Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Bản cam kết bảo vệ môi trường đầu tư xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp ô tô Hoàng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.96 KB, 63 trang )

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1168
****************

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ TỔNG HỢP ÔTÔ - HOÀNG ANH

Hà Nam


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1168
****************

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ TỔNG HỢP ÔTÔ - HOÀNG ANH
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

CTCP TƯ VẤN TÀI NGUYÊN VÀ

1168

MÔI TRƯỜNG NAM HÀ

Hà Nam



Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam xác
nhận:
Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng trung tâm
thương mại dịch vụ tổng hợp ôtô- Hoàng Anh” được đăng ký theo thông báo
số:

/TB-UBND huyện Thanh Liêm ngày

/

/2013 của Ủy ban nhân

dân huyện Thanh Liêm./.
Thanh Liêm, ngày

tháng

năm

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


MỤC LỤC
I. Thông tin chung.............................................................................................................1
1.1. Tên dự án đầu tư:....................................................................................................1
1.2. Chủ dự án:..............................................................................................................1
1.3. Địa chỉ liên hệ của chủ dự án:................................................................................1
1.4. Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:.......................................................1
1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan chủ dự án..........................................................1
1.6. Địa điểm thực hiện dự án.......................................................................................1

1.6.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................1
1.6.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên...........................................................................2
1.6.3. Hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất thực hiện dự án..............................2
1.7. Quy mô dự án.........................................................................................................4
1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng..............................................................6
II. Các tác động môi trường............................................................................................12
2.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án..............................................12
2.1.1 Các nguồn gây tác động.................................................................................12
2.2. Các tác động môi trường trong giai đoạn thi công..............................................17
2.2.1 Bụi và khí thải................................................................................................17
2.2.3. Chất thải rắn..................................................................................................23
2.2.4. Các tác động khác .........................................................................................24
2.3. Các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án..............................................27
2.3.2 Nước thải........................................................................................................31
2.3.3Chất thải rắn ...................................................................................................34
Chất thải nguy hại....................................................................................................35
III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực...................................................................37
3.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị.
.....................................................................................................................................37
a.Đền bù, giải phóng mặt bằng: Khi tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ dự án
cần tham khảo những dự án xung quanh đã và đang thực hiện. Đồng thời phải có sự
phối hợp giữa cơ quan quản lý địa phương thực hiện tuyên truyền chín sách đền bì với
từng hộ dân và xác định mức đền bù hợp lý..................................................................37
3.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng dự
án..................................................................................................................................40
3.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn............40
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước..................................41
3.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn ...........................................42
c.Đối với chất thải nguy hại:...................................................................................43



3.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động khác......................................................43
b.Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế - xã hội..........................................44
3.3. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động..............................................................45
3.3.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí...........................45
3.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước...................................46
3.3.3Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn .............................................48
Chất thải rắn nguy hại ...........................................................................................48
3.3.4 Biện pháp giảm thiểu các tác động khác........................................................49
IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi ................................52
4.1. Các công trình xử lý môi trường .........................................................................52
4.1.1 Công trình thoát nước.....................................................................................52
4.1.2. Các công trình xử lý nước thải:....................................................................52
4.1.3. Các công trình xử lý rác thải:........................................................................53
4.1.4. Công trình xử lý khí thải, bụi:.......................................................................53
4.2. Chương trình giám sát môi trường.......................................................................53
4.2.1. Giám sát chất lượng không khí:....................................................................54
4.2.2. Giám sát chất lượng nước:............................................................................54
4.2.3. Giám sát chất thải rắn....................................................................................55
V. CAM KẾT THỰC HIỆN...........................................................................................55


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1: Nguyên liệu phục vụ nhu cầu sửa chữa bảo dưỡng, kinh doanh ôtô, máy
móc, thiết bị phụ tùng.......................................................................................................7
Bảng 2.1: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng..............................................................13
Bảng 2.2. Số lượng máy móc san nền, đào đắp.............................................................16
Bảng 2.3. Nồng độ khí thải phát sinh từ máy móc thi công Đơn vị: (μg/m3)..............16
Bảng 2.4. Các hệ số phát thải ô nhiễm từ quá trình san lấp mặt bằng...........................17
Bảng 2.5. Dự báo nồng độ bụi khuếch tán trong quá trình vận chuyển nguyên liệu...19

Bảng 2.6. Tỷ trọng các chất gây ô nhiễm trong quá trình hàn điện...............................19
Bảng 2.7. Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..................................................21
Bảng 2.9. Mức ồn sinh ra từ các hoạt động của các thiết bị thi công............................24
Bảng 2.10. Mức độ rung của một sô máy móc xây dựng điển hình..............................25
Hình 1: Sơ đồ quy trình sửa chữa...................................................................................27
Bảng 2.11: Hạng mục sửa chữa ước tính trong 1 năm...................................................28
Bảng 2.12. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông..........................................................29
Bảng 2.13 Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải............................................32
Bảng 2.14 Mức ồn của các loại xe.................................................................................36
.......................................................................................................................................47
Hình 1.2. Cấu tạo của bể BASTAF................................................................................47


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Liêm, ngày

tháng

năm

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Thanh Liêm
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Liêm
Chúng tôi là: Công ty TNHH 1168
Địa chỉ: Xã Liêm Tiết, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Xin gửi đến Ủy ban nhân dân huyện Thanh Liêm, phòng Tài nguyên và
Môi trường bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án đầu tư:
Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp ôtô- Hoàng Anh.

1.2. Chủ dự án:
Công ty TNHH 1168.
1.3. Địa chỉ liên hệ của chủ dự án:
Địa chỉ trụ sở chính: Đường Lê Thánh Tông, tổ 14, phường Quang Trung,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
1.4. Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:
Ông: Hoàng Ngọc Anh

Chức vụ: Giám đốc

1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan chủ dự án
Điện thoại: 0913.228.655, 0979.061.168.
1.6. Địa điểm thực hiện dự án
1.6.1. Vị trí địa lý
Dự án đầu tư xây dựng “Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp ôtôHoàng Anh” được xây dựng trên diện tích đất xin thuê của xã Liêm Phong, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam thuộc tờ bản đồ sơ 03, thửa đất 19; 21, 28, 74, 75, 77
của tờ bản đồ số 01 bản đồ xã Liêm Phong, lập năm 2003, tỷ lệ 1/2000. Tổng diện
tích đất lập dự án: 10.723,0 m 2, trong đó : Đất xin thuê là 6.716,0 m 2, đất XD
đường gom quốc lộ 21A ( Phủ lý - Mỹ Lộc): 915,0 m 2, đất XD đường nội bộ theo
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 1


QH: 3.092,0 m2 và được giới hạn như sau:
- Phía Bắc quốc lộ 21A mới.
- Phía Đông giáp công ty TNHH 2626.
- Phía Tây giáp thửa đất công ty Hải Minh Thành xin thuê.
- Phía Nam giáp đường giao thông QHĐH.
Hình 1: Vị trí địa lý của dự án

1.6.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa chất:
- Vị trí dự án nằm trong vùng đồng bằng có đất ruộng xen lẫn mương nhỏ dẫn
nước nội đồng nên cốt đất hiện trạng tương đối bằng phẳng. Cao độ thấp nhất (cốt
đáy ruộng) là +1,05m, cao độ cao nhất (cốt đường nội đồng) là +2,65m.
- Theo kết quả khảo sát địa chất công trình tương đối yếu, các lớp bề mặt đều
là đất sét ở trạng thái chảy dẻo, sau lớp sét pha đều là lớp bùn dày 2,9m có độ sâu
từ 3,6 đến 6,5 m.
- Khả năng chịu tải trọng trên mặt đất tự nhiên rất thấp từ 0,2-0,5 kg/cm 2.
b. Khí hậu
Đặc điểm khí hậu tại công trình xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam mang đặc điểm chung của khí hậu miềm Bắc là nhiệt đới gió mùa, hàng năm
chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa; Từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 26 0C đến 270C cao
nhất là 390C, thấp nhất là 230C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến
2000mm, lượng mưa lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 trung bình từ 700mm đến
800mm, thấp nhất vào tháng 4, trung bình từ 250mm đến 310mm.
Mùa khô; từ tháng 10 đế tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 19 0C đến 200C,
thấp nhất 50C mùa này thường ít mưa lượng mưa trung bình 300mm đến 400mm.
1.6.3. Hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất thực hiện dự án
Đất hiện trạng của Công ty TNHH 1168 xin thuê là đất nông nghiệp trồng 2
vụ lúa có đường giao thông nội đồng và mương nhỏ dẫn nước, khi triển khai dự án
đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ ôtô – Hoàng Anh của Công ty
TNHH 1168 và các dự án liền kề phối hợp cùng UBND huyện Thanh Liêm tiến
hành thực hiện di chuyển các hạng mục công trình công cộng và hoàn trả kênh
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 2



mương để đảm bảo sản xuất nông nghiệp.
1.6.4 Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án và các tiêu chuẩn môi
trường áp dụng
a. Nguồn tiếp nhận nước thải
- Nước mưa chảy tràn:
So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là
nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước
mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn
các nguồn nước mặt. Vì vậy, nước mưa chảy tràn được thu gom vào hệ thống
thoát nước mưa riêng và qua hệ thống hố ga, thoát vào kênh thoát nước chung
của khu vực.
- Nước thải công nghiệp:
+ Nước thải công nghiệp tạo ra chủ yếu là nước thải nhiễm xăng dầu từ
khu vực sửa chữa thiết bị máy móc. Xử lý nước thải này áp dụng theo QCVN
29:2010/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho cửa hàng
xăng dầu. Nước thải này sẽ được tập trung vào hệ thống xử lý váng dầu trước
khi đưa vào hệ thống hố ga để xử lý và thoát vào hệ thống thoát nước chung
của khu vực.
- Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt khi dự án đi vào hoạt động nước thải chủ yếu từ nhân
viên của công ty và khách hàng. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sẽ được thu
vào bể tự hoại để xử lý sau đó thấm vào môi trường đất.
+ Quy chuẩn áp dụng theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ Quy chuẩn áp dụng theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt.
b. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn
- Rác thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt ăn uống của nhân viên và khách
dừng nghỉ, khách tới nhà ăn và khách nghỉ tại trung tâm thương mại Hoàng Anh bao gồm: vỏ
trái cây, thức ăn thừa, túi nilon…được thu gom và chuyển về các điểm trung chuyển rác thải sinh

hoạt cùng với rác thải sinh hoạt của người dân khu vực xung quanh.
- Rác thải nguy hại: Bao gồm rẻ lau, bóng đèn, rẻ nhiễm dầu... Chủ dự án sẽ hướng dẫn cán
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 3


bộ công nhân viên thu gom các loại chất thải rắn nguy hại này tập trung tại các khu vực riêng và
hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND

ngày 4 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành
quy định quản lý chất thải rắn, nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam; và QCVN
07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại.
c. Nguồn tiếp nhận khí thải, tiếng ồn
Khi dự án đi vào hoạt động số lượng xe ra vào dự án sẽ lớn sẽ tạo ra khí
thải, tiếng ồn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường trong khu vực dự án và
xung quanh dự án. Do đó nhà thầu phải đề ra các biện pháp nâng cap chất
lượng môi trường áp dụng theo các quy chuẩn môi trường áp dụng đối với khí
thải:
QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
QCVN 26:2010/BTBMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
1.7. Quy mô dự án
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới đồng bộ, khép kín theo từng giai
đoạn.
Tổng kinh phí đầu tư:


27.092.133.542 đồng.

(Hai mươi bảy tỷ không trăm chín mươi hai triệu một trăm ba mươi ba nghìn năm trăm bốn
mươi hai đồng)

+ Vốn tự có của Công ty là: 10.836.853.417 đồng
+ Vốn vay thương mại là: 16.255.280.125 đồng
- Dự kiến chương trình kinh doanh năm đầu đi vào hoạt động đạt 80% công
suất. Năm thứ hai đạt 90% công suất và các năm tiếp theo đạt 100% công suất
Tổng diện tích khu đất khoảng : 10.723,0 m2
Trong đó tổng thể các công trình được phân chia và bố trí các hạng mục hài hòa, thuận
tiện giao thông nội bộ và hướng giao thông của các phương tiện vận tải ra vào. Bao gồm các
hạng mục:
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 4


a. Nhà điều hành, trưng bày ôtô, thiết bị:
- Nhà điều hành, trưng bày ô tô, thiết bị thiết kế cao 03 tầng, diện tích XD:
435,0m2. Tổng diện tích sàn: 1.305,0 m 2 được thiết kế hiện đại phù hợp với cảnh
quan chung của khu vực, chiều cao nhà 3,6 - 4,2 m. Kết cấu khung sàn BTCT,
tường bao che xây gạch tuynel, nền lát gạch 400x400, tường lăn sơn, mái lát gạch
chống nóng., cửa đi kính thủy lực và vách kính cường lực; cửa sổ UPVC lõi thép.
- Kết cấu khung cột, dầm sàn BTCT đá 1x2 Mác 200#, Phần móng do chưa
có tài liệu khảo sát địa chất nên phương án thiết kế móng giả định trên nền đất yếu
dùng phương án móng cọc BTCT mác 250#. Kích thước cọc 250x250 chiều dài dự
kiến 12m, gồm 02 đoạn cọc. Bê tông cột dầm sàn đá 1x2 mác 200#. cốt thép nhóm
AI: Ra= 2300kg/cm2, cốt thép nhóm AII= 2800kg/cm2.Cổ móng xây gạch chỉ vữa
xm75# ,

b. Nhà trưng bày ôtô, thiết bị máy móc:
- Được thiết kế 1 tầng nhà CN khung thép, diện tích XD: 640,0 m 2, Kết cấu
khung thép Jamin, Tường bao che xây gạch chỉ, kêt cấu mái vì kèo và hệ xà gồ
thép, mái lợp tôn.
- Nhà khung thép Jamin tiền chế, tường xây gạch chỉ, trát vữa XM75# lăn
sơn. Mái lợp tôn màu Móng cột độc lập BTCT. Bê tông móng, dầm giằng
M200# .Cổ móng xây gạch giằng móng BTCT vữa xây xm75#. mái lợp tôn màu
xanh, trần nội thất, nền lát gạch Granit, sử dụng cửa sổ, cửa đi bằng các mảng kính
to trong suốt đảm bảo tăng hiệu quả cho trưng bày và bán sản phẩm.
c. Nhà xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ôtô thiết bị máy móc
(01 tầng) diện tích 640, m2 được thiết kế 1 tầng nhà CN khung thép, diện
tích XD: 640,0 m2, Kết cấu khung thép Jamin, Tường bao che xây gạch chỉ, kêt cấu
mái vì kèo và hệ xà gồ thép, mái lợp tôn.
- Nhà khung thép Jamin tiền chế, tường xây gạch chỉ, trát vữa XM75# lăn
sơn. Mái lợp tôn màu. Móng cột độc lập BTCT. Bê tông móng, dầm giằng
M200# .Cổ móng xây gạch vữa xây xm75#, giằng móng BTCTđá 1x2 mác 200#.
mái lợp tôn màu xanh, trần nội thất, nền lát gạch Ceramic, sử dụng cửa sổ bằng các
mảng kính to đảm bảo tăng hiệu quả cho chiếu sáng tự nhiên.
d. Nhà bảo vệ:
02 nhà diện tích xây dựng 16m2x2 = 32m2 Móng, tường bao che xây gạch, kết
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 5


cấu mái BTCT mái lợp tôn.
e. Nhà vệ sinh:
33m2 Móng, tường bao che xây gạch, kết cấu mái BTCT
f. Nhà để xe máy:
73,5 m2 Cột thép vì kèo và hệ xà gồ thép mái lợp tôn.

g. Sân bãi, đường giao thông:
Đổ bê tông đá 1x2 mác 200#, dày 250 với diện tích 2.442,0 m2.
h. Cây xanh cách ly, cây xanh bóng mát
Diện tích 1.560,0 m2.
k. Nhà dịch vụ (ăn uống và nghị tạm): bao gồm khu nhà 02 tầng với diện tích
688,0 m2.
1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng
a. Nguyên liệu phục vụ cho trưng bày và bán sản phẩm ôtô, máy móc thiết bị,
sửa chữa và bảo dưỡng
 Các loại ôtô, thiết bị, máy móc và các linh kiện thay thế chủ yếu được ký
kết hợp đồng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung quốc, Nhật bản…các sản phẩm của
nhà máy trong nước sản xuất. Đảm bảo được tính ổn định lâu dài trong kinh doanh.
 Gồm tất cả các phụ tùng thay thế của các loại ôtô và các loại máy công
trình, các loại phụ tùng thay thế của ôtô và máy công trình được thực hiện bằng các
hợp đồng với đại lý phân phối cho các nhà sản suất thiết bị ôtô máy công trình.
STT

Hạng mục

Đơn vị
tính

Số
lượng

Năm
sản
xuất

Tình

trạng
(%)

Nước
sản
xuất

1

Cầu nâng 1 trụ

Bộ

2

2010

100

Italia

2

Cầu nâng 2 trụ

Bộ

4

2010


100

Italia

3

Bàn cân đo độ trượt bánh trước

Chiếc

1

2011

100

Italia

4

Máy đo nồng độ khí thải

Chiếc

1

2011

100


Italia

5

Máy cân chỉnh độ chụm bánh xe

Chiếc

1

2011

100

Italia

6

Tủ dụng cụ đồ nghề

Bộ

20

2011

100

Italia


7

Súng bắn bu lông

Chiếc

15

2010

100

Nhật

8

Máy nén khí 25Kw

Chiếc

2

2011

100

Nhật

9


Máy đo độ sáng đèn

Bộ

1

2011

100

Nhật

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 6


10

Computer đọc lỗi các đời xe

Chiếc

1

2011

100


Nhật

11

Máy kéo nắn Satxi

chiếc

1

2010

100

Italia

12

Phòng sơn sấy

Phòng

2

2010

100

Nhật


13

Súng phun sơn

Chiếc

5

2010

100

Nhật

14

Máy trà thân vỏ

Chiếc

2

2010

100

Nhật

15


Máy hàn rút tôn

Chiếc

5

2010

100

Italia

16

Máy đánh bóng vỏ xe

Chiếc

5

2010

100

Nhật

17

Phòng pha sơn vi tính


Phòng

1

2010

100

Đức

18

Máy hút chân không

Chiếc

2

2010

100

Italia

19

Máy hút ga điều hoà

Chiếc


2

2010

100

Italia

20

Đồng hồ đo áp suất ga

Chiếc

2

2010

100

Italia

21

Máy ra vào lốp

Chiếc

2


2010

100

Italia

22

Máy hút dầu thải

Chiếc

5

2010

100

Italia

23

Máy tiện

Chiếc

1

2010


100

Nhật

24

Máy láng tang trống và đĩa phanh

Chiếc

1

2010

100

Nhật

25

Súng đo thời điểm đánh lửa

Chiếc

1

2010

100


Nhật

26

Máy hút và bơm dầu phanh

Chiếc

2

2010

100

Nhật

27

Máy nén và đo giảm sóc

Chiếc

2

2010

100

Nhật


28

Máy hàn khí nitơ

Chiếc

1

2010

100

Nhật

29

Đồng hồ vạn năng

Chiếc

2

2010

100

Nhật

30


Máy phát điện dự phòng 200KVA

Chiếc

1

2010

100

Nhật

Bảng 1.1: Nguyên liệu phục vụ nhu cầu sửa chữa bảo dưỡng, kinh doanh ôtô, máy
móc, thiết bị phụ tùng.

b. Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho dịch vụ (ăn, nghỉ tạm)
Nhà hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống vào bữa trưa và bữa tối hàng
ngày cho khách nghỉ chân và nhân viên của của hàng nên nhu cầu nguyên liệu cho
nhà hàng là rau, thịt, cá, và đồ uống. Cụ thể các loại nguyên liệu chế biến thức ăn
phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho khách hàng được tính toán theo tháp cân đối
dinh dưỡng ước tính trung bình như sau:
 Các loại thực phẩm như (gà, cá, hải sản, lợn, bò…) 150-250 kg/ngày.
 Các loại rau củ quả: 50-100kg/ngày.
 Gạo: 50 kg/ngày.
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 7


 Nước mắm: 4,5 lít/ ngày.

 Dầu ăn: 7 lít/ngày.
 Muối 3kg/ngày.
 Mì chính: 2kg/ngày.
 Than: 35 viên/ngày
 Ga: 8kg/ngày
 Các sản phẩm đồ uống giải khát: Bia, rượu, nước giải khát khoảng 150200 chai.
c. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện
 Công suất điện các hạng mục công trình:
- Công suất điện nhà điều hành, trưng bày ô tô, thiết bị: 100,0 kW/ngày
- Công suất điện chiếu sáng nhà trưng bày ôtô, máy móc: 8,0 kW/ngày
- Công suất điện chiếu sáng nhà sửa chữa, bảo dưỡng máy móc: 10 kW/ngày
- Công suất điện dịch vụ ăn+ uống: 80,0 kW
- Chiếu sáng ngoài nhà: 8,5kW
 Tổng công suất điện toàn công trình = 206,5 kW/ngày
 Nguồn điện cấp cho toàn bộ công trình.
- Nguồn điện cần cấp cho công trình là cấp điện áp 22kV. Chủ đầu tư cần
liên hệ với điện lực khu vực xã Liêm Tiết, huyện Thanh liêm,Tỉnh Hà Nam để xin
điểm cấp nguồn.
- Với tổng công suất sử dụng điện của toàn công trình là: 206,50kW =
260,6kVA. Cần phải xây dựng trạm biến áp riêng, có tổng dung lượng 300kVA.
Ngoài ra để cấp điện liên tục cho các phụ tải điện loại 1, đặt thêm 01 máy phát
điện dự phòng Diezen 200kVA - 200kW, dự phòng khi mất điện lưới.
- Máy biến áp có công suất 300kVA - 35/0,4kV thiết kế theo kiểu trạm treo
trên 02 cột bê tông ly tâm LT - 12B.
d. Nhu cầu và nguồn cung cấp nhiên liệu
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu chính là dầu, mỡ phục vụ cho tu sửa, bảo dưỡng
máy móc và ga, dầu phục vụ cho khu dịch vụ (ăn+ nghỉ) của công ty.
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 8



e. Nhu cầu về nước
 Cấp nước sinh hoạt: Nước sạch được dự kiến lấy từ mạng lưới cấp nước
của khu vực kết hợp với nguồn nước giếng khoan bơm vào bể chứa ngầm đã xử lý
sơ bộ (Khử sắt, lắng, lọc cơ học), dùng ống thép tráng kẽm với đường kính D50
cấp nước vào bể chứa sau đó cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Kết hợp nguồn nước
giếng khoan bơm lên bể lọc sau đó cung cấp cho các hạng mục công trình.
Tổng công suất nước trung bình cho ngày đêm theo tính toán là khoảng 12
(m3/ngđ).
Trong đó bao gồm:
-

Nhu cầu cấp nước cho nhà ăn:

Nhu cầu dùng nước được tính trên cơ sở số công nhân, số khách đến ăn và
tiêu chuẩn tính toán tương ứng, lượng nước sử dụng trung bình theo đầu người là
25 l/người (nước dùng chế biến thức ăn); 15 l/người (nước cấp sinh hoạt của
khách).
Công

thức
Q =

Trong

đó:

tính:


q× N
(m3 / ngđ )
1000

+ q: Tiêu chuẩn dùng nước, q 1 = 25 l/người (nước cho chế biến thức ăn); q 2 =
15 l/người (nước cấp cho sinh hoạt của khách - tương đương nước cấp cho công
trình
công
cộng)
+ N: Số người tính toán, N = 138 người
Vậy nhu cầu dùng nước cho nhà ăn bao gồm nước sinh hoạt của khách và
nước
chế
biến
thức
ăn
là:

Lượng nước dự
phòng
lấy
bằng

5%

lượng

nước

sử


dụng:

QR = (5 × 5,52)/100 = 0,276 m3/ngày đêm
Lượng nước tổng cộng cấp cho khu vực nhà ăn có công suất:
Q = QNA + QR = 5,52 + 0,276 = 5,976 m3/ngày đêm
-

Cấp nước cho công nhân viên, trụ sở công ty:

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 9


Nhu cầu dùng nước sinh hoạt được tính trên cơ sở quy mô số người làm việc
trong công ty và tiêu chuẩn tính toán tương ứng. Số lượng công nhân viên làm việc
tối đa hàng ngày của trung tâm dịch vụ thương mại dịch vụ tổng hợp ô tô – Hoàng
Long là 38/ người. Lượng nước cấp cho sinh hoạt của nhân viên ước tính là 60
lít/người/ngày.
Công

thức
QSH =

Trong
+

đó:


q:

Tiêu

chuẩn

tính:

q× N
(m 3 / ngđ )
1000

dùng

nước,

q

=

60

l/ng.ngđ.

+ N: Số người tính toán, N = 38 người.
Vậy nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt là: Q SH=(38 x 60) /1000= 2,28 (m3/ngđ)
Lượng

nước


dự

phòng

lấy

bằng

5%

lượng

nước

sinh

hoạt:

QR = (5 × 2,28)/100 = 0,114 (m3/ngày đêm)
Lượng

nước

tổng

cộng

cấp

cho


nhân

viên,

trụ

sở

công

ty:

Q = QSH + QR = 2,28+0,114 = 2,394 (m3/ngày đêm)
- Nhu cầu nước cấp cho khu vực nhà nghỉ
Nhu cầu dùng nước sinh hoạt được tính trên cơ sở quy mô số người trong nhà
nghỉ và tiêu chuẩn tính toán tương ứng. Giả sử lượng khách có thể lưu trú tối đa
trong nhà nghỉ là 20 người, định mức cấp nước sinh hoạt là 150 lít/người/ngày.đêm
(tương đương với tiêu chuẩn cấp nước cho nhà ở có các trang thiết bị vệ sinh khép
kín).
Công

thức
QSH =

Trong

đó:

+


q:

Tiêu

chuẩn

tính:

q× N
(m 3 / ngđ )
1000

dùng

nước,

q

=

150

l/ng.ngđ.

+ N: Số người tính toán, N = 20 người.
Vậy

nhu


cầu

dùng

nước

cho

sinh

hoạt

là:

sinh

hoạt:

QSH = (150 x 20)/1000 = 3 (m3/ngđ)
Lượng

nước

dự

phòng

lấy

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà


bằng

5%

lượng

nước

Trang 10


QR = (3 x 5)/100 = 0,15 (m3/ngđ)
Lượng

nước

tổng

cộng

cấp

cho

nhà

nghỉ




công

suất:

Q = QSH + QR = 3 + 0,15 = 3,15 (m3/ngđ)
 Tổng lượng nước cấp cho khu vực trung tâm dịch vụ tổng hợp ôtô HoàngAnh là Qsh= 11,52 (m3/ngđ)


Nhu cầu sử dụng nước tưới cây:

Theo văn bản 273/BXD -VP thì định mức nước tưới cây bồn hoa, cây cảnh,
cây hàng rào là 0,5m3 cho 1 lần tưới với diện tích 100m 2, tức là 5l/m2/lần tưới.
Diện tích trồng cây xanh cách ly và cây xanh bóng mát của dự án là 1560 m 2 thì
lượng nước cần tưới là 1560*5/1000 = 7,8 m3/lần tưới. Trung bình 1 năm có 155
ngày mưa, ta tưới nước ngày 1 lần vào những ngày không mưa thì lượng nước tưới
cây trong năm là 210 ngày x 1 lần/ngày x 7,8 m 3/lần = 1683 m3. Ngoài ra trong dự
còn trồng cây xanh tiểu cảnh. Lượng nước tưới tại các bồn, chậu này thường ít
hơn trồng trên đất, khoảng 1500 m3/năm. Do đó, tổng lượng nước tưới cây khoảng
Q4 = 3183 m3/năm. Nguồn nước sử dụng để tưới cây lấy từ nước giếng khoan.
- Nhu cầu nước tưới phun giảm thiểu bụi:
Theo TCVN 33:2006 của Bộ xây dựng lượng nước sử dụng để phun giảm bụi
đối với đượng nhựa, đường bê tông là từ 0,4 - 0,5 l/m 2/lần, lấy giá trị là 0,5
l/m2/lần; Với tổng diện tích sân, đường giao thông nội bộ cần tưới giảm bụi là
2.442 m2. Như vây, lượng nước cho mỗi lần tưới là:
Q = 2442 × 0,5 = 1221 l/lần.
Với tần suất tưới là 4 lần/ngày và 210 ngày nắng (Theo trung tâm khí tượng
thủy văn Hà Nam, trung bình hàng năm có 115 ngày mưa ) thì khối lượng nước
tưới phun giảm thiểu bụi đường là: Q5 = 1221 × 210 × 4 = 586080 lít/năm (lấy là
586,08 m3/năm). Nguồn nước này sẽ lấy từ nước giếng khoan.

 Nước cho hoạt động PCCC
+ Chọn phương án chữa cháy áp lực.
+ Diện tích cả khu là: 6.721 m2.
+ Số công trình là 6.
+ Theo TCVN 2622: 1995 lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 11


≥ 10 lít/giây và số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán ≥ 2. Như vậy, giả
sử đám cháy xảy ra trong vòng 180 phút thì mới có xe chữa cháy để dập đám cháy:
Q1 = 10 l/s × 180 phút × 60 giây × 2 = 216 (m3)
Như vậy đối với các hạng mục công trình: Nhà điều hành, trưng bày ô tô,
thiết bị; nhà trưng bày ô tô, máy móc thiết bị; nhà xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ô
tô thiết bị máy móc; nhà vệ sinh; nhà ăn và dịch vụ; nhà bảo vệ; nhà để xe máy thì
lưu lượng nước cấp cho nhu cầu chữa cháy sẽ là 216 m3.

Nước cấp của khu vực dự án lấy từ nguồn nước của xã Liêm Tiết đang
sử dụng và nguồn nước giếng khoan bơm vào bể chứa ngầm. Hệ thống máy bơm
sẽ đưa nước từ bể chứa ngầm lên bể nước mái. Hệ thống cấp Nước cứu hỏa được
lấy chung từ bể nước sinh hoạt.
f. Tiến độ thực hiện dự án
-Năm 2013 - 2014 (Tổng thời gian thực hiện dự án khi có chấp thuận đầu tư và đi
vào hoạt động 12 tháng)

II. Các tác động môi trường
Việc đánh giá tác động môi trường của dự án”Xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ
tổng hợp ôtô- Hoàng Anh” tại xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đến môi trường
tự nhiên, kinh tế xã hội và dự báo sự cố môi trường có thể xảy ra qua 03 giai đoạn:

Giai đoạn : Chuẩn bị dự án.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình.
Giai đoạn 3: Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.

2.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
2.1.1 Các nguồn gây tác động.
a. Phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng dự án.
 Thuận lợi

Hà Nam cách thủ đô 60km về phía Nam, là đầu mối giao thông quan trọng từ
Thủ đô đi các tỉnh đồng bằng Nam Sông Hồng và cả nước với hệ thống các công
trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận tiện.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh đang được triển
khai rộng khắp, các cơ sở hạ tầng đang được triển khai xây dựng nhanh chóng.
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 12


Ngoài ra, Hà Nam và các vùng lân cận được đầu tư xây dựng rất nhiều các khu
kinh tế, các nhà máy , các xưởng sản xuất như: Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà
máy xi măng Kiện Khê, Khu Công nghiệp Châu Sơn, Khu Công nghiệp Đồng Văn.
Do đó mà “Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ Phương Thảo với quy mô kinh doanh
xăng dầu và kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, giải trí ” là rất hợp lý.
Công ty TNHH đầu tư thương mại xây dựng Phương Thảo có quy trình khép
kín, đồng bộ hiện đại góp phần từng bước chuyển đổi nghề cho người lao động
trong khu vực. Cung cấp nhiên liệu và dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, giải trí …với giá
cả hợp lý thuận lợi nhất tới người tiêu dùng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu mua bán, ký
gửi, sử dụng nguồn nhân lực lao động của nhân dân trong khu vực, đáp án nhu cầu
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng nguồn ngân sách

cho địa phương và thông qua nguồn thu thuế và các nguồn thu dịch vụ khác và
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa hầu hết các diện tích đất trong
phạm vi lập dự án là đất ruộng nông nghiệp nên rất thuận lợi cho việc điều tra và
thực hiện đền bù GPMB.
 Khó khăn:
- Việc mất đất canh tác sẽ có tác động tiêu cực do mất việc làm và nguồn sinh
sống cho một số hộ dân. Do ảnh hưởng từ việc thu hồi đất canh tác nông nghiệp
nên người dân thường đánh giá khắt khe mức độ triển khai đền bù, khi tiến hành
thực hiện công tác đền bù GPMB cần tham khảo những dự án quanh khu vực đã và
đang thực hiện. Đồng thời cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý địa phương
thực hiện việc tuyên truyền chính sách đền bù với từng hộ dân và xác định mức
đền bù hợp lý tạo điều kiện để người dân ổn định cuộc sống.
b. Dự kiến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng:
Bảng 2.1: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 13


Đơn
vị

TT

Hạng mục

I
1
II


Bồi thường
Đất nông nghiệp
Hỗ trợ khác
Hỗ trợ ổn định
đời sống
(11,500đ/kg/1m2)
Hỗ trợ nhỡ vụ
Hỗ trợ chuyển đổi
nghề và đào tạo
việc làm
Tổng chi phí
(BT+HT)I+II
Chi phí công tác
GPMB (2%xA)
Tổng chi phí
A+B

1
2
3
A
B

Số lượng
(m2)

Tỷ lệ
(%)


Đơn
giá (đ)

Thành tiền
428.920.000
428.920.000
1.002.600.500

m2

10.723,00

100

40.000

m2

10.723,00

100

11.500

m2

10.723,00

100


2.000

m2

10.723,00

100

80.000

123.314.500
21.446.000
857.840.000
1.431.520.500
28.630.410
1.460.150.910

c. Tác động do quá trình san lấp mặt bằng.
 Phương án thi công:
- Thời điểm thu hồi đất, chuẩn bị san lấp mặt bằng: Thời điểm thu hồi đất tốt
nhất vào lúc kết thúc thu hoạch mùa vụ của người dân đến giảm thiểu đền bù cũng
như công sức của người dân. Việc lựa chọn thời điểm này sẽ ít tác động đến quá
trình thi công do việc đền bù giải phóng mặt bằng có thể kéo dài.
Quá trình thi công san lấp mặt bằng được thực hiện theo hình thức cuốn
chiếu, san lấp đến đâu nén đến đó. Quá trình san nền được tiến hành với quy trình
nạo vét đất hữu cơ, do đó mà lượng đất hữu cơ này được tái sử dụng san lấp mặt
bằng.
 San lấp mặt bằng.
Hoạt động nạo vét chất hữu cơ và san lấp mặt bằng sẽ phát sinh nhiều chất
thải tác động đến môi trường, tác động này có thể tính toán cụ thể như sau:

 Bụi, khí thải:
Bụi và khí thải phát sinh trong giai đoạn này có nguồn gốc từ san nền công
trình, vận chuyển nguyên liệu san lấp, phát sinh từ nguyên liệu.
-

Bụi và khí thải từ hoạt động san nền.

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 14


Trong giai đoạn xây dựng dự án cần phải vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu phục vụ xây
dựng. Các loại nguyên liệu này bao gồm: Đất, cát, đá hộc…, việc vận chuyển sẽ làm phát sinh
bụi trên khu vực ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Tổng khối lượng vật liệu vận chuyển để san công trình là 15000 m3 x 1,54 (tấn/m3) =
23100 tấn.
Áp dụng công thức tính mức độ khuyếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng căn cứ trên
hệ số ô nhiễm (E) là.
E= K x 0,0016 x (U/2,2)1,4/(M/2)1,3, (tấn).
Trong đó: E: hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn đất .
K: Cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,35.
U: Tốc độ gió trung bình của tỉnh Hà Nam 2,5m/s
M: Độ ẩm trung bình của vật liệu san nền(cát), khoảng 20%.
Vậy E= 0,35 x 0,0016 x (2,5/2,2)1,4 : (0,2/2)1,3 =0,0134 kg bụi/ tấn vật liệu.
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn ĐTM của ngân hàng thế giới )
Khối lượng đất đá khuyếch tán vào môi trường không khí khu vực trong quá trình thực
hiện dự án:
M(bụi/quá trình)= 23100 tấn x 0,0134 kg bụi/tấn=309,54 (kg/quá trình)
Khối lượng bụi khuyếch tán trong ngày là (quá trình san lấp kéo dài 45 ngày):

M(bụi/ngày) = 309,54 : 45= 6,8(kg/ngày).
Quá trình chuẩn bị mặt bằng cho dự án thì việc san lắp, giải phóng mặt bằng này đã gây
tác động đến môi trường. Cụ thể nhất là tác động trực tiếp đối với lượng công nhân thi công công
trình và đối với môi trường xung quanh trong điều kiện thi công có nắng nóng và gió phát tán ô
nhiễm. Do vậy các tác động do bụi phát sinh trong giai đoạn san lắp mặt bằng là gián đoạn và
mang tính chất tạm thời.
Trong quá trình tính toán, để an toàn cho công tác cho công tác dự báo, chúng tôi sử dụng
hệ số ô nhiễm cực đại. Trong thực tế, tải lượng phát sinh ô nhiễm bụi sẽ nhỏ hơn nhiều.
- Bụi và khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu.
Dự án sử dụng xe có trọng tải 10 tấn để vận chuyển nguyên liệu. Qúa trình vận chuyển của
xe sẽ phát sinh bụi, khí thải vào môi trường. Lượng bụi, khí thải phát sinh phụ thuộc vào chất
lượng đường, mật độ xe, chất lượng xe, nguyên liệu.

Với lượng đất cát cần vận chuyển cho san nền thi công là 23100 tấn. Cần
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 15


2310 xe vận chuyển. Mỗi xe được tính toán cho 2 chiều đi và về thì số lượt xe là
2310 x 2=4620 lượt xe.
Theo tiến độ dự án san nền là 45 ngày và mỗi ngày là 8h làm việc vậy trung
bình 102 lượt /ngày. Dựa vào hệ số ô nhiễm của WHO ta tính được tải lượng các
chất ô nhiễm do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu gây ra trên quãng đường vận
chuyển 7 km (tính trong 1 ngày) như sau:
Tải lượng Bụi: Ebụi = 102 lượt/ngày x 0,9kg x 7/1000km = 0,64 kg/ngày.
Tải lượng CO: ECO = 102 lượt/ngày x 2,9kg x 7/1000km = 2,07 kg/ngày.
Tải lượng SO2: ESO2 = 102 x 4,15 x 0,05% x7/1000 = 1,4 x 10-3/ngày.
Tải lượng NOx: ENOx = 102x 1,44 x 7/1000 = 1,03 kg/ngày.
Tải lượng VOC: EVOC = 102 x 0,8 x 7/1000 = 0,571 kg/ngày.

-

Khí thải phát sinh từ máy móc thiết bị trên công trình.

Khí thải phát sinh trong giai đoạn này phụ thuộc vào số lượng, chất lượng
máy móc, phương thức đào đắp công trình . Số lượng máy móc thi công ước tính
qua bảng sau:
Bảng 2.2. Số lượng máy móc san nền, đào đắp

TT Thiết bị
1
2
3

Định mức tiêu hao
(l/ca)
38,25
46,5
34

Công suất

Máy ủi
Máy xúc lật
Máy đầm

75CV
1,25 m3
Loại 9 tấn


Nhiên liệu
tiêu thụ (lít)
3422
4185
3060

Nguồn: Tính toán theo Thông tư 03/2006/TT - BXD ngày 22 tháng 05 năm 2006
của Bộ Xây dựng về hướng dẫn bổ sung một số nội dung của các Thông tư 02/2005TT BXD; 04/2005/TT - BXD và 06/2005/TT - BXD.

Tính được nồng độ khí thải trung bình do các máy móc thiết bị gây ra đối
với khu vực dự án theo công thức sau:
C (mg/m3) = M (kg/ngày) x 106/24 x V (m3)
Nồng độ khí thải quy đổi ra (μg/m3) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Nồng độ khí thải phát sinh từ máy móc thi công Đơn vị: (μg/m3)

TT

Thông số

Nồng độ khí
thải tính toán

1

SO2

20

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà


QCVN
05:2009/BTNMT
(trung bình 1 giờ)
350
Trang 16


2
3
4
5

CO
NOx
Bụi ≤ 10 μm
(PM10)
VOC

530
1.920

30000
200

150

-

120


-

So sánh với QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ) cho thấy, hầu hết, các thông số tính
toán đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép trừ chỉ tiêu NO x vượt quá quy
chuẩn 96 lần. Vì vậy, chủ dự án cần bố trí thời gian hoạt động các máy móc hợp lý
để giảm nồng độ khí thải phát sinh cùng lúc khuyếch tán vào môi trường.
 Nước thải
Nước thải trong quá trình san lấp mặt bằng là nước mưa chảy tràn trên toàn
bộ mặt bằng của dự án, nước rửa dụng cụ thực hiện dự án. Ước tính lượng nước
thải từ quá trình rửa thiết bị dụng cụ thi công xây dựng: 2 m 3/ngày. Nước thải theo
đất đá làm đục nguồn tiếp nhận do đó cần phải xử lý bằng hố ga được dẫn ra cùng
với nước thải sinh hoạt.
 Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng là thân cây, lá cây,
gỗ vụn các loại. Ước tính khoảng 1tấn trong suốt quá trình. Tuy nhiên chất thải này
có thể tận dụng làm nguyên vật liệu san nền, không cần loại bỏ trong quá trình san
lấp mặt bằng.
d. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện vận tải tham gia san nền
- Gia tăng mật độ giao thông.
2.2. Các tác động môi trường trong giai đoạn thi công
2.2.1 Bụi và khí thải
a. Nguốn gốc phát sinh:
Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới thì hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động san lấp
mặt bằng như sau:

Bảng 2.4. Các hệ số phát thải ô nhiễm từ quá trình san lấp mặt bằng
TT


Nguyên nhân gây ô nhiễm

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Ước tính hệ số phát thải

Trang 17


1

Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi
măng, đất, cát, đá,…), máy móc, thiết bị vv…

0,1-1g/m3

2

Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát
sinh bụi.

0,1-1g/m3

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993).
b. Tải lượng
 Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng.
Quá trình vận chuyển của xe sẽ phát sinh bụi, khí thải vào môi trường. Lượng bụi, khí thải
phát sinh phụ thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, chất lượng xe, nguyên liệu.

Tính toán sơ bộ định mức vật tư xây dựng kèm theo công văn số 1784/BXDVP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây Dựng tổng khối lượng nguyên liệu

phục vụ cho việc xây dựng toàn bộ công trình ước tính 133.120 tấn. Dự án sử dụng
xe có trọng tải 10 tấn để vận chuyển nguyên liệu. Cần 13312 chuyến xe vận chuyển. Mỗi
xe được tính toán cho 2 chiều đi và về thì số lượt xe là 13312 x 2=26624 lượt xe.
Theo tiến độ dự án xây dựng kéo dài 10 tháng và mỗi ngày là 8h làm việc vậy
trung bình 88 lượt /ngày. Dựa vào hệ số ô nhiễm của WHO ta tính được tải lượng
các chất ô nhiễm do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu gây ra trên quãng đường
vận chuyển 7 km (tính trong 1 ngày) như sau:
Tải lượng Bụi: Ebụi = 88 lượt/ngày x 0,9kg x 7/1000km = 0,55 kg/ngày.
Tải lượng CO: ECO = 88 lượt/ngày x 2,9kg x 7/1000km = 1,77 kg/ngày.
Tải lượng SO2: ESO2 = 88 x 4,15 x 0,05% x7/1000 = 0,128 x 10-3/ngày.
Tải lượng NOx: ENOx = 88x 1,44 x 7/1000 = 0,89 kg/ngày.
Tải lượng VOC: EVOC = 88 x 0,8 x 7/1000 = 0,493 kg/ngày.
Tính toán tương tự như phương trình của Air Chief ở trên thì E = 0,87
kg/xe.km; số lượt xe trung bình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong giai
đoạn này là 12 xe/h. Khi đó tải lượng bụi phát sinh E = 0,87 kg/xe.km x 11xe/h =
2,65 mg/m.s. Khi đó dự báo nồng độ bụi khếch tán trong môi trường theo mô hình
Sutton như bảng 2.5 dưới đây.
Như vậy, từ kết quả tính toán cho thấy, ở khoảng cách càng xa thì nồng độ bụi
trong không khí càng thấp và trong khoảng cách từ 30m trở đi thì nồng độ bụi thấp
hơn giá trị quy chuẩn QCVN 05:2009. Ở khu vực gần nguồn phát sinh nồng độ bụi
cao hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép. Do đó, trong quá trình vận chuyển chủ
CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

Trang 18


đầu tư cần áp dụng các biện pháp tổng hợp để giảm thiểu phát thải bụi ra môi
trường xung quanh.
Bảng 2.5. Dự báo nồng độ bụi khuếch tán trong quá trình vận chuyển nguyên liệu


Khoảng cách theo
phương gió thổi (x)

Nồng độ
tính toán

QCVN 05:2009/BTNMT
(trung bình giờ)

2

5,286836281

3

2,397629641

4

1,609112017

5

1,243573964

10

0,646912299

13


0,520669786

15

0,464254563

20

0,370723269

30

0,272261501

40

0,219508399

50

0,185981196

0,3

 Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ tập kết nguyên vật liệu
Qúa trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu như cát, sỏi , xi măng, sắt, thép
và máy móc thiết bị trên công trường thi công sẽ gây phát tán bụi ra môi trường
xung quanh. Theo tổ chức y tế thế giới WHO quy ước hệ số phát thải bụi do quá
trình bốc dỡ vật liệu là 0,1-1g/tấn. Với khối lượng vật liệu xây dựng cần dùng như

ước tính ở trên thì lượng bụi phát sinh từu quá trình này là13,3kg-133 kg.
 Khí thải phát sinh từ quá trình hàn.
Trong quá trình hàn các kết cấu thép, hoá chất - kim loại có chứa trong que
hàn sẽ cháy và phát tán vào môi trường dưới dạng hơi - khói. Căn cứ vào khối
lượng và chủng loại que hàn sử dụng cho phép dự báo được tải lượng các chất ô
nhiễm sẽ phát sinh trong quá trình hàn điện.
Bảng 2.6. Tỷ trọng các chất gây ô nhiễm trong quá trình hàn điện

Đường kính que hàn (mm)

Chất ô nhiễm
2,5

CTCP tư vấn tài nguyên và môi trường Nam Hà

3,25

4

5

6

Trang 19


×