Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải thích về khủng hoảng nợ công của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.7 KB, 4 trang )

Giải thích về khủng hoảng nợ công của Mỹ

Giới thiệu: Nợ công của Mỹ hiện tại là $17 ngàn tỷ USD ($17 trillion, con số này hiện tại
đang ở mức $182 ngàn tỷ, 6/7/2015). Đó là một con số nằm ngoài sức tưởng tượng. Đa số
người sẽ không bao giờ kiếm tới $1 triệu USD trong một năm.
Làm sao để chúng ta hiểu được tầm quan trọng của mức nợ này? Giờ vầy, cứ tưởng tượng
bạn đang nợ công ty tín dụng (ngân hàng) $200,000. Ngoài số tiền đó bạn phải trả họ
$4,000 tiền lãi suất mỗi năm. Bạn có thu nhập $150,000/năm nhưng bạn tiêu thụ nhiều hơn
có số đó rất nhiều. Làm sao bạn có thể trả hết số nợ $200,000 đó được? Và chuyện gì sẽ
xảy ra nếu bạn vỡ nợ? Đó là tình trạng hiện tại của nước Mỹ ngày hôm nay. Vấn đề rất rõ
ràng. Và chúng ta có Michael Tanner, một thành viên cao cấp của Viện Cato để đề xuất
một giải pháp.

Mức nợ công của Mỹ
Nếu bạn là công dân Mỹ dưới 30 tuổi, bạn có một vấn đề tầm cỡ tsunami đang hướng tới,
và có thể là bạn còn chưa biết điều đó nữa. Cơn sóng ác quỷ đó chính là nợ công của chính
phủ Liên Bang Mỹ.
Các quốc gia, cũng như con người, mắc nợ khi họ tiêu nhiều hơn họ kiếm được. Bạn và tôi
mua đồ với số tiền chúng ta kiếm được. Chính phủ thì mua đồ với số tiền họ lấy được từ
thuế. Khi chính phủ tiêu thụ cao hơn doanh thu (thuế), chính phủ “rơi vào cái hố” – mắc
nợ. Hiện tại cái hố đó sâu $17 ngàn tỷ USD – $17,000,000,000,000.
Đó là một con số không thể tưởng tượng được. Một ngàn tỷ đô là bao nhiêu? Huống hồ chi
là $17 hoặc $20 ngàn tỷ?
Có vài ví dụ như: ”nếu bạn xếp tờ $1, nó sẽ cao tới 107,826 km (67,000 miles),” mặc dù đó
là mức rất ấn tượng, nhưng nó không giúp được gì trong việc giải thích vấn đề. Nên chúng
ta sẽ đơn giản hóa vấn đề.

Các nhà đầu tư và nợ công
Hiện tại, đa số nhà đầu tư tin rằng Mỹ là một cuộc đánh cược an toàn. Nói cách khác, họ
tin rằng họ sẽ lấy lại số tiền họ đã cho chính phủ Mỹ vay cộng với tiền lãi. Nhưng điều này
không thể tiếp diễn đến vô tận được.


Tới một lúc nào đó các nhà đầu tư sẽ nói, ”Anh có quá nhiều nợ, anh là một rủi ro xấu.
Tôi sẽ không cho anh vay nữa.” Lúc đó thì sao?


Chúng ta không cần phải đoán. Chúng ta có thể nhìn Châu Âu, nhất là Hy Lạp. Các nhà
đầu tư đã vui vẻ cho Hy Lạp vay mượn tiền cho đến năm 2010, khi họ chợt nhận ra rằng
Hy Lạp không thể nào trả lại số tiền họ đã vay được nữa.
Lập tức qua đêm, Hy Lạp trở thành một rủi ro tín dụng xấu và nền kinh tế họ đi vào cơn
lốc suy thoái. Doanh nghiệp phá sản, hàng ngàn người bị sa thải. Chính phủ không thể nào
chi trả ngân sách. Nước Đức và các nền kinh tế Châu Âu khác phải bước vào để cứu vớt
Hy Lạp. Nhưng Hy Lạp đã đã bị ảnh hưởng tồi tệ. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở Bồ Đào
Nha và Tây Ban Nha.
Đúng, nước Mỹ rất lớn, lớn hơn Hy Lạp rất nhiều và có một nền kinh đế đa dạng hơn. Điều
đó rất đúng. Nhưng nguyên tắc vẫn không thay đổi. Chúng ta có thể vay nhiều tiền hơn Hy
Lạp, nhưng sớm muộn gì các nhà đầu tư sẽ nói “không cho vay nữa.” Và nếu họ làm như
vậy, nền kinh tế của chúng ta sẽ đi vào cơn lốc suy thoái như nền kinh tế Hy Lạp.

Lãi suất hiện tại và tương lai
Đây là một điểm nữa. Vào thời điểm tôi đang thực hiện chương trình này, lãi suất chúng ta
phải trả cho nợ công là rất thấp, tầm 2%. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng từ 2%
tới điểm trung bình lịch sử là 5% — điều đó sẽ và phải xảy ra.
Nước Mỹ sẽ lấy tiền từ đâu để trả số lãi cao hơn hiện tại cho số nợ lớn lao đó? Chúng ta
vay thêm tiền? Điều đó chỉ làm chúng ta mắc nợ thêm. Tăng thuế? Điều đó sẽ giảm sự tăng
trưởng của kinh tế.
Còn câu hỏi của các nhà đầu tư đang cho chúng ta vay tiền. Nhà đầu tư (ngoài nước Mỹ)
lớn nhất hiện tại là Trung Quốc, họ không phải là một đồng minh đáng tin cậy của chúng
ta. Số tiền họ cho chúng ta vay càng nhiều, sự ảnh hưởng của họ đến chúng ta cũng vậy.
Có thể họ sẽ không dùng tới quyền lực này, nhưng liệu chúng ta có muốn đưa cho họ sự
lựa chọn đó không?


Nợ và đạo đức thế hệ
Và hãy suy nghĩ về điểm cuối cùng này: hành động này có đạo đức hay không, khi chúng
ta thế chấp các thế hệ tương lai với khoản nợ khổng lồ này, một thứ không liên quan gì đến
họ?
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn biết rằng bạn sẽ để lại cho con cái bạn một khoản nợ bạn
đã vay trong đời bạn? Bạn đã có một thời gian tuyệt vời sinh sống trong một ngôi nhà lớn,
lái một chiếc xe xịn, nhưng bạn chưa bao giờ phải trả tiền cho những thứ đó. Bạn để lại
cho con cái bạn trả món nợ đó. Điều đó có đạo đức (thất đức) hay không?


Đó là tại sao những người nên quan tâm đến vấn đề nợ quốc gia này là những người trẻ.
Họ là những người sẽ phải trả món nợ này. Những người cao niên và trung niên, những
người đã vay số tiền này, có thể sẽ không cần phải trả. Nhưng những người trẻ tuổi trong
độ tuổi 30 hoặc trẻ hơn không thể hoặc ít nhất không nên không trả được.

Lối thoát
Có một lối thoát nào tốt cho vấn đề này không? Thưa các bạn, có!
Nếu nền kinh tế phát triển vượt bậc, chính phủ sẽ có thêm doanh thu (thuế). Và họ có thể
dùng số doanh thu đó để trả dần số nợ.
Cách thứ hai là giảm chi tiêu ngân sách. Nếu chúng ta tiêu nhiều hơn chúng ta thu, một
điều chúng ta đang làm, chúng ta sẽ càng ngày càng nợ sâu hơn.
Theo lẽ thường, điều nên làm là chúng ta đem doanh thu và chi phí ngân sách cân bằng với
nhau. Nếu bạn kết hợp cả hai lại – sự phát triển kinh tế và cắt giảm chi phí ngân sách –
chúng ta có một cơ hội thật sự để quản lý vấn đề tài chính của quốc gia.

Nợ có phải là vấn đề?
Vậy nợ có phải là một vấn đề lớn lao hay không? Nếu bạn lo lắng cho ngày mai thôi, thì
chắc là không. Nhưng nếu bạn lo lắng cho tương lai và nhất là nếu bạn có rất nhiều tương
lai ở phía trước, thì nợ là một vấn đề rất lớn – lớn như một cơn tsunami.
Lưu ý:

1.

Trung Quốc là nhà đầu tư ngoài nước Mỹ lớn nhất (7.2%), chứ không phải
là người nắm giữ số trái phiếu (nợ) lớn nhất. Nhưng với số nợ này họ có thể ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chính sách ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ
và đồng minh.

2.

Việc các quỹ đầu tư hưu trí của chính phủ Mỹ sở hữu nợ công của chính
phủ Mỹ (30%) bị giới đầu tư cho rằng là một nghịch lý. Vì bạn không thế nào vừa
làm người vay và người cho vay cùng một lúc được.

Nếu các bạn muốn đọc thêm về việc ai là chủ nợ của Mỹ thì xin vào đây.
4.
Hiện tại lãi suất Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Federal Reserve) là gần 0%,
điều này không thể tồn tại mãi. Nếu họ không tự tăng lãi suất thì thị trường sẽ
tăng theo quy luật cung cầu.

3.

5.

Hiện tại Dollar Mỹ là tiền tệ thống trị trong các giao dịch thương mại.
Nhưng nếu Mỹ tiếp tục gia tăng các khoản nợ thì uy tín của họ sẽ giảm, như quy
luật thị trường.


6.


Nếu các bạn muốn coi số nợ trực tiếp của Mỹ thì xin vào US Debt Clock.
Hiện tại nó đang là $18,294,416,200…và tăng từng giây.



×