Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh trường trung học cơ sở Minh Trí Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 108 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN NGỌC THÙY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH
HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS
MINH TRÍ, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số:60
42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hưng người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận
văn.
Em xin bày tỏ sự kính trọng lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ
môn Sinh lý người và động vật, Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp. Phòng quản
lý khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các
em học sinh của trường trung học cơ sở Minh Trí đã giúp tôi hoàn thành khóa


luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thùy


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thùy


4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BMI

: Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)


BVSKTE : Bảo vệ sức khỏe trẻ em
CED

: Choronic Enegry Deficiency (Thiếu năng lượng đường diễn)

Cs

: Cộng sự

HSSH

: Hằng số sinh học

KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
NCHS

: National Center for Heath Statistic

Nxb

: Nhà xuất bản

FAO

: Food and Agriculture Organization

THCS

: Trung học cơ sở


WHO

: Wold Health Organization


5

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
1. Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính .. 29
2. Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau ...................................................................................... 32
3. Bảng 3.3. Chiều cao ngồi (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính .... 33
4. Bảng 3.4. Chiều cao ngồi của học sinh tại một số tỉnh khác nhau trong
nước................................................................................................ 36
5. Bảng 3.5. Chỉ số thân của học sinh theo tuổi và theo giới tính .................. 37
6. Bảng 3.6. Chỉ số thân của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
.............................................................................................. 38
7. Bảng 3.7. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và theo giới tính .............. 39
8. Bảng 3.8. Cân nặng của học sinh theo một số nghiên cứu của các tác giả khác
nhau ...................................................................................... 41
9. Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính
.............................................................................................. 42
10. Bảng 3.10. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các
tác giả khác nhau ................................................................... 45
11. Bảng 3.11. Vòng bụng (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính....... 46
12. Bảng 3.12. Vòng bụng (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau .............................................................................. 48
13. Bảng 3.13. Vòng mông của học sinh theo tuổi và theo giới tính .............. 49
14. Bảng 3.14. Vòng mông (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả

khác nhau .............................................................................. 51
15. Bảng 3.15. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và theo giới tính ........... 52
16. Bảng 3.16. Chỉ số Pignet của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau ...................................................................................... 54
17. Bảng 3.17. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và theo giới tính. ............. 56


6
18. Bảng 3.18. Chỉ số BMI của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau ...................................................................................... 58
19. Bảng 3.19. Phân bố thể trạng của học sinh .............................................. 59
20. Bảng 3.20. Phân bố học sinh theo giới tính và mức dinh dưỡng .............. 61
21. Bảng 3.21. Tần số tim của học sinh theo tuổi và theo giới tính................ 62
22. Bảng 3.22. Tần số tim (nhịp/phút) theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
.............................................................................................. 63
23. Bảng 3.23. Huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và theo giới tính ..... 65
24. Bảng 3.24. Huyết áp tâm trương của học sinh theo tuổi và theo giới tính 65
25. Bảng 3.25. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo nghiên cứu của các
tác giả khác nhau ................................................................... 67
26. Bảng 3.26. Huyết áp tâm trương (mmHg) theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau .............................................................................. 68
27. Bảng 3.27. Tần số thở của học sinh theo tuổi và theo giới tính................ 69
28. Bảng 3.28. Nhịp thở (lần/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau ............................................................................. .71
29. Bảng 3.29. Thời gian phản xạ thị giác - vận động (ms) của học sinh theo tuổi
và theo giới tính. ................................................................... 72
30. Bảng 3.30. Thời gian phản xạ thính giác - vận động (ms)của học sinh theo
tuổi và theo giới tính. ............................................................ 73
31. Bảng 3.31. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh theo nghiên
cứu của các tác giả khác nhau............................................... .75

32. Bảng 3.32 . Tỉ lệ (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam nữ .................. 76
33. Bảng 3.33. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu trung bình của học sinh nữ và tuổi
xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam ....................... 78
34. Bảng 3.34. Tỉ lệ (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam ở một số tỉnh
khác nhau .............................................................................. 78
35. Bảng 3.35. Tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam tại một số
tỉnh khác nhau ở nước ta ....................................................... 79


7
36. Bảng 3.36. Tỉ lệ (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nữ ở một số tỉnh
khác nhau .............................................................................. 80
37. Bảng 3.37. Tuổi kinh nguyệt trung bình theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau ...................................................................................... 82
38. Bảng 3.38. Tuổi kinh nguyệt của trẻ em một số nước Châu Á, Châu Âu giai
đoạn 1995-1999 ([19]). ......................................................... 83
39. Bảng 3.39. Độ dài chu kì kinh nguyệt và thời gian chảy máu chu kì kinh
nguyệt ở học sinh nữ ............................................................. 84
40. Bảng 3.40. Thời gian (ngày) chảy máu trong chu kì kinh nguyệt theo nghiên
cứu của các tác giả khác nhau................................................ 84
41. Bảng 3.41. Độ dài chu kì kinh nguyệt theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau ...................................................................................... 85
42. Bảng 3.42. Thời điểm xuất hiện trứng cá trên mặt của học sinh nam, nữ..85
43. Bảng 3.43. Tỉ lệ phần trăm (%) xuất hiện lông nách của học sinh nam, nữ
theo tuổi và theo giới tính ...................................................... 86
44. Bảng 3.44. Tỉ lệ phần trăm (%) xuất hiện lông nách của học sinh theo nghiên
cứu của các tác giả khác nhau................................................ 87
45. Bảng 3.45. Tỉ lệ (%) xuất hiện lông mu của học sinh theo tuổi và theo giới
tính ........................................................................................ 88
46. Bảng 3.46. Tỉ lệ (%) phát triển lông mu theo nghiên cứu của các tác giả khác

nhau ...................................................................................... 89
47. Bảng 3.47. Tỉ lệ (%) phát triển tuyến vú của học sinh nữ ........................ 89
48. Bảng 3.48. Phát triển tuyến vú của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác
giả khác nhau. ....................................................................... 90

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Trang
1. Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh nam và nữ theo tuổi
và theo giới tính .................................................................. 30
2. Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao đứng của học sinh ............ 30


8
3. Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của các tác giả khác nhau ..... 32
4. Hình 3.4. Đồ thị thể hiện mức tăng chiều cao ngồi của học sinh theo tuổi và
theo giới tính ....................................................................... 34
5. Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao ngồi của học sinh ............. 35
6. Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn chiều cao ngồi của học sinh ở một số tỉnh khác
nhau .................................................................................... 36
7. Hình 3.7. Đồ thị thể hiện mức tăng cân nặng của học sinh theo tuổi và theo
giới tính ............................................................................... 40
8. Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của học sinh ...................... 40
9. Hình 3.9. Đồ thị thể hiện mức tăng vòng ngực trung bình của học sinh theo
tuổi và theo giới tính ........................................................... 43
10. Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn mức tăng vòng ngực trung bình của học sinh44
11. Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn vòng bụng của học sinh theo tuổi và theo
giới tính ............................................................................... 46
12. Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn mức tăng vòng bụng của học sinh................ 47
13. Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn vòng mông của học sinh theo tuổi và theo giới
tính ...................................................................................... 50

14. Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn mức tăng vòng mông của học sinh .............. 50
15. Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và theo giới tính
...................................................................................................... 53
16. Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn mức giảm Pignet của học sinh............................. 53
17. Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện chỉ số Pignet của học sinh nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau .................................................... 55
18. Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện chỉ số Pignet của học sinh nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau .................................................... 55
19. Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn BMI của học sinh theo tuổi và giới tính .... 56
20. Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn mức tăng BMI của học sinh ...................... 56
21. Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện chỉ số BMI của học sinh nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau .................................................... 58


9
22. Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện chỉ số BMI của học sinh nữ theo nghiên cứu của
các tác giả khác nhau. .......................................................... 59
23. Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng ........... 60
24. Hình 3.24. Biểu đồ biểu diễn tần số tim của học sinh theo tuổi và theo giới tính
...................................................................................................... 63
25. Hình 3.25. Đồ thị thể hiện tần số tim của học sinh theo nghiên cứu của các
tác giả khác nhau ................................................................. 64
26. Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn huyết áp động mạch (mmHg) của học sinh theo
tuổi và theo giới tính ........................................................... 66
27. Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm thu của học sinh theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau .................................................... 68
28. Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm trương của học sinh theo nghiên
cứu của các tác giả khác nhau.............................................. 69
29. Hình 3.29. Biểu đồ biểu diễn tần số thở của học sinh theo tuổi và theo giới
tính ...................................................................................... 70

30. Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn tần số thở của học sinh theo nghiên cứu của các
tác giả khác nhau ................................................................. 71
31. Hình 3.31. Đồ thị biểu diễn thời gian phản xạ cảm giác –vận động
của học sinh theo tuổi và theo giới tính................................. 73
32. Hình 3.32. Đồ thị biểu diễn thời gian phản xạ thị giác vận động của học sinh
theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau .......................... 75
33. Hình 3.33. Đồ thi biểu diễn thời gian phản xạ thính giác - vận động của học
sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau ................... 76
34. Hình 3.34. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh
nam, nữ ............................................................................... 77
35. Hình 3.35. Biểu đồ thể hiện phần trăm tuổi xuất hiện lông nách của nam và
nữ ........................................................................................ 86
36. Hình 3.36. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm xuất hiện lông mu ở học sinh
nam và nữ............................................................................ 88


10

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của cơ thể ............... 4
1.1.1. Những nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực ................................. 4
1.1.2. Những nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan ........ 7

1.1.2.1. Tần số tim và huyết áp động mạch.............................................. 7
1.1.2.2. Tần số thở .................................................................................. 8
1.1.2.3. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động ...................................... 9
1.1.2.4. Tuổi dậy thì .............................................................................. 10
1.2. Khái quát các giai đoạn phát triển ở trẻ. ............................................ 11
1.3. Tuổi dậy thì và những biến đổi ở tuổi dậy thì .................................... 14
1.3.1. Đặc điểm của trẻ em ở lứa tuổi học sinh THCS ............................... 14
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi THCS ... 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 22


11
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 22
2.2.1. Phương pháp đo các giá trị về hình thái........................................... 22
2.2.2. Phương pháp đo các chỉ tiêu sinh lý ................................................ 25
2.2.3. Phương pháp đánh giá tuổi dậy thì .................................................. 27
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 29
3.1. Các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh trường THCS Minh Trí. ......... 29
3.1.1. Chiều cao ........................................................................................ 29
3.1.1.1. Chiều cao đứng ........................................................................ 29
3.1.1.2. Chiều cao ngồi ......................................................................... 33
3.1.2. Cân nặng ......................................................................................... 39
3.1.3. Vòng ngực trung bình ..................................................................... 42
3.1.4. Vòng bụng ...................................................................................... 45
3.1.5. Vòng mông ..................................................................................... 48
3.2. Các chỉ số thể lực của học sinh trường THCS Minh Trí.................... 52
3.2.1. Chỉ số Pignet ................................................................................... 52
3.2.2. BMI................................................................................................. 55

3.2.3. Tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng ................................................ 59
3.2.3.1. Tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng .......................................... 59
3.2.3.2. Tỉ lệ học sinh theo giới tính và mức dinh dưỡng ....................... 61
3.3. Các chỉ sốchức năng sinh lý của học sinh trường THCS Minh Trí ... 62
3.3.1. Tần số tim ....................................................................................... 62
3.3.2. Huyết áp động mạch........................................................................ 64
3.3.3. Tần số thở ....................................................................................... 69
3.3.4. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động ........................................... 71
3.4. Tuổi dậy thì của học sinh trường THCS Minh Trí ............................ 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 94
PHỤ LỤC


12

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau những năm thống nhất đất nước, cuộc sống của người dân Việt Nam
đã thay đổi rất nhiều. Xã hội thay đổi dẫn đến kinh tế dần phát triển đã ảnh
hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con người. Bởi vậy, muốn từng
bước thực hiện chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng
cho nhu cầu phát triển đất nước thì chúng ta cần phải chú ý bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Muốn thực hiện tốt điều này cần phải có sự tham gia của toàn xã hội, của các
ngành y tế , giáo dục… đồng thời phải biết được quy luật phát triển về hình thái,
thể lực và tinh thần. Dựa vào các kết quả này, mới có được chiến lược bảo vệ và
chăm sóc trẻ em tốt, giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Nghiên cứu các chỉ số sinh học người là việc làm của quốc gia đòi hỏi
phải có sự tham gia của các ngành y học, sinh học, giáo dục học ngay trong cuộc

sống hằng ngày… Các chỉ số sinh học người Việt Nam được các nhà khoa học
nghiên cứu từ lâu và được tổng kết trong hai cuốn “Hằng số sinh học người Việt
Nam” năm 1975 [3] và cuốn “ Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường
thập kỷ 90, thế kỷ XX” được xuất bản năm 2003 [4]. Các chỉ tiêu sinh học trong
hai cuốn trên cách nhau 15 năm nhưng đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
theo xu hướng tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý của
cơ thể cần phải được tiến hành định kỳ trong từng thời gian ngắn vì hình thái cơ
thể không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội
Đối tượng được chọn để nghiên cứu thường là học sinh, vì các về học sinh
đã được thực hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước qua công trình của các tác
giả thuộc Viện Khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà tiêu biểu


13
là tác giả Trần Trọng Thủy, Tạ Thúy Lan, Nguyễn Quang Mai, Trần Thị Loan…
[7], [25], [31], [48], [50],…Các công trình nghiên cứu trên cũng cho thấy từ 1215 tuổi là giai đoạn dậy thì . Tốc độ phát triển ở giai đoạn này nhanh hay chậm
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm hình thái và chức năng của cơ thể [44].
Vì vậy, nghiên cứu các chỉ số sinh học trên đối tượng học sinh THCS là
rất cần thiết cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng con người. Vì lý do trên
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh
trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng một số chỉ số sinh học về hình thái và sinh lý của
học sinh trường THCS Minh trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Xác định thực trạng sự tăng trưởng các chỉ số về hình thái và sinh lý qua
các lớp tuổi của học sinh.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì của học sinh THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái gồm: chiều cao đứng, chiều cao ngồi,

cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng bụng,vòng mông, chỉ số Pignet, BMI.
- Nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan bao gồm: hệ
tuần hoàn (huyết áp, tần số tim), hệ hô hấp (tần số thở), hệ thần kinh (thời gian
phản xạ cảm giác-vận động).
- Tìm hiểu tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam (tuổi xuất tinh của
nam) , nữ (độ dài chu kỳ kinh nguyệt, thời gian chảy máu chu kỳ kinh nguyệt).
- Thời gian xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ của cả nam và nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đo các giá trị về hình thái
- Phương pháp đo các chỉ tiêu sinh lý
- Phương pháp đánh giá tuổi dậy thì
- Phương pháp xử lý số liệu
5. Những đóng góp mới của đề tài


14
- Xác định thực trạng về hình thái, thể lực, chức năng của một số hệ cơ
quan của học sinh nam, nữ trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội
- - Xác định tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam, nữ để xác định thời
điểm và phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh giúp các em có kiến thức
đầy đủ về bản thân để phát triển một cách toàn diện đồng thời giáo viên nắm bắt
được tâm lý của các em để áp dụng những phương pháp giảng dạy cho phù hợp.


15

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1.Sơ lược về lịch sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của cơ thể
1.1.1. Những nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực
Cơ thể con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài, không ngừng
xảy ra trong thế giới hữu cơ. Trong quá trình tiến hóa, các chức năng sinh lý đã
phát triển và hoàn chỉnh hóa dần dần. Nhờ có sự tiến hóa không ngừng của các
chức năng sinh lý, cơ thể mới thích nghi được với điều kiện của môi trường luôn
thay đổi. Vì vậy, các nhà nhân trắc học đã dùng các phương pháp toán học và
thống kê để phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm rút ra
những kết luận phục vụ thực tiễn hàng ngày. Nhân trắc học còn cho phép chúng
ta tìm ra các quy luật về sự phát triển cơ thể con người. Vì vậy, nhân trắc học ra
đời khi con người biết đo chiều cao và cân nặng của mình [50].
Chỉ số hình thái là một trong số các chỉ tiêu được rất nhiều nhà nhân trắc
học cũng như các nhà sinh lý học quan tâm. Ngay từ thế kỷ XIII, Tenon đã coi
cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực [34]. Những nghiên cứu về
sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em được bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ
XVIII. Cuốn sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao của con người
(Wachstum der Menschen in die Lange) của

A.Stoeller được xuất bản ở

Magdeburg (Đức) vào năm 1729 [50]. Nghiên cứu về sự tăng trưởng thực sự
được trình bày trong luận văn tốt nghiệp của bác sĩ Christian Friedrich Jampert ở
trường y khoa Halle, Đức vào năm 1754 [50]. Đây là công trình nghiên cứu trên
đối tượng từ 1 - 25 tuổi tại trại trẻ mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác
ở Đức. Ông cho rằng, sự phát triển là do áp lực của máu lớn hơn sức cản của các
sợi cấu tạo nên cơ thể. Vì vậy, cơ thể phải phát triển để cân bằng áp lực. Mặc dù
sai lầm trong quan niệm về phát triển nhưng Jampert đã áp dụng những kỹ thuật


16

nhân trắc một cách khoa học và chính xác như ngày nay. Đây được xem như là
công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng của trẻ em [50].
Từ năm 1759-1777, Philibert Guesneau de Montbeilard thực hiện nghiên
cứu dọc ngay trên con trai mình, 6 tháng ông đo một lần trong 18 năm. Đây là
một phương pháp nghiên cứu tốt được áp dụng cho đến ngày nay [50]. Ngoài ra,
còn có nhiều công trình khác của Carlschule (Đức), Bowditch (Mỹ), Paul Godin
(Pháp)… đến năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học ra đời có ý nghĩa
quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới [19].
BMI được nghiên cứu ở mọi nơi trên thế giới nhằm đánh giá tình trạng
phát triển và dinh dưỡng của trẻ em. Người ta đã kết hợp nhiều đại lượng tăng
trưởng vào một số chỉ số chung như chỉ số Quetelet, Broca, BMI, Pignet…để
đánh giá được chính xác hơn. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà các tác giả lựa
chọn các chỉ số cho phù hợp với nghiên cứu của mình [45], [60].
Ở Việt Nam nhân trắc học được nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ
XX tại ban nhân học thuộc Viễn Đông Bác Cổ [45]. Năm 1942, cuốn “Hình thái
học và giải phẫu học mỹ thuật” của P.Huard và Đỗ Xuân Hợp ra đời. Đây là
công trình đầu tiên về hình thái người Việt Nam.
Việc nghiên cứu hình thái - thể lực của trẻ em đầu tiên được biết đến là
công trình của Bigot A. và Đỗ Xuân Hợp (1939) nghiên cứu trên 897 nữ sinh Hà
Nội từ 5 đến 18 tuổi (trích theo Đào Huy Khuê [23]).
Năm 1962, Phạm Năng Cường và cộng sự đã đưa thêm chỉ số vòng ngực
khi nghiên cứu thể lực của học sinh Hà Nội và đưa ra biểu đồ phát triển giống
Đỗ Xuân Hợp.
Năm 1974, Nguyễn Văn Lực và cộng sự đã nghiên cứu một số kích thước
thể lực của học sinh phổ thông miền núi (Bắc Kạn) từ 12 đến 16 tuổi [35].
Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” do Nguyễn Tấn Gi
Trọng làm chủ biên được xuất bản. Đây là một công trình khá hoàn chỉnh về các
chỉ số nhân trắc của trẻ em và người lớn từ năm 1966 đến 1972 [52].



17
Sau năm 1975, việc nghiên cứu thể lực của trẻ em được nhiều tác giả thực
hiện. Nguyễn Khải và Phạm Văn Nguyên (1978) nghiên cứu về tình hình thể lực
của học sinh từ 6 đến 18 tuổi ở thành phố Huế [21]. Thẩm Thị Hoàng Điệp và
cộng sự (1989) đã nghiên cứu về sự phát triển chiều cao, vòng ngực, vòng đầu
của người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi ở 8 tỉnh thuộc 3 miền của đất nước. Đào
Huy Khuê (1991) trong luận án “Nghiên cứu đặc điểm về kích thước hình thái,
về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể học sinh phổ thông từ 6 đến 17 tuổi ở Hà
Nội” đã đưa ra những kết luận đáng chú ý về đặc điểm hình thái thể lực của học
sinh THCS ở Hà Nội [11].
Năm 1994,1995 Trần Đình Long, Lê Nam Trà và cộng sự nghiên cứu thể
lực học sinh ở Quận Hoàn Kiếm và thị xã Thái Bình [32], [33]. Năm 1996,
Phạm Thị Sang đã tiến hành nghiên cứu chiều cao, cân nặng của nữ sinh từ 9
đến 17 tuổi ở Huế [46]. Nguyễn Quang Mai và Nguyễn Thị Lan nghiên cứu trên
học sinh nam, nữ từ 9 đến 18 tuổi thuộc các dân tộc ít người ở tỉnh Vĩnh Phúc và
tỉnh Phú Thọ [36].
Năm 2002, Trần Thị Loan đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực của 3023
học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại một số trường phổ thông ở nội thành Hà Nội [31].
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh các
dân tộc ở tỉnh Hòa Bình [7].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái của học
sinh phổ thông khá phong phú. Mặc dù, các kết quả nghiên cứu về các chỉ số này
trong các công trình nghiên cứu có chênh lệch không nhiều nhưng đều có sự
khác biệt rõ rệt ở từng lứa tuổi và theo giới tính. Mốc đánh dấu sự thay đổi
“nhảy vọt” của các chỉ tiêu nghiên cứu trong quá trình phát triển cơ thể trong các
công trình là tương đối đồng nhất, đó là giai đoạn dậy thì (từ 11 đến 15 tuổi).
Các chỉ số hình thái của trẻ em sống ở các vùng sinh thái khác nhau, trong các
điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục khác nhau không giống nhau
1.1.2. Những nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan
1.1.2.1. Tần số tim và huyết áp động mạch



18
Theo Waldo và Edmun [31] nhịp tim của trẻ em sau khi sinh vài ngày là
120 -140 nhịp/phút, khi đang bú mẹ là 110-160 nhịp/phút, khi lớn lên nhịp tim
của trẻ chậm lại. Trẻ em trước tuổi đi học có nhịp tim là 85 -100 nhịp/phút, ở
học sinh khoảng 70-74 nhịp/phút. Sự giảm nhịp tim của trẻ là do sự tăng hoạt
động của dây thần kinh số X [31].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tần số tim của trẻ em cũng được nhiều tác giả
quan tâm. Theo tác giả Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan [29] tần số tim của trẻ em
chưa ổn định cao hơn nhiều so với của người lớn và phụ thuộc vào tuổi.
Năm 1993, Ngiêm Xuân Thăng [47] đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường khô nóng và nóng ẩm lên một số hoạt động tim mạch và huyết áp của cư
dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc hai nhóm tuổi 12 đến 15 và từ 18 đến 25. Kết
quả cho thấy, tần số tim và huyết áp ở cả hai độ tuổi này đều chịu ảnh hưởng của
khí hậu. Tần số tim tăng theo sự tăng của nhiệt độ môi trường và biến đổi theo
ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ. Ngoài ra, tần số tim còn phụ thuộc vào yếu
tố lao động và trạng thái tâm lý.
Năm 1996, Trần Đỗ Trinh và cộng sự [51] nghiên cứu trị số huyết áp ở
lứa tuổi từ 15 trở lên của người Việt Nam, công trình nghiên cứu được thực hiện
ở 20 tỉnh, thuộc 7 vùng trên cả nước. Kết quả được công bố trong chương trình
nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90.
Năm 2006, Trần Trọng Thủy và cộng sự [48] Nghiên cứu chỉ số huyết áp
của học sinh phổ thông từ 18 đến 20 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số
này ở học sinh nông thôn cao hơn ở học sinh thành phố nhưng vẫn thấp hơn so
với tiêu chuẩn về huyết áp theo độ tuổi của tổ chức Y tế thế giới.
1.1.2.2. Tần số thở
Con người muốn tồn tại thì phải thở. Phổi là cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ
lấy ôxi đồng thời thải khí cacbonic nhờ quá trình hô hấp. Mỗi lần cơ thể hít vào
để lấy ôxi và thải ra khí cacbonic được gọi là một nhịp thở. Tần số thở là số lần

thở ra và hít vào trong vòng 1 phút (nhịp/phút).


19
Năm 1846, Hutchinson thiết kế ra máy đo hô hấp và đặt nền móng cho
việc xét nghiệm chức năng phổi [9]. Từ đó, việc nghiên cứu về chức năng phổi
đã có sự thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn về phương pháp nghiên cứu [58],
[59].
Theo Sackov [40], tần số thở của trẻ em giảm dần theo tuổi. Trẻ sơ sinh có
tần số thở là 40-60 lần/phút, trẻ dưới 6 tháng thở 40-35 lần/phút, trẻ từ 7 đến 12
tháng tuổi thở 35-30 lần/phút, trẻ 2 đến 3 tuổi thở 30-25 lần/phút, trẻ 10 đến 12
tuổi thở 22-20 lần/phút, trẻ 14 đến 15 tuổi thở 20-18 lần/phút.
Theo nhiều tác giả khác, tần số hô hấp của trẻ sơ sinh dao động từ 29-65
lần/phút. Tần số hô hấp trở nên ổn định và giảm dần trong quá trình phát triển
của cá thể: ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi tần số hô hấp bằng khoảng 28-30 lần/phút, trẻ 5
đến 6 tuổi chỉ số này khoảng 22-24 lần/phút, ở trẻ 7 đến 8 tuổi khoảng 22-23
lần/phút, ở trẻ 9 đến 10 tuổi khoảng 20-21 lần/phút. Không có sự khác biệt rõ
theo tần số hô hấp ở trẻ nam và nữ lứa tuổi 12 đến 16, chỉ số này dao động trong
khoảng 15-17 lần/phút [7].
Trong cuốn “Hằng số sinh học năm 1975” đã trình bày một loạt các chỉ số
cơ bản như tần số thở, dung tích sống gắng sức, thể tích khí lưu thông… và mối
quan hệ của chúng với giới tính và chiều cao của cơ thể [3].
Năm 1993, Đoàn Yên và Trịnh Bỉnh Di cũng nghiên cứu về nhịp thở, về
thể tích khí lưu thông, thể tích phổi của người Việt Nam từ 5-79 tuổi [55].
Nghiêm Xuân Thăng [47] nghiên cứu sự ảnh hưởng của khí hậu lên các chỉ số
hô hấp của ngư dân Nghệ An và Hà Tĩnh và đã cho thấy, tần số thở và dung tích
sống chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiều nhất. Nguyễn Văn Mùi cho thấy thông
số hô hấp của trẻ em nam đặc biệt tăng nhanh ở lứa tuổi 14-15 và ở trẻ nữ tăng
mạnh ở lứa tuổi 13-14…[40]
1.1.2.3. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thời gian phản xạ - giác quan
cũng được nhiều tác giả quan tâm.


20
Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [47] nghiên cứu thời gian của phản xạ
phân biệt màu sắc, âm thanh theo môi trường khác nhau và nhận thấy thời gian
phản xạ thay đổi theo độ ẩm và nhiệt độ môi trường.
Năm 1997, Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [18] đã cho thấy thời gian của
phản xạ cảm giác - vận động ở thanh thiếu niên từ 6 - 18 tuổi giảm dần theo tuổi.
Điều này chứng tỏ quá trình xử lý thông tin và ra quyết định hoạt động của các
em tốt hơn, tăng theo tuổi. Đỗ Công Huỳnh đã xây dựng một phương pháp đo
dựa vào kỹ thuật xử lý trên máy tính để xác định thời gian phản xạ cảm giác vận động. Đến bây giờ phương pháp này vẫn được các tác giả sử dụng để phục
vụ nghiên cứu.
Năm 2001, Tạ Thúy Lan và cộng sự [30] nghiên cứu thời gian phản xạ thị
giác - vận động của học sinh, sinh viên từ 15 đến 21 tuổi đã cho thấy thời gian
thính giác và thị giác vận động tăng dần theo lớp tuổi. Thời gian phản xạ cảm
giác vận động của nữ luôn dài hơn của nam.
Năm 2002, Trần Thị Loan [31] đã nghiên cứu thời gian cảm giác - vận
động của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội và cho thấy, thời
gian phản xạ cảm giác vận động của nữ giảm dần từ 6 đến 14 tuổi còn từ 15 đến
17 tuổi thì tương đối ổn định.
1.1.2.4. Tuổi dậy thì
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Tuổi dậy
cho thấy trẻ em đã bước sang giai đoạn trưởng thành. Thời điểm dậy thì cũng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố (di truyền, chủng tộc, điều kiện địa lý , môi trường
và xã hội). Vào thời điểm dậy thì sự phát triển hình thái tăng tốc độ để phù hợp
với sự biến đổi về mặt chức năng của hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể,
có sự phân ly các đặc điểm hình thái theo giới tính. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt
động với các dấu hiệu của sự trưởng thành sinh dục. Ở nữ giới xuất hiện lông

mu, lông nách, tăng kích thước bộ phận sinh dục, phát triển tuyến vú, tích tụ lớp
mỡ dưới da bụng…đặc biệt là sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Ở nam xuất


21
hiện râu, vỡ giọng… sự xuất tinh lần đầu tiên. Ở người bình thường tất cả các
biểu hiện trên xuất hiện không giống nhau
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tuổi dậy thì. Các
công trình nghiên cứu đề cập đến sự phát triển các đặc tính sinh dục ở trẻ em đã
được tiến hành nghiên cứu ở nhiều quốc gia, trên nhiều vùng sinh thái khác nhau
[10].
Năm 1927, nhóm nghiên cứu của Aschleim và Zondek (Đức), nhóm
nghiên cứu của Smith và Engel (Mỹ) nghiên cứu độc lập đã đồng thời tìm ra hai
chất trong nước tiểu có tác dụng lên hoạt động của tuyến sinh dục có trong nước
tiểu là Prolan A và Prolan B, sau này gọi là kích nang tố (FSH) và kích hoàng
thể (LH) [26]. Năm 1930, Moore và Price phát hiện ra hai chất này là do tuyến
yên tiết ra, đó là cơ sở để giải thích cơ chế điều hòa của tuyến yên đối với chức
năng sinh dục. Năm 1932, Hoglweg và Junkman là người đầu tiên đưa ra khái
niệm điều hòa ngược và chứng minh vùng dưới đồi có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc điều hòa chức năng sinh sản [27]. Năm 1961, Barracluogh và
Gorski đã kích thích điện vào vùng dưới đồi và đã tìm thấy hai trung khu điều
hòa chức năng sinh dục: trung khu phía trước điều hòa sự bài tiết kích dục tố có
tính chất chu kỳ. Trung khu này không hoạt động ở con đực và trung khu phía
sau điều hòa điều hòa sự bài tiết kích dục tố không có tính chất chu kỳ và thường
gặp ở động vật giống đực
Trước năm 1970, các nhà khoa học chỉ nói đến vai trò của các chất nội tiết
trong điều hòa chức năng sinh sản. Đến nay người ta đã nhận thấy, cơ chế là
thần kinh và thể dịch. Sự điều hòa sinh sản theo cơ chế thần kinh và nội tiết
được thực hiện theo nhiều bậc với sự tham gia của vỏ não [38]
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tuổi dậy thì: Đinh

Kỷ, Lương Thị Bích Hồng nghiên cứu về tuổi dậy thì ở nội thành Hà Nội, ở
nông thôn Thái Bình (1978), ở thành phố Hồ Chí Minh (1980); Phạm Minh Đức,
Lê Thị Liên, Phùng Thị Liên và cộng sự nghiên cứu chu kỳ kinh nguyệt của học
sinh Thượng Đình, Hà Nội [14]. Năm 1990, Đào Huy Khuê [25], nghiên cứu về


22
tuổi dậy thì của học sinh ở thị xã Hà Đông. Năm 1998, Lê Thị Tình, Phạm
Quỳnh Hoa [49] nhận xét tuổi bắt đầu có kinh nguyệt của một số dân tộc ở vùng
núi phía Bắc. Năm 2002, Nguyễn Phú Đạt [10] nghiên cứu tuổi dậy thì của trẻ
em và một số yếu tố ảnh hưởng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Lê Đình Vấn
[53] nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh nữ ở Thừa Thiên Huế. Năm 2008,
Đỗ Hồng Cường [7] nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh trường THCS tỉnh
Hòa Bình…
1.2. Khái quát về các giai đoạn phát triển ở trẻ.
Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra không đồng đều theo lứa tuổi.
Trong đó các giai đoạn phát triển nhanh xen kẽ giữa các giai đoạn phát triển
chậm, mỗi giai đoạn có những đặc điểm hình thái giải phẫu sinh lý khác nhau.
Chính vì vậy, người ta đã phân chia quá trình phát triển của trẻ em thành một số
thời kỳ. Tuy nhiên, hiện nay các tác giả chưa thống nhất về cách phân chia các
giai đoạn phát triển của trẻ em nên chưa thể sắp xếp nhóm học sinh THCS (từ 12
đến 15 tuổi) vào giai đoạn nào của quá trình phát triển.
Năm 1965, Bunak V.V. [31] dựa vào các dấu hiệu về hình thái và nhân
chủng đã phân chia các thời kỳ phát triển của con người. Theo cách phân chia
này thì trẻ em từ 12 đến 15 tuổi nằm trong các thời kỳ sau:
+ 8 - 13 tuổi (nam) và 8 - 12 tuổi (nữ) là thời kỳ thơ ấu thứ 2
+ 14 - 17 tuổi (nam) và 13 – 16 (nữ) là thời kỳ dậy thì
Năm 1965, Viện Hàn lâm sư phạm Liên Xô (cũ) [31] cũng đã đưa ra cách
phân chia các thời kỳ phát triển của con người. Về cơ bản cách phân chia này
giống cách phân chia của Bunak nhưng có thêm thời kỳ tuổi thơ sớm. Họ cho

rằng, về mặt sinh lý thì không có cơ sở đầy đủ để định ra các mốc dứt khoát giữa
các thời kỳ phát triển của con người. Theo cách phân chia này thì trẻ em lứa tuổi
THCS được giảm đi một tuổi so với cách phân chia của Bunak:
+ 8 - 12 tuổi (nam) và 8 - 11 (nữ) là thời kỳ tuổi ấu thơ thứ 2
+ 13 - 16 tuổi (nam) và 12 -15 tuổi (nữ) là thời kỳ dậy thì


23
Theo Arshavski I.A và Khripkova [31] thì tiêu chuẩn cơ bản cần thiết cho
việc phân chia các thời kỳ phát triển của cá thể là sự tương quan giữa cơ thể với
môi trường trong một giai đoạn nhất định. Từ thời kỳ này sang thời kỳ khác là
bước nhảy vọt của quá trình phát triển cá thể. Trong giới hạn một thời kỳ có sự
tương đối giống nhau giữa các đặc điểm và các chức năng sinh lý. Với quan
điểm trên thì trẻ em ở lứa tuổi từ 12 - 15 thuộc vào 2 thời kỳ sau:
+ 7 - 12,13 tuổi là thời kỳ học sinh nhỏ
+ 12 - 15 là thời kỳ học sinh trung học
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả quan tâm đến cách phân chia các thời
kỳ phát triển của cơ thể người như: Nguyễn Bá Can [5] cho rằng sự phát triển
của cá thể con người cũng có những thời kỳ khác nhau. Vì vậy, có thể phân chia
quá trình phát triển của con người thành các thời kỳ khác nhau. Theo cách phân
chia này thì trẻ em độ tuổi 12 - 15 tuổi thuộc thời kỳ nhi đồng III.
Đoàn Yên và Trịnh Bỉnh Dy [56] công nhận sự phát triển cơ thể người
Việt Nam phù hợp với sơ đồ phân chia của Arshaviski và cho rằng sơ đồ này có
khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhân chủng học, sinh lý học,
nhi khoa và sư phạm.
Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan [1],[2] lại chấp nhận cách phân chia của
Viện Hàn lâm Liên Xô và cho rằng cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của người Việt Nam và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ em Việt
Nam.
Các tác giả thuộc bộ môn Nhi Khoa, trường Đại học Y Hà Nội [2] cũng

đưa ra sơ đồ phân chia các thời kỳ phát triển của con người. Theo sơ đồ này thì
trẻ em thuộc lứa tuổi học sinh THCS thuộc 2 nhóm sau:
+ 7 - 12 tuổi là giai đoạn học sinh lớp dưới
+ 12 - 18 tuổi là giai đoạn dậy thì
Tóm lại, có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của con
người, mỗi sơ đồ đều có một đặc điểm riêng. Tuy nhiên, tất cả các sơ đồ trên đều
tương đối giống nhau, nếu có chênh lệch thì cũng không lớn (khoảng từ 1 - 2


24
năm), nhóm học sinh THCS (từ 12 – 15 tuổi) đều chủ yếu thuộc vào giai đoạn
dậy thì
- Để đánh giá sự phát triển hình thái, người ta thực hiện [54] cần tiến hành
đo các chỉ tiêu nhân trắc. Các chỉ tiêu nhân trắc rất nhiều nhưng phổ biến là
chiều cao, cân nặng và các vòng thường khác thì chỉ dùng trong những nghiên
cứu đặc thù.
- Sự phát triển của trẻ em đến cuối cùng để đạt kích thước của người lớn.
Các kích thước này khác nhau giữa các cá thể. Trong số các kích thước quan
trọng nhất là chiều cao đứng, một chỉ tiêu phụ thuộc vào sự phát triển của hệ
xương. Quá trình phát triển sẽ chấm dứt khi sụn tăng trưởng phát triển thành
xương. Trong thực tiễn, các nhà nhân trắc học đã đưa ra khái niệm tuổi xương
hóa và tuổi trưởng thành sinh dục để đánh giá sự trưởng thành
Trưởng thành xương được đánh giá dựa vào thời điểm xuất hiện các điểm
cốt hóa ở đầu xương dài hay xương ngắn cũng như sự biến mất của sụn tăng
trưởng. Dựa vào đây người ta lập được một bảng chuẩn cho tuổi xương
Trưởng thành sinh dục được biểu hiện qua hiện tượng xuất hiện kinh
nguyệt lần đầu ở nữ và lần xuất tinh đầu ở nam. Cùng với nó là sự phát triển của
bộ phận sinh dục ngoài các dấu hiệu sinh dục thứ phát.
1.3. Tuổi dậy thì và những biến đổi ở tuổi dậy thì
Dậy thì: là giai đoạn biệt hóa giới tính lớn nhất, thể hiện qua sự bắt đầu

hoạt động của tuyến sinh dục như bài tiết hoocmôn và giao tử, dẫn đến những
thay đổi về thể chất, tâm lý, sự trưởng thành các chức năng sinh dục [13].
Quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ tuân theo quy luật chung của sự
tiến hóa sinh vật: đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình
phát triển của trẻ em, giai đoạn 12 - 15 tuổi được xếp vào thời kỳ dậy thì. Đây là
giai đoạn biệt hóa lớn nhất, thay đổi cơ quan sinh dục, phát triển các đặc tính
sinh dục, thay đổi hình thái và kích thước cơ thể, thay đổi tâm lý, nhận thức…
[60], [62], [65].
1.3.1. Đặc điểm của trẻ em ở lứa tuổi học sinh THCS


25
Sự phát triển cơ thể của học sinh THCS diễn ra mạnh mẽ nhưng không
cân đối. Sự hoạt động tăng cường của các tuyến nội tiết quan trọng như: tuyến
yên, tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận đã tạo ra nhiều thay đổi
trong cơ thể đứa trẻ. Trong đó, rõ ràng nhất là sự phát dục, tăng vọt về cân nặng
và chiều cao. Kích thước cơ thể tăng nhanh, trung bình mỗi năm chiều cao tăng
them từ 4 - 8 cm, khối lượng cơ thể tăng thêm 4 - 8 kg [29]. Sự tăng trưởng về
chiều cao ở lứa tuổi này chủ yếu là do các xương ống dài nhanh. Hệ cơ tuy phát
triển nhưng tốc độ chậm hơn so với hệ xương nên trẻ em lứa tuổi này thường
gầy, cao, chân tay lèo khèo, các động tác vụng về thiếu chính xác [7].
Trong hệ tim mạch, thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh
hơn nhưng đường kính của mạch máu lại phát triển chậm cản trở sự tuần hoàn
máu do đó các em thường thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh…
[6]. Tình trạng không cân xứng trong quá trình phát triển của hệ tim mạch đã
ảnh hưởng đến tuần hoàn não, có thể gây ra thiểu năng tuần hoàn não nhất thời
làm cho tế bào bị thiếu ôxi. Chính vì vậy, trẻ em ở lứa tuổi dậy thì thường kém
tập trung tư tưởng, kém nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
Các quá trình thần kinh thiếu cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn
quá trình ức chế nên trẻ em trong lứa tuổi này thường nóng tính, khả năng kiềm

chế kém, phản ứng bộp chộp.
Hệ mao mạch dưới da phát triển làm da trở nên hồng hào nhất là ở các em
nữ. Tuyến mồ hôi và tuyến nhờn cũng tiết ra không kịp, chúng bị ứ lại tạo thành
trứng cá nhất là ở các em nam
Ngoài ra, còn xuất hiện trong cơ thể nữ giới và nam giới không giống
nhau.
Sau khi trẻ gái ra đời, buồng trứng không hoạt động cho tới khi nhận được
kích thích phù hợp từ tuyến yên. Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện
qua hoạt động các bao noãn và bài tiết hoocmon sinh dục nữ dẫn đến những
thay đổi về thể chất, tâm lý, sự trưởng thành và hoàn thiện về chức năng sinh
dục. Thời kỳ phát triển và trưởng thành này được gọi là dậy thì.


×