Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giảng viên : Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ đề thảo luận : Bối cảnh thế giới và Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫
NHÓM 3 : Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
GỒM CÁC THÀNH VIÊN
LÊ DANH LAM

NGUYỄN THÀNH TRUNG

HOÀNG TUẤN LONG

ĐINH VIỆT DŨNG

NGUYỄN VIẾT DŨNG

LÊ VĂN NAM

VÕ TRỌNG NAM

PHAN THANH THẢO

HOÀNG TỐNG KHÁNH LINH

ĐẶNG MINH CHÂU

TRỊNH THỊ HUỆ



NGÔ THANH BÌNH

ĐINH THUỲ LINH


1

Giai cấp lãnh đạo
-

Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
quyền. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên
ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của
chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu
thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
-

Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin

Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra
yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của
giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó,
chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển trở thành chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản. Sự ra đời đảng
cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp

bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) xác định: những người cộng sản luôn
luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào; là bộ phận kiên quyết nhất trong các
đảng công nhân ở các nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong
trào vô sản. Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng của giai cấp công
nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây dựng xã hội mới. Đảng phải
luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lược, sách lược của Đảng
đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhưng, Đảng phải đại biểu cho
quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng
được giai cấp mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác
trong xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần
tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
-

Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xôviết dựa trên
nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bonsêvich Nga ra đời. Với
thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện
thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải


phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều
đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng sản
Pháp (năm 1919)…
Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười nêu tấm gương sáng trong việc
giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn ái
Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á
tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Và “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách
mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải

hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý
nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo
lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được
công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh
giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên
lập trường cách mạng vô sản.
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc không những đánh
giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới, mà còn
nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách
mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và
phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới
sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mang Việt Nam, sáng lập ra Đảng
cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam.

Ý thức hệ tư tưởng
Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết chính trị do Lenin kế thừa và phát triển từ
Chủ nghĩa Marx, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920.
Học thuyết chính trị này được Stalin đinh nghĩa "học thuyết do Karl Marx và Friedrich
2


Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh
giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản.
Tính chất Marxit của mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. thể hiện
rõ ở việc thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân do các đảng cộng sản lãnh đạo, tiến

hành chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ tư hữu và giai cấp tư sản, tập trung tư liệu sản
xuất vào tay nhà nước hay còn gọi là kế hoạch hóa tập trung, thực hiện công nghiệp hóahiện đại hóa và phổ cập phúc lợi xã hội miễn phí, v.v.
Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở
những người lãnh đạo cao nhất. Những tuyên bố ban đầu: “cải tổ để có nhiều dân chủ
hơn, nhiều CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài
nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của CNXH chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó
những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”..., rốt cuộc chỉ là những tuyên bố
suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.
Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng
công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu XHCN mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa
Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh
chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm
xây dựng CNXH, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH. Nó gây hoang mang, xáo
động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những
giá trị của CNXH. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làm việc
này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây
tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích của phương Tây.

3

Những lợi ích đối với nhân loại, quốc tế, quốc gia, dân tộc, giai cấp
Sự thành lập nhà nước Liên Xô đã góp phần khích lệ phong trào cách mạng quốc
tế, các dân tộc từng bị nô dịch nay “hiên ngang bước lên vũ đài quốc tế”, đấu tranh
dành lại độc lập, góp phần đưa thế giới phát triển theo xu hướng hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
 Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924,
nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở
châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga,

nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp
tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa


được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước có chủ quyền
và bước vào thời kì phát triển mới.
 Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính
trị của mình.
 1921, Đảng cộng sản Ai Cập được thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh
chống lại sự cai trị của thực dân Anh.
Đóng vai trò quan trọng nhất trong lực lượng Đồng minh, làm nên chiến thắng
chung của thế giới trước chủ nghĩa Phát xít, mở ra những khả năng mới cho cuộc
đấu tranh của các dân tộc và hòa bình dân chủ, giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
Cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác trở thành thành trì vững chắc của hòa
bình thế giới, kiên quyết bảo vệ các nguyên tắc công bằng, hòa bình, dân chủ trong
quan hệ quốc tế và là đối trọng chủ lực với hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Tiềm lực, sức mạnh
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông
Au (Anbani, BaLan, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggary, Nam Tư, Rumani,
TiệpKhắc), ở Việt Nam (9/1945), ở Triều Tiên (9/1948) và ở Trung Quốc (10/1949), Cu
Ba (1/1959).
4

=> Chủ nghĩa xã hội đã phát triển thành một hệ thống trên thế giới, đạt được những thành
tựu và sức mạnh to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, trở thành chỗ dựa

vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh của các thế lực phản động quốc tế.
Những thành tựu tạo nên tiềm lực, sức mạnh của Liên xô và các nước XHCN
Trong quá trình hình thành phát triển, hơn 70 năm qua, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có ý nghĩa lịch sử trọng đại:
- Đã xây dựng được một hệ thống giá trị riêng của mình, đã phát triển lực lượng sản xuất
và nâng cao trình độ sản xuất gấp nhiều lần so với trước cách mạng:
Trước năm 1917, Nga là nước tư bản trung bình, đúng thứ 5 thế giới về sản xuất công
nghiệp. Sau 20 năm cách mạng (1937) tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô vươn lên
đứng đầu Châu Au và thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Từ năm 1961 - 1970, GDP của Liên Xô tăng bình quân 8,5% /năm. Tính đến năm 1960,
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới gồm 13 nước, với dân số 1 tỷ người (toàn thế giới là 3
tỷ người), GDP của các nước xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng 1/3 của thế giới.


- Năm 1985: tổng GDP của Mỹ: 4.166,8 tỉ USD; Liên Xô: 2.234,78 tỉ USD; Nhật:
1.958,5 tỉ USD.
- Đã xóa bỏ về cơ bản chế độ người bóc lột người.
- Đã thực hiện một chế độ phúc lợi xã hội và giáo dục, văn hóa, y tế ... cho toàn dân.
Trước cách mạng tháng Mười, ¾ nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã
xóa xong. Cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất
thế giới ( 164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học
trên nhiều lĩnh vực đứng vào hàng đầu thế giới)
- Đã đi đầu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ:
1957: Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
1961: Phóng con tàu vũ trụ đầu tiên có người điều khiển.
1986: Chế tạo trạm không gian đầu tiên trên vũ trụ.

Điều kiện để liên kết hợp tác
* Chính sách đối ngoại, liên kết hợp tác của Liên Xô

5

- Năm 1939 Liên Xô ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với phát xít Đức chia các
vùng ảnh hưởng giữa hai nước tại Đông Âu. Sau thoả thuận này, Liên Xô bình thường
hoá quan hệ với phát xít Đức và nối lại thương mại giữa hai nước
- Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ
phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết
chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực
giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong
trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
– Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự,Liên Xô có vị trí
quan trọng trong việc giải quyết những công việc quốc tế. Liên Xô đạt thế cân bằng sức
mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và phương Tây; trở
thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của
Mĩ.
– Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng
dân tộc Á – Phi – Mĩ Latinh về vật chất và tinh thần trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân. Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới, trụ cột của hoà bình thế giới.
* Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa
1. Hoàn cảnh và cơ sở hình thành sự liên kết, hợp tác


- Hoàn cảnh: Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có sự hợp tác
cao hơn và đa dạng với Liên Xô về sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Cơ sở hình thành:
+ Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
+ Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
+ Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong hai tổ chức:
+ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
+ Tổ chức hiệp ước Vác- sa-va

2. Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật:
Ngày 8/1/1949, các nước Liên Xô, Ba Lan, Anbani, Bungary, Hungary, Rumani, Tiệp
khắc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Liên Xô giữ vai trò quyêt định trong
khối này. Năm 1950 thêm Cộng hoà dân chủ Đức, 1978 Việt Nam tham gia khối này.
– Mục tiêu: tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ khoa
học kĩ thuật, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên..
– Hạn chế: khép kín, không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới; chưa coi trọng đầy đủ
việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do
cơ chế quan liêu, bao cấp.
– Ý nghĩa:
Thông qua việc hợp tác, tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật đẩy mạnh công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên.

Củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy
lùi các âm mưu chống phá của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào
cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.
2. Quan hệ chính trị – quân sự
– Ngày 14/5/1955, tại cuộc họp ở Vácsava, các nước Anbani, Balan, Bungary, Cộng hoà
dân chủ Đức, Hungary, Liên Xô, Rumani và Tiệp khắc kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và
tương trợ, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị –
quân sự mang tính chất phòng thủ.


– Mục tiêu: chống lại âm mưu của Mĩ và phương Tây muốn tiêu diệt phe xã hội chủ
nghĩa.
– Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu và thế
giới, tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa. Trở thành một đối trọng với NATO.
* Quan hệ Việt Nam - Liên Xô được xây dựng và phát triển trên nền tảng quan hệ về
chính trị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1950, sau

khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, Chính phủ Liên Xô đã triển khai hoạt động
nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống lại sự xâm
lược của các nước đế quốc phương Tây, bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của mình. Sự
giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong lịch sử là vấn đề được giới nghiên cứu trong và


ngoài nước quan tâm. Sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trên hai lĩnh vực chính, viện
trợ kinh tế, kỹ thuật và viện trợ quân sự

Quốc gia đồng minh, kẻ thù
Đồng minh:
6

Trong bối cảnh lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX, đồng mình của Liên bang Xô viết và các
nước XHCN khác chính là các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Liên Xô, các nước XHCN và các dân tộc thuộc địa đều có một mục tiêu
chung giải phóng dân tộc thuộc địa khỏi xiềng xích thực dân, giải phóng con người, xây
dựng một xã hội mới ấm no, hạnh phúc. Muốn thực hiện được mục tiêu đó họ phải chống
lại một kẻ thù thù chung chủ nghĩa tư bản mà đỉnh cao là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa phát xít. Từ những lí do trên có thể nói các nước XHCN và các dân
tộc thuộc địa cùng có lợi ích thống nhất với nhau.
Kẻ thù:
-Kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với Liên Xô và các nước XHCN trong thời kì này
là chủ nghĩa phát xít, các quốc gia tư bản theo chủ nghĩa phát xít. Chủ nghĩa phát xít là
hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa, là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu
chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn
áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Một trong những đặc
điểm cơ bản của chủ nghĩa phát xít là thủ tiêu dân chủ, đàn áp tất cả các phong trào cộng
sản, phong trào cánh tả, các tư tưởng hoặc đòi hỏi dân sinh. Ở Đức dưới chế độ độc tài
phát xít bọn mật vụ SS ra sức bắt bớ, đàn áp những người Cộng sản, tắm máu các phong

trào công nhân. Còn ở bên ngoài, phát xít Đức cùng các đồng minh phát xít của mình
luôn nhăm nhe xâm lược Liên Xô và tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Tháng 11 năm 1936, phát xít Đức và phát xít nhật ký bản Hiệp ước chống Chủ nghĩa
Cộng sản, năm 1937 phát xít Ý cũng tham gia hiệp ước này. Tháng 8 năm 1939, để trì
hoãn chuẩn bị lực lượng Liên Xô ký Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Đức nhưng
cuối năm 1940 A.Hitler bí mật phê duyệt kế hoạch Barbarossa nhằm xâm lược Liên Xô
trong một chiến dịch chớp nhoáng.
-Kẻ thù gián tiếp cũng nguy hiểm không kém phát xít Đức, Ý, Nhật là các nước tư bản
Anh, Pháp, Mỹ. Đối với Anh-Pháp-Mỹ, Liên Xô luôn là cái gai trong mắt vì là lá cờ đầu
trong phong trào Cộng sản quốc tế chống lại chủ nghĩa tư bản, bên cạnh đó Liên Xô luôn
ủng hộ phong trào cách mạng thế giới giải phóng các dân tộc thuộc địa của chúng. Năm
1938, trước sự lớn mạnh của phát xít Đức, Anh-Pháp đã ký Hiệp ước Munich với Đức
nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Tháng 4 năm 1939, Liên Xô đề nghị mở các cuộc
thương lượng với Anh và Pháp để tìm kiếm một hiệp định tương trợ và phòng thủ chung
trước nguy cơ xâm lược của phát xít Đức nhưng bị Anh-Pháp làm ngơ. Trong Thế chiến


thứ hai, mặc dù cùng trong khối Đồng minh với Liên Xô nhưng Anh-Pháp-Mỹ vẫn luôn
là kẻ thù tềm tang và nguy hiểm.



×