Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một vài suy nghĩ về nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế của đội ngũ giảng viên trường chính trị thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.17 KB, 4 trang )

Một vài suy nghĩ về nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế
của đội ngũ giảng viên trường Chính trị thành phố Đà Nẵng
Giảng viên: Lưu Thị Tươi
Khoa Nhà nước - Pháp luật
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có
liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng là
trung tâm đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị- hành chính của thành phố. Thực
hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm, nhà Trường đã tổ chức cho đội
ngũ giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở nhằm gắn kết giữa lý luận và thực
tiễn, khắc phục tình trạng “lý luận suông”.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng đi nghiên cứu
thực tế ở cơ sở? Trong phạm vi bài viết này, tôi xin nêu ra một vài suy nghĩ của
mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác đi nghiên cứu thực tế của đội
ngũ giảng viên của Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng.
1. Vai trò của việc đi nghiên cứu thực tế của giảng viên
Chúng ta biết rằng, để nâng cao chất lượng giảng dạy, ngoài việc học tập, đọc
sách, báo, tài liệu, giảng viên cần đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở. Đây là nhiệm vụ
trọng tâm của mỗi giảng viên. Bởi vì:
- Qua việc đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở, giảng viên sẽ nắm rõ tình hình thực
tế ở cở sở như: tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những cách làm hay,
những mô hình mới có hiệu quả cần được nhân rộng, những tấm gương điển hình
cần học tập, noi theo; những yếu kém cần khắc phục và rút kinh nghiệm…Đặc
biệt, giảng viên nghiên cứu thực tế tế về lĩnh vực được phân công giảng dạy.
- Nắm được tình hình thực tế, giảng viên sẽ liên hệ với nội dung bài giảng
của mình, làm cho bài giảng sinh động hơn. Giảng viên có thể đưa vào bài giảng

1



của mình những ví dụ, những số liệu, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ
thực tiễn… Bài giảng cũng vì thế mà có sức thuyết phục hơn.
- Đồng thời, qua nghiên cứu thực tế, mỗi giảng viên có thể nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng ở cơ sở; những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở cần giải quyết như: cơ
chế, chính sách chưa phù hợp, cần bổ sung, sửa đổi; cách làm mới chưa phù hợp
với đặc thù của từng địa phương, đơn vị; nhiều địa phương, cơ sở cần sự hỗ trợ của
cấp trên để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; những vấn đề vượt thẩm quyền
giải quyết của cơ sở…
- Qua nghiên cứu thực tế, giảng viên cũng phát hiện được những thiếu sót
trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Từ
đó giảng viên có thể nêu lên những kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền
nhằm hoàn thiện các quy định đó.
- Đi cơ sở cũng là môi trường, điều kiện thuận lợi để cho giảng viên phấn
đấu, rèn luyện, có ý thức nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh và trưởng thành
hơn. Vì thế, giảng viên sẽ tự tin hơn, chững chạc hơn khi đứng lớp.
Vì những lý do trên, hoạt động nghiên cứu thực tế ở cơ sở là hoạt động không
thể thiếu đối với một giảng viên, nhất là giảng viên trường Chính trị nói chung và
trường Chính trị thành phố Đà Nẵng nói riêng.
2. Thực trạng đi nghiên cứu thực tế của đội ngũ giảng viên nhà trường
hiện nay
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đi nghiên cứu thực tế, trong
những năm qua, trường Chính trị thành phố Đà Nẵng đã luôn quan tâm, chú trọng
tới công tác này. Hàng năm, Trường đều có kế hoạch triển khai cho đội ngũ giảng
viên đi nghiên cứu thực tế. Kết quả đi thực tế được các Khoa và các giảng viên báo
cáo trước toàn trường. Nhờ đó, mỗi giảng viên đã nắm bắt được tình hình thực tế
tại một số địa phương trên địa bàn thành phố. Qua đó phục vụ cho việc giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đi nghiên cứu thực tế của trường
cũng còn tồn tại những hạn chế:


2


3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế của đội ngũ
giảng viên trường Chính trị thành phố Đà Nẵng
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đi nghiên cứu thực tế của đội ngũ giảng
viên ở trường chính trị thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tôi
xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây:
- Trước hết, để nâng cao chất lượng đi công tác cơ sở mỗi khoa, mỗi giảng
viên cần nhận thức rõ về mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc đi thực tế ở cơ sở.
Việc đi nghiên cứu thực tế giúp cho mỗi giảng viên nắm bắt được tình hình thực tế
ở cơ sở, gắn lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thứ hai, trước khi đi cơ sở, mỗi khoa, mỗi giảng viên cần phải lập một kế
hoạch chuẩn bị cho chuyến đi thực tế. Ðây là một trong những yếu tố quyết định
đến chất lượng của việc đi nghiên cứu thực tế của giảng viên. Cụ thể đó là:
Đối với các Khoa:
+ Cần tiến hành họp để xác định thời gian, thành phần, địa điểm đi thực tế.
Đặc biệt là xác định những nội dung cần nghiên cứu khi đi thực tế. Ví dụ: Tìm
hiểu công tác văn phòng của UBND phường A, tìm hiểu công tác chứng thực của
UBND phường B, khảo sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính của UBND
phường C…
Những nội dung đó cần được đưa ra tập thể khoa bàn bạc, thảo luận. Sau khi
đã thống nhất sẽ được đưa vào kế hoạch chung của Khoa.
+ Trên cơ sở kế hoạch chung của Khoa, lãnh đạo khoa tiến hành thông báo,
liên hệ trước với địa phương về kế hoạch đi thực tế như: nội dung nghiên cứu, đối
tượng tiếp xúc, những thông tin cần thu thập… để địa phương chuẩn bị trước các
điều kiện phục vụ cho việc nghiên cứu của giảng viên.
Đối với giảng viên:
+ Chuẩn bị những câu hỏi đặt ra xung quanh những nội dung nghiên cứu đã
được đưa vào kế hoạch chung của Khoa.

+ Các giảng viên nhất là giảng viên trẻ cần rèn luyện cho mình một số kỹ
năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập thông tin…nhằm tạo thuận lợi trong
quá trình làm việc với cơ sở.
3


+ Chuẩn bị đầy đủ phương tiện cho việc đi thực tế. Ví dụ: bút, giấy, USB,
máy ghi âm, ghi hình…
Nếu chuẩn bị kỹ các vấn đề trên, sẽ tránh được những hạn chế: thiếu thông
tin khi tiếp cận vấn đề, đánh giá thiếu tính khách quan, thiếu chính xác về tình
hình thực tế ở cơ sở, tạo tâm lý không phục cho cơ sở …
- Thứ ba, trong quá trình làm việc, nắm tình hình, giải quyết tình huống,
mỗi giảng viên cần có tác phong cầu thị, tôn trọng, lắng nghe, ghi chép đầy đủ ý
kiến, đề xuất, kiến nghị từ cơ sở…Đặc biệt, giảng viên cần chú ý thu thập những
thông tin về những nội dung nghiên cứu nêu ra trong kế hoạch của khoa.
- Thứ tư, khi kết thúc chuyến công tác ở cơ sở, mỗi giảng viên cần tiến
hành viết Báo cáo thực tế (tức là Bài thu hoạch sau khi đi nghiên cứu thực tế).
Trong bản báo cáo đó, giảng viên cần phải xâu chuỗi được tình hình, sự kiện,
vấn đề, nội dung cốt lõi cần nắm, cần tham mưu, đề xuất, kiến nghị đối với địa
phương. Đồng thời, giảng viên phải chuẩn bị trả lời những câu hỏi, đặt vấn đề,
phản biện đặt ra…
- Thứ năm, kết quả đi nghiên cứu thực tế của mỗi khoa, mỗi giảng viên thể
hiện trong báo cáo thực tế. Vì vậy, việc đăng tải báo cáo thực tế hay những bài
viết liên quan đến việc đi thực tế của giảng viên trên trang thông tin điện tử
(Website) của trường Chính trị Đà Nẵng là rất cần thiết. Điều đó giúp cho mỗi
giảng viên có trách nhiệm và động lực hơn trong việc đi thực tế, góp phần nâng
cao chất lượng của hoạt động đi nghiên cứu thực tế.
Việc nâng cao chất lượng đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở của đội ngũ giảng
viên trường chính trị có vai trò quan trọng. Những chuyến đi cơ sở hiệu quả sẽ góp
phần gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, làm cho bài giảng có sức thuyết phục hơn.

Những ý kiến, kiến nghị của giảng viên sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
của cơ sở. Đồng thời từ những kiến nghị đó, cũng góp phần làm cho đường lối, chủ
trương của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng phù hợp với
đời sống, xã hội, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
xã hội của Nhà nước được củng cố, tăng cường.

4



×