Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu mức độ ô nhiễm trong nước mặt và nước ngầm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 49 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
- Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng, trên thế giới chăn nuôi chiếm

40% GDP ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho 1,3 tỉ dân. Ở Việt Nam
chăn nuôi chiếm 27% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm cho
hơn 10 triệu lao động [18].
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thì lượng
chất thải mà đàn vật nuôi thải ra ngoài môi trường là rất lớn. Theo báo cáo của
Cục chăn nuôi thì trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 80 triệu tấn chất thải
rắn, hơn 20 tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí, thải trực
tiếp ra môi trường từ các hoạt động chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi quy mô trang trại có những bước
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là vùng đồng băng sông Hồng. Năm 2004 toàn vùng
có 9.350 trang trại chăn nuôi, đến năm 2009 tăng lên 20.581 trang trại. Tỉnh
Hưng Yên là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh từ 1.535 năm 2004
đến 2.414 trang trại năm 2009. Số đàn lợn chiếm 36,8% trong tổng số đàn lợn
vùng đồng bằng sông Hồng và chiếm 2,3% tổng đàn lợn cả nước [18].
Huyện Khoái Châu và Văn Giang tỉnh Hưng Yên là 2 huyện phát triển
chăn nuôi lợn quy mô trang trại rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Bên cạnh
những hiệu quả kinh tế mạng lại thì khu vực này đang bắt đầu xuất hiện những
vấn đề môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là việc suy thoái nghiêm trọng nguồn
nước mặt và nước ngầm do ảnh hưởng của phân thải và nước rửa chuồng trại.
Việc đánh giá được hiện trạng của mô hình chăn nuôi có ý nghĩa rất lớn
trong công tác quản lý chất thải chăn nuôi cũng như kịp thời thay đổi những thói
quen xấu trong chăn nuôi quy mô trang trại tại khu vực. Chính vì thế chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ ô nhiễm trong nước mặt và
nước ngầm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”


1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quy mô trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm tại khu
vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường nước mặt và nước ngầm
tại các trang trại chăn nuôi phù hợp.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN
2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống của
con người và sinh vật. Nhưng con người dường như đã không biết quý trọng nó
và bây giờ nó đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật [11]. Ô
nhiễm môi trường nước có thể hiểu là sự biến đổi các thành phần trong môi trường
nước không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ra những ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật. Nguồn nước có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau
được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 : Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước [7].
Tác nhân
Sông
Hồ, Ao

Hồ chứa
Chất rắn lơ lửng
++
+
+
Hàm lượng phú dưỡng
+
++
+++
Nitrat hóa
+
_
_
Mặn hóa
+
_
_
Các nguyên tố vết
++
++
++
Axit hóa
+
++
++
Vi khuẩn gây bệnh
+++
+
+
Các hợp chất hữu cơ

+++
+
+
Chế độ thủy văn
++
+
Ghi chú: (+++) là mức nghiêm trọng, (++) mức vừa phải, (+ ) mức ít , (-) rất ít hoặc
không có.

Nhìn chung, chất lượng nước trên thế giới bị suy giảm một cách nhanh
chóng kể từ trước những năm 50 của thế kỷ 20. Đây là thời kỳ mà cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 2 đang phát triển vượt bậc với sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, nhu cầu của con người tăng cao đòi hỏi phải sản xuất ra thật nhiều sản
phẩm để phục vụ đời sống của con người. Các khu công nghiệp, khu đô thị, khu

3


tập trung sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đã thải ra môi trường rất nhiều các
chất độc hại với lượng lớn. Chính vì thế đã có thời kỳ:
Ở Anh, nước sông Tamise trở thành một ống thoát nước thải lộ thiên và
tình trạng của các con sống khác cũng tương tự. Ở Pháp con sông Seine trở thành
nơi ô nhiễm nặng nề gây ảnh hưởng đến sức khỏe cảu người dân hai bờ sông. Với
hơn 5000 km sông của Pháp bị ô nhiễm, thì tình trạng ô nhiễm đã làm ảnh hưởng tới
hơm 4 triệu người [6].
Ở nước Nga chỉ vì thành phố St.Petersburg không có tiền xử lý nước thải
mà làm cho cả dòng sông Neva gần như trở thành dòng sông chết nếu không có
biện pháp khai thông dòng chảy kịp thời [6].
Tại Trung Quốc, theo kết quả nghiên cứu do tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) thì có tới 75% các hồ lớn, 25% bờ biển ở Trung Quốc bị ô

nhiễm cao do nước thải các khu công nghiệp và hoạt động nông nghiệp. Báo cáo
kết quả khoa học mới gần đây cho thấy 1/3 chiều dài con sông Hoàng Hà bị ô
nhiễm nặng bởi chất thải công nghiệp. Hiện tại ở một số đoạn sông chất lượng
nước không đảm bảo cho bất kỳ mục đích sử dụng nào. Theo báo cáo cho biết,
nước thải công nghiệp và sản xuất chế tạo chiếm 70% lượng nước thải vào sông,
23.6% từ nguồn nước thải sinh hoạt và 6.4% từ các nguồn khác. Theo báo cáo
tháng 6 về tình trạng môi trường năm 2007 của Trung Quốc thì tình hình ô nhiễm
nước vẫn nghiêm trọng, có trên 20% lượng nước của cả 200 con sông bị ô nhiễm.
Ngoài ra các con sông như SongHua, sông Huai, Sông Yangte cũng bị ô nhiễm
rất nặng nề. Theo báo cáo thì có trung bình 25 tỉ tấn nước thải mỗi năm tức là
vào khoảng 40% tổng số nước thải của cả nước không được xử lý và đổ thẳng
vào các dòng sông. Ô nhiễm cũng xảy ra ở các hồ nước ngọt Dongting, Tihu,
Dianchi, Xinlicheng do sự xả thải không hợp của các nhà máy quanh khu vực
[6].
Môi trường nước có thể bị ô nhiễm từ rất nhiều nguồn: Công nghiệp, nông
nghiệp, sinh hoạt, làng nghề… nhưng sản xuất công nghiệp được coi là nguồn

4


thải lớn nhất và nguy hiểm nhất vì trong nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều
các yếu tố độc hại.
Bên cạnh công nghiệp thì nước thải từ các hoạt động nông nghiệp cũng
góp phần lớn làm ô nhiễm nguồn nước trên thế giới. Đặc biệt là sau cuộc “Cách
mạng xanh” thì phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở mức cao làm
suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng. Theo cục quản lý nước Vương quốc
Anh, trong năm 1992 sản xuất nông nghiệp đã gây ra 12% trong số tổng các sự
cố về môi trường [15].
Hiện nay trên thế giới sử dụng phân bón luôn có xu hướng gia tăng qua
các năm, theo tổ chức nông lương thế giới (FAO) đến năm 2010 lượng phân sử

dụng của cả thế giới là 171,9 triệu tấn. Việc lạm dụng phân bón này dẫn đến ô
nhiễm môi trường đất và nước. Nhất là làm ô nhiễm nguồn nước mặt, đặc trưng
là hiện tượng phú dưỡng và làm nhiễm bẩn Nitrat trong nước ngầm [13].
Tại Trung Quốc có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 228 kgN/ha thấm
lọc vào nước ngầm từ cánh đồng trồng rau hàng năm. Kết quả là nồng độ NO 3-N trong nước ngầm tại độ sâu 30m đã gấp 20 lần nồng độ của nó có trong các
con sông ở khu vực liền kề [24].
Tại vùng Haryana của Ấn Độ một số giếng nước sâu đã nhiễm bẩn Nitrat
với nồng độ 114- 1800 ppm (so với tiêu chuẩn quốc gia Ấn Độ là 45ppm ). Tại
Israel hàm lượng NO3- trong nước ngầm là 45 – 105 mg/l vượt quá tiêu chuẩn
cho phép của nước này rất nhiều lần.
Ngoài nguồn chất thải công nghiệp, nông nghiệp thì nguồn chất thải sinh
hoạt cũng gây ô nhiễm nguồn nước một cách nhanh chóng. Đặc trưng của nước
thải sinh hoạt chứa 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh
vật. Hàm lượng các tác nhân gây ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc
vào điều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng hàng ngày và hệ
thống tiếp nhận nước thải cùng với quá trình xử lý nước thải tại nguồn. Chính vì

5


thế có sự khác nhau giữa nước thải nông thôn và nước thải thành thị, ta có thể
tham khảo thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải của Israel như sau:
Bảng 2.2. Khối lượng các chất có trong nước thải từ các vùng đô thị
và nông thôn ở Israel [20].
Chất gây ô nhiễm
(g/người/ngày)

Vùng đô thị

Vùng nông thôn


Nito
5.18
7.00
Kali
2.12
3.22
Phospho
0.64
1.22
Clo
0.54
14.65
Bo
0.04
0.06
Na
0.60
14.75
Độ cứng tổng số
2.50
6.25
Chất rắn tan
40.00
78.00
Trong nước thải sinh hoạt đáng chú ý tới các hợp chất của Nito và
Phospho. Bảng 2.3 thể hiện hàm lượng các chất vô cơ có trong nước thải sinh
hoạt ở Mỹ.
Bảng 2.3. Hàm lượng chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt ở Mỹ
Ion

Hàm lượng (mg/l)
Ion
Hàm lượng (mg/l)
+
Cl
20 – 50
Na
0 – 70
2+
SO4
15 – 40
K
7 – 15
2+
NO3
20 – 40
Ca
15 – 40
32+
PO4
20 – 40
Ba
0.1 – 0.4
Theo thống kê cho thấy, một người Australia tiêu thụ bình quân hơn 1000
lit/ngày, một người Mỹ tiêu thụ 300 – 400 lit/ngày, một người châu Âu tiêu thụ
hết 100- 200 lit/ngày. Trọng khi một người dân các nước phát triển tiêu thụ rất ít
nước trong ngày. Mức tiêu dung nước ngày càng tăng làm cho lượng nước thải
sinh hoạt của con người tăng nhanh.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân và các nguồn khác nhau tác động tới
môi trường nước làm suy giảm một cách nhanh chóng. Ngày nay cùng với tốc độ

phát triển nhanh của loài người thì môi trường nước trên thế giới cũng ngày càng
bị ô nhiễm nhiều. Điều này đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phất triển của chúng

6


ta do đó cần phải tìm các biện pháp bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi
trường nói chung. Đã đến lúc con người phải đặt sự phát triển của mình trong sự
phát triển hài hòa với thiên nhiên.
2.1.2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng
một cách nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của người dân cũng tăng lên rất
nhanh, thêm vào đó là các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra hết sức
mạnh mẽ làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng bị ô nhiễm
nặng nề bởi nước thải.
Đầu năm 2005, hàng năm trên phạm vi toàn quốc có khoảng 3.110.000 m 3
nước thải, trong đó có 64% là nước thải sinh hoạt, 32% nước thải sản xuất và các
khu công nghiệp, 4% là nước thải y tế được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt gây
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân [3].
Nhìn chung thì chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt,
nhưng vùng hạ lưu thì phần lớn nước đã bị ô nhiễm, co nơi ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh
hoạt không được xử lý đã thải trực tiếp ra các con sông [1].
Đặc biệt nghiêm trọng là các con sông nằm trong nội thành nội thị. Chúng
bị ô nhiễm ngiêm trọng bởi thường xuyên phải tiếp nhận những nguồn thải trực
tiếp với lượng rất lớn hàng ngày. Không những thế các dòng sông còn bị tắc
nghẽn do việc lấn chiếm đất đai, rác thải thì xả một cách trực tiếp, dòng nước
không thể lưu thông thì không còn quá trình tự làm sạch của thủy vực. Bảng 2.4
chỉ ra nồng độ các chất ô nhiễm ở những con sông ở Việt Nam năm 2006.
Bảng 2.4: Chất lượng môi trường nước Việt Nam năm 2006 [3].

Lưu vực sông
Vùng
Đông Bắc
Đ.B sông Hồng

Thượng lưu
sông

Hạ
lưu sông

Nước
ngầm

Nước
ven bờ

+++++
++++

++
++

++++
+++

+++
+++

7



Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng băng sông Cửu Long
Tây Bắc

++++
+++++
+++++
++++
++++
+++++

+++
++++
+
++
++++

++++
++++
+++++
+++
+++
+++++

++++

++++
++++
++
+++

Ghi chú: Chất lượng nước sẽ giảm dần theo số lượng dấu(+) từ tốt giảm dần về ngoài
tiêu chuẩn cho phép.

Chất lượng nước trên các con sông chính có hàm lượng BOD 5 và NH4+- N
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,3 lần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng ( TSS)
đo được tại các sông hồ, và các hệ thống kênh rạch chính đều vượt quá ngưỡng
cho phép của TCVN 5942- 1995 loại A từ 1.5 – 2.5 lần . Một số thông số khác
như kim loại nặng, coliform, hóa chất bảo vệ thực vật …cũng đã vượt quá tiêu
chuẩn cho phép TCVN 5942 – 1995 loại A từ 1.5 – 6 lần, tuy nhiên nó chỉ mang
tính chất cục bộ[3].
Trong những năm gần đây, do cơ cấu kinh tế phát triển nhanh cho nên cá
khu công nghệp, đô thị nằm trong diện tích các lưu vự sông tăng lwn nhanh
chóng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nước nước của các lưu vực
sông lớn ở nước ta ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Tại bảng 2.5 đã chỉ ra
nồng độ một số chất ô nhiễm có trong nước của các con sông nội thành, nội thị
của các thành phố lớn ở nước ta.
Bảng 2.5: Nồng độ một số chất ô nhiễm trong các con sông nội thành,
nội thị ở nước ta[2][3].
Chỉ tiêu
Tên
các con sông
Sông Hồng (Đoạn chảy
qua TP Hà Nội)
Sông Cấm (Hải Phòng)
Sông Hương (Huế)

Sông Hàn ( Đà Nẵng)
Sông Sài Gòn

Coliform

BOD5

NH4+

TSS

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

10.0

0.22

290.0

9.000.0

14.0
7.0
4.0
9.0


0.95
0.56
0.21
0.85

170.0
65.0
65.0
105.0

27.500
210.0

8

(1012 khuẩn
lac/ngày)


(TP Hồ Chí Minh)
Sông Hậu ( Cần Thơ)
Sông Lam (Bến Thủy)
TCVN

3.0
8.0
4

0.31
0.25

0.1

50.0
45.0
20

260.0
2500
2500

Ở lưu vực Sông Cầu đoạn qua khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên, gia
trị các thông sô như SS, BOD5, COD, đều vượt quá TCVN, nước có mùi dầu rõ
rệt. Trong khi đó thì đoạn chảy qua Bắc Giang, Bắc Ninh thì nước sông Cầu đã
bị ô nhiễm tương đối nghiêm trọng [4].
Bên cạnh chất lượng nước của các con sông đều suy giảm thì chất lượng
nước tại các ao, hồ, kênh, mương tại các khu vực cũng bị ô nhiễm cục bộ. Ở
thành thị nước hồ thì bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt, còn ở nông thôn
thì nước mặt lại bị ô nhiễm bởi hoạt động của các làng nghề thủ công [4].
Bảng 2.6 cho ta biết lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được đưa
vào môi trường nước lưu vực sông Cầu năm 2005.
Bảng 2.6: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được
đưa vào môi trường nước lưu vực sông Cầu năm 2006 [2].
Tỉnh, Tp
Chỉ tiêu
COD
(tấn/ngày)
BOD
(tấn/ngày)
Tổng Nito
(tấn/ngày)

Tổng
PhotPho

Vĩnh
Phúc

Bắc
Ninh

Hải
Dương

Bắc Kạn

Thái

Bắc

Toàn

Nguyên

Giang

LVS

83 – 119

71 – 101


122 - 174

21 - 30

79 - 112

112 - 161 488 - 697

52 – 62

44 – 53

76 - 92

13 - 16

49 - 59

70 - 85

304 - 367

7 – 14

6-12

10 - 20

24


7 - 13

9 - 19

41 - 82

0,5 – 4,6

0,4 - 4

07 - 7

02 - 12

0,4 - 4

0,6 - 6

1.155

987

1.698

295

1.095

1564


6.794

11

10

17

3

11

14

66

19 – 25

168 -

289 - 374

50 - 65

186 - 240

266 -344

1155 -


(tấn/ngày)
Coliform
(1012 khuẩn
lạc/ ngày)
Dầu
(tấn/ngày)
SS (tấn/ngày)

9

2,8 –
26,8


217
Ghi chú: “LVS”: Lưu vực sông

1494

Các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm thì có nguy cơ ô nhiễm cao bởi
hàm lượng các chất hữu cơ vượt quá TCVN. Tính trung bình lượng thải ra có từ
380 – 400 kgBOD5/ tấn sản phẩm, 600 – 650 kgCOD/ tấn sản phẩm. Các cơ sở
dệt nhuộm xử dụng rất nhiều hóa chất, lượng dư thừa phần lớn đổ ra ngoài
khoảng 81kgCOD/tấn sản phẩm, 300kg TS/tấn sản phẩm. Nước thải từ các sơ sở
cơ khí có mạ chứa kim loại với hàm lượng vượt tiêu chuẩn nhiều lần: Cr (VI)
420 lần, Cr(III) từ 18 đến 100 lần, Pb từ 6 – 24 lần, Zn từ 6 -13 lần [3].
Trong các yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường nước thì hoạt độ sử dụng
và khai thác nước ngầm cũng làm cho chất lượng nước suy giảm và ảnh hưởng
trực tiếp đến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân đặc biệt là người dân ở
các vùng quê khi mà nước sinh hoạt hàng ngày chính là nước lấy từ các giếng

khoan gia đình. Bên cạnh đó việc khai thác và sử dụng quá mức làm mực nước
ngầm hạ xuống khiến cho nước biển xâm nhập. Nhiều tỉnh ở nước ta như Quảng
Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Bến Tre, Kiên Giang…nước
mặn đã xâm nhập vào nước ngầm [6].
Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các bệnh
liên quan đến đường ruột, phụ khoa, tiêu hóa, da liễu, thậm chí là cả bệnh ung
thư. Theo thống kê của Bộ Y Tế thì có tới 88% trường hợp bị mắc bệnh tiêu chảy
là do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém. Đây là bảng số liệu của bộ y tế
về số lượng ca mắc và tử vong của các bệnh liên quan đến nước.
Bảng 2.7: Số ca mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh liên quan đến nước [18].
Tả
Năm
1990
1995
2000
2001

Ca

Tử

bệnh
2.132
1.886
170
16

vong
23
44

2
0

Thương hàn
Ca
Tử
bệnh
4.323
30.901
10.709
9.611

vong
16
23
10
1

10

Lỵ trực trùng
Ca
Tử
bệnh
47.832
48.350
45.103
16.297

vong

94
12
6
7

Tiêu chảy
Tử
Ca bệnh
vong
232.843
207
575.348
106
984.617
19
1.055.17
26


2002

340

2003

343

0
0


7.079
5.945

0
2

44.903
43.732

6

8
1.045.21

19

6

2
9.972.463

10

Có thể nhận thấy rằng tỷ lệ số ca mắc bệnh không hề có xu hướng giảm
mặc dù điều kiện vật chất của các cơ sở y tế ngày càng được nâng cao. Đáng lo
ngại hơn là số ca bị mắc bệnh tiêu chảy năm 2003 tăng một đột biến.
Trong vòng 2 năm trở lại đây dư luận xôn xao trước vụ việc nhà máy
VEDAN xả trực tiếp nước thải vào dòng sông Thị Vải mà không qua bất kì một
biện pháp xử lý nào, Ước tính mỗi ngày VEDAN đã thải ra dòng sông Thị Vải
tính từ năm 1994 đến nay, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000m 3/ngày ra dòng

sông này . Vedan đã phải thừa nhận hành vi sai phạm của mình đã gây thiệt hại
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của nông dân trong
khu vực.
Vụ việc VEDAN chưa lắng xuống thì lại tới công ty Miwon Việt Nam xả
thải trực tiếp xuống sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mặc dù hệ
thống xử lý chất thải chưa hoàn thiện, liên tục gặp sự cố và chưa được cơ quan có
thẩm quyền cấp phép xả thải..., tuy nhiên, mỗi ngày Cty Miwon vẫn công khai
xả hơn 400m3 nước thải xuống sông Hồng. Hậu quả, theo người dân xung quanh
khu vực nhà máy, họ đã bị "tra tấn" trong suốt một thời gian dài vì mùi hôi thối,
ngột ngạt bốc lên từ bể, cống nước thải đen ngòm của Miwon [25].
2.2. Tình hình ô nhiễm nước do hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam
2.2.1. Sự phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển một
cách nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8,9%. Số lượng trang trại
năm 2000 là 57.069 trang trại tính đến tháng 4 năm 2009 đã lên tới 135.437 trang
trại. Tính riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm hơn một nửa tổng số trang
trại trong cả nước 65.747 trang trại.

11


Bảng 2.8 : Số lượng trang trại từ năm 2000 – 2009 [17].
Năm

Cả Nước
Đồng bằng
sông Hồng

Hưng Yên


Sơ bộ

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

57069

61017

61787

86141

110832


114362

113699

116222

120699

135437

2214

2697

2796

6308

9350

10960

15222

16085

17318

20581


14

59

44

947

1535

1105

2186

2264

2402

2414

2507

2473

2516

3949

4165


4545

3850

3835

4423

4680

8527

7791

8120

15873

16788

17378

18015

18202

20420

3589


6035

6223

9450

9623

8730

9240

9481

8835

8265

10831

10165

15866

15864

14077

14024


13792

15174

31190

31967

56128

56582

54442

55023

57483

65747

2009

Trung du và
miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ
và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

Đồng bằng
sông Cửu Long

3196
7

1360
7
6650
1268
2
4294
5

Trong số các trang trại trong cả nước thì số lượng các trang trại chăn nuôi
vẫn chiếm một tỷ lệ lớn 20.809 trang trại chiếm 15.36% . Trong số trang trại
chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20 – 50
con/trang trại, lợn thịt từ 100 – 200 con/trang trại, gà thịt từ 2000 – 5000
con/trang trại, bò sinh sản 10 – 20 con/ trang trại, bò sữa 20 – 50 con/trang trại.
Sản phẩm chăn nuôi ngay càng tăng , ước tính sản phẩm sữa từ các trang trại
chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy sản phẩm chăn nuôi lợn
trang trại trên 20% và gà là trên 35% [17].
Bảng 2.9: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và
phân theo địa phương năm 2009 [17].

Tổng
Cả nước

135437


Trang trại
trồng cây
hàng năm
39769

12

Trang trại
trồng cây lâu
năm
23880

Trang trại
chăn nuôi
20809

Trang trại
nuôi trồng
thuỷ sản
35489


Đồng bằng sông Hồng

20581

296

529


8886

4239

Hà Nội

3207

85

119

1223

603

Hưng Yên

2414

11

71

1381

217

Thái Bình
Trung du miền núi phía

Bắc
Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung

3281

39

10

2480

551

4680

235

403

1436

566

20420

5321

3914


3047

3611

Thanh Hoá

3963

1405

219

371

588

Bình Thuận

2443

247

1554

320

179

Tây Nguyên


8835

1195

6427

780

55

Gia Lai

2349

495

1745

93

3

15174

856

9446

3738


725

3183

202

1175

1557

123

65747

31866

3161

2922

26293

4114

502

830

792


1971

An Giang

14500

10749

40

183

2981

Bạc Liêu

13760

1873

11

11821

Đông nam Bộ
Đồng Nai
Đồng bằng sông Cửu Long
Bến Tre

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009

Trong vòng 2 năm trở lại đây thì tình hình chăn nuôi của nước ta có sự
thay đổi không đáng kể số lượng đàn gia súc có sự giảm nhẹ về số lượng.
Nguyên nhân là 2 năm gần đây dịch tai xanh, lở mồn long móng ở gia súc có xu
hướng tăng. Tuy chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng trước nhu cầu tăng cao
của xã hội thì tình hình này có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế
và chất lượng sức khỏe của người dân. Bảng 2.10 đánh giá tình hình chăn nuôi
gia súc gia cầm trên cả nước.
Bảng 2.10: Số lượng gia súc, gia cầm 2 năm 2009 và 2010[17]
Đơn vị
tính
Con

2.886.602,0

2.913.388,0

Tổng số bò

Tấn
Con

79.074,1
6.103.322,0

84.214,0
5.916.251,0

5.139,9
-187.071,0


106,50
96,93

Sản lượng thịt
xuất chuồng
Bò sữa

Tấn
Con

263.379,0
115.518,0

278.911,0
128.583,0

15.532,0
13.065,0

105,90
111,31

Tổng số Trâu

Sản lượng thịt
xuất chuồng

1/10/2009

1/10/2010


13

Tăng
% so
Giảm
2010/2009
26.786,0
100,93


Sản lượng sữa
Tổng số lợn

Tấn
Con

278.190,0
27.627.729

306.662,4
27.373.149

28.472,4
-254.580

110,23
99,08

Số lượng lợn

nái

Con

4.168.478,0

4.158.820,0

-9.658,0

99,77

Con

46.379.518

49.350.076,0

2.970.558,
0

Tấn
1000
con
1000
con

3.035.853,0

3.036.358,0


505,0

100,02

280.180,5

300.497,5

20.317,0

107,25

199.999,5

218.201,4

18.201,9

109,10

621.057,8

92.509,8

117,50

6.367.108,7

901.819,7


116,50

Sô lượng Lợn
thịt xuất
chuồng
SL thịt xuất
chuồng
Tổng số gia
cầm

Chia ra Gµ
SL thÞt gia
cÇm giÕt b¸n

tấn
528,548.0
1000
SL trøng gia
cÇm c¸c lo¹i
quả
5.465.289,0
2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm từ chăn nuôi

106,40

Những thành phần gây ô nhiễm trong các loại chất thải chăn nuôi là chat
hữu cơ, vô cơ và nhiều mầm bệnh. Những chất thải này gây ô nhiễm quan trọng
cho không khí, ảnh hưởng chính đến môi trường sống của dân cư, nguồn nước,
tài nguyên đất và ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn nuôi.

Tại Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày càng một
gia tăng ở mức độ báo động. Chỉ riêng năm 2007, lượng chất thải do chăn nuôi
gây ra ở nước ta như sau:
Bảng 2.10: Lượng chất thải chăn nuôi năm 2007 [5].
Số lượng vật
ĐV

nuôi



Con

1/8/2007
6.724.703

Trâu

Con

Lợn
Gia cầm

Loại vật nuôi

Chất thải rắn
trung bình/ngày

Tổng CTR (kg/ năm)


10,0

24.545.165.950,0

2.996.415

15,0

16.405.372.125,0

Con

2.650.651

2,0

19.389.275.230,0

Con

2.260.271

0,2

16.499.978,3

14


Dê, cừu


Con

1.777.638

1,5

973.256.805,0

Ngựa

Con

103.481

4,0

151.082.260,0

Hươu

Con

31.539

2,5

28.779.337,5
61.509.431.686,8


Tổng cộng
Nguồn gây ô nhiễm nước từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là từ nước thải
và phân thải, nước vệ sinh chuồng trại và nước trong các ao hồ thủy sinh có
lượng dư thừa thức ăn cao. Trong thực tế nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi
gia súc, gia cầm có lưu lượng nhỏ hơn so với nước thải sinh hoạt. Chủ yếu là
nước tắm rửa và nước vệ sinh chuồng trại. Nước thải từ các chuồng trại chăn
nuôi chứa một lượng lớn chất thải rắn không tan như: phân, rác, bùn đất, thức ăn
thừa, các hợp chất hữu cơ chứa Nito và Phospho. Nồng độ các tạp chất trong
nước thải chuồng trại cao hơn 50 – 150 lầ so với mức độ ô nhiễm của nước thải
đô thị. Nồng độ hợp chất Nito từ 1500 – 15200 mgN/l, của Phospho là 70 – 1750
mgP/l [21].
Bên cạnh nước thải thì phân thải cũng là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ
hợt động chăn nuôi. Thường thì phân thải được thải ra ngoài môi trường chung
với nước thải vệ sinh chuồng trại. Điều này dẫn đến việc nước thải của các nguồn
chăn nuôi khác nhau thì khác nhau về thành phần và đặc tính. Bảng 2.11 chỉ ra
một số thành phần chính trong phân của các loài vật nuôi khác nhau:
Bảng 2.11: Thành phần chính trong phân của một số loài vật nuôi[23].
Loại vật nuôi
Độ ẩm
N%
P2O5 %
K2 O %
Bò thịt
85
0.3
0.2
0.5
Bò sữa
85
0.7

0.5
0.5
Gia cầm
72
1.2
1.3
0.6
Lợn
82
0.5
0.3
0.4
Dê cừu
77
1.4
0.5
0.2
Như vậy, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tác động đến môi trường nước
chủ yếu theo 2 nguồn là phân thải và nước thải. Theo như tính toán thì với một
đàn gia súc 10.000, để tạo ra khoảng 1000 tấn thịt lợn hàng năm thì phải giải

15


quyết 10.000 – 20.000 tấn phân, 20.000 – 30.000 m 3 nước tiểu và khoảng 50.000
đến 200.000 m3 nước rửa chuồng trại.
Theo kết quả điều tra của cục chăn nuôi năm 2006 về chăn nuôi lợn ở 8
vung sinh thái thì số lượng trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử
lý chất thải chiếm 74% còn lại không xử lý chiếm 26%. Trong các hộ,các cơ sở
có xử lý thì 64% áp dụng phương pháp sinh học (Biogas, ủ…) số còn lại, 36% xử

lý bằng các phuong pháp khác [12].
Cũng theo nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà và Cộng sự, 2008 Nghiên cứu
ở Hải Dương cho thấy: pH nước dao động từ 6,96 – 7,98 nằm trong quy chuẩn
cho phép của TCVN: 5942- 1995, cho chất lượng nước mặt loại A. Trong khi đó
thì các giá trị BOD5 trong các quá trình quan trắc là rất cao từ 4,96- 19,38 mg/l
đã vượt quá mức cho phép 1,24- 4,8 lần. Hàm lượng COD trong quá trình quan
trắc là rất cao từ 25- 56mg/l, và đạt giá trị trung bình là 45mg/l vượt quá mức độ
cho phép với chất lượng nước loại B là < 35mg/l được quy định trong TCVN:
5942 – 1995. Hàm lượng oxy hòa tan của nước mặt rất thấp, giá trị DO đo trung
bình cho cả quá trình quan trắc là dao động trong khoảng 1,27- 4,39 mg/l không
đảm bảo mức quy định là >= 6mg//l theo TCVN 5942 – 1995 cột A. Bên cạnh đó
hàm lượng chất hữu cơ hòa tan như các hợp chất của Nito, Photpho cũng ở mức
khá cao . Trong kho nồng độ trung bình NO 3- N đo được từ 0,17 – 2,88 mg/l thấp
hơn rất nhiều lần so với mức cho phép của TCVN 1995 là 10mg/l, thì nồng độ
NH4+ trung bình quan trắc dao động từ 0,89 – 9,44 mg/l gấp 1,48 đến 8,82 lần
TCVN: 5942- 1995. Ngoài ra nồng độ PO 3- -P cũng ở mức khá cao khi dao động
từ 0,97 – 5,97 mg/l. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt và hiện tượng phú
dưỡng.
Theo sở khoa học và công nghệ Nam Định và Hà Nội thì năm 2006 tại xã
Thái Trực (Trực Ninh – Nam Định) có 91,13% hộ chăn nuôi lợn và xã Trung
Châu (Đan Phượng – Hà Nội) với 93,33% sô hộ nuôi lợn, quy mô 3- 43con/hộ
thấy mức độ ô nhiễm đang ở tình trạng báo động. Chất ô nhiễm môi trường

16


không chỉ là phâm mà còn có số lượng lớn chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác
gia súc, gia cầm chết. Nước thải ô nhiễm E.coli và 25% số mẫu nhiễm trứng giun
với mật độ là 4.025 trứng/ 500mg nước thải. Hàm lượng COD là 3.916 mg/l
trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ từ 100 – 400 mg/l Chăn nuôi lượn ở xã Tô

Hiệu (Thường Tín – Hà Nội ) với việc xả thẳng phân, nươc tiểu lợn ra cống rãnh
và hệ thống thoát nước làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân [15].
Ngoài việc ô nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ thì các vi sinh vật từ chat thải
chăn nuôi lợn cũng rất lớn. Theo nghiên cứu của Tống Vũ Thắng trong nước thải
chăn nuôi lợn tại thành phố Hồ Chí Minh thì vào mùa khô, kiểm tra 180 mẫu thì
tất cả đều bị nhiễm E.coli, Salmonella và C.perfringens (Clostridium perfringens)
với tổng số khuẩn lạc tương ứng là 3,01 x 10 15 cfu/ml, 4,5x 104 cfu/ml, 2,2x104
cfu/ml (cfu số khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch, xác định theo phuong
pháp đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch của Nguyễn Vĩnh Phước,
1994). Còn vào mùa mưa thì số khuẩn lạc tương ứng là 2,19x 10 5 cfu/ml,
3,18x102 cfu/ml, 1,76x104 cfu/ml. Vậy cả hai mùa khô và mùa mưa đều thấy xuất
hiện khuẩn E.coli, Salmonella và C.perfringens (Clostridium perfringens) trong
nước thải chăn nuôi lợn và vượt tiêu chuẩn TCVN 5942- 1995 nhiều lần [12].
Bên cạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm thì việc nuôi trồng các loại thủy hải
sản cũng góp phần không nhỏ vào ô nhiễm nước. Đặc biệt là hình thức nuôi
trồng kiểu thâm canh hay kiểu công nghiệp. Trong hình thức này thì thức ăn nuôi
Thủy sản chủ yếu là thức ăn tổng hợp với lượng rất lớn trung bình từ 100 –
120kg/ha/ngày. Các loại thức ăn này có từ 30 – 36% là Protein thô. Nhiều kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vật nuôi chỉ hấp thụ được từ 25 – 40% lượng N, 17
– 25% lượng P. Do hiệu quả hấp thụ thức ăn không cao cho nên phần dư còn
nằm lại trong ao nuôi với hàm lượng khoảng 360mg/m3/ngày. Tình trạng cũng rất
đáng lo ngại ở lưu vực các con sông lớn, khi người dân thả bè nuôi cá Tra, cá
Basa thì lượng thức ăn thừa hàng ngày cộng với lượng phân thải của những bè cá

17


này đã làm cho nước ở nơi này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, ở một số đoạn
dòng sông còn bị thay đổi dòng chảy do tích tụ quá nhiều sản phẩm thừa từ các

lồng bè này.
Trong số thí nghiêm khác thì các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mật độ vật
nuôi trong ao có mối liên hệ chặt chẽ với nồng độ chất ô nhiễm, tuy nhiên còn
phụ thuộc và loại vật nuôi và chế độ thay nước. Nồng độ chất ô nhiễm cao, được
tích lũy trong một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, lâu hơn là ảnh
hưởng đến chất lượng nước ngầm tại khu vực đặc biệt là cac hợp chất của N là
NO3- và NH4+ . Bảng 2.12 sẽ giúp ta làm rõ điều này:
Bảng 2.12 Mức độ ô nhiễm trong ao nuôi tôm phụ thuộc vào mật độ[22]
Mật độ nuôi con/m2
50
60
0,06
0,08
0,15
0,15
6,36
7,87
14,9
20,9

Tổng số
NO2- -N (mg/l)
NO3- -N (mg/l)
NH4+ -N (mg/l)
N- tổng (mg/l)

30
0,02
0,07
0,98

3,55

40
0,01
0,06
0,98
4,04

70
0,08
0,15
6,30
17,1

P- tổng (mg/l)

0,18

0,25

0,53

0,49

0,32

BOD (mg/l)

10,0


11,4

28,9

33,9

28,2

Theo Lê Hồng Mận và các cộng sự một năm, đàn gia súc, gia cầm nước ta
thải khoảng 25 – 30 triệu tấn chất thải lỏng (Nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ
sân chơi, bãi sân vận động, bãi chăn). Trong số đó có khoảng 20% được xử lý
qua hầm Biogas hoặc qua hệ thống chất thải của trang trại chăn nuôi. Phần lớn số
còn lại được sử dụng ngay hoặc cho thải trực tiếp ra môi trường đã làm tăng độ ô
nhiễm và hủy hoại môi trường . Ngoài chat khí, trong chất thải của gia súc, gia
cầm còn có các loại mầm bệnh, ký sinh trùng , các vi sinh vật có hại khác nhau
như: Enterrobacteriae, E.coli, Samonella, ... Đây là những loài có thể gây hại trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người.
Bênh cạnh đó chất thải rắn từ chăn nuôi không qua xử lý, đánh đống tập
trung nhưng không được quản lý, do đó lúc mưa, gió rửa trôi mất Nitrogen,

18


photpho gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường sinh thái.
Chính là do lượng Protein trong thức ăn gia súc, gia cầm không được tiêu hóa hết
mà có dến 50 – 70 % lượng Nitrogen này thông qua phân và nước tiểu thải ra
ngoài môi trường. Phần Nitrogen này phần lớn biến đổi thành Nitrat qua quá
trình Oxy hóa gây ra ô nhiễm chất hữu cơ trong nước. Nitorat là tiềm ẩn chất
Cancerrogen, khi sử dụng nước có chứa chất này nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người,

Mặc dù các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi không lớn bằng các hoạt
động khác là công nghiệp và sinh hoạt nhưng các nguồn thải này có đặc điểm là
nồng độ các chất hữu cơ rất cao đặc biệt là là hợp chất có chứa N và P, các nguồn
thải này lại có tính cục bộ tập trung xung quang các trang trại, các mô hình chăn
nuôi. Vì vậy nếu không được quản lý kịp thời sẽ gây ra những sự cố môi trường
đáng tiêc như phú dưỡng, bệnh tật lan truyền, ô nhiễm môi trường …

19


PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này trên địa bàn 2 huyện Khoái Châu và Văn
Giang tỉnh Hưng Yên
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 2 huyện
- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn tại các trang trại chăn nuôi trên địa
bàn 2 huyện và áp lực của chúng lên môi trường nước mặt và nước ngầm thông
qua điều tra và quan sát
- Lấy mẫu phân tích để đánh giá chất lượng nước mặt và nước ngầm của
địa bàn 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện môi trường tại các trang trại.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu là :
Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra, phương pháp lấy mẫu và
phân tích, phương pháp xử lý số liệu.
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các tài liệu và giữ liệu có liên quan tới nội dung mà chúng tôi nghiên cứu
đã được thu thập, chọn lựa và sắp xếp thành hệ thống nhằm cung cấp thông tin
một cách nhanh nhất cho việc thực thiện đề tài. Các số liệu được thu thập thông

qua những nguồn chủ yếu sau đây:

20


- Thu thập số liệu từ những nguồn sẵn có: Bao gồm sách, báo tạp chí khoa
học, qua mạng Internet, các đề tài nghiên cứu khoa học có lien quan tới khu vực
và vấn đề nghiên cứu đã được xuất bản.
- Thu thập số liệu thống kê của các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân
dân xã, Sở Khoa học và Công nghệ, cùng một số phòng ban khác.

3.3.2. Phương pháp điều tra
Để thu thập các thông tin liên quan đến tình hình chăn nuôi lợn trên địa
bàn 2 huyện Văn Giang và Khoái Châu chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều
tra và phỏng vấn nông hộ (Mẫu phiếu điều tra xem trong phần phụ lục). Số lượng
mẫu điều tra là 46 phiếu.
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu
Căn cứ vào đặc điểm các trang trại lợn trên địa bàn hai huyện Văn Giang và
Khoái Châu chúng tôi đã tiến hành chọn 11 trang trại lợn thuộc các loại mô hình
VAC, AC, CV và C để tiến hành lấy mẫu.
* Phương pháp lấy mẫu nước mặt:
- Cách lấy mẫu: lẫy mẫu hỗn hợp, trên mỗi ao nuôi cá hoặc mương thải
chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước tại 3 – 5 điểm (tùy vào diện tích) sau đó trộn
lẫn các mẫu lại với nhau để được mẫu hỗn hợp. Các mẫu nước được lấy tại độ
sâu 20cm bằng dụng cụ lấy mẫu nước chuyên dụng.
- Tần suất và số lượng mẫu: Mẫu nước mặt được tiến hành lấy mẫu 2
tháng 1 lần (5 lần từ tháng 6/2010 – 4/2011). Tổng số mẫu lấy là 10 mẫu.
- Bảo quản mẫu: Mẫu nước sau khi lấy được tiến hành đo nhanh một số
thông số như pH, DO sau đó được bảo quản trong chai nhựa PE có dung tích
500ml, đưa về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu còn lại.

*Phương pháp lấy mẫu nước ngầm

21


- Cách lẫy mẫu: Nước ngầm được lấy tại các giếng khoan đang sử dụng tại
các trang trại. Mẫu được lấy từ độ sâu 20 – 40m. Khi lấy mẫu cần phải để bơm
nước hoạt động một lúc.
- Tần suất và số lượng mẫu: Nước ngầm được lấy 2 tháng/lần (5 lần từ
6/2010 đến 4/2011), tổng số mẫu lấy là 11 mẫu.
- Bảo quản: Các mẫu nước ngầm sau khi lấy được bảo quản trong chai
nhựa PE và đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
3.3.4 Phương pháp phân tích mẫu nước.
* Các chỉ tiêu phân tích :
- Nước mặt: DO, pH, BOD ,COD, NH4+-N, NO3--N, PO43- -P.
- Nước ngầm: NH4+-N, NO3- -N.
* Phương pháp phân tích:
+ Các chỉ tiêu : pH, DO, được đo tại hiện trường ngay sau khi lấy mẫu
bằng máy đo pH /DO Metter điện cực thủy tinh.
+ BOD5 được phân tích theo phương pháp nuôi cấy trong tủ điều hòa ở
nhiệt độ 20oC trong vòng 5 ngày.
+ COD phân tích theo phương pháp chuẩn độ ngược K 2Cr2O7 bằng dung
dịch muối Mohr.
+ NH4+-N phân tích theo phương pháp Indofenol sử dụng máy UV/VIS so
màu ở bước sóng 667nm.
+ NO3- - N phân tích theo phương pháp Catadol sử dụng máy UV/VIS so
màu ở bước sóng 420 nm.
+ PO43- -P phân tích theo phương pháp Oniani sử dụng máy UV/VIS so
màu ở bước sóng 660nm.
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập do điều tra và phân tích được xử lý trên máy tích bằng
phần mềm Excel .

22


23


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội của tỉnh Hưng Yên
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc.
* Địa giới hành chính giáp 6 tỉnh, thành phố là:
- Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
- Phía tây bắc giáp thành phố Hà Nội
- Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
- Phía tây giáp tỉnh Hà Tây
- Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
* Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý:
- Từ 20o36 đến 21o01' vĩ độ Bắc
- Từ 105o53' đến 106o17' kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên 92.309,32 ha (923,09 km2) chiếm 6,02% diện tích
đồng bằng bắc bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Gồm
10 huyện, thị xã với 161 xã, phường, thị trấn. Thị xã Hưng Yên là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
* Khí hậu

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ
rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng
năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
- Diện tích: 923,09 km2
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C

24


- Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%

Hình 4.1: Bản đồ địa chính tỉnh Hưng Yên

25


×