Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu và xây dựng hệ thống liên thông văn bản điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VŨ QUỐC ĐẠT

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG LIÊN THÔNG
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VŨ QUỐC ĐẠT

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG LIÊN THÔNG
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Trần Quý Nam

Hà Nội - 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công triǹ h nghiên cƣ́u của riêng
tôi. Các số liệu , kế t luâ ̣n đƣơ ̣c đƣa ra trong luâ ̣n văn là
trung thƣ̣c, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Vũ Quốc Đạt


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này , ngoài sự
nỗ lƣ̣c của bản thân , tác giả còn nhận đ ƣợc sự giúp đỡ rất lớn từ TS Trần Quý
Nam, ngƣời đã luôn quan tâm , trách nhiệm và nhiệt tình hƣớng dẫn , giúp đỡ ,
động viên tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cƣ́u của miǹ h. Tác giả xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Quý Nam.
Tác giả cũng xin trân trọng cả m ơn các thầy, cô trong Viện Công nghệ
thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo và cán bộ
nhân viên Tập đoàn Viễn thông Quân đội và các bạn lớp Cao học CIO 5 đã giúp
đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn của mình.
Để đạt đƣợc nhƣ̃ng kết quả nghiên cứu tố t hơn trong tƣơng lai , tác giả rất
mong tiế p tu ̣c nhận đƣợc sự hƣớng dẫn , giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của
các thầy cô trong Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội về
phƣơng pháp luận, cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý.
Tác giả luận văn

Vũ Quốc Đạt



i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.............................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I. TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ .................................... 5

1.1. Khái niệm về Chính phủ điện tử ...........................................................................5
1.2. Giới thiệu về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử ...............................................5
1.3. Phƣơng pháp xây dựng Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử ...............................6
1.3.1. Khung Zachman .............................................................................................6
1.3.2. Khung kiến trúc nhóm mở (TOGAF) ............................................................6
1.3.3. Khung kiến trúc tổng thể liên bang của Mỹ (FEAF) .....................................7
1.3.4. Kiến trúc khái niệm Chính phủ điện tử Gartner.............................................7
1.4. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam ......................................................7
CHƢƠNG II. HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ .......... 12

2.1. Khái niệm về Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử ...........................12
2.2. Hiện trạng sử dụng văn bản điện tử ở Cơ quan nhà nƣớc ..................................12
2.3. Liên thông văn bản điện tử và sự cần thiết .........................................................13
2.4. Mô hình kỹ thuật liên thông ................................................................................14
2.4.1. Mô hình kỹ thuật liên thông trực tiếp ..........................................................14
2.4.2. Mô hình kỹ thuật liên thông qua trung gian .................................................16
2.5. Định dạng trao đổi văn bản .................................................................................17
2.5.1. Phần thông tin ..............................................................................................19
2.5.2. Phần tập tin đính kèm...................................................................................20

2.6. Tình hình liên thông văn bản điện tử trên thế giới và Việt Nam ........................20
2.6.1. Liên thông văn bản tại Hàn Quốc ................................................................ 21
2.6.2. Mô hình liên thông của T.P HCM................................................................ 22
2.7. Giải pháp nâng cao khả năng tích hợp, liên thông hệ thống văn bản .................25
Kết luận ......................................................................................................................26
CHƢƠNG III. THIẾT KẾ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG LIÊN THÔNG VĂN
BẢN ĐIỆN TỬ ......................................................................................................................... 27


ii
3.1. Mô hình tổng quan ..............................................................................................27
3.2. Các thành phần chính trong mô hình liên thông văn bản ...................................28
3.3. Các chức năng của hệ thống liên thông văn bản điện tử ....................................29
3.3.1. Mô hình phần rã chức năng ..........................................................................29
3.3.2. Chức năng dành cho quản trị hệ thống ........................................................30
3.3.3. Chức năng dành cho đơn vị đã kết nối trực tiếp ..........................................30
3.3.4. Chức năng dành cho đơn vị chƣa có hệ thống QLVB kết nối trực tiếp.......31
3.4. Chuẩn giao tiếp giữa các thành phần Hệ thống liên thông văn bản ..................32
3.4.1. Giới thiệu về webservice ..............................................................................32
3.4.2. Danh sách các services của Hệ thống liên thông văn bản............................33
3.5. Quy trình gửi nhận văn bản ................................................................................34
3.5.1. Quy trình gửi văn bản ..................................................................................34
3.5.2. Quy trình nhận văn bản ................................................................................36
3.6. Giải pháp an toàn dữ liệu gửi nhận qua hệ thống liên thông ..............................37
3.6.1. Giới thiệu về mã hóa ....................................................................................38
3.6.2. Giới thiệu về chữ ký số ................................................................................38
3.6.3. Cơ chế quản lý public key, private key trên hệ thống..................................40
3.6.4. Quy trình mã hóa, giải mã, xác thực khi gửi nhận văn bản .........................41
3.7. Các bƣớc tích hợp Hệ thống liên thông văn bản của các đơn vị tham gia .........43
3.8. Mô hình triển khai...............................................................................................43

CHƢƠNG IV. TỔNG KẾT ...................................................................................................... 46

4.1. Kết quả đề tài ......................................................................................................46
4.2. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................46
4.2.1. Đánh giá về mặt kinh tế ...............................................................................46
4.2.2. Đánh giá hiệu quả về mặt quản lý ................................................................ 47
4.2.3. Đánh giá về mặt kỹ thuật .............................................................................47
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 49


iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ, Cụm từ

Nội dung

1
2
3
4

Account
API
Client
CNTT

Tài khoản

Giao diện lập trình ứng dụng
Máy khách
Công nghệ thông tin

5
6
7
8
9
10

CNTT&TT
CQNN
CSDL
E-Doc
Firewall
HTTT

Công nghệ thông tin và truyền thông
Cơ quan nhà nƣớc
Cơ sở dữ liệu
Hệ thống liên thông văn bản điều hành
Tƣờng lửa
Hệ thống thông tin

11
12
13

Module

NSD
Password

Chức năng
Ngƣời sử dụng
Mật khẩu

14
15
16
17
18

Private key
Public key
QLVB
Server
Service

Khóa bí mật
Khóa công khai
Quản lý văn bản
Máy chủ ứng dụng
Dịch vụ

19

Session key

Khóa phiên, để mã hóa dữ liệu


20

SOA

Kiến trúc hƣớng dịch vụ

21

SSO

Đăng nhập qua một cửa

22
23
24

TT&TT
User Name
VB&ĐH

Thông tin và truyền thông
Tên đăng nhập
Văn bản và điều hành

25

VPCP

Văn phòng Chính phủ


Ghi chú


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình

Trang

Hình 1.1. Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam
Hình 2.1 Hiện trạng sử dụng các hệ thống QLVB ở các CQNN

16
22

Hình 2.2 Mô hình liên thông trực tiếp giữa hai hệ thống
Hình 2.3 Mô hình liên thông qua trung gian
Hình 2.4 Cấu trúc gói tin edXML

23
24
26

Hình 2.5 Mô hình liên thông văn bản tại Hàn Quốc

30

Hình 2.6 Mô hình tổng quát tại TP.Hồ Chí Minh


31

Hình 2.7 Mô hình theo dõi tình trạng xử lý văn bản đi

32

Hình 3.1 Mô hình tổng quan tác giả đƣa ra
Hình 3.2 Các thành phần trong mô hình liên thông tác giả đƣa ra
Hình 3.3 Mô hình phần rã chức năng

35
36
37

Hình 3.4 Quy trình gửi văn bản
Hình 3.5 Quy trình nhận văn bản
Hình 3.6 Sơ đồ kiểm tra toàn vẹn dữ liệu

43
45
48

Hình 3.7 Quy trình mã hóa, giải mã, xác thực toàn vẹn dữ liệu

49

Hình 3.8 Mô hình tổng thể triển khai

42


Hình 3.9 Mô hình triển khai vật lý

53


v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Thông tin phần SOAP-EVN:Body
Bảng 2.2 Thông tin tập tin đính kèm

27
28

Bảng 3.1 Tính năng hệ thống liên thông văn bản dành cho quản trị
Bảng 3.2 Tính năng hệ thống liên thông văn bản dành cho đơn vị kết
nối
Bảng 3.3 Chức năng cho đơn vị chƣa có hệ thống kết nối trực tiếp
Bảng 3.4 Danh sách các services của hệ thống liên thông

38
39
40
42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong những năm gần đây, việc phát triển Chính phủ Điện tử đã đƣợc
đẩy mạnh phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, hƣớng đến nâng cao năng
xuất lao động của các cơ quan chính phủ, giảm chi phí hoạt động, nâng chất
lƣợng dịch vụ cung cấp đến ngƣời dân và doanh nghiệp. Tại các nƣớc đã phát
triển cao nhƣ Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ…chính phủ điện tử đã đƣợc phát
triển sang thế hệ tiếp theo hƣớng đến hiện thực hóa nền điều hành điện tử và
phát triển công dân điện tử. Điều đó đồng nghĩa với yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật,
ứng dụng công nghệ thông tin, cũng nhƣ trình độ chuyên môn, nhận thức, kỹ
năng của cán bộ làm việc trong các cơ quan chính phủ cũng phải ở mức độ cao
để có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu của sự phát triển của chính phủ điện tử và
công dân điện tử.
Tại Việt Nam, đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong hoạt động quản lý, điều hành tại các đơn vị cơ quan nhà nƣớc
(CQNN) đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả
trong quản lý nhà nƣớc và phát triển kinh tế xã hội. Hạ tầng Công nghệ thông tin
và truyền thông (CNTT-TT) của CQNN đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, 100%
các đơn vị cơ quan nhà nƣớc Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố đã đƣợc đầu
tƣ xây dựng mạng Lan, mạng Lan tại tất cả các đơn vị phầ n lớn đã đƣợc kết nối
mạng TSLCD và kết nối Internet. Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có
quy mô quốc gia bắt đầu đƣợc triển khai, tạo cơ sở cho việc thiết lập và mở rộng
hạ tầng thông tin phục vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan nhà nƣớc, cũng
nhƣ cung cấp các dịch vụ phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp (Tiêu biểu nhƣ
các hệ thống thông tin về tài chính, thuế, hải quan, mua sắm công, tƣ pháp); Bên
cạnh những thành tựu đã đa ̣t đƣơ ̣c kế t quả bƣớc đầ u về viê ̣c triể n khai ƣ́ng du ̣ng
CNTT trong hoa ̣t động nội bộ các cơ quan nhà nƣớc , nhƣng vẫn còn tồ n ta ̣i mô ̣t
số ha ̣n chế nhấ t đinh,
̣ chƣa phát huy đƣơ ̣c vai trò đô ̣ng lƣ̣c của CNTT đó là:
- Chƣa có hê ̣ thố ng phầ n mề m tác nghiê ̣p thố ng nhấ t tƣ̀ Trung ƣơng đế n điạ

phƣơng: các hê ̣ thố ng ƣ́ng du ̣ng đƣơ ̣c phát triể n trên các nề n tảng công nghê ,̣ mô
hình triển khai khác nhau, không đồ ng bô ̣ thố ng nhấ t;
- Chƣa có phần mềm liên thông, tích hợp các hệ thống thông tin, dữ liệu thống nhất
thành hệ thống thông tin chung của các đơn vi ̣và quốc gia: các hệ thống thông tin
giƣ̃a các đơn vi ̣không có sƣ̣ liên thông
, trao đổ i thông tin giƣ̃a các đơn vi
. ̣


2
- Điển hình cho những bất cập, khó khăn đang gặp phải đó là hệ thống Quản lý
văn bản và điều hành tác nghiệp đƣợc cung cấp triển khai với nhiều nền tảng
công nghệ, mô hình khác nhau. Do đó không thể thực hiện đƣợc việc gửi nhận
văn bản điện tử giữa các đơn vị CQNN trên hệ thống, dẫn đến, các cơ quan vẫn
đang sử dụng phƣơng thức truyền thống (thông qua hệ thống bƣu điện) trong
việc trao đổi văn bản chính thức dạng giấy mà kết quả trực tiếp là thời gian lƣu
chuyển văn bản lâu, chi phí lƣu chuyển văn bản lớn.
Theo chỉ thị số 15/CT-TT ngày 22/05/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc,
để có thể trao đổi văn bản điện tử thông suốt giữa các cơ quan nhà nƣớc với
nhau, ngày 20/02/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành công văn số
512/BTTTT-ƢDCNTT (và tiếp đó đã chỉnh sửa ban hành công văn
2803/BTTTT-THH) hƣớng dẫn kỹ thuật liên thông giữa các hệ thống quản lý
văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nƣớc. Đây là bài toán lớn, có quy mô
quốc gia, đòi hỏi nhiều sự ủng hộ của Lãnh đạo Chính phủ, nỗ lực của nhiều cơ
quan hữu quan liên quan, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp cung cấp giải pháp
mới triển khai thành công.
Nắm bắt đƣợc yêu cầu cấp thiết từ các đơn vị, luận văn nghiên cứu và
xây dựng Hệ thống liên thông văn bản điện tử để cho phép các hệ thống quản lý
văn bản điều hành có thể gửi nhận văn bản với nhau, nhằm tiết kiệm thời gian,

chi phí trao đổi, hỗ trợ Lãnh đạo các cấp trong việc điều hành, ra quyết định;
đồng thời tạo bƣớc tiền mới trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu về tình hình xử lý, gửi nhận văn bản điều hành của các cơ
quan nhà nƣớc, sự cần thiết của liên thông văn bản điện tử và đƣa ra giải pháp
xây dựng Hệ thống liên thông văn bản điện tử.
Phạm vi và đối tƣợng của đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu: Chính phủ điện tử, khung kiến trúc Chính phủ
điện tử (Khung Kiến trúc Zachman, Khung kiến trúc TOGAF, Khung Kiến trúc
Gartner), Hệ thống quản lý văn bản điều hành của các đơn vị và mô hình liên
thông văn bản...
Phạm vi áp dụng: đề tài có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị đã triển khai
hệ thống quản lý văn bản điều hành.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập, phân tích các tài liệu và những thông tin liên quan đến đề tài


3
Tìm hiểu tình hình liên thông văn bản ở một số quốc gia trên thế giới, và một số
hệ thống đã triển khai ở Việt Nam.
Kết hợp nghiên cứu về các mô hình đã có, cùng với sự góp ý chỉ bảo của thầy
giáo hƣớng dẫn, để hoàn thành nội dung.
Kết quả của đề tài
Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng xử lý và gửi nhận văn bản điện tử
tại các cơ quan nhà nƣớc; phân tích sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống liên
thông văn bản điện tử. Từ đó, đƣa ra mô hình thiết kế tổng quát, xác định các
thành phần cơ bản của hệ thống, xác định chuẩn giao tiếp, thủ tục trao đổi, liên
thông văn bản. Luận văn đã nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm Hệ thống liên
thông văn bản điện tử và đã áp dụng thử nghiệm thành công tại Tổng cục dân số,
Cục ATTP-Bộ Y tế. Với mô hình thiết kế tổng quát này, có thể nhân rộng áp

dụng cho các cơ quan nhà nƣớc khác.
Kết cấu của đề tài
Đề tài đƣợc kết cấu gồm 6 phần (chƣơng) chính trong đó:
Phần mở đầu
Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn nghiên cứu và
xây dựng đề tài.
Chƣơng I: Trình bày khái quát về Chính phủ điện tử
Nội dung chính của chƣơng này trình là đƣa ra cái nhìn tổng quan về
Chính phủ điện tử, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử và các phƣơng pháp xây
dựng khung kiến trúc. Từ đó, vận dụng các phƣơng pháp xây dựng khung kiến
trúc vào việc xây dựng mô hình liên thông văn bản.
Chƣơng II: Hệ thống hóa một số vấn đề trong văn bản điện tử
Chƣơng này đƣa ra một số khái niệm về hệ thống quản lý văn bản điện
tử, liên thông văn bản, đồng thời cũng đƣa ra thông tin một số mô hình liên
thông ở Việt Nam và quốc gia khác trên thế giới.
Chƣơng III: Thiết kế xây dựng thử nghiệm hệ thống liên thông văn bản.
Đƣa ra giải pháp thiết kế xây dựng thử nghiệm hệ thống liên thông văn
bản cụ thể, trình bày rõ các kỹ thuật cần xử lý để hệ thống đảm bảo đƣợc các
yêu cầu về chức năng nghiệp vụ, an toàn bảo mật.
Chƣơng IV: Tổng kết.
Tổng kết kết quả của đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.


4
Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn.
Đƣa ra những điều làm đƣợc, những điều chƣa làm đƣợc và hƣớng phát
triển của luận văn.


5

CHƢƠNG I. TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm về Chính phủ điện tử
Ngày nay, ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nƣớc, hƣớng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô
hình phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, xây dựng CPĐT trở thành nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu ở bất cứ Chính phủ nào, CPĐT cho phép ngƣời dân tƣơng
tác, nhận đƣợc các dịch vụ từ Chính phủ 24/24, tăng tính minh bạch, nâng cao
hiệu lực, giảm chi phí, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, góp phần làm giảm tiêu
cực, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Hiện nay
có nhiều định nghĩa về CPĐT, tuy nhiên có thể định nghĩa: “Chính phủ điện tử là
Chính phủ áp dụng CNTT nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin và cung cấp
dịch vụ công tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp”. Các dịch vụ của CPĐT
thƣờng bao gồm các nhóm dịch vụ sau: Chính phủ cung cấp thông tin, dịch vụ
cho ngƣời dân; Chính phủ cung cấp thông tin, dịch vụ cho doanh nghiệp; Cung
cấp các thông tin, dịch vụ liên quan giữa các cơ quan Chính phủ với nhau; Chính
phủ cung cấp các thông tin, dịch vụ cho cán bộ ban ngành, công chức. Trong quá
trình triển khai CPĐT, đặc biệt là tại các nƣớc phát triển, lợi ích mà CPĐT mang
lại đƣợc thể hiện rất rõ và thậm chí có thể định lƣợng đƣợc. Qua nghiên cứu từ
các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Đài Loan… cho thấy, CPĐT tại các nƣớc đang ở các giai đoạn khác
nhau, nhƣng đều có mục đích chung, là đang hƣớng đến một xu thế "ngƣời dân là
trung tâm", ngƣời dân chỉ cần truy nhập dịch vụ một lần (SSO) qua một cửa
(single window). Để làm đƣợc điều này, vấn đề kết nối liên thông trong CPĐT
ngày càng trở thành vấn đề cốt lõi; các nƣớc tập trung vào việc tích hợp các
HTTT của các cơ quan liên quan tạo nên một chính phủ [7].
1.2. Giới thiệu về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử
Để chuyển sang Chính phủ kết nối đòi thì cần phải có một khung kiến trúc
chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ; nó không thể đƣợc tạo ra bằng các giải pháp, cơ
chế lẻ tẻ. Thực tế, cơ quan Chính phủ thƣờng là các tổ chức lớn, có đặc trƣng cấu

trúc phân tách, phân cấp phức tạp thành các đơn vị thành viên cấp nhỏ hơn, các
đơn vị này hoạt động tƣơng đối độc lập. Do đó dẫn đến sự phân chia nhỏ các quy
trình nghiệp vụ, các hệ thống, gây khó khăn trong việc kết nối, liên thông với các
đơn vị. Để giải quyết vấn đề kết nối, liên thông trong Chính phủ điện tử, có hai
giải pháp chính đó là thông qua việc ban hành, áp dụng các chuẩn và việc ban


6
hành, tuân thủ Khung Kiến trúc CPĐT. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên
cứu và đƣa ra các khung tƣơng hợp cho Chính phủ điện tử, với cốt lõi là đƣa ra
các bộ chuẩn nhằm đảm bảo tính tƣơng hợp, kết nối liên thông. Còn đối với
Khung Kiến trúc CPĐT, hƣớng tới việc xác định rõ các thành phần, bộ phận của
cơ quan, tổ chức và mối quan hệ giữa các thành phần này trong CPĐT.
1.3. Phƣơng pháp xây dựng Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử
Trong thời gian qua, đã có nhiều phƣơng pháp luận về Khung Kiến trúc
CPĐT đƣợc xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các Khung Kiến trúc CPĐT
đƣợc xây dựng dựa trên một số khung kiến trúc và phƣơng pháp luận chính nhƣ:
Khung Zachman (Zachman Framework); Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF
(Open Group Architectural Framework); Phƣơng pháp luận của Gartner; Khung
kiến trúc tổng thể liên bang của Mỹ - FEAF (Federal Enterprise Architecture
Framework); Các chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng CPĐT của Đức - SAGA
(Standards and Architectures for eGovernment Applications); Phƣơng pháp luận
OIO của Đan Mạch. Đối với đa số các cơ quan, không có phƣơng pháp luận nào
là hoàn toàn phù hợp để xây dựng Khung Kiến trúc CPĐT, vì vậy đòi hỏi phải có
sự chọn lọc, kết hợp nhiều phƣơng pháp để đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức.
Sau đây là đặc điểm của một số phƣơng pháp luận về Khung Kiến trúc CPĐT.
1.3.1. Khung Zachman
Khung Kiến trúc đƣợc đặt theo tên tác giả John Zachman, ngƣời đầu tiên
phát triển các khái niệm kiến trúc tổng thể trong những năm 1980 tại IBM. Khung
Zachman hƣớng tới cung cấp một cấu trúc lôgic để phân loại và tổ

chức các thành phần mô tả của một cơ quan, sử dụng nó nhƣ một nền tảng
để phân tích và phát triển nhiều khung EA. Khung kiến trúc Zachman xác định
cấu trúc các thành phần mô tả của một EA thành một lƣợc đồ gồm 6 hàng, 6 cột.
Mỗi hàng mô tả các vai trò liên quan đến định nghĩa về EA, gồm: ngƣời lập kế
hoạch (Planner) với mối quan tâm về Phạm vi (Scope), ngƣời sở hữu (Owner),
ngƣời thiết kế (Designer), ngƣời xây dựng (Builder), ngƣời làm phụ
(Subcontractor) và các ngƣời sử dụng (Users). Mỗi cột mô tả các câu hỏi mà mỗi
thành phần kiến trúc nên trả lời: cái gì (What), nhƣ thế nào (How), ở đâu (Where),
ai (Who), khi nào (When) và tại sao (Why) [18].
1.3.2. Khung kiến trúc nhóm mở (TOGAF)
TOGAF (The Open Group Architecture Framework) là một khung kiến trúc
do tổ chức Open Group xây dựng. TOGAF có mục đích là hỗ trợ thiết kế, đánh
giá và phát triển các EA. TOGAF cung cấp một tập các góc nhìn về kiến trúc, nó


7
cho phép một kiến trúc sƣ đảm bảo rằng một tập hợp phức tạp các yêu cầu đƣợc
xác định đầy đủ. Khung TOGAF chia EA thành 04 kiến trúc thành phần nhƣ sau:
Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture), Kiến trúc dữ liệu (Data
Architecture), Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture), Kiến trúc công
nghệ (Technology Architecture). Bên cạnh đó, TOAGAF cung cấp một phƣơng
pháp để phát triển và duy trì các EA, gọi là phƣơng pháp phát triển kiến trúc –
ADM (Architecture Development Method) [15].
1.3.3. Khung kiến trúc tổng thể liên bang của Mỹ (FEAF)
Khung kiến trúc FEAF có mục đích là hỗ trợ phát triển, duy trì các EA thống
nhất, đồng bộ, liên cơ quan; nó tập trung đánh giá các hiệu năng của các đầu tƣ
công nghệ thông tin. FEAF gồm 6 mô hình tham chiếu liên quan chặt chẽ với
nhau, đó là: Mô hình tham chiếu hiệu năng, Mô hình tham chiếu nghiệp vụ, Mô
hình tham chiếu dữ liệu, Mô hình tham chiếu ứng dụng, Mô hình tham chiếu hạ
tầng, Mô hình tham chiếu an toàn/an ninh. Về quy trình, FEAF cung cấp các

hƣớng dẫn để phát triển và duy trì các EA, quy trình này đặc biệt hỗ trợ kế hoạch
dịch chuyển từ mô hình hiện tại đến tƣơng lai [19].
1.3.4. Kiến trúc khái niệm Chính phủ điện tử Gartner
Kiến trúc Gartner khác với các phƣơng pháp luận EA đã nêu ở trên, nó
không phải là mô hình phân loại - taxonomy (nhƣ Zachman) hay tập trung vào
quy trình (nhƣ TOGAF) hoặc mô hình đầy đủ (nhƣ FEA) mà có thể coi nó là
một mô hình thực tiễn (practice). Theo quan điểm của Gartner, Kiến trúc CPĐT
là chiến lƣợc, không phải là công nghệ, tập trung vào đích cần hƣớng tới. Hai
điều quan trọng nhất đối với Kiến trúc Gartner là một cơ quan sẽ đi đến đâu và
làm thế nào để đến đó. Vì vậy, cần xác định đƣợc mô hình/sơ đồ thành phần của
CPĐT và lộ trình triển khai các thành phần trong mối quan hệ của chúng.
1.4. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (CPĐT) đƣợc xây dựng dựa
trên sự kết hợp các phƣơng pháp luận xây dựng Khung Kiến trúc CPĐT của quốc
tế (đặc biệt dựa trên Kiến trúc CPĐT của Gartner, mô hình CPĐT của Đài Loan,
một số mô hình CPĐT địa phƣơng đang triển khai tại Việt Nam), bảo đảm phù
hợp với các đặc thù của Việt Nam. Căn cứ vào yêu cầu kết nối giữa các cấp, tình
hình thực tế phát triển CPĐT của Việt Nam và các cơ sở phƣơng pháp luận về
Khung Kiến trúc CPĐT, hình dƣới mô tả sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc CPĐT
Việt Nam [8].


8

1.1 Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam
Các thành phần chính của Sơ đồ:
- Ngƣời sử dụng: Là những ngƣời truy cập, sử dụng dịch vụ CPĐT các cấp, bao
gồm ngƣời dân, doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chức.
- Kênh giao tiếp: Là môi trƣờng giúp cho ngƣời sử dụng truy cập đến các hệ
thống CPĐT. Bao gồm các kênh tiêu biểu nhƣ: kiosk, điện thoại, cổng/trang

thông tin điện tử, hay trực tiếp (đến trực tiếp cơ quan nhà nƣớc để thực hiện giao
dịch).
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Là đầu mối kết nối ngƣời sử dụng tới các
ứng dụng, HTTT của các Bộ/tỉnh. Cổng này một mặt kết nối với kênh giao tiếp,
một mặt kết nối với các cổng thông tin điện tử các Bộ/tỉnh; kết nối với Hệ thống
kết nối, liên thông của quốc gia và các HTTT/CSDL quốc gia. Trong trƣờng hợp,
Cổng này chƣa kết nối các cổng thông tin điện tử của các Bộ/tỉnh, thì ngƣời sử
dụng kết nối trực tiếp với cổng thông tin điện tử của các Bộ/tỉnh.
- Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT ở Trung ƣơng và địa phƣơng: Hệ
thống này bao gồm các dịch vụ, ứng dụng có thể chia sẻ, dùng chung cấp quốc gia
để kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở quy mô quốc gia. Giúp cho việc
đầu tƣ không trùng lặp, tiết kiệm; đồng thời tạo điều kiện kết nối liên thông, tích
hợp các hệ thống thông tin
.


9
- Kiến trúc CPĐT của Bộ/tỉnh: Trong mỗi Bộ/tỉnh, Kiến trúc CPĐT gồm các bộ
phận chính:
+ Cổng thông tin điện tử: Để kết nối với Cổng thông tin điện tử Chính phủ
và tới ngƣời sử dụng, một mặt kết nối tới các ứng dụng CNTT của Bộ/tỉnh.
+ Các ứng dụng CNTT: Đây là chƣơng trình máy tính để cung cấp các dịch
vụ CPĐT tƣơng ứng.
+ Nền tảng chia sẻ, tích hợp: Đây là bộ phận chứa đựng các ứng dụng, dịch
vụ chia sẻ, dùng chung cho cả Bộ/tỉnh và cũng bao gồm các dịch vụ để tích hợp,
kết nối các ứng dụng, hệ thống CNTT trong phạm vi Bộ/tỉnh, đồng thời kết nối
tới các hệ thống bên ngoài
+ Cơ sở hạ tầng thông tin của Bộ/tỉnh là hạ tầng kỹ thuật phục vụ các ứng
dụng hệ thống thông tin của Bộ/tỉnh, bao gồm mạng, máy tính, máy in, an toàn an
ninh thông tin,…

- Các HTTT/CSDL Quốc gia: Đây là các hệ thống thông tin hoặc cơ sở dữ liệu
quy mô quốc gia, đƣợc dùng chung cho nhiều Bộ/tỉnh. Ví dụ: Hệ thống thông tin
quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan Chính phủ, Hệ thống
thƣ điện tử quốc gia, Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc, Hệ thống
thuế điện tử, Hệ thống hải quan điện tử, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, CSDL
quốc gia về dân cƣ, CSDL quốc gia về tài chính, CSDL quốc gia về đất đai,...
- Các HTTT ngoài cơ quan nhà nƣớc: Đây là các hệ thống thông tin hoặc cơ sở
dữ liệu của các cơ quan, tổ chức không thuộc Nhà nƣớc nhƣ các cơ quan Đảng,
các doanh nghiệp, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế khác.
- Hạ tầng kỹ thuật: Đây là hạ tầng kỹ thuật CNTT kết nối các hệ thống thông tin
trên quy mô quốc gia, đồng thời bao gồm hạ tầng kỹ thuật để chia sẻ dùng chung
trên quy mô toàn quốc.
- Quản lý, chỉ đạo: Bao gồm công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, hƣớng dẫn, đào
tạo, môi trƣờng pháp lý, truyền thông nhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các
hệ thống thông tin.
- An toàn thông tin: Là thành phần xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai
các thành phần của CPĐT. Nội dung đảm bảo an toàn thông tin bao gồm các nội
dung chính nhƣ: bảo vệ an toàn thiết bị, an toàn mạng, an toàn hệ thống, an toàn
ứng dụng CNTT, an toàn dữ liệu, quản lý và giám sát. Các nội dung này cần đƣợc
triển khai đồng bộ tại các cấp đáp ứng nhu cầu thực tế và xu thế phát triển công
nghệ. Sơ đồ trên cũng thể hiện tổng thể sự kết nối của các HTTT các cấp, phù hợp
với sự kết nối về quy trình nghiệp vụ thực tế nhƣ đã phân tích, cụ thể nhƣ sau:


10
Kết nối dọc:
- Kết nối từ Chính phủ xuống các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng: Thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Kết nối từ các cơ quan chuyên ngành của Bộ xuống các cơ quan chuyên
ngành (sở chuyên ngành) của tỉnh: Thông qua các hình thức nhƣ: Trực tiếp; kết

nối giữa nền tảng chia sẻ, tích hợp của Bộ và của tỉnh; qua Hệ thống kết nối, liên
thông các HTTT ở Trung ƣơng và địa phƣơng;
- Kết nối từ cơ quan chuyên ngành của các Bộ cấp Trung ƣơng xuống các cơ
quan chuyên ngành của Bộ đặt tại các địa phƣơng (nhƣ kết nối từ tổng cục xuống
các cục, chi cục tại địa phƣơng): Thông qua các hình thức nhƣ: Trực tiếp; qua nền
tảng chia sẻ, tích hợp của Bộ; qua Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT ở Trung
ƣơng và địa phƣơng;
- Kết nối từ các cơ quan chuyên ngành của tỉnh với các đơn vị chuyên môn cấp
dƣới. Thông qua các hình thức nhƣ: Trực tiếp; qua nền tảng chia sẻ, tích hợp của
tỉnh.
Kết nối ngang:
- Kết nối giữa các Bộ: Thông qua các hình thức nhƣ: Trực tiếp; kết nối giữa
nền tảng chia sẻ, tích hợp của Bộ; qua Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT ở
Trung ƣơng và địa phƣơng;
- Kết nối giữa các đơn vị trực thuộc Bộ: Thông qua các hình thức nhƣ: Trực
tiếp; kết nối qua nền tảng chia sẻ, tích hợp của Bộ; qua Hệ thống kết nối, liên
thông các HTTT ở Trung ƣơng và địa phƣơng;
- Kết nối giữa các tỉnh: Thông qua các hình thức nhƣ: Thông việc kết nối
giữa nền tảng chia sẻ, tích hợp của các tỉnh; hoặc qua Hệ thống kết nối, liên thông
các HTTT ở Trung ƣơng và địa phƣơng;
- Kết nối giữa các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh (các sở, ban, ngành):
Thông qua các hình thức nhƣ: Trực tiếp; kết nối giữa nền tảng chia sẻ, tích hợp
của tỉnh;
- Kết nối giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện (các phòng, ban): Thông
qua các hình thức nhƣ: Trực tiếp; kết nối qua nền tảng chia sẻ, tích hợp của tỉnh.
Kết nối với các HTTT ngoài cơ quan nhà nƣớc: Việc kết nối giữa các hệ
thống thông tin của các cơ quan nhà nƣớc với các hệ thống thông tin của các cơ
quan khác tùy theo yêu cầu cụ thể mà có những hình thức kết nối phù hợp theo
quy mô, cấp kết nối. Cụ thể nhƣ: kết nối trực tiếp; kết nối qua nền tảng chia sẻ,
tích hợp của Bộ/tỉnh; kết nối qua Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT ở trung



11
ƣơng và địa phƣơng. Hiện nay, Cổng thông tin điện tử Chính phủ chƣa kết nối các
Cổng thông tin điện tử các Bộ/tỉnh, thì ngƣời dân, doanh nghiệp có thể truy cập
trực tiếp tới Cổng thông tin điện tử của các Bộ/tỉnh.


12
CHƢƠNG II. HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VĂN BẢN
ĐIỆN TỬ
Chƣơng này đƣa ra một số khái niệm về hệ thống quản lý văn bản điện
tử, liên thông văn bản, đồng thời cũng đƣa ra thông tin một số mô hình liên
thông văn bản ở Việt Nam và quốc gia khác trên thế giới.
2.1. Khái niệm về Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử
1.
1.1.
Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử là hệ thống quản lý văn bản
và điều hành công việc điện tử giúp các cơ quan nhà nƣớc thực hiện hóa các mục
tiêu xây dựng một Văn phòng điện tử không giấy tờ, thực hiện theo Quyết định số
1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Chƣơng
trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nƣớc giai đoạn 2011 – 2015 và chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử nhằm tiết kiệm thời
gian, chi phí và nâng cao công tác quản lý hành chính nhà nƣớc.
2.2. Hiện trạng sử dụng văn bản điện tử ở Cơ quan nhà nƣớc
Theo thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông về hiện trạng trao đổi văn bản
trong các cơ quan nhà nƣớc, số lƣợng văn bản trao đổi trung bình của các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là hơn 18.000 văn bản; các tỉnh, thành là
12.700 văn bản; các tổ chức chính trị, xã hội - 10.000 văn bản; sở Thông tin

Truyền thông các tỉnh, thành phố 1.000 văn bản; các quận, huyện, thị xã 15.800
văn bản… Tổng số lƣợng văn bản đƣợc trao đổi giữa các cơ quan nhà nƣớc
khoảng 19 triệu văn bản/năm [2].
Ngày 22 tháng 5 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị số: 15/CTTTg “Về việc tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan
nhà nƣớc”, nhằm tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử nhƣ một hoạt động cải cách
hành chính, phát triển Chính phủ điện tử, chuyển từ phƣơng thức làm việc chủ
yếu dựa trên giấy sang phƣơng thức làm việc qua mạng với văn bản điện tử.
Từ năm 2013, Bộ TT&TT đã tiến hành kiểm tra và xếp hạng các cơ quan
Nhà nƣớc về việc trao đổi văn bản điện tử để cải thiện cải thiện và nâng cao ý
thức, hiệu quả trao đổi văn bản điện tử tại các địa phƣơng trên cả nƣớc..
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội thảo quốc gia về
chính phủ điện tử cho thấy phần lớn các Bộ, ngành, địa phƣơng đã triển khai sử


13
dụng hệ thống thƣ điện tử trong xử lý công việc, tỷ lệ cán bộ, công chức có hộp
thƣ điện tử tƣơng đối cao (trung bình đạt khoảng 80%); Nhiều cơ quan đã đƣợc
trang bị các phần mềm liên quan đến chức năng quản lý văn bản và điều hành (đạt
trên 90%), điển hình nhƣ tại TP.HCM, An Giang, Đà Nẵng ... đã quy định rõ các
loại văn bản chỉ trao đổi qua hệ thống thƣ điện tử nhƣ thông báo, lịch công tác,
giấy mời, giấy triệu tập, văn bản chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, văn bản trao đổi
phục vụ công việc giữa các cơ quan, đơn vị, tài liệu phục vụ hội họp...
2.3. Liên thông văn bản điện tử và sự cần thiết
Liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành là khả năng kết
nối và chuyển văn bản điện tử từ hệ thống quản lý văn bản và điều hành này đến
hệ thống quản lý văn bản và điều hành khác.
Cho đến nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và
một số ứng dụng CNTT cơ bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh/thành
phố đã đƣợc triển khai, tiết kiệm thời gian và chi phí, đã từng bƣớc chuyển đổi
phƣơng thức làm việc thủ công dựa trên giấy tờ sang phƣơng thức làm việc dựa

trên môi trƣờng điện tử. Tuy nhiên, các ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu ở
quy mô nhỏ, trong nội bộ các cơ quan và ngành dọc vẫn chƣa có sự chia sẻ tài
nguyên dữ liệu. Hiện nay chƣa có phần mềm chuẩn, thống nhất, dẫn đến tình
trạng “chồng chéo” giữa các phần mềm của Trung ƣơng và hệ thống do địa
phƣơng xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc trao đổi văn bản, chia sẻ
dữ liệu giữa các hệ thống, truy cứu thông tin tại các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc
chƣa thực sự đạt yêu cầu. Việc phối hợp thực hiện xử lý theo cách thủ công, các
giấy tờ, công văn đƣợc đóng gói và chuyển đi gây tiêu tốn nhiều tài nguyên và
làm chậm quá trình xử lý....
Hình bên dƣới mô tả hiện trạng các hệ thống quản lý văn bản và điều hành
của các cơ quan nhà nƣớc.


14

Hình 2.1 Hiện trạng các hệ thống QLVB ở các CQNN
Vì vậy việc đẩy mạnh tích hợp, liên thông giữa các hệ thống và ứng dụng để
tạo sự kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nƣớc, tạo môi trƣờng làm việc
điện tử nhanh chóng, chính xác tiết kiệm thời gian và chi phí; tạo dựng cơ sở dữ
liệu đồng bộ, tập trung trên môi trƣờng mạng, cung cấp thông tin và xử lý hồ sơ
công việc phục vụ yêu cầu của lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn
nhanh chóng chính xác, kịp thời. Đồng thời xây dựng tác phong làm việc hiện đại,
tạo sự thay đổi tích cực trong xử lý công việc của lãnh đạo và các chuyên viên,
góp phần vào cải cách thủ tục hành chính của đơn vị.
2.4. Mô hình kỹ thuật liên thông
Để có thể liên thông các hệ thống quản lý văn bản và điều hành, cần có một
định dạng trao đổi văn bản thống nhất và mô hình trao đổi văn bản để các hệ
thống có thể tƣơng tác với nhau. Mô hình kỹ thuật liên thông văn bản sẽ định
nghĩa những chuẩn giao tiếp giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành để
các bên có thể giao tiếp đƣợc với nhau, từ đó có thể gửi/nhận văn bản giữa các

bên tham gia. Liên thông văn bản có thể trực tiếp hoặc qua một hệ thống trung
gian. Sau đây sẽ đi vào cụ thể từng mô hình kỹ thuật liên thông, từ đó đề xuất một
mô hình tối ƣu hơn [3].
2.4.1. Mô hình kỹ thuật liên thông trực tiếp
Mô hình liên thông văn bản trực tiếp là mô hình trao đổi văn bản trực tiếp
giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VB&ĐH) với nhau thông qua


15
môi trƣờng mạng, nói đúng hơn là các hệ thống máy chủ quản lý văn bản và điều
hành trao đổi văn bản điện tử trực tiếp với nhau.
Hình bên dƣới mô tả cách thức trao đổi văn bản giữa cơ quan A sử dụng hệ
thống quản lý văn bản và điều hành A (Hệ thống A) và cơ quan B sử dụng hệ
thống quản lý văn bản và điều hành B (Hệ thống B) qua mô hình liên thông trực
tiếp giữa hai hệ thống.

Hình 2.2 Mô hình liên thông trực tiếp giữa hai hệ thống
Có thể mô tả quá trình giao tiếp nhƣ sau:
- Văn thƣ tại cơ quan A sử dụng Hệ thống A để phát hành văn bản điện tử, tức là
văn bản điện tử đƣợc chuyển tới máy chủ quản lý văn bản và điều hành A.
- Máy chủ của hệ thống quản lý VB&ĐH A chuyển văn bản tới máy chủ quản lý
VB&ĐH B qua môi trƣờng mạng. Để máy chủ quản lý VB&ĐH A trao đổi văn
bản điện tử đƣợc với máy chủ quản lý VB&ĐH B sẽ phải xây dựng thêm bộ kết
nối cho Hệ thống A và Hệ thống B. Bên cạnh đó, giữa hệ thống quản lý VB&ĐH
A và B cũng phải định nghĩa các chuẩn về văn bản để có thể giao tiếp với nhau.
Văn bản từ hệ thống A gửi qua hệ thống B sẽ đƣợc đóng gói, thêm các thông tin
cần thiết về nơi gửi/ nơi nhận, thêm các thông tin về chữ ký số (nếu có), sau đó bổ
sung các thông tin cần thiết đã đƣợc 2 bên quy định trƣớc đó và gửi gói tin đi.
- Máy chủ quản lý VB&ĐH B chuyển văn bản điện tử tới hệ thống B tại máy
khách B, văn thƣ tại cơ quan B sử dụng hệ thống B để lấy văn bản điện tử về.

Ƣu điểm: Áp dụng mô hình liên thông trực tiếp sẽ giải quyết đƣợc bài toán liên
thông giữa các hệ thống quản lý VB&ĐH với quy mô nhỏ, chi phí thấp, triển khai
nhanh khi thực hiện liên thông 2 hệ thống văn bản;
Nhƣợc điểm: Gặp khó khăn khi mở rộng, có nhiều hệ thống quản lý VB&ĐH
tham gia trao đổi văn bản điện tử.


16
2.4.2. Mô hình kỹ thuật liên thông qua trung gian
Mô hình liên thông qua hệ thống trung gian là mô hình trao đổi văn bản giữa
các hệ thống quản lý VB&ĐH với nhau thông qua hệ thống trung gian trên môi
trƣờng mạng. Hệ thống trung gian có nhiệm vụ định tuyến, chuyển văn bản điện
tử từ hệ thống quản lý VB&ĐH của cơ quan gửi tới hệ thống quản lý VB&ĐH
của cơ quan nhận.
Hình bên dƣới mô tả cách thức trao đổi văn bản điện tử giữa cơ quan A sử
dụng hệ thống quản lý VB&ĐH A và cơ quan B sử dụng hệ thống quản lý
VB&ĐH B thông qua mô hình liên thông trung gian.

Hình 2.3 Mô hình liên thông qua trung gian
Quá trình giao tiếp có thể mô tả nhƣ sau:
- Văn thƣ tại cơ quan A sử dụng hệ thống A phát hành văn bản điện tử, tức là văn
bản đƣợc chuyển tới máy chủ quản lý VB&ĐH A.
- Máy chủ quản lý VB&ĐH A thực hiện kết nối tới hệ thống trung gian qua việc
xác thực kết nối. Khi xác thực thành công, máy chủ thực hiện chuyển văn bản
điện tử tới hệ thống trung gian. Trong quá trình gửi văn bản tùy thuộc theo nghiệp
vụ, hệ thống A có thể thực hiện ký điện tử văn bản gửi, mã hóa văn bản và các
thông tin gửi đi;
- Hệ thống xử lý trung gian sẽ lƣu thông tin sau đó chuyển tiếp văn bản điện tử
tới máy chủ quản lý VB&ĐH B. Để máy chủ quản lý văn bản và điều hành A
trao đổi văn bản điện tử đƣợc với máy chủ quản lý VB&ĐH B thông qua hệ

thống trung gian phải xây dựng thêm bộ kết nối cho hệ thống A, hệ thống B và
bộ kết nối trên hệ thống trung gian. Giữa hệ thống A, hệ thống B và máy chủ
trung gian sẽ định nghĩa một chuẩn giao tiếp chung về văn bản, đơn vị gửi, đơn
vị nhận.


×