Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.9 KB, 3 trang )

H ỆTH Ố
NG X ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I NHÀ MÁY S Ả
N XU Ấ
T BIA

1. Quy trình sản xuất bia và nguồn gốc nước thải (HT xử lý nước thải sản xuất bia)

Quy trình sản xuất bia – xử lý nước thải sản xuất bia


Nấu – đường hóa: Nước thải giàu các chất hydroccacbon, pentozơ, xenlulozơ,
hemixenlulozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón… cùng với xác hoa, một ít
tanin, các chất đắng, chất màu.



Công đoạn lên men chính và lên men phụ: nước thải rất giàu xác men – chủ yếu là
protein, vitamin, các chất khoáng cùng với bia cặn.




Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, hấp chai, đóng chai. Nước thải
chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…
>>> Xem thêm công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước giải khát
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
+ Nước rửa nồi nấu, thiết bị lọc, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
+ Nước thải từ nồi hơi
+ Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra.


+ Nước rửa chai và két chứa.
+ Nước vệ sinh sinh hoạt, nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
+ Nước từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao, cacbonat thấp.

2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia


Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất
bia
Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn tự chảy về hệ thống xử lý tập trung.
Nước thải chảy qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất rắn kích thước lớn. Sau đó chảy vào
hố thu và bơm lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa, bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH tạo
điều kiện cho bể UASB phía sau hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bể còn bố trí hệ thống phân
phối khí để hòa trộn đều các chất bẩn và ngăn cản quá trình lắng cặn trong bể.
Tại bể UASB, dưới tác dụng của VSV kị khí, các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân
hủy và chuyển hóa thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí nổi va phải tấm chắn và
vỡ ra, khí thoát lên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và tuần hoàn lại.
Phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn.
Tại bể Aerotank, lắp đặt một hệ thống phân phối khí dưới đáy bể để nước thải được trộn đều
với bùn hoạt tính và tạo môi trường cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Quá trình phân hủy
các chất hữu cơ được thực hiện bởi các vi sinh vật hiếu khí tạo thành CO2, nước và sinh khối
mới.
Tại bể lắng bậc II xảy ra quá trình lắng các chất rắn lơ lửng và các bông bùn hoạt tính trong
nước. Bùn hoạt tính được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aerotank, phần
còn lại sẽ chuyển qua bể nén bùn.
Bùn tạo ra từ bể UASB, bể lắng II sẽ được bơm về bể chứa bùn, sau đó bơm lên bể nén bùn.
Bùn sau khi nén được đưa sang máy ép bùn, bùn thải được thu gom để chôn lấp hoặc làm
phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được tuần hoàn về hố gom.
Nước trong ra khỏi bể lắng bậc II sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Nước ra khỏi hệ thống sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải nguồn tiếp nhận.




×