Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.48 KB, 7 trang )

H ỆTH Ố
NG X ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I CH ẾBI Ế
N M ỦCAO SU

Giới thiệu
Ngành trồng cây cao su ở Việt Nam đã phát triển hơn 100 năm nay và đã trải qua biết bao
biến cố lịch sử cùng với sự ra đời của nhiều nhà máy chế biến mủ cao su, đã tạo việc làm cho
hàng ngàn người lao động và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo xu hướng phát
triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được sử dụng hầu
hết trong những lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên liệu công nghiệp
và xuất khẩu.

các vật dụng sinh hoạt làm từ cao su
Tuy nhiên, song song với lợi ích kinh tế thì chất lượng môi trường do ngành công nghiệp này
gây ra cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Việc xử lý chưa triệt để nước thải thải ra từ các nhà
máy chế biến mủ cao su đã làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn.
Quy trình chế biến mũ cao su


sơ đồ chế biến mủ cao su cốm


Sơ đồ chế biến mủ cao su ly tâm

Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến mủ cao su
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất
sau:






Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm, rửa máy móc
thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
Dây chuyền chế biến mủ nước: nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình
cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc
thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
Dây chuyền chế biến mủ tạp:
Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nhiều nước nhất trong các dây chuyền chế biến mủ.
Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mù tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm
cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe
chở mủ và sinh hoạt.


công nhân thu gom mủ cao su tại vườn cao su

Tính chất đặc trưng của nước thải chế biến mủ cao su
Nước thải từ công đoạn đánh đông có nồng độ chất bẩn cao nhất, chủ yếu là serum còn lại
trong nước thải sau khi vớt mủ bao gồm một số hóa chất đặc trưng như axit acetic
CH3COOH, protein, đường, cao su thừa. Lượng mủ chưa đông tụ nhiều do đó còn thừa một
lượng lớn cao su ở dạng keo, pH thấp khoảng 5-5,5. Nước thải ở các công đoạn khác có hàm
lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng cao su chưa đông tụ hầu như không đáng kể.
Đặc trưng cơ bản của các nhà máy chế biến cao su đó là sự phát sinh mùi. Mùi hôi thối sinh
ra do men phân hủy protein trong môi trường axit, tạo thành nhiều chất khí khác nhau: NH3,
H2S, CO2, CH4,…
Tính chất nước thải ở từng dây chuyền sản xuất:






Dây chuyền sản xuất mủ ly tâm: nước thải có độ pH khá cao (pH= 9- 11), nồng độ
BOD, COD,N rất cao
Dây chuyền chế biến mủ nước:
Đặc điểm của quy trình này là sử dụng mủ nước từ vườn cây có bổ sung amoniac làm chất
chống đông và dùng acid để đánh đông nên nước thải ở dây chuyền sản xuất này có BOD,
COD, SS N rất cao và độ pH thấp.
Dây chuyền chế biến mủ tạp:


Mủ tạp lẫn khá nhiều đất cát và các loại chất lơ lửng khác. Do đó, trong quá trình ngâm, rửa
mủ, nước thải chứa rất nhiều đất, cát, màu nước thải thường có màu nâu, đỏ. pH nằm trong
khoảng 5 – 6.
Nồng độ chất rắn lơ lửng cao và nồng độ COD, BOD thấp hơn nước thải từ dây chuyền chế
biến mủ trước.
Những tác hại của nước thải chế biển mủ cao su đến môi trường nước
Nước thải sơ chế cao su, sau thời gian tồn trữ vào khoảng 2 – 3 ngày sẽ xảy ra hiện tượng
phân hủy, oxi hóa ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nước thải ra nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn nước, làm đục nước, nổi ván
lợn cợn, bốc mùi hôi thối.
Hàm lượng chất hữu cơ khá cao sẽ tiêu hủy dưỡng khí cho quá trình tự hủy, thêm vào đó cao
su đông tụ nổi ván trên bề mặt sẽ ngăn cản oxi hòa tan dẫn đến hàm lượng DO trong nước
giảm, làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển của thực vật.
Tại nguồn tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khí sinh ra mùi hôi gây khó thở, ảnh
hưởng đến môi trường sống của người dân và chất lượng nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất.

nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do xả thải nước thải chế biến cao su
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su




hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy được thu gom qua hệ thống mương thu gom
có đặt song chắn rác và được dẫn đến bể thu gom để tránh làm hư hại bơm ở công trình phía
sau. Tại đây nước thải được bơm lên bể tách mủ, nước thải nhà máy chế biến mủ cao su có
hàm lượng cao su lớn vì thế trước tiên cần cho qua bể gạn mủ rồi mới đến bể gom để loại bỏ
một phần mủ cao su và các chất dạng lơ lửng. Do thời gian lưu nước thải trong bể tách mủ rất
dài nên có khả năng điều hòa nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải (thay cho bể điều hòa),
tại bể tách mủ, nồng độ chất rắn lơ lửng giảm rất nhiều.
Sau khi ra khỏi bể tách mủ, nước thải được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, mục tiêu của quá
trình keo tụ tạo bộng là đưa các hóa chất vào trạng thái phân tán đều trong môi trường nước
khi phản ứng xảy ra, đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa chúng với các phân tử
tham gia phản ứng. Việc này được thực hiện bằng cách khuấy trộn để tạo ra các dòng chảy rối
trong nước. Các cặn lơ lửng gắn kết với nhau, nước thải đưa qua bể lắng để lắng cặn được
hình thành nhờ quá trình trọng lực. Bông cặn được lắng xuống đáy bể, phần nước trong theo
máng thu nước chảy ra khỏi bể lắng. Bùn cặn sau lắng được đưa ra bể chứa bùn để xử lý.
Phần nước sau lắng được đưa qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Tại bể UASB, quá trình
phân hủy chất hữu cơ xảy ra nhờ hệ vi sinh vật kỵ khí, khí methane sinh ra cũng được thu
hồi. Nồng độ BOD chứa trong nước thải cũng giảm xuống, nhằm tạo điều kiện cho bể
Aerotank hoạt động tốt hơn.
Do bể UASB không xử lý triệt để chất hữu cơ trong nước thải nên nước thải tiếp tục được
dẫn qua bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn xót lại trong nước
thải. Đồng thời một lượng không khí được cấp vào bể thông qua hệ thống phân phối khí đặt
dưới đáy bể, nhằm tăng hiệu quả xử lý.
Nước thải sau khi đã xử lý sinh học được dẫn đến bể lắng 2 để giữ lại các màng vi sinh vật lại
bể dưới dạng cặn lắng. Tại đây, bùn sinh học sẽ lắng xuống dưới đáy bể, một phần bùn hoạt
tính được bơm tuần hoàn về bể Aerotank để bổ sung lượng sinh khối và một phần bùn dư sẽ

được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Sau đó, nước thải được đưa qua hồ tùy nghi, hồ hoàn thiện, nito và mùi hôi trong nước thải
được xử lý triệt để. Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây
bệnh. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 01:2015/BTNMT.
Ưu điểm của công nghệ:




Thời gian khởi động ngắn, việc kiếm bùn hoạt tính để khởi động dễ dàng và sẵn có.
Hiệu quả xử lý sinh học cao
Tận dụng được lượng cao su thất thoát, lượng khí CH4 được thu hồi làm năng lượng.



×