Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ly nước này độc hại ngang ngửa nước ngọt mà bạn cứ tỉnh bơ mua cho gia đình mình uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.29 KB, 3 trang )

Ly nước này độc hại ngang ngửa nước ngọt
mà bạn cứ tỉnh bơ mua cho gia đình mình
uống
Newben | 29/10/2016 08:40
38




Nước ngọt không tốt cho sức khỏe, điều này ai cũng biết và vì thế, nhiều
người đã chuyển sang uống thức uống này thay nước lọc.
Hãy dành hơn 1 phút để xem một chai nước ngọt "phá hủy" cơ thể như thế nào
Rách mặt vì để nước ngọt trong tủ lạnh: Tai nạn khiến nhiều người giật mình

Nước ngọt không tốt cho sức khỏe, điều này ai cũng biết và vì thế, nhiều người đã
chuyển sang mua nước ép trái cây đóng hộp về cất trong tủ lạnh.
Cũng có người đầu tư hơn, tự làm nước ép trái cây tươi và uống thay nước lọc, thậm
chí thay bữa ăn. Họ cho rằng đây là loại nước dinh dưỡng, sẽ cho họ làn da đẹp,
giúp giảm cân, cung cấp dưỡng chất cho sức khỏe.
Tuy nhiên, một khi đã biết 3 điều dưới đây, chắc chắn bạn sẽ ngừng mua nước ép
trái cây đóng hộp ngay, cũng như giảm tần suất uống nước ép trái cây tươi xuống.
1. Đường


(Ảnh: Internet)

Chuyên gia sức khỏe Corrie Pikul nói rằng khi nhà sản xuất lấy phần vỏ và thịt của
trái cây đi, lượng nước thu được rất ngọt.
Nói cách khác, họ thu được lượng đường fructose tự nhiên rất cao trong nước ép,
khoảng 5 đến 8 muỗng canh mỗi cốc.
Tuy nhiên, không phải đường tự nhiên sẽ đều tốt cho sức khỏe. "Nghiên cứu cho


thấy thành phần fructose của chất tạo ngọt là rất nguy hiểm", Tiến sĩ Jonny Bowden
phát biểu.
"Đường fructose tạo ra kháng insulin và tăng đáng kể triglycerides (một yếu tố tạo
nên nguy cơ mắc bệnh tim). Đồng thời nó cũng làm tăng khả năng béo bụng, dẫn
đến việc bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và hội chứng chuyển hóa".
Nhưng điều này không có nghĩa rằng ăn trái cây gây hại cho sức khỏe.
"Khi ăn trái cây, lượng fructose bạn nạp vào thấp hơn hẳn so với nước ép trái cây",
Tiến sĩ Mark Hyman chia sẻ.
"Các hiệu ứng chuyển hóa của nó khác nhau bởi vì lượng chất xơ, vitamin, khoáng
chất, dưỡng chất từ thực vật, chất chống oxy hóa đáng kể trong trái cây, giúp hấp
thu chậm đường fructose, cải thiện trao đổi chất".
2. Nước ép trái cây có rất ít chất xơ
Bạn có biết những sợi trắng nhỏ, mềm trong quả cam? Đó cũng là một loại chất xơ.
Theo World's Healthiest Foods, những sợi trắng đó thường được loại bỏ trong quá
trình sản xuất nước ép trái cây.
Và điều tương tự cũng xảy ra trong quá trình sản xuất nước ép táo, trong đó vỏ quả
táo là nguồn chất xơ nhiều nhất đã bị loại bỏ.


Thậm chí, cho dù bạn mua nước ép cam có tép cam và cả sợi trắng nhỏ kia, lượng
chất xơ chưa chắc giống như trái cam nguyên vẹn.
3. Rất nhiều axit

Nước ép trái cây tăng nguy cơ sâu răng (Ảnh: davidwolfe)

Hàm lượng đường cao không phải là điều duy nhất chúng ta rút ra được từ nước ép
trái cây tươi, đóng hộp hay soda.
Axit cũng là một yếu tố cần xem xét, cả soda và nước ép trái cây sẽ làm men răng
của bạn mòn đi theo thời gian, làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Tất nhiên, điều này sẽ tệ hơn bởi lượng đường cao trong nước ép, là nguồn thức ăn

cho vi khuẩn, sẽ tạo ra lượng axit cao hơn trong miệng bạn.
Những gì bạn cần làm là ngưng ngay việc mua nước ép trái cây đóng hộp, đồng thời
hạn chế uống nước ép trái cây tươi mà nên cắt, gọt trái cây để ăn bình thường.
Lượng nước ép trái cây tươi chỉ nên dừng lại ở con số 1 ly mỗi ngày và không dùng
nước ép trái cây thay thế thức ăn hoàn toàn.



×