Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Luận văn một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại công ty CP cơ khí 4 và xây dựng thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.74 KB, 83 trang )

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

Chuyªn

®Ò

tèt

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
======*======

LỜI CAM ĐOAN
Họ tên sinh viên: Lê Thanh Thuỷ
Lớp; HCKT – QTNL
Khoa: Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực
Trường: Đại học kinh tế quốc dân
Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp. Em xin cam đoan không sao
chép bất kỳ một tài liệu, chuyên đề hay luận văn nào. Tất cả các tài liệu đó chỉ
mang tính chất là tài liệu tham khảo giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Người viết cam đoan
Sinh viên

Lê Thanh Thuỷ

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL



§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

Chuyªn

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL

®Ò

tèt


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

Chuyªn

®Ò

tèt

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Công ty CPCK4&XDTL (Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng

Thăng Long)
2. BHLĐ (Bảo hộ lao động)
3. ĐKLĐ (Điều kiện lao động)
4. ATLĐ (An toàn lao động)
5. VSLĐ (Vệ sinh lao động)
6. PCCN (Phòng chống cháy nổ)
7. ATVVS (An toàn viên vệ sinh)
8. ATVSLĐ (An toàn vệ sinh lao động)
9. KTAT (Kỹ thuật an toàn)
10. CBCNV (Cán bộ công nhân viên)
11. CB KCS (Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm)
12. NSLĐ (Năng suất lao động)

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

Chuyªn

®Ò

tèt

DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
TT
1

2
3
4

Tên
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1.1

5

Bảng 4.1.2

6
7
8
9
10

Bảng 4.1.3
Bảng 1.4.7
Bảng 2.1.1
Bảng 2.1.2
Bảng 2.1.3

Lª Thanh Thñy

Diễn giải
Trang

Sơ đồ bộ máy tổ chức
16
Sơ đồ quy trình công nghệ
22
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
24
Bảng phân công lao dộng theo chức danh
29
Bảng phân công lao động theo trình độ chuyên môn
29
ngành nghề đào tạo
Bảng phân công lao động theo trình độ ngành nghề
30
Bảng tổng hợp các mẫu đo về môi trường lao động
40
Bảng kế hoạch mua sắm KTAT - PCCN
41
Bảng kế hoạch mua sắm trang thiết bị BHLĐ
46
Bảng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho người lao động
46

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

1


Chuyªn

®Ò

tèt

LỜI MỞ ĐẦU
Con người sinh ra muốn tồn tại và phát triển phải trải qua quá trình lao
động. Lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người. Tuy nhiên, để
quá trình lao động diễn ra được liên tục thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, trong đó Điều kiện lao động được coi là một trong những yếu tố quan
trọng tác động trực tiếp đến quá trình lao động của con người.
Điều kiện lao động tốt làm cho quá trình lao động diễn ra thuận lợi và
liên tục tạo ra năng suất lao động cao, tăng thu nhập cho người lao động,
ngược lại Điều kiện lao động không thuận lợi sẽ làm giảm năng suất lao động,
thu nhập thấp và ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất của đơn vị.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển, điều
kiện lao động cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại là
sự độc hại, nguy hiểm, ô nhiễm môi trường khiến cho điều kiện lao động vẫn
trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991 và Bộ luật
lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2006 đã dành hẳn một chương (chương
IX) nói về An toàn lao động và vệ sinh lao động, đây chính là hình thức biểu
hiện của điều kiện lao động.
Để góp một phần rất nhỏ vào việc cải thiện điều kiện lao động cho người
lao động. Bằng kiến thức đã học và trải nghiệm thực tế 3 tháng tại Công ty Cổ
phần cơ khí và Xây dựng Thăng Long, em xin được mạnh dạn đưa ra chuyên
đề báo cáo thực tập của mình là: “Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao
động tại Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long”


Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

2

Chuyªn

®Ò

tèt

Nội dung Báo cáo gồm 3 phần:
Lời mở đầu
Phần I: Sự cần thiết phải cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ
phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long.
Phần II: Phân tích về điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí
4 và Xây dựng Thăng Long.
Phần III: Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty
Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long.
Kết Luận.
Đây là lần đầu tiên em viết về lĩnh vực này cho nên bài viết còn nhiều
thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo của
các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Lª Thanh Thñy


Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

3

Chuyªn

®Ò

tèt

PHẦN I
SỰ CẨN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi
trường sản xuất nhất định. Mỗi một môi trường sản xuất khác nhau có các
nhân tố khác nhau tác động đến người lao động. Tổng hợp các nhân tố ấy
chính là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của
môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của
người lao động. (Trích trong giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí
nghiệp-Trường Đại học Kinh tế quốc dân -xuất bản năm 1994)
- Môi trường lao động bao gồm: Phương tiện lao động, đối tượng lao
động và điều kiện tự nhiên tạo nên môi trường lao động. Đây là yếu tố quan
trọng nhất của điều kiện lao động.
- Bảo hộ lao động: là hệ thống các văn bản pháp luật và các biện pháp

tương ứng về tổ chức Kinh tế - Xã hội, Khoa học - Kỹ thuật nhằm bảo đảm an
toàn, bảo vệ sức khoả và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao
động. (Trích trong Giáo trình Bảo hộ lao động – Trường Cao đẳng Lao động
Xã hội – Nhà xuất bản LĐXH năm 2001).
- Cải thiện điều kiện lao động: Là các biện pháp để giảm bớt sự tác
động gây hại của các yếu tố điều kiện lao động đến con người trong quá
trình lao động sản xuất nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và cộng đồng.
(Tham khảo Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của
trường ĐH-KTQD-năm 1994)

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

4

Chuyªn

®Ò

tèt

II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG:
Điều kiện lao động trong thực tế rất phong phú và đa dạng chúng có tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình lao động. (Qua tham khảo giáo

trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trường ĐH-KTQD-1994
và Giáo trình Bảo hộ lao động - trường Cao đẳng LĐXH-2001) thì điều kiện
lao động được chia thành 05 nhóm cơ bản sau;
1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
- Nhóm yếu tố các phương tiện việc làm: đó là các loại máy móc, thiết
bị, công cụ, dụng cụ, bàn ghế, bút mực, đèn, quạt…Nơi làm việc nếu có đầy
đủcác phương tiện trên sễ tạo thuận lợi cho công việc, giảm bớt thời gian đi
lại, tìm kiếm của người lao động.
- Nhóm yếu tố về tâm sinh lý lao động: Đó là sự căng thẳng về thể lực,
căng thẳng về thần kinh, tư thế lao động, nhịp độ lao động và tính đơn điệu
của quá trình lao động. Loại điều kiện này ảnh hưởng rất lớn đế sức khoẻ
người lao động đồng thời rất dễ gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường
Bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến
chức năng sinh lý, khi làm việc ở môi trường vượt quá giới hạn về sinh lý con
người sẽ bị mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
lao động.
Nhóm yếu tố này chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên của vùng địa lý
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ quá trình sản xuất gây nên. Chúng gồm
những loại sau
+ Yếu tố vi khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí,
bức xạ nhiệt…
+ Môi trường không khí (Nồng độ hoá chất trong không khí)
+ Tia hồng ngoại, ion hoá và chiếu sáng.

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL



§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

5

Chuyªn

®Ò

tèt

+ Tiếng ồn, rung động, siêu âm
+ Tiếp xúc với các hoá chất độc.
+ Các yếu tố sinh học như:Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh
trùng gây hại…
3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ trong lao động
Nhóm yếu tố này tuy không tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con
người nhưng lại có tác động đến trạng thái tâm sinh lý của họ. nó tạo cho con
người cảm giác hưng phấn, rễ chịu hay khó chịu, chán nản, chẳng hạn như:
- Màu sắc khác nhau gây cho con người những cảm giác khác nhau. Tâm
lý thần kinh, trạng thái sức khoẻ và khả năng làm việc của công nhân trong
một chừng mực nào đó phụ thuộc vào màu sắc tại nơi làm việc. Màu sắc hài
hoà, không gian làm việc tạo cảm giác dễ chịu cho người lao động, màu sắc
gay gắt hoặc trầm tối khiến cho tâm lý con người bức bối, khó chịu, buồn
phiền u uất.
- Âm nhạc: được sử dụng để kích thích hoạt động lao động, giảm mệt
mỏi và tăng khả năng làm việc nhất là trong môi trường sản xuất đơn
điệu, nhàm chán. Tuy nhiên việc sử dụng âm nhạc chức năng trong sản
xuất phải dựa trên cơ sở khoa học, nếu không sẽ gây nên tác hại xấu cho
người lao động.

- Cây xanh: có ba chức năng sau:
+ Vệ sinh môi trường sản xuất, tạo không khí trong lành, mát mẻ, ngăn
bụi và ngăn tiếng ồn.
+ Tạo tâm lý thoải mái và dễ chịu cho công nhân sau giờ làm việc hay
lúc nghỉ ngơi.
+ Tạo môi trường cảnh quan đẹp…
Từ những chức năng trên mà việc trồng cây xanh trong đơn vị, Doanh
nghiệp là công việc đầu tiên phải làm để cải thiện điều kiện lao động .

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

6

Chuyªn

®Ò

tèt

4. Nhóm điều kiện về tâm lý xã hội:
- Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động.
- Tác phong, phong cách lãnh đạo của người quản lý.
- Các chế độ về khen thưởng, kỷ luật
- Trình độ khoa học, Kỹ thuật, trình độ quản lý của đơn vị

- Cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề, giới tính của người lao động.
- Sự động viên , khuyến khích thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, vị thế của doanh nghiệp
trong nền kinh tế.
Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động đến người lao động khiến họ nhiệt
tình hay chán nản, tin tưởng hay không tin tưởng vào sự phát triển của công ty.
5. Nhóm điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi:
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi là trật tự luân phiên và độ dài thời gian của
các giai đoạn làm việc, nghỉ giải lao được thành lập đối với mỗi dạng lao
động. Chế dộ làm việc, nghỉ ngơi trong sản xuất bao gồm:
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ca
- Chế độ làm việc , nghỉ ngơi trong tuần, trong tháng.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi trong năm.
Việc xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm giảm mệt mỏi,
tăng năng suất lao động, duy trì và bảo vệ sức khoẻ con người.
III. CÁC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG:
Tiêu chuẩn đo lường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
“Theo tiêu chuẩn cho phép tại Quyết định số:3733 ngày 10/10/2002 của
Bộ y tế” và tham khảo từ Giáo trình Bảo hộ lao động -Trường Cao đẳng
LĐXH 2001; Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp


7

Chuyªn

®Ò

tèt

Trường ĐH-KTQD năm1994. Ta có các mức tiêu chuẩn và giới hạn về điều
kiện lao động như sau:
1. Tiêu chuẩn về Yếu tố vi khí hậu:
- Nhiệt độ: Là yếu tố khí tượng quan trọng trong sản xuất của quá trình
sản xuất như: sấy, đốt nóng, phản ứng hoá học…
Đơn vị tính: (oC), Tiêu chuẩn cho phép(TCCP) <= 30oC
- Độ ẩm: Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong
1m3 không khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thuỷ ngân.
Về mặt vệ sinh, thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm
tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị độ ẩm cao
hay thấp. Đơn vị (%), TCCP <= 80%
- Tốc độ chuyển động không khí: Đơn vị:(m/s), TCCP <= 0.5m/s–5m/s
- Bức xạ nhiệt: là những hạt năng lượng truyền trong không khí dưới
dạng dao động sóng điện từ, gồm tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử
ngoại. Đơn vị tính: (calo/cm2/phút), TCCP: 1calo/cm2/phút
2. Tiêu chuẩn về các yếu tố vật lý:
- Ánh sáng: Là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ
380nm – 760nm .
Đơn vị: (LUX) Tiêu chuẩn cho phép (TCCP): > 100 LUX
- Tiếng ồn: Đơn vị (dBA), Tiêu chuẩn cho phép(TCCP) <=85dBA
3. Tiêu chuẩn về bụi:

* Bụi khối lượng: - Bụi hô hấp: Đơn vị (mg/m3), TCCP <= 2mg/m3
- Bụi toàn phần: Đơn vị (mg/m3), TCCP <= 4mg/m3
- Hàm lượng silic: Đ ơ n vị (%), TCCP <= 100%
4. Tiêu chuẩn về hơi khí độc
- CO từng lần tối đa: <= 40mg/m3
- CO2 từng lần tối đa: <= 1.800mg/m3

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


8

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

Chuyªn

®Ò

tèt

- HC từng lần tối đa: <= 300mg/m3
- C6H6 từng lần tối đa: <= 15mg/m3
5. Tiêu chuẩn về tiếng ồn phân tích giải tần:
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số,
biến đổi theo thời gian và gây cho con người cảm giác khó chịu. Con người có
thể cảm nhận được những âm thanh có mức áp suất âm Lp từ 0 đến 140 dB.
Theo tiêu chuẩn hiện hành của nước ta thì mức âm tại nơi làm việc

không vượt quá 90 dB trong khi làm việc và mức áp suất trong dải ốcta là
Vị trí lao động

Mức âm

Mức áp suất âm cho phép (dB) ở các dải ôcta (HZ)

dBA
Tại chỗ làm việc

90

63

125 250

500

100

2000

4000

8000

103

96


88

0
85

83

81

80

của công nhân

91

Nếu thời gian tiếp xúc tiếng ồn ngắn hơn thì mức âm cho phép lớn hơn.
Với tiếng ồn xung, mức áp suất âm cho phép nhỏ hơn 5dB so với các giá trị
đã nêu trên.
Tài liệu tham khảo: (Giáo trình Bảo hộ lao động Trường Cao đẳng
LĐXH-2001)
6. Tiêu chuẩn về vận tốc dung chuyển:
Rung động của một vật thể là sự chuyển dịch có tính tuần hoàn của trọng
tâm vật đó khỏi vị trí cân bằng.
Rung động được đặc trưng bởi các thông số sau: Biên độ, gia tốc, vân
tốc…
- Rung chuyển cục bộ dụng cụ cầm tay <= 1,10cm/s
- Các giải tần số rung: <= 100HZ
7. Tiêu chuẩn về chế độ làm việc, nghỉ ngơi:
7.1. Khả năng làm việc của con người được đánh giá trên điều kiện lao
động như: Sự căng thẳng về thể lực, thần kinh, nhịp độ làm việc…Chỉ tiêu cơ

bản của khả năng làm việc là trình độ năng suất lao động tức là: Số lượng sản

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

9

Chuyªn

®Ò

tèt

phẩm sản suất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian của công
nhân hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm với một chất lượng nhất định.
Khả năng làm việc của con người không phải cố định mà nó thay đổi theo
các thời kỳ làm việc khác nhau do tác động của hàng loạt nhân tố và nguyên
nhân chủ yếu là những thay đổi các chức năng sinh lý trong sơ thể con người.
7.2. Thời gian nghỉ ngơi được xác định xuất phát từ chính những tài liệu
của bản thân chế độ là việc nghỉ ngơi và những điều kiện lao động thực tế.
Bảng tiêu chuẩn thời gian nghỉ ngơi (Tính bằng % so với thời gian tác
nghiệp) phụ thuộc vào điều kiện lao động.
Số
TT
1


Các Yếu
tố

Tính chất
công việc

Đặc điểm của lao động

TGNN %
thời
so với

Trọng lượng di Tỷ trọng
chuyển hay lực gian thực hiện
cần huy động

Sự căng Công việc
5-15 kg
<0,5
1
thẳng về nhẹ,trung
16-30 kg
>0,5
2
thể lực
bình,
16-30 kg
<0,5
3

nặng,rất
31-50 kg
>0,5
4
nặng
51-80 kg
<0,5
5
(Nguồn tham khảo: Bảng số 07 chương VI Giáo trình Tổ chức lao động
khoa học trong xí nghiệp - Trường ĐH-KTQD-1994)
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN KHẢ

NĂNG LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI:
Mỗi nhân tố khác nhau đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau đế sức
khoẻ, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.
Chúng gồm những loại tác động sau:
1.Tác động của vi khí hậu nóng lạnh:
Làm việc trong nhiệt độ nóng làm thay đổi sinh lý bệnh lý, say nắng, mất
nước, sụt cân…ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: giảm sự chú ý, nhận
biết, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ, dễ gây ra Tai nạn lao động.
Với nhiệt độ lạnh sễ làm giảm nhịp tim, nhịp thở, cơ vân, cơ trơn bị co

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp


10

Chuyªn

®Ò

tèt

lại sinh đau cơ, viêm cơ, viêm giay thần kinh, viêm đường hô hấp và bệnh
thấp khớp.
2.Tác động của các tia:
Gây cho con người cảm giác khó chịu, mắt mờ, thị lực giảm, da bị tổn
thương, nặng hơn có thể dẫn tói viêm da.
3.Tác động của chiếu sáng:
Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động,
đến sức khoẻ và an toàn lao động của công nhân. Gây tác hại lớn cho mắt
4.Tác động của tiếng ồn:
Tiến ồn có ảnh hưởng xấu đến thính giác và có thể gây điếc nghề nghiệp.
Không chỉ thế tiếng ồn còn có tác hại đến cơ quan khác của cơ thể như: Hệ
thần kinh, hệ tuần hoàn, hô hấp…
5. Tác động của độ rung:
Rung trong sản xuất gây cho con người cảm giác mệt mỏi, khó chịu, rối
loạn tuần hoàn não, mất cảm giác, ảnh hưởng đến bài tiết, cơ thể sút cân, thần
kinh mệt mỏi, gây đau cơ, tổn thương đến các khớp…
6. Tác động của độ ẩm:
Người lao động làm việc ở nơi có độ ẩm cao, không thích hợp thường
gặp những bệnh về ngoài da như ghẻ, lở, hắc lào, nấm …
7. Tác hại của bụi:
Bụi có rất nhiều loại và có tác hại lớn đến sức khoẻ của người lao động.
Chúng gây nên những bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, bụi phổi, viêm

loét lòng khí phế quản…Gây nên những bệnh ngoài da Như: Nhiễm trùng da,
khô da. Gây chấn thương về mắt: Viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt, mộng
thịt.Các bệnh về đường tiêu hóa: Tổn thương niêm mạc dạ dầy sâu răng, hỏng
răng, rối loạn tiêu hoá…
V. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG:

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

11

Chuyªn

®Ò

tèt

Như chúng ta đã biết, điều kiện lao động có ảnh hưởng rất lớn đến người
lao động. Được làm việc trong điều kiện lao động tốt, thuận lợi. Sức khoẻ của
người lao động được đảm bảo, họ sẽ hăng hái tham gia lao động sản xuất, làm
cho năng suất lao động cao. Ngược lại, điều kiện lao động không tốt, không
thuận lợi làm cho sức khoẻ của công nhân bị giảm sút, quá trình lao động bị
ngưng chệ, năng suất lao động thấp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức rõ vấn đề

này để cải thiện tốt điều kiện lao động. Trên thực tế không ít chủ doanh
nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến điều kiện
lao động khiến cho chúng trở thành những yếu tố nguy hại đến sức khoẻ của
người lao động
Theo báo Kinh tế và đô thị số 32 ra ngày 25/2/2008 thì “Năm 2007 cả nước
đã xảy ra 5.951 vụ tai nạn lao động với tổng số người bị nạn là 6.337 người.
Trong đó:có 621 người chết và 2553 người bị thương nặng. Tổng thiệt hại về
vật chất do TNLĐ gây ra là hơn 48 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 10 tỷ đồng.
Năm 2007có 23.872 người mắc bệnh nghề nghiệp. Trong 800 ngành
nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì ngành công nghiệp chiếm trên 500
nghề”.
Từ những số liệu cụ thể trên cho thấy vấn đề cải thiện điều kiện lao động
tại các ngành cơ khí và xây dựng là vô cùng cần thiết và cấp bách, đòi hỏi
không chỉ người sử dụng lao động, người lao động mà cả các cấp, các ngành
phải quan tâm.
1. Sự cần thiết đối với người lao động:
Người lao động là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện lao động.
Điều kiện lao động thuận lợi thì sức khoẻ của người lao động được đảm bảo,
họ có thể an tâm lao động sản xuất, tăng thu nhập đồng thời nâng cao đời

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

12


Chuyªn

®Ò

tèt

sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình. Ngược lại, ĐKLĐ không
tốt, không đảm bảo làm cho sức khoẻ của người công nhân giảm sút, sản xuất
bị ngưng chệ, thu nhập của họ thấp, đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó
khăn do đó cải thiện ĐKLĐ đối với người lao động là vô cùng cần thiết.
2. Sự cần thiết đối với chủ doanh nghiệp:
Mục tiêu cuối cùng của chủ doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi
nhuận chỉ có được khi quá trình lao động được đảm bảo và liên tục, muốn vậy
chủ đơn vị phải thực hiện tổ chức lao động khoa học, trang bị phương tiện bảo
hộ cá nhân, tiến hành hiện đại hoá, tự động hoá công nghệ và dây chuyền sản
xuất, môi trường vi khí hậu:(t o, độ ẩm, ánh sáng….) phải phủ hợp theo tiêu
chuẩn quy định. Nếu thực hiện được tất cả những điều trên tức là cải thiện
được ĐKLĐ thì mục tiêu của Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đạt được.
3. Sự cần thiết đối với xã hội:
Khi điều kiện lao động được cải thiện. Điều đó có nghĩa là: Tai nạn lao
đông -Bệnh nghề nghiệp sẽ giảm hẳn, tính mạng của người lao động được bảo
vệ làm giảm chi phí của quỹ BHXH về việc chi trả trợ cấp cho TNLĐ-BNN.
Mặt khác khi môi trường lao động an toàn, sản xuất diễn ra liên tục, năng suất
lao động tăng cao tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội kéo theo các khoản
thu về thuế của nhà nước cũng được tăng lên, điều cơ bản hơn cả là tạo ra một
xã hội công nghiệp phát triển an toàn và bền vững.

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL



§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

13

Chuyªn

®Ò

tèt

PHẦN II
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY
DỰNG THĂNG LONG:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí 4
và Xây dựng Thăng Long:
Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long, tiền thân là công ty
Cơ giới được thành lập theo Quyết định số: 2077/BGTVT ngày 26 tháng 08
năm 1974 của Bộ Giao thông Vận tải Việt nam với chức năng, nhiệm vụ:
Quản lý, vận hành lưới điện 35KW và toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho
việc thi công, xây dựng cầu Thăng Long – khu vực bờ bắc Thăng long.
Năm 1993, Công ty được đổi tên là: Nhà máy Cơ khí Thăng Long trực
thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long theo Quyết định số 499/QĐBGTVT ngày 27 tháng 03 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ
chủ yếu là: Chế tạo, lắp dựng kết cấu thép và thiết bị như: Dầm đặc, dầm dàn
khẩu độ lớn hơn 100m, vì kéo thép định hình, cột vi ba, cột truyền hình có độ
cao đến 150m, cần trục chạy trên ray có sức nâng đến 120 tấn và các loại kết

cấu thép phi tiêu chuẩn khác.
Năm 2000 một lần nữa Công ty được đổi tên thành Công ty Cơ khí và
Xây dựng Thăng Long theo Quyết định số 1886/2000/QĐ-BGTVT ngày
29/09/2000 của Bộ Giao thông Vận tải.
Năm 2006, thực hiện chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước, ngày 21/11/2006 Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 2110/QĐBGTVT chuyển đổi Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long thành Công ty
Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

14

Chuyªn

®Ò

tèt

Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình Công ty đã được cấp
giấy phép kinh doanh số 112363/DNNN ngày 28/10/1993 và được bổ sung lại
ngày 7/05/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chứng chỉ hành nghề sản xuất
kết cấu thép và dầm thép số: 2904/1997/QĐ-BGTVT ngày 14/10/1997 của Bộ
Giao thông Vận tải. Quyết định cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ
ngành GTVT số 4296/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2002…

Từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 công ty chính thức chuyển đổi từ doanh
nghiệp nhà nước sang công ty Cổ phần lấy tên là: Công ty Cổ phần Cơ khí 4
và Xây dựng Thăng Long viết tắt là: (Công ty CPCK 4 & XDTL)
Công ty CPCK 4 & XDTL là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán
độc lập, có tài khoản tiền gửi ngân hàng, có con dấu pháp quyền riêng để
hoạt động tự chủ trong việc ký kết hợp đồng kinh tế. Công ty chịu sự quản lý
trực tiếp và toàn diện của Tổng công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long.
- Trụ sở chính của công ty ở phía bắc cầu Thăng Long, thuộc xã Hải Bối
- huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội
- Tổng diện tích:86.490m2
- Điện thoại: 04.9516678, 04.9516679, 04.9515108
- Fax: (84-4) 9516680
- Email: Tmctl @hn.Vnn.VN
- Tên giao dịch quốc tế: “Thang long – Mechanical and contruction
Joinht stock company”
Nhiêm vụ chủ yếu của công ty là: Quản lý, vận hành, sửa chữa các thiết
bị và chế tạo các kết cấu thép để phục vụ cho việc thi công cầu.
Từ năm 1985 đến nay theo sự chuyển đổi chung của nền kinh tế đất
nước, Trên cơ sở bộ thiết bị của Liên Xô, Trung Quốc để phục vụ việc thi
công cầu Thăng Long, công ty đã từng bước sắp xếp tổ chức lại sản xuất.
chuyển từ một đơn vị làm ăn theo chế độ bao cấp sang một doanh nghiệp tự

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp


15

Chuyªn

®Ò

tèt

hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Những sản phẩm chủ yếu mà công ty đã thực hiện trong những năm
qua đó là:
- Chế tạo dàn dầm cầu thép phục vụ cho cầu đường sắt với tải trọng T26
nhịp đến 100m
- Chế tạo dàn cầu thép phục vụ cầu đường bộ tải trọng H30 –XB80
- Chế tạo các loại cột thép phục vụ thu, phát sóng truyền hình cao trên
100m
- Chế tạo vì kèo thép khẩu độ lớn đến 60m
- Chế tạo các máy móc phi tiêu chuẩn phục vụ cho xây dựng cơ bản như:
Trạm trộn bê tông nhựa nóng 80T/h điều khiển tự động. Tram trộn bê tông
tươi công suất 15/45T/h, xe đúc cầu bê tông dự ứng lực, Máy li tâm đúc cộc
ống cống bê tông cốt thép đường kính từ phi 50 đến phi 2000 dài 2m – 10m....
Từ những thành tựu và kết quả trên trong những năm qua công ty
CPCK & XDTL đã được nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý đó là:
* Huân chương lao động hạng ba năm 1982 và năm 1990
* Huân chương lao động hạng nhì năm 1985,1994
* Huân chương lao động hạng nhất năm 1999
* Huy chương sản phẩm chất lượng cao năm 1993
* Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 1976
* Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu năm 2005
Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải cùng nhiều bằng khen, giấy khen

của các tỉnh, Thành phố trao tặng cho công ty.
Trải qua một quá trình dài xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Cơ
khí 4 và Xây dựng Thăng Long đã gặp không ít những khó khăn, thử thách
nhưng bên cạnh đó cũng đã đạt được những thành tích đáng kể và trong
tương lai công ty vẫn sẽ vững bước trên con đường hội nhập và phát triển của

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

16

Chuyªn

®Ò

tèt

mình.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty:
2.1- Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CPCK 4 & XDTL:
Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Phó tổng

giám đốc
kinh doanh

Phòng Tổ
chức
hành
chính

Phó tổng
GĐ sản
xuất công
nghiệp

Phòng
Kinh tế
kế hoạch

Nhà máy
dầm thép

Phòng
thiết bị
vật tư

Xí nghiệp
cơ khí và
xây dựng
số 2

Kỹ sư

trưởng

Phòng
quản lý
chất
lượng

Xí nghiệp
cơ khí và
xây dựng
số 3

Phòng kỹ
thuật

Xí nghiệp
xây lắp
công tình
số 3

Phòng tài
chính kế
toán

Xí nghiệp
xây dựng
công trình
số 5

2.2- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban

* Hội đồng quản trị: Hoạch định những chính sách chiến lược cho hoạt

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

17

Chuyªn

®Ò

tèt

động sản xuất kinh doanh của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
* Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
hạn, nhiệm vụ được giao.
* Phó Tổng giám đốc kinh doanh:
Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong các hoạt động về kinh tế,
công tác thị trường, xúc tiến, tiếp cận các dự án của công ty đồng thời báo cáo
định kỳ cho Tổng giám đốc.
* Phó Tổng giám đốc công nghiệp;

Giúp việc cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực sau:
- Định mức vật tư, vật liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ.
- Quản lý thiết bị vật tư luân chuyển
- Đăng kiểm, kiểm định thiết bị, phương tiện
- Quản lý công tác ATLĐ-VSLĐ và PCCN
- Công tác xã hội ở cum dân cư
* Kỹ sư trưởng:
Có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật công nghệ,
chế tạo sản phẩm. Phê duyệt các kế hoạch triển khai công nghệ, các sản phẩm,
công trình trong toàn công ty. Đồng thời trực tiếp làm chỉ huy trưởng của các
công trình xây lắp do Tổng giám đốc phân công.
* Phòng Tổ chức hành chính:
Là phòng quản lý về nhân sự của công ty, tham mưu cho Giám đốc về tổ
chức cán bộ lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động, vấn đề
BHLĐ, đào tạo giáo dục, thi đua khen thưởng, thanh tra pháp chế…
Phòng có nhiệm vụ làm các thủ tục để giải quyết các chế độ nghỉ hưu,
chuyển công tác hoặc thôi việc cho người lao động. Phòng cũng chịu trách

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

18

Chuyªn


®Ò

tèt

nhiệm về việc chăm lo đời sống sức khoẻ cho người lao động, tổ chức khám
chữa bệnh định kỳ hàng năm, cấp phát thuốc chữa bệnh thông thường và quản
lý công tác vệ sinh phòng bệnh.
Phòng Tổ chức hành chính của công ty định viên 12 người gồm 04 nữ, 8
nam trong đó có 1 trưởng phòng, 6 nhân viên, 4lái xe và 1 tạp vụ
Về trình độ học vấn, Phòng có 4 người có trình độ Cao đẳng, Đại học. 2
người có trình độ trung học chuyên nghiệp, 5 công nhân kỹ thuật và 1 ngư ời
có trình độ phổ thông
Với đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, năng động, nhiệt tình trong mọi công việc
Phòng tổ chức hành chính của công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao và thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong bộ máy quản lý của
công ty.
* Phòng Kinh tế kế hoạch:
Là phòng có nhiệm vụ kinh tế quan trọng trong công ty trong việc quan
hệ với khách hàng để tìm việc làm cho công nhân đồng thời xây dựng kế
hoạch sản xuất, lập hồ sơ dự thầu các dự án thi công công trình, giám sát thực
hiện tiến độ sản xuất ở các phân xưởng, lập quyết toán khối lượng với các đơn
vị trong và ngoài công ty, lập bản giao khoán sản lượng đến từng đơn vị trong
công ty, trực tiếp thanh quyết toán khối lượng công trình dở dang và công
trình đã hoàn thành, theo dõi tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi nợ tồn
đọng. Hàng tháng, hàng quý phải lập báo cáo với Tổng giám đốc về sản lượng
đã đạt được cũng như kế hoạch sản xuất cho những tháng tiếp theo.
* Phòng Thiết bị vật tư:
Có nhiệm vụ quản lý các loại máy móc, thiết bị, lên kế hoạch duy tu,
thay thế, bảo dưỡng định kỳ cũng như đảm bảo cho toàn bộ các thiết bị máy
móc trong công ty hoạt động một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc mua sắm, đầu tư có hiệu
quả phù hợp với nhu cầu sản xuất

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

19

Chuyªn

®Ò

tèt

Có nhiệm vụ mua sắm các loại vật tư, hàng hoá kịp thời, đầy đủ, đúng
phẩm chất, chất lượng để phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Phòng phải chủ động làm việc với các nhà cung cấp vật tư, lập kế hoạch
dự trữ vật tư cho các công việc tiếp theo, kiểm tra kho tàng, bãi chứa nơi cất
giữ vật tư, quản lý chặt chẽ lượng vật tư thu hồi và luân chuyển trong công ty
cũng như lượng vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. Hạn chế tối thiểu
lượng vật tư thất thoát.
* Phòng Quản lý chất lượng:
Chịu trách nhiệm về công tác chất lượng sản phẩm, công trình của công
ty. Tiến hành nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra công tác quản lý chất lượng theo

hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO;9001-2000 đã được cấp chứng chỉ
của Tổ chức Bảo vệ quốc tế.
* Phòng Kỹ thuật:
Là phòng có nhiệm vụ bóc tách các bản vẽ để triển khai sản xuất, lập
phương án thi công tối ưu nhất cho công trình, xây dựng định mức vật tư và
tiêu hao vật tư đối với công trình, sản phẩm. Thiết kế chỉ đạo thi công các
công trình trong phạm vi cho phép, xác định chính xác khối lượng thực tế thi
công để hoàn chỉnh hồ sơ cho các hạng mục công trình thi công.
* Phòng Tài chính kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, hạch toán chi phí giá
thành vật liệu, hạch toán thu chi, chia lương và cấp phát tiền lương cho cán bộ
công nhân viên, quản lý các quỹ vốn của công ty.
Mở sổ theo dõi sản phẩm, vật tư trong kho và theo dõi công tác kiểm kê
hàng năm. Phòng còn có nhiệm vị là kết hợp với phòng Vật tư để quyết toán
vật tư- hàng hoá của các xí nghiệp và nhà máy trực thuộc công ty.

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

20

Chuyªn

®Ò


tèt

* Nhà máy dầm thép:
Chuyên sản xuất các sản phẩm kết cấu thép và dầm cầu khẩu độ lớn, Dây
chuyền sản xuất bắt đầu từ khâu nhận vật tư tại kho của công ty, triển khai lấy
dấu hạ liệu, gá ghép hàn, lắp thử tại xưởng, chuyển sang bộ phận sơn, sơn
xong đóng kiện nhập kho. Riêng nhà máy dầm thép hạ liệu trên dây truyền tự
động mang lại năng suất lao động cao.
* Xí nghiệp Cơ khí và xây dựng số 2:
Gia công cơ khí kết cấu thép chi tiết tinh như Bulông, chốt, bánh xe, khe
co giãn, tiện bích. Dây chuyền sản xuất cũng nhận thép từ kho vật tư về cắt
thành phôi – vào rèn rập Bulông – đưa về máy tiện – đưa sang máy Taro tạo
bước ren – hoàn thiện thành Bulông đem nhập kho, đồng thời Xí nghiệp còn
có nhiệm vụ phụ trách mạng lưới điện phục vụ toàn công ty, bơm nước phục
vụ sản xuất và sinh hoạt, quản lý đội xe và sửa chữa xe.
* Xí nghiệp Cơ khí và xây dựng số 3:
Sản xuất các sản phẩm kết thép, tương tự như nhà máy dầm thép sau khi
gia công lắp thử thì đưa vào mạ, mạ xong đóng kiện nhập kho
*Xí nghiệp xây lắp công trình số 3 và Xí nghiệp xây dựng công trình
số 5:
Chuyên thi công các công trình cầu giao thông. Đây là đơn vị thường
xuyên phải lưu động ở các công trình. Công việc tiến hành thi công theo từng
bước: Nhận mặt bằng – khoan cọc nhồi – đan cốt thép - đổ bê tông dầm cầu
hay mặt cầu. Tiến hành thi công theo bản vẽ ký thuật theo hình thức khoán
nọn công trình từ khâu mua vật tư cho đến khi nghiệm thu bàn giao công trình
cho khách hàng.
2.3- Mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty
Có thể thấy, Công ty CPCK & XDTL có quy mô sản xuất lớn và đa dạng
ngành nghề nên có một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và đồng bộ từ trên xuống,


Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
nghiÖp

21

Chuyªn

®Ò

tèt

được quản lý theo 2 cấp thuộc mô hình cơ cấu trực tuyến tham mưu.Theo
mô hình này: Bộ phận tham mưu chỉ có quyền tham mưu, tư vấn cho thủ
trưởng đơn vị mà không có quyền đưa ra các quyết định cho cấp dưới.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, có quyền nhân danh công
ty để quyết định và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc công ty là người điều hành mọi hoạt động của công ty
đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Tiếp theo là 2 Phó tổng giám đốc và Kỹ sư trưởng sẽ phụ trách 3 lĩnh
vực khác nhau về sản xuất, về kỹ thuật và về xây lắp.
Bên dưới là các bộ phận giúp việc và các phòng ban chức năng. Mỗi
phòng ban này giữ một vai trò, nhiệm vụ nhất định và có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể là:

+ Phòng Kế hoạch ký hợp đồng sản xuất, nhận bản vẽ giao cho phòng
Thiết bị vật tư
+ Phòng Thiết bị vật tư tìm nguồn từ các nhà cung cấp, lấy báo giá được
duyệt rồi chuyển sang phòng Tài chính kế toán.
+ Phòng Tài chính kế toán dựa vào định mức kỹ thuật và báo giá rồi
duyệt mua, cắt séc và giám sát việc mua vật tư cho từng sản phẩm.
+ Phòng Vật tư mua vật tư về nhập kho
+ Phòng Quản lý chất lượng sẽ kiểm tra xuất sứ, nguồn gốc vật tư mua
về đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào sản xuất
+ Phòng Tổ chức hành chính sắp xếp nhân lực đủ để đi vào sản xuất
Nhờ vào sự phân công nhiệm vụ, chức năng rõ dàng và thống nhất mà
trong những năm qua Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận tạo tiền đề vững chắc cho tiến trình hội

Lª Thanh Thñy

Líp: HCKT - QTNL


×