Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thị xã thuận an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------

ĐẶNG NGUYỄN NGỌC HẠNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC
THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------

ĐẶNG NGUYỄN NGỌC HẠNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC
THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.PHẠM THỊ PHỤNG




TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 Năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
TS.PHẠM THỊ PHỤNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Trần Phúc

Phản biện 1

3


PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

ĐẶNG NGUYỄN NGOC HẠNH............ Giới tính: NỮ..................

Ngày, tháng, năm sinh: 24 - 09 -1989.........................................Nơi sinh: TPHCM ..........
Chuyên ngành: KẾ TOÁN..........................................................MSHV: 1441850016
I- Tên đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại
Chi Cục Thuế Thị Xã Thuận An" nhằm đề xuất một số giải pháp làm tăng hiệu quả
công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thị xã Thuận An.
Nhận định ra nhân tố ảnh hưởng cao nhất đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế
tại Chi cục thuế Thị Xã Thuận An.
Nghiên cứu và xem xét thực trạng kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Thị xã
Thuận An thông qua các báo cáo thu thuế hàng năm
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/8/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.Phạm Thị Phụng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đặng Nguyễn Ngọc Hạnh


ii

LỜI CÁM ƠN
Được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy cô khoa kế toán tại trường đại học
công nghệ TPHCM cùng ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị tại chi cục thuế thị xã
Thuận An trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn luận văn cô TS.Phạm Thị Phụng
đã giúp em hoàn thiện bài một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị trong chi cục
thuế thị xã Thuận An. Đặc biệt là đội kiểm tra thuế số 1 và đội kiểm tra thuế số 2 đã ân
cần chỉ dẫn em, cung cấp các tài liệu cần thiết cho bài luận được hoàn thiện.
Những yếu tố trình bày trong bài luận này có thể còn nhiều sai sót rất mong được
sự ủng thông cảm cũng như góp ý của quý thầy cô, các cô chú và anh chị đã giúp em
hoàn thiện bài luận văn.
Xin chúc sức khỏe đến toàn thể thầy cô khoa kế toán cùng ban lãnh đạo, cô chú
và anh chị công tác tại Chi cục Thuế Thị Xã Thuận An.

Em xin chân thành cảm ơn !

Bình Dương, Tháng 01 năm 2016

Tên sinh viên : Đặng Nguyễn Ngọc Hạnh


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu " Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế
Thị Xã Thuận An " nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
tra thuế tại chi cục thuế Thị Xã Thuận An. Bài luận đã xem và nghiên cứu các bài
nghiên cứu trước để hình thành cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết của bài luận, đồng thời
hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất với bốn nhân tố gây tác động đến hiệu quả
công tác thuế và thang đo của từng nhân tố, bài luận sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính là thảo luận lấy ý kiến các lãnh đạo và đội trưởng các đội, nghiên cứu định
lượng với 31 câu hỏi khảo sát được đưa đến các từng cá nhân trong chi cục thuế. Với
dữ kiện khảo sát 250 cán bộ công chức tại chi cục thuế Thị Xã Thuận An, bài luận sử
dụng SPSS 20 để phân tích kết quả thông qua 250 bảng khảo sát và thu thập đươc 240
bảng khảo sát hợp lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thị xã Thuận An gồm : (1) chuẩn bị cuộc kiểm tra; (2)
Nhận thức người nộp thuế; (3) Hỗ trợ từ các phòng ban; (4) Chính sách pháp luật.


iv

ABSTRACT
The Research on factors which affect the effectiveness of taxation inspection at
Department of taxation of Binh Duong- Thuan An town branch aims at defining

elements that should influence the operation of inspection here at Thuan An town
branch. The thesis’ argument and theory bases were established by utilizing the
writers’ profound solid knowledges plus consulting a number of other writers’
outstanding essays. To assess how effective the taxation inspection is, a studying model
which analysing 4 main influence factors is used. Every element has a specific mark
which tells us how much each can produce influence on the inspection. Qualitative and
quantitative analysis are implemented in this thesis. For the qualitative, wrtier
interviewed every member of the management of the taxation branch of Thuan An
town. For the quantitative, the writer carried out a poll here at Thuan An branch. Each
questionaire that includes 31 questions were delivered to 245 staffs here. 240 out of
entirely distributed 245 were eligible for analysis. With the implementation of SPSS 20
in analysing the collected data, the results show that factors which affect the
effectiveness of taxation inspection include: 1) preparation before taking inspection, 2)
The awareness of tax payers, 3) support from relevant divisions, 4) The government's
laws and policies.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

............................................................................. xii


BỐ CỤC DỰ KIẾN LUẬN VĂN .............................................................................. xiii

CHƯƠNG 1 1
TỔNG QUAN ........................................................................................................... 1
1. Tính cần thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3
2.1.Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 3
2.2.Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu đề tài................................................................................... 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
4.1.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.2.Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 4
5.1.Dữ liệu sơ cấp .................................................................................................. 4
5.2.Dữ liệu thứ cấp................................................................................................. 4
6. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 4
7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 5
7.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 7
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. KHÁI NIỆM.................................................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm về thuế ........................................................................................ 9
2.1.2. Khái niệm về thanh tra ............................................................................... 11
2.1.3. Khái niệm về kiểm tra thuế ........................................................................ 11
2.1.4. Giống nhau khác nhau thanh tra thuế và kiểm tra thuế .......................... 12


vi

2.1.5. Sự cần thiết phải kiểm tra về thuế ............................................................ 13
2.1.6. Nguyên tắc kiểm tra .................................................................................. 14

2.1.7. Ý nghĩa và vai trò của kiểm tra thuế ...................................................... 16
2.1.8.Hình thức của công tác kiểm tra thuế ........................................................ 16
2.1.9. Nội dung của công tác kiểm tra thuế ....................................................... 17
2.1.10. Hiệu quả công tác kiểm tra thuế thể hiện qua các mặt kinh tế , chính trị
,xã hội .................................................................................................................. 19
2.1.11. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế trong quá trình
đi kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc tại cơ quan thuế. ..................... 19
2.1.12. Kinh nghiệm thực tế về công tác kiểm tra thanh tra thuế tại các thành
phố, tỉnh thành ..................................................................................................... 20
2.1.13. Quy trình kiểm tra thuế .......................................................................... 24
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ
THUẬN AN ......................................................................................................... 25
2.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của thị xã Thuận An ........................................... 25
2.2.2. Diện tích dân số ......................................................................................... 26
2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh bình dương .................................................. 26
2.2.4. Tình hình kinh tế, xã hội Thị Xã Thuận An .............................................. 26
2.2.5. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế tại chi cục thuế thị xã Thuận An .. 27
2.2.6. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế tại chi cục thuế thị xã Thuận An qua
2.2.7. Kết quả hoạt động kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn Thị
Xã Thuận An ........................................................................................................ 33
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA
THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN .......................................... 39
2.3.1. Mô hình đề xuất ......................................................................................... 39
2.3.2. Mô hình hồi quy......................................................................................... 40
2.3.3. Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi
cục thuế Thị Xã Thuận An................................................................................... 40
2.3.4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 44
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 45
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 45



vii

3.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ................................................................................. 46
3.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .................................................................... 47
3.3.1. Mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu .......................................................... 48
3.3.2. Xây dựng thang đo .................................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 : .................................................................................... 53
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 54
4.1. Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................ 54
4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy CRONBACH ALPHA ...................... 58
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. ......................... 63
4.3.1. Đánh giá thang đo các nhân tố ................................................................... 63
4.3.2. Đánh giá thang đo Hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thị Xã
Thuận An. ............................................................................................................ 67
4.4. Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................... 68
4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân phương pháp hồi quy .............. 69
4.5.1. Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến .......................................... 69
4.5.2. Phân tích hồi quy ..................................................................................... 70
4.6. Xem xét giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính................................... 75
4.6.1. Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi ............................. 75
4.6.2.

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ............................................... 76

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 78
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................... 78
5.2.Những hạn chế trong công tác kiểm tra ......................................................... 79
5.2.1. Về Chuẩn bị cuộc kiểm tra ........................................................................ 79
5.2.3. Về cán bộ, công chức thuế, công tác hỗ trợ của các phòng ban phòng ban

khác với đội kiểm tra thuế ................................................................................... 80
5.2.4. Cơ chế chính sách ..................................................................................... 80
5.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 81
Đối với cơ quan thuế ........................................................................................ 81
5.3.1.Nâng cấp cải tiến phần mềm quản lý thuế và phần mềm phân tích rủi ro
5.3.2.Tìm hiểu và xây dựng hệ thống chính sách ................................................ 82
5.3.3.Tuyên truyền hỗ trợ NNT ........................................................................... 82
5.3.4. Người nộp thuế .......................................................................................... 83
5.3.5.Về công tác tổ chức cán bộ ......................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Tình hình thu ngân sách trên địa bàn Thị Xã Thuận An giai đoạn 2010 2014 .............................................................................................................................. 32
Bảng 2.2 : Tình hình kiểm tra quyết toán thuế giai đoạn 2010-2014 ......................... 35
Bảng 2.3 : Tình hình kiểm tra sau hoàn thuế giai đoạn 2010-2014 ............................ 36
Bảng 3.1 : Quy Trình Nghiên Cứu ........................................................................... 47
Bảng 3.2 : Các biến quan sát cho nhân tố chính sách pháp luật .............................. 50
Bảng 3.3 : Các biến quan sát cho nhân tố chuẩn bị kiểm tra ................................... 51
Bảng 3.4 : Các biến quan sát cho nhân tố Hỗ trợ phòng ban ................................... 52
Bảng 3.5 : Các biến quan sát cho nhân tố nhận thức người nộp thuế ...................... 53
Bảng 3.6 : Các biến quan sát hiệu quả công tác kiểm tra thuế ................................ 54
Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 55
Bảng 4.2 : Kiểm định các thang đo bằng Cronbach's Alpha ................................... 60
Bảng 4.3 : Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 ............................................. 65
Bảng 4.4 : Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 ............................................. 66
Bảng 4.5 : Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 3 ............................................. 67

Bảng 4.6 : Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 70
Bảng 4.7 : Bảng đánh giá sự phù hợp của mô hình ................................................. 72
Bảng 4.8 : ANOVA ................................................................ .................................. 73
Bảng 4.9 : Các thông số thống kê trong phương trình hồi quy ................................ 74


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Quy trình kiểm tra thanh tra thuế từ khâu lập kế hoạch và xử lý kết quả
........................................................................................................................................ 24
Hình 2.2 : Bản đồ Thị Xã Thuận An ...............................................................…. .. 25
Hình 2.3 : Biểu đồ tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2010-2015 ......................... 26
Hình 2.4 : Sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An .................................... 29
Hình 2.5 : Biểu đồ trình độ học vấn của cán bộ, công chức tại chi cục Thuế Thị Xã
Thuận An ................................................................................................... 30
Hình 2.6 : Tình hình thu ngân sách tại chi cục thuế Thị Xã Thuận An giai đoạn 20102014 ............................................................................................................ 33
Hình 2.7 : Biểu đồ số lượng đơn vi thực tế quyết toán và số lượng đơn vị bị phạt vi
phạm qua các năm 2010-2014 .................................................................. 36
Hình 2.8 : Biểu đồ tình hình kiểm tra sau hoàn 2010-2014 ....................................... 37
Hình 2.9 : Mô hình đề xuất ...................................................................................... 41
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả công tác kiểm
tra thuế. .................................................................................................. 69
Hình 4.2 : Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................... 75


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên


Diễn giải

GTGT

Giá Trị Gia Tăng

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NĐ-BTC

Nghị định- bộ tài chính

TT-BTC

Thôgn tư- bộ tài chính

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

ĐTNNT

Đối tượng người nộp thuế


NNT

Người nộp thuế

CSPL

Chính sách pháp luật

CBKT

Chuẩn bị cuộc kiểm tra

HTPB

Hỗ trợ phòng ban

NTNN

Nhận thức người nộp thuế

HQCT

Hiệu quả công tác thuế


xi

2 - Bố cục dự kiến của luận văn
Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 : Phân tích dữ liệu và kết quả kiến nghị.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1. Tính cần thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, có tác động ảnh hưởng
sâu rộng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Hệ thống chính sách thuế tốt chỉ có thể
phát huy tác dụng khi có một hệ thống quản lý thuế phù hợp, hiệu quả. Mục tiêu
chính của hệ thống quản lý thuế hiện đại trên thế giới là tối ưu hoá các khoản thu
thuế và các khoản phải thu khác, phù hợp với luật pháp đồng thời đảm bảo củng cố
được niềm tin của người nộp thuế (NNT) vào hệ thống thuế. Một mặc của mục tiêu
này là tăng cường các dịch vụ hỗ trợ NNT để nâng cao sự tuân thủ tự giác của
NNT; mặt khác là cơ quan thuế phát hiện các trường hợp không tuân thủ và có các
biện pháp trừng phạt một cách nghiêm minh, đảm bảo công bằng và tạo sự tin cậy
của người nộp thuế. Trong thời gian qua, ngành thuế Việt Nam đã và đang thực
hiện chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, và hiện tại ngành thuế đang
thực hiện thoe cơ chế tự khai tự nộp thuế, có nghĩa là ngành thuế đã đề cao trách
nhiệm của NNT, tăng cường dân chủ và tính tự chủ của NNT trong việc ủy quyền
cho NNT thực hiện chức năng tự đánh giá và kê khai thuế, tự nộp thuế vào ngân
sách, đồng thời dưới hệ thống này, công tác thanh tra, kiểm tra đã trở thành nhiệm
vụ trọng tâm với mục tiêu chính là kiểm soát việc tuân thủ và chấp hành luật thuế
của NNT. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng
doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời qui mô, hình thức, cách thức hoạt
động của các doanh nghiệp cũng đa dạng phức tạp hơn trước, phương thức

trốn/tránh thuế cũng tinh vi hơn, các tội phạm về thuế ngày càng gia tăng, nhất là
trong điều kiện mở cửa, hội nhập và thương mại điện tử ngày càng phát triển, trong
khi bộ máy quản lý thuế mới được chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, còn chưa
thực sự phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả của nó. Do đó gây khó khăn cho công
việc quản lý của người nộp thuế và cảm nhận về công tác quản lý và kiểm tra thuế
luôn luôn khó khăn hoạt động kiểm tra và công tác chuẩn bị. Vì vậy không thể phủ


2

nhận việc đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra một phần dựa vào các
công tác như : sự quan tâm quản lý hoạt động kinh doanh của cán bộ công chức
quản lý thuế đối với người nộp thuế, kết quả công tác kiểm tra quyết toán thuế và
kết quả công tác kiểm tra hoàn thuế mà còn dựa vào ý thức, trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của người nộp thuế, Ngoài ra công tác kiểm tra thuế là công tác đòi hỏi
trình độ nghiệp vụ chuyên môn và sự am hiểu sâu về chính sách, các kỹ năng phân
tích hồ sơ, tập hợp thông tin về người nộp thuế …các yếu tố này sẽ hỗ trợ công việc
ban đầu của công tác kiểm tra thuế để khi tiến hành kiểm tra sẽ thuận lợi dễ dàng
trong quá trình kiểm tra và dẫn đến kết quả kiểm tra sẽ có hiệu quả hơn, cảm nhận
của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ cũng tốt hơn, và đồng thời kết quả báo
cáo công tác sẽ thể hiện được tính chính xác hơn.
Từ các yếu tố vừa nêu trên ta thấy công tác chuẩn bị ban ban đầu của công
tác kiểm tra thuế chiếm phần khá quan trọng trước khi tiến hành kiểm tra sâu về nội
dung, tính tuân thủ của người nộp thuế, nâng cao tính trách nhiệm của NNT. Vì vậy
để công tác kiểm tra thuế ngày càng hiệu quả, quá trình chuẩn bị, tập hợp thông tin
người nộp thuế, phân tích hồ sơ trước khi kiểm tra được diễn ra một cách thuận lợi
từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc và báo cáo công tác kiểm tra thể hiện được tính
chính xác trung thực nên bài luận tiến hành nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Thị Xã Thuận An” nhằm
nâng cao cảm nhận tốt về hiệu quả công tác kiểm tra đối với từng cán bộ, công nhân

viên chức thuế khi thực hiện nhiệm vụ. Và dựa vào kết quả cơ quan thuế có thể xem
xét và đưa ra những giải pháp tích cực làm công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra dễ
dàng thuận tiện để điều này sẽ ảnh hưởng làm tăng hiệu quả công tác kiểm tra thuế
trong thực tiễn.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Thị Xã Thuận An về việc cảm
nhận của cán bộ công nhân viên chức về công tác kiểm tra thuế , sau đó đề xuất
một số định hướng làm tăng cảm nhận về hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi
cục thuế Thị xã Thuận An .
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1 : Thông qua bảng khảo sát từng cá nhân đang làm việc tại chi cục
thuế Thị Xã Thuận An để nhằm tìm hiểu ra những yếu tố mang tính cảm nhận về
khó khăn bất cập, những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra
thuế đặc biệt tại đội kiểm tra thuế số 1, đội kiểm tra thuế số 2 tại chi cục thuế Thị
Xã Thuận An.
Mục tiêu 2 : Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra
thuế tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An. Từ đó xác định một số nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thị xã Thuận An.
3. Câu hỏi nghiên cứu đề tài
Câu hỏi 1 : Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra
thuế ?
Câu hỏi 2 : Thực trạng tình hình công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thị
xã Thuận An ?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế
tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An ở giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch và tổng hợp
thông tin của người nộp thuế trước khi kiểm tra sâu vào chuyên môn, không đề cập
đến thanh tra, kiểm tra nội bộ kế toán tài chính trong chi cục thuế Thị Xã Thuận An.
4.2.

Đối tượng nghiên cứu


4

Các lãnh đạo Chi cục Thuế, các đội trưởng, đội phó và công chức thuế đang
công tác tại chi cục thuế Thị Xã Thuận An .
5. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.

Dữ liệu sơ cấp

Số liệu lấy từ các các bảng khảo sát từ việc lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi
soạn sẵn của 250 mẫu quan sát là những người đang làm việc tại Chi cục thuế Thị
Xã Thuận An và có am hiểu về công tác kiểm tra thuế.
5.2.

Dữ liệu thứ cấp

Số liệu thuế thu được từ các bảng báo cáo công tác thuế của phòng kiểm tra,

Báo cáo tổng kết công tác thuế hằng năm gửi lên Cục thuế tỉnh Bình Dương.
Sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An.
Số liệu thu thuế qua các năm, tỷ lệ đánh giá thu thuế so với các năm trước.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 : Phân tích dữ liệu và kết quả.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.


5

7.Các nghiên cứu trước
7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trần Bình Minh (2011) nghiên cứu “ Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra theo cơ
chế tự khai từ nộp tỉnh Phú Yên”, bài luận bố cục gồm ba chương, bài nêu rõ vai trò
quan trọng của thanh kiểm tra theo cơ chế tự khai tự nộp, theo tác giả việc quản lý
người nộp thuế nộp thuế theo cơ chế tự khai tự nộp hiện nay cũng ảnh hưởng đến công
tác thanh kiểm tra thuế ở quá trình phát hiện những hành vi gian lận, trốn thuế. Đồng
thời giúp hoàn thiện bổ sung cho hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bài luận đã nhận xét
về những mặt còn hạn chế trong công tác thanh kiểm tra, đưa ra những giải pháp đối
với người nộp thuế, về công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức kiểm tra.Vì vậy theo cơ
chế tự khai tự nộp thuế hiện nay người nộp thuế phải nâng cao tin thần tự giác của
mình để thực hiện đúng theo qui định của pháp luật, do đó ở công tác kiểm tra thuế,
cán bộ quản lý thuế có cơ hội tiếp xúc nhiều người nộp thuế để nhắc nhở người nộp
thuế thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo cơ chế tự khai tự nộp hiện nay.
Điều này nói lên công tác kiểm tra thuế là công tác quan trọng trong việc quản lý thuế
và tính tự giác của người nộp thuế là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến hiệu quả công tác
kiểm tra thuế trong quá trình quản lý.

Nguyễn Thắng Văn (2012) nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối
với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Kontum”, bài luận bố cục gồm 3
chương, bài luận nêu khái quát về công tác kiểm tra thanh tra, phân tích thực trạng tình
hình thu thuế qua các năm của thành phố Kontum, qua quá trình nghiên cứu tác giả
đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh kiểm tra như sau:
- Yếu tố bên ngoài : Môi trường kinh tê vĩ mô, môi trường pháp lý, môi trường
xã hội, đặc điểm hoạt động doanh nghiệp của người nộp thuế.
- Yếu tố bên trong nội bộ cơ quan : Năng lực quản lý nội bộ của cơ quan thuế,
nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
Tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị cuộc kiểm tra và
công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
kiểm tra thuế. Dựa vào những ảnh hưởng trên bài luận đã tìm thêm một nhân tố ảnh


6

hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế ở giai đoạn chuẩn bị là “ sự hỗ trợ các
phòng ban trong nội bộ cơ quan thuế” .
Hồ Hoàng Trường (2012) nghiên cứu : "Hoàn thiện công tác thanh kiểm tra thuế
tại cục thuế tỉnh Đồng Nai" bài nghiên cứu đã nêu lên các tiêu chí để đánh giá hiệu
quả hoạt động, kiểm tra, thanh tra thuế như sau :
− Hiệu quả về kinh tế: khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu luật định về
thuế vào ngân sách nhà nước
− Hiệu quả về xã hội : Công tác thanh, kiểm tra góp phần thực hiện bình
đẳng, công bằng xã hội
− Hiệu quả về chính trị : thực hiện chủ trương chính sách kinh tế xã hội của
đảng và nhà nước
Để thực hiện tốt các tiêu chí trên tác giả đã đưa ra ba nhân tố ảnh hưởng đến
công thanh kiểm tra tại cục thuế tỉnh đồng nai:
Nhân tố 1: Cơ quan thuế

Nhân tố 2 : Chích sách pháp luật
Nhân tố 3: Doanh nghiệp
Tác giả đã đưa ra ba nhân tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị cuộc kiểm tra và
công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
kiểm tra thuế. Dựa vào những ảnh hưởng trên bài luận đã chọn lọc ra thêm một nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế ở giai đoạn chuẩn bị là “ chính sách
pháp luật” .
Tạp chí kinh tế số 04-2013 -Võ Tiến Dũng. "Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế TPHCM".Bài tạp
chí đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế như sau:
Nhân tố 1: Chính sách pháp luật thuế
Nhân tố 2: Người nộp thuế
Nhân tố 3: Cơ quan thuế
Dựa vào bài của tác giả Võ Tiến Dũng và các nhân tố tác giả đưa ra, bài luận
thấy phù hợp với tiêu chí của bài đang nghiên cứu. Do đó Bài luận sẽ dựa vào các

Formatted: Indent: First line: 1.27 cm


7

nhân tố trên cùng bảng câu hỏi khảo sát của tap chí này để làm cơ sở cho việc tạo
bảng câu hỏi khảo sát và thang đo cho bài luận đang nghiên cứu.
7.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài


Phonthilath Maysouk (2011) nghiên cứu “nâng cao hiệu quả công tác

kiểm, thanh tra Thuế tại Cục Thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào”, bài luận bố
cục gồm ba chương phân tích tình hình thu thuế hằng năm và so sánh mức độ ảnh

hưởng , bài luận phân tích và nhận định theo phương thức định tính, bài luận nêu rõ
những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra thuế và đưa ra những mặt hạn
chế chung như sau : tính trách nhiệm và tự chủ mỗi cán bộ chưa cao, sự phân bổ nhân
sự chưa hợp lý, hiểu biết về hệ thống pháp luật chưa sâu, bên cạnh đó công tác tuyên
truyền hỗ trợ văn bản cho người nộp thuế còn hạn chế.
Nguyễn Cảnh Bảy - 2014 nghiên cứu “ hoàn thiện công tác kiểm tra,thanh tra
thuế ở chi cục thuế Hà Tĩnh “ tác giả trong bài đã đề cập đến một số kinh nghiệm ở
công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế như sau:


Kinh nghiệm kiểm tra, thanh tra thuế ở Malaysia

Công tác kiểm tra. Thanh tra thuế có hiệu quả, tại malaysia tổ chức trung tâm
thanh tra- điều tra thuế được phân bổ theo vùng. Các trung tâm không chỉ dừng lại theo
chức năng kiểm tra thuế thông thường mà chủ yếu tập trung vào công tác điều tra phát
hiện và xử lý các trường hợp trốn lậu thuế có tính chất nghiêm trọng, truy thu thuế vào
ngân sách nhà nước. Trung tâm điều tra thanh tra có nhiệm vụ tổ chức, thu thập các
thông tin từ nội bộ ngành thuế, người tố giác, người khai báo, báo chí… để phát hiện
các trường hợp, các khả năng trốn thuế. Tổ chức công tác điều tra nghiệp vụ trên có sự
phối hợp trên toán quốc hoặc quy mô quốc tế.Tổ chức lưu trữ dữ liệu, bằng chứng liên
quan đến hành vi trốn thuế.Tổ chức việc kiểm tra, đối chứng để quy phạm hành vi trốn
thuế. Khởi tố, truy tố, Phạt hành chính, kiến nghị phạt hình sự với các hành vi trốn
thuế, bắt giữ tài sản, phong hỏa tài sản.


8



Kinh nghiệm kiểm tra, thanh tra thuế của Inđônêsia


Thanh tra, kiểm tra thuế điều tra thuế là một chức năng cơ bản của cơ
quan thuế Indonêxia, nó giữ vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình áp dụng
thành công cơ chế tự tính, tự khai nộp thuế. Công tác thanh tra, chính sách thanh tra
được quy định bởi Cục thanh tra và điều tra thuộc Tổng cục thuế, chỉ được thực
hiện sau khi đã thu thập các thông tin và xử lý các dự liệu về đối tượng nộp thuế để
đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ thi hành về thuế và sự thi hành của các quy
định về thuế.
Công tác thanh tra thuế được thực hiện trên nguyên tắc: Đối tượng nộp
thuế không bao giờ bị thanh tra lại trong cùng 01 năm. Nhằm tránh việc thanh tra
nhiều lần đối với đối tượng nộp thuế trong cùng năm thì cần phải tiến hành thanh
tra đối với mọi loại thuế cùng một lúc. Trường hợp trong năm phải tiến hành
thanh tra quá một lần chỉ khi có các lý do như: Đối tượng nộp thuế có hành vi
phạm tội hình sự, có chứng cứ mới hoặc chứng cứ chưa bộc lộ có thể làm tăng
số thuế phải nộp hoặc có lý do theo chỉ thị của Tổng cục trưởng cục thuế. Hoạt động
thanh tra được tiến hành bởi đội thanh tra trong đó luôn có 01 giám sát viên, 01 đội
trưởng và 01 hoặc một số thành viên tuỳ theo nhiệm vụ công tác. Thời gian thanh tra
tại cơ sở kinh doanh là 02 tháng và có thể kéo dài 08 tháng nếu được Tổng cục trưởng
cục thuế cho phép, thanh tra tại trụ sở cơ quan thuế thì thời gian là: 01 tháng, có thể kéo
dài 02 tháng.
Kết luận chương 1:
Sau khi xác định được mục tiêu của đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
bài luận sẽ tiến hành nghiên cứu các bài luận văn trước để làm cơ sở hình thành cho
chương 2 tiếp theo. Là người chấp bút đề tài này, bài luận sẽ chọn lọc và đưa ra các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế ở giai đoạn chuẩn bị ban đầu.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu tham khảo cơ sở lý thuyết từ các đề tài trên và nhận định
được hướng đi của bài luận, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công
tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thị Xã Thuận An để chấp bút thành một bài nghiên
cứu hoàn chỉnh.



9

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phần mở đầu và chương 1 đã giới thiệu lý do hình thành đề tài nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Trong chương 2 này, bài nghiên
cứu kế thừa một số lý thuyết khái niệm ở các bài nghiên cứu trước và một số nội
dung trên trang wed để trình bày các lý thuyết liên quan đến thuế và công tác
kiểm tra thuế, thực trạng công tác thu thuế tại chi cục thuế Thĩ Xã Thuận An. Dựa
trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước bài luận sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu
và các biến ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế ở giai đoạn chuẩn bị.
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả
trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực
nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước. (Nguồn )
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ
đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.(Nguồn )
Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình
để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các
chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.(Nguồn )
Theo như trang HG.org - luật trực tuyến của Mỹ thì thuế có nghĩa là “ thuế là
khoản nộp bắt buộc của chính phủ thông qua sự giao nộp tài sản dựa trên các giấy
phép cấp quyền và / hoặc giấy thu nhập hoặc thuế nhập khẩu từ nước ngoài. Thuế bao
gồm tất cả các khoản đóng góp của các cá nhân có các hoạt động kinh doanh tại một
nước và được đánh thuế bởi nhà nước. Thuế thường được chia thành hai nhóm chính:
trực tiếp và gián tiếp. Nói chung, các loại thuế trực tiếp được những đánh giá dựa trên
thu nhập, đất hoặc bất động sản và tài sản cá nhân, được trả trực tiếp cho chính phủ;
trong khi đó các loại thuế gián tiếp được đánh giá dựa trên các khoản tiêu thụ, chẳng



10

hạn như các sản phẩm hoặc dịch vụ, thu thập bởi một trung gian, chẳng hạn như công
việc kinh doanh lẻ ".(Nguồn />Trong nghiên cứu của PhonthilathMayouk 2011 : nghiên cứu chia sẽ về quan
điểm của Nhà nước thời cổ điển đã cho rằng “ Thuế đã gắn bó chặt chẽ với chi tiêu
của Nhà nước ( NN )” bởi vì trong thực tế khách quan Nhà nước đã dùng quyền lực
của mình để huy động các khoản thu mà nó gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại và phát
triển của NN.
Trong nghiên cứu của PhonthilathMayouk 2011 : nghiên cứu chia sẽ về quan
điểm của các nhà kinh tế hiện đại cho rằng: “Thuế đã gắn bó với việc cung cấp hàng
hóa công.
PhonthilathMayouk 2011 : nghiên cứu định nghĩa về thuế “Thuế đã gắn bó với
nhiệm vụ kinh tế, nhất là theo quan điểm của Keynes đã cho rằng “ Thuế là một
trong các công cụ cơ bản để can thiệp chu kỳ phát triển và vượt qua khủng hoảng”
trong đó, việc cải cách chính sách thuế có thể tác động đến các thời hạn sử dụng
mà nó tác động đến việc tăng trưởng đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao
động.
PhonthilathMayouk 2011 : nghiên cứu định nghĩa về thuế “Thuế là khoản đóng
góp bắt buộc theo quy định của pháp luật thể nhân và pháp nhân theo mức độ thu
nhập nhằm phục vụ cho chi tiêu công.
Theo từ điển luật học ( NXB Bách khoa 1999) – Đoàn Trang có bài giảng về thuế
đưa ra định nghĩa : ”Thuế là một khoản đóng góp bằng tài sản cho nhà nước do luật
định thành nghĩa vụ đối với cá nhân hoạưc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập”. (Nguồn tailieu.vn)



×