Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

HOÀNG THỊ QUẾ

ĐỀ TÀI NÔNG THÔN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN HỮU NHÀN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI, 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS. Phan Trọng Thưởng, người thầy đã tận tình hướng
dẫn tôi về tri thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại
học, quý thầy, cô giáo Khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2
và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập; Trường Trung cấp Kỹ Thuật Vĩnh Phúc, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn,
cùng bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012


Tác giả luận văn

Hoàng Thị Quế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
có ai công bố trong một công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả

Hoàng Thị Quế


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề


3

3. Phạm vi nghiên cứu

8

4. Phương pháp nghiên cứu

9

5. Đóng góp của luận văn

11

6. Cấu trúc luận văn

11

NỘI DUNG

12

Chương 1. Khái quát về đề tài và đề tài nông thôn trong văn học

12

1.1. Khái quát về đề tài

7


1.1.1. Khái niệm đề tài

12

1.1.2. Đặc điểm chung của đề tài

14

1.2. Đề tài nông thôn trong văn học và trong sáng tác của Nguyễn
Hữu Nhàn

16

1.2.1. Đề tài nông thôn trong văn học

16

1.2.2. Đề tài nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

19

Chương 2. Bức tranh hiện thực về nông thôn trung du miền núi Bắc
Bộ trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

24

2.1. Cảnh sắc làng quê - đặc trưng của nông thôn trung du miền núi Bắc
Bộ thời kì trước và sau đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

24


2.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên làng quê thời kì trước khi đổi mới

24

2.1.2. Cảnh sắc thiên nhiên làng quê thời kì đổi mới

28

2.2. Hiện thực cuộc sống nơi làng quê trung du miền núi Bắc Bộ thời
kì trước và sau đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn
2.2.1. Cuộc sống nông thôn thời kì trước khi đổi mới

30
30


3

2.2.2. Cuộc sống nông thôn thời kì đổi mới
2.3. Nhân vật trong sáng tác viết về nông thôn của Nguyễn Hữu Nhàn
2.3.1. Vài nét về nhân vật trong tác phẩm văn học

33
42
42

2.3.2. Người nông dân - hình ảnh con người trung tâm trong đề tài
viết về nông thôn của Nguyễn Hữu Nhàn


44

2.4. Truyền thống văn hóa, phong tục, ứng xử làng xã của nông thôn
trung du miền núi Bắc Bộ trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

58

Chương 3. Nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của
Nguyễn Hữu Nhàn

71

3.1. Nghệ thuật trần thuật

71

3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu - Đặc điểm phương
ngữ nông thôn trung du miền núi

80

KẾT LUẬN

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

101



4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ xưa đến nay, nông nghiệp là an sinh xã hội, an toàn lương thực,
thực phẩm. Nông thôn là địa bàn dân cư lớn, tiềm lực lao động lớn, là bầu khí
quyển, là cái “túi thở” của chúng ta. Nông thôn còn là cái nôi văn hoá dân tộc,
nơi nuôi dưỡng, giữ gìn tất cả những cái đẹp nhất, hồn cốt nhất của dân tộc
Việt Nam. Trân trọng văn hóa nông thôn chính là tiêu chí đã được các nhà
văn coi như cốt yếu nhất khi viết về mảng đề tài này. Vì lẽ đó nhiều năm qua,
hai mảng đề tài làm nên thành tựu lớn nhất của văn học Việt Nam là mảng đề
tài viết về chiến tranh và về nông thôn - nông nghiệp - nông dân. Mới đây, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam đã
tổ chức trao thưởng cho các tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác về đề tài
nông thôn. Về mục đích của việc trao thưởng và phát động sáng tác về đề tài
xây dựng nông thôn mới, ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho biết: “Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn
của Chính phủ. Mục tiêu chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
người dân. Vì thế, bên cạnh việc xây dựng những dòng sông, cánh đồng,
chuồng trại thì còn cần phải xây dựng đời sống văn hóa cho bà con nông dân.
Chúng tôi muốn thông qua việc trao thưởng này để phát động một chặng
đường sáng tác mới. Những sáng tác văn học nghệ thuật là món quà vô giá để
động viên bà con nông dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng đời sống nông
thôn mới” [25].
1.2. Trong số những nhà văn được trao thưởng trong cuộc phát động
sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới lần này như Ngô Ngọc Bội, Ma


5


Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Ngọc Tư, có một nhà văn quen thuộc của vùng
quê trung du miền núi Bắc bộ đó là nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn. Ông được
trao giải cho tập truyện ngắn chọn lọc viết về nông thôn trong thời kỳ đô thị hóa.
Cùng với sự hiểu biết, tình yêu với vùng đất và con người, cộng với tài
năng sáng tạo, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn trong suốt quá trình sáng tác của
mình chỉ chung thủy với một đề tài duy nhất: Đề tài nông thôn. Bạn đọc cả
nước biết nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn với một lối viết không thể lẫn với bất cứ
ai về làng quê, người quê. Nguyễn Hữu Nhàn không đi vào những vấn đề tố
khổ, hoặc phê phán chống tiêu cực,… mà bằng một cách thật tự nhiên, nhất
quán, ông chuyên chú đi vào các vỉa tầng văn hoá của làng quê thời hiện đại.
Qua những sáng tác của ông, ta thấy Nguyễn Hữu Nhàn tập trung khai triển
mấy chủ đề chính sau: “Thứ nhất, ông phô diễn một cách thích thú các phong
tục của các tộc người, hoặc của không gian địa - văn hóa bằng vốn liếng kiến
thức dân tộc học, văn hóa học khá phong phú. Thứ hai, tôn vinh những giá trị
tâm hồn và văn hóa đích thực của làng quê và người quê. Thứ ba, thể hiện sự
tha hóa của văn hóa làng quê trước sự xâm lăng của đô thị, kinh tế thị
trường” [4, tr.9].
Nông thôn Việt Nam đang có những chuyển biến rõ rệt, đời sống văn
chương mặc dù bộn bề với những mảng đề tài phong phú khác nhau của đời
sống hiện thực song cũng đang từng ngày từng giờ bám sát vào những thay
đổi của bộ mặt nông thôn thời đại mới. Trong không nhiều nhà văn mặn mà
với mảng đề tài này ta phải kể đến đóng góp có ý nghĩa lớn lao của nhà văn
tài năng và tâm huyết Nguyễn Hữu Nhàn. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu đề tài nông
thôn của cây bút này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn cao, vừa phù hợp
với chủ trương chung của Đảng của Chính phủ, vừa góp phần cổ vũ nhà văn
tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho việc sáng tác về đề tài nông thôn và
cũng là để bổ sung kịp thời cho công tác nghiên cứu, phê bình văn học hiện


6


nay một phong cách sáng tác truyện mang đậm dấu ấn nông thôn trung du
miền núi Bắc bộ.
1.3. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá một cách thấu đáo về những
đóng góp cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn về đề tài
nông thôn cho tới nay chưa có nhiều. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi,
chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác cũng như
những tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn. Hiện nay chỉ có một số bài báo, bài
nghiên cứu, phê bình về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn của các nhà
nghiên cứu có uy tín như PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, nhà lí luận phê bình
Văn Giá, nhà báo Vũ Hà… Từ những lí do cụ thể ở trên đã thôi thúc chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn”,
nhằm tập trung vào làm sáng tỏ sự cảm nhận, phản ánh của nhà văn về cuộc
sống của người nông dân, vấn đề sản xuất nông nghiệp và văn hóa nông thôn
trong thời đại mới. Đây là những vấn đề đang được cả xã hội quan tâm và qua
những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn đều được thể hiện một cách rõ nét.
1.4. Bằng tình yêu và sự gắn bó cả đời với nông thôn, Nguyễn Hữu
Nhàn đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong sáng tác về miền đề tài
nông thôn, song những công trình nghiên cứu về ông và tác phẩm của ông còn
ít. Trong giới hạn luận văn này, người viết muốn bày tỏ tấm lòng yêu mến
chân thành với nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn cũng như văn hóa làng quê nông
thôn vùng trung du miền núi Bắc bộ và cũng mạnh dạn xin được phân tích,
đánh giá bàn thêm về đề tài nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh
giá là “nhà văn của làng quê”, bởi ngay từ khi mới cầm bút, chập chững bước
vào nghề viết văn và cho đến tận bây giờ (có lẽ sau này vẫn thế), khi đã trở
thành lão làng trong Hội nhà văn Việt Nam, có trong tay hơn chục đầu sách



7

có giá trị, ông luôn chỉ chú trọng đặc biệt vào một đề tài với một niềm đam
mê không thể khác là chỉ viết về đề tài nông thôn về cuộc sống hàng ngày của
người nông dân ngay trên chính mảnh đất của họ. Tác giả Lê Phan Nghị trong
bài báo “Nhà văn của đồng quê” đăng trên tuần báo Văn nghệ đã khẳng định:
“trong suốt cả chặng đường văn chương của mình - Nguyễn Hữu Nhàn đã lặn
lội, ki cóp để phần lớn các tác phẩm của ông đều sống động những hình ảnh
về người nông dân, hình ảnh về hoạt động nông nghiệp, nông thôn” [19, tr.7].
Là nhà văn luôn chỉ chú trọng đặc biệt vào đề tài nông thôn, về cuộc sống
hàng ngày của người nông dân, tiểu thuyết tiêu biểu đầu tay “Dốc nắng” ra
đời đã minh chứng cho những ấp ủ ấy của Nguyễn Hữu Nhàn. Tác giả Lê
Quang Trang đã nhận định: “Trong Dốc nắng, người đọc có thể nhận ra sự
hiểu biết về nông thôn của tác giả khá giàu có và tỉ mỉ. Quan niệm về một
nông thôn mới trong hướng đi sắp tới cũng như các chuyện hằng ngày giữa
những người nông dân đã hiện lên qua nhiều trang viết khá lý thú của Nguyễn
Hữu Nhàn”[25, tr.5].
Theo tác giả Trần Thế Tuấn “sau tiểu thuyết Dốc nắng, Làng Cói Hạ cuốn tiểu thuyết vừa ra đời đánh dấu bước phát triển mới của một nhà văn
vốn sở trường về đề tài nông thôn” (Làng Cói Hạ niềm tự hào về người
chiến sĩ cách mạng sau chiến tranh, số ra ngày 15-9-1990, báo Văn nghệ,
tr.7). Bám sát những đổi thay của xã hội, cuộc sống nông thôn Việt Nam sau
đổi mới có nhiều chuyển biến, tích cực có, tiêu cực có. Nguyễn Hữu Nhàn đã
nhìn thấy được tất cả những mặt đó và ông đã thể hiện một cách khá rõ nét
trong tiểu thuyết Làng Cói Hạ. Chuyện xảy ra ở một làng quê vùng trung du
Bắc bộ. Đó là hậu quả của sự nôn nóng ngộ nhận về sở hữu tập thể hình thức,
dẫn đến tình trạng người lao động vất vả một nắng hai sương, nhưng có làm
mà không có ăn. Tác phẩm ra đời cho thấy sự trưởng thành của nhà văn khi


8


viết về đề tài nông thôn sau đổi mới “chúng ta có quyền hy vọng đón đợi
những tác phẩm khác tương xứng ở độ chín của tác giả” [23, tr.7].
Sinh ra và được sống giữa một vùng trầm tích văn hóa cổ xưa và đậm
đặc vào loại bậc nhất trong cả nước, điều đó đã giúp cho nhà văn Nguyễn
Hữu Nhàn có điều kiện khảo cứu những nét văn hóa của làng quê mình và
khéo léo đưa những đặc trưng văn hóa truyền thống ấy vào trong những tác
phẩm văn học. Trong bài “Chuyện nhà văn làm khảo cứu và nhà khảo cứu
làm văn học”, PGS.TS. Phan Trọng Thưởng đã chỉ ra được sự kết hợp hài
hòa hai yếu tố giữa nhà khảo cứu văn hóa và nhà sáng tác văn học trong một
nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn “Với những thành tựu đã có, Nguyễn Hữu Nhàn
đang nỗ lực để đạt được hai trong một (nhà khảo cứu trong nhà văn hay nhà
văn hóa trong nhà văn)” [26, tr.9]. Ra đời ngay sau tiểu thuyết “Làng Cói
Hạ”, tiểu thuyết “Chớm nắng” đúng thật như nhận định trên đây về Nguyễn
Hữu Nhàn “nhà văn làm khảo cứu và nhà khảo cứu làm văn học”. Đánh giá
về tiểu thuyết này tác giả Đặng Văn trong bài viết “Vài nét về văn hóa làng
qua tiểu thuyết Chớm nắng” trên báo Văn nghệ, số 33 ngày 12-8-2000 đã
viết “Vấn đề trọng tâm của cuốn tiểu thuyết “Chớm nắng” đặt ra là VĂN
HÓA LÀNG”, “Cái được của tác phẩm là tác giả thông qua việc tập dượt
chuẩn bị cho lễ hội “trò Táu” một thứ lễ hội cổ truyền đã gần như bị mai một
- và chỉ khuôn lại trong phạm vi một làng đã làm cho người đọc hiểu thế nào
là văn hóa đích thực, cái gì là tinh hoa cần phát huy, cái gì là nhảm nhí, lỗi
thời nên bài trừ, củng cố niềm tin cho nhân dân, khơi dậy từ tâm hồn họ
những giá trị tinh thần, làm giàu lòng nhân ái, xóa bỏ hận thù, sống với nhau
có tình, có nghĩa và có trách nhiệm” [29, tr.6]. Thông qua bức tranh khái quát
về chính nơi tác giả đã sinh sống - Làng Đinh Xá, người đọc nhận ra được
“làng Đinh Xá là bức tranh khái quát của làng quê Việt Nam với đầy đủ


9


những biểu hiện sinh động của nền văn hóa bản địa". Với phương pháp điển
hình hóa thông qua hàng loạt số phận các nhân vật, tiểu thuyết “Chớm nắng”
cho thấy sự hiểu biết của tác giả về “những tầng văn hóa, những dấu ấn lịch
sử và cả nhân tình thế thái trong mối quan hệ đa chiều mang tính đặc thù của
làng quê Việt Nam xưa và nay” [29, tr.6].
Đúng như PGS. TS. Phan Trọng Thưởng đã viết “Nhà văn không chọn
được nơi sinh nhưng lại có thể chọn cho mình nơi sống và gắn bó. Mỗi nhà
văn thường có một vùng đất, một miền quê, một địa bàn của mình” [26, tr.9].
Tại “miền quê” của mình mỗi nhà văn tìm ra được rất nhiều điều để viết. Nhà
văn Nguyễn Hữu Nhàn cũng vậy. Trong một bài viết trên báo Văn Nghệ, nhà
lí luận phê bình Văn Giá đã chỉ ra đặc điểm nổi bật qua những sáng tác của
Nguyễn Hữu Nhàn “Nguyễn Hữu Nhàn không đi vào những vấn đề tố khổ,
hoặc phê phán chống tiêu cực, hoặc làm ăn chuyển đổi kinh tế… mà bằng một
cách thật tự nhiên, nhất quán, ông chuyên chú đi vào các vỉa tầng văn hóa
của làng quê thời hiện đại” [4, tr.9]. Sinh ra, trưởng thành và phần lớn những
năm tháng cuộc đời sống gắn bó với làng quê nên Nguyễn Hữu Nhàn hiểu về
người nông dân, về cuộc sống nông thôn đến “chân tơ kẽ tóc”: “Nhà văn của
đồng ruộng này rất giỏi khi chỉ ra tâm tính, thói tật của người nhà quê. Đó là
tính gia trưởng hách dịch, thói lắm mồm hay chửi, thói quen sống tùy tiện, bệ
rạc, tính hiếu thắng, căn bệnh sĩ diện rởm, tính keo bẩn hà tiện… Thôi thì bao
nhiêu tật xấu của con người, ở nhà quê đều có cả. Nhà văn cũng trình bày
những âu lo về tình trạng suy thoái nghiêm trọng của tâm tính con người,
rộng ra là của văn hóa làng quê" [4, tr.9].
Cái gốc cuộc sống con người Việt Nam ta chính là nông thôn, là những
người nông dân. Bao nhiêu nét đẹp văn hóa truyền thống cũng bắt đầu từ cái
gốc rễ này. Ăn đời ở kiếp nơi vùng nông thôn trung du miền núi Bắc Bộ,
Nguyễn Hữu Nhàn qua những trang viết của mình đã viết rất thật về con



10

người nông thôn. Qua việc đọc hai truyện ngắn: “Làng quê yên ả và Người
quê” của Nguyễn Hữu Nhàn, tác giả Nguyễn Văn Chỉ đã nhận định: “Tác
giả đã ca ngợi những người nông dân ở một vùng quê thuần hậu có nhiều đức
tính tốt: mộc mạc, chất phác mà đậm đà tình nghĩa thủy chung". Tuy nhiên,
bản tính con người không chỉ tồn tại ở một loại người, mối quan hệ trong
cuộc sống của con người không chỉ tồn tại đơn lẻ, mà cuộc sống bộn bề hàng
ngày lại luôn luôn cuộn chảy. Ý thức sâu sắc được điều này, nhà văn Nguyễn
Hữu Nhàn chỉ qua hai truyện ngắn này đã cho thấy được cái nhìn nhiều chiều
trong khi thể hiện bản tính của người nông dân, như trong truyện ngắn
“Người quê”: “dưới con mắt bà Tú thì ông Vũ là một ông nông dân cục mịch,
quê kệch, bẩn thỉu và không lịch sự chút nào”. Ngược lại, ông Thanh (chồng
bà Tú) rất quý ông Vũ: “Vũ tuy ít học, nhưng ngay thật, thẳng thắn, trọng
tình hơn trọng của”, hay mối quan hệ nhiều chiều cũng như những tình cảm
đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt qua truyện ngắn
“Làng quê yên ả”: “Cốt lõi là tình đoàn kết: tình làng nghĩa xóm, tình cảm
họ hàng, tình cảm gia đình yêu thương đầm ấm, hòa thuận. Mỗi khi có công
to việc lớn, lúc vui lúc buồn họ đều quây quần giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau như
lá lành đùm lá rách. Đoàn kết là sức mạnh đã trở thành truyền thống cực kì
quý báu của nhân dân ta, nên đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để
xây dựng gia đình hạnh phúc, làng quê đẹp giàu” [1, tr.9].
Cũng như nhiều tác giả khác, tác giả Vũ Hà trong bài viết “Nguyễn
Hữu Nhàn - Nhà văn của nhà quê” cũng đã có những nhận định rất xác
đáng về Nguyễn Hữu Nhàn cũng như các tác phẩm của ông: “là một cây bút
chuyên viết chuyện nông thôn và người nông dân”, khi đọc những tác phẩm
của Nguyễn Hữu Nhàn, người đọc nhận ra “trước hết là không khí “rất quê”
đang diễn ra hiện nay ở nông thôn vùng Trung du, xứ Bắc. Cái không khí ấy
được tạo dựng bởi những con người chân quê, thô tháp, tủn mủn đang phải



11

đương đầu với cái đói cái nghèo cùng những thói quen, tập tục lạc hậu từ xưa
để lại, những cá tính “truyền thống” còn “di căn” đến tận hôm nay” [5, tr.19].
Là một nhà văn chuyên chú trọng vào một đề tài là nông thôn vùng
trung du miền núi Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn có thể nói đã thành
công trong chính đề tài yêu thích đó của mình. Có được những thành công đó
chính bản thân nhà văn đã nói “Tôi cố thủ trong pháo đài làng xã!”. Trong
bài phỏng vấn của hai nhà báo Đinh Hằng - Nam Hải, nhà văn Nguyễn Hữu
Nhàn đã cho thấy được quan niệm hết sức nhất quán của bản thân về văn hóa
làng xã, về cuộc sống nông thôn như những gì mà ông đã thể hiện trong các
sáng tác của mình. Ông quan niệm cần giữ gìn truyền thống văn hóa làng như
giữ gìn sự sống còn vận mạng của dân tộc: “Văn hóa làng xã là một pháo đài
suốt nhiều nghìn năm của đất Việt. Sở dĩ quá trình đồng hóa của phương Bắc
thất bại vì vướng phải pháo đài này, cha ông ta giữ được độc lập hay không
cũng bởi sự bền vững hay suy vong của nền văn hóa”. Nhà văn khẳng định
những phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng chính là cơ sở quan trọng để duy trì
truyền thống văn hóa làng xã, văn hóa dân tộc: “Ở những làng cổ giàu truyền
thống văn hiến, văn hóa, ta thấy rất rõ nhiều giá trị truyền thống được trưng
cất lên bởi các phong tục lễ nghi, thuần phong mỹ tục… Nếu không có tín
ngưỡng cộng đồng, tín ngưỡng gia tiên, không thờ người có công với làng
xã…và nhiều tục lệ khác thì ta đâu có được truyền thống “uống ước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”". Mặc dù đất nước ta đang trên con đường
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gia nhập WTO nhưng không phải thứ gì cũng
có thể tùy tiện “áp vào nền văn minh lúa nước", “văn hóa làng chỉ có một,
nếu bị phá hỏng thì mất vĩnh viễn”, Vì vậy, theo nhà văn “phải lấy văn hóa
làng làm thế mạnh, làm bệ phóng cho Việt Nam trước thời cuộc mới! Đừng đi
giày Tây mà lội ruộng!”. Những quan niệm trên đây của Nguyễn Hữu Nhàn
phải chăng cũng là lời khẳng định sẽ không thay đổi vùng đề tài sáng tác cho

những chặng đường làm nghệ thuật sau này của nhà văn [7, tr.8-9].


12

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Đề tài nông thôn trong sáng tác
của Nguyễn Hữu Nhàn” và như trên đã trình bày, toàn bộ sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn chỉ chung thủy với một đề tài duy nhất là đề
tài nông thôn, do đó, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nằm trong phạm vi
tất cả các sáng tác của nhà văn có liên quan đến đề tài này gồm các tác phẩm
ở các thể loại dưới đây:
* Tiểu thuyết:
- Dốc nắng (1984)
- Làng Cói Hạ (1989)
- Không cô đơn (1993)
- Chớm nắng (2000)
- Rừng cười (2008)
* Các tập truyện ngắn:
- Chuyện làng Giành (1975)
- Truyện kể trong làng (1994)
- Phố làng (1999)
- Người quê (2005)
- Tết ở Bản Dèo (2006)
- Gió thổi qua rừng (2007)
- Vui như hội (2009)
- Nguyễn Hữu Nhàn - tác phẩm chọn lọc - tuyển (2009)
* Công trình nghiên cứu về văn hóa:
- Nghiên cứu văn hóa làng Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu văn hóa làng Phú Thọ - giải B Hội Văn nghệ Dân gian Việt

Nam (phối hợp cùng Nguyễn Khắc Xương).


13

- Nghiên cứu mối liên hệ văn hóa Việt Mường - Giải C Hội Văn nghệ Dân
gian Việt Nam (phối hợp với Nguyễn Khắc Xương).
- Nghiên cứu văn hóa người Dao ở Phú Thọ (phối hợp với Phạm Thị Nga).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình khảo sát, triển khai thực hiện luận văn chúng tôi sử
dụng phối hợp đồng bộ những phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại: Bằng phương pháp thống kê,
phân loại, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại về một số phương diện
như hình tượng nhân vật, hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ, giọng điệu…Tất cả các
yếu tố đó biểu hiện cụ thể trong từng tác phẩm ở mỗi giai đoạn, thời kì sáng
tác. Từ đó tìm ra được những đặc sắc riêng của Nguyễn Hữu Nhàn khi viết về
đề tài nông thôn. Việc thống kê, phân loại còn cung cấp những số liệu quan
trọng, hỗ trợ cho việc rút ra những kết luận, đồng thời là cơ sở để so sánh, đối chiếu.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Trong quá trình tiến hành nghiên
cứu những tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Nguyễn Hữu Nhàn chúng tôi
có đối sánh với các tác phẩm viết về đề tài nông thôn của các nhà văn khác
cùng thời. Từ đó giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng thể, rõ nét nhất và đi
tới những nhận định chung nhất về thành công và hạn chế của Nguyễn Hữu
Nhàn khi viết về đề tài này.
4.3. Phương pháp phân tích: Chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt từ
bức tranh hiện thực đến thế giới nhân vật ở cả bình diện nội dung và hình thức
nghệ thuật từ đó tạo ra cái nhìn toàn diện về các phương diện nội dung và
nghệ thuật về đề tài nông thôn trong những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn.
4.4. Phương pháp hệ thống: Với phương pháp này, chúng tôi coi toàn
bộ tác phẩm là một chỉnh thể, có nhiều phương diện, yếu tố và cấp độ yếu tố,

như quan niệm nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, kết cấu, trần thuật… Mỗi
một yếu tố lại bao gồm các cấp độ nhỏ hơn. Chẳng hạn, trần thuật trong văn


14

bản bao gồm giọng điệu, ngôn từ… Đồng thời, nhìn thấy mối liên hệ giữa các
yếu tố, đặc điểm trong chỉnh thể nghệ thuật.
Các phương pháp trên được vận dụng phối hợp, linh hoạt để có được
một cái nhìn tương đối bao quát về cách thể hiện đề tài nông thôn với những
biểu hiện rất riêng của Nguyễn Hữu Nhàn, cũng như khả năng đáp ứng nhu
cầu phản ánh những vấn đề hiện thực mang tính thời sự trong dòng chảy của
hệ thống đề tài đương đại.
5. Đóng góp của luận văn
Hòa nhịp chung vào không khí của Đảng, Chính phủ cổ vũ phát động
các nhà văn, nhà thơ hướng đến miền đề tài nông thôn dường như đang bị
lãng quên, luận văn này xin được đóng góp thêm việc tìm hiểu một nhà văn
thân quý của nông thôn Việt Nam, bước đầu chỉ ra được đặc điểm cơ bản về
đề tài nông thôn thông qua những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn, bên cạnh
đó tìm ra được những độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện đề tài nông
thôn của nhà văn.
Việc khảo sát và nghiên cứu đề tài nông thôn trong truyện Nguyễn Hữu
Nhàn chưa nhiều, chưa có hệ thống cũng như chưa có một công trình nghiên
cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng tôi cố gắng bổ sung
thêm một số nhận định có ý nghĩa khoa học bên cạnh những ý kiến đã có về
vấn đề này. Thực hiện luận văn, chúng tôi không mong muốn gì hơn là đóng
góp một chút công sức của mình vào công tác nghiên cứu, phê bình Văn học
Việt Nam hiện đại về nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

của luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về đề tài và đề tài nông thôn trong văn học
Chương 2: Bức tranh hiện thực về nông thôn trung du miền núi Bắc Bộ
thời kỳ trước và sau đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn


15

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của
Nguyễn Hữu Nhàn


16

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
VÀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC
1.1. Khái quát về đề tài
1.1.1. Khái niệm đề tài
Đề tài là vấn đề lí luận có quan hệ mật thiết tới việc nghiên cứu và sáng
tác văn học, phản ánh tài năng, sở trường, phong cách và thế giới quan của
nhà văn trong việc phản ánh hiện thực. Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà
văn chọn lựa, miêu tả và thể hiện, tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng
trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà
mình quan tâm. Đề tài là thuật ngữ gắn liền với nội dung tác phẩm, là vấn đề
có ý nghĩa nền móng để làm nên tác phẩm văn học. Có thể nói, đề tài là khái
niệm trung gian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và
bản thân đời sống.
Khi nghiên cứu lao động sáng tạo của nhà văn, A.Xâytlin đã nói rằng,

bắt tay vào xây dựng tác phẩm, nhà văn phải làm một loạt công việc gắn bó
hữu cơ với nhau mà thứ nhất là xác định đề tài tác phẩm. Một đề tài thích hợp
là khâu yếu thứ nhất của toàn bộ công việc xây dựng tác phẩm thành một
chỉnh thể thẩm mỹ. M.Gorki đã có định nghĩa rất xác đáng về đề tài: “Đề tài
là tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi ra”.
Khái niệm đề tài cũng đã được đề cập đến trong nhiều sách lí luận văn học.
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), đưa ra khái niệm đề tài: “là khái niệm chỉ
loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác
văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm". Cũng


17

theo cuốn từ điển này thì: “cần phân biệt đề tài với tư cách là phương diện
khách quan của nội dung tác phẩm với đối tượng nhận thức, chất liệu đời
sống hay nguyên mẫu thực tế của sáng tác văn học. Lẫn lộn hai mặt này sẽ
dẫn tới tình trạng biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng
được miêu tả. Đối tượng nhận thức, miêu tả của sáng tác văn học là cái còn
nằm ngoài tác phẩm, đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một
phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa
chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm
mỹ của nhà văn” [6, tr.111-112].
Trong cuốn Lí luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên đã đưa ra
khái niệm: “Đề tài là khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của
nội dung tác phẩm văn học (…) tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua
một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi
hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn” [9, tr.259].
Cùng quan niệm như trên, sách Lí luận văn học do tác giả Trần Đình
Sử chủ biên cũng cho rằng: “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của

hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có
bấy nhiêu đề tài” [21, tr.194].
Có thể nói, phạm vi hiện thực mà nhà văn tâm huyết nhất trong tác
phẩm của mình, đó là những yếu tố mở đường cho thành công sáng tạo.
không lựa chọn được phạm vi hiện thực, nhà văn không thể thực hiện thành
công quá trình sáng tạo. Do đó, đề tài là phạm vi hiện thực được nhà văn phản
ánh trong tác phẩm là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm thể
hiện thế giới quan của nhà văn, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa
chọn và tư duy của nhà văn. Đó là sự khái quát phạm vi xã hội, lịch sử của
đời sống được phản ánh trong tác phẩm, phản ánh tài năng, vốn sống, tâm
huyết của người cầm bút trong cuộc đời nghệ thuật.


18

1.1.2. Đặc điểm chung của đề tài
1.1.2.1. Ðề tài và hệ thống đề tài
Trong tác phẩm văn học, thường không phải chỉ có một đề tài mà có rất
nhiều đề tài liên quan nhau, bổ sung cho nhau để tạo thành một hệ thống đề
tài. Pospelôp cho rằng: “Hệ đề tài là toàn bộ đề tài của tác phẩm hoặc sáng
tác”. Chẳng hạn, Truyện Kiều của Nguyễn Du vừa có đề tài về tình yêu, về
hạnh phúc lứa đôi, về quan lại “mặt sắt đen sì”, về nông dân khởi nghĩa, về
cuộc đời của các cô gái lầu xanh...Các đề tài đó gắn bó chặt chẽ với số phận
bi thảm của nàng Kiều. Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, bên cạnh đề tài về
cuộc sống bi thảm của người nông dân còn có các đề tài về cuộc sống của bọn
quan lại tham lam, ích kỉ, về cuộc đời của các em bé nghèo khổ... Như vậy, đề
tài có thể tồn tại ở nhiều cấp độ, thực chất đề tài là một “khái niệm về loại của
hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có
bấy nhiêu đề tài”, cho nên có đề tài về người nông dân bị lưu manh hóa (Chí
Phèo - Nam Cao), có đề tài về người công nhân bị bần cùng hóa (Lầm than Lan Khai), có đề tài về cuộc sống bế tắc của người trí thức nghèo trước cách

mạng (Sống mòn - Nam Cao)… phản ánh các bình diện khác nhau trong cuộc
sống. Khi nói đến đề tài của một tác phẩm hoặc của văn học nói chung, thực
chất không phải chỉ nói một đề tài mà là cả một hệ thống đề tài liên quan
nhau, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm.
1.1.2.2. Ðề tài và phạm vi phản ánh
Phạm vi phản ánh của đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau ở
biên độ của nó. Đó có thể là một “giới hạn bề ngoài” hoặc “phương diện bên
trong của đề tài”. Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại
theo mối liên hệ bề ngoài hoặc theo mối liên hệ bên trong giữa chúng.
Theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác
phẩm có thể xác định các đề tài văn học như: đề tài thiên nhiên (Tràng giang Huy Cận) đề tài loài vật (Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài), đề tài sản xuất (Cái


19

sân gạch - Đào Vũ), đề tài chiến đấu (Xung kích - Nguyễn Đình Thi)… Ở đây,
các phạm trù xã hội, lịch sử giữ vai trò quan trọng, vì thế người ta có thể xác
định các đề tài như: đề tài nông thôn, thành thị, công nhân, nông dân, bộ đội,
trí thức…
Cũng có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bên trong của phạm
vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Đó là cuộc sống nào, con người
nào được miêu tả trong tác phẩm. Nhiều khi đề tài gắn liền với một hiện
tượng xã hội - lịch sử xuất hiện và trở thành phổ biến trong đời sống tinh thần
của một thời hay của một giới nào đó. Ví như: đề tài số phận của người chinh
phụ (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), người cung nữ
(Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều), đề tài con người hào hoa (Chữ người
tử tù - Nguyễn Tuân)… Ở giới hạn bên trong của đề tài, bản chất xã hội của
cuộc sống, của tính cách và số phận con người giữ vai trò quan trọng. Không
có các phạm vi hiện thực dài rộng khác nhau đó, không thể có những kết quả
sáng tác phong phú và đa dạng trong các tác phẩm của nhà văn. Song phạm vi

hiện thực còn quan hệ mật thiết với thời gian và không gian trong tác phẩm.
Đi sâu vào phạm vi hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn, ta thấy
nhà văn thường có sự phối hợp linh hoạt cả giới hạn bên trong và bên ngoài
của đề tài để sáng tạo nên thế giới nghệ thuật.
1.1.2.3. Tính lịch sử - cụ thể của đề tài
Ðề tài của tác phẩm thường gắn chặt với hiện thực cuộc sống của thời
đại mà nhà văn đang sống, vì vậy nó mang tính lịch sử xã hội sâu sắc. Tìm
hiểu quá trình phát triển của lịch sử văn học, có thể nhận thấy trong mỗi thời
kì lịch sử khác nhau, thường nổi lên những loại đề tài trung tâm khác nhau.
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19, đề tài về số phận của
người phụ nữ chiếm một vị trí đáng kể trong trào lưu văn học nhân đạo chủ
nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1945-1975, đề tài về người chiến sĩ cách


20

mạng, về những người công nhân tiên tiến lại nổi lên hàng đầu.
Có những đề tài dường như thường được lặp đi lặp lại trong văn học ở
mọi nơi và mọi thời đại. Chẳng hạn đề tài về tình yêu và hạnh phúc, chiến
tranh và hòa bình, sự sống và cái chết...Có người cho rằng đấy là những đề tài
vĩnh cửu của văn học. Thật ra, đó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay chính một
nhà văn khi viết về một phạm vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng đã là
một cái gì mới mẻ, không lặp lại
Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận xét về cách tiếp cận đề tài của nhà
văn trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, như sau:
“Trong thực tế của đời sống văn học, thường thấy hiện tượng này: các
nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta
chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi. Khi vì một lí do nào đó, ông ta
hướng ngòi bút ra ngoài khu vực đề tài ấy, thì ông ta không còn sắc sảo nữa,
tác phẩm trở nên nhạt nhẽo, hình tượng thiếu sức sống, thiếu linh hồn, tài

năng dường như rời bỏ ông ta…” [10, tr.12-13].
1.2. Đề tài nông thôn trong văn học và trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn
1.2.1. Đề tài nông thôn trong văn học
Đất nước và con người Việt Nam ngàn đời nay luôn tự hào có nền văn
minh sông Hồng, văn minh lúa nước. Mọi thế hệ người Việt Nam lớn lên và
trưởng thành từ cái nôi văn minh nông nghiệp ấy. Trải qua các thời kì lịch sử,
nông thôn luôn là môi trường sống bền bỉ của người nông dân. Con người
Việt Nam đã tạo nên một nền sản xuất nông nghiệp và một truyền thống lịch
sử văn hóa riêng. Nông thôn - nông nghiệp là hai khái niệm luôn song hành
cùng nhau. Nói đến nông thôn là nghĩ đến “rơm rạ, lúa ngô khoai sắn”những sản phẩm của nông nghiệp. Nông thôn là cái nôi chứa đựng và nuôi
dưỡng những truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc ta. Nhưng thực tế lao
động sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước lại là cơ sở để hình thành, sản sinh


21

những truyền thống văn hóa lâu đời ấy. Sự gắn bó hữu cơ, chặt chẽ có tính
chất đồng sinh đồng dưỡng ấy làm nên đặc trưng văn hóa nông thôn, nuôi
dưỡng tâm hồn người Việt từ đời này sang đời khác. Nông thôn, theo “Từ
điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt”, được hiểu là “Vùng đất rộng không
ngăn rào, ở ngoài những thành phố, dành cho việc trồng trọt, có dân ở tập
trung trong các thôn xóm” [3, tr.614]. Nông thôn đang là nơi cư trú chiếm số
đông dân nhất trên khắp nước ta, tính đến năm 2009, có đến 70,4% dân số
nước ta đang sinh sống ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó nông nghiệp là
“ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp sản phẩm trồng trọt và
sản phẩm chăn nuôi” [18, tr.952]. Bởi thế, từ văn học dân gian đến hiện đại,
nông dân - nông nghiệp - nông thôn luôn là một đề tài truyền thống trong văn
học Việt. Đây là điểm nổi bật có tính tất yếu đối với một nước nông nghiệp
như nước ta. Phần lớn dân số Việt Nam đều có nguồn gốc xuất thân từ nông
thôn. Do đó, văn học dù viết về chốn đồng quê hay thành thị đều ít nhiều mang

dấu ấn cảm thức về nông thôn.
Văn học dân gian ngay từ thuở khai sinh đã phản ánh được tiếng nói ngợi
ca cuộc sống nông nghiệp của nhân dân ta, đề tài nông thôn biểu hiện qua
cuộc sống lao động của người nông dân đã trở thành đề tài chủ đạo trong các
bài ca dao, dân ca :
- Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Đến văn học trung đại đề tài nông thôn tập trung thể hiện cuộc sống
thanh nhàn, thú điền viên, ẩn dật nơi thôn quê qua những tác phẩm của một số
tác giả như Nguyễn Bỉnh Khiêm:


22

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
[26, tr.296-297]
Nguyễn Trãi:
Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan xen vãi đậu kê
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về.
[26, tr.242]
Đến thơ của Nguyễn Khuyến diện mạo nông thôn qua cảnh sống lam lũ

của người nông dân cũng như cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả có phần khác
trước đó, nó cụ thể và hiện thực hơn. Nhận xét về bức tranh làng quê trong
thơ Nguyễn Khuyến, giáo sư Nguyễn Đình Chú viết “Bức tranh làng quê này
đại thể có hai mảng: cảnh vật của đất trời và cuộc sống con người. Cảnh đất
trời thì thanh sơ xinh đẹp đáng yêu biết bao, nhưng phơn phớt một sắc buồn
tỏa ra từ nỗi buồn thời thế của Nguyễn Khuyến ở buổi ấy. Còn cuộc sống con
người thì tiêu điều, xơ xác quá đỗi” [2, tr.14]. Nguyễn Khuyến được gọi là
nhà thơ của nông thôn. Gọi như vậy là vì ông đã viết về nông thôn với tình
cảm, với sự trăn trở lo âu của con người ở nông thôn thực sự. Trang trải lòng
mình với những vui buồn của quê hương lam lũ, đây là cảnh mất mùa trong
thơ ông :
Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
[26, tr.360]
Hay cảnh sống thanh bần nơi làng quê :


23

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
[26, tr.360]
Văn học hiện đại mang một diện mạo khác hẳn - chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của lịch sử. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, văn học phản ánh sự xâm
nhập sâu sắc của chế độ thực dân tới đời sống nông thôn Việt Nam. Những
cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Nam Cao, Kim Lân đã hướng ngòi bút của mình vào tất cả những vấn đề
nhức nhối của nông thôn, đời sống tăm tối nghèo khổ của người nông dân.
Một nông thôn đói nghèo xơ xác, người nông dân bị tha hóa …Từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến 1975, văn học ngoài việc phản ánh sự phong phú,

đa dạng của đời sống hiện thực vẫn tiếp tục phản ánh đề tài nông thôn thời kỳ
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
Sau Đại hội VI của Đảng (1986), hàng loạt tác phẩm viết về đề tài nông thôn
ra đời với cái nhìn mới mẻ, dân chủ, khách quan, toàn diện hơn. Đặc biệt,
trong khoảng 5 năm trở lại đây, mảng đề tài này rất được các nhà văn quan
tâm với nhiều vấn đề mang tính thời sự đặt ra trước tình hình phát triển chung
của xã hội trong bối cảnh thời đại mới.
1.2.2. Đề tài nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn
1.2.2.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn sinh ngày 11 tháng 12 năm 1938. Ông quê
ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cuộc đời ông trải qua nhiều biến
cố đổi thay, hợp tan tan hợp, khi thăng khi giáng, rủi may may rủi. Nguyễn
Hữu Nhàn học hết cấp hai năm 1958. Ông nói ngày ấy có bằng cấp hai (học
hết lớp 7 hệ 10 năm) đã là hiếm và tấm bằng có giá trị xin việc đi thoát li rồi.
Thành phố Việt Trì hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước là một trong hai khu


×