Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bị thiếu 1 lá phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.53 KB, 4 trang )

Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bị thiếu 1 lá
phổi, thận hay dạ dày?
Hoàng Hương | 16/11/2016 21:45
0





Tuy được tạo ra với những chức năng riêng, cần thiết cho sự sống nhưng
nhiều bộ phận "nòng cốt" như phổi, thận... vẫn có thể thiếu và cơ thể vẫn
hoạt động tốt.
9 bộ phận cơ thể bị tàn phá bởi thuốc lá
Không nghiện rượu và thuốc lá, người sở hữu bộ phận này càng to càng dễ bị ung
thư gan
3 bộ phận "bẩn" nhất trên cơ thể nam giới khiến chị em "sợ" nhất

1. Phổi
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể, nên mọi người nghĩ rằng
mất đi một trong hai lá phổi sẽ làm giảm khả năng hô hấp.
Tuy nhiên, thực tế cơ thể người có trữ lượng hô hấp đáng kể. Con người vẫn có thể
tồn tại dù một bên lá phổi bị cắt bỏ. Lúc này, lá phổi còn lại sẽ phồng lên để lấp vào
khoảng trống.
"Sống với một lá phổi thường không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày hoặc tuổi
thọ của một người, tuy nhiên, họ sẽ không đủ khả năng luyện tập ở mức độ căng
thẳng như những người còn nguyên vẹn 2 lá phổi", tiến sĩ Len Horovitz, chuyên
khoa phổi tại bệnh viện Lenox (Mỹ) giải thích.


2. Thận
Tất cả chúng ta đều biết cơ thể mỗi người gồm 2 quả thận, là cơ quan rất quan trọng


như bộ lọc toàn bộ chất thải ra khỏi máu. Cũng giống như phổi, con người chỉ cần
một quả thận là đủ để tồn tại.
Thực tế, có rất nhiều người từ khi chào đời đã chỉ có 1 quả thận, hay 1 quả thận đã
bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật hoặc tham gia hoạt động từ thiện hiến thận
nhưng họ không có hoặc rất ít vấn đề về sức khỏe và có mức tuổi thọ bình thường.
"Hầu hết mọi người vẫn có thể sống bình thường nếu chỉ còn một quả thận", theo
Quỹ Thận Quốc gia Mỹ.

3. Lá lách

Trong cơ thể, lá lách giữ chức năng lọc máu và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh
nhiễm trùng. Thế nhưng, lá lách cũng không phải là một bộ phận thật sự cần thiết
cho sự tồn tại của con người.
Song nếu không có bộ phận này, người đó sẽ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hơn
những người có đầy đủ lá lách.
4. Bộ phận sinh sản
Nếu vì một vài lý do như điều trị ung thư, u xơ tử cung, đau vùng chậu mãn tính...
người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung.
Theo thống kê của Viện y tế quốc gia Mỹ, ở quốc gia này, cứ 3 phụ nữ thì có 1
người tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung từ năm 60 tuổi.


Cũng giống như phụ nữ, đàn ông cũng có thể bị cắt bỏ tinh hoàn trong quá trình
điều trị ung thư tinh hoàn. Và điều này không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe
của họ.
5. Dạ dày
Nếu chẳng may phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, người đó vẫn có thể
sống. Trong trường hợp toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ thì thực quản sẽ được kết nối trực
tiếp từ cổ họng xuống ruột non.
Sau đó, họ có thể ăn hầu hết các loại đồ ăn nhưng cần chia ra thành nhiều bữa nhỏ

và uống thuốc bổ nếu gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin.
6. Ruột già
Trong quá trình điều trị ung thư ruột già hoặc bệnh Crohn, bệnh nhân có thể phải
cắt bỏ ruột già. Một khi bộ phận này không còn nữa, bệnh nhân sẽ cần đeo một túi
bên ngoài như "hậu môn giả" để đi vệ sinh.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Y tế Mayo tại Mỹ, người bệnh có thể tiến hành phẫu
thuật tạo một túi nhỏ trong ruột non để đảm nhiệm chức năng của ruột già.
Sau một thời gian làm quen, hầu hết người bệnh có cuộc sống bình thường, đi làm,
tham gia các môn thể thao và đi du lịch như bao người khác.
7. Tuyến giáp

Nằm ở vùng cổ, tuyến giáp có chức năng điều chỉnh sự tăng trưởng, phát triển, trao
đổi chất và các chức năng khác. Nhưng theo Hiệp hội tuyến giáp một số người có


thể được điều trị bằng nội tiết tố tuyến giáp khi toàn bộ tuyến giáp đã được phẫu
thuật cắt bỏ



×