Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân thân chủ và mối quan hệ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.61 KB, 28 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sinh viên: PHAN HOÀNG MỸ PHỤNG
Mã số SV: 1427601010199
Lớp: CÔNG TÁC XÃ HỘI (D14XH02)
GV hướng dẫn: Th.Sĩ Nguyễn Hoàng Dũng
Học kỳ 2 – Năm học 2016 - 2017


Bình Dương, 06 /2016
Mục lục

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
PHẦN I I.1 1.

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Giới thiệu

Thời gian thực tập: 8 tuần.

2. Cơ sở: Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa
3. Địa chỉ: ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa,huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
4. Lịch sử hình thành cơ sở:

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng



Trang 2


Hình 1- hình ảnh về Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa
Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa là đơn vị hành chính trực thuộc Sở
Lao động- Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh với 04 lần đổi tên và
thay đổi chức năng nghiệp vụ:
-

Ngày 07/9/1976 Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội thành phố ban
hành Quyết định số 58/TC-QĐ về việc thành lập “Nhà nuôi người già
và tàn tật số 4” địa bàn đặt tại Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh
Sông Bé nay là phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát,tỉnh Bình

-

Dương.
Ngày 09/9/1995 UBND Thành phố ra quyết định số 6645/QĐ-UBNCVX về việc đổi tên “Nhà nuôi người già và tàn tật số 4” thành

-

“Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ người già và tàn tật Chánh Phú Hòa”
Ngày 08/8/2000 UBND thành phố ra quyết định số 5273/QĐ-UB-VX

-

bổ sung thêm nhiệm vụ cho trung tâm.
Ngày 15/12/2003 UBND thành phố quyết định số 296/2003/QĐ-UB về
bổ sung nhiệm vụ và đổi tên “Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già

và tàn tật Chánh Phú Hòa” thành “ Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú
Hòa”.

5. Các đơn vị liên quan: Trung tâm tâm thần Tân Định, Trung tâm tâm thần

Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ xã hội & phát triển kinh tế mới Tân Hiệp,
Trung tâm bảo trợ xã hội Bình Đức, Trung tâm cai nghiện Bố Lá, Trung
tâm chữa bệnh Đức Hạnh, Trung tâm chữa bệnh Phú Văn,…
I.2 -

Đối tượng

1. Người sử dụng dịch vụ tại cơ sở: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ
em lang thang cùng gia đình, trẻ em lang thang trong độ tuổi lao động
nam,nữ.

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 3


Số lượng người sử dụng dịch vụ: người cao tuổi (277 đối tượng), người khuyết
tật (331 đối tượng), trẻ em lang thang cùng gia đình (48 cháu), trẻ em lang thang
trong độ tuổi lao động nam (189 đối tượng),nữ (57 đối tượng).
I.3 -

Mục tiêu cơ sở:
1.

Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi và người

khuyết tật neo đơn sống lang thang , không nơi nương tựa của thành

2.

phố.
Tiếp nhận ,quản lý, nuôi dưỡng , chăm sóc và chữa bệnh người
khuyết tật thần kinh , tâm thần neo đơn không nơi nương tựa. Việc
quản lý , nuôi dưỡng , chăm sóc và chữa bệnh người khuyết tật thần

3.

kinh , tâm thần được thực hiện theo đúng quy định của nghành y tế.
Tiếp nhận trẻ lang thang cùng gia đình xin ăn , sinh sống nơi công

4.

cộng trên địa bàn thành phố .
Tiếp nhận quản lý , chữa trị và phục hồi sức khỏe để áp dụng biện
pháp quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định 104/2003/QĐ-UB
ngày 27/6/2003 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về quản lý người

5.

lang thang xin ăn , sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố.
Tiếp nhận ban đầu và quản lý tạm thời đối với người lang thang xin
ăn , sinh sống nơi công cộng trên địa bàn Thành phố trong thời gian
làm thủ tục đưa về địa phương cư trú đối với người đã xác định
được địa chỉ cư cho người lang thang trong độ tuổi lao động , có sức
khỏe trong thời gian chờ làm thủ tục quyết định chuyển đi cơ sở sản
xuất thuộc Sở Lao động- Thương binh và xã hội Lực lượng Thanh


6.

niên xung phong thành phố.
-Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy văn hóa , dạy nghề ,
kết hợp với lao động sản xuất, tạo điều kiện cho người được đưa vào

7.

Trung tâm hòa nhập cộng đồng.
-Tổ chức lao động sản xuất phù hợp với tuổi tác và điều kiện sức
khỏe nhằm cải thiện sinh hoạt và đời sống của Trung tâm theo đúng

8.

quy định của pháp luật.
-Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài chính và cơ sở vật chất, trang
thiết bị của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 4


I.4 -

Tổ chức, nhân sự cơ sở

Sơ đồ tổ chức nhân sự


Giám đốc

Phó giám đốc
(02 phó giám đốc)

hoạchchính(15
CBVC)
quản
lýKhu
người
caolýtuổi
Khu
(15quản
CBVC)
lý tật
Lao
Khu
động
quản
nam
lý Lao
(14Khu
đông
CBVC)
quản
nữ (09
lý Trẻ
CBVC)
em (09 C
Phòng

giáo
dục
dạy
nghề-Hòa
Phòng
Phòng
nhập
Lao
cộng
bảo
động
vệ
đồng
sản
(13xuất
(07CBVC)
CBVC)
và giảiTrạm
quyếtKhu
việc
CBVC)
quản
người
khuyết
(20
CBVC)
chứcPhòng
hành kế
chính
(15tài

CBVC)
Y
tếlàm
(21(09
CBVC)

Nhân sự chuyên môn:
-

Phòng tổ chức hành chính (15 CBVC)
Phòng kế hoạch – tài chính (15 CBVC)
Phòng giáo dục dạy nghề- Hòa nhập cộng đồng (07 CBVC)
Phòng bảo vệ (13 CBVC)
Phòng lao động sản xuất và giải quyết việc làm (09 CBVC)
Trạm Y tế (21 CBVC)
Khu quản lí người cao tuổi (15 CBVC)
Khu quản lí người khuyết tật (20 CBVC)
Khu quản lí lao động nam (14 CBVC)
Khu quản lí lao động nữ (09 CBVC)
Khu quản lí trẻ em (09 CBVC)

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 5


I.5 -

Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động


chăm sóc:
-

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng (thực hiện nuôi ăn theo quy định của
nhà nước (trẻ em: 1.900.000 đồng, người cao tuổi và người khuyết tật:

-

1.520.000 đồng, tre trong độ tuổi lao động: 1.140.000 đồng).
Công tác chăm sóc sức khỏe (thành lập các tổ chức y tế khu để chăm
sóc trực tiếp cho bà con đối tượng, kết hợp với bệnh viện thị xã Bến
Cát tổ chức thăm khám BHYT cho đối tượng, kết hợp với các bệnh
viện tuyến trên tỉnh Bình Dương và bệnh viện ung bướu điều trị cho

-

những trường hợp bệnh nặng vượt tuyến.
Công tác tham vấn, tư vấn (thành lập các tổ chức tham vấn, tư vấn tại

-

các khu quản lý…)
Công tác tổ chức hoạt động phong trào văn hóa (vào các dịp lễ, tết, vận
động các đoàn nghệ thuật đến biễu dễn văn nghệ phục vụ bà con).

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 6



PHẦN II - THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
II.1 -

Bối cảnh chọn thân chủ:

Sau khi kết thúc các môn học năm 2 ở trường Đại học Thủ Dầu Một đặc
biệt là môn Công tác xã hội với cá nhân. Tôi được dịp vận dụng những kiến
thức đã học vào đợt kiến tập tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên Th.Sĩ Nguyễn Hoàng Dũng và sự sắp xếp
mà tôi được kiến tập ở trại Người khuyết tật. Và ngẫu nhiên mà tôi chọn
trại 32 làm địa điểm kiến tập, ở đây nhờ chị Trâm- 1 chị trong trại giới
thiệu cho một số thân chủ để tôi tiếp xúc, nói chuyện.

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 7


Hình 2- hình ảnh về Khu Người Khuyết Tật ở Trung tâm bảo trợ xã hội
Chánh Phú Hòa
II.2 -

Hồ sơ xã hội của thân chủ:

Thông tin cá nhân thân chủ
Họ và tên: Trần Thị Đồi
Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 1960
Nơi sinh: Hải Phòng
Hiện cư ngụ tại: Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, ấp 1B, xã Chánh Phú

Hòa,huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Nêu vắn tắt các thông tin khác về thân chủ như:


Quá trình sinh sống và lớn lên: bà Trần Thị Đồi (1960) sinh ra ở quê nhà
Hải Phòng. Gia đình bà có 4 người: ba, mẹ, chị gái và bà. Năm bà được
1,2 tuổi gia đình di chuyển và Nam trong thời kì bối cảnh lịch sử Việt
Nam: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành
cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ
nghĩa xã hội. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền
Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống
trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền
Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước. Lúc vào Nam do hoàn cảnh
nhà còn gặp khó khăn nên ba bà gửi vào “ Nhà Dòng” -bên đạo Thiên
Chúa. Sau đó bà được đưa qua cô nhi viện, ở cô nhi viện được 10, 11
năm, trong thời gian đó bà được luân chuyển qua 3 cô nhi viện khác nhau:
từ cô nhi viện Hố Nai (tỉnh Đồng Nai) ở được 3,4 năm, sang cô nhi viện
Bình Lợi (thành phố Hồ Chí Minh) bà ở đây được 5,6 năm lúc bà ở cô nhi
viện này ba và chị bà hay lại thăm và gửi đồ ăn cho bà sau đó là cô nhi
viện Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh) được 3 tháng tiếp đó cô nhi viện
giải tỏa. Cùng đợt thu gom vào Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa
nên bà được đưa vào, từ khi lên trại ba bà chưa một lần lên thăm nên bà
không biết ba bà có còn sống không, còn chị có lên thăm 3 lần xin phép
đưa về 1 lần. Sau khi vào Trung tâm bà được luân chuyển từ trại 1khu
Người Cao Tuổi đến trại 17 cùng khu từ đó đến nay bà ở trại 32 khu
Người Khuyết Tật.

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng


Trang 8




Tình trạng học vấn, chuyên môn, chuyên ngành: Lúc ở cô nhi viện bà không
được học, cho đến năm 16,17 tuổi khi lên Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú
Hòa bà được học qua năm lớp xóa mù chữ do trung tâm mở.



Tình trạng nghề nghiệp: không có



Tình trạng sức khỏe thể chất: Tình trạng sức khỏe hiện tại, lịch sử bệnh tật, quá
trình chữa trị…
Hồi nhỏ chân bị yếu bẩm sinh nên phải thường xuyên tập vật lý trị liệu đến nay.
Chiều cao: 1m58



Cân nặng: 51kg

Tình trạng sức khỏe tâm thần: tâm lý nhiều lúc không ổn định do nhớ chị và gia
đình.



Các vấn đề khác: thân chủ thích xem phim và nghe đài

Năng khiếu: ca hát nhưng do tuổi cao sức yếu nên ít khi hát
Tín ngưỡng: Đạo Thiên Chúa
Thói quen: xem phim sau khi đi tập vật lí trị liệu về.



Nêu vắn tắt các thông tin về môi trường của thân chủ:
Mọi người trong trại nếu nhìn qua thì rất hòa đồng, gần gũi, thân thiện nhưng
mỗi người đều có một góc khuất trong tâm hồn không thể chia sẽ cùng ai, hoặc
nói ra thì sợ người khác chê cười nên giưã mọi người luôn có “một bước tường
vô hình” mang tên mặc cảm để có thể để họ gần gũi hơn.



Thông tin về cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, đánh giá về các mối quan
hệ trong gia đình và ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đối với thân
chủ.
Bố: Trần Cao Cát

Năm sinh: 1908

Nghề nghiệp: lúc ở quê làm ruộng sau vào Nam thì làm cảnh sát – thẩm sát
viên.
Mẹ: Hoàng Thị Mần

Năm sinh: 1920

Nghề nghiệp: lúc ở ngoài quê cùng chồng làm ruộng sau vào Nam thì bán vải
ở chợ Bình Đông, quận 7 và nội trợ.
Chị gái: Trần Thị Nắm

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Năm sinh: 1948
Trang 9


Nghề nghiệp: buôn bán hàng rong trên đường Trần Văn Khải, quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh


Thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên quan:
-

Nghị định luật pháp Người khuyết tật. [1]
Nghị định luật pháp Người cao tuổi. [2]
Thân chủ được hưởng chính sách nuôi ăn theo quy định của nhà nước
(người cao tuổi và người khuyết tật: 1.520.000 đồng) [3]

II.3 -

Vấn đề của thân chủ

Qua quá trình thực tập 8 tuần đầu tiên tại trại số 32 khu Người Khuyết Tật,
Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa mà đặc biệt là qua quá trình tiếp xúc
với thân chủ bà Trần Thị Đồi em đã nêu lên được cây vấn đề của thân chủ như
sau

Nguyên nhân

Thiếu tình cảm gia

đình từ nhỏ

VẤN ĐỀ CHÍNH

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Bị tật ở chân

Thân chủ và mối quan
hệ gia đình

Trang 10

Chị ít lên trung
tâm thăm


Hậu quả

Cảm thấy mình là
gánh nặng cho
chị

Ít thân thiết với
gia đình

Ít tâm sự với
người cùng trại

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy vấn đề lớn của thân chủ là: gia đình của thân chủ

Nhìn vào cây vấn đề trên, ta có thể thấy được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề
của thân chủ: thiếu tình cảm của gia đình từ nhỏ do kinh tế gia đình không đủ
điều kiện nên đưa bà vào cô nhi viện từ nhỏ. Tuy nhiên khi lớn lên vào Trung
tâm bảo trợ xã hội thì chị có lên thăm nhưng bởi chị cũng có cuộc sống riêng
nên cũng ít lên thăm bà.
Vấn đề gia đình của thân chủ để lại những hậu quả: ít thân thiết với gia đình bởi
từ nhỏ đã sống xa gia đình cho đến khi lớn, ít tâm sự với người cùng trại do vì
có những chuyện thân chủ chỉ muốn nói với người nhà hơn, do kinh tế hiện tại
của chị cũng không khá lắm với lại chân bị tật nên không muốn mình trở thành
gánh nặng cho chị gái.
II.4 -

Tiến trình làm việc với thân chủ

II.4.1 Tiếp cận thân chủ

Quá trình tiếp cận với thân chủ đã diễn ra theo trình tự sau:
Được thực tập tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa
Gặp gỡ và làm quen với tất cả các thành viên trong trại số 32 Khu Người Khuyết Tật

Nhờ một chị trong khu giới thiệu thiếp xúc với thân chủ

Tiếp xúc, trò chuyện thân mật với thân chủ
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 11

Xác định ra vấn đề của thân chủ



Thông qua việc quan sát thân chủ qua một thời gian ngắn tìm hiểu, cuối
cùng tôi đã quyết định chọn làm việc với thân chủ Trần Thị Đồi.
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên giữa tôi và thân chủ (từ 07h30’ đến 10h00 ’ ngày
17/05/2016) tôi đã giới thiệu sơ qua về bản thân mình sau đó nói bà hãy tự giới
thiệu về bản thân, bà tươi cười và nói bà tên là Trần Thị Đồi, bà 56 tuổi, bà là
con út trong 1 gia đình có 2 con.
Sau buổi làm quen đầu tiên thì hôm sau tôi lại tiếp tục tìm đến trung tâm
tìm bà lần nữa nhưng do lúc đầu tôi không biết bà phải đi tập vật lí trị liệu tôi đã
tìm bà tìm miết không thấy cứ tưởng là không còn được tiếp xúc với bà nữa
nhưng khi nhìn thấy bóng bà tôi vui mừng vô cùng, sau đó bà thấy tôi nhận thấy
bà rất vui vẻ, tôi có cảm giác rất vui vì bước đầu đã tạo được mối quan hệ thân
thiết với bà.
Thuận lợi:
Được học xong môn học Công tác xã hội với cá nhân đã giúp cho bản thân
tôi có nhiều hiểu biết hơn, áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế để đi
đúng hướng và thiết lập được mối quan hệ tốt với thân chủ.
Thân chủ vui vẻ, thân thiện, gần gũi, hòa đồng, cỡi mỡ.
Ban quản lí trại cũng rất gần gũi, thân thiện, và giúp đỡ chúng tôi hết mình
để đạt được kết quả tốt nhất trong đợt kiến tập này.
Khó khăn:
Thân chủ là người khuyết tật (chân bị yếu bẩm sinh) nên phải thường xuyên
đi tật vật lí trị liệu ít có thời gian trò chuyện cùng thân chủ.
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 12


Do tuổi cao sức yếu nên thân chủ nói chuyện nhiều sẽ dễ mệt cần có thời
gian nghỉ.
Thân chủ lần đầu tiên chưa thật sự tin tưởng nên chưa bộc lộ nhiều tâm sự

của bản thân.

II.4.2 Thu thập thông tin
II.4.2.a - Thông tin về thân chủ và vấn đề của thân chủ
-

Từ những khó khăn của mình khi gặp thân chủ, dần dần tôi đã thiết lập
mối quan hệ giữa tôi và thân chủ khá tốt. Mỗi lần bản thân sắp xếp thời
gian gặp gỡ giữa tôi và thân chủ nhiều hơn và đặc biệt trong những lần
nói chuyện thì tôi tâm sự về bản thân mình nhiều hơn, kể cho bà nghe
những câu chuyện vui…Bà đã tin tưởng và chia sẻ với tôi những khó

-

khăn hiện tại bà đang gặp phải.
Nghe những tâm sự của thân chủ mà tôi thấy tội nghiệp cho bà, tuy vậy
nhưng tôi phải kiềm chế không để bộc lộ cảm xúc của bản thân ngay
trước mặt thân chủ. Thông qua những người cùng trại tôi được biết thân
chủ ít chia sẻ về gia đình mình với người khác cho dù là bạn chơi chung,
bà chỉ chia sẻ với 1 mình bà Mai thôi, tất cả mọi việc bà Mai đều nắm rõ

-

về thân chủ của tôi.
Có đôi lúc bà cũng muốn về nhà sống chung với chị của mình nhưng bởi
chị còn có đứa con bị bệnh tâm thần nên không đón bà về ở chung được.
Lâu dần bà bảo bà chỉ muốn ở lại trong trung tâm luôn bởi ở đây có ăn, có
mặc, bệnh tật thì có y tế lo cho nhưng khi nói chuyện với bà nhìn vào mắt
bà tôi lại nhận thấy rằng dù cuộc sống trong này đủ đầy như bà nói nhưng
đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn” bà lại cho tôi thấy dù cho bên cạnh chị bà

cuộc sống không đủ đầy nhưng bà vẫn muốn về với chị mình. Nhưng
cuộc sống của chị bà cũng có nhiều khó khăn và phải nuôi thêm đứa con
nên bà không muốn làm gánh nặng cho chị mình mà thôi.

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 13


II.4.2.b - Thông tin về bối cảnh môi trường của thân chủ, những

nguồn lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội
Về môi trường xung quanh thân chủ
Thân chủ ngay từ lúc 1,2 tuổi đã theo ba mẹ vào Nam không thể biết

-

nhiều về họ hàng ở ngoài quê của mình được. Lúc nhỏ ở trong cô nhi viện
sau đó cô nhi viện giải tỏa bà vào trung tâm bảo trợ do thay đổi môi
trường nếu nói đến bạn bè thì bà cũng không có nhiều bạn bè lắm. Bà ở
phòng bên kia nhưng hay qua phòng bên này chơi bên kia chỉ để ngủ bởi
bên phòng của bà mọi người ít nói chuyện với nhau, còn phòng bên này
bà thường hay qua xem phim và nói chuyện với các bà bên này hơn.
Bên cạnh đó cơ sở y tế, như theo bà nói thì họ hay thăm khám định kì, có

-

bệnh thì họ lại khám và cho thuốc rất tận tình.
II.4.2.c - Thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên
quan

-

Nghị định luật pháp Người khuyết tật. [1]
Nghị định luật pháp Người cao tuổi. [2]
Thân chủ được hưởng chính sách nuôi ăn theo quy định của nhà nước

(người cao tuổi và người khuyết tật: 1.520.000 đồng) [3]
Nguồn thu thập được thông tin là: các nghị định được thu thập trên mạng
Internet do trung tâm cũng nói là tuân theo các nghị định và chính sách Nhà
nước đề ra. Bên cạnh đó cũng nhờ vào bản “Báo cáo, giới thiệu sơ lược về trung
tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa” để tìm ra một số chính sách chi tiết đối với
từng đối tượng ở trung tâm.
Thuận lợi:
Có nguồn trên Internet có thể tham khảo.
Các anh chị ở trung tâm rất nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp
Khó khăn
Có nhiều Nghị định nên mất ít thời gian để sàng lọc lại và chọn ra Nghị
định và chính sách phù hợp.
II.4.3 Chẩn đoán vấn đề
II.4.3.a Đánh giá thông tin

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 14


Để đánh giá thông tin được thu thập tự thân chủ tôi đã dựa vào các câu
hỏi tuy thay đổi cách hỏi nhưng đại ý đều hướng đến 1 vấn đề để có thể nhận
biết thông tin thân chủ cung cấp là đúng không, nếu không đúng thì biết được
qua câu trả lời của thân chủ. Bên cạnh đó do thân chủ ở trong Trung tâm bảo trợ

xã hội nên trungtâm cũng có thể xem là nguồn cung cấp thông tin và là nơi kiểm
chứng 1 số thông tin thân chủ cung cấp cho tôi có đúng với sự thật hay không.
Trong việc đánh giá thông tin thuận lợi phải kể đến là do đã tạo được mối
quan hệ thân thiết với thân chủ nên thân chủ chia sẻ rất nhiều thông tin nên có
thể hình dung, khái quát và ráp với các mốc thời gian xem có logic không. Bên
cạnh những thuận lợi là có được nhiều thông tin do thân chủ chia sẻ thì cũng có
những khó khăn là thân chủ chia sẻ nhiều thông tin không cụ thể thời gian làm
cho việc chọn lọc sắp xếp thông tin còn gặp nhiều khó khăn.
II.4.3.b Xác định vấn đề (chẩn đoán)

Sau khi nắm được một số thông tin của thân chủ, tôi và thân chủ đã cùng
nhau xác định vấn đề mà thân chủ gặp phải là vấn đề vè phía thân chủ và gia
đình của thân chủ.
Để xác định được vấn đề của thân chủ tôi đã dùng công cụ: cách đặt câu
hỏi gợi mở cho thân chủ từ đó dùng giấy và viết ghi chép lại thông tin (sau khi
được thân chủ cho phép) sau đó từ đó xác định vấn đề mà thân chủ gặp phải.
Sau nhiều lần quan sát và đặt câu hỏi gợi mở tôi không tìm thấy vấn đề
nào khác mà thân chủ gặp phải nên tôi đã cùng thân chủ chọn giải quyết vấn đề
chính là thân chủ và mối quan hệ với gia đình của thân chủ.
Sơ đồ phả hệ của thân chủ:
Ba

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Mẹ

Trang 15


Chị


TC

Chú thích:
Đã mất

Con gái

Kết hôn

Mối quan hệ bình thường

Giải thích sơ đồ phả hệ: qua sơ đồ phả hệ cho chúng ta thấy thân chủ không
có nhiều mối quan hệ. Giữa thân chủ và gia đình ít có mối quan hệ thân thiết.
Do ngay từ nhỏ đã không ở cùng gia đình mà được đưa vào cô nhi viện. Quan
hệ với ba mẹ có phần xa cách dù trước đó ba có lên thăm (lúc còn ở cô nhi
viện). Còn quan hệ chị em thì ở mức bình thường bởi từ khi bà lên trung tâm
bảo trợ xã hội chị cũng có lên thăm 3 lần và có 1 lần xin phép cho về nhà.


Môi trường sống chung quanh thân chủ như trường học, khu phố, tổ dân phố,
…, môi trường nghề nghiệp của thân chủ như nơi thân chủ làm việc, các hệ
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 16


thống dịch vụ như giải trí, y tế, bảo hiểm…và mối tương tác giữa thân chủ và
các hệ thống này
Sơ đồ sinh thái


Mạnh thường quân
Ban quản lí
trại

Cơ sở y tế

Thân chủ: bà Đồi
(56 tuổi)

Chính sách xã
hội
Bạn bè trong
trại

Gia đình

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 17

Họ hàng của thân
chủ


Giải thích:
Mối quan hệ thân thiết từ 1 phía
Mối quan hệ bình thường tác động 2 chiều
Mối quan hệ xa cách


Chú thích:
Môi quan hệ giữa thân chủ và gia đình mình là quan hệ xa cách bởi từ nhỏ đã ở
trong cô nhi viện sau đó vào trung tâm bảo trợ xã hội nên ít gần gũi với ba mẹ và
chị gái.
Mối quan hệ giữa thân chủ và cơ sở y tế là mối quan hệ thân thiết tác động 1
chiều bởi thân chủ bị tật ở chân nên phải luôn luôn duy trì tập vật lí trị liệu để có
thể đi lại bình thường.
Mối quan hệ giữa thân chủ với các mạnh thường quân là quan hệ thân thiết 1
chiều bởi các mạnh thường quân hay cho quần áo, thức ăn,..
Đối với mối quan hệ giưã ban quản lí trại là quan hệ bình thường 1 chiều.
Mối quan hệ giưã thân chủ và chính sách xã hội có quan hệ thân thiết 1 chiều
bởi những chính sách nhà nước ưu đãi mà thân chủ nhận được.
Mối quan hệ giữa thân chủ và bạn bè trong trại là mối quan hệ bình thường và
tác động qua lại bởi có giúp đỡ nhau.
Mối quan hệ giữa thân chủ và họ hàng là quan hệ xa cách bởi từ nhỏ thân chủ đã
theo ba mẹ
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 18


vào Nam nên không rõ những người họ hàng ngoài quê.
II.4.3.c Phân tích những điểm mạnh và điểm hạn chế

Hệ thống gia
đình
Thân chủ

Điểm mạnh
-


Hạn chế

Vui tính
Cỡi mở
Biết hát
Biết rất

-

Bị tật ở chân
Sức khỏe

Tiềm năng
-

người khác

không được

nhiều đạo

-

lý làm

nhiều đạo

tốt
Có những


lý làm
người hay.

chuyện thân

người hay

Có thể dạy

chủ không
nhớ rõ nên
phải mất ít
thời gian để
gợi mở và để
thân chủ hình
dung ra vấn đề
hướng tới

Chị gái

-

Thương

-

Kinh tế khó

-


khăn
Phải nuôi một

em

-

Có thể
thường
xuyên vào

đứa con bị

thăm em để

bệnh về thần

thân chủ có

kinh

thể vơi bớt
cảm giác
nhớ người
thân

Hệ thống xã hội
Cô nhi viện


-

Nuôi

-

dưỡng
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Ít có người
thân thiết với

Trang 19

-

Có thể
nhận và


-

thân chủ
Chăm sóc

thân chủ

nuôi dưỡng
nhiều em


thân chủ

nhỏ có
hoàn cảnh
đặc biệt

Trung tâm bảo

-

trợ xã hội
-

Chăm sóc

-

Chỗ tập vật lý

-

Có thể

cho thân

trị liệu của

chăm sóc

chủ

Cho thân

trung tâm cần

thân chủ rất

tăng thêm một

tốt về nhiều

số máy tập

mặt.

chủ được
hưởng

nữa để đáp

những

ứng được nhu

khoảng

cầu của nhiều

trợ cấp

người thay vì


của nhà

phải ngồi chờ

nước mà

máy.

thân chủ
đáng được
nhận
.

Qua việc tìm ra điểm mạnh, hạn chế, tiềm năng của thân chủ và môi
trường xung quanh của thân chủ tôi cũng gặp không ít khó khăn là có những
chuyện thân chủ không nhớ rõ nên phải mất một số thời gian và thân chủ không
nhìn ra được tiềm năng và điểm mạnh của mình nên tôi phải tốn nhiều thời gian
để quan sát và sau đó cùng thảo luận với thân chủ. Song bên cạnh những khó
khăn tôi cũng có rất nhiều thuận lợi là thân chủ khá cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong phạm vi có thể của bản thân.
II.4.4 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 20


II.4.4.a Xác định mục tiêu:

Hai mục tiêu mà sinh viên cần thể hiện rõ:

Mục tiêu hỗ trợ thân chủ tự giải quyết vấn đề của họ: tạo cho thân chủ
cảm giác mọi người trong trại cũng như một gia đình.
Mục tiêu can thiệp của nghề nghiệp : hỗ trợ thân chủ cảm thấy thân thiết
hơn với mọi người trong trại
II.4.4.b Xác định các hoạt động can thiệp:

- Tạo môi trường thân thiện giữa thân chủ và một số bà khác ở trong trại bằng
các hoạt động nhỏ như: hát, đố vui,…
- Từ đó làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn, tạo cho thân chủ cảm thấy ở
đây họ cũng có thể là một gia đình, làm giảm bớt cảm giác nhớ nhà, nhớ chị của
thân chủ.
Thuận lợi:
- Mọi người nhiệt tình hỗ trợ cho tôi thực hiện mục tiêu.
- Thân chủ rất hào hứng tham gia cùng.
Khó khăn:
- Khơi gợi cảm giác nhớ nhà làm cho một số người nhớ con, nhớ cháu nên hơi
buồn.
- Mất nhiều thời gian để tìm kiếm, thiết kế trò chơi phù hợp với mọi người.

TT
1.

Hoạt động

Người

Nguồn lực

Chăm sóc sức


-

Thời gian Kết quả dự kiến
thực hiện
Thân chủ 1 tháng
Sức khỏe của

Nhân

khỏe cho thân

viên

chủ

tế

y và bác sĩ
của

trung
tâm và
ngoài
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 21

thân chủ ngày
càng tốt hơn.



trung
tâm
2.

Trò

chuyện

với thân chủ

Thân chủ 4 tuần

Hiểu rõ hơn đời



sống tâm lí của

sinh

viên

thân chủ từ đó


được

các


phương pháp hỗ
trợ kịp thời và
chính

xác

để

thân chủ có đời
sống tâm lí cải
3.

Sinh viên 2 tuần

thiện hơn.
Tạo được mối

với một số bà

và một số

quan

trong

trại

bà trong

thiết với một số


trong

thời

trại

bà trong trạivà

Trò

chuyện

hệ

thân

gian thân chủ

tìm hiểu thêm

tập vật lí trị

về

liệu

thông qua người

thân


chủ

mà thân chủ hay
4.

Tạo

dựng Một

số

bà Sinh

2 tuần

tâm sự.
Mối quan

hệ

mối quan hệ cùng trại với viên, thân

giữa thân chủ và

thân thiệt hơn thân chủ

chủ




những

giữa thân chủ

một

số

cùng trại được



người

cải thiện nhiều

khác

hơn.

một

người

số
khác

trong trại


trong trại

II.4.5 Thực hiện kế hoạch
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 22

người


Ngày 17/05/2016- 16/06/2016: từ 8h00’- 9h30’ nhưng trước đó thân chủ đã
được tập vật lý trị liệu nên tôi chỉ có thể hỗ trợ thân chủ trong vòng 1 tháng hay
lên chỗ bà tập vật lý trị liệu hỗ trợ về mặt tinh thần
Ngày 24/05/2016- 25/06/2016 từ 8h00’- 10h00’ tạo dựng mối quan hệ thân thiết
với thân chủ từ đó thu thập được một số thông tin,hiểu được đời sống tâm lý của
thân chủ từ đó lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hỗ trợ thân chủ
Ngày 31/05/2016- 11/06/2016 từ 8h00’- 9h30’ xuống trại lúc không có thân chủ
để tìm hiểu ai là người thân chủ hay chơi thân và tâm sự- được biết cô Mai là cô
mà thân chủ hay nói chuyện và tâm sự, bên cạnh đó tôi cũng nói chuyện với một
số các bà các cô khác trong trại.
Ngày 07/06/2016- 18/06/2016 từ 9h30’-10h00 do trước đó tôi có thời gian nói
chuyện thân thiết với một số bà trong trại trước nên tôi muốn từ bản thân mình
làm “nhịp cầu” cho thân chủ nói chuyện với những người chưa hoặc ít nói
chuyện nhiều hơn và hiểu hơn bằng những hoạt động nhỏ nhỏ như: đố vui, hát
hò,… kết quả mọi người nói chuyện vui vẻ với nhau
Thuận lợi:
Mọi người rất vui vẻ, nhiệt tình tham gia trò chơi nhỏ mà tôi nghĩ ra
Thân chủ từng ngày thay đổi theo chiều hướng tốt hơn
Thân chủ càng ngày càng cởi mở hơn trong việc chia sẻ nên tôi cảm thấy mừng.
Khó khăn

Việc sắp xếp thời gian: do thời gian ngắn nên tôi phải phân bố thời gian 1 buổi
có thể cùng làm hai việc
Do thân chủ phải tập vật lý trị liệu nên nhiều khi trong khoảng 8h00’- 9h30’
trong khoảng thời gian thân chủ tập thì xuống trại trước nói chuyện với những
người khác, sau đó chờ thân chủ về và nói chuyện.
II.4.6 Lượng giá

Trình bày rõ các tiêu chí, phương pháp lượng giá đã sử dụng. Những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình lượng giá.
Các tiêu chí để lượng giá:
- Sức khỏe của thân chủ có thay đổi tốt hơn không
SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 23


- Diễn biến tâm lí xã hội của thân chủ có được cải thiện hơn
- Mối quan hệ giưã thân chủ và những người cùng tại có được duy trì và
gần gũi hơn không
- Thân chủ đã vơi bớt cảm giác nhớ nhà hay không
Phương pháp lương giá đã được sử dụng: quan sát, chuẩn đoán, nhật xét.
Thuận lợi:
- Đa phần mọi mặt hỗ trợ thân chủ đều được cải thiện tốt lên
- Có được sự hỗ trợ nhiệt tình của những người cùng trại
Khó khăn:
- Thân chủ còn đôi chút cảm giác nhớ nhung gia đình trong quá trình thực
hiện kế hoạch làm cho kế hoạch thực hiện nhiều lúc bị gián đoạn
II.4.7 Kết thúc

Tường thuật lại quá trình kết thúc ca. Có gặp những khó khăn, thuận lợi gì

không?
Quá trình kết thúc ca:
Quá trình để hỗ trợ một ai đó tự mình thay đổi tâm lí xã hội và hòa đồng,
vơi đi nỗi nhớ gia đình quả thật là quá khó. Cứ sợ mình không làm tốt sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề tâm lí của thân chủ. Nhưng kết quả sau khi kết thúc ca
đi đúng như mục tiêu tôi đặt ra nên cảm thấy vô cùng vui mừng.
Thuận lợi:

-

Mọi người hoà đồng,nhiệt tình, vui vẻ giúp đỡ
Ban quản lí trong trại tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành kế hoạch.
Khó khăn:
Đây là lần đầu nhận một ca thực tế để thực tập nên còn gặp nhiều áp lực

-

tâm lý.
Do chưa được học môn Công tác xã hội vơi Người khuyết tật nên còn gặp

-

nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch, tạo những trò chơi sinh hoạt.
Có nhiều tình huống ngoài dự kiến xảy ra chưa ứng phó kịp thời được.

-

PHẦN III - LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
III.1 -


Những bài học và kinh nghiệm

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 24


Qua quá trình thực tập ở trung tâm đã cho tôi hiểu rõ hơn về ngành Công tác
xa hội. Thay vì chỉ là những lí thuyết: Công tác xã hội với cá nhân, Công tác
xã hội với người cao tuổi,.. mà tôi cho là khô khan được học trên trường, đợt
thực tập lần này cho tôi nhận thấy ứng dụng rõ rệt của nó vào ngành. Mặc dù
là “ngành chọn người” nhưng sau đợt thực tập này tôi lại có thêm nhiều hi
vọng và thực sự yêu thích ngành nghề này. Bên cạnh tình yêu dành cho ngành
tôi cảm thấy bản thân cần phải rèn dũa nhiều hơn nữa các phản xạ cần thiết,
cách giải quyết vấn đề ngoài dự kiến đột ngột xảy ra,..
Đây là lần đầu tiên tiếp xúc, hỗ trợ thân chủ nhưng những mục tiêu thân chủ
đặt ra rất gần gũi đó là “được ở lại trong trại” mặc dù nhớ nhà nhớ chị nhưng
do biết cuộc sống của chị cũng không mấy thuận lợi nên không muốn làm
“gánh nặng” cho chị chỉ hi vọng chị có thể thường xuyên lên thăm, trò chuyện
chỉ có hi vọng nhỏ này. Nhưng đối với tôi- một người mới lần đầu đi thực tập
thì điều đó quá khó nên tôi chọn cách cho thân chủ cảm nhận được nơi mà
mình muốn “ở lại” cũng có thể là một gia đình, nơi có những con người tuy
không phải là máu mủ, ruột thịt nhưng cúng ta cùng hoàn cảnh thì cũng có thể
tạo ra một gia đình đầy ắp niềm vui, nụ cười che lấp đi góc khuất tâm hồn.
III.2 -

Những thay đổi bản thân

Tôi hiểu ra không nhất thiết phải là những con người có cùng dòng máu
chảy chung trong người mới yêu thương, thấu hiểu nhau không đâu. Bên cạnh

đó những con người không cùng huyết thống, không cùng một vùng quê,…
nhưng họ cùng một cảnh ngộ, họ thấu hiểu cho hoàn cảnh của nhau cũng có thể
tạo nên một gia đình đầy ắp tình yêu thương, san sẻ với nhau nỗi buồn, cùng
nhau an ủi vượt qua mọi nỗi đau.
Tôi cũng nhận ra bản thân còn qua nhiều khiếm khuyết cần phải bổ sung
nhiều hơn kiến thức nữa trước các đợt thực tập khác, tự mình bồi dưỡng nhiều
hơn nữa các kỹ năng còn thiếu hụt như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề,

SVTH: Phan Hoàng Mỹ Phụng

Trang 25


×