Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG TƯƠNG LAI CHO NHÃN HIỆU ĐIỆN THOẠI OPPO 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN HỌC: MARKETING QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
TRONG TƯƠNG LAI CHO NHÃN HIỆU
ĐIỆN THOẠI OPPO
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Khuyên
Nhóm SV: Phạm Quốc Huy
Nguyễn Thị Thu Nga
Phan Thị Châu Hải My
Dương Thị Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Nguyễn Tuyết Trinh
Nhóm 1, ca 3, phòng C401

TP.HCM, tháng 12 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Họ và tên


MSSV

Phạm Quốc Huy

71206052

Phan Thị Châu Hải My

71206083

Nguyễn Thị Thu Nga

71206087

Dương Thị Bảo Ngọc

71206093

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

71280280

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

71280464

Nội dung đóng góp
Đối thủ cạnh tranh
Chương 4 - Chiến lược

chiêu thị (PR)
Chỉnh sửa và tổng hợp
báo cáo
Đối thủ cạnh tranh
Chương 4 - Chiến lược
chiêu thị (Quảng cáo)
SWOT
Chương 3
Chương 4 - Chiến lược
sản phẩm
Chỉnh sửa nội dung
báo cáo sơ bộ
Tổng hợp chương 1+2
Chương 4 - Chiến lược
phân phối
Chương 2 - 2.1.1+2.1.2
Chương 4 - Giá
Chương 5
Lời mở đầu
Chương 2 2.1.3+2.1.4+2.1.5
Chương 4 - Giá
Chương 5

Mức độ
hoàn thành

100%

100%


100%

100%

100%

100%

Chữ ký


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY...............................................2
1.1. Sơ lược về hình thành công ty..........................................................................................2
1.2. Oppo tại Việt Nam..............................................................................................................3
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ............................................................................5
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô..............................................................................................5
2.1.1. Chính trị – pháp luật ...............................................................................................5
2.1.2. Kinh tế .......................................................................................................................7
2.1.3. Văn hóa – xã hội ......................................................................................................9
2.1.4. Cơ sở vật chất – hạ tầng ...................................................................................... 11
2.1.5. Khoa học – kỹ thuật .............................................................................................. 11
2.2. Phân tích môi trường vi mô............................................................................................ 12
2.2.1. Cạnh tranh nội bộ ngành ..................................................................................... 12
2.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp ........................................................................................ 21
2.2.3. Áp lực từ khách hàng............................................................................................ 21
2.2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế ................................................................................ 23
2.2.5. Áp lực từ những đối thủ tiềm ẩn.......................................................................... 25
2.3. Nhu cầu thị trường .......................................................................................................... 26

2.4. Phân tích SWOT .............................................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO OPPO ............................................ 31
3.1. Chiến lược ngắn hạn ....................................................................................................... 31
3.2. Chiến lược dài hạn .......................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH MARKETING NG ẮN HẠN................................................ 33
4.1. Sản phẩm ........................................................................................................................... 33
4.2. Giá ....................................................................................................................................... 37
4.3. Kênh phân phối ................................................................................................................ 37
4.4. Chiêu thị ............................................................................................................................ 40
4.4.1. Quảng cáo .............................................................................................................. 40
4.4.2. PR............................................................................................................................ 45
4.4.3. Đại diện thương hiệu ............................................................................................ 50
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN NG ÀY 14/02/2015.......................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 62


LỜI MỞ ĐẦU
Hơn một năm có mặt tại Việt Nam, Oppo dần trở nên quen thuộc hơn đối với người tiêu
dùng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển và mở rộng thị phần của mình hơn
nữa, Oppo cần phải hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm của thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó,
Oppo cần hoạch định cho mình chiến lược cụ thể, rõ ràng trong tương lai.
Đứng ở vị thế phân khúc trung bình trên sơ đồ định vị, đối mặt với những đối thủ mạnh,
có bề dày lịch sử trong ngành điện thoại như LG, Huawei, Lenovo, cùng với sự thay đổi
liên tục trong xu thế tiêu dùng điện thoại của giới trẻ ngày nay, một vấn đề lớn đặt ra cho
Oppo là làm thế nào để có thể mở rộng được thị phần của mình trên thị trường và nâng
cao doanh số.
Một điều dễ nhận thấy, do gắn mác trong lòng khách hàng là một thương hiệu điện thoại
đến từ Trung Quốc, và thâm nhập vào thị trường mà ba ông lớn là Apple, Samsung,

Nokia đang chiếm giữ, khó khăn của Oppo là rất lớn. Đơn cử về chiến lược giá, có thể
nhận thấy rất rõ những sản phẩm như Oppo N1 hay Oppo Find 5 là những dòng rất đáng
sử dụng, thậm chí so về chất lượng có thể còn tốt hơn cả những hãng như Samsung và
Apple, nhưng tại sao giá của những sản phẩm này luôn chỉ dừng lại ở mức trung bình và
không thể cao hơn Apple? Có thể kể đến những nguyên nhân như do Oppo không ở vị trí
đứng đầu thị trường smartphone như Apple, Oppo chỉ là thương hiệu sinh sau đẻ muộn.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn nằm ở xuất xứ gắn liền với quan niệm “hàng kém chất
lượng” của Oppo trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Thay đổi được điều đó là việc không dễ dàng đối với những nhà quản trị Oppo. Tuy
nhiên, bằng những kiến thức hữu hạn của mình, nhóm chúng tôi xin được đề xuất “Xây
dựng chiến lược Marketing cho công ty Oppo tại thị trường Việt Nam” để Oppo có được
những bước tiến mới trên con đường chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Sơ lược về hình thành công ty
Oppo là một thương hiệu đã được đăng kí toàn cầu tại 140 quốc gia với một lịch sử lâu
dài phục vụ khách hàng ở Bắc Mỹ (chủ yếu là ở Mỹ, Canada và một phần Mexico), Châu
Âu và Châu Á, cung cấp những sản phẩm nhận được nhiều sự đánh giá cao từ các chuyên
gia trên thế giới.
Oppo được thành lập năm 2004 tại Trung Quốc với thâm niên sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng công nghệ cao. Oppo có trụ sở chính đặt tại Mountain View, Califoria Hoa Kỳ.
Công ty Oppo hiện nay đã có mặt ở nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Úc, New Zealand,
Nhật Bản, Thái Lan, Pháp,… Tuy có cùng một thương hiệu, nhưng các bộ phận thiết kế
sản phẩm của Oppo hoàn toàn khác nhau dựa trên nhu cầu trong từng khu vực.
Năm 2005, chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên của Oppo mang tên X3 ra mắt thị trường.
Năm 2010, đầu đĩa Bluray được Oppo sản xuất, đánh dấu sự phát triển của công ty ở thị
trường Mỹ và Châu Âu khi đứng đầu trong lĩnh vực này vào những năm gần đây.

Năm 2008, Oppo chính thức gia nhập thị trường điện thoại di động với những dòng
smartphone áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, với chất lượng tốt nhất và sản phẩm
thân thiện với người dùng nhất. Oppo Finder là smartphone giữ danh hiệu “mỏng nhất thế
giới” kể từ lúc ra mắt năm 2012. Những dòng smartphone được coi là “flagship” của hãng
đều được trang bị công nghệ tiên tiến nhất, cấu hình cao, thiết kế tinh tế và luôn hướng về
“lấy con người làm gốc”.
 Sứ mệnh của công ty
Dẫn đầu về công nghệ - Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất - Khách hàng là thượng đế:
- Dẫn đầu về công nghệ:
Từ khi bắt đầu, sản phẩm đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Dẫn chứng là chiếc
điện thoại Oppo Finder mỏng 6.65mm được phát hành vào giữa năm 2012, sau đó đã trở
thành chiếc smartphone mỏng nhất thế giới. Vào cuối năm 2012, Oppo Find 5 được công
bố, đây là một trong những chiếc smartphone được mong đợi nhất thế giới, với màn hình
5 inch hiển thị Full HD 1080p và camera 13 megapixel sử dụng cảm biến Stacked CMOS.
Đây là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có phần cứng hỗ trợ công nghệ HDR.
- Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất:
Oppo chỉ sử dụng những thành phần chất lượng cao có sẵn trên thị trường. Công ty đã
liên kết với các đối tác hàng đầu quốc tế để đảm bảo có thể cung cấp cho người dùng
những công nghệ mới và tốt nhất hiện có. Với năng lực R&D (Reseach and Develop:
nghiên cứu và phát triển) độc lập, công ty đã tự thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng cáo và
bán những sản phẩm của chính mình. Oppo kiểm soát tất cả các chuỗi cung ứng, trực tiếp
từ xưởng sản xuất đến người tiêu dùng. Với cách này, công ty có thể đưa ra những sản
2


phẩm cuối cùng và đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm tốt nhất đến được tận tay người
tiêu dùng.
- Khách hàng là thượng đế:
Khách hàng là cốt lõi trong kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng là điều
kiện tiên quyết cho sự tồn tại của công ty. Các sản phẩm của Oppo luôn cùng phát triển

với khách hàng, sự phản hồi của khách hàng luôn đóng một vai trò to lớn trong sự phát
triển cả phần cứng và phần mềm. Với smartphone, công ty đã nhanh chóng thông qua chu
kỳ phát hành, phát hành bản cập nhật firmware hàng tuần dựa trên phản hồi của khách
hàng.
1.2.

Oppo tại Việt Nam
1.2.1. Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa Học Oppo.
- Tên giao dịch: Oppo.
- Địa chỉ: Tòa Nhà SCB, 242 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM.
- Điện thoại: 1800-577-776
- Website: www.oppomobile.vn
- Giấy đăng kí kinh doanh số: 0312059023 cấp ngày 21/11/2012.
- Ngày hoạt động: 23/11/2012.
- Mã số thuế: 0312059023.
- Hoạt động kinh doanh chính: Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
1.2.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty
Công ty đã đặt ra mục tiêu trong vòng 3-5 năm nữa, Oppo sẽ nằm trong top 3 nhà sản
xuất smartphone chiếm lĩnh thị phần hàng đầu tại Việt Nam.
1.2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty
Tháng 4/2013, Oppo cho ra mắt 1 siêu phẩm mà nhiều người cho rằng nó còn hơn cả sự
mong đợi đó là Oppo Find 5, chiếc smartphone này được xem như là 1 sự kết hợp hài hoà
giữa công nghệ đỉnh cao và sự lãng mạn với khẩu hiệu “Technology of Romance”.
Tháng 9/2013, nắm bắt được sở thích “tự sướng” của giới trẻ, Oppo đã tạo ra chiếc điện
thoại N1 mang tính đột phá về thiết kế khi camera có thể xoay tới 206 độ với khẩu hiệu
“Return to Innovation”.
Tháng 11/2013, với xu hướng thời trang và khả năng chụp đêm tốt, công ty Oppo đã cho
ra mắt chiếc smartphone Oppo R1 với ngoại hình bắt mắt cùng với camera có số “chấm”
cao và khả năng chụp đêm cực kì tốt.

Tháng 12/2013, công ty Oppo đã giới thiệu chiếc smartphone Oppo Neo 3 với mục tiêu
chính là hướng tới đối tượng học sinh và sinh viên. Chiếc điện thoại này có thiết kế trẻ
trung và là sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ.
3


Vào tháng 3/2014, chiếc smartphone cao cấp nhất của hãng Oppo Find 7/7A được tung ra
thị trường; với sự kết hợp hài hoà giữa thiết kế và công nghệ với slogan “The Art of
Technology”, Oppo đã cho ra 1 sản phẩm hoàn hảo làm say mê người sử dụng.
Đầu tháng 11/2014, Oppo N3 được ra mắt và được cho đây chính là smartphone kế nhiệm
chiếc N1 với camera xoay được và thiết kế cụm camera đặc trưng của thương hiệu Oppo.

4


CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1. Chính trị – pháp luật
 Chính trị
Việt Nam có tên gọi chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực
hiện theo cơ chế đơn đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc
hội Việt Nam.
Theo Hiến pháp Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa công nông và đội ngũ trí thức.
 Pháp luật
Pháp luật của Việt Nam về bản chất là pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện ý chí của
giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí, lợi ích của các tầng lớp nhân dân

lao động khác và của cả dân tộc.
Khi pháp luật phản ánh bảo vệ lợi ích của các giai cấp, của dân tộc phải đứng trên quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi là một đặc điểm
quan trọng của pháp luật nhà nước Việt Nam hiện nay.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật
và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).
- Hệ thống văn bản pháp luật gồm:
 Hiến pháp – do Quốc hội ban hành.
2.1.

 Luật hoặc Bộ luật – do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban
hành.
 Văn bản dưới luật.
 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
- Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam gồm có 3 thành tố cơ bản, gồm:
 Quy phạm pháp luật (đơn vị cơ bản trong hệ thống cấu trúc).
 Chế định pháp luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất).
 Ngành luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội).
 Các chính sách thương mại
- Chính sách quản lý xuất nhập khẩu:
5


Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam sau khi gia nhập WTO là phải hoàn thiện tất cả các yêu
cầu mà WTO đặt ra như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, bỏ các biện
pháp bảo hộ mậu dịch không được WTO cho phép. Ngoài ra, Việt Nam tích cực tham gia
các khu vực mậu tự do (FTA) như đã tham gia AFTA, ký các hiệp định thương mại song
phương, như đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA). Các biện pháp này đều có lợi

cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, là điều tất yếu phải làm khi hội nhập quốc tế.
Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, trong đó đưa ra giải pháp hạn chế nhập khẩu,
đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Điện thoại di động đang trong lộ
trình miễn thuế 0%. Hiện nay thị trường di động, máy tính xách tay Việt Nam không
thiếu. Người tiêu dùng hiện có dấu hiệu chạy theo thị hiếu điện thoại đắt tiền. Bộ Công
Thương đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép tự động đối với mặt
hàng này và chủ trương là không khuyến khích nhập khẩu hàng xa xỉ đắt tiền.
- Thuế suất:
Việt Nam chấp nhận toàn bộ lộ trình thuế quan trong điều kiện gia nhập WTO, và hầu hết
hàng hóa trong khoảng thuế 0-40%. Mức thuế suất tối huệ quốc trung bình giản đơn đã
giảm đáng kể, từ 18.5% năm 2007 xuống 10.4% năm 2013, do VN đang thực hiện từng
bước các thỏa thuận thuế quan. Tuy nhiên, những mức chênh lệch giữa các thuế suất chặn
và đã áp dụng vẫn còn để khoảng cho dao động linh hoạt, và VN đang tận dụng khoảng
trống này, cùng với những lợi điểm khác, để hạn chế sự dao động giá năng lượng nội địa,
nhằm phần nào bảo hộ các ngành công nghiệp nhất định từ năm 2008.
Hạn ngạch thuế quan giúp kiểm soát nhập khẩu trứng, đường, thuốc lá sợi, phế phẩm
thuốc lá và muối.
Đối với mặt hàng điện thoại di động có thuế suất sau đây:
Bảng 2.1. Thuế suất đối với điện thoại di động năm 2014.
Thuế
Thuế
Mô tả hàng
tiêu
Thuế
Mô tả hàng hóa Đơn vị
Thuế
bảo vệ
Mã hàng
hóa – Tiếng
thụ

xuất
– Tiếng Việt
tính
VAT
môi
Anh
đặc
khẩu
trường
biệt
Điện thoại di
Telephones
động (telephones
for cellular
for cellular
networks or
85171200 networks) hoặc
Chiếc
10
0
0
0
for other
điện thoại dùng
wireless
cho mạng không
networks
dây khác
(Nguồn: Số liệu năm 2014)
6



- Các hàng rào phi thuế quan:
Theo định hướng của chính sách thương mại của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan
sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì
danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập
khẩu.
Trong đó, điện thoại di động là một trong số các mặt hàng hạn chế nhập khẩu và cấm
nhập khẩu điện thoại di động qua sử dụng.
- Các hàng rào kĩ thuật:
Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù hợp với quy định của WTO nhằm
bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn
tiếp tục áp dụng cac quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận
thương mại phù hợp với quy định WTO và các Công ước quốc tế.
Mặc dù vậy các hàng rào kĩ thuật của Việt Nam không ảnh hưởng hay bóp méo thương
mại và được áp dụng phù hợp với phù hợp với các quy định quốc tế về môi trường và
Việt Nam tham gia. Các quy định của Việt Nam không nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu
trái với quy định của WTO.
2.1.2. Kinh tế
Năm 2014, Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến
rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, xung đột xảy ra ở nhiều nơi.
Nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới
của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền
kinh tế thị trường, định hướng XHCN hình thành và phát triển.
Trong nước, nền kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng
kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Nhu cầu

cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh rất lớn nhưng nguồn lực còn
hạn hẹp. Hiện tại, nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính như
yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng
dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than. Kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn,
đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ước thu cả năm vượt 10,6%
dự toán, bảo đảm chi theo kế hoạch và nhu cầu cấp bách phát sinh. Bội chi ngân sách
5,3% GDP.
7


Lạm phát so với cuối năm 2013 cũng chỉ ở mức 2,25%. Lạm phát cơ bản vẫn trong xu
hướng giảm kể từ 1 năm qua và giảm xuống còn 3,12% trong tháng 9/2014 so với cùng
kỳ.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 10,3% so với cùng kỳ, ước tính cả năm bằng
khoảng 30,1% GDP. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng 12,8%, ước cả năm
tăng 5,45. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ ước tính cả năm
tăng khoảng 18,3%.
Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4%. Xuất
khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng 13% (cùng kỳ tăng 3%). Nhiều mặt hàng xuất
khẩu tăng cao: máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 22,1%. Nhập khẩu tăng 11,6%, chủ yếu
là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Ước tính cả năm xuất khẩu khoảng 148 tỷ
USD, tăng 12,1%; nhập khẩu khoảng 146,5 tỷ USD, tăng 11%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,1% (loại trừ yếu tố giá
tăng khoảng 6,2%)
Sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,7%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5%.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng: quý I đạt 5,09%, quý II đạt 5,25%, quý III đạt 6,19%, tính
chung 9 tháng đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước. Ước tính cả năm 2014 đạt
khoảng 5,8%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2014 tăng 0,22% so với tháng trước và tăng 4,31% so

với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm nay tăng 4,73% so
với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 6,9% của cùng kỳ năm 2013, thể hiện sự bình
ổn giá cả hàng hóa trên thị trường.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm
2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây.
Minh chứng cho các thành quả đạt được một cách rõ nét nhất là tốc độ tăng trưởng kinh
tế: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định còn được minh chứng ở tiềm lực và
quy mô nền kinh tế ngày một lớn mạnh. Theo số liệu công bố tại Diễn đàn Quan hệ đối
tác phát triển Việt Nam năm 2013 GDP Việt Nam đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình
quân đầu người năm 2013 đã tăng hơn 20%, đạt khoảng 1.960 USD so với mức 1.600
USD năm 2012 và nhiều khả năng hoàn thành sớm mục tiêu đạt 2.000 USD vào năm
2015 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.

8


Hình 2.1. Tăng trưởng GDP trong quý 1 các năm qua (đơn vị: %)
2.1.3. Văn hóa – xã hội
Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống trên mọi miền đất nước. Chính vì thế, văn hóa
Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Từ ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, ẩm
thực, trang phục, lễ hội... đều nêu bật lên nét đặc trưng của từng dân tộc.
 Thái độ ứng xử
Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn hóa ứng xử ngày càng cao, ứng xử một cách thông
minh, khôn khéo, tế nhị đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó, đây cũng được
coi như là một thành công trong công việc cũng như bí quyết trong cuộc sống hàng ngày.
Khi có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại, lập tức những biểu hiện về hiểu biết cũng như
là cách sử dụng cũng thay đổi hẳn.
Việc sở hữu cho riêng mình một chiếc smartphone trong tay đối với người Việt Nam, đặc
biệt là thanh niên ngày nay là một niềm vui và thuận tiện cho riêng mình trong giao tiếp,
khẳng định vị trí và bản thân trong xã hội.

 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một phương tiện giao thông trong nền văn hóa. Sự khác biệt về ngôn ngữ có
thể ảnh hưởng đối với nhiều quyết định thông tin trong đời sống hiện nay, cùng với sự
bùng nổ của công nghệ, nhất là điện thoại thông minh, ngôn ngữ trở nên phong phú hơn
qua các lời nói cũng như những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể khác hẵn qua sự lan tỏa nhanh
chóng của công nghệ thông tin .
9


Ví dụ như, lựa chọn nhãn hiệu, khẩu hiệu, những thông điệp quảng cáo đều thông qua
ngôn ngữ bằng những chữ viết tắt ngắn gọn mà chỉ có những thanh niên ngày nay khi sử
dụng smartphone mới hiểu. Cùng với những tín năng và sự đa dạng trong phong cách thể
hiện lời nói của mình trên chiếc smartphone.
 Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội có liên quan đến vai trò được thực hiện bởi các cá nhân, các nhóm trong
một xã hội và các mối quan hệ giữa cá nhân và các nhóm, mỗi quốc gia đều có một tổ
chức xã hội thống nhất mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải nghiên cứu để trả
lời cho các câu hỏi: Ai là nhóm tham khảo? hoặc nhóm những người cùng địa vị?, điều gì
tạo nên sự thống nhất trong việc ra quyết định của người mua?.... Đó cũng chính là những
câu hỏi hướng đến mà đối tượng là các từng lớp thanh niên ngày nay, họ sẽ quyết định
mua như thế nào và điều gì khiến họ phải xem xét khi mua.
 Gia đình
Trong nền văn hóa khác nhau, vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình cũng
đều khác biệt, vì gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, sự tương
tác giữa các thành viên gia đình và vai trò của họ: những hiểu biết về công nghệ sản
phẩm. Đặc biệt hơn cả là đối với thị trường Việt Nam, là rất cần thiết trong việc thâm
nhập và tác động đến chính sách thông đạt lẫn chính sách phân phối sản phẩm với một
Việt Nam có nền văn hóa gia đình còn rất nhiểu hũ tục lệ thuộc như ngày nay.
Chẳng hạn như: việc mua một sản phẩm của một thanh niên dưới hoặc từ 20 tuổi là đều
nhờ vào nguồn tài trợ của gia đình mình.

 Tôn giáo và giá trị thái độ giáo dục
Tôn giáo là động cơ của hành vi và là cơ sở cho hầu hết các giá trị và thái độ của khách
hàng, giáo dục có thể phản ánh trực tiếp đến hành vi tiêu dùng, nhận thức ra sao về kỹ
thuật công nghệ từ bên ngoài, hệ thống giáo dục còn ảnh hưởng đến lực lượng lao động
và năng lực điều hành của một nền công nghệ quốc tế xâm nhập vào thị trường Việt Nam
như thế nào.
Đơn giản như với nền kinh tế thị trường đang phát triển ở Việt Nam hiện nay thì việc giáo
dục của nước nhà luôn đề cập và đổi mới công nghệ trong giáo dục, tận dụng các công
nghệ và áp dụng vào trong thực tiễn như giúp cho người dân Việt Nam hiểu hơn về công
nghệ thế giới.
 Từ những sữ thay đổi về công nghệ, như đã dần dần làm thay đổi lối sống cũng như là
một phần nào đó trong lối sống của người Việt Nam ngày nay, có thể nhận thấy được
sức mạnh của công nghệ hiện đại là như thế nào, đó cũng chính là thách thức cũng
như là thế mạnh của các doanh nghiệp quốc tế khi muốn đầu tư và thâm nhập vào thị
trường Việt Nam trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa. Việc thâm nhập vào
10


thị trường quốc tế như Việt Nam cũng là một thách thức lớn đối với Oppo trong một
nền văn hóa có sự khác biệt và trộn lẫn giữa hiện đại và cổ điển.
2.1.4. Cơ sở vật chất – hạ tầng
Trong thời gian qua, cơ sở vật chất – hạ tầng tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới, đáp
ứng phần nào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cơ sở vật chất
– hạ tầng của chúng ta vẫn còn hạn chế về nhiều mặt như: điện năng chưa đủ đáp ứng nhu
cầu trong các trung tâm công nghiệp chủ chốt. Chi phí cho điện năng và viễn thông rất đắt
đỏ, chất lượng đường sá không đồng đều tại các nơi khác nhau của Việt Nam hay tình
trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa.
2.1.5. Khoa học – kỹ thuật
Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động

Việt Nam đang ở mức thấp. Năm 1999, tỷ lệ lao động không có bằng cấp chuyên môn kỹ
thuật chiếm hơn 90%, sau hơn 10 năm tỷ lệ này giảm xuống không đáng kể còn khoảng
85%. Tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề cho tới tiến sỹ đều
tăng nhưng xét về số tuyệt đối vẫn không nhiều so với số không có bằng cấp chuyên môn.
Cụ thể, sơ cấp nghề chiếm 3,15% lực lượng lao động; trung cấp nghề 5,08%; cao đẳng
1,83%; đại học 4,98% và trên đại học 0,26%.Điều đó cho thấy, Việt Nam đang khát lực
lượng lao động có tay nghề và nắm vững chuyên môn để tiếp nhận những chuyển giao
công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài.
 Tuy Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng và trình độ kỹ
thuật đang được hoàn thiện nhưng điều đó không ảnh hưởng đến quyết định của các
nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bởi Việt Nam là một thị trường sôi động, dễ
dàng tiếp cận cái mới và xu hướng “thử một lần cho biết” giúp cho các thương hiệu
mới dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

11


Phân tích môi trường vi mô
2.2.1. Cạnh tranh nội bộ ngành
 Mức cạnh tranh
Đối với người tiêu dùng Việt Nam: Apple là số 1
Tại Việt Nam, Apple đang là thương hiệu được thèm muốn với tỉ lệ người dùng bình chọn
lên tới 36%, gần gấp đôi Samsung ở vị trí thứ 3 (20%). Nokia vẫn còn chỗ đứng vững
chắc trong lòng người Việt, với tỉ lệ bình chọn lên tới 21% ở vị trí thứ 2, trên cả
Samsung. HTC và Sony đứng trong top 5 với tỉ lệ chỉ vào khoảng 7%.
Khác với thị trường phương Tây vốn thường lựa chọn smartphone dựa trên thương hiệu,
người dùng tại các quốc gia đang phát triển đặt cao tính năng của điện thoại. Số liệu của
Upstream cho thấy 45% người tiêu dùng Việt Nam coi tính năng là yếu tố quan trọng nhất
khi lựa chọn điện thoại. Niềm tin vào thương hiệu là lý do quan trọng thứ 2: 29% người
dùng đặt thương hiệu lên hàng đầu khi lựa chọn điện thoại.

2.2.

Hình 2.2. Thị hiếu của người tiêu dùng điện thoại tại Việt Nam
(Nguồn: soha.vn)
Các hãng điện thoại Trung Quốc mới thâm nhập Việt Nam để tìm chỗ đứng trên thị
trường có thể còn phải vượt qua rào cản tâm lý sản phẩm Trung Quốc mà lâu nay, người
tiêu dùng Việt Nam đã và đang không mấy thiện cảm.
 Đối thủ cạnh tranh
Thị trường smartphone Việt là thị trường trẻ với tốc độ tiêu thụ điện thoại thông minh
tăng nhanh nhất Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới. (Theo Hãng Nghiên cứu thị
trường GFK)
12


Là quốc gia có thu nhập bình quân tính theo đầu người thuộc loại trung bình thấp như
Việt Nam, phân khúc điện thoại tầm trung và giá rẻ sẽ phát triển mạnh nhất. Nhận thấy
được tiềm năng lớn và không muốn bỏ lỡ cơ hội. Nhiều hãng điện thoại đã nhanh chóng
đẩy mạnh sản phẩm vào dòng trung cấp để chiếm lĩnh thị phần.
Với xu hướng luôn đón đầu và muốn chinh phục công nghệ của thị trường Việt Nam thì
cuộc chiến trên các dòng điện thoại cao cấp cũng diễn ra rất quyết liệt.
Thị phần điện thoại smartphone ở Việt Nam đang được chiếm lình bởi các ông lớn
Samsung, Nokia, Sony.
Theo Công ty Phát triển trình duyệt web Opera, Samsung (chiếm khoảng 27% thị phần)
và Sony (khoảng 16%) hiện là hai thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt Nam.
Ông Đỗ Quang Kha – Giám đốc kinh doanh của OPPO Việt Nam cho biết mục tiêu của
hãng trong vòng 3 – 5 năm nữa sẽ nằm trong top 3 nhà sản xuất smartphone chiếm thị
phần hàng đầu tại Việt Nam.
Do đó, để có thể thực hiện được mục tiêu, Oppo cần có các chiến lược để có thể giành
được thị phần từ Samsung, Nokia, Sony.
 Nokia

Nokia là một trong những hãng đầu tiên mang đến cho người dùng những thiết bị đầy
màu sắc thay vì 2 màu trắng đen truyền thống, cho bạn nhiều lựa chọn, tự tin thể hiện cá
tính. Tuy được hoàn thiện chủ yếu bằng nhựa nhưng các thiết bị vẫn cứng cáp và được
đánh giá là hợp thời trang.
Ở phân khúc trung cấp lẫn cao cấp, Nokia vẫn đẩy mạnh dòng Lumia đặc trưng.
Dòng điện thoại Lumia của Nokia sử dụng hệ điều hành WindowPhone 8 mới. Chiếc điện
thoại thông minh rực rỡ với nhiều màu sắc, thiết kế bắt mắt, sở hữu bộ pin khỏe, tính năng
chụp ảnh tốt. Nokia đã tung ra nhiều dòng sản phẩm với những tính năng khác nhau, cùng
với những mẫu điện thoại có kích cỡ màn hình từ 4 – 6 inch đã mang đến cho khách hàng
nhiều lựa chọn trải nghiệm và đã đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Việc Nokia từ lâu đã định vị trong lòng khách hàng là nhãn hiệu với những chiếc điện
thoại có độ bền cao nên mức độ ưa chọn và tin dùng của Lumia rất cao.
Với xu hướng selfie hiện nay, Nokia cũng đã nhanh chóng bắt nhịp được và chăm chút
trang bị tính năng camera vượt trội hơn cho các dòng điện thoại của mình.
Hiện trên thị trường trung cấp có các dòng Nokia Lumia nổi bật như:
 Nokia Lumia 830 –Trải nghiệm, đồng bộ, chia sẻ. Giá: 7.990.000 VNĐ.
 Nokia Lumia 730 – Selfie góc rộng, tầm nhìn sống động. Giá: 4.990.000 VNĐ.
 Nokia Lumia 625 – Lớn hơn, đẹp hơn, nhanh hơn. Giá: 4.090.000 VNĐ.
 Nokia Lumia 1320 – Cho câu chuyện sống động hơn với màn hình lớn. Giá:
7.490.000 VNĐ.
13


 Nokia Lumia 720 – Duyên dáng mảnh mai, hội đủ sắc tài. Là một chiếc điện thoại
thông minh thanh lịch, công nghệ đột phá và thiết kế thời trang năng động. Màn
hình cảm ứng có thể sử dụng cả khi đeo găng hoặc dùng móng tay. Giá: 4.590.000
VNĐ.
 Nokia Lumia 925 – Siêu sắc nét trong điều kiện thiếu sáng. Giá: 5.990.000 VNĐ.
Đối với dòng cao cấp, Nokia chưa có nhiều sản phẩm vì thế mạnh của Nokia vẫn là dòng
điện thoại trung cấp và giá rẻ:

 Nokia Lumia 930. Giá: 10.990.000VNĐ.
 Nokia Lumia 1520. Giá: 13.190.000VNĐ.
- Về phân phối:
Là một trong những thương hiệu điện thoại đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, luôn định vi
trong lòng khách hàng là một hãng sản xuất điện thoại có độ bền cao.
Hiện nay, không khó để bắt gặp những đong sản phẩm của Nokia, từ dòng phổ thông như
điện thoại Nokia 1202, cho đến những dòng điện thoại Thông minh như Nokia Lumia
được bày bán ở hầu khắp các kênh bán lẻ điện thoại trên thị trường, từ những cửa hàng
điện thoại của tư nhân, đến những showroom và hệ thống bán lẻ điện thoại như:
thegioididong, vienthongA, FPT...
Ngoài những cửa hàng trên địa bàn thành phố, có thể nói, mức độ phủ sóng của hãng điện
thoại nay đã lan rộng đến hầu hết các tỉnh xung quanh thành phố Hồ chí minh nói riêng và
khu vực phía nam nói chung.
Ưu điểm:
 Kênh phân phối đa dạng, rộng khắp.
 Sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khác
nhau.
 Đã định vị trong lòng khách hàng là một thương hiệu lâu đời, với độ bền cao.
Nhược điểm:
 Dòng Smartphone Nokia Lumia tuy đa dạng về giá thành, đánh vào nhiều phân
khúc khác nhau nhưng thiết kế chưa thật sự bắt mắt. Màu sắc của sản phẩm được
đánh giá là bình dân, không quá sang trọng, thiết kế có phần hơi thô, thiếu tinh thế.
 Chưa có đại lý Nokia chính thức trên địa bàn thành phố cũng nhu các tỉnh lân cận.
 Sản phẩm đã giảm bớt độ hot và vấp phải cạnh tranh với những thương hiệu khác
như LG, Sony, Samsung...
 Những smartphone sử dụng hệ điều hành Microsoft chưa thật sự thỏa mãn khách
hàng, giao diện hơi khó sử dụng, không đẹp và nhiều chức năng nổi bật như
Androi hay IOS.
- Về chiêu thị:
14



Do là thương hiệu điện thoại lâu đời tại Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng, do đó,
công ty đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi không phải quảng cáo quá nhiều qua tivi.
Không giống như Oppo, Nokia không mạnh về sử dụng các công cụ truyền thông đa
phương tiện như mạng xã hội facebook, các quảng cáo đăng tải trên web, mà chủ yếu chỉ
sử dụng hình thúc khuyến mãi, giảm giá... Tuy nhiên, khuyến mãi nay cũng không qua
nhiều, chủ yếu tập trung vào việc giảm giá sản phẩm, ở dòng Nokia Lumia, hiện đang
bước dần vào thời kỳ hậu bão hoà và tiền suy thoái.
Ưu điểm:
 Tiết kiệm được chi phí cho việc quảng bá sản phẩm khi không phải quảng cáo qua
TiVi.
Nhược điểm:
 Sản phẩm bước vào thời kỳ suy thoái, không còn độ hot như giai đoạn những năm
2007-2008.
 Sau khi được Microsoft sáp nhập, chưa đưa ra được một dòng Smartphone nào
đẳng cấp, gây hiệu ứng có thể cạnh tranh lại với những thương hiệu khác.
 Giảm giá sản phẩm sẽ làm doanh thu ít đi.
 Qua những phân tích trên, có thể thấy Nokia hiện tuy không còn là một đối thủ quá
mạnh, nhưng Oppo cũng không vì thế mà không quan tâm đến hoạt động của đối thủ
này. Không có được niềm tin từ phía khách hàng về chất lượng như Nokia, tuy nhiên,
với kiểu đang sang trọng, mẫu mã đa dạng, nhiều hình thức quảng cáo, Oppo hoàn
toàn có khả năng thay thế thương hiệu này trong tương lai.
 Sony
Nếu như đặc trưng của Nokia là dòng Lumia thì với Sony chính là dòng Xperia nổi bật sử
dụng hệ điều hành Android.
Dòng Xperia đậm phong cách sang trọng, sành điệu, thừa hưởng được thiết kế cao cấp,
thẳng, vuông vắn đặc trưng của Sony và khả năng hiển thị tốt.
Nhờ sự đa dạng trong việc sản xuất nhiều mẫu mã mạnh mẽ tương đương nhưng có điểm
khác nhau quan trọng, đánh vào nhu cầu sử dụng nên Sony có thể dễ dàng đáp ứng hầu

hết nhu cầu do đó mỗi người sử dụng đều có ít nhất một chiếc điện thoại Sony Xperia
trung cấp phù hợp.
Một số sản phẩm ở dòng trung cấp:
 Sony Xperia C3 - Camera góc rộng. Giá: 6.990.000 VNĐ.
 Sony Xperia M2 - Đẹp, tinh tế, hiện đại, có nhiều chế độ, ứng dụng chụp ảnh độc
đáo, chuyên nghiệp. Giá: 4.990.000 VNĐ.
 Sony Xperia M2 Aqua – Thiết kế chống nước và có khả năng chụp hình dưới
nước. Sử dụng công nghệ hiển thị chuyên nghiệp của Tivi Sony mang lại góc nhìn
rộng, màu sắc trung thực. Giá 7.490.000 VNĐ.
15


 Sony Xperia E3 - Năng động cá tính. Giá: 4.990.000 VNĐ.
 Sony Xperia L - Khả năng chụp ảnh siêu việt. Giá: 7.290.000 VNĐ.
Ở phân khúc cao cấp: hầu hết đều được trang bị khả năng chống nước và có thể chụp hình
dưới nước.
 Sony Xperia Z1: Màn hình 5 inch Full HD, sử dụng công nghệ của Tivi Bravia
mang đến chất lượng hiển thị sắc nét, sống động để xem phim, chơi game hấp dẫn
hơn. Khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn IP 55/58. Giá: 14.990.000VNĐ.
 Sony Xperia Z2: Camera 20.7 MP chất lượng hình ảnh sánh ngang máy ảnh du lịch
của Sony, quay phim 4K sắc nét, giàu chi tiết, bắt chụp mọi khoảnh khắc cuộc
sống. Tấm nền IPS chống chói giúp trải nghiệm hình ảnh chân thực, sống động.
Giá: 14.490.000VNĐ.
 Sony Xperia Z3: Công nghệ TRILUMINOS™ mang đến màu sắc trung thực, góc
nhìn rộng. Màn hình 5.2 inch. Giá: 15.990.000VNĐ.
 Sony Xperia Z3 Compact: Màn hình 4.6 inch độ phân giải cao sử dụng công nghệ
vượt trội của Sony mang lại hình ảnh chân thực, sống động. Thiết kế sang trọng.
Giá: 13.990.000VNĐ.
Sony Xperia Z Ultra: Smartphone đầu tiên có kích thước màn hình cực lớn đến 6.4 inch,
sử dụng công nghệ Triluminos mang đến hình ảnh cực nét, màu sắc rực rỡ. Hai mặt bằng

kính cường lực chống xước cùng khả năng chống bụi, chống nước giúp máy hoạt động tốt
trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Giá: 12.990.000VNĐ.
- Về phân phối:
Là một thương hiệu đến từ Nhật Bản, Sony hiện nay đã định vị trong lòng khách hàng là
một sản phẩm khá chất lượng, có camera chụp hình đẹp. Với mạng lưới kênh phân phối
sản phẩm dày đặc hiện nay, tiêu biểu là các cửa hàng Sony Center, cửa hàng điện thoại tư
nhân bán sản phẩm và các trung tâm điện máy... Co thể nói mạng lưới cung cấp sản phẩm
của Sony hiện nay bao phủ khá rộng. Tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh có tới 07 cửa
hàng
Hệ thống Sony Center Thành phố Hồ Chí Minh:
 251-253 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
 428-428 bis Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
 B1-14, TTTM Union Square, 171 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ
Chí Minh.
 3F-22, tầng 3, Crescent Mall, 101 Tôn Dật Tiên, quận 7, TP.Hồ Chí Minh.
 131 Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
 443-445-447 Hồng Bàng, quận 5, TP.Hồ Chí Minh.
 215A- 215B Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
16


Ưu điểm:
 Mạng lưới bao phủ rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam.
 Khách hàng sẽ tiếp cận với sản phẩm dễ dàng hơn.
 Mức độ nhận diện thương hiệu cao.
Nhược điểm:
 Những kênh phân phối của Sony hiện nay lam việc chưa được hiệu quả. Khách
hàng chỉ biết tới hệ thống cửa hàng thông qua website của công ty.
- Về chiêu thị:
Sony Việt Nam không đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm qua tivi, mà chủ yếu quảng cáo qua

các kênh như e-commer, quảng cáo qua báo giấy và khuyến mãi sản phẩm. Không khó để
bắt gặp được quảng cáo về điện thoại Sony Experia trên những trang báo như Thế giới
Phụ nữ, kinh tế Sài Gòn,... Sản phẩm chủ yếu khuyến mãi bằng cách giảm giá và tặng
kèm sản phẩm, như sạc dự phòng 6000 mAh, phiếu mua hàng trị giá 01 triệu đồng.
Ưu điểm:
 Tiết kiệm khá nhiều chi phí khi không phải đầu tư vào quảng cáo qua tivi.
Nhược điểm:
 Sản phẩm đang dần giảm nhiệt trên thi trường nhưng công ty không có động thái
nào về chiêu thị nhằm đẩy mạnh sản phẩm
 Samsung
Samsung hiện nay đang là nhà dẫn đầu chiếm giữ thị phần lớn nhất tại thị trường di động
Việt Nam.
Ở dòng smartphone, Samsung luôn biết cách làm nổi bật mình trong dòng Galaxy đặc
trưng.
Samsung đã rất nổi tiếng về điện thoại thiết kế đẹp, thời trang. Phát huy thế mạnh này,
những sản phẩm mới của Samsung với kiểu dáng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời cũng
cứng cáp, chắc chắn nhằm khẳng định với người tiêu dùng, điện thoại Samsung không chỉ
là “cô gái đẹp”, mong manh mà còn là “chàng trai” mạnh mẽ tài năng.
Kiểu dáng và những nét rất đặc trưng của các smartphone Samsung: bo tròn nhẹ ở các góc
máy để cầm đỡ cấn tay, có nút Home cứng, thân nhựa, vỏ tháo rời, vành máy bằng chất
liệu nhựa giả kim loại giúp sản phẩm trông sáng sủa và bóng bẩy.
Màu sắc của điện thoại Smartphone Samsung có 2 màu chính là trắng và đen.
Đi cùng với thiết kế hiện đại, Samsung luôn được tích hợp những công nghệ tiên tiến
nhất.
Cũng như Sony, dòng điện thoại Samsung hiện sử dụng hệ điều hành Android.
Một số smartphone của Samsung ở phân khúc trung cấp:
 Samsung Galaxy Grand Prime G530 – Mỏng nhưng mạnh mẽ. Chụp ảnh tự sướng
hoàn hảo. Giá: 4.990.000đ.
17



 Samsung Galaxy Grand 2 G7102 - Góc nhìn rộng tối ưu - Trải nghiệm hình ảnh
tuyệt vời. Giá: 8.490.000đ.
 Samsung Galaxy S3 I9300. Giá: 5.990.000 VNĐ.
 Samsung Galaxy Win I8552. Giá: 6.090.000 VNĐ.
Ở phân khúc cao cấp:





Samsung
Samsung
Samsung
Samsung

Galaxy
Galaxy
Galaxy
Galaxy

Note 4. Giá: 17.990.000VNĐ.
Note 3 N9000. Giá: 11.990.000VNĐ.
Note 3 Neo N750. Giá: 11.990.000VNĐ.
S5. Giá: 15.990.000VNĐ.

 Samsung Galaxy Alpha – G580. Giá: 11.990.000VNĐ.
- Về phân phối:
Samsung hiện nay là một trong những công tu đang dẫn đầu thị trường Việt Nam về độ
bao phủ của mình, đặc biệt là về phân khúc điện thoại tầm trung. Chỉ một cú click chuột,

không khó để bắt gặp các sản phẩm của Samsung được bán khá nhiều trên các trung tâm
điện thoại lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như Viễn thông A, FPT, thế giới di
động. Với sự đa dạng từ phân khúc điện thoại tầm trung giá từ 2 – 3 triệu như Samsung
Galaxy A500, Samsung Galaxy A3, đến những điện thoại trước đây là phân khúc tầm cao,
nhưng được hạ xuống tầm trung như Samsung Galaxy S3, có thể nói Samsung hiện nay
đang khá mạng ở phân khúc này.
Ngoài việc bán sản phẩm ở các siêu thị điện máy như Nguyễn Kim, Thế giới di động,
Viễn thông A… và các cửa hàng bán lẻ tư nhân, Samsung còn có một hệ thống
Brandshop khá lớn tại Việt Nam, chuyên kinh doanh các thuyết bị sản phẩm công nghệ
của Samsung, như điện thoại, tivi, camera… và đặc biệt là dòng sản phẩm Samsung
Galaxy.
Danh sách cửa hàng Samsung Experience Store do PetroRetail quản lý:
 TP.HCM: Vincom A: B1-18 Vincom Center A.
 Hà Nội:
o Vincom Bà Triệu: Tầng 4 Tháp B.
o Vincom Mega Mall - Royal City: Tầng B2.
 Cần Thơ: BigC Cần Thơ: Tầng trệt.
 Đồng Nai: Lotte Đồng Nai: Tầng trệt.
 Bình Dương: BigC Bình Dương: Tầng 1.
Ưu điểm:
 Cũng như Nokia và Sony, Samsung hiện nay có một hệ thống kênh phân phối khá
lớn và rộng khắp.

18


 Những khu vực trong cửa hàng bán sản phẩm Samsung rất dễ nhận ra, bởi màu
xanh Navy đậm, đặc trưng cho nhận diện thương hiệu của Samsung.
Nhược điểm:
 Hệ thống cửa hàng chính hãng của Samsung còn khá mỏng, chỉ tập chung ở những

đô thị lớn và đông dân cư.
- Về chiêu thị:
Nhìn chung Samsung hiện nay không đẩy mạnh nhiều vào các hoạt động quảng cao cho
sản phẩm điện thoại trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2012, khi mới ra
mắt dòng sản phẩm Samsung Galaxy S, công ty đẩy mạnh khá nhiều vào việc quảng cáo
qua Tivi và những chương trình tài trợ (Ví dụ: cặp đôi Hoàn hảo và Vietnam's Next Top
Model...). Ngoài ra, Samsung cũng sử dụng chiến lược giảm giá các điện thoại dòng cao
cấp đã qua giai đoạn bão hoà và bước sang giai đoạn suy thoái của sản phẩm xuống mức
giá trung bình, nhằm mục đích duy trì các mẫu model này và dưới mức giá thấp hơn hẳn
thì người tiêu dùng yêu thích sản phẩm sẽ có cơ hội trải nghiệm, đẩy mạnh việc bán sản
phẩm.
Ưu điểm:
 Ít tốn chi phí vào quảng cáo, do đó giá cả sẽ cạnh tranh hơn.
 Nâng cao hình ảnh của sản phẩm khi tài trợ những chương trình truyền hình thực tế
có tỷ suất người xem cao, vì sản phẩm được nhắc lại nhiều lần trong chương trình.
Nhược điểm:
 Hình ảnh của Samsung sẽ phần nào bị mờ nhạt khi thị trường hiện nay đang tràn
ngập các kiểu quảng cáo của các đối thủ.
 Những chương trình khiến mãi của Samsung chưa được biết đến nhiều do hạn chế
về quảng cáo.
 Nhận xét
Ở phân khúc trung cấp, khi “tự sướng” đang là trào lưu và là từ khóa hot nhất hiện nay thì
3 hãng điện thoại trên cũng đã nhanh tay đẩy mạnh vào chiếc camera cho điện thoại của
mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Để tiếp cận tới các khách hàng trong phân khúc
có thị phần lớn này, Sony đã cho ra đời chiếc Xperia C3 với camera góc rộng, Nokia cũng
không kém cạnh khi ra đời chiếc Lumia 730 nhấn mạnh vào camera trước “Selfie góc
rộng, tầm nhìn sống động”, thì Samsung ngay lập tức cho giới thiệu Galaxy Grand Prime
cũng sở hữu camera trước 5MP với ống kính góc rộng để chụp ảnh tự sướng. Đứng trước
sự cạnh tranh của 3 đối thủ lớn, Oppo cũng đã cho ra đời chiếc Oppo R1 sở hữu ngoại
hình bắt mắt, camera sau cho ảnh chụp sắc nét, màu sắc hơi rực, có vẻ như máy được mặc

định là sẽ chỉnh màu của hình lên. Điểm khá đặc biệt đó là công nghê PureImage mà
Oppo trang bị cho hai camera của R1 cho chất lượng chụp ảnh thiếu sáng rất tốt. R1 có
19


nhiều tính năng hỗ trợ cho việc tự sướng, đơn giản dễ dùng, không cần lựa chọn nhiều
thông số.
Ở phân khúc cao cấp, trước cuộc đua về chất lượng camera trong smartphone, Oppo đã
tung ra dòng smartphone Find 7 – thách thức mọi đối thủ, sở hữu camera chụp ảnh kết
hợp lên đến 50MP, gấp đôi máy ảnh compact về độ phân giải ảnh. Việc Oppo cho ra mắt
Oppo Find 7 khiến cho các đối thủ của Oppo ở phân khúc cao cấp sẽ phải nghĩ ra nhiều
cách để có thể đối đầu với siêu phẩm này. Mặc dù Samsung vẫn đang thống trị trường với
thiết bị cao cấp, nhưng chiếc Galaxy S5 vẫn phải cần lưu ý đến Oppo Find 7. Sony Xperia
Z2 và Nokia Lumia 1020 cũng không loại trừ sẽ bị Oppo Find 7 vượt mặt.
Để chiếm được thị phần từ hai đại gia này, Oppo cấn đáp ứng tốt hai yếu tố:
- Thứ nhất, về mặt đặc trưng vượt trội của sản phẩm. Một chiếc điện thoại thông minh
Oppo bắt buộc phải khác biệt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoặc vượt trội hơn những đặc
tính mà người tiêu dùng tìm kiếm trong sản phẩm của Samsung, Nokia và Sony (về
tính năng, kiểu dáng, chất lượng,…)
- Thứ hai, là thời điểm ra mắt điện thoại phải phù hợp, như trong thời điểm đối thủ
chuẩn bị tung ra sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, Oppo có thể nhanh chân giới
thiệu và ra mắt sản phẩm mới với tính năng ưu việt hơn, phù hợp với nhu cầu nằm
trong phân khúc của mình lẫn của đối thủ để gây chú ý đối với khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, điện thoại Oppo thương hiệu Trung quốc đã dần được người tiêu dùng Việt
chấp nhận vì chất lượng cũng như những tính năng vượt trội, khác biệt, với thiết kế đầy
cá tính, không kém phần sang trọng. Oppo đã tạo ra được nét “quyến rũ” riêng để thu hút
khách hàng, phần nào cũng đã định vị được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng rằng
Oppo không phải là “hàng Trung Quốc” dởm như định kiến của mọi người.
 Áp lực nội bộ ngành
Trong hai ba năm qua cũng như hiện tại, các hãng Nokia, Samsung và Apple vẫn chiếm

thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Oppo mới gia nhập vào Việt Nam muốn tìm chỗ đứng là
không dễ, cần phải có chiến lược và thời gian lâu dài.
Lãnh đạo doanh nghiệp thuộc một tập đoàn sản xuất điện thoại hàng đầu trên thế giới,
đang đầu tư sản xuất điện thoại tại Việt Nam, cho rằng một số thương hiệu điện thoại
Trung Quốc dù chưa làm ảnh hưởng đến thị phần của hãng ông, nhưng đã bắt đầu tạo
được hình ảnh, thương hiệu và nhận biết khá rộng rãi đối với người tiêu dùng Việt nhờ
đầu tư cho quảng cáo, marketing rất mạnh.
“Về lâu về dài, sự nhận biết thương hiệu càng ăn sâu và rộng rãi đến người tiêu dùng, thì
hoàn toàn có nguy cơ ảnh hưởng tới thị phần của hãng”, ông nói.
Tuy nhiên, việc thương hiệu và sản phẩm đó có phát triển bền vững hay không sẽ không
phụ thuộc những đợt “nổi sóng nhất thời” mà đó là cuộc chiến dài hơi về tài chính, đầu tư
20


bài bản, nghiêm túc. Và đặc biệt độ bền của thương hiệu nằm ở chính chất lượng của sản
phẩm, làm thỏa mãn nhu cầu để được người dùng tin tưởng và đón nhận.
2.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp
Hiện nay, bên cạnh những linh kiện do các hãng trong nước sản xuất, Oppo chủ yếu sử
dụng linh kiện từ Samsung cung cấp – hãng sản xuất linh kiện cho Apple. Cho thấy Oppo
đang phải chịu một áp lực không hề nhỏ từ phía nhà cung cấp.Bởi Samsung cũng chính là
một trong những đối thủ cạnh tranh trong ngành của Oppo.
Tuy nhiên, ngày 11/6/2014, Công ty công nghệ toàn cầu Laird (Vương quốc Anh) chính
thức thành lập nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện thoại di động thông minh tại khu
công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh – nhà máy đầu tiên của hãng tại Việt Nam. Đây là một
trong 50 nhà máy của đơn vị này tại châu Á, châu Âu và Mỹ. Giám đốc điều hành của
Laird cho biết, Laird sẽ cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất điện thoại di động thông
minh, thiết bị điện tử cầm tay và các loại thiết bị khác.
Thông tin trên là cơ hội để Oppo giảm áp lực từ nhà cung cấp đối với những linh kiện đòi
hỏi công nghệ cao. Và tin chắc rằng, trong thời gian tới, Oppo sẽ có thêm nhiều sự lựa
chọn khác đối với các nhà cung cấp linh kiện, bởi những nguồn lợi do ngành công nghệ

cao này mang lại không hề nhỏ và tại Việt Nam, đây là một ngành công nghiệp còn khá
non trẻ.
2.2.3. Áp lực từ khách hàng
 Xu hướng chọn điện thoại của người dân hiện nay
Ngày nay các thiết bị thông minh ngày càng phát triển và chiếc điện thoại đang dần trở
thành những người bạn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là smartphone.
Không còn là một mặt hàng dành cho những người yêu công nghệ hay có dư tài chính,
smartphone đang dần trở thành một mặt hàng phổ thông – nhất là ở phân khúc trung và
cao cấp. Trong 2 năm vừa qua, khi mà thị trường smartphone tại Việt Nam đang dần trở
nên đa dạng và phong phú, việc lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại thông minh vừa
phù hợp túi tiền, vừa đảm bảo chất lượng tốt, cấu hình cao, vừa thể hiện được cá tính
người dùng là một nhu cầu dễ hiểu của người tiêu dùng. Đây là những xu hướng lựa chọn
smartphone thịnh hành của người tiêu dùng trong thời gian qua:
- Cấu hình:
Đây là tiêu chí được các nhà sản xuất rất tích cực khai thác trong việc tiếp thị sản phẩm
của mình và cũng là tiêu chí người dùng nghĩ đến đầu tiên. Với xu thế hiện nay của 1
smartphone thì cấu hình phải hội tụ đủ các yếu tố như: bộ vi xử lí, độ phân giải màn hình,
RAM, bộ nhớ trong, camera, và cuối cùng là hệ điều hành. Đây là 1 số tiêu chí quan trọng
mà người dùng luôn chú ý khi chọn 1 sản phẩm vừa ý mình.
- Thương hiệu:
21


×