Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hoover và cuộc đại khủng hoảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.4 KB, 2 trang )

Hoover Và Cuộc Đại Khủng Hoảng

Lịch sử của cuộc Đại Khủng Hoảng đã sang một trang mới bằng một bước ngoặt nổi bật.
Một bên nhận thức được vai trò của chính phủ trong việc gây ra và kéo dài cuộc suy thoái,
và một bên là “vai diễn xây dựng” mà các tập đoàn tự do có thể có. Trong đoạn phim này,
nhà kinh tế UCLA Lee Ohanian giải thích cách mà Herbert Hoover đã từng bị hiểu nhầm là
“Nhà vô địch” của thị trường tự do, trên diện rộng, đã biến cuộc suy thoái thành cuộc
khủng hoảng do ông thiếu niềm tin vào thị trường tự do.
Nhắc đến cái tên Herbert Hoover, tổng thống thứ 31 của nước Mỹ, và bạn có thể nghĩ ngay
đến “Cuộc Đại Khủng Hoảng”.
Đây là cách người kể chuyện thường hay bắt đầu: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào
tháng Mười năm 1929. Hoover, người của đảng Cộng Hòa, từ chối can thiệp. Thay vào đó,
ông ta để thị trường tự do tự đương đầu với vấn đề và cuộc suy thoái kinh tế trở thành một
sự suy giảm thảm khốc.
Thị Trường Chứng Khoán đã sụp đổ vào năm 1929 và suy thoái kinh tế đã dẫn đến cuộc
Đại Khủng Hoảng, nhưng không phải vì Hoover là một chính phủ nhỏ bé như người tiền
nhiệm trước đó, Calvin Coolidge. Nhưng sự thật lại ngược lại. Nghiên cứu của tôi chỉ ra
rằng chính sự can thiệp không ngừng của Hoover – chứ không phải do ông ta đã “không
làm gì” – đã “Đánh thức” cuộc Đại Suy Thoái.
Hoover, một người tốt với bản năng rộng lượng, ông là một kỹ sư khai thác mỏ thành công
trước khi bước chân vào chính phủ. Ông tin rằng mọi thứ đều có thể được sắp đặt, và ông
mang cái triết lý đó vào cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929. Và kết quả là, ông đã làm sai
và cũng ở sai thời điểm. Từ khi bắt đầu, Hoover đã không tin vào thị trường tự do. Ông
biết rằng các cuộc cạnh tranh không bị trói buộc khiến cho các công ty phải giảm giá
thành; nhưng, ông cũng lại tin rằng, giá thành thấp hơn thì dẫn đến lương cũng thấp theo.
Vào tháng 11 năm 1929, ngay sau khi thị trường chứng khoán bị sụp đổ tạm thời, Hoover
đã có buổi họp mặt với giám đốc của các ngành công nghiệp Mỹ.Henry Ford của công ty
Ford Motor, Alfred Sloan của GM, và Pierre Dupont của Dupont Chemicals đã dẫn đầu
nhóm gặp mặt Hoover.
Vị Tổng Thống đã đặt ra một chỉ thị rất rõ ràng và chưa từng có:
1)Bất chấp nền kinh tế suy yếu, cứ giữ mức lương ở hiện tại.


2)Giảm thiểu sa thải. Nếu phải giảm nhân lực, hãy làm điều đó qua phân bổ công việc – ví
dụ, sẽ có hai công nhân, mỗi người làm việc nửa ngày hoặc luân phiên nhau làm việc từng
ngày.


Để đổi lại cho việc duy trì mức lương và chia sẻ công việc, Hoover đã hứa với các giám
đốc là ông ta sẽ thuyết phục các công nhân không đình công hay đòi thêm tiền lương hay
lợi nhuận. Ông đã giữ đúng lời hứa. Công nhân đồng ý không đình công. Công nghiệp
đồng ý không giảm lương. Trên thực tế, việc Henry Ford tăng được mức lương giống như
một cử chỉ của tinh thần đoàn kết. Vị kỹ sư, có vẻ, đã thiết kế ra một giải pháp hoàn hỏa.
Mỗi tội là nó chẳng hiệu quả tẹo nào.
Khi mà từ năm 1929 sang 1930 và 1931, giá cả của hàng hóa nông nghiệp bị suy giảm.
Một lý do khiến cho nền kinh tế bị giảm phát trên diện rộng và cục dự trữ liên bang đã phải
ban hành chính sách thắt lưng buộc bụng. Người dân không có đủ tiền để mua hàng hóa
hay đầu tư vào các công ty. Nhưng một lý do khác đặc biệt nghiêm trọng, là kết quả của
một việc mà Hoover đã làm – ký tên cho hành động Smoot-Hawley Tariff năm 1930. Hành
động đó, đã đẩy mức thuế nhập khẩu đến mức cao nhất trong 100 năm qua, dẫn đến việc
các đối tác thương mại của Mỹ trả đũa bằng việc đặt thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ.
Hàng xuất khẩu của Mỹ giảm xuống một nửa, giá cả của hàng công nghiệp cũng giảm
mạnh.
Càng đào sâu vào thời kỳ Khủng Hoảng, ngành công nghiệp yêu cầu Hoover quyền được
cắt lương, nhưng Hoover đã từ chối. “Nếu chúng ta cắt lương, chúng ta sẽ chẳng có gì để
trả lương cho công đoàn cả”, ông nói.
Đến cuối năm 1931, với nền kinh tế trong cảnh khó khăn, các ngành công nghiệp phá vỡ
thỏa thuận bằng cách cắt giảm lương và tăng lượng sa thải. Nhưng cũng đã quá muộn để
ngăn chặn cú rơi tự do. Kinh doanh thất bại lại nối tiếp thất bại. Tỉ lệ thất nghiệp tăng từ
3.2% (1929) đến 23.6% (1932). Hoover đã phản đối bằng việc tăng cường việc tiêu thụ của
chính phủ, đề nghị một kế hoạch 9 mục tiêu bao gồm cả những dự án công cộng như Đập
Hoover và máng nước Los Angeles. Ông tăng thuế theo mức thu nhập từ 25% đến 63%.
Ông làm mọi thứ ông nghĩ rằng có thể giúp cho nền kinh tế phát triển trở lại trừ một điều

có thể có hiệu quả – để thị trường tự do tự chữa lành chính nó. Cái việc đáng ra chỉ cần vài
năm khó khăn lại biến thành thảm họa kéo dài suốt một thập kỷ.
Thế còn về quan điểm chung cho rằng chính sách kinh tế của Roosevelt và Hoover là khác
nhau? Bạn có thể thấy quan điểm đó giờ cũng không còn chính xác. Cả Hoover lẫn FDR
tin vào việc can thiệp mạnh của chính phủ tới nền kinh tế.



×