Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 129 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Nguyễn Văn
Tùng, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Văn học Việt
Nam, trong khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2, và khoa Văn trường Đại
học KHXH&NV đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè ... đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2012
Tác giả luận văn

Giang Thị Bến


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài “Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa
của Nguyễn Xuân Khánh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
2. Luận văn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2012
Tác giả luận văn

Giang Thị Bến



3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 15
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 15
NỘI DUNG ................................................................................................. 16
Chương 1: Khái quát về ngôi kể và ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam
sau 1986....................................................................................................... 16
1.1. Ngôi kể trong lý luận văn học............................................................ 16
1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 16
1.1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ................................................................. 16
1.1.1.2. Khái niệm ngôi kể trong nghiên cứu lý luận văn học ........... 17
1.1.2. Vai trò của ngôi kể...................................................................... 21
1.1.2.1. Ngôi kể với điểm nhìn.......................................................... 21
1.1.2.2. Ngôi kể với việc xây dựng thế giới nhân vật ........................ 23
1.1.2.3. Ngôi kể với sắp xếp, xã định cốt truyện, sự kiện .................. 25
1.1.2.4. Ngôi kể với việc thể hiện không gian, thời gian nghệ thuật .. 27
1.1.2.5. Ngôi kể với việc sử dụng ngôn ngữ ...................................... 28
1.1.2.6. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn .. 28


4
1.1.2.7. Ngôi kể với sáng tác và tiếp nhận nói chung ........................ 29

1.2. Vài nét về ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 .................... 29
1.2.1. Sơ lược về ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1986 ......... 30
1.2.2. Ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ............................. 34
Chương 2: Sự độc đáo của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
..................................................................................................................... 41
2.1. Ngôi thứ nhất..................................................................................... 41
2.1.1. Các nhà nghiên cứu bàn về ngôi thứ nhất .................................... 41
2.1.2. Sự độc đáo của ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh ................................................................................................... 44
2.1.2.1. Ngôi thứ nhất với việc đi sâu vào tâm hồn nhân vật xưng “tôi”
trong Hồ Quý Ly .............................................................................. 45
2.1.2.2. Ngôi thứ nhất và cái nhìn sâu sắc về các nhân vật khác trong
Hồ Quý Ly........................................................................................ 47
2.1.2.3. Ngôi thứ nhất với việc thể hiện hành trình một số phận gắn
với nhà chùa trong Đội gạo lên chùa................................................. 50
2.2. Ngôi thứ ba........................................................................................ 59
2.2.1. Các nhà nghiên cứu bàn về ngôi thứ ba....................................... 59
2.2.2. Đặc sắc của ngôi thứ ba trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.. 61
2.2.2.1. Ngôi thứ ba tái hiện chân dung lập thể Hồ Quý Ly .............. 61
2.2.2.2. Ngôi thứ ba với việc phục dựng một thời kỳ lịch sử đầy báo
táp trong Hồ Quý Ly......................................................................... 65
2.2.2.3. Ngôi thứ ba với việc làm nổi bật số phận của nhiều nhân vật
trong Đội gạo lên chùa ...................................................................... 66
2.3. Sự đan xen linh hoạt các hình thức ngôi kể........................................ 71


5
2.3.1. Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo hai trường nhìn.................. 72
2.3.2. Sự đan xen ngôi kể với việc tạo nên những nhân vật lập thể ....... 73
2.3.3. Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo thế giới nhân vật phong phú

............................................................................................................. 75
2.3.4. Sự đan xen ngôi kể với việc cấu trúc tiểu thuyết ......................... 87
Chương 3: Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn .. 90
3.1. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng Nho giáo trong Hồ Quý Ly ......... 91
3.1.1. Vài nét về Nho giáo .................................................................... 91
3.1.2. Tư tưởng Nho giáo trong Hồ Quý Ly .......................................... 92
3.1.2.1. Tư tưởng trung quân ............................................................ 92
3.1.2.2. Tư tưởng về con người thời đại ............................................ 94
3.1.2.3. Tư tưởng về Lễ .................................................................... 95
3.1.2.4. Những tư tưởng kinh điển Nho gia....................................... 96
3.1.2.5. Tư tưởng canh tân của Hồ Quý Ly ....................................... 97
3.1.3. Ngôi kể với việc thể hiện cách nhìn toàn diện về tư tưởng Nho
giáo ...................................................................................................... 99
3.2. Tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa ..................................... 100
3.2.1. Vài nét về Phật giáo .................................................................. 100
3.2.2. Tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa............................... 101
3.2.2.1. Phật giáo trong văn hóa Việt .............................................. 101
3.2.2.2. Tư tưởng “tùy duyên” ....................................................... 102
3.2.2.3. Tư tưởng từ bi bác ái .......................................................... 104
3.2.2.4. Tư tưởng “độc hành” ......................................................... 107


6
3.2.2.5. Lối sống Việt Phật ............................................................. 108
3.3. Ngôi kể với việc khám phá, thể hiện tư tưởng nghệ thuật nói chung 110
3.3.1. Ngôi kể với việc phản ánh thân phận người trí thức trong Hồ Quý
Ly ....................................................................................................... 111
3.3.2. Ngôi kể với việc thể hiện quan điểm về sự đổi mới trong Hồ Quý
Ly ....................................................................................................... 112
3.3.3. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

trong Hồ Quý Ly ................................................................................ 113
3.3.4. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng về một nếp sống khoan hòa,
hữu ái trong Đội gạo lên chùa ............................................................. 115
3.3.5. Ngôi kể với việc phản ánh sự cọ xát giữa cái thiện và cái ác trong
Đội gạo lên chùa ................................................................................. 117
KẾT LUẬN ............................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 123


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôi kể là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tổ chức trần
thuật của tiểu thuyết, cũng là nhân tố mấu chốt thực hiện ý thức cách tân thể
loại của nhà văn. Bàn về tiểu thuyết, nhà văn Pháp Misen Buytor cho rằng:
"Tiểu thuyết là những phòng thực nghiệm kể chuyện” [66]. Theo đây, có thể
nói, việc nghiên cứu ngôi kể trong tiểu thuyết nói chung, trong tiểu thuyết lịch
sử nói riêng sẽ giúp người nghiên cứu nắm bắt được cách tiếp cận hình tượng
của nhà văn đối với đời sống, những cách tân nghệ thuật và quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về đời sống và con người. Từ đây, có cơ sở để chỉ ra những
đóng góp của tác giả về phương diện này với nền văn học dân tộc.
1.2. Từ sau 1986, trong tinh thần đổi mới, văn học đã có những thay đổi nhiều
mặt trong tư duy nghệ thuật. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm
trù thẩm mĩ trong văn học khiến tiểu thuyết không những đa dạng về thể tài,
phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp.
Văn học trở nên khởi sắc, phong phú vì không gian tinh thần rộng mở và cá
tính sáng tạo của nhà văn được giải phóng. Mỗi nhà văn lý giải cuộc sống từ
một góc nhìn riêng, với những cách xử lý chất liệu đời sống riêng. Trong
không khí đó, tiểu thuyết lịch sử cũng có sự đổi mới, đặc biệt là phương thức

tự sự lịch sử. Quan sát sự vận động của đời sống thể loại trong văn học Việt
Nam thế kỉ XX, thấy tiểu thuyết lịch sử đã trải qua nhiều biến động, có thời
kỳ phát triển rầm rộ, có thời kỳ tạm lắng xuống nhưng vẫn bền bỉ chảy trong
nguồn mạch của văn học dân tộc. Đầu thế kỷ XX là sự xuất hiện của hàng loạt
cây bút tiểu thuyết lịch sử như: Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Lan
Khai, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng..., sau đó thưa thớt hơn với thế hệ các
nhà văn như Chu Thiên, Hà Ân, Thái Vũ... Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI,
thể tài lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn tên tuổi như: Ngô Văn


8
Phú, Hoàng Công Khanh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Khắc Phục, Võ Thị Hảo, Nam Dao... Có thể nói, tiểu
thuyết lịch sử đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu văn học Việt
Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói chung
sẽ giúp người nghiên cứu thấy được sự vận động cụ thể của tư duy tự sự lịch
sử.
1.3. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn đương đại nổi tiếng. Ông đã nhận nhiều
giải thưởng quan trọng như: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của
Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Thăng Long của Hội Nhà văn Hà Nội,
Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001… Nguyễn Xuân Khánh
cũng được xem là nhà tiểu thuyết lịch sử hàng đầu ở Việt Nam hiện nay với
sức viết bền bỉ và những cách tân mới mẻ trong các sáng tác của mình. Chính
từ tiểu thuyết lịch sử mà những nét chính trong cá tính sáng tạo của nhà văn
dần được xác lập, và trong sự thiết tạo cá tính nhà văn, hình thức kể đóng một
vai trò không nhỏ.
1.4. Việc chọn đề tài “Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh”, chúng tôi nhằm tới mục đích:
Nhận diện nét độc đáo ở phương diện này về một hiện tượng văn xuôi
đang được đông đảo bạn đọc quan tâm, đồng thời qua đây ghi nhận những

đóng góp nghệ thuật của các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh vào
dòng chảy tiểu thuyết lịch sử đương đại.
Những kết quả thu được từ luận văn còn có ý nghĩa thiết thực đối với
tác giả trong việc nghiên cứu và giảng dạy thể loại tiểu thuyết lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cho đến nay đã có khá nhiều bài viết
của các nhà nghiên cứu quan tâm tới tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở một
số khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu trong số đó là bài viết của các nhà nghiên


9
cứu, nhà văn như Lại Nguyên Ân, Trung Trung Đỉnh, Lại Văn Hùng, Đỗ
Ngọc Yên, Đỗ Hải Ninh, Đinh Công Vĩ, Nguyễn Thị Thu Hương... Cụ thể
như sau:
2.1. Xung quanh tiểu thuyết Hồ Quý Ly
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất bản lần đầu vào năm 2000 lập tức trở
thành một hiện tượng văn học được dư luận tập trung chú ý. Nhà xuất bản
Phụ nữ đã nối bản và tái bản nhiều lần. Tác phẩm đoạt một lúc ba giải thưởng:
Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải
thưởng Thăng Long của Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 2001. Trong hội thảo về tiểu thuyết này, nhiều nhà báo, nhà
văn, nhà nghiên cứu phê bình đã có ý kiến bàn luận.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong bài “Hồ Quý Ly” nhận xét:
“(Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh) vừa hai thác tối đa các nguồn sử liệu, vừa
phóng khoáng trong những hư cấu tạo ra một thực tại tiểu thuyết vừa tương
đồng với những thông tin còn lại về một thời đã lùi xa vừa in dấu các hình
dung và trình bày riêng của tác giả. Nhân vật Hồ Quý Ly được miêu tả từ
nhiều điểm nhìn khác nhau. Ông ít xuất hiện trực tiếp nhưng bóng dáng ông
thường gián tiếp hiện diện trong nỗi ám ảnh thường xuyên của các nhân vật
khác và còn được mô tả trực diện - chất liệu tiểu thuyết" [4].

Như thế, Lại Nguyên Ân khẳng định Hồ Quý Ly một mặt đáp ứng yêu
cầu tái hiện đầy đủ kiến thức lịch sử, mặt khác vẫn rất tự do sáng tạo khi nhà
văn đã khắc họa được một cách sống động chân dung nhân vật lịch sử Hồ
Quý Ly. Điều đặc biệt được chú ý là nhân vật lịch sử này luôn hiện diện từ
nhiều điểm nhìn khác nhau. Điều này thể hiện tính chất dân chủ trong cái nhìn
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong bài viết “Hồ Quý Ly và những giải
pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà” [17] đã khẳng định sức hấp dẫn


10
của tác phẩm không chỉ ở “mạch văn” mà cái chính là “tác giả đã lựa chọn
được cho mình một thế đứng vững chắc của một nhà tiểu thuyết trước những
vấn đề hôm qua và hôm nay". Trung Trung Đỉnh nhận ra mối liên hệ giữa quá
khứ lịch sử và những vấn đề của hiện tại đã được tác giả Nguyễn Xuân Khánh
đề xuất trong tác phẩm, đồng thời ông nhấn mạnh đây là một giải pháp mới
đầy triển vọng của tiểu thuyết lịch sử.
Tác giả Lại Văn Hùng trong bài “Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu
thuyết lịch sử” [28] đã đánh giá cao với những thành công của cuốn tiểu
thuyết lịch sử này, về hình tượng văn học Hồ Quý Ly, về những nhân vật
mang tính biểu tượng và về nghệ thuật trần thuật trong sáng tác của ông.
Trong bài, “Hồ Quý Ly, cách tân hay bạo chúa”, nhà phê bình Đỗ Ngọc
Yên khẳng định: “Qua Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ mang đến
cho thể loại tiểu thuyết lịch sử một sinh khí, nâng vị thế của nó lên một tầm
cao mới về nội dung đề tài, chủ đề và hình thức biểu hiện. Theo tôi, với tiểu
thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã vượt lên trên những sự kiện lịch sử, thổi
vào đó luồng cảm xúc thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo, làm cho các sự kiện ấy
trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho bạn đọc” [85]. Đỗ Ngọc Yên đã
đánh giá cao vai trò của cá tính sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh trong tác
phẩm và khẳng định tác giả đã nâng tiểu thuyết lịch sử lên một tầm cao mới.

Luận văn thạc sĩ “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu
thuyết lịch sử nửa sau thế kỉ XX” của Đỗ Hải Ninh đã nghiên cứu khá thấu
đáo về cuốn tiểu thuyết này [57].
Trong bài “Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý
Ly của Nguyễn Xuân Khánh”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương khẳng định
“tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được
một thế giới nhân vật sống động” [30]. Trong bài viết, tác giả cũng có những
phân tích khá thấu đáo về hình tượng nhân vật trong tác phẩm này.


11
Tác giả Đinh Công Vĩ trong bài “Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh” khẳng định: “Với Hồ Quý Ly, tác giả đã đặt nhân vật điển hình
này vào trong hoàn cảnh điển hình của thời đại và có những nét riêng để khai
thác, để mổ xẻ với tất cả những mâu thuẫn giằng xé của nhân vật, nhất là về
măt nội tâm” [77].
Như vậy, nhà nghiên cứu Đinh Công Vĩ đã đánh giá cao những thành
công của Hồ Quý Ly trong việc xây dựng những hình tượng nhân vật đặc sắc,
với những trang viết về tình yêu và người đẹp sinh động, giàu ấn tượng.
Bên cạnh đó, còn một số ý kiến xung quanh tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý
Ly như ý kiến của các nhà văn Nguyên Ngọc, Vũ Bão, Hoàng Quốc Hải,
Trịnh Đình Khôi, Châu Diên, Hồ Anh Thái (trong Hội thảo về tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, Báo Văn nghệ số 41, tháng 10/2000), ý kiến của Hoàng Cát qua bài
“Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, thưởng thức và cảm nhận” [10]...
Nhìn chung, các ý kiến đánh giá xoay quanh hai nhóm vấn đề chính:
Về nội dung tư tưởng: Các nhà nghiên cứu đều khẳng định Hồ Quý Ly
đã tái hiện thành công, sâu sắc về một thời kỳ lịch sử đã lùi xa trong quá khứ
với sự khai thác tối đa nguồn sử liệu. Tác phẩm thể hiện rõ mối liên hệ giữa
quá khứ lịch sử và những vấn đề của hiện tại. Nó mang đến cho thể loại tiểu
thuyết lịch sử một sinh khí,nâng vị thế của thể tài này lên một tầm cao mới về

nội dung đề tài, chủ đề...
Về hình thức nghệ thuật: Hồ Quý Ly khắc họa và tái hiện thành công
chân dung nhân vật lịch sử từ nhiều điểm nhìn khác nhau, xây dựng được
những hình tượng nhân vật mang tính biểu tượng sâu sắc, một thế giới nhân
vật sống động, đặt nhân vật điển hình vào trong hoàn cảnh điển hình của thời
đại. Tác phẩm cuốn hút bạn đọc không chỉ ở “mạch văn” mà còn ở cá tính
sáng tạo với khả năng to lớn trong việc thổi vào tác phẩm những luồng cảm
xúc thẩm mĩ, làm sinh động và hấp dẫn các tình tiết, sự kiện...


12
2.2. Xung quanh tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (xuất bản năm 2011) là tác phẩm mới
nhất của Nguyễn Xuân Khánh sau Hồ Quý Ly (2000) và Mẫu thượng ngàn
(2006). Tác phẩm ra đời đã gây xôn xao dư luận. Đây là cuốn tiểu thuyết
được các nhà phê bình đánh giá cao. Hiện Đội gạo lên chùa đang được in nối
bản lần thứ ba trong vòng hơn ba tháng. Mới đây, tác phẩm đoạt Giải thưởng
của Hội Nhà văn Việt Nam (02.01.2012).
Tác giả Quỳnh Vân trong bài “Cội mai già lặng lẽ nở hoa” có nhận
định: “(Đội gạo lên chùa) Một cuốn sách đẹp về mọi lẽ, những nhân vật lừng
lững, câu từ trau chuốt, đối thoại chan chát. Tách bạch ra, thì cuốn sách như
một chuyến du ký, và hai nhân vật chính, hai chị em An và Nguyệt đóng vai
trò như người dẫn chuyện, đưa người đọc tìm hiểu về văn hóa Việt và những
nét tinh hoa của đạo Phật" [75].
Nhà phê bình Hoài Nam trong bài viết “Đội gạo lên chùa - trong chùa
và ngoài chùa” đánh giá cao về nội dung tác phẩm, đồng thời tác giả nhấn
mạnh thành công của Nguyễn Xuân Khánh khi xây dựng thế giới nhân vật
phụ nữ. Tác giả viết: “Sống động, hấp dẫn và sẽ sống bền hơn cả trong Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, theo tôi, có lẽ là phần nằm ngoài chủ
đề Phật tính của văn hóa Việt, cũng tức là nằm ngoài mối quan tâm lớn nhất

của tác giả. Tôi muốn nói tới thế giới đàn bà trong tác phẩm, một thế giới
được phác lên bằng rất nhiều chân dung, rất nhiều số phận cuộc đời, mà hầu
như cái nào cũng sắc nét” [50].
Tác giả Nguyễn Văn Tùng trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Đội gạo
lên chùa đã đưa ra những nhận xét thấu đáo về cảm hứng chủ đạo và khẳng
định thành công của tác phẩm trên nhiều phương diện. Ông viết: “Cảm hứng
tôn giáo là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Tác phẩm đã làm rõ vai trò của
Phật giáo trong những khoảng thời gian khó khăn của hai cuộc chiến tranh.


13
Đạo Phật giống như một ngôi nhà chung cho những số phận đau thương, mất
mát, nơi giúp họ vượt qua mọi nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống”; “Tác
phẩm lôi cuốn người đọc bởi lối viết truyền thống, ngôn ngữ nhuần nhuyễn,
lời văn đẹp và trau chuốt, cùng với vốn kiến thức lịch sử phong phú. Thông
qua các nhân vật với đời sống nội tâm đa dạng, tác giả cũng gửi gắm những
triết lý nhân sinh về cuộc đời.”
Tác giả Nguyễn Khắc Phê trong bài viết “Không chỉ là yếm thắm bỏ
bùa” đã nhận định: “Đội gạo lên chùa là một cuốn sách có sức nặng, rất nặng
- cả về nghĩa đen và nghĩa bóng [...] và qua số phận hàng chục nhân vật ở một
làng quê quanh chùa Sọ, tác giả miêu tả những biến động của xã hội Việt
Nam suốt từ thời chống Pháp cho đến sau ngày đất nước thống nhất, đụng
chạm đến rất nhiều vấn đề văn hóa - xã hội, triết lý nhân sinh [...] Trong “Đội
gạo lên chùa”, tác giả còn dành nhiều tâm huyết để miêu tả vẻ đẹp của người
phụ nữ và vẻ đẹp của trí tuệ, của con người có văn hóa...” [60].
Tác giả Văn Chinh qua bài “Tinh thần dân chủ của phật giáo Việt qua
tiểu thuyết Đội gạo lên chùa” đã khẳng định bút lực dồi dào của Nguyễn
Xuân Khánh, đồng thời có những kiến giải khá thấu đáo về vấn đề nhân vật
trong tác phẩm.
Bên cạnh đó, còn một số bài viết về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa như:

“Thong thả kiếp người đội gạo lên chùa” của Hoàng Việt Hằng, “Từ một góc
nhìn tâm linh với Đội gạo lên chùa” của Vân Long, ý kiến của các nhà văn
Châu Diên, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Thị Minh Thái, Phong Lê, Đoàn Ánh
Dương...
Như vậy, xung quanh tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cũng có nhiều ý
kiến đánh giá khác nhau trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật:


14
Về nội dung: Đội gạo lên chùa là một cuốn sách đẹp với những trang
miêu tả sâu sắc, kiến giải rõ nét về văn hóa Việt và những tinh hoa của đạo
Phật. Tác phẩm đã tái hiện sống động bức tranh của xã hội Việt Nam suốt từ
thời chống Pháp cho đến sau ngày đất nước thống nhất, đụng chạm đến rất
nhiều vấn đề văn hóa - xã hội và triết lý nhân sinh...
Nhận xét chung:
Những ý kiến, nhận xét, đánh giá xung quanh tiểu thuyết Hồ Quý Ly và
Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh dù khái quát (qua các bài báo) hay
cụ thể (qua tiểu luận, luận văn Thạc sĩ) đều chưa đi sâu khai thác, nghiên cứu
cụ thể về vấn đề ngôi kể. Cơ bản xoay quanh nội dung và hình thức tác phẩm.
Tuy nhiên, điều đáng nói là các tác giả trên mới đề cập, khai thác trên các
phương diện như: cảm hứng chủ đạo, giá trị tư tưởng, hay hình tượng nhân
vật, ngôn ngữ. Vì vậy nghiên cứu ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh là một đề tài nghiên cứu mới. Song, những nhận định trên sẽ là những
định hướng bổ ích cho chúng tôi khi triển khai đề tài của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi
tập trung khai thác hai tiểu thuyết, cũng là hai dấu ấn quan trọng nhất của cây
bút này tính đến thời điểm hiện nay.
Hai tiểu thuyết được khảo sát gồm:

Hồ Quý Ly, NXB Phụ nữ, 2000.
Đội gạo lên chùa, NXB Phụ nữ, 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lịch sử
4.2. Phương pháp hệ thống
4.3. Phương pháp so sánh
4.4. Phương pháp nghiên cứu của thi pháp học và tự sự học


15
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá tiểu thuyết từ phương diện ngôi kể
nhằm hệ thống hóa kiến thức về ngôi kể trong tổ chức trần thuật của tác phẩm
văn chương với tư cách một thuật ngữ khoa học, nêu bật được những biểu
hiện độc đáo của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và chỉ ra vai
trò quan trọng của yếu tố này với việc hình thành cá tính sáng tạo Nguyễn
Xuân Khánh.
5.2. Kết quả của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói chung và tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh nói riêng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1. Khái quát về ngôi kể và ngôi kể trong tiểu thuyết Việt Nam
sau 1986
Chương 2. Sự độc đáo của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh
Chương 3. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn



16

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÔI KỂ VÀ NGÔI KỂ
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Ngôi kể trong lý luận văn học
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ
Ngôi kể là một trong những yếu tố mấu chốt trong tổ chức trần thuật
của tác phẩm văn chương - một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
phương thức khai thác đời sống, yếu tố cơ bản thể hiện ý thức cách tân thể
loại của nhà văn.
Bàn về ngôi kể cho đến nay vẫn chưa có nhiều ý kiến được xác lập cụ
thể trong từ điển hay các sách nghiên cứu lí luận văn học. Thuật ngữ ngôi kể
chỉ được nói đến thông qua các khái niệm: người trần thuật, trần thuật. Hơn
nữa, sự việc đề cập thuật ngữ ngôi kể mới chỉ dừng lại ở khái niệm “ngôi” hay
nêu ra các hình thức ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội khi bàn
về ngôi đã xác định:
Ngôi 1 d:
1. Chức vụ, địa vị, thường được coi là cao nhất trong làng, trong nước.
theo thể chế phong kiến. Lên ngôi vua. Ngôi tiên chỉ. Thay bậc đổi ngôi.
2. ngôi vua(nói tắt). Làm lễ lên ngôi. Nhường ngôi lại cho con. Cướp
ngôi.
3. Từ dùng để chỉ từng đơn vị một số loại sự vật nhất định có vị trí
đứng riêng ra như nổi bật lên trong không gian. Ngôi sao. Ngôi đình ở giữa
làng. Ngôi mộ cổ.



17
4.(chm). Phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ, động từ…,
biểu thị vị trí cuả các nhân vật trong giao tiếp: là người nói, người nghe hay
người hoặc vật được nói đến. “tôi”, “mày”, “nó” là ba đại từ trỏ ba ngôi khác
nhau trong tiếng Việt. Động từ tiếng Nga có ba ngôi.
5.(chm). Thế nằm trong thai khi gần ngày sinh, xét về bộ phận nào ở sát
nhất lối ra cửa mình. Ngôi đầu. Ngôi thuận. Ngôi ngang (thai nằm ngang).
Ngôi 2 d: Đường ngôi (nói tắt). Để ngôi giữa. Đầu chải không ngôi [82].
Xem xét các ý nghĩa nêu trên có thể thấy thuật ngữ ngôi kể được xuất
phát theo gốc nghĩa thứ 4. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến ý chỉ “vị trí”
giao tiếp.
Tác giả Hoàng Văn Hành, Nguyễn Vũ nói về “ngôi” như sau:
Ngôi 1 (dt):
1. Chức vị cao nhất trong làng, trong nước theo thể chế phong kiến. Lên
ngôi vua. Truyền ngôi cho con. Giữ ngôi tiên chỉ. Thay bậc, đổi ngôi.
2. Từ chỉ từng đơn vị của một số loại sự vật. Ngôi sao. Sao đổi ngôi.
Ngôi mộ.
3. Từ chỉ vai người nói, người nghe hay người được nói đến trong giao
tiếp ngôn ngữ: tôi, mày, nó là ba đại từ trỏ ba ngôi trong tiếng Việt.
4. Thế của thai nhi trong bụng mẹ. Ngôi thuận. Ngôi ngang.
Ngôi 2 (dt): Đường rẽ tóc ở đầu. Rẽ ngôi giữa. Để ngôi lệch phải [24].
Ở đây, thuật ngữ ngôi kể bắt nguồn từ nghĩa thứ ba - vai giao tiếp.
Kết hợp hai ý nghĩa trên, ngôi kể là vị trí của người kể chuyện khi thực
hiện hành vi kể thông qua các vai khác nhau.
1.1.1.2. Khái niệm ngôi kể trong nghiên cứu lý luận văn học
Về khái niệm ngôi kể trong nghiên cứu lý luận văn học:
Chúng tôi đã khảo sát trong các sách Lý luận văn học tập 1, 3 của
NXB ĐHSP (Phương Lựu chủ biên), Nhập môn Lý luận văn học (Huỳnh



18
Như Phương), Cấu trúc văn bản nghệ thuật của I.U.Lotman, thấy rằng: các
tác giả hầu như không đề cập đến vấn đề ngôi kể. Cuốn Lý luận văn học tập 2
của NXB ĐHSP (Phương Lựu chủ biên) có bàn về ngôi kể song chưa thực sự
đi sâu nghiên cứu về phương diện này một cách tường tận. Trường hợp
M.Bakhtin, khi phân tích về “Tiểu thuyết phức điệu của Đôxtôjêvxki” thì có
nhắc tới ngôi kể gián tiếp qua các thuật ngữ chỉ các hình thức ngôi kể như:
“ngôi thứ hai”, “ngôi thứ ba” - “một nhãn quan và một ý thức thống nhất bao
trùm lên tất cả của tác giả” với “vị trí đứng ngoài” [7]. Tuy nhiên, đây chỉ là
một hình thức đề cập thuần túy nhằm phục vụ việc triển khai nội dung đề tài
của tác giả, hoàn toàn không phải là sự đề cập mang tính chất phản ánh nội
hàm khái niệm với tư cách một thuật ngữ khoa học.
Tiếp đó, khảo sát một số sách từ điển, sách nghiên cứu chúng tôi thấy:
các nhà nghiên cứu có đề cập đến ngôi kể nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nêu
tên các hình thức ngôi kể qua khái niệm người trần thuật, quan hệ của người
trần thuật và nhân vật. Tiêu biểu có các quan điểm của các nhà nghiên cứu
sau đây:
Các nhà nghiên cứu biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, qua việc
phân loại người trần thuật căn cứ vào mức độ hóa thân thành vai của người
trần thuật có tính chất văn học khác nhau (khi phân tích nội hàm khái niệm
này) đã nói về hai hình thức kể như sau: “Có thể chia ra thành người trần
thuật lộ diện và người trần thuật ẩn tàng. Theo thuật ngữ thông dụng, thì
người trần thuật lộ diện là người trần thuật theo “ngôi thứ nhất”, còn người
trần thuật ẩn tàng là người trần thuật “theo ngôi thứ ba”. Tuy nhiên, các tác
giả cũng khẳng định “tính không có ý nghĩa chặt chẽ” của hai thuật ngữ này
[222, 23].
Tác giả G.N.Pospelov khi nghiên cứu “Quan hệ của người trần thuật
và nhân vật” có đề cập tới hai hình thức ngôi kể: trần thuật từ ngôi thứ ba



19
không nhân vật hóa, mà đằng sau là tác giả và trần thuật dưới một cái “Tôi”
nào đó, kể câu chuyện từ ngôi “thứ nhất” - người kể chuyện đồng thời là nhân
vật của tác phẩm [79].
Tác giả Lý Hoài Thu khi nói về đặc trưng loại thể của tiểu thuyết đã
khẳng định rằng: Các hình thức tự sự như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết
đều lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Theo đây,
nhà nghiên cứu cũng đã nhắc đến hai hình thức ngôi kể: người kể chuyện giấu
mình ở ngôi trung gian (tức ngôi thứ ba - người viết nhấn mạnh) và xưng
“tôi” hẳn khi đứng ra kể chuyện (tức ngôi thứ nhất) [18].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở việc xem các hình thức
ngôi kể là một phần của người trần thuật. Tuy vậy, họ đều chưa đặt ngôi kể ở
vị trí của một thuật ngữ khoa học, chưa đưa ra một định nghĩa khái quát về
thuật ngữ này.
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề các nhà nghiên cứu chưa thống nhất về
ngôi kể:
PGS.TS Đặng Anh Đào khi bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong
kể chuyện có nhắc đến sự bất ổn của việc đồng nhất điểm nhìn và ngôi phát
ngôn/ ngôi kể. Tác giả đã đưa ra trường hợp một vài cuốn lý luận của Mỹ
thường vấp phải tình trạng này: Tiêu biểu là Từ điển Wikipedia [chia thành
bốn loại điểm nhìn: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba giới hạn, ngôi thứ
ba toàn tri]. Cuốn của Merriam Webster bỏ bớt một ngôi (ngôi thứ hai).
M.H.Abrams phân chia theo ba ngôi (gộp hai loại ngôi thứ ba làm một) v.v…
(67)
Các tác giả biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một (Nguyễn Khắc
Phi - Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Minh Thuyết - Trần Đình Sử - Bùi Mạnh
Nhị - Nguyễn Quang Minh - Đỗ Ngọc Thống) khi đề cập đến ngôi kể trong
văn tự sự đã khẳng định:



20
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi,
tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra
với nhân vật.
Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể
ra những gì mình nghe, mình thấy,mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm
nhận, suy nhĩ của mình.
Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể
thích hợp.
Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết phải là chính tác
giả [55, 89].
Với ý kiến này, các tác giả không chỉ nêu bật khái niệm ngôi kể theo
quan điểm của mình mà còn đưa ra hai hình thức kể được phổ biến nhất cùng
vai trò của nó.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong khi trình bày về mô hình tự sự có
đề cập đến các kiểu phương thức trần thuật khác nhau theo ngôi kể theo quan
điểm của các nhà nghiên cứu như: Nhà nghiên cứu người Áo Stanzel dựa vào
đặc điểm của người trần thuật mà chia ra ba loại (kiểu tác giả toàn tri, kiểu
nhân vật là người kể chuyện ngôi thứ nhất, kiểu ngôi thứ ba theo điểm nhìn
nhân vật). Nhà nghiên cứu người Mỹ - N.Friedman từ các tiêu chí ai kể, góc
độ kể, kênh thông tin, khoảng cách kể đã chia ra tám loại hình (bốn cặp: hai
kiểu tác giả toàn tri, có tham gia vào trần thuật hay không; hai kiểu ngôi thứ
nhất - người tham gia, người chứng kiến; hai kiểu toàn tri có hạn chế, sử dụng
nhiều ít điểm nhìn của nhân vật; hai kiểu thuần khách quan, như kịch hay như
điện ảnh). Nhà nghiên cứu người Séc - Lubomir Dolezel lại chia làm sáu kiểu
phương thức trần thuật: hình thức ngôi thứ ba (gồm ba kiểu: kể khách quan,
kể có tu từ bình luận, kể chủ quan theo điểm nhìn nhân vật), hình thức ngôi



21
thứ nhất (gồm ba kiểu như ngôi thứ ba). Nhìn chung, dù được phân loại thành
nhiều tiểu loại nhỏ khác nhau, nhưng các tác giả đều đề cập hai hình thức kể
thông dụng nhất thường thấy là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Song, điều đáng
nói là các nhà nghiên cứu đều chưa đặt vấn đề về khái niệm ngôi kể [65, 191].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hoà khi nói về người kể có nêu ra hai
hình thức kể trực tiếp:
Người kể kể về mình: người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
Người kể kể về người khác: người khác ở đây là nhân vật ngôi thứ ba,
người kể đứng ở vị trí khách quan “giả vờ” không dính líu đến câu chuyện…
giữ một khoảng cách giữa người kể và nhân vật, cốt truyện để rộng đường hư
cấu, đảm bảo tính khách quan của hiện thực, làm “người thư kí trung thành
của thời đại” [26, 54].
Song, điều đáng tiếc là tác giả vẫn chưa dành sự quan tâm cho vấn đề
“ngôi kể là gì?”
Nhìn chung, có rất nhiều nhà nghiên cứu, tác giả đã đề cập tới việc kể
chuyện theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba; tức là quan tâm đến các hình thức trần
thuật theo ngôi kể. Nhưng có rất ít trong số họ khái quát khái niệm ngôi kể
với tư cách một thuật ngữ khoa học thông dụng.
Chúng tôi cho rằng, ngôi kể có thể được khái quát như sau:
Ngôi kể là vị trí của người kể chuyện khi thực hiện quá trình trần thuật
câu chuyện. Ngôi kể gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn, và là một trong những
tiêu điểm để nhà văn bộc lộ quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
1.1.2. Vai trò của ngôi kể
Ngôi kể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tự sự của
tác phẩm văn học.
1.1.2.1. Ngôi kể với điểm nhìn


22

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần
thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [23, 113]. “Nó không chỉ là
điểm nhìn thuần tuý quang học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu, mà còn mang
nội dung, quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người” [65, 182]
Trước đây, người ta thường chú ý tới “ngôi” trần thuật nhưng đó chỉ là
biểu hiện ngữ pháp, nội hàm của vấn đề chỉ khi gắn với điểm nhìn mới được
xem xét toàn diện. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một ngôi kể
có thể tạo ra nhiều điểm nhìn. Sự phong phú ngôi kể tạo ra sự phong phú
điểm nhìn. Nhưng một điểm nhìn chưa chắc đã tạo ra một ngôi kể.
Truyện (tiểu thuyết) bao giờ cũng được trần thuật từ một điểm nhìn
nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó, theo một hoặc nhiều hình thức
ngôi kể. Giáo sư G.N.Pospelov đã khẳng định vai trò quan trọng của điểm
nhìn trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương
quan giữa các nhân vật và chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn
của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [79, 90]
M.H.Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of Literature
terms) cho rằng, điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được
kể đến - một hoặc nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa
mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự
sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư
cấu” (3)
Trong các tác phẩm văn học, việc lựa chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ
điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do cách tổ chức
“truyện” hay nói đơn giản, là cách chọn vị trí trần thuật theo ngôi kể có dụng
ý nghệ thuật của nhà văn. Dù tác giả kể với tư cách một người kể chuyện hàm
ẩn ngôi thứ ba hay trao quyền cho nhân vật “tôi” ngôi thứ nhất, dù từ trường
nhìn khách quan của nhân vật hay trường nhìn chủ quan của chính bản thân


23

thì mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp thể hiện được quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo. Trong
nghệ thuật kể chuyện, nhà văn có thể bằng cách thiết tạo một hoặc nhiều hình
thức ngôi kể trong sự luân chuyển để tạo ra trong tác phẩm của mình một kiểu
điểm nhìn từ đầu đến cuối hay phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn, luân phiên
trượt điểm nhìn. Phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là dạng thức
trần thuật ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong.
Khi trần thuật, tác giả bằng sự khéo léo tài hoa của mình có thể tạo ra
sự biến đổi linh hoạt các hình thức ngôi kể. Kết quả tất yếu của việc làm này
sẽ đem lại sự biến đổi liên tục điểm nhìn nghệ thuật, kéo theo đó là sự đa dạng
của điểm nhìn trần thuật. Những vấn đề của hiện thực đời sống, qua đó đuợc
phản ánh trên nhiều chiều kích, nhiều phương diện, nhiều góc cạnh. Và, như
thế câu chuyện cuộc đời hiện ra sống động, toàn diện như bản thân đời sống
với đầy đủ âm sắc, thanh điệu.
1.1.2.2. Ngôi kể với việc xây dựng thế giới nhân vật
Ngôi kể luôn gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Lựa chọn ngôi kể như thế nào
cho thấy cách nhìn của tác giả về nhân vật đó. Sự cấu tạo và miêu tả thế giới
nhân vật trong tác phẩm theo đó, cũng không chịu sự chi phối không nhỏ của
ngôi kể.
Ngôi kể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng thế giới
nhân vật của tác phẩm văn chương. Lựa chọn ngôi kể như thế nào giúp người
đọc tiếp cận với nhân vật, hiểu được những động cơ thầm kín trong những
hành động của nhân vật,rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với mình; đồng
thời hướng độc giả cùng suy ngẫm, chia sẻ với những chiêm nghiệm, những
suy nghĩ của mình về cuộc đời.
Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nó thể hiện quan
niệm nghệ thuật của nhà văn về con người - yếu tố chi phối các yếu tố khác


24

của nghệ thuật biểu hiện và gắn bó với đời sống văn học mỗi một giai đoạn
lịch sử.
Nhân vật văn học là hình tượng các cá thể con người hay các con vật,
cây cỏ, sinh thể hoang đường…được gán cho những đặc điểm giống với con
người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhận thức, tái tạo, thể hiện bởi
nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật có thể
có tên riêng, có thể không có tên riêng, có khi lại là một hiện tượng nào đó
của thiên nhiên mang nội dung biểu tượng. Nhưng chủ yếu nhắc đến nhân vật,
chúng ta đều hiểu đó là “hiện tượng con người được miêu tả trong tác phẩm
văn học”. G.N.Pospelov khẳng định, nhân vật là “những cá nhân được thể
hiện trong tác phẩm”[79, 18].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học…” [23, 235].
Sách Từ điển văn học cũng khẳng định: “nhân vật là yếu tố cơ bản
nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng, và đến
lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập
trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng của tác phẩm
văn học”.
Dù được nhìn nhận từ góc độ này hay khác, nhân vật văn học vẫn là
một phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hình tượng, là điều kiện thiết
yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính
hình tượng khi nhân vật xuất hiện, cái gọi là “hiện thực cuộc sống” như một
khái niệm khô khan mà trở nên có hình khối rõ ràng, có đủ “ba chiều” để mời
gọi bạn đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm….
Hình tượng con người trong tác phẩm, có thể được phản ánh từ góc độ
nào: khách quan hay chủ quan, hiển hiện trong câu chuyện của một người kể
chuyện toàn tri, biết hết tất cả và thuật lại hay đó là câu chuyện cuộc đời của


25

bản thân nhân vật, tự kể về mình là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn hình thức ngôi
kể.
Từ ngôi thứ ba, hình tượng nhân vật với số phận, tính cách, chiều
hướng con đường đời hiện ra khách quan theo con mắt của một người kể
chuyện “vô hình”. Nhân vật đó cũng có thể được soi chiếu qua nhiều nhân vật
khác nhau, song những gì mà độc giả thấy vẫn là câu chuyện được kể từ một
người khác ngoài nhân vật. Còn hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhân
vật tự kể về mình với cái “tôi” có thể là hiện tại, có thể là kí ức…có thể là
những xúc cảm tinh vi, những nghĩ suy trăn trở tự bên trong của mình; do
vậy, tạo điều kiện cho tác giả thâm nhập sâu sắc, và thế giới nội cảm, khơi sâu
vào những tầng vỉa sâu kín, thậm chí là cõi vô thức, cõi tâm linh của nhân vật.
Cũng có thể kết hợp linh hoạt hai hình thức ngôi kể, để tận dụng tối đa hiệu
quả nghệ thuật từ hai phương thức trần thuật này, tạo dựng một thế giới nhân
vật đa dạng, sống động, giàu sắc thái thẩm mĩ…Cần chú ý rằng, việc kể
chuyện về nhân vật nào đó từ ngôi thứ nhất không có nghĩa đó là tác giả đang
tự thuật về cuộc đời mình. Lẫn lộn giữa hai hình thức này là biến nghệ thuật
thành con số không. Một nhà văn tài ba là người có thể kể câu chuyện về một
ai đó như là kể câu chuyện chính mình, thật sâu sắc, và nhiều ý nghĩa.
1.1.2.3. Ngôi kể với sắp xếp, xác định cốt truyện, sự kiện
Bên cạnh khả năng to lớn trong việc thể hiện điểm nhìn, xác định và
biểu hiện thế giới nhân vật, ngôi kể cũng thể hiện vai trò quan trọng trong cấu
trúc cốt truyện, sự kiện.
Kể truyện với các cách khác nhau, với sự xuất hiện của người kể
chuyện khác nhau, theo các ngôi kể khác nhau sẽ cho ta các dạng cốt truyện
khác nhau, theo đó, tổ chức sự kiện trong truyện cũng khác nhau.


×