Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động trong ngành cơ khí tại một số công ty trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

LĂNG THỊ KIM LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CƠ KHÍ TẠI MỘT
SỐ CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

LĂNG THỊ KIM LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CƠ KHÍ TẠI
MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN


TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Huỳnh Phú

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Huỳnh Phú

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
04 tháng 06 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GSTSKH.Nguyễn Trọng Cẩn

Chủ tịch


2

TS.Nguyễn Quốc Bình

Phản biện 1

3

TS.Nguyễn Xuân Trường

Phản biện 2

4

TS.Trịnh Hoàng Ngạn

5

TS.Nguyễn Thị Hai

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

LĂNG THỊ KIM LOAN

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 28 – 02 – 1984

Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

MSHV: 1441810003

I- Tên đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động
trong ngành cơ khí tại một số công ty trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ một cách nghiêm túc, đúng tiến độ, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Phú.
- Tuân thủ quy chế đào tạo Thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 10/2011/TTBGDĐT, ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các
quy định của Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học của Trường Đại Học
Công Nghệ TP.HCM.
2. Nội dung:
- Tổng quan về vị trí, đặc điểm địa hình, khí hậu của Vùng Đông Nam Bộ và Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Đặc điểm và môi trường lao động trong ngành cơ khí. Các nghiên cứu về môi
trường của ngành cơ khí trong và ngoài nước.
- Trình bày đặc điểm, các vấn đề liên quan và kết quả kiểm tra môi trường tại 3 địa
điểm: Công ty CPXL&TMKT Thăng Long, Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến và
Công ty TNHH XL&TM Việt Á Châu.
- Phân tích kết quả và đề xuất biện pháp giảm thiểm ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm
tiếng ồn trong ngành cơ khí.


- Đưa ra kết luận và kiến nghị.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 20 tháng 08 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 10 tháng 05 năm 2016
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Phú
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Lăng Thị Kim Loan


ii

LỜI CÁM ƠN
Em xin được gửi lời cám ơn đến tất cả quý thầy cô và cán bộ Trường Đại học
Công nghệ TP. HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu của
mình cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS Huỳnh Phú đã tận tình giúp đỡ hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em định hướng và thực hiện đề tài một cách tốt
nhất.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc cùng các anh chị em tại Công ty
CPXL&TMKT Thăng Long, Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến và Công ty TNHH
XL&TM Việt Á Châu đã tạo điều kiện cho em được làm việc thực tế và cung cấp tài
liệu cho em hoàn thành bài Luận văn này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện
và hỗ trợ em trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn cao học này.
Học viên thực hiện Luận văn

Lăng Thị Kim Loan


iii

TÓM TẮT
Hiện nay nước ta đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên

nhiều hoạt động kinh tế xã hội cùng phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường phát
sinh như nước thải, khí thải, chất thải rắn… mà con người đã nhận ra sự nguy hại
của chúng đối với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, có những tác động tiềm tàng từ
một vấn đề nào đó mà con người không nhận ra, đó chính là ô nhiễm nhiệt và ô
nhiễm tiếng ồn trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Với quy mô và mức độ
khác nhau, các nguồn tác động này ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của
người lao động trực tiếp và những người dân sinh sống xung quanh.
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường lao động trong ngành cơ khí tại một số Công Ty trên địa bàn Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu” đã đánh giá được thực trạng môi trường của 3 xưởng cơ khí
tại Công ty CPXL&TMKT Thăng Long, Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến và
Công ty TNHH XL&TM Việt Á Châu đang hoạt động trên địa bàn. Áp dụng các
phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, phân tích hệ thống, để xác định
được mức độ ảnh hưởng của nó đến môi trường lao động tại các Công ty.
Từ kết quả kiểm tra thu thập, đánh giá thực trạng môi trường của các xưởng
cơ khí đang hoạt động tại 3 Công ty trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết hợp
với kết quả phân tích khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ trong đó có Bà Rịa – Vũng
Tàu. Đề tài đã xác định được hai yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong ngành cơ khí
là nhiệt độ và tiếng ồn.
Sau quá trình phân tích kết quả, đánh giá mức độ ảnh hưởng và tác hại của
nó đến môi trường làm việc và sức khỏe người lao động. Đề tài đã đề xuất các biện
pháp kỹ thuật phù hợp để chống nóng và giảm thiểu tiếng ồn hạn chế các vấn đề ô
nhiễm, bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững.


iv

ABSTRACT
Actually, our country develops in the urbanization and industrialization
processing with many social and economic activities. In addition, environmental

issues arising as wastewater, exhaust gas, solid waste ... that people have realized
harmful to their health. However, there are potential impacts from a certain problem
that people do not realize; it is heat pollution and noise pollution in the industrial
production. With the scale and different level, the impact of this source affects the
environment and health of the workers directly and the people living around place.
Topics: "Assess the situation and propose measures to reduce pollution
in the mechanical engineering working environment at some companies in Ba
Ria - Vung Tau Province" has assessed the environmental situation of 3
mechanical workshop at Thang Long Technical Trading & Construction J.S.C, Nam
Tien Technical Service & Construction J.S.C and Viet A Chau Construction &
Trading Co.,Ltd are active in the province. Applying the survey methods, survey
data analysis, system analysis, to determine the extent of its impact on the working
environment at the company.
From the test results collected, to assess the environmental status of the
mechanical workshops operating in 3 company in the Ba Ria - Vung Tau Province.
Combined with the results of climate analysis at the South East including Ba Ria Vung Tau. The study has identified two factors that cause environmental pollution
in the mechanical engineering industry as temperature and noise.
After the process of analyzing the results, assess the impact and its harmful
effects to the environment and health of workers. The study has recommended the
appropriate technical measures to combat heat and reduces noise limited pollution
problems, environmental protection, sustainable approach to development.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ..........................................................................................................ii
TÓM TẮT ..............................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2
3.Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3
4.Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 3
5.Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 3
6.Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH CƠ KHÍ...................................................... 6
1.1.

Giới thiệu về Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .......................................................... 6

1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 7
1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 11
1.2.

Tổng quan và môi trường lao động trong ngành cơ khí ............................... 13

1.2.1. Vài nét về ngành cơ khí .............................................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm ngành cơ khí trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .................... 14
1.2.3. Thực trạng quản lý môi trường lao động và quy hoạch ngành cơ khí tại Tỉnh
BR-VT .................................................................................................................. 15
1.2.4. Thực trạng vi khí hậu trong các Nhà Xưởng ............................................... 16
1.2.5. Môi trường lao động trong ngành cơ khí ..................................................... 18



vi

1.3.

Tổng quan một số nghiên cứu môi trường lao động ngành cơ khí ............... 22

1.3.1. Trên Thế Giới ............................................................................................. 22
1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 24
1.4.

Đánh giá về các nghiên cứu và hướng phát triển đề tài ................................ 32

Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 33
2.1.

Giới thiệu các địa điểm ............................................................................... 33

2.1.1. Tên Công ty và địa chỉ ................................................................................ 33
2.1.2. Mục đích lựa chọn 3 địa điểm ..................................................................... 34
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................... 34
2.1.4. Một số hình ảnh về các sản phẩm được gia công tại Nhà Xưởng ................. 35
2.2.

Đặc điểm của các nhà xưởng tại 3 Công ty ................................................. 37

2.2.1. Quy trình công nghệ sử dụng tại các nhà xưởng .......................................... 37
2.2.2. Danh mục máy móc thiết bị ........................................................................ 38
2.2.3. Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất .................................................. 40

2.2.4. Nhu cầu về nguồn cấp điện, nước cho sản xuất ........................................... 41
2.3.

Các tác động môi trường ............................................................................. 42

2.3.1. Các loại chất thải phát sinh ......................................................................... 42
2.3.2. Các tác động khác ....................................................................................... 45
2.4.

Kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động tại 3 địa điểm ............................. 47

2.4.1. Công ty CPXL&TMKT Thăng Long .......................................................... 47
2.4.2. Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến .............................................................. 50
2.4.3. Công ty TNHH XL&TM Việt Á Châu ........................................................ 52
2.5.

Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm đang áp dụng tại các Nhà

xưởng 53
2.5.1. Xử lý khí thải, bụi ....................................................................................... 53
2.5.2. Giảm thiểu lượng bụi phát sinh ................................................................... 54
2.5.3. Nước thải .................................................................................................... 54
2.5.4. Giảm thiểu tiếng ồn..................................................................................... 56
2.5.5. Tai nạn lao động ......................................................................................... 56


vii

2.5.6. Sự cố cháy nổ ............................................................................................. 57
Chương 3: KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THIẾT LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO

CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ..................................................................................... 58
3.1.

Kết quả kiểm tra tại 3 Công ty .................................................................... 58

3.1.1. Kết quả kiểm tra nhiệt độ và tiếng ồn tại Công ty CPXL&TMKT Thăng
Long ................................................................................................................... 59
3.1.2. Kết quả kiểm tra nhiệt độ và tiếng ồn tại Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến...
................................................................................................................... 63
3.1.3. Kết quả kiểm tra nhiệt độ và tiếng ồn tại Công ty TNHH XL&TM ............. 65
Việt Á Châu .......................................................................................................... 65
3.2.

Tổng hợp kết quả kiểm tra tại 3 Công ty ..................................................... 68

3.2.1. Kết quả kiểm tra nhiệt độ ............................................................................ 68
3.2.2. Kết quả kiểm tra tiếng ồn ............................................................................ 69
3.3.

Nhận xét chung ........................................................................................... 70

3.4.

Thiết lập cơ sở khoa học cho các giải pháp xử lý ........................................ 70

3.4.1. Cơ sở để chống nóng................................................................................... 70
3.4.2. Cơ sở chống ô nhiễm tiếng ồn ..................................................................... 86
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ Ô NHIỄM NHIỆT
VÀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI CÁC NHÀ XƯỞNG CƠ KHÍ ............................ 97
4.1.


Giải pháp xử lý ô nhiễm nhiệt ..................................................................... 97

4.1.1. Buồng phun đoạn nhiệt ............................................................................... 97
4.1.2. Các loại buồng tưới ..................................................................................... 99
4.1.3. Quá trình nhiệt ẩm xảy ra trong buồng tưới ................................................. 99
4.2.

Giải pháp xử lý ô nhiễm tiếng ồn .............................................................. 107

4.2.1. Giảm tiếng ồn tại nguồn ............................................................................ 107
4.2.2. Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền ......................................................... 109
4.2.3. Tường chắn âm ......................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 115


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

BRVT

Bà Rịa – Vũng Tàu

-

CNH – HĐH


Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

-

CTR

Chất thải rắn

-

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

-

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

-

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

-

TQKT


Thường quy kỹ thuật

-

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

-

TCVSLĐCP

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép

-

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

-



Quy định

-

IMS


Intelligent Manufacturing Systems

-

IS

Intelligent System

-

R&D

Research & Development


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Trị số tính toán nhiệt độ và độ ẩm không khí ở Hà Nội mùa hè. ...........26

Bảng 1.2.

Trị số tính toán nhiệt độ và độ ẩm không khí ở Hà Nội mùa đông. .......27

Bảng 1.3.

Thông số tính toán không khí ngoài nhà cho mùa hè và mùa đông
(GS.Trần Ngọc Chấn). .........................................................................29


Bảng 1.4.

Đặc trưng khí hậu ở một số địa phương. ..............................................30

Bảng 1.5.

Biên độ nhiệt trung bình của nhiệt dung ở các tháng. ...........................31

Bảng 2.1.

Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà
xưởng Công ty CPXL&TMKT Thăng Long. .......................................38

Bảng 2.2.

Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà
xưởng Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến. ...........................................39

Bảng 2.3.

Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà
xưởng Công ty TNHH XL&TM Việt Á Châu. .....................................39

Bảng 2.4.. Nguyên vật liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất. ................................40
Bảng 2.5.

Nhu cầu về nguồn cấp điện nước cho sản xuất. ....................................41

Bảng 2.6.


Danh sách CTNH phát sinh thường xuyên tại xưởng sản xuất..............44

Bảng 2.7.

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra môi trường tại Công ty CPXL&TMKT
Thăng Long 2015. ...............................................................................47

Bảng 2.8.

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra môi trường tại Công ty CPXL&DVKT
Nam Tiến 2015. ...................................................................................50

Bảng 2.9.

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra môi trường tại Công ty TNHH
XL&TM Việt Á Châu 2015. ................................................................52

Bảng 3.1.

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra môi trường tại 03 Công ty 2015. ........58

Bảng 3.2.

Kết quả kiểm tra nhiệt độ tại Công ty CPXL&TMKT Thăng Long. .....60

Bảng 3.3.

Tiếng ồn chung tại Công ty CPXL&TMKT Thăng Long. ....................61


Bảng 3.4.

Tiếng ồn phân tích theo giải tần số tại Công ty CPXL&TMKT Thăng
Long. ...................................................................................................62

Bảng 3.5.

Kết quả kiểm tra nhiệt độ tại Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến. ........63

Bảng 3.6.

Tiếng ồn chung tại Công ty CPXL&DVKT Nam Tiến. ........................64


x

Bảng 3.7.

Kết quả kiểm tra nhiệt độ tại Công ty TNHH XL&TM Việt Á Châu. ..65

Bảng 3.8.

Tiếng ồn chung tại Công ty TNHH XL&TM Việt Á Châu. ..................66

Bảng 3.9.

Tiếng ồn phân tích theo giải tần số tại Công ty TNHH XL&TM Việt Á
Châu. ..................................................................................................67

Bảng 3.10. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra nhiệt độ của 03 Công ty 2015. ..........68

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra tiếng ồn của 03 Công ty 2015. ..........69
Bảng 3.12. Giá trị trung bình của tổng lượng bức xạ mặt trời lên mái nhà tại
TP.HCM. ............................................................................................72
Bảng 3.13. Tính nhiệt truyền qua mái và nhiệt độ 2 mặt mái với Jtb4. ...................72
Bảng 3.14. Số liệu đo đạt thực tế nhiệt độ mặt dưới mái Phibro-ximăng. ..............76
Bảng 3.15a. Bức xạ nhiệt truyền qua mái có hầm mái (Kết quả tính toán). .............82
Bảng 3.15b. Bức xạ nhiệt truyền qua mái không có hầm mái (Kết quả tính toán). ..82
Bảng 3.15c. Kết quả đo đạt tại hầm mái PX dệt II – nhà máy dệt Việt Thắng
(12/1987). ...........................................................................................82
Bảng 3.16. Mức áp suất âm tại các vị trí lao động ................................................96
Bảng 4.1.

Một số vật loại vật liệu xốp dùng cho buồng tưới. ............................ 105

Bảng 4.2.

Bảng xác định Δ(dB) theo hiệu số ΔLα1 và ΔLα2.............................. 112

Bảng 4.3.

Bảng xác định giá trị ΔLα và ΔLα2 theo độ giảm âm thanh khi tường
dài hữu hạn ΔL∞ và góc α ................................................................ 112


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Bản đồ hành chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ........................................ 6


Hình 1.2.

Xưởng gia công cơ khí. ........................................................................13

Hình 2.1.

Cụm đo đếm khí. .................................................................................35

Hình 2.2.

Cụm lọc khí. ........................................................................................35

Hình 2.3.

Gia công chế tạo nhà tiền chế...............................................................36

Hình 2.4.

Gia công lắp đặt trạm bơm cứu hỏa......................................................36

Hình 2.5.

Sơ đồ quy trình công nghệ sử dụng trong các nhà xưởng. ....................37

Hình 3.1.

Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra nhiệt độ của 03 Công ty 2015. .........68

Hình 3.2.


Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra tiếng ồn của 03 Công ty 2015. .........69

Hình 3.3.

Trần phẳng nhiều nhịp ở nhà máy dệt Phước Long. .............................80

Hình 3.4.

Trần theo mái ở PX dệt I nhà máy dệt Việt Thắng. ..............................80

Hình 3.5.

Trần 2 cấp ở PX may Công ty liên doanh XNK Sông Bé. ....................81

Hình 3.6.

Trần 2 cao độ ở PX đầu lọc nhà máy thuốc lá Đồng Nai. ....................81

Hình 3.7.

Quá trình biến đổi trạng thái không khí khi lượng nước vô cùng lớn hơn
lượng không khí. ..................................................................................83

Hình 3.8.

Quá trình biến đổi trạng thái không khí khi lượng không khí vô cùng
lớn hơn lượng nước..............................................................................84

Hình 3.9.


Quá trình biến đổi trạng thái không khí và nước tiếp xúc trực tiếp và số
lượng giới hạn......................................................................................84

Hình 4.1.

Sơ đồ buồng tưới kiểu đứng. ................................................................98

Hình 4.2.

Sơ đồ buồng tưới kiểu nằm ngang. .......................................................99

Hình 4.3.

Một vài loại vật liệu rỗng đã dùng ở nước ngoài. ............................... 106

Hình 4.4.

Thay thế máy cắt tay bằng máy Plasma CNC. ....................................107

Hình 4.5.

Bố trí nơi làm việc trong xưởng cơ khí của Công ty CPXL&TMKT
Thăng Long. ...................................................................................... 108

Hình 4.6.

Lan truyền song âm. ..........................................................................109

Hình 4.7.


Tấm tiêu âm. ...................................................................................... 110

Hình 4.8.

Ống tiêu âm. ...................................................................................... 110

Hình 4.9.

Chiều dài bóng âm. ............................................................................ 111


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta đang trên đà công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH), ngành cơ
khí được xem là ngành phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển góp phần đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Có thể coi ngành cơ
khí chính là ngành ứng dụng nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị
hoặc vật dụng hữu ích. Ngành cơ khí chính là ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động
của con người trong thế giới hiện đại.
Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) là tỉnh ven biển thuộc Đông Nam Bộ, trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao và duy trì liên tục
nhiều năm. Trong vài năm gần đây, mặc dù cả nước tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
sút do tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu nhưng BR-VT vẫn
đạt mức: Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 64%; Dịch vụ chiếm khoảng 32%
và nông nghiệp khoảng 4%.[19]
Trong lĩnh vực công nghiệp, bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống:
khí, điện, đạm, thép… chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất, đã xuất hiện một số

sản phẩm công nghiệp mới: sản phẩm cơ khí. Theo thống kê chưa đầy đủ, BR – VT
hiện có gần một trăm dự án, nhà máy cơ khí đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực cơ
khí: Cơ khí hàng hải, cơ khí dầu khí, cơ khí tàu thuyền, cơ khí chế tạo, cơ khí kết
cấu thép, cơ khí gia công sửa chữa, luyện cán thép v.v… tập trung chủ yếu ở thành
phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành (trong các khu công nghiệp) với tổng vốn đầu
tư cho lĩnh vực Cơ khí khoảng hơn 4 tỷ USD. Một lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ
thuật và công nhân Cơ khí đông đảo. Ngành Cơ khí BR-VT đã có những đóng góp
đáng kể cho quá trình CNH – HĐH của địa phương. Đặc biệt, BR-VT đã có sự dịch
chuyển cơ bản và tích cực từ công nghiệp khai thác thô dần sang công nghiệp chế
biến mà ngành cơ khí đã đóng vai trò quan trọng vào sự dịch chuyển này.
Nhưng bên cạnh đó, một lượng lớn khí thải, chất thải ồ ạt thải ra môi trường
như bụi, tiếng ồn, rác thải, nguồn nhiệt, rò rỉ từ các phương tiện máy móc, thiết bị…
có thể gây ra ô nhiễm môi trường cao.


2

Bài luận văn này sẽ trình bày về tình hình khí hậu Vùng Đông Nam Bộ trong
đó có Tỉnh BR-VT và thực trạng môi trường lao động trong ngành cơ khí tại 3 Công
ty trên địa bàn Tỉnh BR-VT. Dựa trên cơ sở đó xác định yếu tố và mức độ ô nhiễm
phát sinh trong môi trường làm việc để đưa ra các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu
các yếu tố ô nhiễm, cải thiện môi trường lao động ngày càng tốt hơn.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Sản phẩm Cơ khí của BR-VT khá đa dạng: Thiết kế, chế tạo các dàn khoan
dầu khí biển, sửa chữa dàn khoan, xây lắp, bảo trì, sửa chữa các công trình công
nghiệp và công trình biển, các công trình dầu khí, sửa chữa các thiết bị động lực dầu
khí, sửa chữa các phương tiện nổi, sản xuất ống, tấm sàn... Sản xuất các kết cấu
thép, sản phẩm thép: tháp gió, khung nhà tiền chế … Các sản phẩm cơ khí là chi tiết
máy, linh kiện phụ tùng thay thế, dụng cụ cơ khí cầm tay…Các thiết bị nâng thủy
lực, thân xe ô tô, sản xuất nồi hơi, bình áp lực, đóng tàu, ca nô, thuyền. Sản xuất,

gia công các sản phẩm cơ khí cho ngành đóng tàu, sửa chữa tàu biển…
Bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế, vấn đề cần quan tâm là trong
quá trình sản xuất chế tạo các thành phẩm thì công tác chăm lo sức khỏe cho người lao
động trong môi trường công tác nóng ồn, môi trường lao động tại các cơ sở có đảm bảo
về an toàn hay không? Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mực hay chưa? Và
cần có những biện pháp nào để xử lý và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Đứng
trước hiện trạng đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu
ô nhiễm môi trường lao động trong ngành cơ khí tại một số Công Ty trên địa
bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là cần thiết nhằm mục đích khảo sát, đánh giá về
nhiệt độ, tiếng ồn môi trường lao động trong ngành cơ khí và đưa ra một số giải pháp
giảm thiểu trong quá trình sản xuất các sản phẩm cơ khí một cách an toàn cho người
lao động.


3

3. Tính mới của đề tài
Làm rõ đặc thù của khí hậu vùng Đông Nam Bộ và Tỉnh BR-VT và hiện trạng
môi trường lao động trong ngành cơ khí xây lắp, gia công các sản phẩm ống, bồn
chứa, nhà tiền chế… và đề ra biện pháp phù hợp.
4. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát: Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm làm rõ đặc
điểm khí hậu và hiện trạng môi trường lao động trong ngành cơ khí.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại 3 Công Ty cơ khí trên địa bàn
Tỉnh BR-VT.
- Xác định, phân tích đánh giá các mối nguy có thể gây ô nhiễm nhiệt, ô
nhiễm tiếng ồn và tác hại của nó.
- Đề xuất các biện pháp xử lý giảm thiểu, cải thiện và bảo vệ môi trường phù
hợp cho ngành cơ khí tại Vũng Tàu.

5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tải luận văn sẽ cung cấp cơ sở
khoa học cần thiết về thực trạng môi trường lao động ngành cơ khí cho các cơ quan
môi trường áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với các xưởng cơ khí
trên địa bàn Tỉnh BR-VT.
Ý nghĩa thực tế: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn đề xuất được các giải
pháp chống ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm tiếng ồn có tính khả thi, áp dụng phù hợp với
thực tế hiện nay tại các xưởng cơ khí của 3 Công ty đã lựa chọn.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin:
- Tình trạng môi trường lao động trong ngành cơ khí nói chung và tại Tỉnh
BR – VT nói riêng.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại các địa điểm nghiên cứu.


4

- Hiện trạng quản lý môi trường đang diễn ra tại các địa điểm.
Các nguồn thông tin thu thập phải lấy từ các đơn vị quản lý có tính pháp lý, có
độ tin cậy để đảm bảo tính xác thực trong đề tài.
Các tài liệu thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên quan tới
khu vực nghiên cứu. Thu thập đầy đủ các số liệu để định hướng rõ ràng những vấn
đề cần làm rõ trong đề tài.
Phương pháp này tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Hệ thống các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực luôn tác động
qua lại và ràng buộc với các địa điểm khảo sát để vạch ra những mối nguy hiểm
cũng như những biến đổi môi trường đã và đang xảy ra trong quá trình hoạt động và
cả những nguy cơ tiềm ẩn.

Từ sơ đồ cấu trúc nhà xưởng và các quy trình công nghệ (quy trình hàn, quy
trình cắt, quy trình bắn cát làm sạch bề mặt, quy trình sơn, quy trình xử lý chất thải
nguy hại, ...) trong quá trình hoạt động xác định được các vị trí cần khảo sát và các
mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tiến hành phân tích, kiểm tra cụ thể và đưa ra kết
luận.
6.3. Phương pháp phỏng vấn nhanh
Phương pháp này giúp thu thập, cập nhập những thông tin chưa có tài liệu
thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ các đối tượng liên quan. Sử dụng phương pháp
này để thu thập thông tin liên quan đến quá trình sản xuất và vấn đề môi trường tại
các địa điểm nghiên cứu. Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin sau
khi phỏng vấn.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra, cần mô hình hóa các dữ
liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan, thể
hiện rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được
sử dụng thể hiện một số nội dung như: bố trí cấu trúc tại từng Công ty để xác định
trọng tâm các vị trí cần khảo sát; lộ trình, sự phân bố các mức độ ô nhiễm…


5

6.5. Phương pháp phân tích thành phần môi trường
Dựa vào kết quả phân tích đánh giá môi trường của các Công Ty do cơ quan
có thẩm quyền phân tích và TCVN quy định để xác định mức độ ô nhiễm tại từng vị
trí. Đưa ra đề xuất các giải pháp xử lý nhằm giảm thiểu và cải thiện môi trường,
Tiến hành lấy thêm mẫu để khảo sát nhiệt độ và tiếng ồn (phương pháp đo,
phân tích và thiết bị):
- Nhiệt độ: Theo TQKT 2002 – tương đương với TCVN 5508 - 2009; thiết bị
GEO FHT-60 Humidity & Temperature Meter – Đức.
- Tiếng ồn: Theo TQKT 2002 – tương đương TCVN 3985 – 1999; máy đo

tiếng ồn chung hiện số EXTECH 407730 – Mỹ; máy đo tiếng ồn phân tích dải tần:
Quest 2800 - Mỹ.
6.6. Phương pháp chuyên gia
Trong suốt quá trình nghiên cứu có sự hướng dẫn của chuyên gia môi trường
đảm bảo kết quả phân tích có độ chính xác và tin cậy cao. Các giải pháp đề xuất
được dựa trên cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn.


6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG
TÀU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH CƠ KHÍ
1.1. Giới thiệu về Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.1.1. Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm
kinh tế phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Bà Rịa Vũng Tàu có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở
phía Tây, 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình Thuận ở phía
Đông, Nam và Tây Nam là biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên
100.000 km2 thềm lục địa. Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 huyện, trong đó có 1 huyện đảo,
2 thành phố. Ngày 09/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2003/NĐ CP về việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành,
chia huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.[19]
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân
bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Các đường quốc 51, 55, 56
cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan
hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu



7

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở sát
biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500m. Phần đất liền
(chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông
Nam Bộ, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển Đông. Quần đảo Côn
Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có
diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km.
Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao
100m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên
400 - 500m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4
loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa).
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
1.1.3.1. Tình hình khí hậu Nam Bộ
Đồng bằng Nam Bộ trải dài từ vĩ độ 90B tới 120B với địa hình bằng phẳng,
nhiều kênh rạch và sông lớn. Địa hình đồi núi chiếm một số ít ở giáp cao nguyên
Nam Trung Bộ. Theo các nhà khí hậu học, đây là một vùng khí hậu gió mùa điển
hình – khí hậu quanh năm tương đối điều hòa và đồng nhất với hai mùa rõ rệt: mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mặt trời mỗi năm
2 lấn qua thiên đỉnh với khoảng cách khá xa nên biên độ giao động nhiệt trong năm
và trong ngày không lớn.
Khí hậu Nam Bộ, ngoài đặc điểm chung điển hình của một khí hậu nhiệt đới
gió mùa có các mùa mưa và khô khá trùng hợp với mùa gió. Và khí hậu Miền Đông
Nam Bộ còn có những nét đặt trưng riêng cho một vùng tương đối cao trên các bậc
thềm 100-200m và có ảnh hưởng địa hình núi lân cận. Ta có thể tóm tắt đặc điểm
khí hậu Nam Bộ như sau:
 Về chế độ nhiệt:
Có một nền nhiệt độ cao gần như không có phân hóa theo mùa trong chế độ
nhiệt. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa mưa cũng như mùa khô từ 26–270C,

riêng những khu vực ở trên bậc thềm 100-200m nhiệt độ trung bình có thể thấp hơn


8

260C một chút (theo quy luật phân bổ không gian của nhiệt độ: trung bình độ cao
địa hình tăng 100m thì nhiệt độ giảm 1/20C). Tổng nhiệt độ toàn năm từ 95630C đến
98550C là giá trị cao nhất trên toàn quốc.[4]
Qua các tháng nhiệt độ thay đổi rất ít, chênh lệch tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất khoảng 3-3,50C. Nó nói lên được tính ổn định tương đối của chế độ nhiệt
ở đây.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng từ 23-250C
do vùng giáp núi, giảm xuống 23,70C ở Xuân Lộc. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể
quan sát được giảm xuống đến 10,70C (Lộc Ninh – 1963) so với đại bộ phận ở
Đồng Bằng Nam Bộ là 14-150C và tăng lên ở sát ven biển 16-170C, tuy nhiên xác
xuất xảy ra nó rất hiếm, khoảng 10 năm mới gặp 1 lần.
Thời kỳ có nhiệt độ tương đối cao là ba tháng III, IV, VII (các cực đại nhiệt
độ); nhiệt độ trung bình từ 26,2 - 29,20C giảm xuống 25,4 - 27,20C ở Xuân Lộc.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thời kỳ quan sát được 400C (Sài Gòn – 1912). Còn lại
thường chỉ dao động từ 37,6-39,30C.
Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ khá mạnh, biên độ ngày trung bình
đạt xấp xỉ 9 - 100C (trong khi đó ở đại bộ phận Đồng Bằng Nam Bộ là 7 - 80C và
giảm xuống 60C ở sát ven biển).
Thời kỳ nhiệt độ dao động ngày đêm mạnh nhất là các tháng mùa khô. Biên độ
đạt 13 - 140C (8 - 100C trên đại bộ phận Đồng Bằng Nam Bộ, giảm xuống 6 - 80C ở
sát ven biển).
Kể cả thời kỳ nhiệt độ dao động ít nhất là các tháng mùa mưa, biên độ ngày
cũng đạt tới 7 - 80C.
 Về chế độ mưa ẩm
Ở đây nét đặc trưng quan trọng là sự phân hóa theo mùa rất sâu sắc trong chế

độ mưa ẩm hoàn toàn phù hợp với mùa gió trong năm (hằng năm có thể phân biệt rõ
rệt 6 tháng mưa ẩm trùng với gió mùa mùa hạ, và 6 tháng khô hạn rất điển hình
trùng với gió mùa mùa đông). Ở miền Đông gần khối núi Nam Trung Bộ nên lượng


9

mưa có trội hơn phần trung tâm Đồng Bằng Nam Bộ. Vào mùa mưa, lượng mưa tập
trung và chiếm 90% lượng mưa toàn năm.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.614,5mm (Biên Hòa) đến 2.285,2mm (Lộc
Ninh), với số ngày mưa hằng năm từ 98 - 159 ngày (trung bình 131,6 ngày mưa/
năm).
Lượng mưa phân phối khá đều qua các tháng mùa mưa, trừ tháng XI cuối mùa
tương đối ít mưa. Còn các tháng khác lượng mưa trung bình từ 200 - 350mm với số
ngày mưa trung bình từ 15 - 20 ngày trong tháng.
Có lượng mưa tháng cực đại là tháng IX. Lượng mưa trung bình tháng này là
320 - 350 mm và có khi đạt tới 350 - 400mm ở vùng gần núi (Phước Long 376,1
mm/tháng, Lộc Ninh 400,3 mm/tháng), số ngày mưa tháng này thường vượt quá 20
ngày.
Trường hợp mưa lớn (>50 mm/ngày) tương đối ít gặp trong toàn mùa mưa. Số
lượng quan sát được ở miền Đông Nam Bộ cho thấy khoảng 5 - 7 ngày mưa lớn,
lượng mưa trên 50mm. Nhưng lượng mưa trên 100 mm/ngày thì rất hiếm phải vài
năm mới gặp 1 lần.
Ở mùa khô các tháng đầu và tháng cuối mùa có lượng mưa trên dưới 50
mm/tháng với khoảng trung bình 4 - 5 ngày mưa/tháng. Còn lại những ngày khác (I,
II, III) là những tháng ít mưa nhất trong năm; mỗi tháng trung bình cũng chỉ quan
sát được 1-2 ngày mưa và lượng mưa trung bình cũng chỉ còn khoảng 10-20mm
tháng, giảm xuống 5-10mm trong các tháng I và II (tháng cực tiểu lượng mưa).
Độ ẩm trung bình năm là 82% thời kỳ ẩm ướt trùng với mùa mưa có độ ẩm
trung bình vượt quá 83-85%, tháng ẩm nhất là tháng IX (86-87%).

Thời kỳ khô trùng với mùa ít mưa, trừ tháng XII còn tương đối ẩm (độ ẩm
trung bình trên dưới 80%) tháng khô nhất độ ẩm trung bình cũng đạt 75%. Độ ẩm
tuyệt đối thấp nhất có thể xảy ra là 15-17% thậm chí có năm 6% (Phước Long –
1964).


×