Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Luận án cấp khoa học được chứng nhận về viêm tử cung lơn tổng hợp qua các năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 20 trang )

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
Một gia súc cái được đánh giá là có khả năng sinh sản tốt thì trước hết phải
kể đến sự nguyên vẹn và mọi hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục. Do
đó, khi mà bất kỳ một cơ quan, một bộ phận nào của cơ quan sinh dục bị tổn
thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm tử cung là một bệnh khá phổ
biến và nó ảnh hưởng xấu đến sức sinh sản của lợn nái. Bệnh viêm tử cung do
nhiều nguyên nhân vì vậy cần phải chẩn đoán chính xác phát hiện và điều trị kịp
thời bằng phác đồ tốt là một trong những cách phòng và điều trị tốt nhất bệnh
viêm tử cung, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tăng khả năng hồi phục, khả năng sinh
sản của những lợn bị bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu trên, trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành
theo dõi bệnh viêm tử cung và các yếu tố liên quan đến bệnh viêm tử cung như
thời gian đẻ, lứa đẻ, số con sinh ra và thời gian điều trị khỏi bệnh viêm tử cung
bằng phác đồ tại trại. Trong thời gian thực tập tại trại ông Lại Văn Nhân chúng
tôi tiến hành theo dõi 139 con lợn nái ngoại với giống Yorkshire và Landrace về
bệnh viêm tử cung:
4.1. Tình trạng viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ.
Bảng 1 : tỉ lệ viêm tử cung ở lợn theo dõi tại trại
Số con theo dõi
139
Số con mắc VTC
120
Tỉ lệ viêm (%)
86,33
Từ bảng số liệu về tỉ lệ viêm tử cung theo dõi tại trại chúng tôi nhận thấy tỉ
lệ viêm tử cung tại trại là rất cao 86,33%. So với kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc
bệnh viêm tử cung của đàn lợn tại cộng hòa Belarus năm 2011 là 33,6 – 55% thì
kết quả của chúng tôi cao hơn 31,33%. Với nghiên cứu lợn nái ngoại thuộc một
số địa phương vùng Đồng Bằng sông Hồng của tác giả Nguyễn Văn Thanh,



(2003) thì kết quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều sao với tỉ lệ 7,1% của nghiên
cứu.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh viêm tử cung tại trại ông Lại Văn Nhân
chúng tôi nhận thấy bệnh thường xuất hiện trên những lợn nái đẻ có sự can thiệp
bằng tay của công nhân và bệnh thường xuất hiện sau khi phối giống đặc biệt là
sử dụng phương pháp phối giống nhân tạo. Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2005)
cho rằng phối giống nhân tạo là phương pháp kỹ thuật nhằm nhân giống, truyền
giống và cải tạo giống nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất đối với thực trạng
chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nếu các công đoạn của phối giống
nhân tạo thực hiện không tốt: dụng cụ sử dụng không đảm bảo vệ sinh hoặc kỹ
thuật dẫn tinh kém làm xây sát niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện cho vi
khuẩn gây mủ xâm nhập gây viêm đường sinh dục.
Khi khảo sát phương pháp đỡ đẻ cho lợn tại trại chúng tôi nhận thấy rằng
trường hợp để lợn đẻ tự nhiên là rất ít mà chủ yếu có sự can thiệp bằng tay và
bằng thuốc. Tại trại trường hợp dùng thuốc can thiệp cho lợn nái đẻ là 100%
còn can thiệp bằng tay cũng được sử dụng nhiều. Nguyên nhân của kết quả này
là do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay và có nhiều trường hợp không đẻ khó
nhưng các công nhân vẫn dùng tay móc thai nhằm rút ngắn thời gian sổ thai và
kiểm tra hết thai hay chưa, nhưng khi can thiệp không đảm bảo vệ sinh, không
đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục. Chúng tôi cho đây là
một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ bệnh viêm tử cung ở lợn nái
tăng cao. Nhận xét này phù hợp với kết luận của nghiêm cứu của tác giả
Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, (2000) cho rằng phương pháp đỡ đẻ thô
bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc
biệt là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và dụng cụ. Ngoài ra các
yếu tố khác như lứa đẻ, thời gian đẻ, số con sinh ra cũng là một trong những
nguyên nhân là gia tăng tỷ lệ viêm tử cung trên lợn.



Cùng với tỷ lệ viêm tử cung cao thì một trong những biểu hiện quan trọng đẻ
nhận biết lợn nái bị viêm tử cung là hiện tượng chảy dịch từ cơ quan sinh dục.
Lợn nái mẹ khỏe mạnh sau khi sinh có dịch chảy ra ở âm hộ, thường là dịch
lỏng, trong, không mùi, lượng dịch ít và thường kéo dài 2 – 4 ngày rồi mất hẳn,
âm hộ khô. Với những lợn nái bị viêm tử cung, dịch chảy ra khá nhiều và kéo
dài, dịch có màu trắng xám, hồng hoặc đỏ nâu, thường là dịch quánh có mùi
tanh thối. Dịch viêm chảy ra nhiều hơn khi con vật nằm xuống và cho con bú.
Một số con sốt cao, thở mạnh có phản ứng đau và giảm ăn. Trong thời gian thực
tập tại trại chúng tôi nhận thấy rằng khi bị viêm tử cung thì dịch viêm từ âm hộ
chảy ra trong 2 ngày đầu thường với số lượng ít, dịch đặc có độ kết dính cao
thường dính vào âm hộ của lợn nái, dịch thường có màu trắng như mủ mùi hôi
tanh. Lợn ở những ngày này thường sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít có thể mất sữa hay
nằm cơ thể đỏ lên. Các ngày tiếp theo thì số lượng dịch nhiều lên nhưng dịch
lỏng hơn độ kết dính thấp hơn, lợn giảm sốt, ăn trở lại vận động nhiều hơn sau
đó dịch giảm dần và hết hẳn.


Hình ảnh: Lợn nái sau đẻ bị viêm tử cung vào 2 ngày đầu tiên. Dịch viêm trắng,
đặc và có độ kết dính cao và thường dính vào âm hộ


Hình ảnh: Dịch viêm tử cung đọng lại ở âm hộ lợn nái sau đẻ ở những ngày
đầu.


Hình ảnh: Dịch viêm đặc, số lượng dịch ít và dính vào âm hộ


khi lợn nái nằm dịch viêm thường chảy ra nhiều hơn, dịch màu trắng đục



Dịch viêm tử cung của lợn nái vào những ngày cuối: dịch lỏng, lợn cợn, dịch
thường nhiều nhưng không dính vào âm hộ của lợn nái.
Xuất phát từ thực tế này chúng tôi tiến hành khảo sát một số yếu tố có liên
quan đến tỷ lệ bệnh viêm tử cung trên lợn nái đẻ tại trại ông Lại Văn Nhân.
4.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ đối với tình trạng viêm tử cung sau đẻ của
lợn nái
Bảng 2: Ảnh hưởng của lứa đẻ đối với tình trạng viêm tử cung sau đẻ
của lợn nái
Lứa
1
2-3
4- 5
≥6

Số con theo
dõi
26
29
53
31

Số con mắc
viêm tử cung
23
24
49
23

Tỷ lệ (%)

88,5
82,8
92,5
74,2


Từ bảng số liệu ta thấy được rõ ràng ảnh hưởng của viêm tử cung đến lợn nái
sinh sản sau đẻ. Ở lứa 1 theo dõi 26 lợn nái thì có 23 lợn nái mắc bệnh tỷ lệ
viêm tử cung đạt đến 88,5%. Lứa 2 và lứa 3 tỷ lệ đạt 82,8% với 29 con theo dõi
có 24 lợn mắc bệnh. Với số lượng theo dõi đầu nái nhiều nhất 53 con ở lứa 4 và
lứa 5 chúng tôi thấy có 49 lợn nái mắc bệnh, tỷ lệ viêm tử cung cao lên đến
92,5%. Những lợn nái đẻ từ lứa thứ 6 và cao hơn lứa thứ 6 thì tỷ lệ viêm tử
cung là 74,2%. Phương pháp kiểm định Khi bình phương cho thấy không có sự
khác nhau về tỉ lệ ở lợn nái sau đẻ giữa các lứa với nhau. Tuy không thể so sánh
lứa đẻ nào lợn nái bị mắc viêm tử cung cao hơn nhưng qua bảng số liệu và điều
tra theo dõi tại trại chúng tôi thấy được bất kỳ lứa đẻ nào thì tỉ lệ viêm tử cung
đều cao. Theo Khuất Văn Dũng, (2005) bệnh sinh sản thường đi cùng với sinh
lý sinh đẻ, nếu đẻ nhiều thì khả năng mắc bệnh sinh sản sẽ cao hơn. Đối với đàn
nái đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, không đủ
cường độ để đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, thời gian đóng kín cổ
tử cung cũng chậm hơn do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ môi
trường vào. Như vậy có thể nói kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận
xét trên.
Như vậy ta không nên nuôi những con nái đã đẻ quá nhiều lứa, năng suất
chăn nuôi thấp, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản cao, đặc biệt là bệnh viêm tử cung. Với
những nái kiểm dịch, nên dùng Oxytocine một cách thận trọng, vì nếu tạo cơn
co bóp mạnh niêm mạc tử cung rất dễ xây xát và dẫn tới viêm tử cung.
4.3. Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tình trạng viêm tử cung ở lợn nái
sau đẻ.
Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tình trạng viêm tử cung ở lợn

nái sau đẻ.
Số lợn theo dõi tại trại
Thời gian đẻ trung bình (h)
Thời gian đẻ nhỏ nhất (Min)

139
4,40 ± 1,594
1,75


Thời gian đẻ lớn nhất (Max)
15,00
Tỉ số Odds
1,353
Khoảng tin cậy
0,89 – 2,06
Ý nghĩa thống kê (P)
0,159
Chúng tôi theo dõi 139 lợn nái trong thời gian thực tập và kết quả cho thấy
thời gian đẻ trung bình của lợn nái là 4.40 ±1.59 giờ, biến động từ 1.75giờ đến
15.00 giờ. Khi sử dụng phương pháp hồi qui logistic để đánh giá ảnh hưởng của
thời gian đẻ tới tình trạng viêm tử cung ở lợn nái chúng tôi thấy rằng mặc dù tỉ
số Odds bằng 1.353 cũng gợi ý rằng khi thời gian đẻ tăng lên, nguy cơ bị mắc
viêm tử cung ở lợn nái cũng tăng lên, tuy nhiên sự sai khác là không có ý nghĩa
thống kê (P=0.159).
Theo Trần Tiến Dũng, 2002 thì thời gian đẻ của lợn là 2 – 6 giờ. Với bảng
ảnh hưởng lứa đẻ ở lợn nái sau sinh của chúng tôi cho thấy thời gian đẻ trung
bình tại trại là 4,40 ± 1,594. Có thể nói thời gian đẻ tại trại phù hợp với khoảng
thời gian đẻ tự nhiên mà tác giả Trần Tiến Dũng đưa ra. Tỉ số Odds là 1.353
cũng gợi ý rằng khi thời gian đẻ tăng lên, nguy cơ bị mắc viêm tử cung ở lợn

nái cũng tăng lên. Có thể giải thích, khi lợn nái đẻ thời gian đẻ càng lâu thì càng
làm tăng nguy cơ vi khuẩn cơ hội có hại tấn công vào đường sinh dục càng
nhiều dẫn đến viêm nhiễm và gây nên bệnh ở đường sinh dục, một trong những
bệnh phổ biến là bệnh viêm tử cung. Theo Đặng Thanh Tùng, (2006) hầu hết
các trường hợp viêm tử cung đều có sự xuất hiện của vi sinh vật cơ hội thường
xuyên có mặt trong chuồng nuôi. Lợi dụng lúc sinh sản, tử cung có nhiều dịch,
vi trùng xâm nhập vào cơ quan sinh dục gây viêm tử cung, như vậy giải thích
của chúng tôi phù hợp với nguyên nhân mà tác giả đưa ra.
4.4. Ảnh hưởng của biện pháp can thiệp bằng tay đối với tình trạng
viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ.
Bảng 4: Ảnh hưởng của biện pháp can thiệp bằng tay đối với tình trạng
viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ.
Can thiệp

Không can thiệp


Lợn nái bị viêm tử cung
100%(29/29)
81,82%(90/110)
Lợn nái không bị viêm
0% (0/0)
18,19%(20/110)
tử cung
Ý nghĩa thống kê
0,014
Từ bảng số liệu ta có thể nhận thấy được lợn khi can thiệp bằng tay trong khi
đẻ tỷ lệ viêm lên đến 100% với 29 lợn nái can thiệp thì cả 29 lợn nái đều mắc
viêm tử cung. Trong khi lợn không can thiệp tỷ viêm tử cung là 81,82% và có
20 lợn nái không bị viêm tử cung. So sánh tỉ lệ viêm ở lợn không được can thiệp

và lợn can thiệp tay bằng phương pháp Khi bình phương cho thấy tỉ lệ viêm tử
cung ở lợn can thiệp tay cao hơn hẳn tỉ lệ viêm ở lợn không can thiệp tay
(P=0.014). Có thể thấy can thiệp bằng tay là một trong những nguyên nhân trực
tiếp gây bệnh viêm tử cung. Chính vì thế để giảm thiểu bệnh viêm tử cung trại
nên hạn chế bớt việc can thiệp bằng tay khi lợn đẻ tránh gây tổn thương niêm
mạc tử cung và tránh điều kiện có lợi cho vi khuẩn gây bệnh.


biện pháp can thiệp bằng tay khi lợn nái đẻ là một trong những ảnh hưởng lớn
đến bệnh viêm tử cung của lợn nái sau đẻ.


4.5. Ảnh hưởng của số lượng con tới tình trạng viêm tử cung ở lợn mẹ
sau đẻ.
Bảng 5: Ảnh hưởng của số lượng con đẻ ra với tỉ lệ viêm tử cung ở lợn
mẹ sau đẻ
Số lượng con
Số lợn nái theo
Số lợn nái mắc
Tỷ lệ (%)
sinh ra
dõi đẻ
viêm tử cung
< 10 con
38
36
94,77
10 – 11 con
60
49

81,67
>12 con
39
33
84,62
Trung bình
11,43 ± 2,69
Min
3
Max
20
Ý nghĩa thống kê
0,18
(P)
Với lượng mẫu theo dõi là 137 con chúng tôi nhận thấy lợn tại trại của ông
Lại Văn Nhân có số con đẻ ra trên một đầu nái tập chung vào 9 – 12 con, số
lượng trung bình thường là 11 con trên một đầu nái. Với những lợn nái đẻ với
số lượng con nhiều hơn 12 con thì tỷ lệ viêm tử cung cũng rất cao. Với 39 con
theo dõi thì có đến 33 con mắc viêm tử cung thì tỷ lệ viêm là 84,62%. Để giải
thích cho số liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng khi lợn nái đẻ với lượng con
càng nhiều thì thời gian đẻ càng lâu vì thế cổ tử cung mở lâu hơn vi khuẩn cơ
hội có khả năng xâm nhập cao hơn. Với lợn đẻ ít hơn 9 con do con to cộng với
biện pháp can thiệp là cho tỷ lệ viêm đạt 100%. Như vậy có thể nói khảo sát của
chúng tôi phù hợp với kết luận của Khuất Văn Dũng, (2005) về thực trạng khả
năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản.
Với phác đồ điều trị như đã nêu ở trên và cách chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh
của trại chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 100%. Tùy thuộc vào tình
trạng sức khỏe của từng con lợn mà liệu trình và thời gian điều trị khác nhau.
Dưới đây là bảng theo dõi số ngày điều trị bệnh viêm tử cung tại trại
4.6. Hiệu quả phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ



Bảng 6: số con khỏi và thời gian điều trị
Số nái bị viêm tử cung
120
Số nái điều trị
120
Số nái khỏi bệnh
120
Tỉ lệ khỏi
100
Thời gian điều trị trung bình
6,42
Thời gian điều trị ngắn nhất (Min)
4
Thời gian điều trị dài nhất (Max)
12
Qua bảng 6 chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả của việc điều trị viêm tử cung là
rất cao lên đến 100% với việc điều trị 120 nái bị viêm tử cung thì cả 120 nái đều
khỏi bệnh. Phác đồ điều trị tại trại ông Lại Văn Nhân cho hiệu quả cao với thời
gian điều trị trung bình là 6,42 ngày, thời gian điều trị cao nhất với lợn nái là 12
ngày và thấp nhất là 4 ngày. Cùng với việc điều trị thì vệ sinh cho lợn nái sau
khi đẻ cũng là một trong những yếu tố làm giảm sự xâm nhập vi khuẩn vào
đường sinh dục của lợn. Sau khi đẻ lợn được bôi cồn vào ngay âm hộ để sát
trùng việc bôi cồn này được thực hiện liên tục đến khi lợn không còn dịch viêm
chảy ra nữa. Việc kết hợp giữa vệ sinh và điều trị tại trại giúp chúng tôi nhận
thấy rằng hiệu quả của việc điều trị bệnh viêm tử cung là khá khả quan tuy
nhiên việc lợn bị viêm tử cung lại vẫn xảy ra. Vì thế việc điều trị và vệ sinh cần
phải làm chặt chẽ hơn nữa, việc theo dõi điều trị bệnh nên cần được quan tâm
hơn để tình trạng lợn bị tái phát lại bệnh giảm thiểu đi giúp cho người căn nuôi

nâng cao hiệu quả chăn nuôi và kinh tế.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả thu được tại trại ông Lại Văn Nhân trong suốt quá trình làm khóa
luận chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
Đàn lợn nái nuôi tại trại ông Lại Văn Nhân mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ rất
cao 88,41%


Việc sử dụng biện pháp can thiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
mắc viêm tử cung cao tại trại.
Bệnh viêm tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của lợn nái sau đẻ làm
lợn nái lười vận động, sốt, bỏ ăn trong những ngày đầu của bệnh
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ điều trị cho kết quả cao với tỷ lệ 100%
khỏi sau điều trị bằng pháp đồ điều trị tại trại (sử dụng Oxytocine và amoxinject
tiêm bắp) kết hợp với vệ sinh sạch sẽ.
Kiến nghị:
Cần tiếp tục theo dõi tình hình lợn nái sinh sản nuôi tại trại mắc bệnh viêm
tử cung để đưa ra được những đề xuất hay cho việc phòng và trị bệnh cũng như
tỷ lệ mắc theo mùa, theo năm.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ
khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc viêm tử cung trên lợn.
Cần duy trì phác đồ điều trị hiện nay tại trại để điểu trị bệnh viêm tử cung.
Có thể kết hợp với việc thụt rửa cho những trường hợp nặng, truyền thêm gluco
5% cho lợn để nâng cao sức khỏe
Cần loại thải những trường hợp lợn bị viêm tử cung nặng và lợn có lứa đẻ
cao đề đảm bảo hiệu quả kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH.

1.

De Winter, P. J. J., Verdonck, M., de Kruif, A., Coryn, M., Deluyker, H. A.,
Devriese, L. A., Haesebrouck, F. (1996): The relationship between the blood
progesterone concentration at early metoestrus and uterine infection in the sow.
Anim. Repr. Sci. 41, 51-59.


2.

De Winter, P. J. J., Verdonck, M., de Kruif, A., Devriese, L. A., Haesebrouck,
F. (1995): Bacterial endometritis and vaginal discharge in the sow: prevalence
of different bacterial species and experimental reproduction of the syndrome.
Anim. Repr. Sci. 37, 325-335.

3.

BOMA, M.H. & BILKEI, G. 2006. Gross pathological findings in sows of
diffirent parity, culfed due to recurring swine urogenital disease (SUGD) in
Kenya. Onderstepoort Journal of Veterinary Research, 73: 139-142.

4.

WALLER, C. M., BILKEI, G. & CAMERON, R. D.A. 2002. Effect of peri
parturient disease and/or reproductive failure accompa – nied by excessive
vulval discharge and weaning to mating interval on sows’ reproductive
performance. Australian Veterinary Journal, 80: 545 – 549.

5.


SANDERS, L.M.G. & BILKEI, G. 2004. Urrogenital diseases and their effsct
on reproductive performance in high – parity sows. Tijdschrift voor Diergenees
kunde, 129: 108 – 112.

6.

BIKSI, I., TAKACS, N., VETESI, F., FODOR, L., SZENCI, O. & FENYÖ, E.
2002. Association between endometritis and urocystitis in culled sows. Acta
Veterinaria Hungarica, 50: 413 – 423.

7.

Daniel Givens

M, Marly MSD, Infectious causes of embryonic and fetal

mortality, Theriogenology (2008), doi: 10.1016/J. theriogenology. 2008. 04.
018.
8.

Jana, B., Kucharski, J., Ziecik, A. J., 2004. Effect of intrauterine infusion of
Escherichia coli on hormonal patterns in gilts during the oestrous cycle: Reprod.
Nutr. Dev. 44, 37 – 48.

9.

Jana B, Kucharski J, Dzienis A, Deptula K 2007: Changes in prostaglandin
production and ovarian function in gilts during endometritis induced by
Escherichia coli infection. Anim Reprod Sci 97: 137 – 150.


10.

Spring P, Wenk C, Dawson KA, Newman KE, 2000, The effects of dietary
mannan – oligosaccharides on caecal parameters and the concentrations of


anteric bacteria in the caeca of Salmonella – chanllenged broiler chicks, Poult
Sci, 79, 205 – 11.
11.

Lazarevic M et al: Endometritis theraypy in sows by intra uterine instillation of
yeast cell wall solution Acta Veterinaria (Beograd),Vol. 62, No. 5 – 6, 611 –
626, 2012.

12.

Dial GD. Clinical applications of prostaglandins in swine. JAVMA. 1984: 1532
– 1530.

13.

Gil Pascual Alonzo RT, Gil Garcia M. Improving the reproductive parameters
in sows using PGF2α post – farrowing. Proc 12 th IPVS Congress, Vol2. The
Hague. 1992; 495.

14.

Lorenzo JL, Imaz M, Fernandez de Aragon J, Gilbenrt J, Simon X. Effect of
LUTALYSETM (DinolyticTM) Sterile Solution administered during the lactation
period on several reproduction parameters of sows. Proc 12 th IPVS Congress,

Vol 2. The Hague. 1992; 496.

15.

Morrow WEM, Britt J, Belschner A, Neeley G, O’Carroll J. Effect of injecting
sows with prostoglandin F2α immediately post partum on subsequent
reproduction perfmance. Swine Health Prod. 1996; 4: 73 – 78.

16.

Backstrom L, Morkoc AC, Connor J, Larson R, Price W.Clinical stady of
mastitis – metritis – agalactia in sows in Illinois. JAMA. 1984; 185: 70 – 73.

17.

Bilkei G, Horn A (1991). The therapy of the metritis, mastitis, agalactia

(MMA) complex of swine. Berl Munch Tierarztl Wochenschr.104(12):421-3.

18.

Mendler, Z., Sudaric, B., Fazekas, J., Knapic, A., Bidin, S. (1997)

“Etoflok injection solution in Prophylaxis and therapy of M.M.A. Sydrome in
swons” Praxis veterinaria Zagreb, 45(3), pp. 261 – 265.


19.

Bilkei, G., Boleskei, A., Clavadetscher, E., Goos, T., Hofmann, C.,


Bilkei, H., Szenci, O. (1994), “Periparturient diseases complex of the sow. The
influence of periparatal bacteriuria on the development of puerperal diseases of
sows with a history of urinary tract infection and vaginal – vulva discharge”,
Berliner und munchener Tieraztiliche – wochenaschrift, 107 (11), pp.373- 376.

20.

Bilkei, G., Horn, A. (1991) “Observations on the therapy of M.M.A.

Complex in Swine” Berliner und munchener rieraztiche – wochenaschrift, 104
(12), pp.421 – 423.

21.

Bilkei, G., Boleskei, A. (1993) “The effects of feeding regimes in the last

month of gestation on the body condition and reproductive performance of sow
of different body condition and parity”, Tieraztiliche Umschau, 48(10) pp.629 –
635.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT.
22.

Nguyễn Xuân Bình (2005), phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.

23.

Trần Thị Dân (2004). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB nông nghiệp TP
HCM.


24.

Trần Tiến Dũng (2004), “kết quả ứng dụng hormone sinh sản điều trị hiện
tượng chậm động dục lại sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập 2
số 1.

25.

Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002). Giáo trình sinh
sản gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26.

Khuất Văn Dũng (2005). Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn
sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng


rối loại sinh sản trên bó cái Redsindhy nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt
Nam – Mông Cổ, Ba Vì Hà Tây. Luận văn thạch sỹ nông nghiệp. Hà Nội
27.

Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000),
Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

28.

Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), “Một số bệnh quan trọng ở lợn”

29.


Lê Văn Năm và cs (1997), kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.’

30.

Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn nái ngoại
nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”. Tạp chí khoa học kỹ
thuật thú y, Hội Thú y, tập 10 số 2 – 2003.

31.

Phạm Chí Thành và cs (1997), thông tin khoa học kỹ thuật, NXB khoa học kỹ
thuật.

32.

Bùi Thị Tho, Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Tích (1995), “Một số bệnh thường
gặp trên đàn lợn nái giống Yorkshire, Landrace nuôi tại xí nghiệp giống vật
nuôi Mỹ Văn – tỉnh Hải Hưng” Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Khoa
CNTY 1991 – 1995. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

33.

Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu, (1995) “Kiểm tra một số yếu tố ảnh
hưởng tới tính mẫn cảm và kháng thuốc của E. coli phân lập từ bệnh lợn con
phân trắng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập II số 4.

34.


Đặng Thanh Tùng, (2006) chi cục thú y An Giang “Bệnh sinh sản heo nái”.
9/5/2006.

35.

Nguyễn Như Pho, (2002): “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi
đến hội chứng M.M.A và năng suất sinh sản heo nái”. Luận án tiến sĩ Nông
Nghiệp trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
TRANG BÁO ĐIỆN TỬ
/>




×