Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Marketing online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người mông ở huyện bắc yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.03 KB, 79 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
2.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3
3.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................... 3
3.2. Phương pháp phân tích số liệu. ...................................................................................... 3
4. Kết cấu đề tài........................................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MARKETING ONLINE CHO
SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ............................................................................. 5
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến Marketing online ............................................... 5
1.1.1. Khái niệm Marketing online ......................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm sản phẩm thủ công mỹ nghệ ...................................................................... 6
1.2. Vai trò của maketing online đối với nền kinh tế xã hội ................................................ 7
1.3. Chủ thể thực hiện Marketing online ............................................................................... 8
1.3.1. Các cá nhân ................................................................................................................... 8
1.3.2. Các tổ chức và doanh nghiệp....................................................................................... 8
1.3.3. Các cơ quan nhà nước.................................................................................................. 8
1.3.4. Các chủ thể Marketing online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ.............................. 8
1.4. Nhân tố môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến hoạt động Marketing Online cho
sản phẩm ................................................................................................................................... 9
1.4.1. Nhân tố vĩ mô ................................................................................................................. 9
1.4.2. Nhân tố vi mô ............................................................................................................... 10


1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................... 10
1.4.2.2. Khách hàng ............................................................................................................... 10
1.4.2.3. Nhà cung cấp ............................................................................................................ 10


1.4.2.4. Sản phẩm thay thế .................................................................................................... 10
1.5. Các công cụ của Marketing Online .................................................................. 10
1.5.1. Quảng cáo trực tuyến ..................................................................................... 10
1.5.2. Catalogue điện tử ........................................................................................... 11
1.5.3. Email marketing ............................................................................................. 12
1.5.4. Chương trình đại lý (Afiliate programes) ...................................................... 13
1.5.5. Search Engines (công cụ tìm kiếm) ................................................................ 14
1.5.6. PR Online ....................................................................................................... 16
1.5.7. Article Marketing ........................................................................................... 17
1.5.8. Blog & Social Media ...................................................................................... 17
1.6. Bài học kinh nghiệm về phát triển Marketing online ....................................... 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MAKETING ONLINE CHO SẢN
PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA NGƢỜI MÔNG............................................ 25
Ở HUYỆN BẮC YÊN .......................................................................................................... 25
2.1. Khái quát chung về sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc
Yên .......................................................................................................................................... 25
2.1.1. Sản phẩm thổ cẩm ....................................................................................................... 25
2.1.2. Sản phẩm đan lát, rèn ................................................................................................. 25
2.1.3. Tiềm năng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ .................................................. 26
2.1.4. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người
Mông ở huyện Bắc Yên ......................................................................................................... 28
2.2. Chủ thể thực hiện Marketing online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời
Mông ở huyện Bắc Yên ........................................................................................................ 30
2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc
Yên .......................................................................................................................................... 30


2.3.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật ................................................................................. 30
2.3.2. Lao động trong chế tạo sản phẩm ............................................................................. 31
2.3.3. Thực trạng về sản xuất và phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người

Mông ở huyện Bắc Yên ......................................................................................................... 33
2.4. Đánh giá thực trạng về các nhân tố ảnh hƣởng đến Marketing online cho sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của ngƣời mông ở huyện Bắc Yên ....................................................... 36
2.4.2. Thực trạng về các Nhân tố vĩ mô ............................................................................... 38
2.4.2.1. Khung cảnh kinh tế .................................................................................................. 38
2.4.2.2. Dân số, lực lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thủ công mỹ
nghệ ......................................................................................................................................... 39
Bảng2.5: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ............. 39
2.4.2.3. Văn hóa – xã hội ..................................................................................................... 40
2.4.2.4. Chính trị - luật pháp ................................................................................................ 41
2.4.3. Thực trạng về các Nhân tố vi mô ............................................................................... 42
2.4.3.1. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................... 42
2.4.3.2. Khách hàng............................................................................................................... 43
2.4.3.3. Nhà cung cấp ............................................................................................................ 44
Bảng 2.6. Phân bố một số lò rèn ở xã Hang Chú và Làng Chiếu..................................... 44
2.4.4. Thực trạng phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu..................................44
2.4.5. Thực trạng sử dụng các công cụ Marketing Online cho sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của người Mông ở huyện Bắc Yên.............................................................................. 45
2.4.5.1. Quảng cáo trực tuyến............................................................................................... 45
2.4.5.2. Catalogue điện tử ..................................................................................................... 46
2.4.5.3. Email marketing ....................................................................................................... 46
2.4.5.4. Search Engines (công cụ tìm kiếm) ........................................................................ 47
2.4.5.5. PR Online.................................................................................................................. 48
2.4.5.6. Blog & Social Media ............................................................................................... 48


2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời
Mông ở huyện Bắc Yên ........................................................................................................ 48
2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................................ 48
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................ 49

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
MARKETING ONLINE CHO SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA NGƢỜI
MÔNG Ở HUYỆN BẮC YÊN – SƠN LA ........................................................................ 52
3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển Marketing Online cho sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên – Sơn La ............................................................ 52
3.1.1. Mục tiêu........................................................................................................................ 52
3.1.2. Định hướng phát triển ................................................................................................ 53
3.2. Một số giải pháp phát triển Marketing online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của
ngƣời Mông ở huyện Bắc yên – Sơn La ............................................................................. 54
3.2.1. Giải pháp cho hoạt động Marketing online.............................................................. 54
3.2.1.1. Giải pháp sau khi nghiên cứu.................................................................................. 54
3.2.1.2. Giải pháp cho hoạt động Email Marketing về sản phẩm thủ công mỹ nghệ của
ngƣời Mông huyện Bắc Yên ................................................................................................ 57
3.3. Xây dựng các điều kiện để thực hiện Marketing online cho sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên ............................................................................. 64
3.3.1. Nguồn nhân lực về Marketing online ........................................................................ 64
3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................................................................... 66
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG
CHẾ TẠO SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ……………………………..71
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO
SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ…………………………....73



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sơn La là trung tâm của các tỉnh Tây Bắc có tiềm năng phát triển Marketing online.
Huyện Bắc Yên với hơn 40% dân số là ngƣời dân tộc Mông, họ đã định cƣ lâu đời vào

khoảng cuối thế kỷ XVIII chính vì vậy huyện Bắc Yên có rất nhiều làng nghề truyền
thống của dân tộc Mông với nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm. Các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của ngƣời Mông ở Huyện Bắc Yên từ lâu đã đƣợc rất nhiều ngƣời biết đến (nhƣ là:
dao Mông, gùi, sáo Mông, khèn và thổ cẩm nhƣ: khăn, áo thổ cẩm, váy, túi đựng…) bởi
sản phẩm đƣợc làm từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân dân tộc Mông, kết hợp với bí
quyết lâu đời của dân tộc Mông khu vực Tây Bắc.
Trên thực tế việc tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ là cả một quá trình khó khăn mà
chỉ ngƣời thợ có đam mê mới hiểu đƣợc nhƣng việc phân phối sản phẩm lại là một vấn đề
khó khăn hơn bởi đa phần ngƣời Mông sống ở vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn
cách xa trung tâm và đƣờng đi lại khó khăn hẻo lãnh, nên từ lâu ngƣời dân nơi đây đã
sống chủ yếu là tự cung tự cấp, nên các sản phẩm họ làm ra rất ít khi đem ra trao đổi với
bên ngoài và có thì cũng chỉ là rất ít chủ yếu là trao đổi bằng hiện vật ví dụ: nhƣ dao đổi
lấy gà hoặc rƣợu đổi với gùi, khèn… mặc dù bây giờ họ cũng thay đổi theo sự phát triển
của xã hội đã đem sản phẩm mình ra buôn bán trên thị trƣờng, thƣờng thì chính những
ngƣời nghệ nhân tự phân phối sản phẩm của mình làm ra nên tốn rất nhiều thời gian,
không chuyên môn hóa đƣợc, mặc dù hiện nay họ đã lựa chọn hình thức bán đổ sản phẩm
của mình cho các nhà buôn tự phân phối và họ chỉ tập trung vào việc sản xuất nhƣng bán
đổ qua nhiều khâu trung gian gặp phải nhiều hạn chế nhƣ: giá cả độn cao và hàng giả
hàng nhái nhiều trong khi hàng thật thì lại rất hiếm và rất khó giới thiệu đƣợc sản phẩm
đến khách hàng xa. Ngoài ra hiện nay vấn đề công ăn việc làm cho bà con dân tộc Mông
ở các xã vùng cao luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc quan tâm, vì vậy giúp phát triển các làng
nghề thủ công mỹ nghệ góp phần tạo công an việc làm cho bà con dân tộc Mông ở các xã
vùng cao của huyện Bắc Yên, tận dụng nguồn lao động tại chỗ đồng thời góp phần duy trì
bảo vệ các làng nghề thủ công mỹ nghệ đang ngày càng bị mai một. Chính vì vậy rất cần
có nghiên cứu, đánh giá, phân tích những nguyên nhân cụ thể về vấn đề này, từ đó đề xuất

1


những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển Marketing Online cho sản phẩm thủ công

mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên, để tìm kiếm thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm
từ đó giữ gìn và phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất tạo công an việc làm và
động lực cho các nghệ nhân tiếp tục duy trì làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Từ vấn đề lí luận và thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu khoa học: “Marketing Online
cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Mông ở Huyện Bắc Yên” là hƣớng đi mới
và cần thiết để đáp ứng những vấn đề trên trong điều kiện hiện nay chính vì vậy đây là đề
tài có tính cấp thiết, cần phải đƣợc nghiên cứu.
2. Mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lí luận: hệ thống hóa cơ sở lí luận về Marketing Online cho sản phẩm thủ
công mỹ nghệ.
Về mặt thực tiễn: khảo sát, đánh giá thực trạng Marketing Online cho sản phẩm thủ
công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên. Từ đó đƣa ra các giải pháp có tính khả
thi và kiến nghị nhằm tạo dựng và phát triển Marketing Online cho sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên là cơ sở, nền tảng để huyện Bắc Yên phát triển
kinh tế, tạo công an việc làm cho đồng bào dân tộc Mông đồng thời góp phần gìn giữ,
phát triển các làng nghề, các sản phẩm văn hóa truyền thống.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
 Đƣa ra các cơ sở lí luận và thực tiễn về tạo dựng và phát triển Marketing Online
để áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
 Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển Marketing Online tại huyện Bắc Yên cũng
nhƣ đƣa ra những giải pháp nhằm pháp triển Marketing Online nơi đây.
 Số liệu trung thực, khách quan, chính xác.
 Phân tích đƣợc thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển Marketing Online
cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Gồm 5 xã có hơn 95% là ngƣời Mông sinh sống là (xã Hua Nhàn, xã
Tà Xùa, xã Làng Chiếu, xã Hang Chú và xã Hồng Ngài) của huyện Bắc Yên - Sơn La.


2


Thời gian: số liệu từ năm 2012 đến năm 2014, giải pháp đến năm 2020
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp ở các cơ quan chức
năng nhƣ phòng Văn Hóa huyện Bắc Yên, Phòng kinh tế huyện Bắc Yên, và UBND các xã
Hua Nhàn, Tà Xùa, Làng Chiếu, Hang Chú, Hồng Ngài, Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ Tỉnh Sơn La,
các tài liệu sách báo nhƣ báo sơn la, báo dân tộc và phát triển, tạp chí cộng sản..., và tham
khảo công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ “chiến lƣợc Marketing đối với hàng thủ công
mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010” của tác giả Trần Đoàn Kim Đại học
kinh tế quốc dân, năm 2005, và “chính sách nhà nƣớc về phát triển các làng nghề thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣờng, Viện Đại học mở năm
2012, cùng một số thông tin từ trên internet, các tờ báo, tạp chí, v.v, liên quan đến
Marketing online và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực
tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lí thông tin, dữ liệu đó để phục vụ cho việc nghiên cứu của
mình. Đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp trong việc khảo sát thực tế về Marketing Online
cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở 5 xã là xã Hua Nhàn, xã Tà Xùa,
xã Hồng Ngài, xã Làng Chiếu, xã Hang Chú của huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La, điều tra
về lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống, phỏng vấn các nghệ nhân tiêu
biểu, các làng nghề truyền thống lâu đời, phỏng vấn các cơ quan chính quyền xã nhƣ
phòng văn hóa xã, ủy ban nhân dân xã, các trƣởng bản và già làng ở các bản làng có
nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra nhóm điều tra còn thiết kế bảng hỏi để
điều tra về cơ cấu lao động, tình hình phân phối và nguồn cung nguyên vật liệu của
các cơ sở chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực trạng phân phối sản phẩm thủ công
mỹ nghệ ở 5 xã tiêu biểu ra sao cũng nhƣ tình trạng phát triển hình thức phân phối sản
phẩm thủ công mỹ nghệ qua phƣơng thức công nghệ thông tin và truyền thông mới.
3.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Phương pháp so sánh: So sánh số liệu thu thập giữa các năm với nhau để thấy đƣợc
sự thay đổi trong các giải pháp Marketing mà huyện Bắc Yên đã áp dụng, tính hiệu quả từ

3


sự thay đổi trong các chính sách của nhà nƣớc về phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ,
từ đó đánh giá tính hiệu quả qua các năm.
Phương pháp thông kê: Việc xử lí số liệu là việc phân tích các số liệu thu thập đƣợc
từ hai nguồn dữ liệu trên, các dữ liệu đƣợc phân tích sau khi lập bảng biểu lấy từ các
phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, từ đó nhìn rõ nét hơn thực trạng phát triển
Marketing Online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên.
Nhằm đƣa ra một số giải pháp có tính khả thi để phát triển Marketing Online cho sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên.
Phương pháp tổng hợp đánh giá: Từ các nguồn dữ liệu thu thập đƣợc ta tổng hợp lại
và đƣa ra các kết quả cụ thể xác thực, rồi đánh giá các kết quả đƣợc tổng hợp từ các
nguồn dƣ liệu đã thu thập đƣợc.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về phát triển Marketing Online
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển Marketing Online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên - Sơn La
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển Marketing Online cho sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời Mông ở huyện Bắc Yên - Sơn La.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MARKETING ONLINE CHO SẢN
PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến Marketing online
1.1.1. Khái niệm Marketing online
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Marketing:
Theo P. Kotler trong cuốn Quản Trị Marketing: “Marketing online là quá trình lập
kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tƣởng để
đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phƣơng tiện điện tử và internet”.
Marketing online bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn
của khách hàng thông qua internet và các phƣơng tiện điện tử (Nguồn: Joel Reedy,
Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000).
Tiếp thị điện tử (E - Marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của
Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối đƣợc sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến
thị trƣờng tiêu thụ.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Marketing điện tử (Marketing Online) nhƣng
về bản chất thì vẫn không thay đổi, đó là:
 Môi trƣờng: marketing trong môi trƣờng mới, môi trƣờng internet.
 Phƣơng tiện: internet và các thiết bị thông tin đƣợc kết nối vào internet bao gồm cả
các thiết bị di động có kết nối mạng internet nhƣ điện thoại, ipad, máy tính bảng.
 Bản chất: vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống là thoả mãn nhu
cầu ngƣời tiêu dùng.
 Marketing Online (E - marketing) là cách thức dùng các phƣơng tiện điện tử giới
thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất
đến ngƣời tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.
 Thƣơng mại điện tử (E – commerce) chỉ các hoạt động mua bán thông qua các
phƣơng tiện điện tử.

5


 Kinh doanh điện tử (E – business) chỉ tất cả các hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ


việc bán hàng hóa, dịch vụ cho đến tƣ vấn, đầu tƣ chủ yếu đƣợc thực hiện và giao dịch
thông qua các website của doanh nghiệp hoặc các trang web lớn nhƣ youtube, google.
1.1.2. Khái niệm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Khái niệm: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm có lịch sử phát triển
hoặc đƣợc du nhập lâu dài, sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng,
ngoài công năng sử dụng còn mang trên mình các đặc điểm về văn hoá, lịch sử, truyền
thống thậm chí tôn giáo của cộng đồng nơi sản phẩm đƣợc sản xuất.
Quy trình sản xuất không mang tính dập khuôn theo dây chuyền. Một sản phẩm thủ
công có thể là sự lắp ghép của nhiều sản phẩm, là kết quả của sự hợp tác liên kết chặt chẽ
và hoạt động độc lập, chẳng hạn để làm ra chiếc khèn thì phải dùng cây trúc nhỏ và thân
gỗ làm trụ và ống thổi kết hợp những lá đồng tạo ra âm.
Xu hƣớng tiêu dùng mới không xóa sổ các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ nhƣ quan
niệm của mọi ngƣời, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã vƣơn lên trở thành hàng xa
xỉ, phát triển thịnh vƣợng.
Đặc điểm của sản phẩm thủ công mỹ nghệ:
Tính văn hoá: Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công , lao động
chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của ngƣời thợ, ngƣời nghệ nhân.
Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhƣng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của
ngƣời thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Có thể nói đặc tính này là điềm
thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là khách quốc tế, nó tạo nên một ƣu thế tuyệt
đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và đƣợc coi nhƣ món quà lƣu niệm đặc biệt trong mỗi
chuyến du lịch của du khách nƣớc ngoài.
Tính mỹ thuật: Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ
là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa mang giá
trị tinh thần trong đời sống văn hóa tâm linh của họ.
Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phƣơng pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo
nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp đƣợc sản xuất hàng loạt bằng máy móc,
hàng thủ công. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ mỹ nghệ có giá trị cao ở phƣơng

6



diện nghệ thuật sáng tạo thì chỉ đƣợc sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ công, chủ
yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ.
Tính đơn chiếc: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và
có sắc thái riêng của mỗi làng nghề, có những làng nghề chỉ sản xuất đúng một sản phẩm
duy nhất mang đặc trƣng riêng của vùng đó.
Tính đa dạng: Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phƣơng
thức, nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên liệu
làm nên sản phẩm có thể là tre, nứa, gỗ,… mỗi loại sẽ tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ
nghệ với những sắc thái khác nhau, cho ngƣời sử dụng có những cảm nhận khác nhau về
sản phẩm.
Tính thủ công:Tính thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là sự
kết giao giữa đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ phƣơng pháp thủ công tinh xảo và
sáng tạo nghệ thuật. Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ
nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại cho dù không sánh kịp tính tiện ích của các
sản phẩm này nhƣng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây đƣợc sự yêu thích của ngƣời
tiêu dùng.
1.2. Vai trò của maketing online đối với nền kinh tế xã hội
Thứ nhất, Marketing Online có vai trò là một giải pháp hiệu quả với mức chi phí
hợp lý, với một ngân sách khiêm tốn, không đủ để chi trả cho một giai đoạn quảng cáo
trên truyền hình, không đủ chi trả cho một mẩu tin trên báo in, nhƣng ta có thể hoàn toàn
có thể đạt hiệu quả với quảng cáo online trên các trang web, trang Facebook, youtube.
Thứ hai, Maketing Online có thể giúp xóa bỏ mọi khoảng cách về không gian, thời
gian vì vậy mà một hình ảnh quảng cáo có thể lan tỏa khắc thế giới trong vài phút cho nên
các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của họ 24/7 trên toàn thế
giới.
Thứ ba, Với công nghệ tiên tiến Marketing online gần nhƣ không có giới hạn về
không gian sáng tạo, những hình ảnh độc đáo, những giao dịch thú vị và nhanh gọn sẽ tạo
ấn tƣợng và thích thú cho khách hàng từ đó sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng và tiêu thụ

đƣợc sản phẩm.

7


Thứ tƣ, Marketing online có tính tƣơng tác rất cao, doanh nghiệp có thể đƣa thông
tin về sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng đồng thời phản hồi ngay lập tức những thắc mắc,
phàn nàn của khách hàng, khi khách hàng cảm thấy sản phẩm không nhƣ mong muốn
hoặc không đạt chất lƣợng thì khách hàng lập tức phản hồi lại, từ đó doanh nghiệp có thể
điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
1.3. Chủ thể thực hiện Marketing online
1.3.1. Các cá nhân
Các cá nhân thực hiện Marketing online chủ yếu qua các trang mạng xã hội nhƣ
facebook, twitter, yahoo, các blog cá nhân các trang mạng video… và chủ yếu các sản
phẩm họ muốn giới thiệu là họ tự làm ra hoặc họ có nguồn cung riêng, các hoạt động
Marketing online của họ thƣờng hƣớng đến những khách hàng trong một nhóm hoặc một
khu vực do bị giới hạn bởi quy mô và thƣờng không có chức năng thanh toán và giao
dịch, các hoạt động giao dịch và thanh toán thƣờng thực hiện qua gặp trực tiếp.
1.3.2. Các tổ chức và doanh nghiệp
Các tổ chức nhƣ hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp… thực hiện các hoạt động
Marketing online chủ yếu trên các trang web các công cụ tìm kiếm để ngƣời dùng internet
dễ dàng tìm thấy trang web của họ, các hoạt động Marketing online thƣờng đƣợc đầu tƣ
kỹ hơn so với các chủ thể là cá nhân và đa phần họ đều có cả chức năng thanh toán và
thực hiện giao dịch trực tuyến.
1.3.3. Các cơ quan nhà nước
Các cơ quan nhà nƣớc thực hiện các hoạt động Marketing online nhằm quảng bá về
hình ảnh đất nƣớc con ngƣời, các địa danh, ẩm thực đặc sản, sản phẩm văn hóa lễ hội
truyền thống của một khu vực một địa danh nào đó… đến với khách du lịch nhằm thu hút
khách du lịch đến với những địa danh đó, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ các sản phẩm và
nâng cao thƣơng hiệu cho sản phẩm dịch vụ đó.

1.3.4. Các chủ thể Marketing online cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa là sản phẩm nghệ thuật vừa là sản phẩm văn
hóa vừa mang tính giải trí vừa là sản phẩm sử dụng trong đời sống văn hóa tâm linh nên
đối với từng chủ thể thì đều thực hiện các hoạt động Marketing online riêng cho mục đích
của chủ thể đó, các cơ quan nhà nƣớc đặc biệt là phòng văn hóa, phòng công thƣơng ở địa

8


phƣơng họ muốn quảng bá sản phẩm văn hóa của địa phƣơng đến với khách hàng thì họ
thực hiện các hoạt động Marketing online để quảng bá, giới thiệu, đối với chủ thể cá nhân
doanh nghiệp họ thực hiện các hoạt động Marketing online nhằm giới thiệu sản phẩm do
cá nhân, doanh nghiệp đó làm ra nhằm giới thiệu về thƣơng hiệu và phân phối tiêu thụ sản
phẩm.
1.4. Nhân tố môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến hoạt động Marketing Online
cho sản phẩm
1.4.1. Nhân tố vĩ mô
Môi trƣờng bên ngoài: ảnh hƣởng đến các hoạt động của doanh nghiệp, sau khi nghiên
cứu kỹ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình.
Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt
đông Marketing Online. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng
đi xuống thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển
kinh tế, lực lƣợng lao động hằng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ
hội lựa chọn lực lƣợng lao động có chất lƣợng, ngƣời lao động sẽ phải cạnh tranh hơn và
phải tự nâng cao tay nghề để có cơ hội việc làm, lực lƣợng lao động có xu hƣớng trẻ hóa.
Văn hóa – xã hội: Một nền văn hóa có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị không
theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho
doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu không khí văn hóa trong doanh nghiệp bị
ảnh hƣởng và cạnh tranh.

Chính trị - luật pháp: Môi trƣờng này bao gồm luật pháp, các chính sách và cơ chế
của Nhà Nƣớc đối với giới kinh doanh. Quan tâm hàng đầu của Nhà Nƣớc đƣợc thể hiện
trong sự thay đổi của luật kinh doanh là bảo vệ các doanh nghiệp, nhƣng cũng đồng thời
nó kích thích tính chất cạnh tranh và giữ thái độ trung gian khi phải đối phó với các xung
đột trong cạnh tranh.
Khoa học – kỹ thuật: Các nhân viên Marketing Online phải theo kịp với đà phát triển
của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Khi khoa học- kỹ thuật
thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh
nghiệp phải đào tạo lại lực lƣợng lao động của mình.

9


1.4.2. Nhân tố vi mô
Môi trƣờng vi mô là những yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh ngành của riêng
từng doanh nghiệp nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế,
công chúng, v.v. Chúng chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hƣởng trực tiếp
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp canh tranh nhau trên nhiều lĩnh vực
bao gồm nhƣ: sản phẩm, khách hàng, nhà cung cấp, nhân sự…Để tồn tại và phát triển đòi
hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, có các chính sách hợp lý.

1.4.2.2. Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp là một phần của môi trƣờng bên ngoài. Doanh số là một yếu tố tối quan
trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải đảm bảo
đƣợc rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của
khách hàng.


1.4.2.3. Nhà cung cấp
Nhà cũng cấp là ngƣời cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Đó sẽ là tiền đề tốt cho hoạt động Marketing diễn ra hiệu quả. Chính vì
vậy mà việc lựa chọn nhà cung cấp là rất quan trọng.

1.4.2.4. Sản phẩm thay thế
Sự tồn tại của sản phẩm thay thế gần gũi biểu hiện một mối đe dọa cạnh tranh, làm
giới hạn khả năng đặt giá cao và do đó giới hạn khả năng sinh lời của nó. Sản phẩm thay
thế có thể sẽ thay thế hoàn toàn sản phẩm hiện tại nếu giá cả và chất lƣợng của sản phẩm
thay thế có tính cạnh tranh và sản phẩm hiện tại không có sự cải tiến và thây đổi. Sản
phẩm thay thế là những sản phẩm tƣơng tự sản phẩm hiện tại có chức năng gần nhƣ tƣơng
tự và có thể dùng đƣợc để thay thế sản phẩm hiện tại nếu sản phẩm hiện không đáp ứng.
1.5. Các công cụ của Marketing Online
1.5.1. Quảng cáo trực tuyến

10


Quảng cáo trực tuyến là một loại hình quảng cáo mới, nhằm cung cấp thông tin đa
phƣơng tiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Nhƣng
quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác,
nó giúp ngƣời tiêu dùng có thể tƣơng tác với quảng cáo.
Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu
mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online
trên Website.
Ƣu điểm:
- Khả năng nhắm chọn: quảng cáo trực tuyến có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới.
Ta có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng nhƣ có thể sử dụng
cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và

hành vi của ngƣời tiêu dùng để nhắm vào đối tƣợng thích hợp.
-Tính linh hoạt và khả năng phân phối: một quảng cáo trên mạng đƣợc truyền tải
24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể đƣợc bắt đầu
cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo
hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở
tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay
đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho
việc thay đổi quảng cáo thƣờng xuyên.
-Tính tƣơng tác: Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn
hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng
có thể tƣơng tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua.
Nhƣợc điểm:
- Để tiếp cận đƣợc quảng cáo trực tuyến với đối tƣợng tiềm năng thì phải có máy
tính kết nối mạng internet liên tục hoặc ngắt quãng.
-Ngƣời dùng phải có kỹ năng duyệt web.
-Ngƣời dùng chƣa thực sự tin cậy bằng tận mắt nhìn.
1.5.2. Catalogue điện tử
Catalogue điện tử là tài liệu trình diễn đa phƣơng tiện bao gồm đầy đủ các hiệu ứng
hình ảnh, âm thanh, ảnh động, video đƣợc thực hiện một cách sống động nhất.

11


Ƣu điểm
- Đáp ứng nhu cầu trƣng bày hàng hoá, sản phấm cho phép khách hàng nhìn thấy,
tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thƣớc.
- Tiết kiệm đƣợc chi phí in ấn
Nhƣợc điểm
- Dung lƣợng lớn, khó truy cập do hình ảnh chất lƣợng cao, video giới thiệu dài.
- Hình ảnh có thể là hình ảo

1.5.3. Email marketing
Email marketing là một hình thức mà ngƣời marketing sử dụng email, sách điện tử
hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng một mail giới thiệu sản phẩm. Nhằm
thúc đẩy và đƣa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ. Có
ba loại marketing bằng thƣ điện tử.
Loại thứ nhất liên quan đến thƣ điện tử đƣợc gửi đi từ công ty đến ngƣời sử dụng
nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.
Dạng thứ hai của Email là các kênh ngƣợc lại; từ ngƣời sử dụng đến công ty. Ngƣời
sử dụng mong muốn nhận đƣợc một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi
hỏi của họ.
Hình thức thứ ba là thƣ điện tử từ ngƣời tiêu dùng đến ngƣời tiêu dùng. Thƣ tín điện
tử từ ngƣời tiêu dùng đến ngƣời tiêu dùng đƣợc sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.
Ƣu điểm:
Thứ nhất: Việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong
việc gửi thƣ. Sử dụng email để gửi thƣ và nhất là gửi với số lƣợng lớn đến nhiều địa chỉ
khác nhau, thời gian tiết kiệm đƣợc là rất lớn cũng nhƣ chi phí cho việc gửi thƣ cũng thấp
hơn nhiều. Email cho phép ta có thể gửi nhiều thƣ đến nhiều địa chỉ trong một lần gửi.
Đây là chức năng rất mạnh của email, với chức năng này khi bạn muốn gửi một bức thƣ
cùng một nội dung đến nhiều ngƣời cùng một lúc, bạn chỉ cần soạn thảo ra một bức thƣ
và đƣa tất cả địa chỉ những nguời bạn muốn gửi vào, sau đó nhấn vào nút "Send".
Hơn nữa, với email, bạn có thể sử dụng dịch vụ để trợ giúp thực hiện việc quản lý
danh sách gửi thƣ một cách hoàn toàn tự động. Với dịch vụ này, nó sẽ tự động loại tất cả
những ngƣời đã thực việc mua loại hàng hoá mà bạn muốn gửi thƣ đi chào hàng ra khỏi

12


danh sách. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót không đáng có
với một chi phí rất rẻ.
Thứ hai: Chi phí marketing bằng email rất thấp nhƣng lợi nhuận mà nó tạo ra lại rất

lớn. Lợi nhuận mà bạn có thể nhận thấy dễ nhất đó là các chi phí mà bạn tiết kiệm đƣợc
trong khi nó không phải là nhỏ.
Đầu tiên là việc cắt giảm một số tiền không nhỏ trong việc in ấn, nhất là nếu bạn
thực hiện gửi thƣ với số lƣợng khách hàng lớn. Với hình thức marketing bằng email thì
bạn không mất chi phí in ấn và nó còn cực kỳ thuận tiện cho sửa chữa nếu có sai sót về
nội dung. Bạn chỉ việc thay đổi lại chỗ sai sót và có thể gửi cho khách hàng ngay lập tức.
Marketing bằng email đã cho phép các công ty thực hiện việc trao đổi thuờng xuyên
với tất cả các khách hàng của mình hàng ngày hay hàng tuần mà chi phí bỏ ra chỉ bằng
một phần trăm hay một phần ngàn chi phí mà họ phải trả với cách thông thƣờng. Nhƣ
vậy, việc marketing bằng email sẽ tăng cƣờng mối quan hệ giữa công ty với khách hàng,
cũng nhƣ gây đƣợc thiện cảm và sự tin cậy của họ.
Thứ ba: Việc marketing bằng email có thể đem lại những đơn đặt hàng ngay sau khi
bạn gửi thƣ chào hàng. Gửi thƣ chào hàng bằng email, thời gian gửi rất ngắn, khách hàng
nhận đƣợc thƣ chào hàng trong khi đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn.
Với những lợi ích đó email marketing thực sự là một phƣơng tiện hữu hiệu phục vụ cho
việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, để áp dụng đƣợc hình thức
marketing một cách có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất lớn và là một bài toán hóc búa
cho bất cứ doanh nghiệp.
Nhƣợc điểm
- Khách hàng có thể không mở hộp thƣ mà cho đó là thƣ rác và không đọc
- Gây ức chế, phiền cho khách hàng
1.5.4. Chương trình đại lý (Afiliate programes)
Chƣơng trình đại lý là một phƣơng pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua
mạng dựa trên những thoả thuận hƣởng phần trăm hoa hồng. Ta có thể xây dựng một hệ
thống đại lý bán hàng cho mình thông qua phƣơng pháp này. Ƣu điểm của phƣơng pháp
này là chỉ phải trả tiền khi đã bán đƣợc hàng. Ai cũng biết đến sự thành công của chƣơng
trình liên kết kiểu đại lý ở Amazon.com, chính vì vậy mà các chƣơng trình liên kết đƣợc

13



thiết kế để thúc đẩy khả năng truy cập có định hƣớng. Thông thƣờng các chƣơng trình đại
lý thanh toán tiền hoa hồng dựa trên khả năng bán hàng hay đƣa truy cập tới website.
Phần lớn các chƣơng trình đại lý này đều thanh toán theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, một
số thì tính theo số lƣợng cố định.
Các chƣơng trình này có thể hoạt động trên quy mô tƣơng đối lớn. Khi khách hàng
truy cập vào website đại lý rồi nhấn vào đƣờng liên kết để đến với website chủ và mua
hàng, website đại lý sẽ đƣợc hƣởng một tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định. Nhiều
chƣơng trình đại lý lớn hiện nay còn cho phép triển khai các đại lý cấp dƣới, có nơi tới 10
cấp. Bản chất của chƣơng trình này là, một website làm đại lý cho website chủ, một ngƣời
truy cập qua website đại lý nhƣng không mua hàng mà lại đăng ký làm đại lý cho website
chủ và trở thành một đại lý. Khi ngƣời này bán đƣợc hàng cho website chủ và nhận tiền
hoa hồng thì website chủ cũng trả một khoản tỷ lệ phần trăm cho website đại lý ban đầu.
Phƣơng pháp này gọi là triển khai đại lý thứ cấp, đôi lúc còn đƣợc gọi là marketing đa cấp
(Multi Levels Marketing - MLM)
1.5.5. Search Engines (công cụ tìm kiếm)
Là một công cụ quan trọng của marketing online. Khi bạn đến một công cụ tìm kiếm
và gõ vào đó một từ khoá về chủ đề bạn cần tìm kiếm, thì lập tức công cụ tìm kiếm đó sẽ
liệt kê cho bạn một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khoá mà bạn tìm kiếm.
Search Engines là sử dụng các công cụ web để đƣa thông tin công ty lên top các
công cụ tìm kiếm, hiên nay tại nƣớc ta các công cụ tìm kiếm thƣờng đƣợc mọi ngƣời sử
dụng là google, yahoo, bing…Để đƣa đƣợc thông tin website lên top thì ta sử dụng hai
phƣơng pháp chủ yếu là :
SEO: Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine
optimization) là quá trình tối ƣu nội dung text và cấu trúc website để các công cụ tìm
kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ ngƣời tìm kiếm trên Internet. Đơn giản
hơn có thể hiểu SEO là một tập hợp các phƣơng pháp nhằm đƣa website lên vị trí TOP 10
(trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, hầu hết các
website đều chọn google.com để triển khai SEO do có gần 90% ngƣời dùng internet trên
toàn cầu sử dụng Goolge; và Google cung cấp đƣợc nhiều công cụ cho các chủ website có

thể triển khai và đo lƣờng hiệu quả SEO.

14


Việc hiển thị website của Công ty trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google vừa
giúp Doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với khách hàng tiềm năng, vừa thể hiện vị thế của mình.
Tuy nhiên, do SEO cũng là lĩnh vực mới ở Việt Nam nên các doanh nghiệp hiện tại
đều chƣa có bộ phận chuyên trách để thực hiện SEO, vì vậy dịch vụ Google Adwords
thƣờng đƣợc sử dụng để thay thế SEO. Để sử dụng dịch vụ Google Adwords, các doanh
nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí để đƣợc hiển thị ở đầu trang kết quả tìm kiếm, nếu
không trả tiền thì quảng cáo sẽ không đƣợc xuất hiện nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
triển khai SEO do chi phí thấp hơn Google Adwords và có hiệu quả về mặt lâu dài. Mặt
khác, khi tìm kiếm trên google, khách hàng cũng rất dễ dàng nhận ra đâu là quảng cáo và
đâu là kết quả tìm kiếm tự nhiên và thông thƣờng khách hàng sẽ tin tƣởng vào các kết quả
tìm kiếm tự nhiên hơn.
SEM: là viết tắt của thuật ngữ Search Engine Marketing dịch sang tiếng việt có nghĩa
là “Marketing trên công cụ tìm kiếm”. Hiểu chính xác thì SEM là một hình thức marketing
online, áp dụng vào các công cụ tìm kiếm nhƣ Google, Bing, Yahoo …SEM bao gồm SEO
và nhiều công cụ khác nhƣ:
- PPC ( Pay Per Click ): Đây là hình thức quảng cáo dƣới dạng nhà tài trợ trên internet.
Tác dụng của hình thức quảng cáo này là làm tăng lƣu lƣợng ngƣời truy cập vào website
thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về website của bạn ngay phần bên cạnh trong
kết quả tìm kiếm. Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ
máy tìm kiếm một khoản phí đƣợc qui định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo.
- PPI ( Pay Per Inclusion ): Đây là một hình thức nhằm giúp cho website, đặc biệt là
những website mới xây dựng và mới đƣa vào hoạt động, dễ dàng có thể đƣợc các search
engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu. Chỉ cần trả một
mức phí (tuỳ thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm, mức phí có thể khác nhau) nhƣng mục
đích chính của nó là duy trì sự có mặt của website của bạn trong hệ cơ sở dữ liệu của họ.

Vì khi có một yêu cầu tìm kiếm đƣợc thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các website có nội
dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh
mục website mở khác. Vì thế cho nên nếu website của bạn phù hợp với từ khoá đƣợc sử
dụng để tìm kiếm thì site của bạn sẽ có cơ hội đƣợc đƣa lên những vị trí mà có khi chính
bạn cũng không thể ngờ tới.

15


- SMO ( Social Media Optimazation ): Là một cách tối ƣu hoá website bằng cách liên
kết và kết nối với website mang tính cộng đồng nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy
nghĩ hay kinh nghiệm thực tế về một vấn đề…Phƣơng pháp SMO thƣờng sử dụng là dùng
đến RSS feeds (RSS Feeds là một trong những cách thức sử dụng để cập nhật tin tức
thƣờng xuyên, liên tục.. giống nhƣ blogs, …Ngoài ra, nó còn có thể có liên kết với một số
công cụ khác nhƣ: Youtube để chia sẻ video, hay Flickr chia sẻ ảnh, album…để tạo ra
tính hấp dẫn thu hút ngƣời đọc thƣờng xuyên truy cập đến địa chỉ và coi đó là địa chỉ
quen thuộc.
- VSM (Video Search Marketing ): Đây là hình thức quảng cáo thông qua video clips
ngắn đƣợc đƣa lên website đƣợc tối ƣu để có thể tìm kiếm đƣợc. Hiện nay, Youtube đang
là một trong những ngƣời đứng đầu về dịch vụ này.
1.5.6. PR Online
Đó là việc viết và đăng bài viết về những tin tức thời sử đáng chú ý của công ty trên
hệ thống internet (báo điện tử, website, diễn đàn ...)
PR trực tuyến (đôi khi còn đƣợc gọi PR 2.0) là hoạt động PR dựa trên nền tảng
internet.Hoạt động PR trực tuyến đòi hỏi phải tinh tế, tự nhiên, nắm bắt đƣợc nhu cầu
khách hàng và có chiến lƣợc thông minh để thông tin có sức lan tỏa và đạt hiệu quả
mong muốn. Hành động vội vã, hấp tấp sẽ trở nên lộ liễu, đôi khi là phản tác dụng.
Ngƣời quản lý chiến dịch PR trực tuyến cũng phải lên kế hoạch, dự đoán các tình huống
để chủ động khéo léo xử lý các tình huống bất ngờ, những đòn phản công và chơi xấu
của đối thủ cạnh tranh.

Và PR trực tuyến cũng chính là một phần sáng tạo trong nghệ thuật, giúp doanh
nghiệp có thể thực hiện những ý tƣởng PR mà không bị giới hạn bởi thời gian, không
gian. Đồng thời, hình ảnh và thông tin của doanh nghiệp đƣợc biết đến rộng rãi thông qua
dƣ luận và khả năng lan truyền nhanh chóng bởi sự linh hoạt của cộng đồng ngƣời sử
dụng Internet và tính chất ƣu việt của các công cụ Internet. Do vậy, PR trực tuyến trở
thành “mốt thời thƣợng đối với mọi doanh nghiệp có website”.
Ƣu điểm:
- Đáng tin cậy, chi phí thấp

16


- Tránh đƣợc các rắc rối: Các thông điệp PR đƣợc công chúng đón nhận nhƣ một tin
tức chứ không phải là quảng cáo.
- Hƣớng đến từng nhóm đối tƣợng cụ thể, công tác PR hiệu quả có thể giúp xây
dƣng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong công chúng.
Nhƣợc điểm: Số lƣợng ngƣời tham gia hạn chế (không rộng nhƣ trong quảng cáo).
1.5.7. Article Marketing
Article Marketing hay gọi là tiếp thị thông qua qua các bài báo, bài viết liên quan
đến ngành công nghiệp hoặc dịch vụ tƣơng ứng. Những bài viết thƣờng chứa tài liệu tham
khảo, giới thiệu dịch vụ, thông tin liên lạc của tác giả. Những bài viết này đều chứa đựng
giá trị nội dung cao đáng tin cậy và có thể đƣợc xuất bản miễn phí. Những bài viết này
phần nhiều có sự tham khảo từ các nguồn khác nhau và đƣợc đăng trên nhiều trang web
khác nhau.
Ƣu điểm:
- Chi phí thấp, có thể viết những bài Article sau đó dăng lên các trang mạng xã hội
mà hoàn toàn miễn phí.
- Hiệu quả cao, cần hiểu biết về sản phẩm mà mình muốn bán để đăng lên các trang
mạng là thu hút đƣợc rất nhiều khách hàng.
Nhƣợc điểm: Đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có trình độ cao về công nghệ thông tin

và cả ngoại ngữ.
1.5.8. Blog & Social Media
Là cách xây dựng blog và cùng chia sẻ những nhận xét hoặc quan điểm cá nhân, tạo
nên những chủ đề thảo luận trên các diễn đàn cũng nhƣ các hoạt động do chính blogger để
giới thiệu đƣờng link đến trang web sản phẩm, dịch vụ trực tuyến.
Social media cũng có thể giúp xây dựng các liên kết hỗ trợ SEO. Nhiều ngƣời cũng
thực hiện các thao tác tìm kiếm social media site và nhận social media content mong
muốn. Với cách tận dụng nguồn tài nguyên từ Social media bạn sẽ có lƣợt view ổn định
cho website đến từ nguồn giới thiệu này. Và là cách quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm cực
kì hiệu quả cho doanh nghiệp.
1.6. Bài học kinh nghiệm về phát triển Marketing online
- Bài học từ câu chuyện thành công

17


Thành công của CTCP Vật giá Việt Nam
Công Ty đƣợc thành lập ngày 20/08/2006 tại thời điểm này đã có rất nhiều ngƣời
cho rằng “Ngƣời Việt sẽ không bao giờ mua đồ trên Internet đâu”. Tuy nhiên, Anh
Nguyễn Ngọc Điệp - Giám đốc công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam đã bỏ qua mọi lời
khuyên ngăn của gia đình, bạn bè. Quyết tâm đầu tƣ làm website cho doanh nghiệp bán
hàng qua mạng. 15/07/2007, website Vatgia.com bắt đầu hoạt động và giờ đây nó đã lớn
mạnh trên thị trƣờng với mức đột phá là 20.000 gian hàng tham gia bán hàng, lƣợng phân
phối trong năm (tính tổng doanh thu của các gian hàng) vào khoảng 3.000 tỷ đồng. Bây
giờ đã là thời đại mà mọi ngƣời coi mua sắm trên internet là một thú vui. vì vậy rất nhiều
cửa hàng đã thử mở rộng kênh bán hàng thông qua internet. Vatgia.com từ khi xây dựng
đã đƣa ra một 1 khái niệm là “trao gửi niềm tin qua không gian ảo”. Internet thực sự là
một môi trƣờng có thể cung cấp cho mọi ngƣời cơ hội bình đẳng nhƣ nhau.
Với Marketing online nhƣ hiê ̣n giờ không chỉ trên máy tính mà còn cả trên điê ̣n thoa ̣i
cũng gia tăng chóng mặt chứng minh rằng đây chính là thời điểm phát triển nhiều tiềm

năng nhất trong thời điểm bây giờ về lĩnh vực này .
Bài học kinh nghiệm
-Công ty Vâ ̣t giá Viê ̣t Nam thành công nhƣ vâ ̣y là do ho ̣ coi mo ̣i ngƣời trong công ty
là 1 gia điǹ h, không có tiế ng go ̣i sế p với nhân viên mà chỉ có đồ ng nghiê ̣p .
-Sƣ̣ đam mê trong công viê ̣c bấ t chấ p mo ̣i khó khăn để vƣơ ̣t lên , có sự chia sẻ khó
khăn của các nhân viên cùng ban lãnh đạo của toàn công ty .
-Đó là ngành nghề mới mẻ nên cần có sƣ̣ ma ̣o hiể m vì vậy mà Vật Giá đã rấ t thành công
.
-Tạo đƣợc các gian hàng rấ t hấ p dẫn , cuố n hút ngƣời mua.
-Sƣ̣ phát triể n nhanh chóng của Thƣơng mại điện tử và nắ m bắ t kip̣ thời về công
nghê ̣ thông tin cho nên đáp ƣ́ng đƣơ ̣c nhu cầ u mua sắ m của khách hàng .
-Khi bƣớc vào liñ h vƣ̣c kinh doanh cầ n phải có sƣ̣ cầ n cù , sáng tạo và kiên nhẫn thì
chắ c chắ n thành công.
Bài học thành công từ công ty thương mại điện tử số 1 Nhật Bản – Rakuten
Nếu có một cụm từ để tóm lƣợc về cách kinh doanh của Hiroshi Mikitani, ông chủ
sàn mua sắm trực tuyến lớn nhất ở Nhật Rakuten, cụm từ đó có thể là khẩu hiệu nổi tiếng
của hãng Nike: “Cứ làm đi” (Just do it).Khi đƣợc hỏi về một loạt thƣơng vụ thâu tóm các

18


công ty nƣớc ngoài vào năm ngoái của Rakuten, ngƣời sáng lập và điều hành sàn mua
sắm trực tuyến nói đơn giản: "Nếu chúng tôi không hành động mạnh mẽ thì toàn cầu hóa
của Rakuten sẽ không bao giờ xảy ra. Chỉ có làm hoặc không làm thôi".
Kinh doanh phải can đảm: Sự kết hợp của tham vọng và quan điểm “cứ làm đi” chạy
xuyên suốt lịch sử của Rakuten. Hơn 13 năm qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten
từ 6 thành viên trở thành thƣơng hiệu Internet nổi tiếng nhất ở Nhật với hơn 35.000 ngƣời
bán hàng hóa và dịch vụ, và đã đạt tổng lƣợng giao dịch hàng năm khoảng 1.800 tỷ yên
(tƣơng đƣơng 21,4 tỷ USD).
Hiện nay Mikitani đang mở rộng quy mô Rakuten ra thị trƣờng quốc tế. Trong kế

hoạch dài hạn, ông chủ Rakuten tham vọng đế chế của mình sẽ vƣơn ra hoạt động ở 27
quốc gia và tạo ra tổng giá trị giao dịch hàng năm khoảng 20.000 tỷ yên. Rakuten đã bắt
đầu thực hiện những bƣớc đầu tiên. Năm ngoái, công ty này đã quyết định thâu tóm
PriceMinister, nhà điều hành siêu thị trực tuyến lớn nhất của Pháp, tiếp theo là thƣơng
vụ mua lại sàn thƣơng mại điện tử Buy.com ở Mỹ. Mặc dù Rakuten gần nhƣ chƣa đƣợc
biết đến ở bên ngoài nƣớc Nhật, song tham vọng của Mikitani là vƣợt qua những đối thủ
quốc tế lớn nhƣ Google, Amazon và eBay. "Tôi tin tƣởng rằng mô hình kinh doanh của
chúng tôi sẽ phát huy hiệu quả ở nhiều quốc gia khác", ông nói. Sự tự tin và quyết tâm
thực hiện những mục tiêu tham vọng là điểm cốt yếu trong thành công của Mikitani. Gạt
bỏ những khiêm nhƣờng thƣờng thấy ở ngƣời Nhật, ông nói: "Tôi không nghĩ rằng khởi
sự kinh doanh ở Nhật khó khăn". Tuy nhiên, ông cũng nói rằng "bạn cần có quyết tâm
và dũng cảm". Thực vậy, Mikitani đã rất can đảm khi quyết định từ bỏ công việc ổn
định và có thu nhập tốt ở Ngân hàng Công nghiệp Nhật (ngân hàng lớn nhất nƣớc Nhật)
sau khi lấy tấm bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Harvard để ra kinh doanh
riêng vào năm 1997.
Chinh phục những mục tiêu bất khả thi: Thiết lập sàn mua sắm trực tuyến Rakuten
khá hợp thời vào năm 1997, bởi khi đó Internet bắt đầu bùng nổ ở Nhật. Nhƣng kinh
doanh cũng đầy rẫy khó khăn. Trƣớc đó, nhiều công ty có quy mô lớn hơn, thƣơng hiệu
tốt hơn và ví cũng dày hơn đã mở sàn mua sắm online nhƣng đều thất bại thảm hại. Hơn
nữa, ý tƣởng bán hàng trên Internet khi đó còn xa lạ với những ngƣời buôn bán nhỏ - đối
tƣợng mà Rakuten muốn dựng sàn trực tuyến cho họ bán hàng. Trong những tuần đầu nói

19


chuyện với những ngƣời bán hàng tiềm năng, Mikitani và 5 nhân viên của mình chỉ thuyết
phục đƣợc 5 công ty đăng ký bán hàng trên Rakuten.
Tuy nhiên, không nản lòng, họ vẫn kiên trì và lạc quan mặc dù Rakuten lúc đó chỉ có
20 triệu yên tiền vốn tích cóp của Mikitani. Thiếu các công cụ phần mềm Rakuten cần có,
Mikitani đã chiêu mộ Shinnosuke Honjo - ngƣời vẫn còn non kinh nghiệm trong việc phát

triển phần mềm cho sàn mua sắm trực tuyến. Nhƣng ông tin rằng thành công cuối cùng
của Rakuten sẽ lệ thuộc vào việc hình thành các mục tiêu táo bạo và dựa trên khả năng
của con ngƣời để đạt đƣợc thông qua nỗ lực cải tiến liên tục.
Trong cuốn sách "Các nguyên tắc thành công" xuất bản cách đây 3 năm, Mikitani đã
viết: "Trong giới kinh doanh, những đột phá chỉ đến khi bạn đạt đƣợc các mục tiêu dƣờng
nhƣ không thể đạt đƣợc. Không có gì đáng nói nếu bạn đặt các mục tiêu có thể đạt đƣợc
một cách rõ ràng". Nhƣng cũng có thể thấy rằng thành công của Rakuten không chỉ dựa
vào hoài bão, sự dũng cảm và quyết tâm. Mỗi quyết định lớn và sáng tạo đƣợc thực hiện ở
Rakuten đều dựa vào phân tích chiến lƣợc tỉ mỉ và lập luận thấu đáo bởi đội ngũ quản lý
hoặc bởi chính Mikitani.
Trong những ngày đầu, sau khi phân tích các doanh nghiệp mà Rakuten muốn mời
họ lên sàn mua sắm trực tuyến của mình, Mikitani và các nhân viên của mình thƣờng đi bộ
loanh quanh một lúc lâu hoặc thậm chí thể dục hít đất trƣớc khi tiếp cận những ông chủ các
doanh nghiệp đó. Ý tƣởng ở đây là những ông chủ doanh nghiệp sẽ tin những ngƣời trông
nhễ nhại mồ hôi vì công việc hơn là những doanh nhân bảnh bao trong bộ đồ sạch sẽ.
Sau khi phân tích những thất bại của những chợ mua sắm online ra đời trƣớc đó,
Mikitani đã đƣa ra mô hình kinh doanh dựa trên liên hệ trực tiếp giữa ngƣời bán và khách
hàng. Bởi vì Rakuten chỉ thuần túy là cái chợ - nơi các doanh nghiệp bày hàng để cho
ngƣời mua tìm đến. Liên lạc trực tiếp giữa ngƣời bán và ngƣời mua online nghĩa là "nó sẽ
sinh động hơn những sàn mua sắm trực tuyến rất trầm lắng của các đối thủ của chúng tôi",
ông nói. Sàn mua sắm trực tuyến của Rakuten cho phép cả những doanh nghiệp nhỏ ở
những vùng xa xôi tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng: một số doanh nghiệp, theo
Mikitani, đã chuyển mình từ hoạt động èo uột thành những doanh nghiệp tạo ra hơn 100
triệu yên doanh thu mỗi tháng.

20


×