Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG, TU BỔ VÀ NÂNG CẤP CÁC TUYẾN ĐÊ HIỆN CÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.44 KB, 7 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU
VÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2016

Số: 2006/HD-ĐĐ

HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG, TU BỔ VÀ NÂNG
CẤP CÁC TUYẾN ĐÊ HIỆN CÓ
1. Đắp mở rộng mặt cắt đê:
- Chiều rộng mặt đê sau khi đắp: B mđ ≥ 5m (Tại Quyết định số 58/2006/QĐTTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ ghi rõ: chiều rộng mặt đê tối thiểu từ
5m đến 6m).
- Hệ số mái đắp: mhl = 3,0; mtl = 2,0.
- Chiều dầy áp trúc: Tat ≥ 0,5m (chỉ đắp áp trúc đối với những mặt cắt mà có
chiều dầy cần đắp Tat ≥ 0,5m).
- Trước khi đắp phải dãy cỏ, đánh cấp.
- Thiết kế cứ 1,5m chiều dầy lớp đất đắp tính từ nền trở lên phải có một lớp vải
lọc để tăng cường khả năng cố kết của đất (đất có cốt) và để chống việc thi công
không tuân theo việc phân lớp để đầm nện mà đổ đất thành đống từ đỉnh đê xuống.
Vật liệu đất đắp được lựa chọn theo đúng thiết kế. Đất đắp được rải theo từng lớp và
đầm nén theo quy định hiện hành.
- Trồng cỏ ở mái đê để chống xói lở.
(Xem minh họa hình số 1)
2. Đắp cơ đê:
- Chỉ áp dụng với những đoạn đê có chiều cao so với mặt đất tự nhiên: H đ ≥ 5m
- Trường hợp đê có chiều cao Hđ < 5m nhưng sát chân đê phía đồng là ao, hồ,
đầm thì việc lấp đầm, ao phải kết hợp với đắp cơ và mở rộng mặt cắt.


- Chiều rộng mặt cơ sau khi đắp: Bcơ ≥ 3m.
- Thiết kế cứ 1,5m chiều dầy lớp đất đắp tính từ nền trở lên phải có một lớp vải
lọc như quy định ở mục 1 nêu trên.
- Trồng cỏ ở mái và mặt cơ để chống xói lở.
(Xem minh họa hình số 2)
3. Tường chắn sóng:


Ở những nơi có nhu cầu xây tường chắn sóng hoặc tường thay thế con trạch đất
thì thống nhất chọn giải pháp kết cấu là tường bê tông cốt thép không dùng kết cấu
tường bằng đá xây (trong thực tiễn nhiều tường đá xây bị sập đổ khi có lũ, bão đã bộc
lộ rõ đá có cường độ tốt nhưng mạch vữa chất lượng kém thậm chí có nơi không có
vữa).
- Chiều cao tường chắn: Htc ≤ 1,2m.
- Thi công theo đúng quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
4. Gia cố mặt đê:
a. Gia cố mặt đê nhằm tăng cường bảo vệ mặt đê, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác kiểm tra, quản lý đê điều và phục vụ công tác hộ đê kết hợp cải thiện giao
thông, môi trường góp phần phát triển kinh tế xã hội.
+ Về các giải pháp kỹ thuật gia cố mặt đê bằng bê tông được quy định như sau:
- Vật liệu gồm: Ximăng PC30; đá dăm đủ cường độ theo tiêu chuẩn và kích
thước 2x4cm; cát vàng (đá dăm và cát vàng phải được rửa sạch trước khi trộn cấp
phối).
- Mác bê tông ≥ 200.
- Chiều dầy lớp bê tông mặt đê: Tbt = 25cm.
- Thiết kế khe co, dãn: Theo chiều dọc đê cứ 5m bố trí một khe ngang có chiều
rộng 1cm, sâu hết chiều dầy bê tông; cứ cách 5 tấm bê tông thì bố trí một khe dãn
chiều rộng 1,2cm, các khe phải được đổ nhựa đường. Trường hợp những đoạn đê có
chiều rộng phần gia cố bằng bê tông B bt ≤ 5m thì không bố trí khe dọc để tránh khi có
phương tiện cơ giới lưu thông mặt đê có thể bị nứt dọc trùng với khe dọc khó phát

hiện để xử lý.
- Hồ sơ thiết kế phải thể hiện rõ khối lượng từng loại vật liệu, trong đó ghi rõ
số lượng bao xi măng cho toàn dự án và số lượng bao xi măng cho mỗi tấm bê tông
riêng lẻ.
+ Tổ chức thi công: đổ bê tông trực tiếp, đầm và bão dưỡng theo đúng quy
định về công tác thi công bê tông.
+ Công khai số lượng bao ximăng cho một tấm trên bảng tại vị trí thi công để
tổ chức, cá nhân giám sát.
+ Quá trình thi công ngoài sự giám sát của tổ chức, cá nhân theo quy định
phải có sự giám sát của chính quyền và nhân dân tại địa bàn thi công công trình (giám
sát cộng đồng).
b. Lý do chọn kết cấu bê tông để làm mặt đê nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
+ Hạn chế được vỡ đê khi bị lũ lớn tràn qua mặt đê (chấp nhận tràn nhưng
không được vỡ).
2


+ Tăng độ nhám nên hạn chế được tốc độ xe cơ giới, nhằm giảm tải trọng động
phá vỡ kết cấu thân và nền đê.
+ Bê tông có độ bền cao và chịu được lũ tràn qua hơn nhựa asphan.
c. Cải tạo mặt đê bằng bê tông asphan (không dùng nhựa thâm nhập) chỉ áp
dụng:
- Những vị trí mặt đê đã được cứng hóa bê tông nhưng bị xuống cấp.
- Mặt đê đã được trải nhựa nhưng bị hư hỏng.
Chiều dầy lớp asphan Tasp ≥ 7cm, nhựa hạt trung và phải thi công bằng máy rải
thảm.
d. Rải cấp phối áp dụng đối với những đoạn đê:
- Mặt đê mới đắp, mặt đê vẫn bằng đất hoặc mặt đê đã được trải cấp phối
nhưng bị hư hỏng.
- Các đoạn đê mới được tôn cao, áp trúc hoàn thiện mặt cắt.

- Mặt đường hành lang chân đê.
Chiều rộng rải cấp phối Bcp ≥ 3m, chiều dầy rải cấp phối Tcp ≥ 14cm.
5. Làm đường hành lang chân đê:
(trường hợp có gia cố mặt đường hành lang bằng bê tông)
- Chiều rộng gia cố bằng bê tông: Bhl ≥ 3m.
- Chiều dầy lớp bê tông gia cố: Thl ≥ 15cm.
- Các yêu cầu kỹ thuật khác quy định như gia cố mặt đê bằng bê tông.
6. Đắp tầng phủ chống sủi:
- Tính toán xác định rõ phạm vi cần đắp (chiều dài, chiều rộng, bề dầy).
- Thiết kế ít nhất phải có một lớp vải lọc để tăng hiệu quả của tầng phủ chống
sủi.
- Phần trên mặt đắp bằng đất cấp I có hàm lượng hữu cơ cao để phục vụ việc
canh tác, chiều dầy lớp đất phủ hữu cơ T p ≥ 0,5m.
(Xem minh họa hình số 3)
7. Cống qua đê:
- Lựa chọn giải pháp thiết kế móng và xử lý nền phải phù hợp với điều kiện địa
chất và theo đúng quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Riêng cầu công tác phục vụ vận
hành đóng mở cửa van phải bố trí cao bằng mặt đê để thuận tiện cho việc vận hành
hoặc hộ đê trong mùa lũ và tạo cảnh quan của công trình.
- Kết cấu cống qua đê là cống hộp bê tông cốt thép không dùng kết cấu bằng
các loại vật liệu khác như đá xây, gạch xây hoặc ống buy bê tông đúc sẵn...
3


- Các cống qua đê phải tính toán kết hợp lấy phù sa ngay cả trong mùa lũ để cải
tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các cống vùng triều yêu cầu phải thiết kế tiêu năng hai chiều thượng, hạ lưu
cống.
- Đối với tất cả các cống khi làm mới phải có quy trình vận hành công trình
ngay trong khi trình hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

- Các cống phải có biển ghi tên cống và và mốc thủy trí.
8. Kè lát mái:
- Ở những nơi bãi sông rộng đỉnh kè phải thấp hơn mặt bãi từ 0,3÷0,5m và bắt
buộc bố trí rãnh thoát nước dọc đỉnh kè, đối với rãnh thoát nước ngang kè phải kết
hợp làm bậc lên xuống rộng Bblx ≥ 0,8m.
- Mái kè phải chia thành các khung, trong khung là lớp đá lát, dưới lớp đá lát là
lớp đá dăm lót 1x2cm dầy 10cm rồi đến lớp vải lọc. Việc xây khung sẽ làm tăng ổn
định của mái kè, dễ xử lý trong từng ô khi có hư hỏng cục bộ, chống việc rút bớt
chiều dầy vật liệu khi thi công. Những nơi dùng đá lát thì bắt buộc phải xây khung
trước khi thi công các lớp vật liệu trong khung. Trường hợp lát bằng cấu kiện bê tông
đúc sẵn thì có thể xây khung sau.
- Tùy theo địa hình để thiết kế đường đỉnh kè có chiều rộng B đk ≥ 0,5m, ở nơi
có dân cư và có mặt bằng thì chiều rộng B đk ≥ 3m để tạo đường quản lý và đi lại của
nhân dân, bố trí bậc lên xuống kết hợp làm nơi tiêu thoát nước với chiều rộng B blx ≥
0,8m để tạo thuận lợi cho dân sử dụng.
- Chân kè phải thiết kế bảo đảm ổn định, phải có cơ hộ chân hoặc chân khay
phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, tác động của sóng và dòng chảy.
- Nghiêm cấm đắp đất độn ở mái kè và đỉnh kè nhất là khi nền là đất mềm yếu.
- Những nơi có nhu cầu neo đậu tầu thuyền thì phải thiết kế các cột bằng bê
tông cốt thép tạo điều kiện cho việc neo đậu.
- Những nơi dòng chảy có vận tốc v ≤ 2m/s và những nơi có bãi sông rộng thì
áp dụng giải pháp hộ chân, bạt mái xây ô và trồng cỏ Vectiver.
- Trong quá trình thi công kè, đối với phần việc thả đá tạo cơ ngoài các biện
pháp nghiệm thu theo quy định các bên liên quan phải nghiệm thu khối lượng đá trên
cạn trước khi thả đá xuống sông, biển.
- Các kè phải có biển ghi tên kè và mốc thủy trí.
(Xem minh họa hình số 4)
9. Kè mỏ hàn:
Do tính chất phức tạp trong việc tính toán xác định các thông số như: Vị trí đặt
mỏ, cao trình của mỏ, loại hình mỏ, kết cấu mỏ, chiều dài mỏ, loại vật liệu làm mỏ,

4


khoảng cách giữa các mỏ, góc hướng dòng của mỏ, số lượng mỏ, độ ổn định của mỏ,
tác động đến vùng thượng hạ lưu của hệ thống mỏ, ảnh hưởng đến khu vực đối diện
và lân cận. Vì vậy, khi lập dự án và thiết kế cần trao đổi trực tiếp với Cục để bảo đảm
hiệu quả của dự án.
10. Khoan phụt vữa gia cố đê:
- Vật liệu tạo vữa phải là bột sét khô đóng bao, không sử dụng đất sét nguyên
khối.
- Vữa khoan phụt phải có 5% trọng lượng ximăng so với trọng lượng bột sét
khô. Nếu pha trộn khác tỷ lệ này sẽ dẫn tới việc vữa kém hiệu quả hoặc quá đặc
không khoan phụt đi được.
11. Trồng cây chắn sóng:
(Tại Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính
phủ nêu rõ: Trồng cây chắn sóng trước đê phải coi đây là biện pháp bắt buộc, kiên
quyết đối với tất cả các khu vực, tuyến đê có thể còn trồng được cây chắn sóng).
Thiết kế đắp cơ thấp để trồng tre thay cho thiết kế đắp luống. Ở những nơi có
bãi sông cao hoặc những nơi có bối bảo vệ bên ngoài khuyến khích trồng tre chắn
sóng kết hợp với tre lấy măng. Trồng cây chắn sóng phải được đưa vào ngay trong đồ
án khi thiết kế củng cố, nâng cấp đê kè.
(Xem minh họa hình số 5)
12. Điếm canh đê và nhà quản lý:
a. Điếm canh đê:
- Xác định vị trí xây dựng điếm phù hợp với điều kiện công trình đê điều hiện
tại và phải thuận lợi cho công tác tuần tra canh gác, ở những nơi gần khu dân cư tập
trung cần lựa chọn vị trí thích hợp để xây dựng điếm văn hóa. Vị trí điếm xây dựng
không được cản trở giao thông trên mặt đê.
- Hình thức xây dựng: Đối với điếm văn hóa thực hiện theo mẫu do Cục
QLĐĐ&PCLB hướng dẫn.

- Với mọi điếm canh đê đều phải thiết kế bố trí cột thu lôi và mái chống nóng.
b. Nhà quản lý:
- Thiết kế kết cấu khung chịu lực (không xây tường chịu lực) và phải thiết kế
đồng bộ, khép kín (điện, nước, nhà vệ sinh, mái chống nóng).
- Bắt buộc phải thiết kế hệ thống chống sét.
13. Lập dự án xây dựng tuyến đê mới:
a. Khi lập dự án cho các tuyến đê mới phải căn cứ vào các quy hoạch liên quan
được duyệt như: quy hoạch phòng chống lũ; quy hoạch sử dụng đất; chiến lược phát
5


triển kinh tế xã hội, lợi ích quốc phòng, an ninh; chiến lược giảm nhẹ thiên tai; điều
kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội.
b. Việc lựa chọn tuyến phải đảm bảo khép kín, có diện tích để trồng cây chắn
sóng tránh tình trạng tuyến đê xây dựng sát sông, biển và chưa đắp xong đê đã phải
làm kè chống xói lở.
c. Phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực để khi xây
dựng tuyến đê mới không làm ảnh hưởng xấu đến khu vực.
d. Ngoài các thông số kỹ thuật yêu cầu của lập dự án đê mới cần đặc biệt chú ý
đến tính toán ổn định về lún, sạt trượt, co ngót, ổn định thấm và xói ngầm.
e. Phải có dự kiến tác động của tuyến đê xây dựng mới ảnh hưởng đến môi
trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
f. Tuyến đê mới dự kiến xây dựng phải được công bố công khai tại UBND
phường, xã sở tại và phải xác định phạm vi bảo vệ để cắm mốc chỉ giới.
g. Phải xác định rõ tổ chức sẽ được giao quản lý tuyến đê mới ngay trong giai
đoạn lập dự án.
14. Sự tham gia giám sát của cộng đồng:
Trước khi tiến hành thi công công trình phải báo chính quyền địa phương cấp
huyện, xã, phải công khai bản vẽ thiết kế thi công, các chỉ tiêu cơ bản của công trình
tại hiện trường để tạo điều kiện cho việc triển khai. Phải có sự giám sát của chính

quyền và cộng đồng ở địa bàn thực hiện dự án.
15. Các yêu cầu khác:
- Các yêu cầu kỹ thuật khác thực hiện theo các quy chuẩn và quy định hiện
hành.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh về Cục để xem xét
xử lý.
CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PCLB

(đã ký)
Đặng Quang Tính

6


CHÚ THÍCH KÝ HIỆU
- Chiều rộng mặt đê: Bmđ
- Chiều dầy áp trúc: Tat
- Hệ số mái: mhl là hệ số mái dốc phía đồng; mtl là hệ số mái dốc phía sông
- Chiều cao đê: Hđ
- Chiều rộng mặt cơ đê: Bcơ
- Chiều cao tường chắn: Htc
- Chiều dầy lớp bê tông mặt đê: Tbt
- Chiều rộng gia cố mặt đê bằng bê tông: Bbt
- Chiều dầy lớp asphan: Tasp
- Chiều rộng rải cấp phối: Bcp
- Chiều dầy rải cấp phối: Tcp
- Chiều rộng gia cố hành lang đê bằng bê tông: Bhl
- Chiều dầy gia cố hành lang đê bằng bê tông: Thl
- Chiều dầy lớp đất phủ hữu cơ: Tp

- Chiều rộng bậc lên xuống: Bblx
- Chiều rộng đường đỉnh kè: Bđk
- Chiều rộng đắp tầng phản áp chống sủi: Bp
- Chiều dầy đắp tầng phản áp chống sủi: Hp

7



×