thành, nếu như người thụ hưởng kế tiếp chưa nhận được tiền từ NH trả tiền.
- Người thụ hưởng hiện hành có thể kí hậu chuyển nhượng séc cho người kí phát séc, nếu như anh ta cần chuyển nhượng
quyền hưởng lợi séc cho người kí phát séc hoặc có thể kí hậu chuyển nhượng cho bất cứ người nào đã kí trên tờ séc.
- Thể hiện bằng ngôn ngữ ý chí chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho 1 người khác. Các loại ý chí chuyển nhượng:
+ Chuyển nhượng cho 1 người đích danh.
+ Chuyển nhượng cho bất cứ người nào cầm séc hoặc chỉ kí mà không chỉ định ai là người thụ hưởng kế tiếp.
+ Chuyển nhượng theo lệnh của 1 người đích danh.
- Kí hậu phải vô điều kiện. Nếu kí hậu có kèm theo 1 hay 1 số điều kiện nào đó, thì coi như là không có các điều kiện đó, kí
hậu vẫn phải xuất trình séc.

- Kí hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi của séc.
- Kí hậu miễn truy đòi là loại kí hậu mà người kí hậu ghi thêm vào ý chí chuyển nhượng là không được đòi tiền người kí hậu.
- Người thụ hưởng séc quốc tế không thể tự mình thu tiền từ tờ séc, mà phải ủy quyền cho NH thu hộ theo phương thức thanh
toán nhờ thu. Kí hậu ủy quyền không làm thay đổi quyền sở hữu séc từ Người ký hậu sang NH.

12


13
b. Yêu cầu về hình thức:
- Kí hậu vào mặt sau của séc.
- Có thể kí hậu vào 1 tiếp phiếu, và phải được gắn với séc, thể hiện là 1 bộ phận cấu thành nội dung của séc.
- Phải kí bằng tay hay còn gọi là kí gốc, tức là kí trực tiếp vào tờ séc. Chữ kí của người kí phát séc phải là chữ kí của người
chủ tài khoản mà séc ra lệnh rút tiền từ tài khoản đó hoặc là chữ kí ủy quyền.
15. Bảo lãnh thanh toán Séc? Yêu cầu về nội dung bảo lãnh và hình thức bảo lãnh?
Việc bảo lãnh thanh toán Séc thương được thực hiện ở nước khác của nước ký phát Séc. Do vậy, việc bảo lãnh thanh toán séc
có quan hệ chặt chẽ với lưu thông séc quốc tế.
Bảo lãnh thanh toán séc là việc người thứ 3 cam kết với người thụ hưởng séc sẽ thanh toán vô điều kiện toàn bộ hay từng
phần số tiền của séc nếu khi xuất trình mà séc không được trả tiền.
Yêu cầu về nội dung bảo lãnh séc:
- Người bảo lãnh là người thứ 3, không phải là người ký phát cũng như không thể là ngân hàng trả tiền.
- Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ là bảo lãnh cho ai: người ký phát hay người ký hậu séc. Một bảo lãnh không ghi rõ là bảo
lãnh cho ai thì được coi là bảo lãnh cho Người ký phát séc.
- Bảo lãnh không thể hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của séc, ngoại trừ trường hợp séc vô hiệu.
- Bảo lãnh thanh toán séc là bảo lãnh độc lập, có nghĩa là người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình như đã cam
kết trong nội dung bảo lãnh ghi trên séc,ngoài ra không bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài.
- Séc chứa đựng các quyền hợp pháp đối với lợi ích tương lai mà séc mang lạo cho người thụ hưởng. bảo lãnh séc chỉ giới hạn
về mặt nghĩa vự thanh toán séc, còn không bảo lãnh việc thực thi các quyền khác của séc.
Yêu cầu về hình thức
- Bảo lãnh séc được ghi ngay mặt trước của séc, bằng một từ đơn giản như “ đã bảo lãnh”, “bảo lãnh” cho ai và ký tên. Không

ghi bảo lãnh ở mặt sau để tránh nhầm lẫn với ký hậu.
- Có thể bảo lãnh bằng một tiếp phiếu, nếu như không thể ghi bảo lãnh ở mặt trước của séc, tuy nhiên tiếp phiếu phải thể hiện
là bộ phận của séc.
- Bảo lãnh bằng một văn bản riêng cũng được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế. văn thư đó là “thư bảo đảm –
letter of guarantee”. Đặc điểm của thư bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt là người bảo lãnh chỉ bị rành buộc đối với người nào được
quy định trong thư bảo lãnh. Ngược lại nếu người bảo lãnh ký ngay trên sec sẽ buộc phải chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi
người liên quan đã được chỉ định trên séc.
16. Thời hạn xuất trình Séc? Địa điểm xuất trình? Thực hiện trả tiền?
a. Thời hạn xuất trình
- Khi séc được chuyển giao đến địa điểm thanh toán quy định trên séc thì séc phải được xuất trình để đòi tiền.
- Điều kiện thanh toán đối với séc xuất trình sau thời hạn xuất trình:
+ Phải có lí do chính đáng và xác thực (bất khả kháng)  được lùi lại đúng bằng thời hạn bất khả kháng.
+ Không có lý do chính đáng và xác thực, séc vẫn có thể được thanh toán, bởi vì theo nguyên tắc, muốn phát hành séc,
người kí phát phải có số dư Có trên tài khoản. Tuy nhiên, việc thanh toán không thể bắt buộc là ngay, mà có thể áp dụng nguyên
tắc xếp nhu cầu thanh toán loại séc này vào trật tự thanh toán ưu tiên và không có thông báo đình chỉ thanh toán bởi séc người kí
phát. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực, nếu nó được kí phát sau thời hạn xuất trình do luật định.
+ Việc xuất trình séc có thể được thanh toán sau thời hạn xuất trình do luật định, nhưng không thể kéo dài quá thời hạn
hiệu lực của séc.
* Luật CCCCN VN 2005: 30 ngày kể từ ngày kí phát, nhưng không thể chậm quá 6 tháng kể từ ngày kí phát séc.
* Luật Thống nhất về séc theo Công ước Geneva 1930: 8 ngày kể từ ngày kí phát séc, nếu séc lưu thông trong nước; 20
ngày nếu séc lưu thông ra nước khác nhưng cùng 1 châu lục; 70 ngày nếu séc lưu thông sang châu lục khác.
b. Địa điểm xuất trình
Được ghi trên séc. Nếu không ghi, séc được phép xuất trình tại địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát séc. Trong trường
hợp này, Luật CCCCN VN 2005, địa điể xuất trình là địa chỉ kinh doanh chính của người kí phát séc.
c. Thực hiện trả tiền
- Người thụ hưởng séc có thể yêu cần trả tiền toàn phần hay từng phần số tiền ghi trên séc. Số tiền đã trả từng phấn phải
được thể hiện trên bề mặt của séc hoặc thể hiện trong 1 văn thư riêng biệt.
- Người thu hưởng séc có thể yêu cầu trả tiền séc trước thời hạn xuất trình do luật định, bởi vì sẽ chỉ có thể phát hành nếu
như trên tài khoản phát séc có số dư Có. Số dư Có luôn tồn tại trong thời hạn xuất trình séc.
- Đối với séc có nhiều kí hậu, khi trả tiền cần kiểm tra tính hợp thức của dây chuyền kí hậu. Việc kí hậu chuyển nhượng

séc chỉ có thể được thực hiện trong khoảng thời gian dành cho việc xuất trình do luật định. Một dây chuyền kí hậu vượt ra khỏi
khoảng thời gian quy định đó là không hợp thức. Những người thụ hưởng séc sau thời hạn xuất trình không thể buộc NH nắm giữ
tài khoản của người kí phát séc trả tiền.
- Séc có thể xuất trình đòi tiền tại Trung tâm thanh toán bù trừ, nếu như trên séc có quy định rõ ràng.
17. Cách thức quy định thời gian thanh toán và số tiền thanh toán trong hối phiếu?
Thời hạn trả tiền là một mốc thời gian mà Người bị ký phát phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình, nó dễ bị Người ký
phát lợi dụng biến thành một điều kiện thanh toán , vì vậy hầu hết luật của các nước quy định nguyên tắc ghi kỳ hạn trả tiền hối
phiếu phải là vô điều kiện , nếu biến nó thành có điều kiện thì hối phiếu đó sẽ vô hiệu.
Có hai loại thời hạn trả tiền hối phiếu: thời hạn trả tiền ngay và thời hạn trả tiền về sau.
Số tiền ghi trên hối phiếu phải là một số tiền nhất định , tức là một số tiền được ghi một cách đơn giản và rõ ràng, người
ta có thể nhận dạng ra ngay số tiền đó là bao nhiêu mà không cần phải tính toán dù cho là phép tính đơn giản.

13


14
Để đảm bảo tính xác thực của số tiền , luật thường quy định số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải
thống nhất với nhau. Song đề phòng do sơ xuất mà có sự khác nhau giữa số tiền bằng số và số tiền bằng chữ, luật cần phải có quy
định hoặc là hối phiếu đó vô hiệu(như luật Trung Quốc), hoặc là cho phép chọn số tiền ghi bằng chữ là số tiền thanh toán( như
luật của hầu hết các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam) hoặc cho phép chọn số tiền nhỏ hơn.
Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các số tiền ghi bằng chữ hoặc giữa các số tiền ghi bằng số thì hầu hết luật của các
nước này cho phép chọn số tiền nhỏ hơn là số tiền thanh toán.
18. So sánh hối phiếu dùng cho phương thức nhờ thu và hối phiếu dùng cho phương thức tín dụng chứng từ?
B/E nhờ thu
B/E tín chụng chứng từ
Các nội dung về tiêu đề, số hiệu B/E, địa điểm và thời gian kí phát, thời hạn thanh toán.
Giống
Tham chiếu với chứng từ làm cơ sở kí phát là L/C:
Tham chiếu với chứng từ làm cơ sở kí phát là hợp
“kí phát theo L/C số… ngày… mở bởi”

đồng hoặc hóa đơn.
Khác
- Tên và địa chỉ người bị kí phát: NH phát hành L/C
- Tên và địa chỉ người bị kí phát: người NK.
19. Điều kiện thành lập Séc? Khi thanh toán Séc, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra gì?
Người ra lệnh cho NH nắm giữ tài khoản của mình rút một số tiền nhất định để trả cho một người nào đó chi với điều
kiện là trên tài khoản có số dư (trên tài khoản phải có tiền) thì NH mới có thể cấp nhận lệnh.
Tuy nhiên Người ký phát cũng có thể phát hành séc mà tài khoản không có số dư có, nếu như Ngân hàng nắm giữ tài
khoản của người ký phát dành cho anh ta một khoản tín dụng thấu chi (over draft).
Khi thanh toán Séc, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra gì?
Thứ nhất, tài khoản của người phát hành séc có phù hợp với chữ ký đăng ký tại ngân hàng hay không
Thứ hai, cần kiểm tra cẩn thận tính chất hợp pháp của người xuất trình séc
Đối với séc đích danh cần phải kiểm tra chứng minh nhân dân, ký hậu chuyển nhượng đối với séc để trống cần kiểm tra,
tình trạng séc có bị cấm thanh toán hay không.
Sau khi kiểm tra, ngân hàng có thể từ chối thanh toán khi tài khoản không đủ tiền và quá thời hạn xuất trình séc ngân
hàng buộc phải từ chối thanh toán khi có sự phản đối của người phát hành séc và người xuất trình séc có chứng cớ là không được
ủy quyền. Nếu ngân hàng từ chối thanh toán tờ séc phải trả lại tờ séc cho ng ười hưởng lợi tờ séc và ghi rõ lý do tại sao từ chối.
20. So sánh Séc và Hối phiếu?
Hối phiếu
Séc
- Công ước Geneva 1930 (ULB 1930)
- Công ước Geneva 1931 (ULC 1931)
Quốc tế
- Văn bản Ủy ban Luật TMQT LHQ 1982
NGUỒN
- Luật Hối phiếu 1982 của Anh
- Luật TM thống nhất 1962 (US)
LUẬT
Luật Quốc
- Luật TM thống nhất 1962 (US)

ĐIỀU
gia mang
CHỈNH
tính quốc tế
Luật các công cụ chuyển nhượng do Quốc hội ban hành ngày 29/12/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006
Luật VN
Đều có tiêu đề, số tiền, địa điểm trả tiền, ngày kí phát
Giống
Bản chất
Là lệnh đòi tiền vô điều kiện
Là lệnh rút tiền vô điều kiện
Thời hạn thanh toán
Có 2 loại thời hạn thanh toán:
Thời hạn trả tiền chỉ có thể là trả tiền ngay
Thời hạn thanh toán ngay
khi xuất trình. Một lệnh rút tiền phải có giá
+ “Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ…của hối phiếu
trị thực hiện ngay, không thể có kì hạn, bởi
này…”;
vì đặc điểm lưu thông séc là có giá trị
NỘI
+ “Ngay sau ngày…tháng…năm của bản thứ…của
thanh toán trực tiếp như tiền tệ.
DUNG
Khác
hối phiếu này…”
Thời hạn thanh toán về sau
+ “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ…của hối phiếu
này…”;
+ “X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ…của hối phiếu

này…”;
+ “Đến ngày…tháng…năm…của bản thứ…của hối
phiếu này…”
Tính trừu tượng, bắt buộc, lưu thông
Giống
Sự hình thành và lưu thông
a. Hình thành
a. Hình thành
- Do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát
Do người chủ tài khoản ra lệnh cho NH trích
thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định khi
từ tài khoản của mình 1 số tiền nhất định để
ĐẶC
có yêu cầu hoặc vào 1 thời điểm nhất định trong
trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo
ĐIỂM
Khác
tương lai cho người thụ hưởng.
lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm
- Hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở
séc.
+ B/E TM: hợp đồng TM
+ B/E ngân hàng: hợp đồng cung ứng dịch vụ.
b. Lưu thông
- Lưu thông bằng cách trao tay:
b. Lưu thông

14



15
+ B/E trả cho người cầm phiếu
+ B/E đã kí hậu để trắng
- Lưu thông bằng thủ tục kí hậu B/E: phổ biến
nhất.
- Lưu thông B/E trả tiền ngay
- Lưu thông B/E trả chậm

- Lưu thông chuyển giao: từ địa điểm phát
hành đến địa điểm trả tiền không làm thay đổi
quyền sở hữu của người thụ hưởng séc.
- Lưu thông chuyển nhượng: từ người thụ
hưởng này sang người thụ hưởng khác có làm
thay đổi quyền hưởng lợi séc giữa những
người thụ hưởng.

Cách thanh toán
(Điều 38 Công ước Geneva 1930)
- Người cầm phiếu có thể thanh toán vào 1 ngày cố
định hoặc vào 1 thời gian cố định sau ngày kí phát
hoặc sau thời gian xuất trình, phải xuất trình B/E để
xin thanh toán ngay vào ngày B/E được phép thanh
toán hoặc vào 1 trong 2 ngày làm việc kế tiếp.
- Việc xuất trình B/E tại phòng thanh toán bù trừ
tương đương với việc xuất trình để xin thanh toán.

Thời hạn hiệu lực
(Điều 70 Công ước Geneva 1930)
- Tất cả các hành vi phát sinh từ B/E đối với người
chấp nhận được chấm dứt sau 3 năm kể từ ngày B/E

đáo hạn.
- Các hành vi của người cầm B/E đối với những người
kí phát được chấm dứt sau 1 năm tính từ ngày kháng
nghị trong thời hạn cho phép hoặc từ ngày đáo hạn,
nếu như có quy định “không kháng nghị”.
- Các hành vi của những người kí hậu đối với nhau và
đối với người kí phát được chấm dứt sau 6 tháng tính
từ ngày mà người kí hậu nhận và thanh toán B/E hoặc
từ ngày anh ta bị kiện.
Thời hạn xuất trình theo Luật CCCCN VN 2005
(Điều 43)
- Ngường thụ hưởng có quyền xuất trình B/E tại địa
điểm thanh toán để yêu cầu người bị kí phát thanh
toán vào ngày B/E đến hạn thanh toán hoặc trong thời
hạn 5 ngày làm việc tiếp theo.
- Người thụ hưởng có thể xuất trình B/E sau thời hạn
ghi trên B/E, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất
khả kháng gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời
hạn thanh toán.
- B/E có ghi thời hạn thanh toán là “ngay sau khi xuất
trình” phải được xuất trình để thanh toán trong thời
hạn 90 ngày, kể từ ngày kí phát.
- Việc xuất trình B/E để thanh toán được coi là hợp lệ
khi có đủ các điều kiện sau:
+ Do người thụ hưởng hoặc người địa diện hợp pháp
của người thụ hưởng xuất trình;
+ B/E đến hạn thanh toán;
+Xuất trình tại địa điểm thanh toán.
- Người thụ hưởng có thể xuất trình B/E để thanh toán


- Người thụ hưởng séc có thể yêu cần trả
tiền toàn phần hay từng phần số tiền ghi
trên séc. Số tiền đã trả từng phấn phải được
thể hiện trên bề mặt của séc hoặc thể hiện
trong 1 văn thư riêng biệt.
- Người thụ hưởng séc có thể yêu cầu trả
tiền séc trước thời hạn xuất trình do luật
định, bởi vì sẽ chỉ có thể phát hành nếu
như trên TK phát séc có số dư Có. Số dư
Có luôn tồn tại trong thời hạn xuất trình
séc.
- Đối với séc có nhiều kí hậu, khi trả tiền
cần kiểm tra tính hợp thức của dây chuyền
kí hậu. Việc kí hậu chuyển nhượng séc chỉ
có thể được thực hiện trong khoảng thời
gian dành cho việc xuất trình do luật định.
Một dây chuyền kí hậu vượt ra khỏi
khoảng thời gian quy định đó là không hợp
thức. Những người thụ hưởng séc sau thời
hạn xuất trình không thể buộc NH nắm giữ
tài khoản của người kí phát séc trả tiền.
- Séc có thể xuất trình đòi tiền tại Trung
tâm thanh toán bù trừ, nếu như trên séc có
quy định rõ ràng.
8 ngày kể từ ngày kí phát séc, nếu séc lưu
thông trong nước; 20 ngày nếu séc lưu
thông ra nước khác nhưng cùng 1 châu lục;
70 ngày nếu séc lưu thông sang châu lục
khác.


30 ngày kể từ ngày kí phát, nhưng không
thể chậm quá 6 tháng kể từ ngày kí phát
séc.

15


16
dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công
cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình B/E để thanh
toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi
thư bảo đảm.
Phần 3: Các điều kiện thanh toán trong HĐ mua bán ngoại thương
1.
Phân
loại

Phân biệt các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế.
Loại tiền
tệ

Tiền tệ
uốc gia

Phạm vi
sử dụng
tiền tệ

Tiền tệ

uốc tế

Tiền tệ thế
giới

Tiền tệ tự
do chuyển
đổi
Sự
chuyển
đổi của
tiền tệ

Tiền tệ
chuyển
khoản
Tiền tệ
Clearing

Hình
thức tồn
tại của
tiền tệ

Mục
đích sử
dụng
tiền tệ

Tiền mặt


Nội dung
Do NHTW của từng quốc gia phát hành, là đồng tiền pháp định. Gồm 3 hình thái (tiền mặt tiền tín d ng
chứng thư điện tử). Tiền QG tham gia vào TTQT có 5 đặc điểm:
- Không được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng
- Trừ các nước nghèo, đang bị bao vây phong tỏa Kinh tế (Cuba, Triều tiên) áp dụng cơ chế tỷ giá cố
định; còn lại, hầu hết tiền tệ đều tuyên bố thả nổi. Có 2 cơ chế thả nổi điển hình: Thả nổi tự do (G8) và
thả nổi có điều tiết bởi Nhà nước (VN, TQ, Liên bang Nga và các nước XHCN trước đây)
- TTQG khi tham gia vào TTQT phụ thuộc vào vị trí của nó trên thị trường tiền tệ QT, và phụ thuộc vào
sự lựa chọn tự do của các bên trong hiệp định TM, hiệp định thanh toán và các hợp đồng.
- Mức độ quản lý ngoại hối của các nước không giống nhau.
- Sức mua tiền tệ của các QG biến động theo chiều cánh kéo.
Là đồng tiền chung của một khối kinh tế, hay còn gọi là tiền Hiệp định vì nó ra đời từ một hiệp định tiền
tệ ký kết giữa các nước thành viên.
- HĐTT Bretten Woods: USD ( chức n ng TT thanh to n T TT tính to n T TT d trữ T)
- HĐTT Jamaica 1976: SD ( Special Drawing ight) – uyền r t vốn đặc biệt ( chức n ng Tiền
tín d ng và tiền tính to n trong l nh v c phi thương mại phương tiện d trữ T)
- HĐ thanh toán bù trừ nhiều bên, ký kết giữa các nước thành viên của Hội đồng tương trợ KTQT
XHCN (SEV):
p chuyển khoản – Transferable Rouble ( chức n ng Tính to n T CN thanh
to n T CN d trữ T CN)
- Hiệp ước Maastricht  EU  EURO ( chức n ng TT
thư c đo gi trị phương tiện lưu thông pt
thanh to n pt tích l y chức n ng TT T pt tính to n pt thanh to n pt d trữ)
Là đồng tiền được tất cả các quốc gia thừa nhận làm phương tiện TTQT và dự trữ QT mà không phải
thông qua bất cứ Hiệp định nào. Đó chỉ có thể là V N . 5 đặc điểm của đồng tiền này:
- Không dùng V N để thể hiện giá cả hay trị giá hiệp định và hợp đồng.
- Không dùng V N để thanh toán hàng ngày các giao dịch phát sinh giữa các Quốc gia
- Tiền giấy không được đổi ra V N một cách tự do
- V N là tiền tệ dự trữ trong TTQT

- V N là chỉ được dùng làm tiền tệ chi trả giữa nước mắc nợ và nước chủ nợ cuối cùng sau khi không
tìm được công cụ trả nợ khác thay thế.
- Là tiền tệ của 1 quốc gia hoặc khối kinh tế, mà bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu
Ngân hàng quốc gia đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà ko cần giấy phép.
- Có 2 loại tiền tệ tự do chuyển đổi: TDCĐ toàn bộ (USD, EURO, GBP, JPY, AUD, SGD, …) và TDCĐ
từng phần (PHP, TWD, THB, KRW…) – phụ thuộc vào 3 yếu tố: chủ thể chuyển đổi (Người cư trú hoặc
phi cư trú); mức độ chuyển đổi; nguồn thu nhập tiền tệ (nếu là nguồn thu nhập từ hoạt động TM thì đc tự
do chuyển đổi, nếu từ hoạt động phi TM thì phải có giấy phép)
Là tiền tệ chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác trên hệ thống tài
khoản mở tại 1 Ngân hàng hay một hoặc một số ngân hàng khác ở nước khác; chứ ko thể được tự do
chuyển đổi sang các ngoại tệ khác.
- Là tiền tệ quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ hai bên ký kết giữa Chính phủ 2 nước.
- Không được chuyển đổi sang các tiền tệ khác
- Không được chuyển khoản sang các tài khoản khác
- Chỉ được ghi Có và ghi Nợ trên tài khoản Clearing, cuối năm sẽ tiến hàng bù trừ. Bên nào dư Nợ sẽ
phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản nợ năm sau hoặc trả bằng hhdv.
Là tiền giấy hoặc tiền kim loại

Tiền tín
dụng

Là tiền tài khoản, tiền ghi sổ

Tiền tệ
tính toán

Là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả và xác định hợp đồng mua bán. Đây có thể là đồng tiền của nước
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc nước thứ 3

Tiền tệ

thanh toán

- Là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanh toán nợ nần giữa 2 bên. Thông thường ng XK thích
thanh toán bằng ngoại tệ mạnh hoặc ít ra là bằng đồng tiền tự do chuyển đổi. Trái lại, ng NK thích thanh
toán bằng đồng tiền nước mình, nhằm tiết kiệm ngoại tệ và tránh rủi ro do ngoại tệ biến động.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán:
+ Tương quan lực lượng 2 bên

16


17

Mức độ
sử dụng
trong dự
trữ và
TTQT

Đồng tiền
mạnh

Đồng tiền
yếu

+ Vị trí của đồng tiền đó trên TTQT
+ Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán
+ Đồng tiền thanh toán thống nhất trong khu vực
Đồng tiền mạnh là đồng tiền phải đảm bảo các yếu tố:
- Đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế mạnh(tổng sản phẩm GDP, GNP rất lớn).

- Đồng tiền ổn định; có tỷ lệ hối đoái và khả năng chuyển đổi cao.
- Đồng tiền dùng để dự trữ ngoại tệ của các quốc gia.
Một số đồng tiền mạnh: USD, EURO, GBP, JPY …
- Ngược lại với đồng tiền mạnh 

2. Nêu các điều kiện đảm bảo hối đoái? Điều kiện đảm bảo hối đoái nào c thể áp dụng trong điều kiện hiện nay?
Điều kiện đảm bảo hối đoái (6 điều kiện)
a. Mục đích: nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền khi tiền tệ lên xuống thất thường
Điều kiện đảm
Nội dung
bảo hối đoái
Trực
Giá cả hàng hóa và tổng giá trị của HĐ được quy định trực tiếp bằng một số lượng vàng nhất định
tiếp
Đảm bảo HĐ
- Giá cả HH và tổng giá trị HĐ được quy định bằng một đồng tiền và xác định giá trị bằng vàng của
b ng vàng
Gián
đồng tiền đó.
tiếp
- Giá trị bằng vàng biểu hiện bằng: hàm lượng vàng hoặc giá vàng.
- Là việc lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền thanh toán.
Đảm bảo b ng
- Có 2 cách quy định
ngoại hối (đảm
+ C1: HĐ quy định đồng tiền thanh toán và tính toán là 1 loại, xác định tỷ giá với đồng tiền tương đối ổn
bảo theo 1 đồng
định
tiền)
+ C2: HĐ quy định đồng tiền tính toán là đồng tiền tương đối ổn định và thanh toán bằng đồng tiền khác.

- Kết hợp ĐBHĐ bằng vàng và bằng ngoại hối
- Giá cả được tính theo đồng tiền ít biến động và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền này
Đảm bảo h n
- Lúc thanh toán nếu hàm lượng vàng thay đổi thì phải tính lại giá cả hh
hợp
- Xác định tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và tính toán, lấy TBC của 2 tỷ giá cao và thấp tại nước có đồng
tiền T NH TO N vào 1 ngày trước ngày thanh toán.
- Nên áp dụng điều kiện này vì: hiện nay không tồn tại hàm lượng vàng của các đồng tiền, và các tỷ giá biến
động liên tục nên ko có đồng tiền nào là ổn định
Đảm bảo theo
- Có 2 cách tính sự biến động của rổ tiền tệ:
rổ tiền tệ
+ Căn cứ vào TBC sự biến động của từng tỷ giá trong rổ
+ Căn cứ vào sự biến động của cả rổ tiền tệ với đồng tiền HĐ
- Coi tỷ giá SDR/EUR như đồng tiền tương đối ổn định trong điều kiện đảm bảm bằng ngoại hối
Đảm bảo căn cứ
- Giá trị HĐ sẽ điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch giữa tỷ giá của SDR/EUR với đồng tiền HĐ.
vào tiền tệ uốc
tế: SD . EU
Đảm bảo căn cứ
vào sự biến động
giá cả
b. 2 điều kiện đảm bảo hối đoái có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay là:
- Đảm bảo bằng ngoại hối (theo 1 đồng tiền)
- Đảm bảo theo “rổ” tiền tệ
Việc áp dụng này phù hợp với tình hình hiện nay theo thời điểm. Tỷ giá giữa các đồng tiền biến động thất thường, rất khó tìm
được 1 đồng tiền tương đối ổn định trong thị trường quốc tế trong thời gian dài. Do đó việc áp dụng 2 điều kiện trên theo từng thời
điểm giúp khắc phục được bất lợi trên, thích ứng kịp thời với thị trường thế giới, đảm bảo công bằng trong thanh toán quốc tế.
3. Điều kiện thời gian trả tiền trước là gì? Nêu các loại trả tiền trước?
a. Trả tiền trước là việc người NK trả cho người XK toàn bộ hay từng phần trị giá hợp đồng sẽ xảy ra hoặc là sau khi ký HĐ hoặc

sau khi HĐ được phê duyệt hoặc sau khi bên XK chấp nhận bên đặt hàng của bên NK, nhưng trước khi giao hàng một số ngày
nhất định.
- Mục đích trả tiền trước: người NK cấp tín dụng cho người XK hoặc đảm bảo thực hiện HĐ.
b. Có 2 loại tiền trả trước:
- Loại 1: Người NK trả tiền trước cho người XK với mục đích cấp tín dụng cho nhà XK. Đặc điểm:
+ Việc trả tiền trước sẽ đc thực hiện sau X ngày sau khi ký HĐ hoặc sau ngày HĐ có hiệu lực
+ Số tiền trả trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay của ng XK và khả năng cấp tín dụng của ng NK.
+ Lãi cho vay được tính bằng cách khấu trừ vào giá hàng NK
+ Quy định thống nhất cách ứng tiền trước và hoàn trả tiền trước (Ứng hay hoàn trả một lần hay nhiều lần; hoàn trả bằng cách
khấu trừ vào trị giá hóa đơn của từng chuyến giao hàng; tỷ lệ khấu trừ)
- Loại 2: Người NK trả tiền trước cho ng XK với ý nghĩa là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện HĐNK. Đặc điểm:
+ Thời gian trả tiền trước này thường là rất ngắn (10- 15 ngày) trước ngày giao hàng

17


18
+ Số tiền trả trước không có tính chất như là khoản tín dụng nên thông thường không tính lãi
+ Số tiền ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể (ng
phòng ngừa ng N từ chối th c hiện Đ hoặc ng
ko tin khả n ng thanh to n của ng N nên yêu c u đặt c c trư c)
4. Nêu các loại thanh toán trả tiền ngay? Điều kiện cơ sở giao hàng ExW, FAS, FCA thì phù hợp với loại thanh toán trả
tiền ngay nào?
a. Thanh toán trả tiền ngay
STT Loại trả tiền ngay
Nội dung
- Gọi tắt loại trả tiền này là C.O.D (Cash on delivery)
- Nơi giao hàng được chỉ định được hiểu là: EXW (giao tại xưởng), FAS (giao dọc mạn
tàu), DAF (giao tại biên giới), FCA (giao cho ng chuyên chở)
Người bán giao hàng

- Những bằng chứng giao hàng:
xong, không trên
+ Hóa đơn đã có xác nhận của ng NK
ptvt tại nơi giao hàng
1
+ B/L “Received for Shipment”
chỉ định
+ AWB, RWB, Post Receipt
(C.O.D)
+ Hóa đơn xuất kho (EXW)
- Sau khi giao hàng, ng XK thông báo cho ng NK các chứng từ trên và yêu cầu trả tiền
ngay
- Loại này chỉ thích hợp với giao hàng bằng ptvt biển, còn với ptvt khác thì ng Xk chỉ
đc phép giao hàng vào kho của ng chuyên chở
Người bán giao hàng
- Những bằng chứng giao hàng:
xong trên ptvt tại nơi
+ B/L “Shipped on board” (được kí tên: as Carrier, as master, as agent for, on
2
giao hàng chỉ định
behalf of,…)
(C.O.B)
+ B/L “Received for Shipment” có ghi chú “On board”, “Shipped on board” hoặc
“Laden on board”
- Người mua sẽ trả tiền cho ng Bán ngay sau khi các chứng từ được xuất trình cho ng
Mua. Cần quy định số lượng, số loại chứng từ, cách chuyển, nơi xuất trình và điều kiện
giao chứng từ.
- Bộ chứng từ gửi hàng (Shipping Documents) do ng XK lập ra còn gọi là bộ chứng từ
thương mại (Commercial Documents)
- Số loại hoặc số lượng chứng từ được quy định trong HĐ hoặc trong phương thức

thanh toán
- Bộ chứng từ gửi hàng thường gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận tải đơn (B/L) hoặc chứng từ vận tải (transport document)
+ Bảo hiểm đơn (Insurance Policy)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)
Trả tiền ngay sau khi
+ Giấy giám định/ kiểm định (Test/inspection Certificate)
chứng từ được xuất
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
3
trình
+ Giấy kê khai đóng gói (packing list)
(D/P)
+ Xác nhận thông báo bằng điện đã giao hàng
+ Và các giấy tờ khác
- Các cách chuyển chứng từ:
+ Bằng đường bưu điện QT (chuyển thường hoặc chuyển nhanh)
+ Qua ng chuyên chở
+ Chuyển trực tiếp cho ng NK tại nước XK
+ Chuyển cho Ngân hàng nước XK rồi qua Ngân hàng nước NK
- Điều kiện nhận chứng từ:
+ Vô điều kiện: chứng từ giao trực tiếp cho ng NK mà ko kèm đk trả tiền. Vận đơn
thường là vận đơn đích danh
+ Có điều kiên: Chứng từ chỉ được trao sau khi ng NK trả tiền nếu là trả tiền ngay,
hoặc chấp nhận trả tiền nếu là trả tiền sau
- Giống cách trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình, nhưng thay vì D/P => D/P
Trả tiền ngay sau khi
x ngày.
nhận được chứng từ

- p dụng cho việc thanh toán các mặt hàng phức tạp về quy cách phẩm chất, chủng
4
và kiểm tra chứng từ
loại, đơn giá như hóa chất, hàng điện tử…
(D/P x ngày)
- Ngân hàng trao chứng từ cho ng NK (trừ vận tải đơn) để kiểm tra chứng từ trong
vòng 5 – 7 ngày. Ng NK trả tiền thì NH mới ký hậu hoặc trao B/L.
Trả tiền khi nhận xong - Nhận hàng tại nước người XK
hàng hóa tại nơi quy
- Nhận hàng tại nước ng NK sau khi hàng đã được giám định xong.
5
định hoặc tại cảng đến - Nhận hàng trên ptvt của ng NK điều đến để nhận hàng.
(C.O.R)
- Chỉ có lợi cho người NK
b. Điều kiện cơ sở giao hàng EXW, FCA, FAS thì phù hợp với điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi người bán giao hàng xong
không trên ptvt tại nơi giao hàng chỉ định

18


19
5. Nêu các loại thanh toán trả tiền ngay? Điều kiện cơ sở giao hàng ExW, FAS, FCA thì phù hợp với loại thanh toán trả
tiền ngay nào?
a. Nêu các loại thanh toán trả tiền ngay: giống câu 4a
b. Điều kiện FOB, CIF thì phù hợp với loại tiền thanh toán trả tiền ngay khi người bán giao hàng xong trên phương tiện vận tải tại
nơi giao hàng chỉ định. Vì FOB và CIF là những điều kiện giao hàng bằng phương thức vận tải biển.
+ FOB: giao hàng xong khi hàng xếp xong trên tàu
+ CIF: giao hàng xong khi hàng xếp xong trên tàu
6. Khái niệm, các loại chuyển tiền. uy trình thanh toán và trường hợp áp dụng của phương thức chuyển tiền.
a. Khái niệm chuyển tiền: Là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình

chuyển một số tiền nhất định cho một ng khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng pt chuyển tiê n do khách hàng quy
định.
- Thành phần tham gia:
+ Người yêu cầu chuyển tiền – Applicant: có thể là ng trả tiền (Prayer) hoặc là ng chuyển tiền (Remitter)
+ Người hưởng lợi – Beneficiary
+ Ngân hàng chuyển tiền – Remitting bank
+ Ngân hàng trả tiền – Paying bank (ngân hàng trung gian – Intermidiary bank)
b. C 2 loại chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (M/T – Mail transfer remittance)
- Chuyển tiền bằng điện (T/T – Telegraphic transfer remittance)
Đối với T/T, người trả tiền điện phí phụ thuộc vào phương thức chuyển tiền là pt độc lập hay là một bộ phận của pt khác. Nếu là
pt độc lập thì thường người nào chuyển tiền thì người đó trả điện phí; ngược lại nếu là một bộ phận của pt khác thì do quy định
của 2 bên trong thỏa thuận về phương tiện thanh toán.
c. uy trình thanh toán:
(1). Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng,
hiệp định hoặc các thỏa thuận.
(2). Người yêu cầu yêu cầu ngân hàng của nước mình chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài.
(3). Ngân hàng chuyển tiền báo Nợ tài khoản ngoại tệ của người
yêu cầu.
(4). Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả
tiền ở nước người hưởng lợi.
(5). Ngân hàng trả tiền báo Nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền.
(6). Ngân hàng trả tiền báo Có tài khoản ng hưởng lợi.

d. Trường hợp áp dụng:
- Văn bản pháp lý điều chỉnh: Luật quốc gia của nước chuyển tiền và các thỏa thuận đại lý ký kết giữa Ngân hàng các nước (nếu
có)
- Có thể là một bộ phận của phương thức thanh toán khác như: phương thức nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh Ngân hàng, tín dụng chứng
từ, tín dụng dự phòng, thư ủy thác mua.

- Có thể là phương thức thanh toán độc lập, phương thức này thường đc áp dụng trong thanh toán phi thương mại, ví dụ: chuyển
tiền thanh toán cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, chuyển kiều hối, tiền cho du học sinh, chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài…
- Chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế phi thương mại, vì đặc trưng giao dịch phi TM là chỉ sau khi
có kết quả của việc hoàn thành nghĩa vụ khi giao hàng thì mới có số liệu để quy ra số tiền thanh toán.
- Thời điểm chuyển tiền phải quy định rõ trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận. Có 2 loại chuyển tiền: Chuyển tiền trước
và chuyển tiền sau (trả tiền khi ng hưởng lợi hoặc ng được trả tiền đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng,
thỏa thuận)
- Quy định rõ phương tiện chuyển tiền: chuyển tiền bằng điện (T/T) hay bằng thư (M/T)
- Phương thức chuyển tiền chỉ có lợi cho ng NK vì ng NK nhận hàng xong thì mới chuyển tiền trả cho ng XK.
7. Khái niệm quy trình thanh toán và trường hợp áp dụng phương thức mở tài khoản (ghi sổ)
a. Khái niệm: Là một phương thức trong đó quy định Người ghi sổ sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình quy định trong hợp
đồng cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ Người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định
do 2 bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa năm) Người được ghi sổ sẽ dùng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho Người ghi sổ.
b. Đặc điểm:
- Nếu HĐ là HĐ TMQT: người ghi sổ là người XK, người được ghi sổ là ng NK. Nếu HĐ là HĐ phi TMQT: người ghi sổ la
người cung ứng dịch vụ quy định trong HĐ, người được ghi sổ là người nhận dịch vụ.
- Không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thu tiền cho người ghi sổ
- Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên.
- Chỉ có 2 thành phần tham gia: Người ghi sổ và người được ghi sổ.
- Giá hàng thường cao hơn giá hàng trả tiền ngay.
- Có 60 buôn bán giữa Anh và EU: thanh toán bằng ghi sổ.

19


20
c.

uy trình thanh toán:
(1). Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi Nợ Người

được ghi sổ
(2). Người được ghi sổ yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền để thanh
toán theo định kỳ.
(3). Ghi Nợ tài khoản Người được ghi sổ.
(4). Phát lệnh chuyển tiền cho Ngân hàng đại lý.
(5). Ngân hàng đại lý báo Nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
(6). Ngân hàng đại lý báo Có tài khoản Người ghi sổ.

d. Trường hợp áp dụng:
- Hai bên ký HĐ phải thực sự tin cậy lẫn nhau
- Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ nhất định (6 tháng, 1
năm).
- Phương thức này chỉ có lợi cho Người được ghi sổ
- Dùng trong thanh toán phi Thương mại như: tiền cước phí vận chuyển, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi
giới, ủy thác, tiền lãi cho vay và thu nhập từ đầu tư.
- Giá hàng có thể sẽ cao hơn.
8. Nêu các loại ghi sổ? Đối với trường hợp ghi sổ không c đảm bảo thì người ghi sổ phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của
mình?
a. Các loại ghi sổ
Tiêu chí
Phân loại
Nội dung
căn cứ
Là phương thức trong đó quy định Người được ghi sổ có được đảm bảo thanh toán (thư bảo lãnh
hi sổ c đảm
của Ngân hàng, thư tín dụng dự phòng hoặc tiền đặt cọc) cho Người ghi sổ đúng định kỳ thanh
Đảm bảo
bảo
toán
thanh toán

Là phương thức trong đó không quy định bất cứ một hình thức đảm bảo thanh toán nào cho Người
hi số không c
ghi sổ. Người ghi sổ hoàn toàn tin tưởng vào Người được ghi sổ.
đảm bảo
Là phương thức quy định đến định kỳ thanh toán, Người ghi sổ ký phát hối phiếu và lập hóa đơn
Cách
hi sổ chủ động
để ủy thác cho Ngân hàng thu tiền Người được ghi sổ.
thanh toán
khi đến
Là phương thức quy định đến định kỳ thanh toán, Người được ghi sổ sẽ tự động chuyển tiền cho
hi sổ bị động
hạn
Người ghi sổ.
b. Đối với trường hợp ghi sổ không có đảm bảo, để đảm bảo quyền lợi cho Người ghi sổ, Người ghi sổ cần lưu ý những biện pháp
phòng ngừa sau:
- Lựa chọn bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau.
- Quy định về việc đảm bảo thanh toán đối với Người ghi sổ trong HĐ, hiệp ước hoặc thỏa thuận. Nếu Người được ghi sổ không
thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ thì sẽ bị xử phạt theo quy định thỏa thuận giữa 2 bên.
- Yêu cầu Người được ghi sổ ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện HĐ.
9. Nêu khái niệm các bên liên quan và ưu nhược điểm của phương thức thanh toán nhờ thu
a. Khái niệm: Là phương thức thanh toán theo đó, Người bán (người XK) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho
Ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ; thông qua Ngân hàng đại lý cho Người mua (người NK) để được thanh toán hay
chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều khoản khác.
b. u nhược điểm
- u điểm:
+ Giảm thiểu một phần rủi ro thanh toán cho nhà XK vì chứng từ chỉ được giao cho người NK khi người NK thanh toán tiền
hàng hoặc đã ký chấp nhận hối phiếu (đối với nhờ thu kèm chứng từ).
+ Có sự hỗ trợ của Ngân hàng trong việc tra soát, yêu cầu thanh toán
+ Mức chiết khấu chứng từ (với bộ chứng từ xuất khẩu) cao.

+ Tốc độ thanh toán nhanh hơn so với phương thức ghi sổ
+ Giảm được chi phí so với phương thức L/C
- Nhược điểm:
- Không đảm bảo quyền lợi cho bên XK, sự trả tiền và sự nhận hàng tách rời nhau. Người NK có thể nhận hàng mà
không trả tiền hoặc trì hoãn trả tiền
Nhờ thu - Chưa sử dụng hết chức năng của Ngân hàng. Ngân hàng không chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra, chưa la
trợ thủ đặc lực cho Người NK
trơn
- Đối với Người mua: rủi ro phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và người NK phải thực hiện nghĩa vụ thanh
toán tron gkhi hàng hóa ko được gửi đi hoặc khi nhận hàng hóa ko đảm bảo số lượng, chất lượng được ghi trong HĐ.
- Người bán thông qua Ngân hàng giữ bộ hồ sơ hàng hóa chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình, chưa
Nhờ thu
khống chế được việc trả tiền của người mua.
k m
- Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận được chứng từ hàng hóa, không thanh toán khi thị
chứng từ
trường biến động bất lợi cho họ.

20


21
- Người bán tuy vẫn có quyền sở hữu và có thể bán hàng cho người khác khi người mua ko thanh toán, nhưng việc giải
tỏa hàng gặp khó khăn và rủi ro trong tiêu thụ.
- Ngân hàng chỉ đứng vị trí trung gian thu hộ tiền người bán, không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.
c. Các bên liên quan
- Người nhờ thu/ Người ủy th c thu/ Người hư ng l i là bên giao lệnh nhờ thu cho 1 Ngân hàng
+ Là mắt xích đầu tiên trong dây truyền nhờ thu.
+ Là người quy định nội dung giao dịch nhờ thu.
+ Là người phát ra các chỉ thị cho tất cả các bên thực hiện.

+ Là người có quyền thị hưởng nhờ thu.
+ Là người chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu.
- Ng n hàng chuyển: là ngân hàng nhờ thu đã giao lệnh nhờ thu
+ Là NH theo yêu cầu của người ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến NH thu (collecting bank) ở nước người nhập khẩu để
thuận tiện cho việc thu hộ.
+ NH chuyển chịu trách nhiệm với người ủy thác, chuyển nguyên vẹn chứng từ và các chỉ thị của người ủy thác cho ngân
hàng thu
+ Chịu trách nhiệm trả mọi chi phí phát sinh cho NH thu
- Ng n hàng thu: là bất kỳ một NH nào khác trừ ngân hàng chuyển thực hiện quá trình nhờ thu
+ Là NH đại lí hay chi nhánh của NH chuyển có trụ sở ở nước người trả tiền
+ NH thu nhận lệnh nhờ thu từ NH chuyển và thực hiện thu tiền người trả tiền theo các đk ghi trong lệnh nhờ thu
+ NH thu sẽ phải chịu trách nhiệm nhờ thu với NH chuyển
- Ng n hàng uất tr nh: là Ngân hàng thu có nhiệm vụ xuất trình chứng từ tới người trả tiền
+ NH xuất trình sẽ là NH thu nếu NH này có quan hệ tài khoản với người trả tiền
+ NH xuất trình là NH khác với NH thu nếu NH thu không có quan hệ tài khoản với người trả tiền
- Người trả tiền/ Người bị k ph t: là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền theo quy định của Lệnh nhờ thu. Người trả tiền trong
Ngoại thương là nhà NK.
10. Nêu khái niệm, nguồn luật điều chỉnh đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu.
a. Khái niệm: Là phương thức thanh toán theo đó, Người bán (người XK) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho
Ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ; thông qua Ngân hàng đại lý cho Người mua (người NK) để được thanh toán hay
chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều khoản khác.
b. Nguồn luật điều chỉnh:
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522.
(Là tập quán quốc tế do vậy không bắt buộc các bên phải áp dụng, chỉ mang tính chất khuyến khích, khuyên nhu . Vì vậy nếu
muốn áp dụng các bên phải quy định trong Đơn yêu cầu nhờ thu và trong Lệnh nhờ thu)
c. Đặc điểm:
- Căn cứ nhờ thu là chứng từ không phải Hợp đồng
- Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian
- Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
11. URC 522, ICC là gì? Hãy trình bày tính chất pháp lý của URC.

 URC 522, ICC là quy tắc thống nhất về nhờ thu do ICC ban hành lần đầu bởi UCC vào năm 1956; được sửa đổi vào năm
1967, 1978 và lần sửa đổi mới nhất được Hội đồng của ICC chấp thuận là vào tháng 6 năm 1995, với tiêu đề “ICC Uniform Rules
for collections, Publication No 522” (viết tắt là URC 522, 1995, ICC)
 Tính chất pháp l của U C:
 Không phải là luật Quốc tế.
 Không bắt buộc áp dụng trong buôn bán Quốc tế. Muốn áp dụng thì phải được 2 bên đồng thuận.
 Trong khi áp dụng, có thể thỏa thuận khác với tập quán, miễn là phải quy định rõ trong các chứng từ có liên quan
 Để áp dụng được tập quán này, 2 bên phải tuân theo những điều kiện của hệ thống luật quốc gia.
 Mang tính chất tùy ý.
12. Những nội dung cơ bản của Lệnh nhờ thu và trách nhiệm của Ngân hàng chuyển nhờ thu.
a. Lệnh nhờ thu
a.1. Mọi chứng từ nhờ thu gửi đi đều phải kèm theo chỉ thị nhờ thu chỉ rõ việc nhờ thu phải theo URC 522 và có những chỉ dẫn
đầy đủ và chính xác. Các ngân hàng chỉ được phép hành động theo các chỉ thị đã được quy định trong chỉ thị nhờ thu và phải tuân
theo các quy định của Quy tắc này.
2. Các ngân hàng sẽ không kiểm tra các chứng từ để thực hiện các chỉ thị.
3. Trừ khi có sự uỷ quyền ngược lại trong chỉ thị nhờ thu, các ngân hàng sẽ không tuân theo mọi chỉ dẫn của bất cứ ngân hàng
hoặc các bên nào trừ các ngân hàng hoặc các bên đã gửi cho họ chỉ thị nhờ thu.
b. Một chỉ thị nhờ thu cần có những mục các thông tin tương ứng sau đây:
1. Các chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và hay địa chỉ SWIFT, số telex, phone, và
fax và số tham chiếu.
2. Các chi tiết về người nhờ thu: Họ và tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và số telex, điện thoại, và fax, nếu có.
3. Các chi tiết về người trả tiền: Họ tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện hoặc địa chỉ nơi xuất trình chứng từ hoặc số telex, phone, fax, nếu
có.
4. Chi tiết về ngân hàng xuất trình nếu có: Tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và số telex, phone, fax nếu có.

21


22
5. Số tiền và loại tiền tệ sẽ nhờ thu.

6. Danh sách các chứng từ gửi kèm và số thứ tự của từng chứng từ.
7. a. Điều kiện thanh toán hoặc chứng từ thanh toán.
b. Điều kiện giao chứng từ khi:
1. Thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán.
2. Các điều kiện khác được thực hiện.
Trách nhiệm của các bên đã đưa ra chỉ thị nhờ thu phải đảm bảo rằng các điều kiện chuyển giao các chứng từ phải được tuyên bố
rõ ràng và không mơ hồ, ngược lại các ngân hàng sẽ không có trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào phát sinh từ điều đó.
8. Lệ phí sẽ thu cần chỉ rõ hoặc là phải được nhờ thu hay là bỏ qua.
9. Tiền lãi sẽ được thu nếu có, cần chỉ rõ hoặc là có được thu hay là bỏ qua, bao gồm:
a. Lãi suất
b. Thời gian tính lãi.
c. Cơ sở tính toán (Ví dụ một năm là 360 ngày hay 365 ngày)
10. Phương thức thanh toán và hình thức thông báo thanh toán.
11. Các trường hợp chỉ dẫn không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán và/hoặc không tuân theo các chỉ dẫn khác.
c.1. Các chỉ dẫn nhờ thu phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ người trả tiền hoặc nơi xuất trình chứng từ. Nếu địa chỉ không đầy đủ hoặc
sai thì ngân hàng thu có thể cố gắng xác định địa chỉ thích hợp nhưng không chịu trách nhiệm về phía mình.
2. Ngân hàng thu sẽ không có trách nhiệm đối với bất cứ sự chậm chễ nào do địa chỉ cùng cấp không đầy đủ, không đúng gây ra.
b. Trách nhiệm của Ngân hàng chuyển nhờ thu
 Là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý ở gần và thuận tiện với
người trả tiền. Do đó Ngân hàng phục vụ cho người ủy thác, chuyển nguyên vẹn chứng từ và các chỉ thị của người ủy thác cho
ngân hàng thu và trong quá trình xử ký nhờ thu, Ngân hàng chịu trách nhiệm với người ủy thác.
 Ngân hàng phải thực hiện đúng theo các chỉ thị trong đơn yêu cầu nhờ thu
 Nếu các chỉ thị không hoàn chỉnh hoặc ngân hàng không thể tuân thủ các chỉ thị thì ngay khu nhận được đơn yêu cầu nhờ
thu, NH phải cùng người ủy thác làm rõ mọi vấn đề nhằm giúp cho nhờ thu có thể được thực hiện.
 Nếu NH hành động khác so với chỉ thị của người ủy thác thì NH phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp
này, trách nhiệm bồi thường của NH có thể lớn hơn giá trị nhờ thu.
 Ngân hàng chuyển nhờ thu có quyền chuyển chứng từ đến cho ngân hàng khác có quan hệ đại lý với mình mà không cần
sự cho phép của người ủy thác.
 Nếu NH chuyển nhờ thu hành động đúng các chỉ thị do người ủy thác đưa ra thì không chịu bất cứ trách nhiệm nào trong
bất cứ hoàn cảnh nào, và người ủy thác chịu trách nhiệm trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến nhờ thu cho NH chuyển nhờ thu.

 Trong mối quan hệ với Ngân hàng thu, Ngân hàng chuyển phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện
đúng các chỉ thị nhờ thu.
13. Nêu khái niệm, các bên liên quan, quy trình thanh toán nhờ thu.
a. Khái niệm: 9a + 10a
b. Các bên liên quan: 9b
c. uy trình thanh toán nhờ thu
c1. Nhờ thu trơn
(1). Ng XK hoặc người Cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ
và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho người NK
(2). Ng XK hoặc người Cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu hoặc hóa
đơn đòi tiền người NK và viết Lệnh nhờ thu ủy thác Ngân hàng nước mình
thu tiền từ người NK
(3). Ngân hàng chuyển ủy thác cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước NK
bằng Thư nhờ thu hoặc kèm với hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu Ngân hàng
này thu tiền từ Người nhập khẩu
(4). Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu , hoặc hóa đơn yêu cầu người NK
trả tiền, nếu là hối phiếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền, nếu là hối
phiếu trả chậm.
(5). Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho Người hưởng lợi, nếu nhờ
thu hối phiếu trả chậm, thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được Người
NK ký chấp nhận thanh toán.
(6). Ngân hàng đại lý báo Có tài khoản của Ngân hàng chuyển
(7). Ngân hàng chuyển báo Có tài khoản của người hưởng lợi.

22


23
C2. Nhờ thu k m chứng từ
(1). Giao hàng

(2). Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: Lệch nhờ thu kèm với hối
phiếu và các chứng từ TM
(3). Ủy thác cho ngân hàng đại lý thu tiền hộ: Thư nhờ thu kèm chứng từ
TM
(4). Xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu thực hiện các điều kiện nhờ
thu: D/P, D/A, D/TC
(5). Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán
(6). Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán
(7). Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán

14. Phân loại và so sánh các loại nhờ thu trường hợp áp dụng.
a. Phân loại so sánh các loại nhờ thu
Tiêu chí
Nhờ thu trơn
Nhờ thu k m chứng từ
Là phương thức thanh toán mà người có Là phương thức thanh toán mà người có các khoản tiền
các khoản tiền phải thu từ các công cụ phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự
thanh toán nhưng không thể tự mình thu mình thu được, cho nên phải ủy thác cho Ngân hàng thu
Khái niệm
được, cho nên phải ủy thác cho Ngân hộ tiền với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu người bị ký
hàng thu hộ tiền ko kèm theo điều kiện phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực
chuyển giao chứng từ.
hiện các điều kiện khác đã quy định.
Chỉ gồm chứng từ tài chính, còn các
- Bao gồm chứng từ TM và/hoặc các chứng từ tài chính.
Chứng từ nhờ
chứng từ TM được gửi trực tiếp cho
- Việc giao chứng từ TM gắn liền với điều kiện thanh
thu
người NK.

toán/chấp nhận thanh toán đối với các chứng từ tài chính
t được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Mức độ phổ
biến
Ngân hàng không có quyền khống chế
Ngân hàng có quyền khống chế hàng hóa.
Quyền khống
hàng hóa.
chế hàng hóa
Việc nhận hàng tách riêng khoản thanh
Phải có bộ chứng từ của NH mới nhận được hành. Việc
toán. NNK không cần chứng từ vẫn có
nhận hàng đi kèm thanh toán, chấp nhận thì mới nhận
Điều kiện
thể nhập khẩu được.
được chứng từ.
nhập hàng

Vai tr ngân
hàng
uyền lợi cho
người bán

- Ngân hàng chỉ có vai trò là người trung
gian thu hộ tiền cho khách hàng, còn thu
đc hay ko, có đủ hay không, có đúng hạn
hay ko thì NH ko chịu trách nhiệm
Ko đảm bảo quyền lợi của bên bán vì việc
nhận hàng và việc thanh toán không ràng
buộc nhau


b. Trường hợp áp dụng
Nhờ thu trơn
- Người hưởng lợi và người trả tiền phải tin cậy lẫn
nhau.
- Hàng hóa số lượng ít hoặc giá trị không cao
- Không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương
mại.
- Dùng cho hoạt động liên doanh với nhau giữa công
ty mẹ - công ty con – chi nhánh.
- Thường dung cho hoạt động thanh toán các chi phí
liên quan hoạt động xuất nhập khẩu như chi phí vận
tải, bảo hiểm,…

- Ngân hàng có vai trò giống như nhờ thu trơn nhưng
thêm trách nhiệm khống chế chứng từ TM buộc người
nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
- NH chịu trách nhiệm với bên XK nếu bên NK không
thanh toán
An toàn hơn cho người XK

Nhờ thu k m chứng từ
- Ngân hàng có vai trò giống như nhờ thu trơn nhưng thêm trách
nhiệm khống chế chứng từ TM.
- Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, Người NK có thể
trao cho Ngân hàng giấy cam kết đối tịch để yêu cầu Ngân hàng
cấp Thư bảo lãnh nhận hàng để nhận hàng.
- Trong trường hợp Người NK từ chối thanh toán và ko nhận
hàng, lô hàng đó có thể được giải quyết như sau:
+ Ủy thác cho Ngân hàng hoặc cơ quan nào đó

+ Giảm giá hàng cho ng NK
+ Nhờ Ngân hàng thu chào bán cho ng khác
+ Chuyển hàng về nước ng XK
+ Bán đấu giá công khai

15. Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Có mấy loại nhờ thu kèm chứng từ.
a. Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu k m chứng từ (câu 14a)
b. Nhờ thu k m chứng từ gồm có 2 loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P): dùng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay, bên nhập khẩu phải thanh toán ngay khi
nhận chứng từ.
+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (D/A): dùng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho ng mua, ng mua phải
chấp nhận trả tiền hối phiếu thì mới nhận được chứng từ gửi hàng. Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán

23


24
ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán(người xuất khẩu). Thông thường
hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn.
Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
16. Phân tích vai trò của các ngân hàng trong phương thức thanh toán nhờ thu.
- NH chuyển (Remitting bank)
+ Là NH theo yêu cầu của người ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến NH thu (collecting bank) ở nước người NK để thuận
tiện cho việc thu hộ.
+ NH chuyển chịu trách nhiệm với người ủy thác, chuyển nguyên vẹn chứng từ và các chỉ thị của người ủy thác cho ngân
hàng thu.
+ Chịu trách nhiệm trả mọi chi phí phát sinh cho NH thu.
+ NH thu không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ do người XK xuất trình, nhưng phải lập bản sao kê chứng từ để chuyển cho
NH thu.
- NH thu (Collecting bank)

+ Là NH đại lí hay chi nhánh của NH chuyển có trụ sở ở nước người trả tiền.
+ NH thu nhận lệnh nhờ thu từ NH chuyển và thực hiện thu tiền người trả tiền theo các đk ghi trong lệnh nhờ thu.
+ NH thu sẽ phải chịu trách nhiệm nhờ thu với NH chuyển.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank)
+ NH xuất trình sẽ là NH thu nếu NH này có quan hệ tài khoản với người trả tiền.
+ NH xuất trình là NH khác với NH thu nếu NH thu không có quan hệ tài khoản với người trả tiền.
17. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu kèm chứng từ đối với:
a. Người xuất khẩu
b. Người nhập khẩu

u
điểm

Nhược
điểm

Người Xuất Khẩu
- Giảm thiểu một phần rủi ro thanh toán cho nhà XK vì
chứng từ chỉ được giao cho người NK khi người NK
thanh toán tiền hàng hoặc đã ký chấp nhận hối phiếu.
- Giảm chi phí.
- Dễ dàng chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận.
- Người mua có quyền chưa nhận chứng từ khi thị
trường biến động bất lợi cho họ. Do đó việc thanh toán
tiền bị trì hoãn.
- Người bán thông qua Ngân hàng giữ bộ hồ sơ hàng
hóa chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình,
chưa khống chế được việc trả tiền của người mua.
- Người bán tuy vẫn có quyền sở hữu và có thể bán hàng
cho người khác khi người mua ko thanh toán, nhưng

việc giải tỏa hàng gặp khó khăn và rủi ro trong tiêu thụ.

Người Nhập Khẩu
- Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách
chưa nhận được chứng từ hàng hóa, không thanh
toán khi thị trường biến động bất lợi cho họ.
- Đối với D/A nhà NK dược sử dụng hay bán
hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời
hạn của hối phiếu.
- Thanh toán tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu
trước khi được nhận hàng. Phụ thuộc nhiều vào
khả năng cung cấp hàng hóa của ng XK.
- Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại
(nhà XK lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng ko
chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có
sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ.

18. Phương thức tín dụng chứng từ: khái nhiệm, nguồn luật điều chỉnh.
a. Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở tín
dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng
lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc trả tiền theo lệnh của người này hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi
số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hơp với những quy định đề ra trong thư
tín dụng.
b. Nguồn luật điều chỉnh
 Luật Thương mại Việt Nam 2005.
 Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005.
 Các Luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu.
 Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP 600 (sửa đổi lần thứ 6) do
ICC (International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày
01/07/2007.

 ISBP (International Standards Banking Practises) - “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ
trong phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.
19. UCP600 là gì? ISBP681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP600 và ISBP 681? Ý nghĩa của ch ng trong phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ.
a. UCP: là từ viết tắt tiếng Anh “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC (International Chamber of
Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007 thay thế cho Bản Quy tắc
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500).

24


25
- UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức L/C. UCP600 có 39 điều khoản,
điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong
nghiệp vụ thanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.
b. ISBP 681: là từ viết tắt tiếng Anh “International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under
Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín
dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.
c. Mối liên hệ giữa UCP 600 và ISBP 681:
ISBP 681 ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các
quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối
với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
20. Nêu các bên liên quan, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và trường hợp áp dụng.
a. Các bên liên quan:
- Người mở thư tín dụng (Applicant): là Người NK hoặc là ng NK ủy thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank): là NH của người NK, nó cấp tín dụng cho ng NK.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là người XK hay bất cứ người nào khác mà ng hưởng lợi chỉ định
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): là ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước ng hưởng lợi.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình với ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo

đảm việc trả tiền cho ng XK trong trường hợp Ngân hàng phát hành thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. NH xác nhận có
thể là NH thông báo thư tín dụng hoặc là NH khác do ng XK yêu cầu
- Ngân hàng thanh toán tiền (Paying bank): có thể là NH phát hành thư tín dụng hoặc là một NH khác do NH phát hành thư tín
dụng chỉ định
b. uy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và yêu cầu ký quỹ
(2). Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý cho Người XK hưởng lợi
(3). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc
L/C cho người hưởng lợi.
(4). Giao hàng
(5). Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hàng L/C
(6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho
Người yêu cầu
(7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
(8). Ngân hàng phát hành chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ
c. Trường hợp áp dụng
- Trong buôn bán với các đối tác mới
- Do quy định hay tập quán thương mại và thanh toán
- Do yêu cầu của các nhà bảo hiểm tín dụng
- Do các yêu cầu về quản lý ngoại hối
21. Nội dung của đơn yêu cầu mở L/C và các bên liên quan.
a. Nội dung của đơn yêu cầu mở L C
 Tên, địa chỉ, số ĐT, số Fax, mã ngân hàng của Ngân hàng phát hành L/C.
 Tên, địa chỉ, số ĐT, Fax, mã ngân hàng của Ngân hàng xác nhận L/C, L/C mở qua NH nào thì người NK phải ghi rõ
ràng, cụ thể và theo sự thỏa thuận trong hợp đổng. Nếu ko có thỏa thuận trc, thì để NHPH L/C tự lựa chọn trong số các
NH đại lí của họ.
 Ngày lập đơn, ngày hết hạn đơn yêu cầu mở L/C, nơi thực hiện L/C.
 Tên, địa chỉ đầy đủ, số ĐT, số Fax của người NK và người XK (người hưởng lợi L/C).
 Loại L/C mà người nhập khẩu muốn mở: LC có thể chuyển nhượng, LC xác nhận, LC tuần hoàn,…
 Số tiền của L/C: cần ghi rõ ràng kí hiệu tiền tệ, loại ngoại tệ, bằng số và chữ.

 Vận chuyển từng phần và chuyển tải: có được cho phép hay không.
 Phương thức trả tiền của LC (availability with):
 LC trả ngay (Sight Payment LC - LC available by sight payment).
 LC chấp nhận (Acceptance LC - LC available by acceptance).
 LC trả chậm (Deferred Payment LC - LC available by acceptance).
 LC chiết khấu (Negotiation LC - LC available by negotiation), việc trả tiền được thực hiện tại.
 NH được chỉ định là một ngân hàng bất kỳ (any bank) hoặc là một ngân hàng được chỉ định đích danh (a named
nominated bank) hoặc là một ngân hàng xác nhận LC (confirming bank).
 Phần trăm dung sai (Percentage Credit Amount Tolerance): ±?
 Điều kiện giao hàng:
 Nơi nhận hàng/ Chuyển giao nghĩa vụ.
 Cảng xếp hàng/ Sân bay xuất hàng và Cảng dỡ hàng/ Sân bay hàng đến.
 Điểm đến cuối cùng/Nơi phân phối hàng hóa.
 Thời hạn giao hàng, ngày hết hạn giao hàng.
 Điều kiện Incoterm, áp dụng theo Incoterm năm nào.
 Mô tả hàng hóa/ Dịch vụ:

25


×