Tải bản đầy đủ (.pdf) (307 trang)

Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 307 trang )

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM
NON

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
LỨA TUỔI MẦM NON
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI
LỜI NÓI ĐẦU
Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối
quan tâm hàng đầu của người lớn. Sự phát triển của
trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính:
phát triển về sinh lí và tâm lí. Bản thân hai mặt này lại
có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật
thiết với môi trường sống của trẻ. Trong quá trình phát
triển, trẻ em có thể có những phát triển không bình
thường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cả
về thực thể lẫn tâm lí. Chăm sóc trẻ không thể chỉ về
mặt thực thể mà còn cần phải chăm sóc cả về mặt tâm
lí. Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lí của trẻ để
có những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi cho
sự phát triển.


Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển đầu tiên
và rất quan trọng của trẻ em. Những bất thường, rối
loạn về tâm lí có thể xuất hiện ngay từ thời kì này. Ở
Việt Nam, thực tế chữa trị tâm bệnh lí cho trẻ tại Trung
tâm nghiên cứu tâm lí và tâm bệnh lí trẻ em Nguyễn
Khắc Viện (Trung tâm N-T) cho thấy số trẻ từ 6 tuổi trở
xuống được cha mẹ và gia đình đưa đến khám chiếm
phần nhiều. Do những đặc trưng về phát triển của lứa
tuổi, những rối loạn tâm lí có thể được biểu hiện theo


cách riêng, làm người lớn dễ không nhận thấy. Nhận
biết để có thể can thiệp sớm những rối loạn tâm lí cho
trẻ có thể giúp trẻ lấy lại sự phát triển bình thường.
Tâm bệnh là một lĩnh vực rất phức tạp, có
nhiều nghiên cứu và cũng có nhiều quan niệm khác
nhau. Cuốn sách này giới thiệu về tâm bệnh trẻ em
lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) cho sinh viên sư phạm,
những nhà giáo dục tương lai. Những nội dung được
trình bày chủ yếu nhằm mục đích giúp cho các giáo
viên, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ nhận biết
những rối loạn phát triển tâm lí của trẻ để có thể phát
hiện chúng và có những ứng xử thích hợp để phòng
ngừa và chữa trị.
Tác giả


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA
TUỔI MẦM NON
Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN
TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục. HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN
TÂM LÍ CHO TRẺ EM Ở PHÁP
Created by AM Word2CHM


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH
HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON


1. Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em
2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em
3. Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí?
4. Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em
5. Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnh học trẻ em
6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ
em
CÂU HỎI ÔN TẬP
Created by AM Word2CHM


1. Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH
HỌC TRẺ EM

1.1. Tâm bệnh học tre em là gì?
Trước hết, cần hiểu thế nào là tâm bệnh học.
Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu năm 1802 do bác sĩ
người Đức J.C. Reil đề cập, rồi ở Pháp năm 1809 do
A.A. Royer - Colard và được sử dụng cho đến ngày
nay.
Có nhiều cách hiểu về vấn đề này. Cuối thế kỉ
XIX, Th. Ribot thực hiện những nghiên cứu về tâm lí
bệnh học dựa vào quan điểm: muốn hiểu được đời
sống tâm lí bình thường phải nghiên cứu tâm lí bệnh.
Ví dụ như chức năng bình thường của trí nhớ chỉ có
thể được làm rõ khi so sánh với chứng quên hoặc sự
tăng trí nhớ. Các học trò của ông như P. Janet, G.

Dumas rồi học trò của G. Dumas như H. Piéron, G.
Poyer, D. Lagache đã tiến hành những nghiên cứu cả
về y khoa lẫn tâm bệnh học. Tư tưởng của trường phái
này dựa nhiều vào mặt số lượng và sự võ đoán về giới
hạn giữa bình thường và bệnh lí của đời sống tâm lí.


Nó được thay thế bởi sự ra đời của Tâm bệnh học lâm
sàng, với phạm vi rộng hơn nhiều, bao gồm tất cả
những nghiên cứu lâm sàng về các bệnh tâm trí. Cũng
có quan niệm cho rằng tâm bệnh học thuộc về y - sinh
lí bệnh học (Cl. Bernard). E. Minkowski đưa ra hai
nghĩa khác nhau của thuật ngữ này: một mặt, nó là
khoa học về bệnh của đời sống tâm lí, giống như quan
niệm của Ribot; mặt khác, là tâm lí học bệnh học, đặc
trưng bởi cách tiếp cận tồn tại để tìm hiểu mặt bên
trong của kinh nghiệm tâm lí không bình thường của
người bệnh tâm trí. Trong giáo trình Tâm bệnh học đại
cương, G. Deshaies, năm 1959, thể hiện cách hiểu
khác, cho tâm bệnh học như là một lĩnh vực thuộc tâm
bệnh lí lâm sàng... Có thể thấy có nhiều quan điểm
nữa tạo nên lịch sử của khoa học này. Ngày nay người
ta thấy rằng: tâm bệnh học không chỉ là khoa học về
mặt lí thuyết nhận biết các vấn đề về mặt tâm bệnh lí
mà nó là một nhánh của khoa học về con người, trong
đó tổng hợp nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh lí học thần
kinh, hiện tượng học, tâm lí học, thuyết thực thể, thuyết
cấu trúc...
Có thể quan niệm về tâm bệnh học như sau:
Tâm bệnh học là khoa học nghiên cứu các quá trình và



các dạng thức tố chức dẫn đến những rối loạn tâm lí
của con người. Những rối loạn, bất thường về tâm lí
được gọi là tâm bệnh. Nghiên cứu những đau khổ về
mặt tinh thần, tâm bệnh học có liên hệ chặt chẽ với
tâm lí học và được phản ánh vào thực tế nghiên cứu,
chữa trị chủ yếu thông qua phương pháp tâm bệnh lí
lâm sàng.
Tâm bệnh học trẻ em là khoa học nghiên cứu
các quá trình và các dạng thức tổ chức dẫn đến những
rối loạn tâm lí của trẻ em. Cùng nghiên cứu về những
rối loạn tâm lí, tuy nhiên, tâm bệnh học trẻ em có
những đặc trưng riêng. Ra đời muộn hơn nhiều so với
tâm bệnh học người lớn, tâm bệnh học trẻ em được
xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể quy vào
hai nguồn chính: giáo dục học trẻ em và tâm bệnh học
người lớn. Về phương diện giáo dục học, nỗ lực tìm
cách giáo dục những đứa trẻ được cho là không thể
giáo dục được đã thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn
về các trẻ này, đưa đến những hiểu biết mới về sự
phát triển không như bình thường trong đời sống tâm
lí của các em. Về phương diện tâm bệnh, những nhà
tâm bệnh học trẻ em đầu tiên đã sử dụng những kiến
thức và phương pháp của tâm bệnh học người lớn.


Như vậy, tâm bệnh học trẻ em được xây dựng từ
những kinh nghiệm thực tiễn chứ không phải chỉ là từ
những kiến thức lí thuyết về tâm bệnh.

Tâm bệnh học trẻ em phải sử dụng đến
nhiều luận thuyết khác nhau. Từ những năm 50 của
thế kỉ XX người ta đã nhận thấy các lĩnh vực khoa học
khác nhau được vận dụng vào tâm bệnh học trẻ em.
Ngoài các khoa học truyền thống làm chỗ dựa như
tâm lí học, phân tâm học là lí thuyết về tri thức luận, tập
tính học, lí thuyết hệ thống và giao lưu, tiếp đó là
những kiến thức mới về dịch tễ học, giải phẫu thần
kinh, sinh lí học thần kinh. Tất cả những kiến thức này
được vận dụng để hiểu bản chất, cơ chế của các rối
loạn tâm lí ở trẻ và làm cơ sở cho việc chữa trị các rối
loạn này.
Trẻ em lứa tuổi mầm non, từ 0 đến 6 tuổi, là
giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ.
Những rối nhiễu, bất thường về tâm lí nếu có được thể
hiện ngay từ thời kì này. Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi
mầm non nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị các rối
nhiễu tâm lí của trẻ em tuổi mầm non.
1.2. Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em


Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em, nói một
cách chung nhất, là những rối loạn về tâm lí ở trẻ. Nói
cách khác là tâm bệnh học trẻ em nghiên cứu và chữa
trị những trẻ em không bình thường. Cụ thể hơn là trẻ
em không đủ khả năng hoặc có những rối loạn về tính
cách và hành vi, đôi khi bao gồm cả hai loại trên, do
nguyên nhân di truyền hoặc môi trường sống, gặp khó
khăn lâu dài đối với những đòi hỏi phù hợp với lứa tuổi
và môi trường của trẻ.

Tâm bệnh trẻ em cần được nhìn nhận theo
quan điểm phát triển. Trong suốt thời kì thơ ấu cho
đến tuổi trưởng thành, một yếu tố quan trọng để xác
định trẻ có rối loạn hay không đó là rối loạn đó xảy ra ở
thời điểm nào, xuất hiện thường xuyên hay không, kéo
dài hay không. Yếu tố thời gian rất quan trọng đối với
việc đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Cùng những
biểu hiện nhưng nếu nó xảy ra ở thời điểm này sẽ bị
coi là mất cân bằng tâm lí, nếu xảy ra ở thời điểm khác
thì lại không sao. Rối loạn xuất hiện một vài lần trong
tiến trình phát triển hay xuất hiện thường xuyên trong
thời gian dài đều phải được nhà chuyên môn quan
tâm để có đánh giá chính xác. Yếu tố phát triển cần
phải luôn được các nhà chuyên môn tính đến trong


những chẩn đoán và chữa trị tâm bệnh trẻ em.
Những rối loạn tâm lí của trẻ em lứa tuổi
mầm non, từ 0 đến 6 tuổi, là đối tượng nghiên cứu của
tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non.
1.3. Nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em
Nhận biết và làm rõ những rối loạn tâm lí xuất
hiện, tồn tại, biến đổi và có thể mất đi như thế nào
trong quá trình phát triển của trẻ em, tìm hiểu nguyên
nhân gây ra những rối loạn đó và chữa trị cho trẻ, giúp
các em phát triển bình thường trở lại là những nhiệm
vụ cơ bản của tâm bệnh học trẻ em.
Khi nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị tâm
bệnh trẻ em cần phải biết rằng: rối loạn tâm lí ở trẻ em
và ở người lớn không giống nhau. Vì vậy, không thể áp

dụng cách hiểu và chữa trị tâm bệnh cho người lớn đối
với trẻ. Không nên có cách nhìn cứng nhắc, bất biến
trước các rối loạn tâm lí ở trẻ em. Trong quá trình phát
triển của trẻ, có rối loạn xuất hiện ở thời điểm này sẽ
mất đi một cách tự nhiên hoặc nhờ chữa trị. Có thể có
sự tiếp nối giữa trạng thái tâm lí bình thường và bệnh lí
ở trẻ.


Biểu hiện rối loạn tâm lí ở trẻ em cũng khác
với người lớn. Những bất thường về chức năng cơ thể,
những hành vi chống đối... có thể lại là biểu hiện của
bất thường về tâm lí. Sự biểu hiện các rối loạn cũng
thay đổi theo tuổi, có liên quan tới đặc trưng phát triển
theo giai đoạn.
Nguyên nhân dẫn tới những rối loạn tâm lí
của trẻ khá đa dạng, phức tạp. Một điều kiện có tính
bệnh lí xác định chưa chắc là nguyên nhân chính dẫn
đến rối loạn. Những nguyên nhân khác nhau có thể
gây ra cùng một rối loạn và một nguyên nhân lại dẫn
đến nhiều rối loạn khác nhau. Cũng có khi một rối loạn
này kéo theo những rối loạn khác.
Tất cả những điều này nói lên nhiệm vụ mà
tâm bệnh học trẻ em phải giải quyết là rất khó khăn,
phức tạp, đòi hỏi nhà chuyên môn phải có hiểu biết
đầy đủ có kinh nghiệm và rất thận trọng.
Là một bộ phận của tâm bệnh học trẻ em,
tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non cũng có những
nhiệm vụ chung của tâm bệnh học trẻ em, áp dụng
vào lứa tuổi mầm non. Với đặc trưng là lứa tuổi có sự

phát triển nhanh chóng về cả sinh lí lẫn tâm lí mà ít có


thời kì nào sau đó có được, khi giải quyết các vấn đề
của tâm bệnh học trẻ em thời kì này càng cần thiết
phải quán triệt quan điểm phát triển.

Created by AM Word2CHM


2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm
bệnh học trẻ em
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH
HỌC TRẺ EM

2.1. Thời kì trước thế kỉ XX
Tâm bệnh học trẻ em có nguồn gốc từ tư
tưởng của một số nhà thần học thế kỉ XIII, XIV. Saint
Thomas d'Aquin (1225 - 1274) và Saint Augustin (1354
- 1430) gắn khiếm khuyết trí tuệ với một nguyên nhân
tự nhiên. Cũng vào thời kì này, tòa án tôn giáo ở châu
Âu (thế kỉ XIII) cho rằng người điên và kẻ ngu đần là
biểu tượng của tính ma mãnh, ngu ngốc của con
người.
Thế kỉ XV, XVI có sự đối nghịch về quan niệm
giữa những người cho rằng tất cả những gì thuộc về
con người, thể hiện ở con người đều là do tự nhiên với
quan niệm của những người có tư tưởng về người bị
ma ám. Thời kì này căn nguyên của chứng ngu ngốc
và điên loạn còn chưa được biết đến.

Thế kỉ XVII, tư tưởng kết hợp giữa y khoa và
giáo dục trong nhìn nhận về người có khiếm khuyết trí


tuệ xuất hiện. Felix Platter (Thụy Sĩ) năm 1665 là người
đầu tiên đã chỉ ra nguyên nhân về di truyền của khiếm
khuyết trí tuệ sau khi nghiên cứu một nhóm trẻ chậm
khôn vừa. Từ đây có quan niệm rằng: khiếm khuyết
nặng về trí tuệ không thể chữa trị được. Tuy vậy có thể
dùng những tác động chữa trị về giáo dục đối với
những khiếm khuyết nhẹ hơn.
Năm 1672, Thomas Willis (Anh) đưa ra giải
pháp chữa trị cho trẻ chậm khôn bằng cách kết hợp
tác động chữa trị của bác sĩ và của nhà giáo dục nhằm
cải thiện tình trạng trí tuệ của trẻ em.
Từ tư tưởng của hai tác giả trên, trào lưu chữa
trị kết hợp y tế - giáo dục được hình thành và phát triển.
Thế kỉ XVIII là thời kì khởi đầu của khoa học về
tâm bệnh lí trẻ em. Nghiên cứu về căn nguyên của
khiếm khuyết trí tuệ đã cho ra đời các thuật ngữ chậm
khôn nặng (idiot) và chậm khôn vừa (imbécile) trong
Bách khoa toàn thư của Diderot (1765) và các cách
phân loại khiếm khuyết trí tuệ do Cullen và Pinel đề
xuất. Đặc biệt, nghiên cứu của J.M. Itard (1775 - 1838)
về Victor, một đứa trẻ hoang dã ở Aveyron (Pháp) là
một sự kiện quan trọng mở đầu cho sự ra đời của


khoa học về tâm bệnh trẻ em. Chăm chữa cho Victor
hàng ngày trong 4 năm liền, tìm mọi cách để em giao

tiếp trở lại nhưng không thể làm Victor nói được, Itard
đã dừng các chữa trị. Bệnh của Victor sau đó còn nặng
hơn. Năm 1828 Itard lại tiếp tục chăm chữa cho một
nhóm trẻ câm điếc và mất hài hòa trong phát triển.
Thế kỉ XIX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng của
các nhà triết học và giáo dục học thế kỉ trước như
Locke (1632 – 1704) và Rousseau (1712 - 1778), ảnh
hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra
mạnh mẽ ở phương Tây, của những tiến bộ về y học
và việc bắt buộc trẻ em phải đi học, trẻ em và đời sống
tâm lí của trẻ được quan tâm nhiều hơn. Những cơ sở
chữa trị đầu tiên cho trẻ chậm khôn nặng xuất hiện ở
Pháp mặc dù vào những năm đầu thế kỉ còn chưa có
một cơ sở chữa trị chuyên biệt nào cho trẻ. Trước tiên
phải nói đến những đóng góp của Jean - Pierre Falret
(1794 - 1870) và Félix Voisin. Falret từ 1821 đến 1840
chăm chữa cho trẻ chậm khôn nặng. Sau 20 năm
nghiên cứu ông đưa ra 2 loại nguyên nhân gây ra
bệnh tâm trí: thứ nhất, những nguyên nhân về cơ thể;
thứ hai, những nguyên nhân về tâm lí. Ông cũng quan
tâm đến tiền sử của trẻ và những tác động có thể do


hoàn cảnh sống gây ra. F. Voisin, dựa trên tư tưởng
của Falret, năm 1834 đã thành lập trường chăm chữa
cho trẻ có bất thường về tâm trí. Những trẻ được nhận
vào trường này là những trẻ chậm tiến về trí tuệ bẩm
sinh, trẻ phạm tội, trẻ có vấn đề về giáo dục và trẻ có
cha mẹ loạn trí. Voisin cũng cho rằng căn nguyên về
tâm lí là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh ở trẻ em.

Cùng thời gian này Ferrus đã thành lập một cơ sở
chữa trị cho trẻ chậm khôn nặng ở Bicêtre (Pháp) và
xây dựng bệnh viện tâm thần Saint Anne. Theo ông,
chứng ngu đần không ảnh hưởng tới tính người của
người bệnh. Ông nói đến việc đánh thức các cơ quan
đang ngủ của cơ thể bằng chữa trị về tinh thần và giáo
dục.
Căn nguyên của những rối loạn tâm lí ở trẻ
em lúc này được cho là do hai nguyên nhân: những
hỏng hóc lớn của các cơ quan sinh lí kéo theo những
bất thường, bệnh tật của cơ thể và do điều kiện giáo
dục.
Khoảng giữa thế kỉ XIX, một trào lưu mới
trong lĩnh vực tâm bệnh lí trẻ em hình thành. Mở đầu
cho trào lưu này là L. Delasiauve và D. Bourneville.
Sau thời gian nghiên cứu và chữa trị cho trẻ chậm tiến


về trí tuệ, nghiên cứu về chứng động kinh và chậm
khôn nặng ở người lớn, từ 1854 Delasiauve công bố
những nguyên tắc chỉ đạo trong giáo dục người thiểu
năng trí tuệ. Quan tâm nhiều đến yếu tố không thể tác
động được của người bệnh, ông mô tả các chứng
chậm khôn một phần. Ông phân thành hai loại bệnh
chính: những tổn hại nặng của cơ quan sinh lí do
nguyên nhân cơ thể và những khiếm khuyết một phần
do nguyên nhân chưa xác định. Bourneville năm 1875
trong một báo cáo đã chỉ ra hiện trạng có quá ít những
cơ sở chữa trị bệnh tâm lí cho trẻ em thời đó. Ông
thành lập những lớp học chuyên biệt còn gọi là trường

học - bệnh viện tâm trí. Sử dụng những cách chữa trị
về y - giáo dục học, ông đưa ra những bài tập giáo dục
nhằm phát triển những khả năng còn lại ở trẻ, ví dụ
như những bài tập về biểu tượng, vẽ, âm nhạc, trí nhớ,
ý chí...
Éduard Seguin (1812 - 1880) là người có ảnh
hưởng không nhỏ đối với chữa trị cho trẻ em chậm
khôn. Mở một trường học dành cho trẻ chậm khôn từ
năm 1839, dùng phương pháp giáo dục dựa vào cảm
giác và trí nhớ, trên cơ sở sáng kiến, hoạt động thể
chất và quan hệ với người khác của trẻ, tác dụng của


những cách chữa trị này là rõ ràng. Năm 1859 ông
sang Mỹ và từ ông nhiều cơ sở giáo dục và chữa trị
dành cho trẻ em cũng như người bệnh tâm trí ở Mỹ
được ra đời.
Chuyên môn chữa trị cho trẻ chậm khôn, H.T.
Vallée (1816 - 1885) năm 1847 đã xây dựng một trung
tâm chữa trị của riêng mình ở Gentlli. Từ đây, một
trung tâm nghiên cứu và chữa trị cho trẻ em không
bình thường về tâm lí ra đời dưới tên gọi Trung tâm
Vallée.
Có thể nói rằng, thế kỉ XIX là thời kì phát triển
của trào lưu nghiên cứu, chữa trị về y tế - giáo dục cho
các bất thường về tâm lí ở trẻ em. Dưới ảnh hưởng
của Bourneville, Seguin, Vallée và những tên tuổi khác,
các nhà nghiên cứu và chữa trị quan tâm nhiều hơn
đến những đứa trẻ chịu đau khổ do các rối loạn tâm lí
khác nhau. Những tư tưởng này được tiếp tục phát

triển, mở rộng và đi sâu trong thế kỉ XX.
2.2. Thế kỉ XX
Thế kỉ XX là thời kì nở rộ nhiều nghiên cứu về
tâm bệnh lí trẻ em. Kế thừa những tư tưởng và nghiên
cứu về tâm bệnh lí trẻ em ở thời gian trước, nhiều lĩnh


vực của tâm bệnh lí trẻ em đã được làm rõ hơn. Có thể
kể đến những nghiên cứu về các lĩnh vực chính sau
nảy sinh từ đầu thế kỉ:
Nghiên cứu về chậm phát triển trí tuệ, mất trí
và loạn tâm trẻ em
- Mất trí sớm ở trẻ em
Trong các tài liệu về chữa trị tâm bệnh lí, Emil
Kraepelin (1855 – 1926), nhà tâm bệnh học người
Đức, đã mô tả một loại bệnh được gọi là mất trí sớm
do nhận thấy những dấu hiệu của bệnh mất trí có từ rất
sớm. Những biểu hiện lâm sàng của người bệnh
không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau, có biểu
hiện tự tỏa, tiến triển lạ lùng dẫn tới tình trạng ngây
độn và thiếu liên kết.
S. De Sanctis (1862-1935) cũng quan tâm tới
những dạng thức của mất trí sớm và chỉ ra những đặc
trưng của chứng bệnh này. Đó là:
+ Trí nhớ tốt.
+ Khả năng tri giác tốt.
+ Không ổn định về chú ý.


+ Thiếu/hoặc không có tư duy cấp cao.

+ Rối loạn nghiêm trọng hoạt động tự do.
+ Rối loạn tính cách và thái độ.
Nhiều tác giả mô tả những mất trí sớm, xuất
hiện giữa 5 và 10 tuổi mà không có rối loạn rõ ràng
trước đó. Những quan sát trên trẻ chậm khôn trung
bình bổ sung thêm cho những nhận định này.
Năm 1913, Kraepelin nghiên cứu mối liên hệ
giữa mất trí sớm và chậm khôn trung bình. Theo ông,
chậm khôn trung bình là dấu hiệu thúc đẩy và là dấu
hiệu rất sớm của bệnh mất trí. Năm 1933, Targowla
đề cập đến lĩnh vực những chậm phát triển tinh thần
tiến triển.
- Tâm thần phân liệt
Những nghiên cứu về mất trí sớm cũng được
Eugen Bleuler (Thụy Sĩ) thực hiện năm 1911. Theo
ông, hơn cả một tan rã về nhân cách, mất trí là sự sụp
đổ toàn bộ đời sống tâm trí và không thể phục hồi
được. Ông nói đến bệnh tâm thần phân liệt, bệnh mà
triệu chứng phụ của nó là mất trí. Từ ông, mất trí sớm
và mất trí ở trẻ em được thay tên gọi là tâm thần phân


liệt trẻ em.
G. Heuyer (1884 - 1977), một bác sĩ Pháp,
quan tâm đến nguyên nhân của những loạn tâm trẻ
em mà Kraepelin cho là căn nguyên thuộc về các cơ
quan sinh học. Ông đưa ra ý kiến về căn nguyên tâm lí
- tình cảm của sự phát triển bệnh lí ở trẻ em.
M. Klein (1882 – 1960), trong những bài viết
đầu tiên của mình về phân tích tâm lí, đưa ra cách hiểu

theo tâm lí học phát triển về bệnh tâm trí, gắn bệnh
tâm trí với các nguyên nhân tâm lí.
H. Ey (1900 - 1977), với cách tiếp cận tích hợp
đã kết hợp hai trường phái chính đã có về nguyên
nhân của bệnh tâm trí ở trẻ. Ông cho rằng bệnh tâm trí
không chỉ có căn nguyên cơ thể hay căn nguyên tâm lí
mà là do cả hai.
- Tự kỉ ở trẻ em
Năm 1943, L. Kanner đã làm rõ một chứng
bệnh đặc biệt: tự kỉ trẻ em, hay còn gọi là bệnh
Kanner. Ông phân biệt tự kỉ ở trẻ nhỏ với tâm thần
phân liệt trẻ em. Khác với tâm thần phân liệt ở trẻ em,
tự kỉ không phải là quá trình thoái lui khỏi một kiểu


quan hệ trước đó mà hơn thế là sự cô đơn tự tỏa cực
độ.
Ở tự kỉ sớm của trẻ em, đứa trẻ làm ngơ, loại
trừ và từ khước mọi cái đến từ bên ngoài như người,
tiếng động, đồ vật... Những đối tượng này được trẻ coi
như mối đe dọa.
Những trẻ mắc bệnh tự kỉ cho cảm tưởng
rằng trẻ không nhìn thấy, không nghe thấy gì ở xung
quanh. Trẻ thường không có ngôn ngữ và không bao
giờ sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (con,
cháu, em, tôi...).
- Loạn tâm trẻ em
Thuật ngữ tâm thần phân liệt ở trẻ em
(schizophrénie infantile) thể hiện thái quá trạng thái
tiêu cực của sự phân rã thế giới nội tâm ở trẻ. Nó

được thay bằng loạn tâm (psychose), với nghĩa ít bi
quan hơn. Từ đây, người ta sử dụng thuật ngữ loạn
tâm trẻ em. Các loại loạn tâm trẻ em được đề cập đến
cách đây không lâu, trong một bài viết của Diatkine
năm 1959 ở Từ điển bách khoa về giải phẫu y học.
Cũng có những tác giả khác nghiên cứu về loạn tâm
trẻ em như Bettelheim, Lang, Misès...


Nghiên cứu về những rối loạn tâm lí khác nhẹ
hơn
Đây là một cách nhìn nhận mới, một hướng
nghiên cứu mới trong tâm bệnh học trẻ em. Những
nghiên cứu theo hướng này nhằm làm rõ ảnh hưởng
của các rối loạn lành tính hơn, không làm ảnh hưởng
nhiều đến quá trình phát triển của trẻ. Những trẻ có
nguy cơ sẽ được phát hiện, tư vấn hướng dẫn, khuyên
bảo và định hướng về mặt y tế giáo dục.
Cùng với những nghiên cứu, nhiều cơ sở nội
trú, ngoại trú được mở cho trẻ có tính tình đặc biệt.
Những trung tâm y - tâm lí - giáo dục (CMPP) ra đời.
Năm 1948, ở Pháp, việc đào tạo các nhà tâm
bệnh trẻ em được bắt đầu. Heuyer là giáo sư đầu tiên
giảng dạy về tâm thần kinh trẻ em.
Có thể thấy, nếu như ở đầu thế kỉ XX chưa có
nhiều những công trình nghiên cứu, chữa trị rối loạn
tâm lí trẻ em và xu hướng áp dụng vào trẻ những kết
quả nghiên cứu ở người lớn còn khá phổ biến thì càng
về sau sự khác biệt giữa rối loạn tâm lí ở trẻ em và ở
người lớn càng được nhận rõ. Nhận biết được những

đặc trưng trong tâm bệnh trẻ em, các nhà chuyên môn


tìm cách chữa trị hiệu quả nhất đối với các rối loạn của
trẻ.
Ngày nay, rối loạn tâm lí ở trẻ em ngày càng
được quan tâm nhiều hơn. Các công trình nghiên cứu
và ứng dụng về tâm bệnh lí trẻ em rất phong phú, có ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu hiện nay
hướng vào một số chứng bệnh tâm lí đặc trưng và
ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ em như bệnh tự kỉ. Một
số rối loạn tâm lí mới cũng được phát hiện, bổ sung
như bệnh ranh giới... Càng ngày người ta càng nhận
ra rằng rối loạn tâm lí trẻ em không chỉ ảnh hưởng lớn
tới cuộc sống của trẻ, của gia đình mà còn ảnh hưởng
đến xã hội. Nghiên cứu và chữa trị tâm bệnh trẻ em
giúp cho trẻ lấy lại được sự phát triển bình thường có ý
nghĩa to lớn về nhiều mặt.
Như vậy, trải qua một thời gian dài, lịch sử
tâm bệnh học trẻ em trên thế giới đã ghi dấu nhiều tư
tưởng, nhiều công trình nghiên cứu với tên tuổi các
nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự phát
triển của khoa học về tâm bệnh trẻ em mang lại lợi ích
to lớn cho sự phát triển bình thường của trẻ, giúp các
em có cơ hội trở thành những người có ích cho xã hội.


Ở Việt Nam, những nghiên cứu và chữa trị
bệnh tâm lí cho trẻ em được phát triển cùng với sự ra
đời của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em N-T do

bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sáng lập năm 1989, xuất
phát từ thực tế những năm 1980 có một số trẻ em và vị
thành niên bị rối loạn tâm trí, khó khăn trong giao tiếp
ứng xử và trong học tập. Từ khi thành lập đến nay,
Trung tâm N-T đã tiến hành nhiều nghiên cứu hướng
đến nhận dạng, phân loại, chẩn đoán, phát hiện sớm
và chăm chữa các rối nhiễu tâm lí ở trẻ. Nhiều trẻ em
và vị thành niên đã được chăm chữa tại các cơ sở thực
hành của N-T. Năm 1997 Nguyễn Khắc Viện công bố
lần đầu tiên cuốn sách Tâm lí lâm sàng trẻ em Việt
Nam (Nxb Y học), đúc kết những kết quả nghiên cứu
và ứng dụng trong nhiều năm cách trị liệu rối loạn tâm
lí cho trẻ em Việt Nam.
Ngoài ra tại một số bệnh viện Nhi cũng có các
khoa Tâm bệnh để chẩn đoán và chữa trị rối nhiễu tâm
lí cho trẻ em. Điển hình là Bệnh viện Nhi Trung ương
Hà Nội, Bệnh viện Nhi đồng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với việc chẩn đoán và chữa trị, các chuyên gia về
tâm bệnh trẻ em tại đây còn tiến hành các nghiên cứu
và ứng dụng vào quá trình chăm chữa cho trẻ.


×