Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt tỉnh bắc kạn trong quá trình đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.16 KB, 4 trang )

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt tỉnh Bắc Kạn trong quá trình đổi mới
Tổng quan
Sau hơn 25 năm đổi mới (kể từ năm 1986), sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đưa Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên
thế giới. Nhiều mặt hàng của ngành trồng trọt xuất khẩu quan trọng đã xác định được vị thế của
mình trên thị trường thế giới như lúa gạo, cà-phê, hạt tiêu, điều, cao-su... Tuy nhiên, trong quá trình
hội nhập quốc tế ngày một sâu sắc hiện nay, để tăng chuỗi giá trị các sản phẩm ngành trồng trọt
nước ta, ngoài vấn đề tăng chất lượng, tạo lập thương hiệu… rất cần có chiến lược sản xuất hợp lý,
trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng với nguồn lực đất đai ngày càng khan hiếm do đô thị hoá,
biến đổi khí hậu ….
Cùng với toàn Đảng, toàn dân trong quá trình phát triển đất nước, các nhà khoa học, các nhà kinh tế
đã có những đóng góp to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, cơ
cấu cây trồng nói riêng, thông qua các chương trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong những năm đổi
mới gần đây, từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đổi mới,
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới, dưới nhiều góc độ khác nhau, được công
bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỷ yếu đề tài cấp bộ, các bài viết đăng
trên các báo, tạp chí…Có thể viện dẫn một số công trình sau:
- Lê Quốc Sử (chủ biên) - Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt
Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri
thức" NXB Thống kê - 2001.
- Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đăng Bằng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2001.
- Luận án Tiến sĩ - Phạm Ngọc Dũng - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng lãnh
thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2002.
- Luận văn thạc sĩ - Phí Ngọc Tiếp - Một số vấn đề trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh - 1995.
- Nguyễn Sinh Cúc - chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm thực hiện nghị
quyết TW5- Con số và sự kiện số 6-2004.
Phạm Thị Quý - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới - Kỷ yếu hội thảo khoa


học Đại học KTQD (2006)
Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với Khu
vực và Thế giới - NXB Chính trị Quốc gia
PGS, TS Tạ Minh Sơn - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp nước
ta - Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 2, tháng 1 năm 2006


Nguyễn Hoàng Xanh - Lối ra cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn - Tạp chí
Cộng sản, số 22, tháng 11 năm 2005.
Phan Sỹ Mẫn - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá – Báo cáo khoa học tại hội thảo Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế - Thực
trạng, vấn đề và phương hướng tại Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2003
Nguyễn Thị Hồng Phấn – Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ 1986 – 2000 – Báo cáo khoa học
tại hội thảo Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế - Thực trạng, vấn đề và phương hướng
tại Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2003
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập môt số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bước đầu của quá trình đổi mới, hội nhập của
Việt Nam. Đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò, thực trạng, tính chất của quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng, từ đó đề xuất những giải pháp mang
tính khả thi cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp
thuần ở tỉnh Bắc Kạn. Mặt khác, tỉnh Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, sản
xuất chủ yếu là nông, lâm nghiêp. Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu mang tính
sâu sắc về nội dung trên. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố,
khảo sát thực tiễn sản xuất cây trồng ở tỉnh Bắc Kạn, báo cáo này sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn quá
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra các giải pháp tổng thể cho việc định hướng và quản lý
ngành trồng trọt Bắc Kạn một cách hợp lý, tận dụng được các nguồn lực của tỉnh, giúp kinh tế của
tỉnh phát triển nhanh chóng, sớm bứt phá vươn lên là tỉnh có nền kinh tế khá. Đây là đề tài vừa có
tính lý luận khái quát, vừa mang tính thực tiễn cao
Tính cấp thiết

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt là một quá trình trải qua nhiều nấc thang của sự phát
triển. Do đó, thực trạng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng
trọt theo hướng có hiệu quả đang được Đảng và Nhà nước quan tâm không ngừng đổi mới và đưa ra
những giải pháp thích hợp. Bởi vì chuyển dịch cơ cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo ra khối lượng
sản phẩm nhiều, đa dạng về sản phẩm… từ đó tăng thu nhập cho người lao động và xã hội
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều
phải chọn cho mình một hướng đi, cách làm phù hợp. Tùy theo điều kiện mà có hướng đi, cách làm
của các địa phương có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là phải phát huy tiềm năng,
thế mạnh riêng có của mình để hội nhập và phát triển.
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị Quyết Đại hội tỉnh đảng bộ Bắc Kạn
lần thứ IX, cùng với cả nước Bắc Kạn đã đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp, trong đó chuyển dịch
cơ cấu cây trồng là một nội dung quan trọng, qua đó nền nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một
số thành tích đáng kể. Nhiều mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thành
công và được mở rộng. Nhiều nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ đã được triển khai…
Tuy nhiên, tỉnh Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh nghèo và khó khăn nhất nước. Với khoảng 90%
là sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành
trồng trọt nói riêng vẫn còn chậm.


Nghị Quyết Đại hội X tỉnh đảng bộ Bắc Kạn nhiệm kỳ 2010-2015 đã đặt ra 9 nhóm mục tiêu cơ bản để
phấn đấu đến năm 2015 đưa tỉnh Bắc Kạn thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tỉnh đã xác định là
cần tập trung mọi nguồn lực để hướng tới phát triển bền vững; tận dụng lợi thế tiềm năng đất đai,
khí hậu để hình thành, phát triển các vùng chuyên canh tập trung như chè shan tuyết, cây ăn quả
(cam, quýt), khoai môn... là những loại cây đặc sản, cho sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt tỉnh Bắc Kạn
trong quá trình đổi mới ” được lựa chọn nghiên cứu, nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu
trên, nâng cao mức sống cho người dân tỉnh Bắc Kạn
Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, cơ cấu ngành trồng

trọt nói riêng, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt của
tỉnh Bắc Kạn phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ CNH, HĐH và xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung. Từ đó
rút ra những vấn đề mang tính phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trồng trọt ở Bắc Kạn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt ở tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2007 – 2011
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành trồng trọt ở Bắc Kạn theo đúng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa
bàn tỉnh
Nội dung
Tải file Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt tỉnh Bắc Kạn trong quá trình đổi mới tại
đây
PP nghiên cứu
* Phương pháp luận
Quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm tư duy biện chứng và lịch sử, quan điểm tổng hợp
của Đảng về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
* Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học, so sánh, phân tích, quy nạp, ...
* Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy vi tính.
* Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập quan các báo cáo, thống kê của các cơ quan có liên quan trên địa
bàn tỉnh như Sở nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê...; các kết quả
nghiên cứu được công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và các đề tài nghiên

cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện.
- Số liệu sơ cấp: Được điều tra thực tế tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng sản xuất nông nghiệp trong
tỉnh Bắc Kạn, bao gồm Chợ Mới, Chợ Đồn và Ngân Sơn
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
Tỉnh Bắc Kạn



×