Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ tái thành thục tôm sú mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.57 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG



TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN TỰ CHẾ
TRONG NUÔI VỖ TÁI THÀNH THỤC TÔM SÚ
MẸ

Sinh viên thực hiện
Dương Minh Tuấn
MSSV: 0753040107
Lớp NTTS K2

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG



TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN TỰ CHẾ


TRONG NUÔI VỖ TÁI THÀNH THỤC TÔM SÚ MẸ

Cán bộ hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:
ThS.Tăng Minh KhoaDương Minh Tuấn
MSSV: 0753040107
Lớp: NTTS K2

CAM KẾT KẾT QUẢ
2


Tôi xin cam kết đề tài hoàn toàn dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi. Các kết quả
nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ đề tài nào cùng cấp.
Cần thơ, ngày 27 tháng 05 năm 2011
Sinh viên ký tên

Dương Minh Tuấn

3


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên tiểu luận:
“Nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ”.
Sinh viên thực hiện: Dương Minh Tuấn
Lớp: nuôi trồng thủy sản k2.
MSSV: 0753040107
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ tiểu
luận tốt nghiệp đại học, khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại Học Tây Đô.

Cần thơ, ngày... tháng.....năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TĂNG MINH KHOADƯƠNG MINH TUẤN

Chủ tịch hội đồng

4


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm làm cơ sở nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế thay thế ốc
mượn hồn trong nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ để giảm chi phí trong sản xuất
giống, chủ động nguồn thức ăn cho tôm mẹ đáp ứng cho sản xuất giống tôm sú.
Thông qua đánh giá tỉ lệ đẻ, sức sinh sản của tôm mẹ và tỉ lệ nở của trứng tôm giữa 2
nghiệm thức. Nghiệm thức 1: 6 con tôm mẹ cho ăn 100% ốc mượn hồn; Nghiệm thức
2: 6 tôm mẹ cho ăn 50% thức ăn chế biến + 50% ốc mượn hồn. Cả 2 nghiệm thức
được nuôi vỗ theo quy trình lọc sinh học tuần hoàn.
Kết quả ở nghiệm thức 1 tôm đẻ 19 lần, tỉ lệ đẻ trung bình là 79,2%, sức sinh sản
trung bình 2.508.333 trứng/tôm mẹ, tổng số trứng là 15.050.000 (trứng), tỉ lệ nở
80,7%. Ở nghiệm thức 2 tôm đẻ 21 lần, tỉ lệ đẻ là 87,5%, sức sinh sản trung bình
2.708.333 trứng/tôm mẹ, tổng lượng trứng 16.250.000 (trứng), tỉ lệ nở 79,4%.
Từ khóa: lọc sinh học tuần hoàn, tỉ lệ nở, sức sinh sản.

5


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................... i
TÓM TẮT............................................................................................................................ii
CAM KẾT KẾT QUẢ ........................................................................................................iii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iv
MỤC LỤC BẢNG ..............................................................................................................vi
MỤC LỤC HÌNH ..............................................................................................................vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1.1. Giới thiệu ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................1
1.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................................2
2.1. Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới và Việt Nam.............................................2
2.2. Đặc điểm phân loại hình thái và phân bố .........................................................3
2.2.1. Phân loại ......................................................................................................3
2.2.2. Hình thái ......................................................................................................3
2.2.3. Phân bố ........................................................................................................3
2.3. Đặc điểm sinh học ............................................................................................ 4
2.3.1. Tập tính sống...............................................................................................4
2.3.2. Chu kỳ sống.................................................................................................4
2.3.3. Phân biệt giới tính .......................................................................................5
2.3.4. Kích cở thành thục ......................................................................................6
2.3.5. Tập tính sinh sản .........................................................................................6
2.3.6. Sự phát triển của tuyến sinh dục .................................................................7
2.3.7. Đẻ trứng và sức sính sản .............................................................................8
2.3.8. Phát triển của phôi, ấu trùng và hậu ấu trùng .............................................9
2.3.9. Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng ....................................................9
2.3.10. Đặc điểm sinh trưởng..............................................................................10
2.4. Một số nghiên cứu về tôm sú ..........................................................................11
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................15
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................15

3.2. Vật liệu và trang thiết bị ..................................................................................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................16
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................16
3.3.2. Cắt mắt nuôi vỗ thành thục và cho đẻ .......................................................16
3.3.3. Chế độ chăm sóc .......................................................................................17
3.3.4. Phương pháp thu thập và xữ lý số liệu......................................................17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................19
4.1. Các yếu tố môi trường .....................................................................................19
4.2. Tỉ lệ đẻ của tôm mẹ ........................................................................................19
4.3. Sức sinh sản của tôm mẹ trong các lần đẻ .......................................................20
4.4. Tỉ lệ nở.............................................................................................................22
4.5. Khoảng cách giữa các lần đẻ của tôm mẹ .........................................................22
4.6. Hạch toán kinh tế ...............................................................................................24
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................26
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................27
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................30

7


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu
Nuôi tôm sú là một nghề quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Năm 2010 tổng sản
lượng tôm sú của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 386.400 tấn (Bộ Nông Nghiệp

và phát triển Nông Thôn, 2010). Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn qui hoạch
đến năm 2015 có 546.000 ha mặt nước tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi tôm sú
sản lượng ước tính đạt 463.000 tấn, tăng 77.000 tấn so với năm 2010, 80% sản lượng
sẽ được xuất khẩu với giá trị hàng năm ít nhất là 1,5 tỉ USD. Để bảo đảm đạt kết quả
mong muốn, Đồng Bằng Sông Cửu Long phải cải tiến kỹ thuật nuôi theo hướng bền
vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường như Code of
Conduct – CoC (truy xuất nguồn gốc), Good Aquaculture Practice - GAP (áp dụng
các qui trình nuôi tốt), nuôi có trách nhiệm (Responsible Aquaculture Practice - RAP),
quản lý vùng nuôi an toàn, nhằm tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị
trường thế giới và trong nước. Nhưng cho dù mô hình nuôi tôm nào thì chất lượng con
giống sạch bệnh tăng trưởng nhanh đều được người nuôi quan tâm và đặt lên hàng
đầu.
Hiện nay, hầu hết các trại sản xuất giống đều phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ tự
nhiên (Lê Xuân Sinh, 2002). Nguồn tôm sú bố mẹ tự nhiên đang giảm dần và giá tăng
cao có thể cao đến 4-5 triệu đồng/tôm mẹ. Nhằm giảm giá thành sản xuất nên các trại
giống đã tăng số lần cho tôm đẻ dẫn đến chất lượng tôm giống bị giảm (Châu Tài Tảo,
2005).
Nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ chủ động rất quan trọng trong sản xuất giống tôm sú.
Theo Châu Tài Tảo (2005) thì ở các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau cho
thấy 100% các trại giống đều sử dụng ốc mượn hồn làm thức ăn chính cho tôm bố mẹ
và là nguồn thức ăn giúp tôm thành thục nhanh. Hiện nay nguồn ốc mượn hồn có giá
thành cao (90.000- 150.000 đồng/kg) và đôi khi thiếu hụt. Nên đề tài “Nghiên cứu sử
dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ tái thành thục tôm sú mẹ” được thực hiện nhằm
chủ động nguồn thức ăn cho quá trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và giảm giá thành sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế thay thế ốc mượn hồn trong nuôi vỗ tái thành thục
tôm sú mẹ để giảm chi phí trong sản xuất giống, chủ động nguồn thức ăn cho tôm mẹ
đáp ứng cho sản xuất giống tôm sú.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tỉ lệ đẻ, sức sinh sản của tôm mẹ và tỉ lệ nở của trứng tôm giữa tôm mẹ cho

ăn 100% ốc mượn hồn với tôm mẹ cho ăn 50% thức ăn chế biến + 50% ốc mượn hồn.
8


CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nuôi tôm sú trên Thế giới và Việt Nam
Hiện nay trên thế giới, nuôi tôm sú (Penaeus monodon) là một nghề phát triển mạnh
có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Theo báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản thế
giới năm 2006 của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), châu Á chiếm 9 trong 10
quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng thủy
sản như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Nhật, Thái Lan, Việt Nam, Hàn
Quốc, Bangladesh và Chile. Nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao
đời sống người dân, phát triển kinh tế cho đất nước, giải quyết việc làm cho người
dân, hạn chế việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên sinh vật biển.
Năm 2004 sản lượng tôm sú của Việt Nam là 290.000 tấn, trong đó Đồng Bằng Sông
Cửu Long là 200.000 tấn. Cả nước sản xuất được 26,1 tỉ tôm giống, trong đó Đồng
Bằng Sông Cửu Long chỉ sản xuất được 7 tỉ con (Bộ Thủy sản, 2005). Việt Nam đã
không ngừng nghiên cứu nhằm nâng cao tay nghề nuôi, nâng cao chất lượng tôm sú
đưa tôm sú Việt Nam vững bước trên con đường phát triển không những về quy mô
diện tích mà còn sự đa dạng hóa các mô hình nuôi. Việt Nam có các mô hình nuôi như
nuôi thâm canh, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, và mô hình nuôi sinh thái bền
vững.
Nước ta có bờ biển dài hơn 3200 km bờ biển, có nhiều đầm phá, vịnh, cửa sông và
hàng ngàn đảo và quần đảo là nơi thuận lợi cho việc nuôi trồng các loài thủy sản lợ
mặn đặc biệt là nuôi tôm sú. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam tổng sản lượng thuỷ sản cả năm 2010 ước đạt 5.128.000 tấn, tăng 5,3%
so với năm 2009, trong đó tôm 589.000 tấn, tăng 7,1%. Theo Châu Tài Tảo (2005),

Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi tôm trọng điểm, chiếm đến 80% sản lượng tôm
nuôi và 30% sản lượng tôm giống so với cả nước. Năm 2010 Đồng Bằng Sông Cửu
Long với tổng sản lượng tôm sú đạt 386.400 tấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 2010) đã và đang phát triển nuôi tôm sú theo chiều sâu dự kiến đến năm 2015 sẽ
nâng sản lượng tôm sú lên ở mức 463.000 tấn. Trong đó sản lượng tôm sú nuôi chủ
yếu được đóng góp từ các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau. Để bảo đảm đạt kết quả mong
muốn, Đồng Bằng Sông Cửu Long mở rộng nuôi theo chiều sâu trên địa bàn 8 tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An,
trong đó tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất. Đồng Bằng Sông Cửu Long cải tiến
kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện
với môi trường như Code of Conduct – CoC (truy xuất nguồn gốc), Good Aquaculture
Practice - GAP (áp dụng các qui trình nuôi tốt), nuôi có trách nhiệm (Responsible
Aquaculture Practice - RAP), quản lý vùng nuôi an toàn, nhằm tạo sản phẩm đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới và trong nước thì việc nâng cao kỹ thuật
9


trong việc sản xuất giống sạch bệnh, chất lượng con giống đảm bảo để phục vụ tốt cho
người nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là điều cấp bách và cần thiết hiện
nay.
2.2. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố
2.2.1. Phân loại
Tôm sú thuộc hệ thống phân loại sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon

Theo Fabricius (1798).
Tên khoa học: Black Tiger Shrimp.
2.2.2. Hình thái
Fabricius (1798) được trích dẫn bởi Tăng Minh Khoa (2010), tôm sú (Penaeus
monodon): chủy có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy. Chủy cong xuống rất ít.
Gờ gan dài và cong. Gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và
phần bụng có những băng đen ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ. Đây là loài tôm
kinh tế có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm he, cơ thể có thể dài đến 360 mm hay dài
hơn.

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú.
2.2.3. Phân bố
Theo Bailey –Brock và Moss (1992) thì tôm sú phân bố chủ yếu ở vùng Ấn Độ-Tây
Thái Bình Dương: từ Đông và Đông nam Châu Phi, Pakistan đến Nhật Bản, xuống
10



×