Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khảo sát điều kiện nuôi cấy chủng virus NIBRG 267 (a shanghai 2 2013(H7N9)xPR8) trên trứng gà có phôi để sản xuất vắc xin cúm a h7n9 ở quy mô công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

TRẦN THỊ THÚY NGA

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY CHỦNG VI RÚT NIBRG-267
(A/SHANGHAI/2/2013(H7N9)XPR8) TRÊN TRỨNG GÀ CĨ PHƠI ĐỂ
SẢN XUẤT VẮC XIN CÚM A/H7N9 Ở QUY MÔ CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GVHD

: ThS. DƯƠNG HỮU THÁI
: ThS. KHÚC THỊ AN

NHA TRANG – 07/2016


i

LỜI CẢM ƠN
Từ lịng biết ơn sâu sắc của mình, em xin dành trang đầu tiên của đồ án để bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo, Ban giám đốc Viện
Cơng nghệ Sinh học và Mơi trường cùng tồn thể q thầy cơ đã giảng dạy tận tình
và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Vắc xin Nha Trang đã tạo điều


kiện thuận lợi cho em thực tập tại Viện.
Thạc Sỹ Dương Hữu Thái (Viện phó Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang),
người thầy đã luôn quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực tập tại Viện.
Anh Đàm Xuân Cường, Chị Nguyễn Thùy Đoan, cùng toàn thể anh chị – phòng
Vắc xin cúm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo và ln tạo điều kiện
thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đồ án này.
Thạc Sỹ Khúc Thị An đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và động viên em trong thời
gian thực tập và hoàn thành đồ án.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, anh chị, các em
đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Nha Trang, tháng 7 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Thúy Nga


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Tổng quan về vi rút A/H7N9 ................................................................................ 3
1.1.1. Vi rút cúm A/H7N9 ................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình mắc bệnh Cúm A/H7N9 ở người trên thế giới và Việt Nam . 14
1.2. Tổng quan về vắc xin cúm .................................................................................. 18
1.2.1. Vắc xin cúm ............................................................................................. 18

1.2.2. Các loại vắc xin cúm ............................................................................... 19
1.2.3. Các công nghệ sản xuất vắc xin cúm ...................................................... 22
1.2.4. Nghiên cứu và sản xuất vắc xin H7N9 ở trong và ngoài nước............... 25
1.2.5. Quy trình sản xuất vắc xin tại IVAC ..................................................... 28
1.2.6. Tiêu chuẩn của vắc xin ............................................................................ 29
1.3. Quy mô sản xuất vắc xin cúm ............................................................................. 30
1.3.1. Các quy mô nghiên cứu và sản xuất ....................................................... 30
1.3.2. Những yêu cầu cơ bản của quy mô sản xuất lớn .................................... 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 33
2.2. Vật liệu ................................................................................................................ 33
2.2.1. Trứng gà nguyên liệu .............................................................................. 33
2.2.2. Thiết bị ..................................................................................................... 33
2.2.3. Dụng cụ.................................................................................................... 33
2.2.4. Dung dịch ................................................................................................ 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 34
2.3.1. Xác định các điều kiện tối ưu .................................................................. 36


iii

2.3.2. Phương pháp gây nhiễm vi rút trên trứng gà có phơi 11 ngày tuổi ........ 37
2.3.3. Lấy mẫu dịch vi rút sau khi trứng đã gây nhiễm .................................... 37
2.3.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng ........................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 47
3.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ni cấy vi rút cúm A/H7N9
đối với lô 1 .................................................................................................................. 47
3.1.1. Kết quả khảo sát hiệu giá HA ................................................................. 47
3.1.2. Kết quả khảo sát liều gây nhiễm (EID50)............................................... 49
3.1.3. Kết quả khảo sát hàm lượng HA (SRID) ................................................ 51

3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ni cấy vi rút cúm A/H7N9
đối với lô 2 .................................................................................................................. 54
3.2.1. Kết quả khảo sát hiệu giá HA ................................................................. 54
3.2.2. Kết quả khảo sát liều gây nhiễm (EID50)............................................... 55
3.2.3. Kết quả khảo sát hàm lượng HA (SRID) ................................................ 57
3.3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh đến q trình ni cấy vi rút cúm A/H7N9 đối
với lô 3 ........................................................................................................................ 60
3.3.1. Kết quả khảo sát hiệu giá HA ................................................................. 60
3.3.2. Kết quả khảo sát liều gây nhiễm (EID50)............................................... 62
3.3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng HA (SRID) ................................................ 64
3.4. Xây dựng quy trình ni cấy............................................................................... 65
3.5. Thẩm định quy trình ni cấy vi rút cúm A/H7N9 mới xây dựng ..................... 66
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 68
4.1. Kết luận................................................................................................................ 68
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 69
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 72


iv

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAIV

Cold-adapted Attenuated Influenza Vaccine
(Vắc xin cúm giảm độc lực thích ứng lạnh)

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

(Trung tâm phịng ngừa và kiểm sốt bệnh, Hoa kỳ)

DĐVN

Dược điển Việt Nam

EID50

Egg Infectious Dose 50
(Liều gây nhiễm 50 vi rút trên trứng gà)

FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

GMP

Good manufacturing Practice (Thực hành sản xuất tốt)

GSVS

Giám sát vi sinh

HA

Haemagglutinin (Protein ngưng kết hồng cầu)

HAU


Haemagglutination Unit (Đơn vị Haemagglutinin)

HI

Haemagglutination Inhibition (Ức chế ngưng kết hồng cầu)

HPAI

Highly pathogenic avian ifluenza
(Chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao)

IVAC

Institute of Vaccine and Medical Biological
(Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế)

LPAI

Low pathogenic avian influenza
(Chủng vi rút cúm gia cầm độc lực thấp)

MDCK

Madin-Darby Canine Kydney cells
(Tế bào thận chó Madin-Darby)


v

MSL


Master seed lot (Loạt chủng gốc giống)

NA

Neuraminidase (Enzyme bề mặt vi rút cúm)

NIBSC

National Institute for Biological Sandards and Control
(Viện Quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định Sinh học, Anh)

PBS

Phosphate Buffer Saline (Dung dịch đệm photphat)

PER.C6

Tế bào võng mạc người

PR8

Chủng vi rút cúm A/H1N1/ có nguồn gốc từ Puerto Rico

RIV

Residual Infectious Virus (Vi rút sống tồn lưu)

SPF


Specific Pathogen Free (Không có tác nhân gây bệnh đặc biệt)

SRID

Single radial immuno diffusion
(Khuyếch tán miễn dịch vòng đơn)

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

Vero

Tế bào thận khỉ xanh Châu Phi

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

WSL

Working seed lot (Loạt chủng sản xuất)


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lấy mẫu thử nghiệm với liều lượng gây nhiễm V1=0,1ml ....................... 35
Bảng 2.2. Lấy mẫu thử nghiệm với liều lượng gây nhiễm V2=0,2ml ....................... 35
Bảng 2.3. Lấy mẫu thử nghiệm với liều lượng gây nhiễm V3=0,3ml ....................... 36

Bảng 2.4. Cách pha loãng mẫu thành các độ pha khác nhau để gây nhiễm.............. 37
Bảng 2.5. Phản ứng ngưng kết hồng cầu trên phiến 96 giếng ................................... 39
Bảng 2.6. Cách pha loãng mẫu thành các độ pha khác nhau test EID50 .................. 40
Bảng 2.7. Cách tính EID50 của liều gây nhiễm......................................................... 41
Bảng 2.8. Cách lấy mẫu và xử lý với Swittegent ...................................................... 43
Bảng 2.9. Cách pha kháng nguyên chuẩn .................................................................. 43
Bảng 2.10. Cách pha mẫu thử .................................................................................... 44
Bảng 2.11. Vị trí cấy mẫu trên tiêu bản ..................................................................... 45
Bảng 3.1. Kết qủa khảo sát hiệu giá HA đối với lô 1 ................................................ 48
Bảng 3.2. Kết qủa khảo sát EID50 đối với lô 1 ......................................................... 50
Bảng 3.3. Kết qủa khảo sát SRID đối với lô 1 .......................................................... 52
Bảng 3.4. Kết qủa khảo sát hiệu giá HA đối với lô 2 ................................................ 54
Bảng 3.5. Kết qủa khảo sát EID50 đối với lô 2 ......................................................... 56
Bảng 3.6. Kết qủa khảo sát SRID đối với lô 2........................................................... 58
Bảng 3.7. Kết qủa khảo sát hiệu giá HA đối với lô 3 ................................................ 60
Bảng 3.8. Kết qủa khảo sát EID50 đối với lô 3 ......................................................... 62
Bảng 3.9. Kết qủa khảo sát SRID đối với lô 3........................................................... 64
Bảng 3.10. Kết quả của quá trình thẩm định trên 3 lô ............................................... 66


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc vi rút cúm A (H7N9) ..................................................................... 3
Hình 1.2. Sự tái tổ hợp genome của vi rút A/H7N9 ................................................ 4
Hình 1.3. Sơ đồ minh họa đột biến điểm của hiện tượng “kháng nguyên” (antigenic
drift) (A) và đột biến tái tổ hợp của hiện tượng “trộn kháng nguyên” (antigenic shift)
ở vi rút cúm A (B) ...................................................................................................... 11
Hình 1.4. Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của vi rút cúm A ở tế bào........................ 12
Hình 1.5. Phân bố các trường hợp mắc bệnh do cúm A/H7N9 ................................. 15

Hình 1.6. Số trường hợp mắc cúm A/H7N9 theo thời gian....................................... 16
Hình 1.7. Các thế hệ vắc xin cúm .............................................................................. 20
Hình 1.8. Quy trình lõi sản xuất vắc xin cúm tại IVAC ............................................ 28
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................... 34
Hình 2.2. Sơ đồ xác định các điều kiện tối ưu ........................................................... 36
Hình 3.1. Kết qủa khảo sát hiệu giá HA đối với lơ 1 ................................................ 48
Hình 3.2. Kết qủa khảo sát EID50 đối với lơ 1.......................................................... 50
Hình 3.3. Kết qủa khảo sát SRID đối với lô 1 ........................................................... 52
Hình 3.4. Kết qủa khảo sát hiệu giá HA đối với lơ 2 ................................................ 54
Hình 3.5. Kết qủa khảo sát EID50 đối với lơ 2.......................................................... 56
Hình 3.7. Kết qủa khảo sát hiệu giá HA đối với lơ 3 ................................................ 60
Hình 3.8. Kết qủa khảo sát EID50 đối với lô 3.......................................................... 62
Hình 3.9. Kết qủa khảo sát SRID đối với lơ 3 ........................................................... 64
Hình 3.10. Quy trình ni cấy vi rút cúm A/H7N9 ................................................... 66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch cúm gia cầm H7N9 xuất hiện và gây bệnh tại Trung Quốc vào tháng
2/2013. Từ đó đến nay, số ca mắc và tử vong ở người vẫn tiếp tục tăng lên. Thống kê
của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc đến ngày 19/5/2016 toàn cầu ghi nhận 786 trường hợp dương tính với
cúm A/H7N9 ở người (Trung Quốc (763), Đài Loan (4), Hồng Kông (16), Malaysia
(1) và Canada (2)), trong đó 307 trường hợp tử vong. Riêng đối với trường hợp nhiễm
cúm A/H7N9 được báo cáo từ Malaysia và Canada đều có tiền sử là đi từ Trung Quốc
về. TCYTTG đã nhận định vi rút A/H7N9 là “một trong những vi rút cúm gây nguy
hiểm chết người đáng chú ý nhất”. Nguồn gốc vi rút A/H7N9 được xác định từ gia
cầm gây bệnh cho người, mặc dù cho đến nay chưa có bằng chứng vi rút có thể lây
lan từ người sang người nhưng nguy cơ bùng phát dịch và khả năng lan tràn sang các

các quốc gia là rất lớn. Trước tình hình này, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã phát
triển mở rộng chương trình phịng chống cúm tồn cầu nhằm tìm ra biện pháp kiểm
sốt và phịng ngừa nguy cơ bùng phát đại dịch.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9.
Tuy nhiên, do có đường biên giới dài với Trung Quốc, giao lưu đi lại, có sự trao đổi
thương mại, dịch vụ và du lịch rất phát triển, có sự tương đồng về điều kiện địa lý và
khí hậu. Do vậy, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã đánh giá được
nguy cơ xâm nhập vi rút cúm A/H7N9 vào nước ta là rất lớn. Chính phủ Việt Nam
và Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo, lập kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp nhằm
phát hiện, ngăn chặn và phòng chống bệnh cúm này nếu có xuất hiện ở Việt Nam.
Vắc xin là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phịng ngừa, kiểm sốt
và đẩy lùi dịch bệnh nói chung và bệnh cúm nói riêng. Tuy vắc xin cúm đã được sản
xuất từ thập niên 60 nhưng chỉ tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Với năng
lực sản xuất vắc xin của thế giới hiện nay là 300 triệu liều/năm, nếu đại dịch cúm trên
người xảy ra thì lượng vắc xin này chỉ có thể đáp ứng cho khoảng 10% dân số thế
giới. Việc sản xuất ra một lượng vắc xin đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trên toàn thế


2

giới cịn gặp khó khăn do năng lực sản xuất ở các quốc gia không đồng đều và những
thách thức về công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)
khuyến cáo tất cả các nước, đặc biệt các quốc gia Châu Á, chủ động nghiên cứu và
sản xuất vắc xin cúm A/H7N9 để có thể kịp thời cung ứng cho nhu cầu bảo vệ sức
khỏe cộng đồng khi xảy ra đại dịch.
Cùng với diễn biến phức tạp khó lường của vi rút cúm A/H7N9. Viện Vắc xin và
Sinh phẩm Y tế Nha Trang (IVAC) đã nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin cúm
A/H7N9 bất hoạt trên trứng gà có phơi ở quy mơ thí nghiệm. Hiện nay việc mở rộng
sản xuất trên quy mơ lớn, trong đó việc tìm ra điều kiện tối ưu nhất để nuôi cấy chủng
vi rút sản xuất vắc xin cúm A/H7N9 để nâng cao hiệu suất là vấn đề được quan tâm.

Với ý nghĩa trên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát điều kiện nuôi cấy
chủng vi rút NIBRG-267 (A/Shanghai/2/2013(H7N9)xPR8) trên trứng gà có phơi
để sản xuất vắc xin cúm A/H7N9 ở quy mô công nghiệp”
Mục tiêu của đề tài: Tìm ra điều kiện tối ưu ni cấy vi rút H7N9 trên trứng gà có
phơi để đem vào thử nghiệm và ứng dụng trên quy mô công nghiệp.
Nội dung nghiên cứu:
- Xác định các điều kiện tối ưu để nuôi cấy chủng vi rút cúm H7N9: thể tích
gây nhiễm, thời gian, nhiệt độ, độ ẩm.
- Thử nghiệm và áp dụng điều kiện vào quy trình sản xuất vắc xin cúm trên
quy mô 5000 - 10000 liều/lô.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về vi rút A/H7N9
1.1.1. Vi rút cúm A/H7N9
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học của vi rút cúm A/H7N9
Vi rút cúm A có tên khoa học là Avian Influenza (AI), thuộc họ
Orthomyxoviridae trong hệ thống phân loại chung. Các hạt vi rút cúm A (virion) có
hình cầu hoặc hình khối đa diện, đường kính 80 - 120 nm. Thành phần hóa học một
virion có chứa khoảng 0,8 - 1,1% RNA; 70 - 75% là protein; 20 - 24% lipid và 5 8% là carbonhydrate. Hạt vi rút có cấu tạo đơn giản gồm vỏ (capsid), vỏ bọc ngoài
(envelope) và lõi là RNA sợi đơn âm.

Hình 1.1. Cấu trúc vi rút cúm A (H7N9)
[Nguồn: Bosch FX, Klenk HD, RottR 1981]
Vỏ vi rút có chức năng bao bọc và bảo vệ vật chất di truyền RNA của vi rút, bản
chất cấu tạo là màng lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm được đặc hiệu
hóa gắn các protein màng của vi rút. Trên bề mặt có khoảng 500 “gai mấu” nhơ ra và
phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10 - 14 nm có đường kính 4 - 6 nm, đó là

những kháng nguyên bề mặt vỏ vi rút, bản chất cấu tạo là glycoprotein gồm: HA
(Haemagglutinin), NA (Neuraminidase), MA (matrix) và các thành phần khác của vi


4

rút. Vật chất di truyền của vi rút cúm A là RNA sợi đơn âm gồm 8 phân đoạn riêng
biệt (HA, NA, M, NS, NP, Pa, Pb1 và Pb2) nối với nhau thành một sợi duy nhất bên
trong vỏ vi rút. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi kháng nguyên liên tục để trở
thành chủng vi rút mới. [7]
Kháng nguyên HA có 18 loại HA (từ H1 đến H18) và 9 loại NA (từ N1 đến N9)
tạo nên tổ hợp nhiều chủng vi rút có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Tên
gọi chủng cúm A/H7N9 dựa trên cấu trúc của hai loại kháng nguyên bề mặt này và
là điểm khác biệt trong cấu trúc vi rút cúm A/H7N9 với các chủng vi rút cúm khác.
[7][16]
Theo CDC-Hoa Kỳ thì chủng vi rút A/H7N9 là kết quả của sự tái tổ hợp của
genom từ 3 chủng vi rút cúm đang lưu hành là vi rút cúm vịt nhà (A/H7N3), vi rút
cúm chim hoang dã (A/H7N9) và vi rút cúm gà (A/H9N2) (Hình dưới).

Hình 1.2. Sự tái tổ hợp genome của vi rút A/H7N9
[Nguồn: CDC-Hoa Kỳ]
Ghi chú: (1) vi rút cúm vịt nhà A/H7N3; (2) vi rút cúm chim hoang dã A/H7N9; (3)
vi rút cúm gà A/H9N2; (4) vi rút cúm tái tổ hợp A/H7N9; (5) vi rút lây sang người.


5

1.1.1.2. Độc lực và tính thích ứng vật chủ
 Độc lực gây bệnh của vi rút cúm A
Tính gây bệnh hay độc lực của vi rút cúm A được chia làm hai loại: Loại

độc lực cao (HPAI), và loại độc lực thấp (LPAI), cả hai loại đều cùng tồn tại
trong tự nhiên [15].
- HPAI: là loại vi rút cúm A có khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan nội
tạng trong cơ thể nhiễm, trên gia cầm chúng thường gây chết 100% số gia cầm bị
nhiễm trong vòng 48 giờ sau nhiễm, loại này rất nguy hiểm gây lo ngại cho cộng
đồng. Vi rút loại HPAI phát triển tốt trên tế bào phơi gà và tế bào thận chó trong mơi
trường ni cấy khơng có trypsin [16].
- LPAI: là loại vi rút khi phát triển trong cơ thể nhiễm, có thể gây bệnh cúm
nhẹ khơng có triệu chứng lâm sàng điển hình và khơng làm chết vật chủ. Đây là loại
vi rút lây truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnh trong tự nhiên của vi rút cúm A, loại
này có thể trao đổi gen với các chủng vi rút có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một
tế bào, và trở thành loại vi rút HPAI nguy hiểm [16].
 Tính thích ứng đa vật chủ của vi rút cúm A/H7N9
Vật chủ tự nhiên của tất cả các chủng vi rút cúm A/H7N9 là chim hoang dã
(chủ yếu là vịt trời), đây là nguyên nhân lan truyền vi rút trong tự nhiên rất khó kiểm
sốt. Vi rút cúm A có khả năng gia tăng biên độ vật chủ của chúng trong quá trình
lây truyền ở tự nhiên [15]. Nhờ đặc tính ln thay đổi kháng ngun trong tự nhiên,
vi rút cúm A có khả năng xâm nhiễm ở nhiều loài vật chủ trung gian khác nhau như
gia cầm, một số lồi động vật có vú (hải cẩu, cá voi, ngựa, lợn) và cả ở người, tạo
nên tính thích ứng lan truyền “nội loài” như gà - gà, hay “ngoại loài” như gà - lợn;
gà - lợn - người. Vịt (vịt trời) và một số loài thuỷ cầm khác (ngỗng) luôn luôn là vật
chủ tàng trữ nguồn vi rút gây nhiễm. Đặc điểm thích ứng vật chủ này là điều kiện
thuận lợi cho vi rút cúm A trao đổi, tái tổ hợp các phân đoạn gen, đặc biệt là các
phân đoạn gen kháng nguyên (gen “độc” HA và NA) giữa các chủng, tạo ra một
chủng vi rút cúm mới có khả năng thích ứng xâm nhiễm ở lồi vật chủ mới của
chúng đặc biệt khi chúng vượt qua được “rào cản lồi” dễ dàng thích ứng lây nhiễm


6


gây bệnh từ gia cầm sang người và giữa người với người [13], [14]. Trong lịch sử
các đại dịch cúm ở người, lợn thường là vật chủ trung gian chuyển tiếp giúp cho vi
rút cúm A biến đổi để dễ dàng lây nhiễm sang người gây nên bệnh dịch [15]. Ví dụ
như: cúm A/H3N2 là kết quả tái tổ hợp tự nhiên của vi rút cúm A/H2N2 của người
và vi rút chứa gen H3 trong tự nhiên thông qua đồng nhiễm trên lợn, gây nên đại
dịch cúm châu Á năm 1968 [14], [16].
 Sức đề kháng
Vi rút cúm A tương đối nhạy cảm với các tác nhân bất hoạt vật lí hay hóa học.
Các hạt vi rút tồn tại thích hợp trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,9. Ở pH quá acid hay
quá kiềm, khả năng lây nhiễm của vi rút bị giảm mạnh [12]. Lớp vỏ ngoài của vi rút
bản chất là lớp lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm, dễ bị phá hủy bởi các
dung mơi hịa tan lipid, chất tẩy rửa và các chất sát trùng: formaldehyde, phenol, βpropiolacton, sodium hypochloride, acid loãng và hydroxylamine. Vi rút bị bất hoạt
dưới ánh sáng trực tiếp sau 40 giờ, tồn tại được 15 ngày ánh sáng thường, tia tử ngoại
bất hoạt được vi rút nhưng không phá hủy được kháng nguyên của vi rút. Tuy nhiên,
vi rút cúm A dễ dàng bị tiêu diệt hoàn toàn ở 100oC và ở 60oC/30 phút, tồn tại ít nhất
3 tháng ở nhiệt độ thấp (trong phân gia cầm), và tới hàng năm ở nhiệt độ bảo quản
(−70oC). Trong phủ tạng gia cầm (40oC), vi rút tồn tại 25 - 30 ngày, nhưng chỉ tồn tại
7 - 8 ngày ở nhiệt độ cơ thể người (37oC), trong nước vi rút có thể sống tới 4 ngày ở
nhiệt độ 22oC [16], [18].
1.1.1.3. Đặc điểm kháng nguyên – miễn dịch
 Cấu trúc, chức năng của kháng nguyên HA (Haemagglutinin)
Kháng nguyên HA là một glycoprotein thuộc protein màng nhóm I (lectin), có
khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà trong ống nghiệm (in vitro), kháng thể đặc hiệu
với HA có thể phong tỏa sự ngưng kết đó, được gọi là kháng thể ngăn ngưng kết hồng
cầu HI (hemgglutination inhibition). Phân tử protein HA được mã hóa bởi phân đoạn
4 (gen HA) có dạng hình trụ, dài khoảng 130 Angstron, cấu tạo gồm 3 đơn phân
(monomer) được tạo thành từ hai tiểu đơn vị HA1 (36 kDa) và HA2 (27 kDa) liên kết


7


với nhau bởi các cầu nối disulfide (-S-S-). Các đơn phân được glycosyl hóa và gắn
HA2 vào mặt ngồi capsid, phần tự do HA1 chứa vị trí gắn với thụ thể thích hợp trên
bề mặt màng tế bào đích.
Một vi rút có khoảng 400 phân tử HA trên bề mặt, đóng vai trị quan trọng trong
nhận diện, phân loại vi rút và quá trình xâm nhiễm vào tế bào chủ, bắt đầu bằng sự
kết hợp của HA với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào sau đó là hịa màng, giải
phóng RNA và nhân lên trong tế bào cảm nhiễm. Quá trình xâm nhập này phụ thuộc
vào sự phù hợp giữa thụ thể của tế bào đích với vị trí gắn với thụ thể này trên phân
tử HA của vi rút cúm. Khả năng gắn vào thụ thể của tế bào chủ cùa HA phụ thuộc
vào hai yếu tố:
- Hai dạng phân tử SA (sialic acid) trên thụ thể của tế bào chủ: Nacetylneuraminic acid và N-glycolylneuraminic acid.
- Hai kiểu liên kết với galactose: liên kết α-2,6 Gal hay liên kết α-2,3 Gal trên
bề mặt của tế bào chủ. [16]
Ở chim, phân tử HA của vi rút cúm A chủ yếu liên kết với phân tử SA α-2,3 Gal
có nhiều ở các tế bào biểu mơ của ruột. Ở người, HA liên kết với phân tử SA α-2,6
Gal nằm chủ yếu ở tế bào biểu mơ khí quản. Ở heo, các tế bào biểu mơ của khí quản
mang cả hai loại SA và hai loại liên kết nêu trên nên heo có thể bị nhiễm cả hai loại
vi rút cúm gây nhiễm cho chim và cho người. Điều này làm tăng nguy cơ tái tổ hợp,
tạo biến chủng vi rút cúm mới có độc tính cao và lan truyền mạnh trong cộng đồng.
Trong lịch sử, 3 phân nhóm H1, H2 và H3 đã xảy ra đại dịch ở người. Các phân nhóm
H5, H7 và H9 cũng được cho là có khả năng gây bệnh trên người.
Trình tự mã hóa, thành phần chuỗi nối trên protein HA và vị trí amino acid liên
quan đến khả năng gắn với thụ thể đích. Đây là các chỉ thị phân tử trong nghiên cứu
phân tích gen kháng nguyên HA. Protein HA cịn kích thích được cơ thể sinh ra đáp
ứng miễn dịch dịch thể đặc hiệu với từng type HA và tham gia vào phản ứng trung hòa
vi rút. HA quyết định tính kháng nguyên và độc lực của vi rút, là đích miễn dịch học
nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi rút và là cơ sở điều chế các vắc xin phòng cúm.



8

Trong cấu trúc phân tử vi rút cúm A/H7N9, phân tử Haemagglutinin là loại phân
tử số 7 (H7) có biến đổi cấu trúc không gian khác biệt với các loại khác bao gồm
khác biệt về một số cấu trúc hóa học và có ái tính với tế bào kết mạc của gia cầm và
người, trong khi chúng vẫn có ái tính với tế bào đường hơ hấp trên. Phân tử H1-H3
lại có ái tính mạnh với tế bào đường hơ hấp trên của người, cịn phân tử H5 có ái tính
mạnh với tế bào đường ruột của chim. Tính năng bám dính và xâm nhập của H7 kém
hơn so với H1-H3 do vậy khả năng gây bệnh cho người và động vật cũng thấp hơn
và thi thoảng mới có tính sinh bệnh cao cho vật chủ. Đây là sự khác biệt lớn nhất của
vi rút cúm A/H7N9. [7][16]
 Cấu trúc, chức năng của kháng nguyên NA (Neuraminidase)
Neuraminidase (NA) là một glycoprotein, có dạng nút lồi hình nấm trên bề mặt
của vi rút cúm. Đầu tự do của phân tử NA chứa vùng hoạt động gồm 4 đơn phân và
phần gốc là một vùng kị nước gắn vào màng vi rút. Có khoảng 100 phân tử NA trên
bề mặt một vi rút. Phân tử NA mang bản chất enzyme, có khả năng phân cắt sialic
acid ở liên kết glycoside nối nhóm keto của acid sialic với D-galactose hoặc Dgalactosamine trong giai đoạn hòa màng, giúp cho vi rút xâm nhập vào trong bào
tương tế bào [16]. Phân tử NA còn phân cắt các liên kết glycoside, giải phóng
neuraminic acid làm tan lỗng màng nhầy bề mặt biểu mơ đường hơ hấp và thốt khỏi
các chất ức chế khơng đặc hiệu. Những tác động trên của NA làm gia tăng độc lực
gây bệnh của vi rút. Do đó NA là đích tác động của thuốc kháng vi rút Oseltamivir
(biệt dược là Tamiflu) có tác dụng ức chế enzyme này, ngăn cản sự giải phóng hạt vi
rút mới khỏi các tế bào đích, bảo vệ cơ thể. Neuraminidase mang tính kháng nguyên
đặc trưng theo từng phân nhóm NA. Có 9 phân nhóm NA từ N1 đến N9 được phát
hiện chủ yếu ở vi rút cúm gia cầm, hai phân nhóm N1 và N2 được tìm thấy ở vi rút
cúm người liên quan đến các đại dịch cúm trong lịch sử.
Phân tử NA còn là một kháng ngun bề mặt có khả năng kích thích hệ thống
miễn dịch sinh ra kháng thể đặc hiệu kháng NA. Như vậy, kháng nguyên NA cùng
với kháng nguyên HA của vi rút là các đích chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch và điều
chế các vắc xin phòng cúm hiện nay cho người và gia cầm.



9

Neuraminidase trong vi rút H7N9 là loại N9 có khả năng kép, do vậy
Neuraminidase khơng những có khả năng lan tràn mạnh mà khả năng thâm nhập cũng
rất mạnh. Khi phân tử sinh học Hemagglutinin bị ức chế bởi thuốc thì ngay lập tức
phân tử sinh học Neuraminidase sẽ hoạt động thay thế và giúp vi rút xâm nhập vào tế
bào, đây là điểm khác biệt thứ hai của vi rút này. Tuy nhiên, cụ thể khả năng này
trong phân tử vi rút H7N9 đến đâu thì người ta chưa kiểm định được do biến thể này
mới xuất hiện. [7][16]
 Các phương thức biến đổi kháng nguyên
- Hiện tượng lệch/trượt kháng nguyên (Antigenic drift)
Lệch kháng nguyên (còn được gọi là trượt kháng nguyên) là sự biến đổi kháng
nguyên HA và NA trong một phân nhóm. Đây thực chất là các đột biến điểm ở các
phân đoạn gen hoặc hệ gen của vi rút, dẫn đến sự biến đổi trình tự các amino acid cấu
trúc nên phân tử HA và NA. Hiện tượng lệch kháng nguyên xảy ra ở tất cả các nhóm
vi rút cúm A do vi rút khơng có enzyme sửa chữa RNA trong quá trình phiên mã và
sao chép. Dẫn đến việc chèn thêm, làm mất đi hoặc thay thế một hay nhiều nucleotide.
Các đột biến điểm trong bộ ba mã hóa có thể trực tiếp làm thay đổi các amino acid
dẫn đến thay đổi thuộc tính của protein, hoặc được tích lũy trong phân đoạn gen xảy
ra đột biến. Tần suất xảy ra đột biến điểm rất cao khoảng 1 đột biến trên 10.000
nucleotide (tương ứng với độ dài của RNA của vi rút cúm A). Như vậy, gần như mỗi
hạt vi rút đều chứa đựng một đột biến điểm được tích lũy qua các thế hệ làm tăng khả
năng xuất hiện một biến thể vi rút mới thay đổi độc lực gây bệnh hay mang đặc tính
kháng ngun mới. [16][22]
- Hiện tượng trộn/trơi kháng ngun (Antigenic shift)
Hiện tượng trộn kháng ngun (cịn được gọi là trơi kháng nguyên) là sự biến đổi
hoàn toàn một hay cả hai protein bề mặt, xảy ra khi gen mã hóa cho phân nhóm này
được thay thế bằng gen mã hóa cho một phân nhóm khác. Đây là kết quả của quá

trình tổ hợp gen giữa hai chủng vi rút lây nhiễm đồng thời một tế bào. Hiện tượng
này chỉ gặp ở vi rút cúm A vì chúng có thể gây bệnh cho nhiều loại vật chủ dẫn đến
khả năng biến chủng rất cao. Điều này tạo cơ hội cho quá trình tái tổ hợp bộ gen của
các chủng vi rút khác nhau để tạo nên một chủng vi rút cúm mới nguy hiểm hơn. Các


10

đại dịch cúm từng xuất hiện ở Châu Á năm 1957 (H2N2), ở Hồng Kông năm 1967
(H3N2) là do các biến chủng vi rút cúm A được tạo ra theo cơ chế trôi kháng nguyên
gây nên. Hệ gen gồm 8 phân đoạn gen riêng biệt của vi rút cúm A được 2 chủng trao
đổi cho nhau. Kết quả là đã tạo ra thế hệ vi rút mới có các phân đoạn gen kết hợp giúp
cho chúng có khả năng lây nhiễm ở loài vật chủ mới hoặc gia tăng độc lực gây bệnh.
Khi xảy ra sự trôi kháng nguyên, hệ miễn dịch của người thường khơng có khả năng
bảo vệ, nếu chủng vi rút mới này có khả năng gây bệnh cao và lây trực tiếp từ người
sang người thì nguy cơ một đại dịch sẽ xảy ra.
- Hiện tượng glycosyl hóa
Glycosyl hóa (glycosylation) là sự gắn kết của một chuỗi carbonhydrate
(oligosaccharide) vào amino acid asparagine (vị trí N) ở một số vị trí nhất định trong
chuỗi polypeptide HA, NA hay một số polypeptide khác của vi rút cúm. Thông
thường chuỗi oligosaccharide được gắn tại vị trí N-X-S/T (N = Asparagine; X= amino
acid bất kì, trừ proline; S/T = serine hoặc threonine). Đây là những vị trí được cho là
gắn kết với các kháng thể được cơ thể sinh ra do kích thích của kháng nguyên, nhằm
bảo vệ cơ thể nhiễm. Hiện tượng lệch kháng nguyên sinh ra đột biến điểm hình thành
bộ mã của asparagine, tạo tiền đề cho hiện tượng glycosyl hóa xảy ra khi tổng hợp
chuỗi polypeptide HA hay NA, làm thay đổi biểu hiện đặc tính kháng nguyên của HA
và NA, giúp cho vi rút thoát khỏi tác động miễn dịch bảo vệ của cơ thể chủ và điều
hoà sự nhân lên của vi rút.[7][16][22]
Hiện tượng trượt kháng nguyên và glycosyl hóa xảy ra liên tục theo thời gian,
cịn hiện tượng trộn kháng ngun có thể xảy ra với tất cả các chủng của vi rút cúm

A, khi đồng nhiễm trong một tế bào ở tất cả các lồi vật chủ khác nhau. Đây cũng
chính là vấn đề đáng lo ngại của vi rút cúm A/H5N1 hiện nay và vì về lý thuyết
hồn tồn có thể xảy ra đối với vi rút cúm A/H7N9, vi rút này hồn tồn có khả
năng gây bệnh được cho người dù chưa thích nghi để dễ dàng lây nhiễm ở người.
Vi rút cúm A/H7N9 hồn tồn có thể tái tổ hợp gen HA hay NA, hoặc cả hai gen
của các chủng vi rút cúm A khác để tạo ra một biến chủng vi rút mới thích ứng lây
nhiễm dễ dàng ở người, gây ra nguy cơ của một đại dịch cúm mới và đặt ra một
định hướng mới trong phòng chống. [7][22]


11

Hình 1.3. Sơ đồ minh họa đột biến điểm của hiện tượng “kháng nguyên”
(antigenic drift) (A) và đột biến tái tổ hợp của hiện tượng “trộn kháng nguyên”
(antigenic shift) ở vi rút cúm A (B). [Nguồn: TS. Lê Văn Bé, 2015]
1.1.1.4. Cơ chế xâm nhiễm vào tế bào vật chủ
Vi rút cúm A ký sinh nội bào bắt buộc, quá trình xâm nhiễm và nhân lên của vi rút
xảy ra chủ yếu ở các tế bào biểu mô đường hô hấp, đường tiêu hóa của cơ thể nhiễm,
có những nét đặc trưng như sau:
- Xâm nhiễm: Quá trình xâm nhiễm được mở đầu bằng sự kết hợp của HA với
thụ thể thích ứng của nó trên bề mặt các tế bào chủ sau đó hịa màng và giải phóng
hệ gen của vi rút vào trong bào tương của tế bào nhiễm.
- Sao chép RNA: Sự sao chép RNA của vi rút cúm chỉ xảy ra trong nhân của
tế bào, đây là đặc điểm khác biệt so với các vi rút khác. Trong nhân tế bào các RNA
của vi rút cúm tổng hợp nên các sợi dương từ khuôn là sợi âm của hệ gen vi rút, từ
đó tổng hợp nên RNA của vi rút mới nhờ RNA- polymerase. Các sợi này khơng được
adenine hóa ở đầu 5’- và 3’-, chúng kết hợp với NP tạo thành phức hợp RNP
(ribonucleoprotein) hoàn chỉnh và được vận chuyển ra bào tương tế bào. Đồng thời,
các RNA thông tin của vi rút cũng được sao chép nhờ hệ thống enzyme ở từng phân
đoạn gen của vi rút và được enzyme PB2 gắn thêm 10 - 12 nucleotide adenin ở đầu



12

5’-, sau đó được vận chuyển ra bào tương và dịch mã tại lưới nội bào có hạt để tổng
hợp nên các protein của vi rút.
- Tổng hợp protein HA và NA: Hệ gen của vi rút sử dụng bộ máy sinh học của
tế bào tổng hợp các protein của vi rút và các RNA vận chuyển phụ thuộc RNA. Phức
hợp protein – RNA của vi rút được vận chuyển vào trong nhân tế bào. Các phân tử
NA và HA của vi rút sau khi tổng hợp được vận chuyển ra phía ngồi gắn lên mặt ngồi
của màng tế bào nhiễm nhờ bộ máy Golgi tạo thành các gai nhú, quá trình này được
gọi là hiện tượng “nảy chồi” của vi rút. NP sau khi tổng hợp được vận chuyển trở lại
nhân tế bào để kết hợp với RNA thành RNP của vi rút. Sau cùng các RNP của vi rút
được hợp nhất với vùng “nảy chồi”, tạo thành các “chồi” vi rút gắn chặt vào màng tế
bào chủ bởi liên kết giữa HA với thụ thể chứa sialic acid. Các NA phân cắt các liên kết
này và giải phóng các hạt vi rút trưởng thành tiếp tục xâm nhiễm các tế bào khác.

Hình 1.4. Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của vi rút cúm A ở tế bào
[Nguồn: TS. Lê Văn Bé, 2015]
1.1.1.5. Khả năng gây bệnh
Vi rút cúm A/H7N9 là một phân nhóm trong nhóm vi rút cúm H7 có khả năng
gây bệnh cho gia cầm (gồm H7N2, H7N3 và H7N7). Nhóm vi rút H7 từng được biết


13

đến với khả năng gây bệnh cho người với những ca bệnh đã được xác nhận nhiễm vi
rút cúm A/H7N3 ở Canada, Ý và Anh. Nhiễm vi rút cúm A/H7N2 ở Mỹ và Anh hay
nhiễm vi rút cúm A/H7N7 ở Mexico, Hà Lan và Mỹ. Những trường hợp này hầu hết
được xác định có tiếp xúc tới ổ dịch cúm gia cầm. Biểu hiện bệnh thường diễn biến

nhẹ với các triệu chứng như viêm kết mạc và viêm long đường hơ hấp trên. Chỉ có 1
trường hợp tử vong được ghi nhận tại Hà Lan vì nhiễm vi rút cúm A/H7N7 đó là một
bác sỹ thú y tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc bệnh. Tháng 2/2013, trường hợp mắc
bệnh do vi rút cúm A/H7N9 ở người đầu tiên ở Trung Quốc được WHO xác nhận,
đây cũng là lần đầu tiên vi rút này được xác định có khả năng gây bệnh trên người.
Vi rút cúm A/H7N9 gây bệnh chủ yếu với gia cầm nuôi trong nhà, được xếp
vào hàng có khả năng gây bệnh yếu trong họ hàng nhà vi rút cúm A. Trong một số
trường hợp, vi rút này có khả năng gây bệnh trên người. Chúng đặc biệt có ái tính với
tế bào kết mạc ở mắt và tế bào đường hô hấp trên. Người bệnh có biểu hiện bệnh bao
gồm các triệu chứng viêm kết mạc, viêm đường hô hấp trên và viêm phổi. Viêm kết
mạc là hiện tượng ngứa mắt, cộm mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Triệu chứng viêm
đường hô hấp trên cũng giống như các loại vi rút khác như sốt, đau mỏi cơ, ho, khó
thở, khị khè, khàn tiếng, viêm phổi... Hiện tại, chưa có bằng chứng chứng minh khả
năng lây từ người sang người hay từ động vật sang người như thế nào? Và cũng chưa
xác định được mức độ gây bệnh của loại vi rút này là mạnh hay yếu vì chưa có thử
nghiệm nào với loại vi rút biến thể mới nhất này. Chỉ biết có một số trường hợp bệnh
nhân mắc bệnh tại Trung Quốc đã tử vong do H7N9. Vi rút này có đặc điểm dễ nhạy
cảm với điều trị, nhưng dễ kháng lại thuốc do có tính năng xâm nhập kép. H7N9 dễ
mẫn cảm với các thuốc điều trị bao gồm các thuốc ức chế neuraminidase như
oseltamivir, zanamivir và peramivir. Chúng rất dễ mẫn cảm với các chất kháng khuẩn
như dung dịch natrihypochlorit 1%, cồn 700, glutaraldehyde, formalin và iot. Loại vi
rút này dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ 56 - 60ºC trong 60 phút. Chúng có khả năng sinh
tồn ở nước ao hồ và ở nước 220C khoảng 4 tuần, còn ở nước 00C, chúng có thể tồn
tại và sinh bệnh tới 30 ngày sau. Việc phòng chống cúm H7N9 tương tự với các loại
cúm khác. Vệ sinh và giết mổ gia cầm an tồn là cách phịng bệnh tốt nhất. Mặc dù,


14

đây có thể là một loại cúm có tính sinh bệnh yếu nhưng chúng lại hồn tồn có thể có

tính sinh bệnh cao nhờ vào những điều kiện cụ thể của mơi trường. Do đó, ln cần
tính phịng ngừa lên trên hết.[19][20]
1.1.2. Tình hình mắc bệnh Cúm A/H7N9 ở người trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình mắc bệnh Cúm A/H7N9 ở người trên thế giới
Tháng 2/2013, chủng vi rút cúm A/H7N9 xuất hiện ở Thượng Hải (Trung
Quốc), gây bệnh cho người và nhanh chóng lan tràn đến nhiều địa phương ở phía
đơng Trung Quốc. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, từ ngày
29/3/2013 đến ngày 4/4/2013, Trung Quốc đã phát hiện 11 trường hợp nhiễm cúm
A/H7N9, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại TP. Thượng Hải (3/2), An Huy (1/0),
Giang Tô (4/0) và Chiết Giang (3/2). Các trường hợp mắc đều có triệu chứng viêm
đường hơ hấp tiến tới viêm phổi và suy hơ hấp. Phịng xét nghiệm CDC Trung Quốc
xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A/H7N9 có gen từ nguồn gốc gia
cầm. Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A/H7N9 gây bệnh nặng
trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Nguồn bệnh và
phương thức lây truyền chưa rõ, WHO đang tích cực triển khai điều tra để xác định.
WHO chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới. [20]
Đến ngày 30/5/2013 đã có 132 người mắc và 37 trường hợp tử vong do cúm
A/H7N9 được xác nhận bao gồm 131 ca ở các tỉnh phía đơng Trung Quốc và 1 ca ở
Đài Loan. Hầu hết các trường hợp được xác nhận dương tính với vi rút cúm A/H7N9
đều có biểu hiện viêm phổi trầm trọng và hội chứng viêm đường hơ hấp cấp tính có
thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng hoặc biến chứng và cần chế độ điều
trị, hồi sức tích cực. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định “vi rút cúm A/H7N9 là
một trong những vi rút cúm gây nguy hiểm chết người đáng chú ý nhất”. Đến ngày
12/8/2013, WHO xác nhận 135 ca mắc cúm A/H7N9, trong đó có 44 người đã tử
vong. Đây là lần đầu tiên chủng vi rút cúm A/H7N9 được xác nhận gây bệnh trên
người. Các báo cáo cho thấy vi rút cúm A phân nhóm H7 có thể gây bệnh và lan
truyền trong đàn gia cầm nhưng thường xảy ra ở quy mô nhỏ, mức độ nhẹ và chỉ gặp


15


đối với chủng H7N2, H7N3 và H7N7. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy bệnh cúm
A/H7N9 xảy ra do lây lan từ gia cầm sang người, tất cả bệnh nhân đều có thời gian
tiếp xúc với gia cầm hoặc sinh hoạt trong môi trường chăn nuôi, buôn bán gia cầm
trước đó từ 7 đến 10 ngày. Mặc dù chưa có bằng chứng bệnh cúm A/H7N9 lây lan từ
người sang người nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo nguy cơ bệnh có thể truyền
từ người sang người, đây là vấn đề có thể dẫn đến bùng phát dịch và khả năng lan
tràn sang các quốc gia là rất lớn trong đó có Việt Nam vì có nhiều điểm tương đồng
về điều kiện khí hậu, tập quán và giao lưu thương mại lớn.

Phân bố bệnh cúm A/H7N9
Hình 1.5. Phân bố các trường hợp mắc bệnh do cúm A/H7N9
[Nguồn: TS. Lê Văn Bé, 2015]
Trong các năm tiếp theo, bệnh cúm A/H7N9 tiếp tục xuất hiện ở Trung Quốc
tạo nên các chùm ca bệnh mới với đỉnh là mùa đông xuân các năm 2014 và 2015.
Ngày 10/4/2015, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc xác
nhận thêm 20 trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) trên người, trong đó 04 trường hợp
tử vong. Các trường hợp này có thời gian khởi phát triệu chứng nhiễm bệnh khoảng
từ ngày 14/02 đến 21/3/2015, đều là nam giới, tuổi từ 32 tuổi đến 80 tuổi và 90%
trong số đó có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống. Tính đến ngày 14/4/2015, toàn thế


16

giới ghi nhận tổng số 651 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người, trong đó 225
trường hợp tử vong (tỷ lệ 35%). Trong tổng số 651 người nhiễm bệnh do cúm
A/H7N9 thì Trung Quốc 648 người (bao gồm cả Đài Loan 04, Hồng Kông 13),
Malaysia 01 người, Canada 02 người. [23][25]
Đến ngày 19/5/2016 toàn cầu ghi nhận 786 trường hợp dương tính với cúm
A/H7N9 ở người (Trung Quốc (763), Đài Loan (4), Hồng Kông (16), Malaysia (1)

và Canada (2)), trong đó 307 trường hợp tử vong. [26]

Hình 1.6. Số trường hợp mắc cúm A/H7N9 theo thời gian
[Nguồn: FAO, 2016]
Các chuyên gia thuộc Tổ chức y tế thế giới WHO trong một cuộc họp báo tại
London, Anh đã đưa ra tuyên bố: “Biến thể mới của vi rút Cúm gia cầm A/H7N9,
bùng phát tại Trung Quốc trong thời gian vừa qua, là mối đe dọa nghiêm trọng đối
với con người”, vi rút cúm A/H7N9 là chủng có nguy cơ gây tử vong cao, và có thể
là nguyên nhân dẫn đến một đại dịch. Hiện nay, đã xác định con người có khả năng
bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 từ gia cầm, nhưng chưa tìm thấy bẳng chứng cho thấy
vi rút lây từ người sang người. Tuy nhiên, vi rút cúm A/H7N9 có hai kiểu đột biến


17

gene, điều đó làm tăng khả năng lây lan từ người sang người, nếu khả năng này xảy
ra, đây sẽ là điều kiện gây đại dịch Cúm H7N9 ở người. Trong khi đó, Peter
Openshaw - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh về đường hô hấp thuộc Trường
Cao đẳng Hồng gia London nói rằng: “Bệnh dịch này đang diễn biến khá phức tạp.
Nếu vi rút cúm A/H7N9 lây lan rộng rãi hơn, sự bùng phát dịch bệnh này sẽ trở nên
hết sức nguy hiểm”. Các chuyên gia cũng ghi nhận rằng các bệnh nhân nhiễm cúm
A/H7N9 ở mọi lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy khơng lứa tuổi nào có thể miễn
dịch với chủng cúm này. [25]
1.1.2.2. Tình hình mắc bệnh Cúm A/H7N9 ở người tại Việt Nam
Theo Cục Y tế Dự phịng - Bộ Y tế, tính đến ngày 19/5/2016 chưa ghi nhận ca
nào mắc cúm A/H7N9 tại Việt Nam. Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm Hoa
Kỳ nhận định nguy cơ xâm nhập các trường hợp nhiễm cúm gia cầm vào Việt Nam
ở mức trung bình, tuy nhiên nếu khơng kiểm sốt chặt việc nhập lậu gia cầm thì nguy
cơ là rất lớn.
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch cúm A/H7N9

xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch tại cộng đồng
là rất lớn nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cúm
A/H7N9 do nhiễm chủng vi rút này từ gia cầm. Nguồn lây bệnh chưa được xác định
rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc
bệnh. Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi thành chủng mới có thể lây
truyền dễ dàng hơn từ gia cầm sang người. Lịch sử thế giới đã ghi nhận các dịch cúm
A (H7) với nhiều trường hợp mắc, thậm chí là tử vong ở người.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh cúm
nói chung và bệnh cúm A/H7N9 nói riêng. Để tăng cường phòng chống cúm, Bộ Y
tế khuyến cáo người dân các biện pháp phịng bệnh khơng đặc hiệu như thường xun
rửa tay với xà phịng; khơng sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn
gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền
địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Người trở về nước từ các quốc gia hoặc khu


×