Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Đăng ký nhãn hiệu quốc tế - bước đi quan trọng của các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.69 KB, 9 trang )

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế - bước đi quan trọng của các doanh nghiệp việt
nam trong thời kỳ hội nhập
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã và đang thúc
đẩy nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong nước ra các nước thành
viên WTO trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện nay
còn hờ hững trước những yêu cầu về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong hoạt động kinh
doanh trong nước, đặc biệt càng chưa quan tâm tới vấn đề này trong hoạt động
kinh doanh quốc tế của mình dù trên thực tế, SHTT đã trở thành vấn đề quen thuộc
đối với các doanh nghiệp nhiều nước tiên tiến. Bài viết này đề cập tới vấn đề
SHTT phổ biến nhất với tất cả các doanh nghiệp, đó là nhãn hiệu (1), cụ thể là
“Đăng ký nhãn hiệu quốc tế”.
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã và đang
thúc đẩy nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong nước ra các nước
thành viên WTO trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp
hiện nay còn hờ hững trước những yêu cầu về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong hoạt
động kinh doanh trong nước, đặc biệt càng chưa quan tâm tới vấn đề này trong
hoạt động kinh doanh quốc tế của mình dù trên thực tế, SHTT đã trở thành vấn đề
quen thuộc đối với các doanh nghiệp nhiều nước tiên tiến. Bài viết này đề cập tới
vấn đề SHTT phổ biến nhất với tất cả các doanh nghiệp, đó là nhãn hiệu
(1)
, cụ thể
là “Đăng ký nhãn hiệu quốc tế”.
1. Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc tế đối với doanh
nghiệp
Đã từng có những nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn
trên thị trường quốc tế vì chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các quốc gia đó.
Đầu tiên phải kể tới Vinataba - 1 trong 100 nhãn hiệu hàng đầu của Việt Nam. Tên
thương mại Vinataba xuất hiện ở Việt Nam năm 1985 cùng với sự ra đời của Tổng
Công ty thuốc lá Việt Nam. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam được Cục SHTT cấp văn
bằng số 4-0001481-000 vào ngày 19/05/1990 bảo hộ cho nhóm sản phẩm số 34 thuốc
lá điếu.


Năm 2001, Công ty Putra Satbat Industry có trụ sở tại Indonexia đã đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu VINATABA cũng cho nhóm sản phẩm số 34 thuốc lá điếu tại 13 nước,
trong đó có các quốc gia láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia và Trung
Quốc
(2)
- nơi có thể là thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu của Tổng Công ty Thuốc lá
Việt Nam trong tương lai.
Điểm đáng chú ý là Công ty Putra Satbat Industry hoàn toàn biết rõ thông tin nhãn
hiệu VINATABA cho nhóm sản phẩm 34 đã thuộc về Tổng Công ty Thuốc lá Việt
Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã phải rất
vất vả mới chỉ giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu VINATABA tại Campuchia.
Một ví dụ điển hình nữa cũng xảy ra với một doanh nghiệp lớn của Việt Nam:
Công ty Vifon Việt Nam. Nhãn hiệu Vifon được đăng ký ở Việt Nam vào năm 1990.
Năm 1995 công ty nộp đơn đăng ký tại Ba Lan thì bị từ chối vì đã có Công ty Kim
Lân đăng ký nhãn hiệu khác với hình ảnh giống của Vifon. Công ty Kim Lân chính là
bạn làm ăn của Vifon. Một vụ việc khác cũng gây xôn xao dư luận không kém đó là
vụ cà phê Trung Nguyên bị “đánh cắp” nhãn hiệu tại Mỹ. Cách đây vài năm, Trung
Nguyên đã phát hiện một doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp” nhãn hiệu của mình
bằng cách đăng ký tên và logo cà phê Trung Nguyên với Tổ chức SHTT thế giới
(WIPO) để kinh doanh cà phê tại thị trường Mỹ. Phải mất rất nhiều thời gian đàm
phán, chứng minh, Trung Nguyên mới lấy lại được tên nhãn hiệu của mình tại thị
trường Mỹ và ngay sau đó công ty đã lập tức tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại
hơn 60 quốc gia trên thế giới. Bài học của việc không đăng ký bảo hộ quyền SHTT
đối với nhãn hiệu tại nước ngoài còn rất nhiều như bia Sài Gòn tại Mỹ và Canada,
bánh phồng tôm Sagiang tại Pháp và Châu Âu hay kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc
Thực tế đó đã chứng tỏ rằng: việc không đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể đem lại
những thiệt hại không đáng có đối với các doanh nghiệp khi nhu cầu mở rộng thị
trường quốc tế là nhu cầu chính đáng và cấp bách của doanh nghiệp. Phần lớn các
doanh nghiệp Việt Nam đã sai lầm khi chỉ biết cố gắng xây dựng cho được thương
hiệu

(3)
mà không biết cách bảo vệ và giữ gìn thương hiệu bằng việc làm đơn giản:
đăng ký quyền SHTT đối với nhãn hiệu của mình tại nước ngoài. Chuyện chiếm đoạt
nhãn hiệu không phải là hiếm trên thế giới và thực tế đã trở thành bài học đắt giá đối
với nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Nhãn hiệu là tài sản quan trọng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và xuất khẩu, là công cụ hữu hiệu cho hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cũng như nước ngoài là việc làm cần thiết đối với
doanh nghiệp đã hoặc dự định xuất khẩu ra nước ngoài.
Một số lợi ích của việc đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể
thấy như sau:
- Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ độc lập trong bảo hộ sở hữu công
nghiệp là “Quốc gia nào cấp văn bằng thì đối tượng được bảo hộ trên lãnh thổ của
quốc gia đấy”, do đó chỉ khi nhãn hiệu được bảo hộ trên lãnh thổ nước sở tại thì chủ
sở hữu nhãn hiệu mới có quyền yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước sở tại
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; đồng thời chủ nhãn hiệu sẽ thuận lợi hơn trong
việc cung cấp các chứng cứ trước cơ quan hành chính và toà án khi có tranh chấp về
nhãn hiệu xảy ra.
- Thứ hai, hầu hết luật nhãn hiệu ở các nước tuân theo nguyên tắc “first to file”
nghĩa là ai nộp đơn trước thì quyền bảo hộ nhãn hiệu thuộc về người đó. Vì vậy, chỉ
bằng hành vi đăng ký nhãn hiệu, người chiếm đoạt nhãn hiệu đã được quyền kinh
doanh hợp pháp các mặt hàng mang nhãn hiệu mà không tốn các chi phí tiếp thị và
quảng cáo.
2. Các cách để doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài
Hiện nay, có 3 cách để doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài:
- Đăng ký quốc gia: có thể đăng ký tại cơ quan SHTT quốc gia bằng cách nộp đơn
được soạn bằng ngôn ngữ theo quy định của nước đó.
- Đăng ký khu vực: nếu các nước đăng ký là thành viên của một hệ thống về đăng
ký nhãn hiệu khu vực, việc đăng ký có thể được thực hiện tại văn phòng đăng ký khu
vực và nhãn hiệu được bảo hộ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của tất cả các nước

thành viên. Ví dụ: đăng ký tại Văn phòng hàng hoá thị trường nội địa Liên minh Châu
Âu (OHIM), Tổ chức SHTT Châu Phi,
- Đăng ký quốc tế: có thể đăng ký theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp hay hệ thống Madrid (bao gồm Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid) về
đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa.
Trong các cách thức đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu, có 2 cách đăng ký phổ
biến hiện nay là đăng ký theo Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid (Thỏa ước
Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa được ban hành ngày 14/4/1891, sửa
đổi lần gần đây nhất là ngày 2/10/1979. Nghị định thư Madrid ra đời năm 1989 để bổ
sung những hạn chế của Thỏa ước Madrid, nhưng nó không thay thế mà tồn tại song
hành cùng Thỏa ước Madrid). Việt Nam là thành viên của cả 2 văn kiện trên, do vậy
theo quy định thì mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam có thể đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế theo cả 2 văn kiện này.
2.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo qui định của Thỏa ước Madrid
a. Điều kiện nộp đơn
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp ở Việt
Nam.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có trụ sở hay cơ sở kinh doanh hợp pháp đóng tại bất
kỳ một nước nào là thành viên của Thỏa ước Madrid.
- Cá nhân Việt Nam định cư ở một nước là thành viên của Thỏa ước Madrid
b. Thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn
Trước hết, nhãn hiệu nhất thiết phải được bảo hộ tại Việt Nam trước khi làm thủ
tục đăng ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid.
Đơn quốc tế được làm bằng tiếng Pháp theo mẫu của Văn phòng Quốc tế. Các
thông tin trình bày trong đơn nhất thiết phải được đánh máy hoặc được làm trực tiếp
trên máy tính. Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người
nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ.
Đơn đăng ký Quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng Quốc tế WIPO ở Thụy
Sĩ thông qua cơ quan đăng ký quốc gia, tại Việt Nam là Cục SHTT, số 384-386
đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngày Cục SHTT nhận được đơn sẽ được

coi là ngày nhận đơn tại Văn phòng Quốc tế, nếu Văn phòng Quốc tế nhận được đơn
trong vòng 02 tháng kể từ ngày đơn được nộp tại Cục SHTT Việt Nam. Sau khi đơn
được nộp cho Văn phòng Quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng
Quốc tế đều phải thông qua Cục SHTT Việt Nam kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế
danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký…
Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại
mỗi nước thành viên. Việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh
hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực
bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên.
Thông thường, trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký
quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở các nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị từ
chối bảo hộ). Nếu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, trong vòng 12 tháng kể từ ngày
nhận được thông báo của Văn phòng Quốc tế, cơ quan đăng ký Quốc gia của nước
chỉ định có quyền gửi cho Văn phòng Quốc tế thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu
đăng ký quốc tế tại lãnh thổ nước mình. Nếu sau thời hạn 12 tháng nói trên, Văn
phòng quốc tế không nhận được thông báo từ chối thì nước đó mất quyền từ chối và
nhãn hiệu đương nhiên được bảo hộ tại nước đó.
Có thể mở rộng đăng ký quốc tế sang các nước khác ngoài những nước đã được
chỉ định trong đơn quốc tế, với điều kiện các nước đó cũng là thành viên của Thỏa
ước Madrid.
c. Nộp lệ phí đăng ký quốc tế
Tại thời điểm nộp đơn quốc tế cho Cục SHTT, người nộp đơn phải nộp một khoản
lệ phí xử lý đơn quốc tế cho Cục SHTT. Sau khi đơn quốc tế được Cục SHTT xử lý
và gửi cho Văn phòng Quốc tế, Cục SHTT sẽ đồng thời thông báo cho người nộp đơn
lệ phí đăng ký quốc tế mà người nộp đơn phải trả (được tính bằng đồng France Thụy
Sĩ), địa chỉ và tài khoản của WIPO. Sau khi nhận được thông báo, người nộp đơn phải
trực tiếp thanh toán khoản lệ phí phải nộp cho Văn phòng Quốc tế bằng hình thức
chuyển khoản hoặc séc.
d. Thời hạn bảo hộ
Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày

đăng ký quốc tế và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 20 năm. Trong
vòng 6 tháng trước khi hết hiệu lực, chủ sở hữu phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực
đăng ký quốc tế.
2.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo qui định của Nghị định thư
Madrid
a. Điều kiện nộp đơn
Người nộp đơn ở Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước tại bất kỳ
quốc gia nào là thành viên của Thỏa ước, bất kể thành viên đó có tham gia Nghị định
thư hay không và chỉ có thể đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư khi yêu cầu bảo hộ
tại những quốc gia hoặc tổ chức quốc tế là thành viên của Nghị định thư mà không
phải là thành viên của Thỏa ước. Trong đơn xin đăng ký bảo hộ theo văn kiện Nghị
định thư cần chỉ rõ các nước thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn
muốn nhãn hiệu được bảo hộ.
b. Thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn
Các thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo Nghị định thư cũng tương tự
như nộp đơn theo Thoả ước Madrid, nhưng có một số điều kiện thuận
lợi hơn, đó là:
- Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư ngay sau khi
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, mà không bắt buộc phải đợi đến thời điểm
nhãn hiệu đó được cấp Văn bằng bảo hộ tại Việt Nam;
- Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại các nước được chỉ
định để chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia trong thời hạn 03 tháng
kể từ ngày đăng ký quốc tế theo Nghị định thư bị mất hiệu lực do đơn đăng ký nhãn
hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng ở Việt Nam bị mất hiệu lực.
Trong trường hợp đó, các đơn xin chuyển đổi đăng ký nhãn hiệu quốc gia được giữ
nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký quốc tế;
- Người nộp đơn có thể chọn sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong đơn đăng
ký quốc tế theo Nghị định thư.
Theo Nghị định thư, trong vòng 18 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu
đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không

bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời han quy định trên). Nếu sau 18 tháng, nước
được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước
đó.
e. Thời hạn bảo hộ
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư có hiệu lực trong vòng 10 năm và có
thể gia hạn thêm 10 năm tiếp theo kể từ khi hết thời hạn hiệu lực trước đó.
Dựa trên những sự khác biệt giữa hai hệ thống mà doanh nghiệp nên đăng ký theo
Thỏa ước hay Nghị định thư.
2.3. Các tài liệu cơ bản cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ
theo hệ thống Madrid
1. Đơn đăng ký (theo mẫu); 2. Mẫu nhãn hiệu hàng hoá (số lượng: 18 mẫu, kích thước
không được lớn hơn 8cm x 8cm, không được dưới 2,5cm x 2,5cm); 3. Bản sao (có công
chứng) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ được cấp tại Việt Nam
(nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid); 4. Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu (có xác nhận
của Cơ quan nhận đơn đầu tiên - nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid); 5. Giấy uỷ
quyền có chữ ký và dấu (nếu có) của người nộp đơn (nếu nộp thông qua đại diện sở hữu
công nghiệp).
2.4. Một số thông tin doanh nghiệp cần chú ý khi quyết định đăng ký quốc tế đối
với nhãn hiệu của mình theo Hệ thống Madrid
- Cần xem xét loại thị trường muốn xâm nhập mà đăng ký theo Thỏa ước hay Nghị
định thư vì trong số các thành viên của Hệ thống Madrid, có các quốc gia là thành viên
của riêng Thỏa ước (không là thành viên của Nghị định thư), ví dụ: Ai Cập, U-dơ-bê-ki-
xtan; các quốc gia là thành viên của riêng Nghị định thư (không là thành viên của Thỏa
ước), ví dụ: Hoa Kỳ, Hàn Quốc.
- Cần phải chú ý những thông tin về nội dung quy định những yêu cầu khác nhau
khi làm đơn quốc tế theo Thỏa ước hay theo Nghị định thư.
- Cần chú ý tới phân loại hàng hóa/dịch vụ mà họ đang yêu cầu được bảo hộ được
thiết lập theo thỏa ước NICE.
- Cần phải biết những thông tin về các loại phí cơ bản, phí bổ sung, phụ phí và các
phương thức thanh toán theo quy định chung và quy định riêng của Thỏa ước và Nghị

định thư.
Để có được các thông tin hữu dụng trong việc đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu
của mình, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin từ các website của các cơ quan
SHTT quốc gia (Cục SHTT Việt Nam: noip.gov.vn), Tổ chức SHTT thế giới (WIPO:
wipo.int), hay các đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, cũng như các tổ chức
SHTT tại quốc gia mà doanh nghiệp định đăng ký.
Nhãn hiệu thực sự là tài sản to lớn của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần đặc
biệt quan tâm đến việc bảo hộ nhãn hiệu của mình trong nước cũng như quốc tế. Với
những thông tin trên, hi vọng các cá nhân, tổ chức kinh doanh nói chung và các cá
nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng sẽ có những bước đi
thành công trong hoạt động kinh doanh của mình, mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn
nữa cho địa phương và đất nước trong giai đoạn mới. ./.
Chú thích
(1)
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau” (Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều
4.16)
(2)
Xin tham khảo thêm , và
.
(3)
Thương hiệu là cách nói thông thường ám chỉ bao gồm cả nhãn hiệu và kinh
nghiệm lâu năm, uy tín của doanh nghiệp.

Hoàng Thị Hải Yến

×