Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.24 KB, 10 trang )

H ỆTH Ố
NG X ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I D ỆT NHU Ộ
M

Giới thiệu
Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm là cần thiết ?
Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường là chủ đề được
quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công
nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực
phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kin, xi mạ, giấy, và đặc biết là ngành công nghiệp
dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam.

Ngành công nghiệp dệt nhuộm
Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều mặt
hàng, chủng loại và có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm, những lợi ích kinh tế đạt được thì bên cạnh đó
là vấn đề ô nhiễm nước thải và khí thải mà ngành này gây ra cần phải được quan tâm nhiều
hơn nữa. Nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm có độ kiềm cao, độ màu lớn, nhiều hóa chất
độc hại đối với loài thủy sinh và lượng nước sử dụng cho ngành này là khá lớn, bình quân 12
– 300 m3/tấn vải. Nếu nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm không có hệ thống xử lý thích hợp
sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường sống của con người.


Nước thải dệt nhuộm chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường nước

Quy trình công nghệ cho Hệ thống xử lý nước thải
dệt nhuộm




Quy trình công nghệ tổng quát của nhà máy dệt nhuộm

Nguồn gốc phát sinh nước thải trong công nghệ
dệt nhuộm



Nguồn gốc phát sinh nước thải trong công nghệ dệt nhuộm

Thành phần tính chất của nước thải dệt
nhuộm
Nước thải dệt nhuộm từ các nhà máy rất phức tạp và đa dạng, tính chất của nước thải dệt
nhuộm tùy thuộc vào các loại nguyên liệu khác nhau. Lượng nước thải dệt nhuộm chủ yếu từ
công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nhuộmvà nấu tẩy, với các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất lơ lửng,
các chất hữu cơ, các chất màu và các chất độc hại cho môi trường.
Các chất gây ô nhiễm môi trường chính có trong nước thải dệt nhuộm bao gồm:
Tạp chất tách ra từ xơ sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, các chất bẩn dính vào



sợi.


Các hóa chất dùng trong công nghệ: hồ tinh bột, tinh bột biến tính, dextrin, aginat, các
loại axit, xút, NaOCl, H2O2,… các loại thuốc nhuộm, các chất phụ trợ, chất màu, chất cầm
màu, hóa chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu là rất
khác nhau và phần dư thưa đi vào nước thải cũng tương ứng.
Mỗi công đoạn sản xuất sẽ có đặc tính nước thải khác nhau.

Tác động của nước thải dệt nhuộm đến môi trường nước
Độ kiềm cao làm tăng pH của nước. Nếu pH >9 sẽ gây độc hại đối với thủy tinh, gây ăn mòn
các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn. Lượng thải lớn gây tác hại đối với đời
sống thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi của tế bào.
Hồ tinh bột làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do
làm giảm oxi hòa tan trong nguồn nước.
Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.
Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxi hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới
sự sống của các loài thủy sinh.


Nước thải dệt nhuộm chưa xử lý được thải trực tiếp ra ngoài môi trường
Đề xuất phương án xử lý nước thải dệt nhuộm
Do mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng riêng nên công nghệ xử lý tương
ứng cũng khác nhau. Trước tiên ta phải tách riêng và xử lý sơ bộ loại trừ các tác nhân gây hại
đối với vi sinh vật rồi nhập chung xử lý bằng sinh học. Nước thải dệt nhuộm có nồng độ chất
hữu cơ cao, thành phần phức tạp và chứa nhiều hợp chất vòng khó phân hủy sinh học đồng
thời các hóa chất phụ trợ trong quá trình nhuộm có khả năng gây ức chế vi sinh vật. Hơn nữa
nhiệt độ nước thải dệt nhuộm rất cao, không thích hợp đưa trực tiếp vào hệ thống xử lý sinh
học. Vì vậy ta tiến hành xử lý hóa lý trước khi đưa vào các công trình sinh học nhằm loại trừ
các yếu tố gây hại và tăng khả năng xử lý của vi sinh.
Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ dựa vào các yếu tố cơ bản sau:


Công suất trạm xử lý




Thành phần và đặc tính của nước thải



Tiêu chuẫn xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận tương ứng



Phương pháp sử dụng cặn



Khả năng tận dụng các công trình có sẵn




Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng



Khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thống xử lý



Chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tổng quát

Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải dệt

nhuộm tổng quát


Nước thải dệt nhuộm ở các công đoạn sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ riêng trước khi dẫn
vào hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm chung:


Nước thải hoạt tính được đưa vào bể trộn để tiến hành keo tụ tạo bông bằng phèn sắt
với pH là 10 – 10,5, hiệu quả khử COD ở quá trình này khoảng 60-85%, bông phèn sau khi
hình thành sẽ được đưa qua bể lắng để lắng cặn, nước trong sau lắng sẽ được đưa về hố thu
gom tập trung.



Nước thải sufua được dẫn vào bể trộn để tiến hành keo tụ tạo bông ở pH = 3, bông
cặn được lắng tại bể lắng và phần nước trong được dẫn về bể thu gom tập trung. Hiệu quả
khử COD khoảng 70%.



Nước thải tẩy sẽ được đưa về bể trung hòa để trung hòa lại pH và đưa pH về 6.5. khi
đó H2O2 sẽ bị thủy phân thành O2 bay lên gây ra bọt đồng thời hồ sẽ được tách ra khỏi nước.
Nước thải sau khi tách hồ được dẫn về bể thu gom tập trung.
Sau khi thu gom nước thải từ các công đoạn về bể thu gom tập trung, nước thải được dẫn qua
bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị
khuấy trộn giúp xáo trộn đều nước thải, tránh lắng cặn và xảy ra hiện tượng phân hủy yếm
khí dưới đáy bể nhằm để hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm không phát sinh mùi hôi ra bên
ngoài.
Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học kỵ khí để loại bỏ các
chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật kỵ khí trong bể sẽ phân giải các chất hữu cơ

trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản, đồng thời khí Biogas sinh ra sẽ được thu hồi.
CHC + VSV kỵ khí à CH4 + H2S + CO2 …+ sinh khối mới
Ngoài ra trong bể xử lý sinh học kỵ khí, quá trình khử N và P cũng được diễn ra.


UASB trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Do trong bể xử lý sinh học kỵ khí không xử lý triệt để các chất hữu cơ trong nước thải nên
nước thải tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí. Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng
chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối. Các chất hữu cơ trong nước thải
sẽ bị phân giải thành các chất vô cơ đơn giản theo phản ứng sau:
CHC + VSV hiếu khí + O2 à CO2 + H2O + sinh khối mới
Nước thải sau quá trình xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng để lắng cặn sinh học được sinh
ra. Một phần bùn cặn sau lắng sẽ được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, một phần sẽ
được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể.
Nước trong sau lắng sẽ được dẫn qua thiết bị lọc áp lực để loại bỏ cặn, màu, mùi còn xót lại
trong nước thải. Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt QCVN
13:2015/BTNMT.
Ưu điểm của Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm:


Hiệu quả xử lý cao, loại bỏ được các chất độc hai có trong nước thải dệt nhuộm



Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành



Đảm bảo đầu ra của nước thải đạt chuẩn xả thải cho phép





Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng thấp



×