Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Nghệ thuật tạo thời, lập thế trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân minh xâm lược do lê lợi và nguyễn trãi lãnh đạo 1418 1427

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.96 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

HÀ NHẬT LINH

NGHỆ THUẬT TẠO THỜI, LẬP THẾ
TRONG KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN
TRANH CHỐNG QUÂN MINH XÂM
LƯỢC DO LÊ LỢI VÀ NGUYỄN TRÃI
LÃNH ĐAO 1418 -1427
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Hà Nội - 2016


IP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

HÀ NHẬT LINH

NGHỆ THUẬT TẠO THỜI, LẬP THỂ
TRONG KHỞI NGHĨA VÀ CHIÉN
TRANH CHỐNG QUÂN MINH XÂM
LƯỢC DO LÊ LỢI VÀ NGUYỄN TRÃI
LÃNH ĐẠO 1418 -1427
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh


Người hướng dẫn khoa học

Đại tá, ThS. Phan Xuân Dũng
Hà Nôi - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thày
Phan Xuân Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm GDQP Hà Nội 2 đã tận tình trực
tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa
tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức có
hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các
thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hon.
Tôi xỉn chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thảng 5 năm 2016
Tác giả đề tài

Hà Nhật Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo Phan Xuân Dũng.
2. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả đề tài

Hà Nhật Lỉnh



MUC LUC
••
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TẠO THỜI,
LÂP THẾ VÀ Cơ SỞ HÌNH THÀNH NGHÊ THUÂT TAO THỜI LÂP
•••••
THÉ TRONG KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG QUÂN MINH
XÂM LƯỢC DO LÊ LỢI VÀ NGUYỄN TRÃI LÃNH ĐẠO 1418
2.1..................................................................................................................
2.1.1. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã bổ trí cán cân lực lượng của ta một cáchkhoa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Lê Lợi và Nguyễn Trãi
là những nhà chính trị, quân sự tài ba văn, võ song toàn và có ảnh hưởng to lớn
đối với quân và dân ta trong công cuộc chống quân Minh xâm lược. Trong cuộc
kháng chiến này, hai ông đã nghiên cứu, suy xét mọi lẽ hưng vong của các triều
đại, các trận đánh giành chiến thắng hay thất bại chống quân Minh trước đó;
phân tích sâu sắc “thời” và “thế” trong toàn bộ cục diện của cuộc kháng
chiến...
Trong điều kiện từ tay không mà xây dựng được lực lượng để chống một
kẻ thù mạnh gấp bội, có cả quân đội và chính quyền làm chỗ dựa, trong điều
kiện phải “lấy yếu chống mạnh, lẩy ít địch nhiầi Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam
Sơn đã biết tạo thời, lập thế, từng bước chuyển hóa lực lượng, xoay chuyển tình
thế, sự phát triển của nghĩa quân gắn liền với nghệ thuật từng bước chuyển thế
trận. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh “mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn ”,
còn quân địch càng đánh càng thua “mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành ngụy Với

việc lựa chọn rất đúng đắn phương hướng và mục tiêu của các cuộc tiến công
chiến lược, khéo kết hợp giữa vây thành với diệt viện, bộ chỉ huy nghĩa quân đã
dẫn giải cuộc chiến tranh giải phóng đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,
cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bằng nghệ thuật và phương thức tác chiến
ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp tiêu diệt kẻ thù, làm hoang mang quân
địch, tạo nên những chiến thắng vang dội như “Trận Bồ Đằng sẩm vang chớp
giật”, trận “Trà Lân trúc chẻ cho bay”, trận “Lạng Sơn, Lạng Giang xác chất
đầy đường”, trận “Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh vạn dặm”, trận
“Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước ”.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trước thực tiễn, đặc điểm, tình hình của đất

6


nước...đã đặt ra yêu càu chúng ta cần phải nghiên cứu nghệ thuật quân sự trong
quá khứ của cha ông ta nói chung, nghệ thuật tạo thời, lập thế của Lê Lợi và
Nguyễn Trãi trong kháng chiến chống quân Minh 1418-1427 nói riêng. Trên cơ
sở đó, kế thừa những kinh nghiệm có giá trị, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào
trong bối cảnh mới để quân và dân ta có thể chiến thắng được mọi kẻ thù khi có
chiến tranh xảy ra, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Xuất
phát từ vấn đề trên, tác giả lựa chọn “Nghệ thuật tạo thời, lập thế trong khởi
nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi và Nguyễn Trãi
lãnh đạol418 -1427” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ nhưng net đăc sằc vê nghê thụât quân sư “tao then, Ịâp
thê” trong khởi nghĩa và chiến ừanh chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi và
Nguyễn Trãi lãnh đạo(1418 -1427). Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm
vận dụng vào phát triển nghệ thuật quân sự của quân và dân ta giai đoạn hiện
nay.

3. Nhiêm ỵu nghiên cứu
- Nghiên cứu nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân
Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo 1418 -1427.
- Phân tích, làm rõ nghê thụât “tao thơi, Ịâp thế” trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo 1418 -1427.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc sử dụng nghệ thuật “tạo thơi,
Ịâp thề” của Lê Lơi va Nguyên Trai trong kháng chiến chống quân Minh 1418
-1427 để áp dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1, Đối tựơng nghiên cứu
Nghệ thuật tạo thời, lập thế trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân
Minh xâm lược do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo 1418 -1427

7


4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Nghệ thuật quân sự ừong khang chiên chồng quân Minh xâm lựơc 1418 1427.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phưomg pháp lịch sử,
phưong pháp lôgíc, so sánh, tổng hợp, phân tích và phương pháp chuyên gia.
6. Kết cấu của khóa luân


Gồm phần mở đàu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

8



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TẠO THỜI, LẬP THÉ
VÀ cơ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT TẠO THỜI, LẬP THẾ
TRONG KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG QUÂN MINH
XÂM LƯỢC DO LÊ LỢI VÀ NGUYỄN TRÃI LÃNH ĐẠO 1418-1427
1.1.

Những vấn đề chung về nghệ thuật tạo thòi, lập thế

1.1.1. Quan niệm về nghệ thuật quân sự
Nghê thụât quân sư có vi tri hêt sức quan trong ừong chi đao chiên tranh
Nó là một trong những nhân tố quyết định thành bại của chiến tranh. Theo Từ
điển Bách khoa quân sự Việt Nam “Nghê thụât quân sư la lý lụân va thưc tiên
chuần bi, tồ chức va tiến hanh đấu trang vũ trang. Nó nghiên cứu các quy luật
của chiến tranh và đấu tranh vũ trang , xác định những nguyên tằc va phưomg
pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh . Nghê thụât quân sư
đựơc hĩnh thanh từ ba bô phân : Chiến lựơc quân sư, nghê thụât chiến dich va
chiền thụât. Ba bô phân nghê thụât quân sư la môt thề thống nhất có quan hê
bịên chứng chăt che, trong đó chiền lựơc quâi sư đóng vai tro chủ đáo’!
1.1.2. Quan nỉệm“Thế”
“Thê” là môt khái nịêm quân sư đựơc đê câp từ lâu trong nghê thụât
quân sư phương Đông . Ở nước ta, do đăc điềm chiên tranh chống xâm lựơc
thương phải lầy it đích nhiêu , lây nhỏ thằng lớn, nên vịêc nghiên cứu va vân
dụng “thê” trong nghê thụât quân sư đề đanh thăng đich ngay cang đựơc quan
tâm đăc bịêt.
Trong Sách Bin h thư yều lựơc Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn khẳng
định: “Ngươi đanh gioi vì có thế ma thằng” và “Biếtxem thê đất, biết Ịăp thê
quân, khéo dùng kỹ thuật, đánh không đâu là không lợi

Cũng đề cập về “thế” ừong quân sự, trong thư gửi Vương Thông, chủ
tướng quân Minh, Nguyễn Trãi có viết: “Ngươi dung binh gioi la ở cho biết
dùng thời thể mà thôi. Được thời được thể thì mất biển thành còn, nhỏ hóa ra


lơn; mất thơi không thế thỉ manh hóa ra yếu , yên lai thanh nguy, sư thay đoi ẩy
chỉ trong khoảng trở bàn tay ”. Đồng thời, ừong thư gửi Lương Minh, phó
tướng của Liêu Thăng, ông tiếp tục vạch rõ: “Nay cac ngươi đem quân đi sâu
vào, chính là bị hãm vào thế trong miệng cọp , muốn tiên không đựơc, muon lui
không xong. Còn ta thì nhân thế chẻ tre , sau khỉ che đựơc mấy đất , cứ tọng
lưỡi dao mà chẻ đi, thưc không khó gỉ
Tư khai nịêm vê “thế ”, cho thấy, “thê ” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: địa hình địa vật, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, tinh thần của binh
sĩ... Tuy nhiên, trong đó, thề trân la môt yêu t ố rất cơ bản để tạo ra thế có lợi
nhăm đanh bai đối phương, giành thắng lợi về mình. Thề trân la tíinh thá i bố trí,
triền khai Ịưc lựơng va thiềt bi chiên trương theo mưu kê va each đánh đa Ịưa
chon, nhăm tao thê có Ịơi đê phat huy cao nhất sức manh chiền đâu của các lực
lượng tham chiến, giành thắng lợi ừên chiến trường.
1.1.3. Quan niệm “Thời”
“Thơi” có nghĩa là thời cơ, thơi cơ la môt yêu tố quan trong trong moi
hoạt động của con người . vấn đê thơi cơ ừong chiền tranh , ừong tác chiên đựơc
các nha lanh đao va chi huy quân sư hết sức coi trong.
Nguyên Trai nói : “Thơi cơ, thơi cơ chớ nên đê lơ” và trong thực tiễn,
ông luôn chì đao nghĩa quân Lam Sơn nằm đúng thơi cơ ma hanh đông . Bác Hồ
cung thương căn dăn bô đôi : “Phai luôn luôn có san g kiên đê Ịơi dung thơi
cơ”. Thời cơ bao gồm rất nhiều yếu tố, bản chất là khẳng định mọi vấn đề về
“thiên ”, “địa ”, “nhân ” đều ủng hộ và tạo thuận lợi cho ta, nhưng bất lợi cho
kẻ địch.
“Thơi ” và “thế ”, mà cốt lõi là thề trân va thơi cơ luôn có quan hê mật
thiết với nhau, không bao giờ tách rời nhau. Trong bất kỳ một trận đánh hay một

cuộc chiến nhất định, nếu bên nào nắm bắt sâu sắc “thời” và “thế” thì nhất định
thắng; nếu không sẽ bị thất bại.


Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh: “Đựơc thoi, có thế thì
mất biến thanh con, nhỏ hóa ra lớn, mất thơi không thê thỉ manh lai hóa yểu,
yên Ịai thanh nguy”. Có thế, có thời thì: “sức dung môt nửa công thanh đựơc
gấp đôi”. Ông còn lấy ví dụ “Lo kiến rong lam toang đê

V

ỡ, ngọn gió rung

quét sạch lá khô ”.
1.1.4. Nghệ thuật tạo thòi, lập thế
Từ cách tiếp cận trên, có thể khẳng định: Nghệ thuật tạo thời, lập thế
trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh là quá trình nắm bắt, lựa chọn đúng
thời điểm (thời gian, không gian, lực lượng...) dùng binh, kết họp chặt chẽ với
việc xây dựng được thế ữận vững chắc dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, con
người... đảm bảo khai thác tối ưu sở trường, hạn chế tối thiểu sở đoản của ta;
đồng thời hạn chế tối đa sở trường của địch, tập trung đánh vào chỗ hiểm, chỗ
yếu của chúng nhằm mục đích giành chiến thắng ừong từng trận đánh cho đến
toàn bộ cuộc chiến tranh.
1.1.5. Quan niệm về tạo thời, lập thế của Lê Lơi va Nguyền Trai trong
khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược 1418 -1427
Một trong những đặc điểm nổi bật và cũng là một trong những nguyên
nhân thắng lợi chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa này có
một bộ tham mưu sáng suốt tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ trong xã hội, có uy
tín rộng rãi trong nhân dân. Bộ tham mưu đó đã phát huy được sự nỗ lực chủ
quan trong việc chỉ đạo và thực hành chiến tranh với những đường lối lãnh đạo

đúng đắn.
Bộ tham mưu nghĩa quân mà đầu não là Lê Lợi và Nguyễn Trãi, đã tỏ ra
sáng suốt và hoàn toàn thành công trong việc tổ chức và lãnh đạo, cuộc khởi
nghĩa nói chung và chỉ đạo chiến lược, chiến thuật nói riêng. Đó là một cống
hiến to lớn đối với thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập đầu thế kỷ XV
và đối với nền khoa học quân sự của nước nhà.


Trong chỉ đạo chiến tranh, bộ tham mưu của nghĩa quân Lam Son đã
nghiên cứu lịch sử các cuộc chiến ừanh chống ngoại xâm của dân tộc ta thòi Lý,
Trần, Hồ trước kia, biết động viên tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân
ta thành sức mạnh to lớn chống quân xâm lược. Đặc biệt Lê Lợi và Nguyễn Trãi
đã rút ra những nguyên nhân thành công và thất bại của thời đại trước, rút ra bài
học kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh. Tuy vậy, nghệ thuật quân sự của nghĩa
quân Lam Sơn cũng có những bước phát triển và sáng tạo khác với nghệ thuật
quân sự thời Lý, Trần, Hồ.
Trong khi chỉ đạo cuộc chiến tranh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã từng
“nghiền kỹ những pho thao lược” và đã “ngẫm nay suy trước”, “xét cùng mọi
lẽ hưng vong”. Điều đó chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo của nghĩa quân Lam
Sơn đã từng dày công nghiên cứu binh pháp thời xưa, những cuộc chiến ừanh
trước đây để rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng vào công cuộc bình
Ngô.
Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi nhiều làn bàn đến việc nắm
thòi thế: “Người dùng bỉnh giỏi là ở chỗ hiểu biết thời thế mà thôi. Được thời
và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời và không thế thì
trở mạnh làm nguy chỉ trong khoảng trở bàn tay mà thôi... ”.
Vậy thế nào là hiểu thời thế và được thời thế? “Hiểu thời thế” là biết
phân tích tình hình một cách khách quan và nắm vững phương hướng phát triển
tất yếu và theo quy luật của sự vật. “Có thời thể” là đứng về phía đi lên của sự
vật và biết hành động tuân theo quy luật phát triển của chúng. Được thời và có

thế thì tất thắng. Nguyễn Trãi chính là con người biết nắm vững thời thế.
Nguyễn Trãi coi nhân dân là người tạo nên lịch sử, tạo nên thời thế. Cho
nên muốn được thời thế, trước nhất phải đứng về phía nhân dân. Đứng về phía
nhân dân là đứng về phía đi lên của lịch sử và mặc dù trước mắt có khó khăn
đến mấy nhưng sớm muộn sẽ thắng lợi. Ngược lại, kẻ nào đem cường bạo


chống lại nhân dân, thì dù trước mắt có vẻ vững vàng đến mấy cũng là bước vào
con đường tự chuốc lấy bại vong. Nguyễn Trãi suốt đời mình đã biết lấy tư
tưởng nhân nghĩa để tranh thủ lòng dân, cho nên ông đã làm nên sự nghiệp vĩ
đại.
Mặt khác, muốn nắm vững thời thế còn phải biết ta, biết địch, biết phân
tích một cách tỉnh táo chiều hướng phát triển của tình hình từng lúc từng nơi để
xác định được phương châm hành động cho chính xác. Nguyễn Trãi đã phân
tích tương quan lực lượng một giữa nghĩa quân và quân Minh một cách thực
biện chứng.
Vì nắm chắc thời thế và khả năng phân tích tình hình một cách biện
chứng, nên Nguyễn Trãi hoàn toàn tiên liệu được kết quả tất thắng của cuộc
khởi nghĩa:
“ửc tích Lam Sơn ngoạn Vô kinh
Miếu toán tiên tri đại sự thành
(Nhớ khi xưa ở Lam Sơn xem sách Võ Kinh
Mưu kế của triểu đỉnh đã biết trước việc lớn tất thảnh công).
Ông còn biết nhìn tình hình một cách tĩnh: “Bậc trí giả thường biết trước
từ khi sự việc chưa thành hình Khi ta còn yếu ông vẫn trông thấy con đường “tự
chuốc lẩy bại vong” của địch và tiền đồ to lớn của nghĩa quân, khi toàn thắng lại
không say sưa mà vẫn nhớ đến cái thế lâu dài của nước ta bao giờ cũng vẫn là
một nước nhỏ, yếu tồn tại bên một nước lớn hùng mạnh nên phải có một đối
sách thích đáng.
Từ việc đánh giá tương quan lực lượng chung như vậy, cho đến việc đối

phó với những chuyển biến tình hình đột ngột từng thời kỳ, từng lúc, từ việc vận
dụng đường lối tiến hành chiến tranh giải phóng nói chung, đem tư tưởng nhân
nghĩa mà tranh thủ lòng người, cho đến việc chỉ đạo tác chiến cụ thể... Nguyễn
Trãi cùng với Bộ thống soái nghĩa quân đã tỏ ra là hiểu thời thế, nắm vững và


vận dụng được quy luật của chiến ừanh giải phóng để đi đến toàn thắng.
1.2.

Cơ sở hình thành nghệ thuật tạo thời, lập thế trong khởi nghĩa

vàchiến tranh chống quân Minh xâm lược do Lề Loi va Nguyền Trai
lãnh đao 1418 -1427
1.2.1. Bối canh lich sử
Vào cuối thế kỉ XIV , triều đinh nha Trần ruong nát . Hô Quý Ly, môt
quý tộc có thanh thế đã phế truất vua Tràn Ịâp ra vương triều mới : triều Hô
(1400-1407).
Là một người táo bạo, Hô Quý Ly đa thưc hịên cải cách trên nhiêu lỉnh
ỵưc, hy vong cứu van nguy cơ sup đồ của nha nước phong kiến va củng cố
vương quyên của minh. Trên lính vực quân sự, ông cho xet đinh Ịai binh chê,
tăng cương quân sồ, cải tiến vũ khí trang bị, xây dưng cac thanh luy để chồng
thù trong giặc ngoài.
Bấy giơ, ở Trung Quốc là thời kỳ thống trị của nhà Minh (1368-1644).
Sang thề ki XV, dưới triều Minh Thanh Tồ (1402-1420) nhà Minh đạt đến giai
đọan cương thinh va trở thanh môt quốc gia phong kiền giau manh trên thề giới.
Lơi dung sư sup đồ của nha Trân , nhà Hồ mới lên chưa ổn định , Minh Thanh
To thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt.
Nhà Hồ chống đỡ với quân xâm lược được nửa năm . Đất nước ta một lân
nưa bi phong kiên phương Băc đô hô.
Dưới sự đô hộ của nhà Minh, sự phát triển của xă hội ta đã bị ngăn chặn

bởi sự kìm hãm gay gắt của ách thống trị ngoại bang và sự bảo tồn của những
quan hệ lạc hậu trong nước. Với bản chất phản động của một chính quyền đô
hộ, những chính sách thống trị của nhà Minh đã gây ra nhiều hậu quả tai hại đối
với sự phát triển của xã hội.
Trong hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, nền kinh tế nước ta bị đình đốn
và phá hoại nghiêm trọng.


về nông nghiệp, chính sách cướp mộng đất để lập đồn điền và cấp chức
điền cho bọn quan lại làm cho nhiều nơi nông dân bị mất mộng đất và phá sản.
Những hành động cướp bóc, vơ vét của địch, nhất là việc cướp trâu bò, đã gây
ra rất nhiều khó khăn ừong sản xuất, làm cho nền kinh tế nông nghiệp có khi bị
phá hoại. Những cuộc đàn áp khủng bố liên miên của địch còn làm mùa màng bị
tàn phá, đồng mộng phải bỏ hoang. Trong lúc đó thì đê điều và các công trình
thủy lợi bỏ bê ữễ nên thiên tai hoành hành dữ dội. Do đó, ừong thời thuộc Minh,
những nạn lụt lội, đê vỡ và mất mùa đói kém, dịch tễ.. .xảy ra liên tiếp. Năm
1407, do sự tàn phá của cuộc chiến ừanh xâm lược của quân Minh nên nạn đói
và dịch xảy ra nghiêm trọng, “nhân dân không trồng trọt, cầy cấy được, người
chết đói rất nhiều”. Hai năm sau, 1408 và 1409 đều có nạn đói, dịch và nạn đói,
dịch năm 1409 lại lớn hơn năm trước. Năm 1411, lụt lớn, đê sông đáy bị vỡ, nhà
cửa của dân bị trôi dạt. Năm 1412, cả khu vực từ Diễn Châu trở vào, đồng mộng
bỏ hoang, dân không cày cấy được.
về công thương nghiệp, chính sách thuế khóa nặng nề cùng với những thủ
đoạn vơ vét tài nguyên, lùng bắt thợ thủ công, hạn chế sự đi lại buôn bán và cấm
chỉ về ngoại thương của giặc Minh là những trở lực nghiêm trọng. Do những
chính sách và thủ đoạn đó, nhiều nghề thủ công bị phá sản, việc buôn bán trong
nước và ngoài nước bị sa sút hẳn.
Đời sống của nhân dân lâm vào một tình trạng rất làm than, cơ cực.
Ngoài thuế khóa, phú dịch, nhân dân còn phải chịu đựng biết bao nhiêu cảnh
chém giết, cướp bóc và tàn phá của quân địch. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn

Trãi đã từng kịch liệt tố cáo tội ác tày trời của quân Minh. Theo Nguyễn Trãi,
tội ác của quân địch đã chất cao như núi, mà dù:
Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam Sơn, khó ghi đầy tội ác.
Và do đó:
Thần dân đều căm giận,


Trời đất lẽ nào dung tha.
Với tất cả những hậu quả trên đây, cuộc xâm lược và ách đô hộ của nhà
Minh đã cản trở và kìm hãm gay gắt sự phát triển của xã hội ta, đe dọa nghiêm
trọng vận mạng của cả dân tộc và chà đạp lên cuộc sống cũng như mọi phẩm giá
của con người. Trong cảnh nước sôi lửa bỏng đó, một lịch sử cấp thiết đang đề
ra trước toàn dân là phải đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của nước ngoài, khôi
phục nền độc lập của Tổ quốc.Nhân dân ta vào đầu thế kỉ XV đã hoàn thành vẻ
vang sứ mạng ấy, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng chói lọi.Hai mươi
năm đô hộ của nhà Minh là hai mươi năm đấu tranh ngoan cường và liên tục của
nhân dân ta để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từ năm 1417, nhiều cuộc đấu tranh mới lại bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi,
báo hiệu trước một cao ừào đấu tranh quyết liệt sắp bùng nổ. Cao trào đó thực
sự bắt đầu từ năm 1418 với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lấy cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn làm trung tâm. Và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã gắn liền với tên tuổi
của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và những người anh hùng đất Lam Sơn.
1.2.2. Những kinh nghiệm trong sử dụng nghệ thuật quân sự cửa dân
tộc ta trong lích sử
Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thảnh nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ
thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động
trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng, trên các phương diện tư tưởng

chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc.
về tư tưởng chỉ đạo tác chiến: Giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ
quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các triều đại phong kiến trong chiến tranh
giữ nước. Do đó, cha ông ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một
quy luật để giành thắng lợi ừong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công
liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi


bờ cõi. Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình
chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ ừong
đánh giá đúng kẻ thù, chủ động để ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị
lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và
thời cơ để tiến hành phản công, tiến công.
Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lý đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam
(quân Chiêm Thành), phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành.
Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã sử dụng biện pháp
“tiên chế phát nhân” chủ động tiến công trước để xây dựng tuyến phòng thủ
sông Như Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động chặn và đánh
địch từ xa để bảo vệ Thăng Long.
Vào thế kỷ XIII, các quốc gia châu Ầu, châu Á đang run sợ trước vó
ngựa của giặc Nguyên Mông, thì cả ba lần tiến quân xâm lược Đại Việt vào các
năm 1258, 1285, 1288, giặc Nguyên Mông đều bị thất bại thảm hại, mặc dù có
số quân lớn hơn nhiều lần quân đội nhà Tràn. Có được thắng lợi đó là do ta đã
thực hiện toàn dân đánh giặc, “cả nước chung sức, trăm họ là bỉnh ”, trong đó,
tích cực chủ động tiến công giặc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các cuộc
chiến tranh.
Trước đối tượng tác chiến là giặc Nguyên Mông có sức mạnh lớn hơn,
ông cha ta đã kịp thời thay đổi phương thức tác chiến, ừánh quyết chiến với địch
khi chúng còn rất mạnh, chủ động rút lui chiến lược, tạm nhường Thăng Long
cho giặc ừong một thời gian nhất định, là để bảo toàn lực lượng và đó là một nét

độc đáo trong nghệ thuật tác chiến, chứ không phải là tư tưởng rút lui. Quân
địch tạm chiến được Thăng Long mà không chiếm được “Thủ đô ” của kháng
chiến, bởi vì chỉ chiếm được “thành không, nhà trổng”. Trong khoảng thời gian
đó, quân đội nhà Trần và nhân dân cả nước đã tích cực tác chiến nhỏ lẻ, tiêu hao
nhiều lực lượng địch, làm cho chúng rơi vào ừạng thái “tiến thoái lưỡng nan ”,


tạo thời cơ tốt nhất để phản công chiến lược, quét sạch quân thù ra khỏi đất
nước (lần thứ nhất sau 9 ngày tính từ khi giặc Nguyên vào Thăng Long, lần thứ
hai sau 5 tháng, làn thứ ba sau 3 tháng).
về mưu kế đánh giặc: Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở,
chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lung túng đối phó. Kế là để điều địch
theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh
của ta. Trong các cuộc chiến ừanh giải phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc,
triều đại nhà Lý, Trần...đã tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn
dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng đánh. Trong chống
giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, của ông cha ta đã kết họp chặt chẽ giữa
quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh
địch, làm cho lực lượng địch luôn bị phân tán, không thực hiện được họp quân
tại Thăng Long. Để bảo vệ Thăng Long, Lý Thường Kiệt đã xây dựng tuyến
phòng ngự sông cầu để chặn giặc, khi quân nhà Tống tiến công vượt sông không
thành công phải chuyển vào phòng ngự. Ông đã dùng quân địa phương và dân
binh liên tục quấy rối, làm cho địch mệt mỏi, căng thẳng, tạo thời cơ cho quân
đội nhà Lý chuyển sang phản công giành thắng lợi hoàn toàn.
Ke sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức
mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ Biết kết họp
chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta,
biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết
định.
Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thảnh một chiến

trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch. Làm cho “địch đông mà
hóa ít, địch mạnh mà hóa yếu ”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục
kích lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”.
Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến
ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lương thảo, hậu


cần của địch. Ngoài thực hiện kế “thanh dã”, làm cho kẻ thù rơi vào trạng thái
“người không có lương ăn, ngựa không có nước uống”, quân đội nhà Trần tổ
chức lực lượng đón đánh các lực lượng vận chuyển lương thực, hậu cần và đánh
phá kho tàng của địch. Điển hình như đội quân của Trần Khánh Dư đã tiêu diệt
toàn bộ đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hồ chỉ huy ở bến Vân Đồn,
làm cho giặc Nguyên ở Thăng Long vô cùng hoảng loạn.
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc: Thực
hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân
sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến ừanh giải phóng.
Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ra, từ tính
chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta,
thì “ Vua tôi đồng lỏng, anhem hòa mục, cả nước chung sức, trăm họ là bỉnh”,
giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.
Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân: “Một xin rửa sạch nước
thù; Hai xỉn đem lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kéo oan ức lòng chồng; Bổn xỉn
vẻn vẹn sở công lệnh này”, đến Hịch tướng sĩ, nghệ thuật “lẩy đại nghĩa thẳng
hung tàn, lẩy chỉ nhân thay cường bạo ”, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã liên
tục phát triển dựa ừên nền tảng của chiến ừanh nhân dân, thực hiện tốt đổi yếu
thành mạnh, kết họp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là cùng giành lại và
giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng “dập tắt muôn đời chiến tranh”,
“đem lại thái bình muôn đời”. Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh
giặc là: “Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách
của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là một

chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm
cho địch đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, rơi vào trạng thái bị động, lung
túng và bị sa lầy Trong đánh giặc, ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế
trận làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng,


nhiều thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt
hiệu quả cao như: phòng ngự ở sông cầu, phản công ở Chương Dương, Hàm
Tử,...
Nghệ thuật lẩy nhỏ đánh lớn, lẩy ỉt địch nhiều, lẩy yếu chống mạnh: Đây
là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc ta
luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn
nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Quy luật của chiến tranh là mạnh
được, yếu thua, nhưng từ ừong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã
sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnh tổng họp của
nhiều yếu tố, chứ không thuần túy là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của
mỗi bên tham chiến.
Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lý trong khi chỉ có
khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các
yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông,
làn thứ 2 là có 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã “lẩy đoản binh để
chế trường trận ”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
Nghệ thuật kết hợp đẩu tranh giữa các mặt trận quân sự, chỉnh trị, ngoại
giao và binh vận: Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia
trong tham chiến. Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết họp chặt
chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng họp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt
trận có vị trí, tác dụng khác nhau nhung cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức
mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh.

Mặt ừận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.


Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực,
phá hủy phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của
chiến ừanh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của
nhân dân ta, phân hóa, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác,
mặt ừận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để
kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc, góp phần
quan ừọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến ừanh.
về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn: Trong các triều đại
phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh lớn để giải phóng
đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lý có phòng ngự đánh lớn để giải
phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lý có phòng ngự sông Cầu (Như
Nguyệt), đây là một điển hình về kết họp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng
ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật. Tác chiến phòng ngự
ở Như Nguyệt không chỉ chặn đứng 30 vạn quân Tống mà còn làm thất bại ý đồ
đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng, khiến quân địch phải
chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự.
Thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức
một cuộc rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch họp vây của địch. Trong cuộc
truy đuổi, giặc Nguyên không thực hiện được những đòn quyết định với chủ lực
ta, trái lại, chúng vấp phải một cuộc chiến ừanh của toàn dân
Đại Việt. Do vậy, quân Nguyên đã sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh
được, “lực càng yếu, thế càng suy”, điều đó đã tạo ra thời cơ phản công cho
quân ta.
1.2.3. Tài năng của Lê Lợi và Nguyễn Trãi

Trong tất cả những cuộc chiến đấu ở thời xưa, tổ tiên chúng ta đều đã


chiến thắng và ừải qua mấy nghìn năm đấu tranh liên tục chống thù ừong giặc
ngoài, nhân dân Việt Nam đã có một truyền thống quân sự rất vẻ vang. Truyền
thống đánh thắng mọi kẻ thù ở mọi thời đại. Cũng từ muôn vàn cuộc đấu tranh
thắng lợi vẻ vang ấy, đã làn lượt xuất hiện trong lịch sử nhiều bậc tướng lĩnh
kiệt xuất, nhiều nhà quân sự lỗi lạc, đứng ngang hàng với những tướng lĩnh và
những nhà quân sự danh tiếng trên thế giới. Những chiến công oanh liệt của các
bậc anh hùng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Nguyễn Trãi, Lê Lợi,.. .còn mãi ghi
sâu trong tâm trí người dân Việt Nam.
Trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,một trong những nguyên nhân thất bại
chủ yếu của phong trào kháng Minh là sự bất lực và sai lầm của những người
lãnh đạo. Hoặc do năng lực chủ quan, hoặc do hạn chế của điều kiện giai cấp,
những người lãnh đạo lúc đó đã không phát huy được đầy đủ sự nỗ lực chủ
quan, tính năng động tự giác trong chiến tranh để đưa cuộc chiến tranh giải
phóng có tính chất yêu nước, chính nghĩa do họ lãnh đạo đến thắng lợi.
Một trong những đặc điểm nổi bật và cũng là một trong những nguyên
nhân thắng lợi chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa này có
một bộ tham mưu sáng suốt tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ trong xã hội, có uy
tín rộng rãi trong nhân dân. Bộ tham mưu đó đã phát huy được sự nỗ lực chủ
quan trong việc chỉ đạo và thực hành chiến ừanh với những đường lối lãnh đạo
đúng đắn.
Chỉ với vài nghìn nghĩa quân lúc ban đầu, Lê Lợi đã tiến tới đánh thắng
hàng mấy chục vạn quân Minh giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Suốt gần mười năm kháng chiến chống quân Minh (1418 - 1427) hai tên
tuổi Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã gắn bó mật thiết với nhau như hình và bóng. Hai
nhân vật lịch sử đã làm nên đại sự cho Đất nước Đại Việt thời ấy, xua đuổi quân
Minh lui về đất nước của mình, đem lại hòa bình và chủ quyền cho quê hương,
sau hai mươi năm bị chiếm đóng và đô hộ.



về phương diện cá nhân, Lê Lợi một người yêu nước có đủ đức đủ tài, có
uy tín rộng rãi trong nhân dân. Không can tâm sống trong cảnh nước mất, nhân
dân lầm than, từ lâu Lê Lợi đã nuôi chí diệt thù để “cứu nạn lém, lập công to để
tiếng thơm muôn đời”. Trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Lợi đã “dốc
hết của nhà ” để “hậu đãi tân khách ” và “chuyên tâm về sách thao lược”. Tiền
tài, chức tước và uy thế của quân địch không làm sao lay chuyển nổi con người
có tấm lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường đó.
Chính lòng yêu nước, đạo đức cao quý, tài năng lỗi lạc cùng với thành
phần xuất thân thuộc tầng lớp tiến bộ trong xã hội đã làm cho Lê Lợi trở thành
lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành con người có khả năng
đoàn kết và tập họp rộng rãi tất cả các lực lượng yêu nước trong nhân dân. Các
giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội tuy có một mâu thuẫn và đối lập về
quyền lợi, nhưng đều nhất trí trong một nhiệm vụ chung là đuổi giặc, cứu nước
và đều tìm thấy ở Lê Lợi, người lãnh tụ xứng đáng của dân tộc có khả năng đưa
cuộc đấu tranh đuổi giặc, cứu nước đến thắng lợi. Vĩ vậy, Lê Lợi đã sớm tập
họp được trong bộ tham mưu cuộc khởi nghĩa những người đại biểu ưu tú của
các giai cấp và tầng lớp khác nhau từ địa chủ, quý tộc yêu nước, sĩ phu, tù
trưởng thiểu số cho đến thương nhân, nông dân, nô tỳ,...
Lê Lợi từ đời ông cha, chỉ là một hào trưởng ở vùng Lam Sơn, chưa hề
có người đỗ đạt hay giữ chức tước gì trong chính quyền. Uy tín và ảnh hưởng
của Lê Lợi không phải tạo nên bởi danh nghĩa, mà bởi tài đức và sự nghiệp anh
hùng của chính bản thân.
Phong trào đấu tranh đàu thế kỉ XV không thiếu những người anh hùng
đứng ra gánh vác việc nước, nhưng người có khả năng tập họp hào kiệt bốn
phưomg, thống nhất phong trào hơn cả chính là Lê Lợi. Bằng tài năng và việc
làm của mình, bằng ý chí và đạo đức của mình, Lê Lợi đã thu được tín nhiệm
của nhân dân.



Bên cạnh Lê Lợi và cùng với Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng là một lãnh tụ
xuất sắc của nghĩa quân Lam Sơn và một anh hùng vẻ vang của dân tộc.
Trong bộ tham mưu nghĩa quân, Nguyễn Trãi giữ cương vị quan trọng
thứ hai sau Lê Lợi. Điều đó được thể hiện rõ trong câu “Lê Lợi vỉ quân, Nguyễn
Trãi vỉ thần ” được lưu truyền phổ biến ừong dân gian, được viết vào cả lá cây
của rừng núi Lam Sơn lúc bấy giờ.
Nguyễn Trãi có mặt ở Lam Sơn từ những ngày chuẩn bị khởi nghĩa và
ừong suốt cuộc chiến tranh cứu nước luôn luôn ở bên cạnh Lê Lợi để cùng bàn
mưu tính kế, lãnh đạo cuộc chiến tranh đến thắng lợi.
Lê Thánh Tông ca ngợi Nguyễn Trãi có “tẩm lòng sáng như sao Khuê”
và xác nhận rằng: “Lúc Thái Tổ mới dựng nghiệp, về phò tá ở Lỗi Giang, trong
thì giúp mưu lược ở chốn màn quân, ngoài thì thảo văn từ chiêu dụ các thành
Lê Quý Đôn cũng nói rằng: Nguyễn Trãi là “người có công lao đủng đầu
về việc giúp rập vua, ngàn năm không thể mai một được
Nguyễn Trãi lúc đầu giữ chức tuyên phụng đại phu bàn lâm thừa chỉ, sau
(năm 1427) phong làm nhập nội hành khiển, giữ chức thượng thư bộ lại kiêm
công việc ở viện Xu mật. Nguyễn Trãi “tham dự bàn mưu ở nơi màn quân,
phàm những lời Trãi bàn đều được Vương (tức Lê Lợi) nghe theo
Những gĩ ở trên đã cho thấy cương vị quan trọng và cống hiến to lớn của
Nguyễn Trãi trong bộ tham mưu nghĩa quân. Có thể nói rằng Lê Lợi và Nguyễn
Trãi là linh hồn và đầu não của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Cương vị Nguyễn Trãi trong bộ tham mưu đứng sau Lê Lợi, nhưng tài
năng to lớn của ông thì thật đã vượt qua tất cả những nhân vật đương thòi và đạt
tới đỉnh cao nhất của thời đại.
Đánh giá Nguyễn Trãi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ca ngợi: “Nguyễn
Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn, văn là chỉnh trị: chỉnh trị
cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi



thẹn nghìn thu ” (Bình Ngô đại cáo), võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật
“yểu đánh mạnh, ít địch nhiều...thẳng hung tàn bằng đại nghĩa ” (Bình Ngô đại
cáo), văn và võ đều là võ khỉ, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao: “viết thư
thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời ” (Lê Quỷ Đôn), “văn chương mím lược gẳn
liền với sự nghiệp kinh bang tế thế” (Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ
đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.
Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng và chính trị lớn của thời đại, một nhà
quân sự tài giỏi, một nhà ngoại giao lỗi lạc, một nhà văn nhà thơ thiên tài. Bao
nhiêu tài năng đã chung đúc vào con người vĩ đại đó và ông đã đem tất cả tài
năng đó cùng với tất cả tâm hồn và nghị lực của mình cống hiến cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
Trong bộ tham mưu nghĩa quân, ông giữ một cương vị xứng đáng và đã
cùng với Lê Lợi vạch đường chỉ lối đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là sự nghiệp chung của toàn dân và lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa đó là công lao của cả bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi. Ngày
nay thật khó mà phân biệt được một cách rạch ròi phần cống hiến riêng của từng
cá nhân trong bộ tham mưu nghĩa quân. Nhưng có điều chắc chắn có thể khẳng
định được là trong sự nghiệp chung ấy, Nguyễn Trãi với nhiệt tình và tài năng
lỗi lạc của mình đã có phàn cống hiến rất quan trọng.
Với nhãn quan của một nhà tư tưởng và chính trị lỗi lạc, một nhà chiến
lược quân sự tài giỏi, Nguyễn Trãi đã góp phần vạch ra đường lối chủ trương
cho cuộc khởi nghĩa và cùng với Lê Lợi tổ chức, chỉ đạo cuộc chiến tranh từ khi
còn trứng nước cho đến khi giành được thắng lợi cuối cùng.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi thật xứng đáng là một
người anh hùng dân tộc, một lãnh tụ xuất sắc của nghĩa quân. Đó là một con
người vĩ đại đã kết tinh biết bao nhiêu tài năng và tinh hoa của dân tộc. Thời
gian trôi qua, thời đại và đất nước dù đổi thay nhiều, Nguyễn Trãi vẫn mãi mãi



×