Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Lời văn nghệ thuật ký Vũ Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.75 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ CHÂM

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT KÝ VŨ BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

----------—&–----------

NGUYỄN THỊ CHÂM

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT KÝ VŨ BẰNG

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Công Tài

HÀ NỘI, 2012




3

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học sư phạm
Hà Nội 2, em đã hoàn thành chương trình khoá học Thạc sỹ chuyên ngành lí
luận văn học và hoàn thành luận văn: “Lời văn nghệ thuật ký Vũ Bằng”
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Ban giám hiệu,
các thầy giáo, cô giáo Trường Đại Học sư phạm Hà Nội 2, đã tận tình giảng
dạy, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt là sự
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của người thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà
Công Tài đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Do khả năng của bản thân và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn chắc chắn còn có thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quí thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Châm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các
số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.

Học viên
Nguyễn Thị Châm



1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
5.1 Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học ................................................ 8
5.2 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học ............................................ 8
5.3 Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh. ............................................... 8
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ
LOẠI KÝ.......................................................................................................... 9
1.1. Lời văn nghệ thuật .................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật ........................................................... 9
1.1.2. Vai trò của lời văn nghệ thuật ........................................................ 12
1.1.3. Các thành phần và các phương tiện của lời văn nghệ thuật........... 14
1.1.3.1. Các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật ........................ 14
1.1.3.2. Các phương tiện đặc trưng của lời văn nghệ thuật .................. 24
1.2. Đặc trưng thể loại ký ............................................................................ 26
1.2.1. Đặc trưng thể loại ký ...................................................................... 26
1.2.2. Nét riêng biệt trong ký của Vũ Bằng ............................................. 31
CHƯƠNG 2. KIỂU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG KÝ CỦA
VŨ BẰNG....................................................................................................... 35
2.1 Lời trần thuật.......................................................................................... 35

2.1.1 Lời văn tả ............................................................................................ 35
2.1.1.1 Lời văn tả thiên nhiên ............................................................... 35


2

2.1.1.2 Lời văn tả nhân vật.................................................................... 43
2.1.2. Lời văn kể....................................................................................... 46
2.1.2.1. Lời văn kể mang tính tranh biện, đối thoại, trữ tình................ 46
2.1.2.2. Các dạng lời kể. ....................................................................... 52
2.1.3 Lời phân tích, bình luận .................................................................. 55
2.2 Lời nhân vật ........................................................................................... 57
2.2.1 Lời đối thoại .................................................................................... 57
CHƯƠNG 3. GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG KÝ
CỦA VŨ BẰNG ............................................................................................. 67
3.1. Cấu trúc ngôn từ.................................................................................... 67
3.1.1

Sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vựng........................ 67

3.1.2.

Kiến trúc câu đa dạng gợi cảm ................................................... 71

3.1.3.

Nhịp điệu câu văn giàu thanh sắc ............................................... 77

3.1.4. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ ......................................... 79
3.1.4.1. So sánh ..................................................................................... 80

3.1.4.2. Ẩn dụ........................................................................................ 85
3.1.4.3. Điệp ngữ................................................................................... 86
3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................ 88
3.2.1. Giọng trữ tình đằm sâu, tha thiết.................................................... 89
3.2.2. Giọng dằn vặt, sám hối, ngậm ngùi................................................ 91
3.2.3. Giọng buồn, nghẹn ngào, tiếc nuối ................................................ 92
3.2.4. Giọng tranh luận, triết lý, tự đắc .................................................... 94
3.2.5. Giọng mỉa mai, châm biếm, giễu nhại ........................................... 95
3.2.6. Giọng âu yếm, dịu dàng ................................................................. 96
3.2.7. Giọng hóm hỉnh, tự trào ................................................................. 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 102


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 - Lời văn nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của lí
luận văn học. Là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học, lời văn chẳng những
biểu hiện đặc điểm cá tính, bản chất xã hội của nhân vật mà còn trực tiếp tạo
nên những khái quát nghệ thuật, góp phần hình thành sắc diện, tình diệu tác
phẩm, làm nên giá trị đích thực của nghệ thuật. Hơn nữa, lời văn nghệ thuật
mang dấu ấn của thời đại và tác giả. Đặc biệt với Vũ Bằng, lời văn trong tác
phẩm của ông có sức quyến rũ đặc biệt, không chỉ thể hiện tinh chất của ngôn
ngữ dân tộc mà làm nên phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo của một nhà
văn sống và sáng tác trong những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc và cả
một hoàn cảnh thật đặc biệt của cá nhân ông.
1.2 - Vũ Bằng (1913 - 1984) là một cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh
vực: báo chí, nghiên cứu, sáng tác, phê bình... và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt

được những thành công nhất định. Riêng trong sáng tác văn chương, Vũ Bằng
đã để lại khối lượng tác phẩm khá lớn thuộc nhiều thể loại tiểu thuyết,
truyện vừa, ký và khoảng năm mươi truyện ngắn, trong đó nhiều tác phẩm có
giá trị nghệ thuật đặc sắc, kí thác nhiều tâm sự của nhà văn về cuộc đời và con
người… Có thể khẳng định, ông đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của
văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mấy năm trở lại đây, các tác phẩm văn học của
Vũ Bằng được tập hợp, tái bản để giới thiệu với đông đảo bạn đọc, Tuyển tập
Vũ Bằng, Vũ Bằng toàn tập đã xuất bản. Đứng trước một số lượng đồ sộ các
tác phẩm Vũ Bằng đòi hỏi chúng ta phải có một sự nhìn nhận đầy đủ, toàn
diện hơn về những thành tựu nghệ thuật của nhà văn này.
1.3 - Như đã nói ở trên, số lượng tác phẩm của Vũ Bằng là khá lớn.
Nhưng trong phạm vi tài liệu mà chúng tôi đã đọc được thì phần tác phẩm gây
ấn tượng mạnh đối với chúng tôi là mảng tác phẩm ký với những tác phẩm
tiêu biểu như: Cai, Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Bốn mươi
năm nói láo, Món lạ Miền Nam…Chính ấn tượng mạnh mẽ đó đã thôi thúc


4

chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài này, đồng thời mong muốn có cái nhìn chân
xác hơn về một thể văn học – thể ký trữ tình.
1.4 - Vũ Bằng là một nhà văn mặc dù đã được quan tâm, nghiên cứu
song chưa nhiều, chưa xứng đáng với sáng tác ông để lại. Theo Văn Giá, tính
đến năm 2000 mới chỉ có hai mươi sáu bài viết về Vũ Bằng và tác phẩm của
ông.
Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện
đại. Trong bài viết của mình, Vũ Ngọc Phan chủ yếu đưa ra nhận xét về nghệ
thuật viết tiểu thuyết của Vũ Bằng: “Rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công
Hoan về lối tả cảnh và nhân vật. Khi tả nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo
hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời

hơi đá hoạt kê một chút, còn về cảnh ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng vào cả
hành vi của nhân vật, vì những hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và
gây nên những cảnh riêng biệt cho các nhân vật” [35,91]. Vũ Bằng được Vũ
Ngọc Phan xếp vào các tiểu thuyết gia tại chương “Tiểu thuyết tả chân”. Nhìn
chung nhận xét của ông về Vũ Bằng còn rất khiêm tốn.
Gần 30 năm sau, mới có thêm bài viết về Vũ Bằng của Thượng Sỹ
trong lời giới thiệu cuốn Bốn mươi năm nói láo khi cuốn sách được xuất bản
lần đầu tiên. Theo Thượng Sỹ, Bốn mươi năm nói láo là “lịch sử một kiếp
sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này”. Đó là: “Lịch sử là một
kiếp sống gắn theo với nhiều kiếp sống, và đó cũng chính là tâm tư của một
người, của nhiều người, cùng theo đuổi một nghề và thường cùng nuôi chọn
một hoài bão như nhau” [5, 9]
Từ năm 1969 đến năm 2000 chưa có một công trình nào nghiên cứu
về con người và tác phẩm của Vũ Bằng một cách toàn diện, hệ thống. Năm
1970 Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ ở đó Vũ Bằng được
giới thiệu là một trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ với bài
viết “Vũ Bằng người trở về từ cõi đam mê”. Từ năm 1990 đến năm 1999,
nhiều bài trên các báo Văn nghệ, Sài Gòn, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí
Minh, Người Hà Nội của một số tác giả như Nguyễn Vỹ (Vũ Bằng phải có


5

một địa vị xứng đáng), Đặng Anh Đào (Tháng ba, đi tìm thời gian đã mất),
Vương Trí Nhàn (Buồn vui đời viết), Nguyễn Thị Thanh Xuân (Khúc ca cảm
hoài của người tình nhân), Phạm Ngọc Luật (Nếu trở lại làm người, con cứ
lại xin làm báo),…Song tất cả đều mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một
khía cạnh trong tác phẩm của ông hoặc kể những ấn tượng, những kỷ niệm về
Vũ Bằng để minh oan cho ông.
Năm 2000, nhà văn Triệu Xuân là người có công sưu tầm, tuyển chọn

các tác phẩm của Vũ Bằng thành ba tập: “Tuyển tập Vũ Bằng”. Cùng với đó
là bài viết: “Vũ Bằng – người lữ hành đơn côi”, Triệu Xuân đã khái quát đôi
nét về cuộc đời, văn nghiệp và những đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học
Việt Nam.
Nhưng chỉ khi đến công trình “Vũ Bằng – bên trời thương nhớ” (NXB
văn hóa thông tin ấn hành – H.2000) của Văn Giá ra đời, người đọc mới có
được cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về Vũ Bằng. Trong công trình
này, ngoài bài viết Thân phận và danh tiết giới thiệu khá kỹ về cuộc đời tác
phẩm Vũ Bằng, Văn Giá còn trích in những bài có giá trị về Vũ Bằng. Việc
nghiên cứu về tác giả này còn phụ thuộc vào việc sưu tầm đầy đủ các tác
phẩm của ông.
Có thể nhận định rằng với một tình hình nghiên cứu và tiếp nhận như
đã nói ở trên về con người và tác phẩm Vũ Bằng, thì việc nghiên cứu về ký
của Vũ Bằng nhìn chung chưa được sâu rộng. Đặc biệt vấn đề về đặc điểm lời
văn nghệ thuật trong ký Vũ Bằng vẫn chưa được khảo sát một cách tỷ mỉ và
hệ thống. Nó chưa thực sự trở thành đối tượng của bất cứ một công trình
nghiên cứu khoa học nào. Phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến
vấn đề này một cách sơ lược qua một số ý kiến ngắn hoặc qua một vài chuyên
mục nhỏ trong chuyên luận mà thôi.
Nhà văn Tô Hoài với bài viết: “Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai ” đã
đánh gía rất cao Thương nhớ mười hai coi đó là “ Một nét anh hoa của tấm
lòng với cuộc đời”, “từng câu tha thiết đã làm cho đến những người đương ở


6

giữa Hà Nội cũng phải yêu lây. Những sành sỏi và sâu sắc toát ra ngòi bút sao
mà nhớ đến não nùng” [20, 16].
Với bài viết “Tháng ba, đi tìm thời gian đã mất”, Đặng Anh Đào là
người đầu tiên nêu cụ thể một nét đặc sắc trong nghệ thuật ký của Vũ Bằng:

“Nhân vật trữ tình và chủ thể hành động không được đặt ở một ngôi duy nhất
như thường thấy trong thể hồi ký ” [7].
Đến chuyên luận của Văn Giá, tác giả đã đánh giá rất cao về ký Vũ
Bằng: “Ngòi bút của ông ấy lấp lánh tài hoa”. Văn Giá đã dành khá nhiều
trang để ca ngợi vẻ đẹp của Thương nhớ mười hai như: Vũ Bằng đã “trải gấm
hoa” lên những trang văn, và “ngay cả người đọc khó tính nhất cũng phải thừa
nhận Thương nhớ mười hai là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học Việt
Nam hiện đại” [10, 59]
Từ tình hình nghiên cứu về ký Vũ Bằng nói trên, chúng tôi nhận thấy
việc tìm hiểu những đặc sắc về lời văn nghệ thuật ký Vũ Bằng là một việc cần
thiết cho sự đánh giá khách quan về những đóng góp của ông cho tiến trình
văn học dân tộc. Từ đó góp một tiếng nói khẳng định vị trí văn học của Vũ
Bằng trong nền văn học nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Triển khai đề tài lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng chúng tôi
nhằm mục đích làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật quan trọng làm nên
sức hấp dẫn đặc biệt cho sáng tác của Vũ Bằng. Từ đó khẳng định những
đóng góp quý giá của ông đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam, đồng thời góp
một tiếng nói khẳng định vị trí văn học của Vũ Bằng trong nền văn học nước
nhà.


7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng chúng tôi trước
hết đi tìm hiểu những vấn đề chung về thể ký và lời văn nghệ thuật, sự chi
phối của đặc trưng thể loại ký đối với lời văn nghệ thuật ký Vũ Bằng, khái
niệm lời văn nghệ thuật, vai trò của lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn
học, các phương tiện và các thành phần của lời văn nghệ thuật… Đó là cơ sở

lí luận cho việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng.
Trên cơ sở lý thuyết chung, tìm hiểu những vấn đề nguyên tắc thể loại
ký, về ý thức nghệ thuật, về quan niệm nghệ thuật chi phối hệ thống ngôn từ
của tác giả tạo nên những đặc điểm và những đổi mới của lời văn nghệ thuật
trong lý của Vũ Bằng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lời văn nghệ thuật trong ký của
Vũ Bằng. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu có hạn nhất là trong phạm vi
một luận văn thạc sĩ, chúng tôi khó có thể tìm hiểu và nghiên cứu khảo sát tất
cả các tác phẩm ký của ông. Vì vậy, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu
những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn như: Thương nhớ mười hai, Miếng
ngon Hà Nội, Bốn mươi năm nói láo và Món lạ Miền Nam… Song để làm nổi
bật đặc điểm của lời văn nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn, trong điều
kiện cần thiết chúng tôi cũng đề cập đến một số sáng tác của các nhà văn cùng
thời hoặc một số tập ký khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Từ nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên trong quá trình
thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau
đây:


8

5.1 Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học
Muốn chiếm lĩnh được lời văn nghệ thuật phải đặt đối tượng nghiên
cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Vì
vậy, chúng tôi rất coi trọng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học trong quá
trình nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học
Lời văn nghệ thuật là một hệ thống trong chỉnh thể tác phẩm bao gồm

nhiều yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi triển khai các vấn đề
cụ thể, chúng tôi đều phân tích, tổng hợp trong mối quan hệ hệ thống của
chỉnh thể tác phẩm.
5.3 Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh.
Để việc phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực, khi cần thiết chúng tôi
tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại và so sánh để tìm ra những đặc sắc của
lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng. Việc so sánh có thể còn được mở
rộng tới sáng tác của một vài cây bút cùng thời để làm rõ hơn đối tượng
nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn.
Đây là luận văn đầu tiên, tập trung nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong
ký của Vũ Bằng, một cách toàn diện và hệ thống. Với định hướng nghiên cứu
này, luận văn hy vọng góp thêm một phần nhỏ vào những thành tựu nghiên
cứu về Vũ Bằng, tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của nhà văn trong tiến
trình lịch sử văn học Việt Nam. Đồng thời ở một mức độ nào đó, luận văn sẽ
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học trong trường
THPT và Đại học cũng như người yêu thích văn học Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1. Lời văn nghệ thuật và đặc trưng thể loại ký
Chương 2. Kiểu lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng
Chương 3. Giọng điệu lời văn nghệ thuật trong ký của Vũ Bằng


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI KÝ
1.1. Lời văn nghệ thuật

1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật
Tác phẩm văn học được viết hoặc kể bằng lời: lời thơ, lời văn, lời
người kể chuyện, lời nhân vật… gộp chung lại gọi là lời văn. Nếu ngôn từ là
chất liệu của sáng tác văn học thì lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của
tác phẩm văn học.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “ dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ
thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lời thơ, lời trần
thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ
phận tạo thành lời văn nghệ thuật. Khác với lời nói hàng ngày, lời văn nghệ
thuật có tính chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, có tính
vĩnh viễn. Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật có được do bản chất của
hình tượng tác phẩm, mọi hình tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều
muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật. Do đó về nguyên tắc, lời văn nghệ
thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý
thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao” [32,188].
Quan niệm này về cơ bản thống nhất với các tài liệu đã cắt nghĩa thuật
ngữ lời văn nghệ thuật như: Dẫn luận nghiên cứu văn học (Pospelop chủ
biên); Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên); Lí luận văn học, vấn đề và suy
nghĩ (Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương)…
Lời văn nghệ thuật cũng là một dạng của lời nói xét theo quan điểm
ngôn ngữ học, phân biệt với ngôn ngữ. Nhưng lời văn của tác phẩm văn học


10

khác hẳn với lời nói thông thường. Lời nói thường giải quyết các nhiệm vụ
tức thời, một lần, lời văn tác phẩm không chỉ có tác dụng đó, nó còn có tham
vọng trở thành lời nói cho nhiều lần, với muôn đời. Lời nói phụ thuộc vào
hoàn cảnh nói, nếu tách khỏi hoàn cảnh ấy lời nói trở nên vô nghĩa. Trái lại,

lời văn nghệ thuật lại tương đối độc lập với hệ thống giao tiếp tự nhiên. Nó có
thể bị tách rời với ngữ cảnh tức thời và tham gia vào nhiều ngữ cảnh khác.
Lời nói thông thường không trọn vẹn đầy đủ. Lời văn, trái lại luôn luôn là
hiện tượng trọn vẹn đầy đủ để tự nó có thể thuyết minh ý nghĩa của nó trong
môi trường giao tiếp văn học. Sự tổ chức lời nói thành lời văn nghệ thuật là để
nâng lời nói lên mức nghệ thuật, nâng ý thức hàng ngày lên mức văn học. Nó
giúp cho người ta cảm thụ đời sống và lời nói một cách mới mẻ.
Cần phải phân biệt thuật ngữ lời văn nghệ thuật với các thuật ngữ:
Ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, lời văn. Đây là những
thuật ngữ có những nét nghĩa tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất
với nhau.
Ngôn ngữ là “ hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong cùng cộng đồng người dùng làm công cụ giao tiếp với
nhau”. Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học chứ chưa phải là lời văn
nghệ thuật. Từ ngôn ngữ đến lời văn nghệ thuật là cả một quá trình lao động
gian khổ công phu của nhà văn [32].
Ngôn ngữ nghệ thuật “ là một hệ thống các phương thức, phương tiện
tạo hình biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của
một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê,
ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh, cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật
của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [32,185].


11

Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để “chỉ một cách bao quát các hiện
tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước,
trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học” [32, 215].
Như vậy, các thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học có nội
hàm rộng hơn thuật ngữ lời văn nghệ thuật. Song do ba thuật ngữ này vẫn có

những nét nghĩa trùng nhau nên trong thực tế nhiều khi chúng được dùng
tương đương nhau, có thể thay thế cho nhau.
Hai thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật cùng cần được phân biệt.
Các nhà lý luận đã khái quát các dạng lời văn: lời văn nghệ thuật, lời văn luật
pháp, lời văn sách vở và ca hát của nhà thơ trong một số thời đại…. Lời văn
nghệ thuật cũng chỉ là một dạng của lời văn, do đó, phải dùng thuật ngữ lời
văn nghệ thuật mới khu biệt rỡ lời văn trong một tác phẩm văn học. Nếu
muốn dùng thuật ngữ lời văn, để thay thế lời văn nghệ thuật theo lối rút gọn
thì phải đặt trong văn cảnh cụ thể.
Từ việc phân biệt các thuật ngữ như trên giúp cho người nghiên cứu lời
văn nghệ thuật xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình là ngôn ngữ mang
tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm văn học
chứ không phải ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ
với tư cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học.
Về khái niệm lời văn nghệ thuật thì mỗi thời đại lại có cách quan niệm
riêng. Văn học cổ với quan niệm “ nguyên tử luận ”coi bài văn là một tấm
thêu do những sợi ngôn từ dệt nên, coi tác phẩm là tập hợp của những từ rời.
Vì thế cho rằng: xem xét lời văn trước hết là xem xét nghệ thuật tổ chức các
đơn vị từ vựng, cú pháp của ngôn ngữ, đặc biệt là cảm thụ lời văn nghệ thuật
qua câu hay từ đắt, những “nhãn tự’’ , “ thần cú ”. Đến văn học hiện đại, với
quan niệm hệ thống, người ta lại cảm thụ lời văn qua các nguyên tắc nghệ


12

thuật thẩm mĩ của nó, thể hiện một quan niệm nghệ thuật nhất định. Từ đó,
xuất hiện thêm một đơn vị nghệ thuật mới: giọng điệu. Với quan niệm mới
này, chất liệu của văn học không chỉ dừng ở từ, ở câu, mà còn là giọng, là lời.
“ Lời văn tác phẩm văn học chẳng những biểu hiện đặc điểm cá tính, bản chất
xã hội của nhân vật mà còn trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp

phần hình thành sắc diện, tình điệu tác phẩm, tích cực thực hiện nhiệm vụ tối
cao của tác phẩm” [25,28].
1.1.2. Vai trò của lời văn nghệ thuật
1.1.2.1. Hình tượng văn học bao giờ cũng gắn liền với một chất liệu cụ
thể. Mối quan hệ giữa hình tượng và chất liệu không phải là sự kết hợp bề
ngoài mà là sự thâm nhập, thẩm thấu vào nhau. Chất liệu là phương thức tồn
tại của hình tượng. Nhà văn ngay từ khi có ý tưởng, tư duy đã dựa trên những
khả năng của chất liệu. Chẳng hạn, nghệ thuật điêu khắc tư duy bằng hình
khối, mảng, đường nét; âm nhạc lại tư duy bằng nhạc điệu và âm sắc của dụng
cụ; điện ảnh sân khấu là loại hình nghệ thuật tư duy tổng hợp kết hợp nhiều
chất liệu khác nhau. Cũng như vậy, nhà văn với tư cách là nghệ sỹ ngôn từ đã
tư duy nghệ thuật dựa trên khả năng biểu đạt của chất liệu ngôn từ. Vì thế, với
bản chất là hình thức của ngôn từ, trong mỗi tác phẩm văn học, lời văn nghệ
thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó chính là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp
xúc của người đọc với tác phẩm, trực tiếp tạo lên những hình tượng, biểu hiện
nghệ thuật, “ góp phần hình thành sắc diện, tình điệu tác phẩm, thực hiện mục
tiêu tối cao của tác phẩm” [25,28]. Lời văn nghệ thuật cũng là “hình thức vật
chất duy nhất cho sự tồn tại của nội dung tác phẩm” [1,308]. Qua lời văn nghệ
thuật mà toàn bộ thế giới nghệ thuật được định hình. Cũng từ đó người đọc có
cơ sở tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng và các lớp nội dung ý nghĩa của
văn bản nghệ thuật. So với các yếu tố hình thức văn học khác, lời văn nghệ
thuật được đánh giá là yếu tố quan trọng bậc nhất của hình thức tác phẩm. Tất


13

cả hình tượng nhân vật, thiên nhiên, phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề
cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người…và mọi yếu tố cấu
thành tác phẩm văn học khác chỉ được nắm bắt qua các loại hình lời văn nghệ
thuật.

1.1.2.2. Lời văn nghệ thuật mang đậm dấu ấn của thời đại và tác giả.
Mỗi nhà văn đều luôn có ý thức cao trong việc lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ
dân tộc để nâng nó lên thành nghệ thuật. Vì vậy, lời văn nghệ thuật còn là
phương tiện biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách nhà văn. Khrapchenko
đã từng lưu ý các nhà phong cách học cần coi trọng lời văn nghệ thuật bởi “ý
nghĩa của nó không chỉ là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn
như là hiện tượng của phong cách ”[55,191]. Và cũng bởi thế, nghiên cứu lời
văn nghệ thuật sẽ góp phần soi sáng tư tưởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật
và đánh giá đúng các tài năng văn học, thời đại văn học.Ý thức sâu sắc về tầm
quan trọng của lời văn nghệ thuật trong khám phá cảm thụ văn học cần phải
chú ý đầy đủ đến những tìm tòi, đóng góp của tác giả về nghệ thuật sử dụng
ngôn từ, kiến tạo lời văn. Nếu không, sẽ rất có thể biến công việc nghiên cứu
văn học thành sự nghiên cứu tư tưởng, chính trị xã hội đơn thuần mà bỏ qua
những giá trị thẩm mỹ đích thực của văn học. Không nghiên cứu lời văn nghệ
thuật là bỏ qua mặt quan trọng của tác giả văn học với tư cách là nghệ sĩ của
loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam những nhà
văn lớn đồng thời cũng là những bậc thầy ngôn từ có đóng góp to lớn cho sự
phát triển ngôn ngữ dân tộc. Không phải thế mà Truyện Kiều, đến nay vẫn
làm say lòng người ở vẻ đẹp của ngôn từ và sự trong sáng của Tiếng Việt. Vẻ
đẹp lời văn nghệ thuật thường được đề cao với sự “ trau chuốt, chính xác,
trong sáng, phong phú, gợi cảm” và làm sao tái hiện được sinh động con
người và thế giới mà nó miêu tả.


14

1.1.2.3. Lời văn nghệ thuật truyền cho độc giả một điểm nhìn cá thể
hóa theo ý đồ cá tính sáng tạo của nhà văn hay của nhân vật, hoặc có sự kết
hợp đan xen cả hai, cốt đưa độc giả nhập vào cuộc đời nhân vật văn học nắm
bắt được cái nhìn mới mẻ, giàu cá tính, giàu ý nghĩa và cảm hứng. Vai trò này

của lời văn nghệ thuật bộc lộ rất rõ trong văn xuôi: tiểu thuyết, truyện ngắn.
Như vậy có thể thấy, lời văn nghệ thuật là vấn đề rất ý nghĩa. Các nhà
văn qua nhiều thời đại không ngừng sáng tạo làm cho nó ngày một trau chuốt,
sinh động, gợi cảm và phong phú để xây dựng lên ngôn ngữ chuẩn hóa, trong
sáng, giàu đẹp của dân tộc.
1.1.3. Các thành phần và các phương tiện của lời văn nghệ thuật
1.1.3.1. Các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên),“ thành phần cơ
bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của người trần thuật, người kể
chuyện), là lời trực tiếp(của nhân vật), được tổ chức theo cách thức hoạt động
giao tiếp (lời đối thoại, lời độc thoại), và theo loại hình nghệ thuật (tự sự, trữ
tình, kịch), cách tư duy nghệ thuật (lãng mạn hiện thực, tượng trưng…), loại
hình văn hóa nghệ thuật (dân gian, thành văn…), ý thức nghệ thuật (một
giọng, hai giọng, nhiều giọng, mức độ đa nghĩa…), phong cách nhà
văn…”[13,188].
Theo các tác giả giáo trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), thì
“ Trong văn học tự sự, lời gián tiếp đóng vai trò chủ đạo. Lời trực tiếp được
tác giả lựa chọn, đưa vào cấu trúc trần thuật những chỗ cần thiết” [25, 330].
Tuy nhiên, sự phân biệt lời trực tiếp và lời gián tiếp không phải là tuyệt đối.
Trong nhiều trường hợp, chúng hòa trộn vào nhau: Trong lời trực tiếp có yếu
tố gián tiếp, trong lời gián tiếp có yếu tố trực tiếp.


15

Lời gián tiếp:
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, lời gián tiếp là “lời văn đảm đương
chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện, phân
biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng. Lời
gián tiếp là lời của người trần thuật, người kể chuyện. Đây là cách gọi ước lệ

để chỉ chức năng trần thuật của lời văn, dù là lời kể theo ngôi thứ nhất ”.
Lời gián tiếp có hai nhiệm vụ thống nhất: tái hiện và phân tích, lý giải
thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người, cảnh vật, đồ vật, tái hiện và
phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác”.
Như vậy, lời gián tiếp bao gồm: lời văn tả, lời văn kể, lời phân tích,
bình luận (lời trữ tình ngoại đề) của tác giả.
Lời gián tiếp là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều dạng thức.
Nhà nghiên cứu Nga M.Bakhtin đã lập bảng phân tích các dạng với nhiều
giọng khác nhau. Trong đó có mấy dạng chủ yếu sau:
Lời kể một giọng: Đó là lời kể tái hiện bình luận các hiện tượng của thế
giới trong ý nghĩa khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của nhà văn, không
có liên quan gì tới ý thức, suy nghĩ của người khác về chúng. Bản chất lời một
giọng là lời kể hướng tới sự vật nhằm tái hiện, giới thiệu về nó”. Lời kể một
giọng là dạng thức lời kể đơn giản nhất, cổ xưa nhất và phổ biến ở văn học
dân gian, văn học cổ với đặc trưng là tính chính xác trong việc gọi tên sự vật
và tái hiện đối tượng khách quan. Các truyện cổ dân gian Việt Nam như: Tấm
Cám, Thạch Sanh, Trầu Cau… theo kiểu lời kể đó.
Lời kể nhiều giọng: Đó là kiểu lời văn tái hiện, phẩm bình các hiện
tượng hướng tới lời và ý thức người khác, tranh biện, phản bác hay biểu thị sự
đồng cảm. Nói cách khác nó vừa hướng vào tái hiện đối tượng lại vừa đối


16

thoại ngầm với lời người khác ngoài đối tượng, hoặc đối thoại ngầm với chính
đối tượng. Đây là loại lời kể phát triển và phong phú nhất trong văn học hiện
đại. Một số dạng thường gặp của nó là: lời nửa trực tiếp, lời văn nhại, lời
phong cách hóa.
Lời nửa trực tiếp: là lời gián tiếp, bao hàm các yếu tố khác nhau của lời
trực tiếp. Về hình thức là lời của tác giả nhưng tiếng nói bên trong là của nhân

vật. Người đọc như đứng ở chỗ giao nhau của người trần thuật và ý thức nhân
vật mà ý thức nhân vật là đối tượng miêu tả. Nói một cách cụ thể đó là lời trần
thuật nói thay ý nghĩ của nhân vật, nhằm bộc lộ nội tâm nhân vật. Ở lời văn
gián tiếp ý thức, ngữ điệu là của nhân vật. Hình thức lời kể này giúp nhà văn
vừa miêu tả nhân vật, vừa thể hiện ý thức nhân vật đối với bản thân trực tiếp
miêu tả thế giới bên trong của nhân vật với sự phân tích khách quan của tác
giả. Đọc những đoạn văn viết theo lời kể gián tiếp, người đọc thấy được tiếng
lòng thổn thức của nhân vật, nhân vật tự cảm mà không nói, người trần thuật
nói ra lời thầm kín ẩn sâu của nó. Chẳng hạn đoạn văn trong truyện Chút
thoáng Xuân Hương của Nguyễn Huy Thiệp: “ Tổng cóc uống chén rượu nữa.
Ông lấy cái tráp sơn đen đựng tiền dùng những ngón thô ráp lần từng đồng.
Ông chán ghê gớm. Trong cuộc đời mình ông vất vả nhiều, ông đã buôn một
bán mười, đã thu tô cấy rẽ đã toan tính từng nước cờ đời nhưng trong mình
vẫn cứ tê tái, cảm giác thua cuộc thế nào. Ông thấy trong đời toàn những
thằng ác, thằng hèn, nhưng lại khôn ranh như cáo. Ông sợ nhất bọn nho giả,
sợ đám chiêu ấm và bọn tập tọng văn chương. Ở trong cuộc đời chúng lấy lý
đạo dồn ông vào bẫy thiện tâm tín nghĩa, làm cho ông lơi cái sắc, cái lạnh vốn
có của ông. Đúng lúc mà ông do dự thì chúng phỗng sạch, đôi khi đã dăm ba
lần ông suýt trở nên trắng tay. Sợ thật, ông thấy gai người…”.
Lời văn nhại: là hình thức lời văn mà lời nói bằng giọng người khác có
đưa vào đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời


17

người đó. Ví dụ, trong Đôi mắt của Nam Cao có đoạn sử dụng lời văn nhại: “
Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê đủ thứ. Toàn là những người ngu
độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả. Cha con anh em ruột cũng chẳng
tốt với nhau. Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố
nhăng. Viết chữ Quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả

lên. Mở miệng ra là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát
xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ mới chả tân dân chủ nữa chứ mới
khổ thiên hạ chứ…”. Đây là ví dụ điển hình về hình thức giễu nhại: lời vợ
chồng nhân vật Hoàng nhại lời những người nông dân, lời nhại của nhân vật
Độ nhại lại lời nhân vật Hoàng với cảm quan phê phán tính phiến diện lệch
lạc trong cái nhìn nhận con người của nhân vật Hoàng.
Lời phong cách hóa: là kiểu lời trần thuật bằng giọng người khác mà
khuynh hướng nghĩa cùng chiều với lời giọng ấy, để tạo ra sắc thái, không khí
cá thể. Chẳng hạn đoạn văn xuôi: “ Từ ngày lên Ki Chu Phìn, Thuận luôn có
cảm giác sống trong một thế giới bưng bít, biệt lập. Căn nhà lập tranh bé nhỏ
của chị nép mình cạnh rừng vầu. Gian ngủ liền vách với lớp học. Những đêm
xuân, Thuận nằm nghe tiếng dúi gặm măng gồn gột sau nhà. Quanh năm
sương mù vón lại trên núi Rú. Ngọn núi xám ngắt tỏa khí lạnh buốt, nhô ra
bức thành đá đứt sẹo, lởm chởm, phủ cây dại bùng nhùng. Lâu lâu, từ núi
vọng về một âm thanh đục ngầu của đá lở. Gió rít lục ục trong rừng gầu đắng,
rừng nứa ngộ, nghe như nghẽn lại trong tầm lá rì rầm” (Cơn mưa hoa mận
trắng - Phạm Duy Nghĩa). Lời văn với những từ ngữ gìau sức gợi đã miêu tả
ý thức nhân vật, nói lên cảm giác cô độc của nó. Lời gián tiếp phong cách hóa
thường mô phỏng theo lời nào đó, ý thức nào đó không thuộc đối tượng miêu
tả nhưng nó mang thêm “những ý vị bổ sung”.


18

Lời trực tiếp:
Là lời của nhân vật bao gồm lời độc thoại và lời đối thoại, lời đối thoại
gắn với việc các nhân vật đối đáp hướng vào nhau, tác động đến nhau. Lời
độc thoại thì lại khác, nhân vật không nhằm hướng đến người khác và không
có sự qua lại giữa các nhân vật. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khó có thể
chỉ ra một ranh giới dứt khoát giữa lời độc thoại và lời đối thoại. Trong loại

hình tự sự, việc phân biệt hai loại lời này đôi khi chỉ mang tính tương đối và
không thể quá rõ ràng.
Lời đối thoại: Tính đối thoại xuất hiện trong sự giao tiếp song phương
qua lại mà lời nói này là sự phản ứng lại lời nói khác theo trật tự thời gian
nhất định. Các yếu tố của tính đối thoại có mặt trong phần lớn mọi lời nói. Lời
nói con người theo quy luật giao tiếp trước hết là sự đáp lại đối với những lời
ai đó đã nói trước, và thứ hai, nó hướng tới một kẻ xác định (trực diện hoặc
không trực diện). Có thể nói trong mọi lời nói đều thể hiện ít hay nhiều thuộc
tính đối thoại. Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự
tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc, trong không
khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại. Lời đối thoại thường kèm
theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người.
Tồn tại trong sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía trong đó sự chủ
động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia
(giữa những phía tham gia giao tiếp), mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi
phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy.
Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, đối thoại được hiểu là: thứ nhất:
là sự giao tiếp bằng lời giữa hai người (hoặc nhiều hơn) với nhau; thứ hai: là
một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái


19

tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật; thứ ba: là một thể loại văn học
châu Âu, nghiêng về nội dung chính luận triết lý, trong đó tư tưởng tác giả
được triển khai dưới dạng trò chuyện, tranh cãi giữa hai hoặc nhiều người. Có
lẽ cách hiểu thứ hai là phù hợp bởi đối thoại được nhìn nhận không chỉ đơn
giản từ góc độ ngôn ngữ là các phát ngôn giao tiếp qua lại giữa các chủ thể.
Trong văn học, đối thoại được hiểu như là một phương tiện khám phá nghệ
thuật thể hiện cuộc sống của nhà văn, nó mang chức năng thẩm mĩ.

Nhà nghiên cứu M.Bakhtin trong công trình Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiépki cũng đưa ra quan niệm của mình về đối thoại, trong đó ông nhấn
mạnh bản chất đối thoại của ý thức và ngôn từ. Đối thoại, hay nói chính xác
hơn " tính đối thoại” được hiểu như là sự thâm nhập thường xuyên của ngôn
ngữ người khác vào ngôn ngữ của một chủ thể, tạo thành tính đối thoại bên
trong của phát ngôn đó. Theo M. Bakhtin tính đối thoại: "là bản chất của ý
thức, bản chất của cuộc sống con người (...) Sống tức là tham gia đối thoại
(...) Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người của mình
và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi”.
[54,12]. Đối thoại thông thường được biểu hiện ở hai dạng: giao tiếp đối thoại
và quan hệ đối thoại. Giao tiếp đối thoại là quan hệ giữa các lời nói. "Chân lý
này không nảy sinh và không nằm trong đầu một con người riêng lẻ, nó nảy
sinh giữa những con người đang cùng nhau đi tìm chân lý và trong quá trình
giao tiếp đối thoại giữa họ với nhau" [54,12]. Như vậy, có một sự thâm nhập
thường xuyên của ngôn từ chủ thể đến đối tượng và từ đối tượng đến chủ thể,
tạo thành tính đối thoại bên trong của những phát ngôn; có một sự soi rọi lẫn
nhau giữa các phát ngôn trong quan hệ giao tiếp đối thoại. Quan hệ đối thoại
là sự giao tiếp giữa các chủ thể lời nói và những quan hệ hình thành trong
giao tiếp. Sự giao tiếp ấy tạo tính đối thoại, đối thoại tư tưởng. Như vậy, tính


20

chất đối thoại không chỉ phát sinh giữa các lời nói của chủ thể, mà còn phát
sinh giữa các chủ thể lời nói.
Đối thoại quan trọng trong sáng tác văn học là giữa tác giả với độc giả.
Bởi lẽ, một tác phẩm văn học ra đời chỉ có ý nghĩa khi nó được người đọc đón
nhận với những trạng thái quan điểm, cảm xúc khác nhau. Có thể là gián tiếp
đối thoại, hoặc trực tiếp đối thoại (khi bạn đọc trực tiếp bày tỏ thái độ đối với
tác giả). Một hình thức đối thoại cụ thể trong tác phẩm văn học là đối thoại

giữa các nhân vật với nhau mà biểu hiện cụ thể với các kiểu thoại trực tiếp,
thoại dẫn theo lời kể của tác giả. Lời thoại của nhân vật là "hình thức kể
chuyện cá thể hóa triệt để tính cách và tình huống đối thoại”, và lời nhân vật
thường được nhìn từ một người kể chuyện bên ngoài ở ngôi 3. Ở loại hình tự
sự, lời thoại nhân vật mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó thể hiện khả năng
sáng tạo của nhà văn. Ở những nhà văn tài năng, nhiều khi không cần phải
miêu tả diện mạo, xuất thân thành phần xã hội mà chỉ nghe các lời nhân vật
đối đáp, người đọc cũng đã hình dung đầy đủ về nhân vật với những phẩm
chất đặc trưng của nó. Trong văn xuôi có hai dạng lời thoại căn bản là kiểu
đối thoại trực tiếp và thoại dẫn.
Lời thoại trực tiếp được xác định nhờ các dấu hiệu, về hình thức: mỗi
lời nhân vật được trình bày bằng cách xuống dòng và gạch đầu dòng. Về nội
dung, lời đối đáp là lời của nhân vật, không bị ngắt quãng bởi lời tác giả. Lời
tác giả chỉ có ý nghĩa dẫn dắt đưa đẩy, bình luận, giải thích chứ không dùng
thay lời nhân vật và dẫn dắt câu chuyện.
Thoại dẫn theo lời kể của tác giả: là đối thoại được tác giả lựa chọn,
dẫn dắt trong quá trình đối thoại giữa các nhân vật. Đây là điểm khác căn bản
của nó so với lời thoại trực tiếp. "Do sự ngắt quãng bởi lời người trần thuật,
người trần thuật thường xuyên xen vào bình luận giải thích nên chỉ khi nào lời


21

người trần thuật dẫn dắt sang một chủ điểm khác, thời gian thay đổi theo một
chiều nhất định, lúc ấy mới xác định được thoại dẫn”. Thoại dẫn theo lời kể
của tác giả, về đặc trưng hình thức giống thoại trực tiếp. Trong văn xuôi nhà
văn dùng lời thoại nhân vật xem như sự trích dẫn lời nói của mình. Tác giả
không nhất thiết lúc nào cũng phải dấu mình đi, một mặt để cho nhân vật nói
năng một cách tự do thoải mái, mặt khác tác giả lộ rõ thái độ chủ quan với
từng lời nhân vật thông qua lời thoại và lời xen kẽ trong đối thoại. Đó là

những lời bình giá, giải thích dẫn dắt sự kiện, tình huống cuộc thoại. Đôi khi
thành phần này có vẻ tỏ ra có vai trò thiết yếu hơn bản thân những lời đối
thoại trực tiếp của nhân vật. Ở thoại dẫn, tác giả chỉ cho nhân vật nói những
lời thật sự cần thiết, chứa nhiều ẩn ý, suy ý. Trong khi thoại trực tiếp chấp
nhận cả ngôn ngữ với khẩu ngữ. Về mặt thông tin, lời thoại dẫn có khả năng
truyền đạt hiệu quả hơn.
Nhà văn xây dựng các cuộc đối thoại nhằm phản ánh một cách khách
quan về con người, nhờ đối thoại mà tính cách nhân vật được khắc họa, kết
cấu tác phẩm được hình thành. Đối thoại chính là một biện pháp nghệ thuật.
Tính đối thoại trong loại hình tự sự được triển khai trên nhiều cấp độ. Đó có
thể là sự đối thoại giữa các nhân vật, sự đối thoại trong độc thoại, đối thoại
giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong diễn ngôn nghệ thuật. Tính đối
thoại cho phép nhà văn biểu hiện tính đa nguyên của văn hóa từ cái nhìn hiện
đại. Tại đấy, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng
với tác giả. Tính đối thoại trong ngôn ngữ văn xuôi là một minh chứng sống
động cho tính dân chủ của thể loại.
Lời độc thoại: là hình thức lời văn nghệ thuật mà nhân vật không “đòi
hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện
thoải mái cả trong hình thức nói lẫn viết. Bề ngoài lời độc thoại không bị ai


×