Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 161 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ NHUẬN

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI:
VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN THỊ THU HUỆ,
NGUYỄN NGỌC TƯ
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI, 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ phía nhà trường, các thầy cô, gia đình và
bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban Giám hiệu; Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức,
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ tri thức cho tôi suốt
thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí luận văn học K14, khóa


học 2010 - 2012.
TS. Nguyễn Văn Nam - Người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận
tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bạn đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình… những người đã quan tâm giúp đỡ, động viên, khuyến khích
tôi để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thị Nhuận


3

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo - TS. Nguyễn Văn Nam.
Tôi xin cam đoan: Luận văn là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khớp với bất cứ một
công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đó. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2012
Học viên

Nguyễn Thị Nhuận



4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................2
2.1. Các bài viết về Võ Thị Hảo....................................................................................2
2.2. Các bài viết về Nguyễn Thị Thu Huệ ....................................................................5
2.3. Các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư ...........................................................................7
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................10
5. Dự kiến đóng góp của luận văn ....................................................................................11
6. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................11
NỘI DUNG .......................................................................................................................12
Chương 1
KHÁI LƯỢC TRUYỆN NGẮN VÀ SÁNG TÁC CỦA BA NHÀ VĂN NỮ: VÕ THỊ
HẢO, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ ...............................................12
1.1. Khái lược truyện ngắn ..............................................................................................12
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, sự hình thành và phát triển của thể loại ..12
1.1.2. Khái quát bối cảnh phát triển của truyện ngắn Việt nam ................................17
1.1.2.1. Truyện ngắn Việt Nam trước 1975 ..............................................................17
1.1.2.2. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 .................................................................18
1.1.3. Vị trí của các cây bút nữ trong trào lưu đổi mới ..............................................21
1.2. Truyện ngắn của ba nhà văn nữ ...............................................................................31
Chương 2
CẢM NHẬN ĐA CHIỀU VỀ NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BA
NHÀ VĂN NỮ: VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ .....41
2.1. Khái lược về nhân vật văn học, nhân vật nữ trong văn học Việt Nam .......................... 41
2.1.1. Khái lược về nhân vật văn học .........................................................................41
2.1.2. Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam ..............................................................45

2.2. Cảm nhận đa chiều về nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba tác giả........................... 50
2.2.1. Nhân vật nữ - Điểm giống nhau giữa ba tác giả ..............................................50
2.2.1.1. Nhân vật nữ luôn ý thức mẫu tính ...............................................................50


5

2.2.1.2. Nhân vật nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi .............................60
2.2.2. Nhân vật nữ - Điểm khác nhau giữa ba tác giả ...............................................67
2.2.2.1. Nhân vật nữ là nạn nhân của chiến tranh trong truyện ngắn Võ Thị Hảo....68
2.2.2.2. Nhân vật nữ là những cô gái mới lớn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ .........................................................................................................................73
2.2.2.3. Nhân vật nữ mang đậm tính cách của con người Nam Bộ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư .....................................................................................................75
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BA
NHÀ VĂN NỮ: VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ .....86
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................................86
3.1.1. Miêu tả ngoại hình ...........................................................................................86
3.1.2. Nghệ thuật phân tích tâm lí .............................................................................93
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ............................................................................. 106
3.2.1. Tình huống mang tính bi kịch ....................................................................... 106
3.2.2. Tình huống tâm trạng .................................................................................... 111
3.2.3. Tình huống tự nhận thức ............................................................................... 113
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 119


6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, có dung lượng vừa đủ, giúp
nhà văn phản ánh những bộn bề, phức tạp của cuộc sống trên nhiều bình diện,
góc cạnh khác nhau. Vì thế, truyện ngắn là thể loại được các nhà văn lựa chọn
đầu tiên. Sự phát triển không ngừng của truyện ngắn chính là minh chứng
sống động cho điều đó trong giai đoạn này.
1.2. Thế kỷ XX, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, truyện ngắn
đã có những chuyển biến rõ rệt theo từng thời kỳ trở thành một bộ phận quan
trọng làm nên diện mạo văn học dân tộc. Thời kỳ này có sự hình thành của
một đội ngũ viết văn mới vừa trẻ về tuổi đời, vừa trẻ về tuổi nghề nhưng đã có
những thành tựu đáng kể. Sau 1975, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới, cùng với
những cách tân về nội dung và hình thức, sự xuất hiện đông đảo các cây bút
nữ đã tạo nên những dấu ấn riêng trong đời sống văn học đương đại như: Vũ
Thị Thường, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Võ Thị
Hảo, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Tìm
hiểu truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới trước hết là tiếp cận với sự vận động của
thể loại trong tiến trình vận động của lịch sử và cũng là một cách tiếp cận đời
sống văn học hôm nay.
1.3. Trong số những cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn thì Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư là những cây bút tiêu biểu gây
được sự chú ý của người đọc. Ở Võ Thị Hảo là một cây bút nổi bật và giàu
chất nữ tính, với Nguyễn Thị Thu Huệ thì đó là một ngòi bút tinh tế, giản dị,
thâm trầm nhưng cũng rất từng trải, còn Nguyễn Ngọc Tư lại thấm đẫm chất
Nam Bộ, trầm, buồn mà da diết yêu thương.


7

1.4. Có thể thấy rằng, nhân vật xuyên suốt trong truyện ngắn của các

tác giả đương đại nói chung và ba nhà văn nữ nói riêng là người phụ nữ. Bởi
hình ảnh người phụ nữ là đề tài quen thuộc trong sáng tác thơ văn từ xưa đến
nay. Hơn ai hết các nhà văn nữ là những người thấu hiểu được tâm lí, có sự
đồng cảm sâu sắc với người phụ nữ. Vì vậy sáng tác của họ nhanh chóng nhận
được sự đồng cảm của bạn đọc. Nhân vật nữ trong sáng tác của ba nhà văn Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư mang những nét riêng, độc
đáo, cá tính và đầy bản lĩnh. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt về nhân vật nữ
trong sáng tác của họ so với các tác giả khác. Nó cũng góp phần tạo nên sự
thành công của các tác giả, đồng thời tạo nên diện mạo truyện ngắn các cây
bút nữ trong dòng chảy văn học đương đại.
1.5. Tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn ba cây bút nữ Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi hy vọng có thêm
những phát hiện, tìm tòi mới về cách thể hiện nhân vật nữ trong văn học
đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy có khá nhiều bài viết được đăng
tải trên các báo và các trang web văn học về ba tác giả trên. Tuy nhiên chỉ là
những bài viết nghiên cứu về một khía cạnh, một vấn đề và chủ yếu đi sâu
vào một tác giả nào đó như:
2.1. Các bài viết về Võ Thị Hảo
Nhà nghiên cứu Đoàn Minh Tuấn, trong bài giới thiệu tập truyện
ngắn Biển cứu rỗi nhận định: "Võ Thị Hảo đã tận dụng được những đặc
trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại nhỏ này. Mỗi truyện của chị như
một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời". Ông còn
cho rằng Võ Thị Hảo tập trung ở hai cái nhìn: "Cái nhìn thứ nhất vào mặt
trái của vầng trăng chiến tranh. Cái nhìn thứ hai vào con người nhỏ bé (số


8


đông nhân loại) tồn tại trong im lặng”. Với nhận định trên, Đoàn Minh
Tuấn đã đánh giá chính xác về chiều rộng, chiều sâu và phạm vi phản ánh
trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Bên cạnh đó tác giả bài viết còn nhận xét
truyện ngắn của chị "bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của các cây bút nữ
nhưng với chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện, chị đã gióng
lên trong lòng người đọc âm vang của sự lo lắng. những lo lắng mơ hồ về
cuộc đời biển cả". Còn về nghệ thuật, cách viết truyện ngắn của Võ Thị Hảo
thì "cốt truyện vững chắc với những xung đột được đẩy tới cao trào" và "lối
viết trữ tình để đạt hiệu quả nhận thức - một trong những đặc điểm của thể
loại truyện ngắn hiện đại" [15].
Tác giả Lương Thị Bích Ngọc, có bài Võ Thị Hảo giữa những trang
viết trang đời trong Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm nhận xét:
"Truyện ngắn của Võ Thị Hảo phản ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng
người đọc lại không nhìn thấy sự cay nghiệt của một người viết. Lan tỏa trên
những trang viết, một tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết
lòng yêu cuộc sống và con người". Bên cạnh đó ta thấy trong truyện ngắn của
chị: "cái tôi của tác giả dường như chỉ thấp thoáng đâu đó, để rồi người đọc
thấy cái tôi của chị hiện hữu" [19, tr.303-304].
Tác giả Nguyễn Văn Lưu, trong bài Huyền thoại về tình yêu cho rằng:
"Tác giả dành cho trái tim người phụ nữ, cho số phận người phụ nữ lòng yêu
thương, đau xót sâu sắc nhất", "thân phận người phụ nữ trở thành tâm niệm
thường xuyên, da diết trong những trang viết của Võ Thị Hảo" [58].
Hay tác giả Ngọc Anh, với bài Đã đến lúc người đàn bà nổi loạn
đánh giá: "Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, có những người đàn bà khổ vì
yêu và khổ vì bị ruồng bỏ" [1].
Tác giả Bùi Việt Thắng, đánh giá về nhân vật (trong đó có nhân vật
nữ): "Nhân vật của Võ Thị Hảo thường có những nét dịu dàng khác người


9


nhưng tâm hồn họ thánh thiện, giàu lòng vị tha và đức hi sinh - hi sinh mình
để cứu rỗi kẻ khác" [48].
PGS. TS. Bích Thu trong các bài: Những dấu hiệu đổi mới của văn
xuôi từ năm 1975 qua hệ thống môtíp chủ đề; Những thành tựu của truyện
ngắn sau 1975; Văn xuôi của phái đẹp, đã đánh giá cao sáng tác của các nhà
văn nữ. Tác giả cho rằng đội ngũ sáng tác trong đó có Võ Thị Hảo, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư là “một lớp trẻ dồi dào bút lực” [52]. Và bằng
tầm nhìn bao quát của một nhà phê bình Bích Thu nhận định: “Sự xuất hiện
rầm rộ của các cây bút trẻ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt và dáng vẻ của văn
xuôi hôm nay” [53]. Không chỉ quan sát sự xuất hiện của đội ngũ tác giả nữ
như một hiện tượng, PGS.TS. Bích Thu còn có ý kiến đánh giá về giá trị văn
xuôi phái đẹp rất tinh tế: “văn chương của phái đẹp hiện nay sắc và sâu khi
khai thác đề tài thế sự đời tư với nội dung nhân tình thế thái, bằng lối viết dịu
dàng mà bén ngọt, riết róng mà đồng cảm, chia sẻ với những thân phận,
những con người sống quanh mình” [54]. Ý kiến này thể hiện người viết hiểu
rõ văn chương phái đẹp cả bề rộng của đề tài lẫn bề sâu của nghệ thuật biểu
hiện.
Còn Nguyễn Lương, trong bài Gương mặt Võ thị Hảo lại khái quát
truyện ngắn Võ Thị Hảo:
“Mỏng manh đến điệu đà, nhạy cảm đến mức khắt khe, đó là cảm giác
ban đầu về nữ văn sĩ xứ Nghệ này khi mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn
sâu đằng sau những câu chữ trau chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi
về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái. Đọc truyện của Võ
Thị Hảo, người ta thường buồn. Một nỗi buồn có lẫn ngọt ngào và cay đắng”
[17, tr.209 - 230].
Nhìn chung các tác giả đều nhận xét về: đề tài, nội dung, nghệ thuật,
cốt truyện… trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Đặc biệt là đánh giá về nhân vật



10

nữ, các tác giả cho rằng nhân vật nữ trong truyện ngắn của chị phải trải qua
những nỗi đau nhưng qua đó ta cũng nhận thấy ở họ những vẻ đẹp cao quý
trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
2.2. Các bài viết về Nguyễn Thị Thu Huệ
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, trong bài giới thiệu tập Truyện ngắn
bốn cây bút nữ cho rằng:
“Chao chát và dịu dàng, thơ ngây và từng trải, đớn đau và tin tưởng cứ
trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngòi bút nữ có
duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Đọc Nguyễn Thị Thu Huệ ta bị cuốn hút vào
trong niềm vui và nỗi buồn bất tận. Đời sống hiện lên trên từng trang sách của
chị bề bộn, ngổn ngang, ấy vậy mà ngẫm kĩ nó đâu vào đấy. Nhà văn nghiêng
viết về con người trong khối mâu thuẫn vừa cố dính kết với gia đình như một
"hang ổ cuối cùng", lại vừa nhiều ngoại lực giằng xé, lôi kéo” [48, tr.8].
Đối tượng mà Thu Huệ quan tâm là "những thiên đường và hậu thiên
đường của đời sống con người, đặc biệt là phụ nữ" [48]. Và "nhân vật nữ của
Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm nó là mặt trái của tình
yêu thương" [45]. Bên cạnh đó ông còn cảm nhận rõ: "Một sự vật vã khắc khoải
canh cánh trong mỗi nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ" và ở Nguyễn Thị Thu Huệ
có "sự sẻ chia, cảm thông với phụ nữ vì ai cũng mang khuôn mặt con gái" [45].
Tác giả Kim Dung trong bài Đọc Hồi ức một binh nhì và Bến trần
gian, cho rằng:
“Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt - vừa "bụi
bặm" trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa
thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản, thậm chí có khi
còn đối chọi nhau trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ” [7].
Tác giả Nguyễn Việt Hòa, lại có những nhận xét khác về nghệ thuật



11

trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: "Chất lãng mạn trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ người đang đứng
giữa ranh giới thiếu phụ - phụ nữ" trong bài “Lãng quên và hy vọng. Nhân
đọc Nào ta cùng lãng quên - Tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”.
Nhà nghiên cứu văn học Đoàn Hương, trong Văn nghệ Trẻ ngày
25/3/1996 có bài viết Những ngôi sao nước mắt, lại có những nhận xét tinh tế
về cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ
đó là:
“Huệ có lối viết văn như người "lên đồng" trong truyện ngắn của
mình không phải cô "kể" cho chúng ta nghe mà là cô "lôi" chúng ta đi theo
nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ". Và "Nhân vật
của cô, những nhân vật mà bao giờ Thu Huệ cũng để cho nó lướt đi những
bước chông chênh trên vực thẳm của cuộc đời không có dây bảo hiểm... Tôi
ngờ rằng những nhân vật của cô, đều là một phần máu thịt của cuộc đời
cô...những truyện ngắn của Huệ được viết, được kể lại bằng chính ngôn ngữ
của nhân vật: nhẹ nhàng và thanh thản trong những tình huống, những cảnh
ngộ lại không yên tĩnh chút nào. Cũng như những nhân vật của cô, cô không
hề lên án một ai dù là một bà mẹ ích kỉ trong Hậu thiên đường, một người
đàn ông tầm thường, nhạt nhẽo và giả dối trong Cát đợi, hoặc những ông bố,
bà mẹ quái gở trong Phù thủy... Nhưng đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu
Huệ, ta thấy những trang viết không bình lặng. Những nhân vật của cô làm ta
đau đớn, âm thầm trách móc ta và thức tỉnh ta” [27].
Nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Vịnh, thì lại nghiên cứu thi pháp truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ. Ông đánh giá: "Nhà văn đã vượt ra ngoài phương thức
miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế, vừa ảo mộng, chuyện hiện đại, chuyện
dĩ vãng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích khai thác chiều sâu những
góc uẩn khúc", thế giới bên trong "của con người" [67]. Đặc biệt kiểu nhân



12

vật nữ xưng "tôi" trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ thường bắt đầu
bằng cụm từ "tôi tưởng tượng", "Tôi như bay trên chín tầng mây", "Tôi có
cảm giác như mình hóa đá"... tất cả đó là cảnh hư nhằm nói cái thực đa diện
hơn, có kích thước hơn, có tần số ý nghĩa sâu sắc hơn. Tôi gọi đó là thi pháp
mở. Thi pháp mở còn được thể hiện ở chiều sâu nội cảm, nội tâm của người
viết hoặc của nhân vật "tôi". phương thức thể hiện này không chỉ làm cho
hiện thực phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn.
Đây cũng là một đặc điểm trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
PGS. TS. Lý Hoài Thu trong bài Những truyện ngắn hay, lại quan
tâm đến những vấn đề mà Nguyễn Thị Thu Huệ muốn gửi gắm qua nhân vật
nữ: khi "Nhìn đời, nhất là nhân vật nữ, Thu Huệ nhìn ra biến thái tinh vi của
bi kịch tình yêu với những biểu hiện dị thường của nó" [55].
Nhà văn Hồ Phương, nhận xét: "Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là
cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ
lại lọc lõi thế. Nó như con phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình.
Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả" [40].
Tóm lại, qua các bài nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Huệ được đánh giá
là người có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có
giọng văn đặc biệt. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
luôn khao khát hạnh phúc và gặp nhiều bi kịch.
2.3. Các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư
Trần Hữu Dũng, một độc giả quan tâm yêu mến tác phẩm của chị đã
lập hẳn một trang web t- studies.info về Nguyễn Ngọc Tư thu
thập các bài viết và các sáng tác của chị. Ngoài ra, Trần Hữu Dũng còn có bài
"Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam", tác giả cho rằng mỗi truyện ngắn của
chị là "một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo gồm toàn đặc sản



13

miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống" [8]. Chị đã tạo được một
chỗ đứng khu biệt cho mình không lẫn với bất cứ nhà văn nào và chị góp
phần tạo nên một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực
không kém những miền khác.
Còn tác giả Hoàng Thiên Nga, lại nhận xét truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư qua Cánh đồng bất tận. Tác giả cho rằng: "Đây là một truyện ngắn có bút
pháp giản dị, gọn ghẽ, đầy ắp âm sắc Nam Bộ và ngòi bút quá đỗi tinh tế,
nhân hậu, trong lành" [36].
Tác giả Trần Thị Dung, khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm
Vinh - Nghệ An trong bài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc
Tư qua tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận”, lại điểm qua một số biện pháp
xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư như xây dựng tình huống, miêu tả
ngoại hình, mô tả hành động, lời đối thoại của nhân vật...
Tác giả Nguyễn Trọng Bình cũng có nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc
Tư trong đó đáng chú ý đến các bài: “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật con người”; Những dạng tình huống
thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư... Ở hai bài viết trên tác giả
cho rằng "mô hình" con người hướng thiện chính là một kiểu tư duy nghệ
thuật độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư và đưa ra dạng tình huống khi khảo sát
hầu hết các truyện ngắn của chị.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết của các độc giả về tác phẩm của
chị, về giọng điệu, về đặc trưng ngôn ngữ, về nội dung tự sự, về không gianthời gian... cùng nhiều ý kiến bình luận trên các trang web. Trong rất nhiều ý
kiến đa phần là sự yêu mến đặc biệt của độc giả, sự đồng cảm, chia sẻ với tác
giả Nguyễn Ngọc Tư cũng như nhân vật trong tác phẩm của chị. Và Cánh
đồng bất tận của chị đã được mua bản quyền chuyển thành phim nhựa và
công chiếu.



14

Trên đây là những ý kiến nhận xét, đánh giá và các bài viết tiêu biểu
về một số đặc điểm nghệ thuật nói chung và nhân vật nữ nói riêng trong
truyện ngắn của ba tác giả Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc
Tư. Song đó mới chỉ là ý kiến đánh giá, nhận xét bước đầu ở những khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên đã phần nào thể hiện sự cảm nhận đúng đắn của các nhà
nghiên cứu về mỗi nhà văn. Đó là những nghiên cứu riêng lẻ về mỗi nhà văn
mà chưa có công trình nghiên cứu nào về nhân vật nữ của ba nhà văn Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư một cách hệ thống. Bên cạnh đó
các khóa luận tốt nghiệp, các luận văn cao học cũng bắt đầu có sự tìm hiểu về
những đóng góp và đổi mới của các cây bút nữ trong văn học đương đại. Như
Nguyễn Thị Thủy, "Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ", Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2011; Đào Thị Hường, "Thế giới
nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị Vành Anh", Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, 2011... Bởi thế luận văn của chúng tôi kế thừa những ý kiến nhận
xét đánh giá trên để góp phần nghiên cứu "Nhân vật nữ trong truyện ngắn
của các nhà văn nữ đương đại: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư" một cách hệ thống như một loại hình tượng văn học với những dẫn
chứng cụ thể, để từ đó chỉ ra những đặc điểm của nhân vật nữ và cách xây
dựng nhân vật nữ của ba tác giả. Từ đó khẳng định vị trí của ba nhà văn nữ
trong nền văn xuôi đương đại. Đồng thời cũng có sự đối chiếu so sánh với các
nhân vật của các tác giả khác để thấy được sự tìm tòi, cách tân của các nhà
văn trong qua trình lao động sáng tạo nghệ thuật.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng tới tìm kiếm, phát hiện
những nét mới trong cách nhìn và thể hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn của
ba cây bút nữ Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt
là những nét tương đồng và khác biệt trong cách nhìn và thể hiện nhân vật nữ



15

của ba tác giả. Từ đó thấy được sự đóng góp của ba nhà văn trong nền văn
xuôi đương đại nói riêng và văn nền văn học dân tộc nói chung.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu nhân vật nữ
trong một số tập truyện ngắn tiêu biểu của ba nhà văn: Võ Thị Hảo, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó khái quát chân dung nhân vật nữ trong
văn học đương đại việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu các tập truyện
ngắn của ba cây bút nữ, đặc biệt là những truyện ngắn tiêu biểu:

+ Võ Thị Hảo: Biển cứu rỗi, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen, Người sót lại
của rừng cười, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm…
+ Nguyễn Thị Thu Huệ: Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy,
Mùa thu vàng rực rỡ, Nào ta cùng lãng quên, 37 truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ…
+ Nguyễn Ngọc Tư: Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận,
Giao thừa, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Gió lẻ và 9 câu chuyện
khác…
Bên cạnh đó luận văn còn có sự mở rộng, so sánh với nhân vật nữ
trong các thể loại khác nhau, các giai đoạn khác nhau, các tác giả khác nhau
cả cùng giới và khác giới. Đặc biệt là so sánh với các nhà văn nữ cùng thời.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp loại hình…


16

5. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Làm rõ đặc điểm các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba nhà
văn nữ: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư.
- Bước đầu khẳng định vị trí, tài năng và những đóng góp của ba nhà
văn nữ Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư trong văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đồng thời giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và
toàn diện hơn về kiểu nhân vật nữ của ba nhà văn này nói riêng và nhân vật
nữ trong văn xuôi đương đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái lược truyện ngắn và sáng tác của ba nhà văn nữ: Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 2: Cảm nhận đa chiều về nhân vật nữ trong truyện ngắn của
ba tác giả: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba
tác giả: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư.


17

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI LƯỢC TRUYỆN NGẮN VÀ SÁNG TÁC CỦA BA NHÀ VĂN NỮ:
VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ

1.1. Khái lược truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, sự hình thành và phát triển của thể loại
Trước hết ta cần hiểu khái niệm truyện ngắn như sau:
Theo Từ điển văn học định nghĩa:
"Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với
truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống:
một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong giai đoạn nào đó của đời sống
nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía
cạnh nào đó của vấn đề xã hội" [43, tr.137].
Còn trong 150 thuật ngữ văn học định nghĩa, truyện ngắn là một:
"Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu
hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện
ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người
tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ" [4, tr.359- 360].
D. Gronopxki trong cuốn Đọc truyện ngắn viết: "Truyện ngắn là một
thể loại muôn hình muôn vẻ, biến đổi không cùng". Quả đúng như vậy, vì
xung, quanh khái niệm này có nhiều cách định nghĩa khác nhau là điều dễ
hiểu.
Tuy nhiên truyện ngắn có những đặc trưng để phân biệt với các thể
loại khác. Trong sự so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết thì truyện ngắn có
những điểm khác biệt về: Dung lượng tác phẩm, cách xây dựng kết cấu và
cách thể hiện tính cách số phận nhân vật.
Dung lượng thể hiện qua số trang, số lượng nhân vật, khuôn khổ của


18

cốt truyện… Theo một số tài liệu phương Tây có những qui định cụ thể về
chiều dài của tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong đó, truyện ngắn chỉ nên kéo
dài từ 3 đến 30 trang còn tiểu thuyết thì số trang không giới hạn. Về nhân vật,

trong truyện ngắn số lượng nhân vật ít còn trong tiểu thuyết lại có nhiều tuyến
nhân vật, số lượng nhân vật đồ sộ hơn. Truyện ngắn thường có một biến cố,
một sự kiện quan trọng còn tiểu thuyết có nhiều sự kiện, biến cố. Trong
truyện ngắn tốc độ hành động truyện diễn ra mau lẹ hơn còn trong tiểu thuyết
tốc độ hành động thường diễn ra chậm để tính cách có điều kiện phát triển
một cách trọn vẹn nhất. Trong truyện ngắn thường chỉ có một cốt truyện còn
tiểu thuyết là thể loại có dung lượng lớn nên đôi khi có nhiều cốt truyện.
Theo Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại truyện ngắn là hình
thức tự sự cỡ nhỏ vì vậy nó "dừng lại ở một khoảnh khắc nào đó tiêu biểu
trong một đời người, trong sự hạn chế của không gian, thời gian" [39] còn
tiểu thuyết là "một loại văn rất hợp với tính tình nhân loại" vì "đọc tiểu thuyết
người ta thấy có cái thú vị nồng nàn là được sống sâu rộng hơn, thấm thía
hơn, vì ở đời không một ai được sống trọn vẹn, không một ai được sống với
tất cả các giác quan rung động, với tất cả mọi hành vi cùng tư tưởng bồng bột
và thâm trầm" [39]. Trong truyện ngắn tính cách nhân vật thường được thể
hiện trong một phút sáng chói, trong một khoảnh khắc nào đó nhưng là
khoảnh khắc có ý nghĩa quyết định đối với số phận nhân vật còn trong tiểu
thuyết thì tính cách và số phận của nhân vật thường được mô tả ở dạng một
quá trình. Trong truyện ngắn, tình huống đóng vai trò cực kì quan trọng, mỗi
một truyện ngắn hay chỉ nên có một tình huống. Nhưng trong thực tế sáng tác
ta lại thấy có nhiều truyện ngắn mang dáng dấp của một tiểu thuyết như: AQ
chính truyện của Lỗ Tấn, Viên mỡ bò của Môpátxăng hay Phiên chợ Giát
của Nguyễn Minh Châu… là những ví dụ điển hình. Mặc dù vậy những tác
phẩm này vẫn là truyện ngắn bởi nó mang hầu hết đặc trưng của thể loại này.


19

Vậy truyện ngắn hình thành và phát triển như thế nào?
Trong cuốn Truyện ngắn - những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể

loại, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: "Ở châu Âu, sự ra đời của truyện ngắn
với tư cách một thể loại văn học độc lập gắn liền với thời kì Phục Hưng, khi nhu
cầu giải phóng tinh thần cá nhân trở thành một cuộc cách mạng xã hội" [46,
tr.39]. Khi nhà thờ cơ đốc và lãnh địa của các chúa phong kiến giữ vị trí tối
thượng, bắt đầu với những thể tài châm biếm của Phục Hưng, sự xuất hiện
của thể loại truyện ngắn ở Châu Âu ngoài những điều kiện phát triển xã hội tinh thần của các dân tộc khác nhau còn chịu ảnh hưởng lớn của nhà văn
Italia: Bocaxio (1314 - 1375) với tác phẩm Mười ngày. Ở Anh truyện ngắn ra
đời vào thế kỉ XIX với tập truyện Vùng Kentenbec của Đzairo Soxero. Ở Tây
Ban Nha, truyện ngắn hình thành muộn hơn và gắn liền với tên tuổi
Xecvantec. Ở Đức truyện, ngắn xuất hiện gắn với chủ nghĩa lãng mạn nhằm
phủ nhận chủ nghĩa cổ điển. Ở Pháp, từ thế kỉ XV đã có 100 truyện ngắn của
Actua de Laxali. Còn Ở Nga, truyện ngắn có mầm mống từ trước nhưng phải
đến thế kỉ XIX, truyện ngắn mới thực sự hoàn thiện với A. Puskin cùng các
tập truyện ngắn: Truyện của ông Benkin (1830), Con đầm pích (1838),
Người con gái viên đại úy (1836)… Tiếp đến là Gôgôn - người có công đặt
nền móng cho chủ nghĩa hiện thực cho văn học Nga với tập truyện ngắn Bức
chân dung, và hội tụ cuối cùng là Sêkhôp - một nghệ sĩ bậc thầy trong việc
tạo ra sự cô đọng của truyện ngắn với hàng loạt tác phẩm: Cái chết của một
viên công chức, Người tu sĩ vận đồ đen… Trong khi đó, thế kỉ XIX và thế kỉ
XX lại xem Mĩ là cái nôi phát sinh truyện ngắn hiện đại với việc cống hiến
cho thế giới những tác giả truyện ngắn tầm cỡ: E. Poe với Con mèo đen, O.
Henry với Chiếc lá cuối cùng hay E. Hemingway với Cuộc đời hạnh phúc
ngắn ngủi của Măccombo…
Ở phương Đông, hình thức sơ khai của truyện ngắn là truyền kỳ -


20

"một thứ truyện thần thoại có tác giả". Truyền kỳ giúp trí tưởng tượng của
nhà văn bay bổng phiêu lưu vào thế giới kì thú của nhân vật để sáng tạo

những cốt truyện li kì, hấp dẫn. truyền kì bắt đầu xuất hiện vào đời Đường,
thế kỉ IX ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về
sự ra đời của thể loại này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Truyền kỳ là hình
thức ban đầu của truyện ngắn Việt Nam xuất hiện vào thế kỉ XV. Một số lại
cho rằng, hiểu theo nghĩa hiện đại thì truyện ngắn chỉ hình thành từ khi có chữ
Quốc ngữ. Để có câu trả lời chắc chắn cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, đối
chiếu, so sánh một cách khoa học. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng,
từ những năm 30 của thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam thực sự nở rộ với các
tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao… sau đến là Đỗ
Chu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn
Thị Thu Huệ… và sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ có triển vọng như Đỗ
Bích Thúy, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Đội
ngũ đông đảo ấy, mang đến cho truyện ngắn Việt Nam một gương mặt vừa lạ,
vừa quen, thể hiện sự đổi mới rõ rệt trong phong cách thể loại.
Tuy có những hoàn cảnh và thời gian ra đời khác nhau, nhưng đều dễ
nhận thấy là ngay từ khi xuất hiện, truyện ngắn ngày càng khẳng định vị trí và
chỗ đứng vững chắc của mình trong nền văn học với hàng loạt những tác giả
và tác phẩm tiêu biểu.
Truyện ngắn là một thể loại chiếm được ưu thế và được nhiều nhà văn
lựa chọn có lẽ vì dung lượng ngắn của nó. Tuy nhiên có nhiều tác phẩm đã
vượt qua sức khái quát của truyện ngắn về nội dung, tư tưởng ngang tầm với
tiểu thuyết. Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá: "Truyện ngắn là một bộ phận
của tiểu thuyết nói chung" [47, tr.27]. Xu hướng truyện ngắn mang dung
lượng tiểu thuyết trở thành một nét độc đáo, tạo nên diện mạo mới cho nền
văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu cho loại truyện ngắn trên là: Số phận con


21

người (Sôlôkhốp), Thảo nguyên (Sêkhốp), Viên mỡ bò (Môpatxăng), AQ

chính truyện (Lỗ Tấn)... Trong văn học Việt Nam cũng có những tác phẩm
như thế: Chí Phèo (Nam Cao), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Tướng
về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu)... Từ khi
ra đời cho đến nay, truyện ngắn vẫn luôn tồn tại và chứng tỏ sức sống lâu bền
của nó. Xã hội ngày càng hiện đại hóa với những phương tiện nghe nhìn hiện
đại như đài phát thanh, truyền hình, Internet... nhưng truyện ngắn vẫn có chỗ
đứng vững chãi trong lòng người đọc đúng như nhận xét của PGS. TS. Lý
Hoài Thu: "Trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép
của các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của
mình một cách hiệu quả" [56]. Sự ra đời của hàng loạt tuyển tập truyện ngắn
cùng với những cuộc thi viết truyện ngắn liên tục được tổ chức trên các tạp
chí như: Văn nghệ quân đội, Văn nghệ Trẻ, Tạp chí Sông Hương... đã thể
hiện sức sống của thể loại này. Bên cạnh đó, những diễn đàn phê bình, tranh
luận về văn học trong đó có truyện ngắn cũng diễn ra sôi nổi với các tên tuổi
như: Bùi Việt Thắng, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Thanh Sơn... và bạn đọc
ngày nay không quay lưng lại với truyện ngắn, họ vẫn dõi theo, nồng nhiệt
hưởng ứng và đón đợi các tác phẩm mới. Có những tập truyện ngắn ngay từ
khi mới ra đời đã tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với công chúng và trở thành một
hiện tượng văn học như: Tướng về hưu (Nguyễn Huy thiệp), Người sót lại
của rừng cười (Võ Thị Hảo), I am đàn bà (Y Ban), Phù thủy (Nguyễn Thị
Thu Huệ), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Bóng đè (Đỗ Hoàng
Diệu)... Như vậy chúng ta đủ thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của
truyện ngắn đối với văn học đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung.


22

1.1.2. Khái quát bối cảnh phát triển của truyện ngắn Việt Nam
1.1.2.1. Truyện ngắn Việt Nam trước 1975

Truyện ngắn trung đại: Ra đời muộn hơn thế giới hàng trăm năm,
truyện ngắn Việt Nam hình thành vào khoảng thế kỷ XV, XVI với những tập
truyện như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục (đời Trần); Việt điện u linh,
Nam ông mộng lục (1438), Thánh Tông di thảo, Lĩnh nam chích quái (thế
kỷ XV), Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ XVI)... Đặc điểm thể loại trong những
tập truyện này chưa định hình một cách tập trung, rõ nét. Tình trạng diễn ra
phổ biến là sự nhập nhằng giữa giữa tính chất ký, truyện lịch sử, truyện mô
phỏng, phóng tác truyền thuyết dân gian trong tác phẩm. Các nhà văn thời kỳ
này ít dụng công miêu tả không gian và thời gian nghệ thuật, chủ yếu kể lại
tiến trình xảy ra của sự việc. Việc khắc họa đời sống tâm lý nhân vật cũng
chưa được chú trọng nên những hình thức kết cấu tâm lý dường như không
xuất hiện trong truyện ngắn trung đại.
Truyện ngắn đầu thế kỷ XX đến 1930: Truyện ngắn giai đoạn này đã
có sự đổi mới bước đầu về đề tài, hình thức, diện mạo. Nếu truyện ngắn trung
đại thường lấy đề tài ít thấy trong thực tế và thường mang tính chất hoang
đường thì truyện ngắn đầu thế kỷ XX đến 1930 đã mở rộng đề tài hướng đến
cuộc sống thực, với những con người và mặt trái của xã hội bước đầu đô thị
hóa… Bên cạnh những câu văn biền ngẫu, ước lệ đã xuất hiện những câu văn
hiện đại, nhà văn đã chú ý miêu tả tính cách, tâm lý nhân vật. Xuất hiện
truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ. Tiêu biểu là truyện ngắn của Phạm Duy
Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Bá Học…
Truyện ngắn 1932 - 1945: Giai đoạn 1932 - 1945 là bước phát triển
quan trọng trong tiến trình văn học nói chung và của thể loại truyện ngắn nói
riêng. Truyện ngắn thời kỳ này khởi sắc, với một mùa gặt bội thu cùng những
tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô


23

Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tứ, Khái Hưng, Nhất

Linh, Thanh Tịnh…
Truyện ngắn 1945 - 1975: Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn bão táp
nhất của lịch sử dân tộc vì thế văn học cũng sôi nổi, hào hùng hơn bao giờ
hết. Tất cả những vụn vặt của đời sống bình thường đều bị gác lại, văn học
hướng tới mục đích chung của tổ quốc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của
đất nước: ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới, cổ vũ kháng chiến, ngợi ca
thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cổ vũ
cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam, thống nhất đất nước. Nảy sinh từ
mảnh đất hiện thực này văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng thể hiện
tư duy sử thi, cảm hứng ngợi ca, đề tài gắn liền với vận mệnh dân tộc. tiêu
biểu các tác giả: Kim Lân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Châu…
1.1.2.2. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Nói đến truyện ngắn đương đại là nói đến truyện ngắn giai đoạn từ
năm 1975 - đến nay. Đây là mốc đánh dấu sự phát triển của truyện ngắn, thể
hiện sức trẻ của ngòi bút, sự cách tân táo bạo và bất ngờ về các phương diện
cả nội dung và nghệ thuật. Chiến thắng năm 1975, thống nhất đất nước cũng
là một mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của thể loại truyện ngắn.
Văn học bao giờ cũng là tấm gương phản chiếu thời đại và thời đại sau 1975
có sự thay đổi. Vì thế truyện ngắn cũng thay đổi theo.
Trước 1975, văn học có nhiệm vụ là phục vụ kháng chiến, phản ánh
cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc. Chiến tranh đòi hỏi con người cần có ý chí,
sức mạnh để làm cuộc cách mạng vì thế văn học giai đoạn này tập trung cổ vũ
động viên khích lệ tinh thần của con người. Bởi thế các sáng tác văn học thời
chiến có khuynh hướng sử thi, mang âm hưởng hào hùng, ngợi ca. Đề tài
xuyên suốt trong các sáng tác thời kì này là vận mệnh dân tộc, cuộc đấu tranh
giải phóng đất nước và niềm tin tất thắng. Nhân vật xuyên suốt trong văn học


24


kháng chiến là người anh hùng đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Cảm hứng sáng tác
là cuộc sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Vì nhiệm vụ phục
vụ kháng chiến của văn học nên đề tài về số phận cá nhân con người, về
những mảnh đời tư, những tâm sự riêng, những khát khao hạnh phúc cá
nhân... không được khai thác. Và đây chính là những nét đặc trưng của văn
học thời chiến.
Sau 1975, hòa bình lập lại, cả dân tộc bước sang thời kì đổi mới và
văn học cũng từng bước chuyển mình để bắt kịp sự đổi mới của thời đại. Vì
thế văn học giai đoạn này ngày càng gần gũi với hiện thực đời sống hơn và đi
sâu phản ánh cuộc sống của con người. Chủ đề thế sự - đời tư trở thành chủ
đề xuyên suốt trong các sáng tác của các nhà văn. Số phận cá nhân, con người
cá nhân được các nhà văn đặt lên hàng đầu. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ
với các trạng thái khác nhau: cao cả - thấp hèn, ánh sáng - bóng tối… được
phơi bày một cách chân thực, rõ nét. Sáng tác theo khuynh hướng đó, bắt đầu
có những tác phẩm gây được sự chú ý của bạn đọc như: Bước qua lời nguyền
(Tạ Duy Anh), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Hai người đàn bà xóm
trại (Nguyễn Quang Thiều), Khách ở quê ra, Bức tranh (Nguyễn Minh
Châu), Anh lính Tony D (Lê Minh Khuê), Người sót lại của rừng cười (Võ
Thị Hảo), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), Cánh đồng bất tận
(Nguyễn Ngọc Tư)… Ở những tác phẩm này các tác giả đã đi sâu khám phá
về con người thời hậu chiến với những nỗi đau, những mất mát, những bi kịch
của cuộc sống. Văn học vì thế gần với con người và cuộc đời hơn.
Bên cạnh sự thay đổi về đề tài là sự thay đổi về lực lượng sáng tác.
Nối tiếp các thế hệ đi trước như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam
Cao,… (1930 - 1945) đến các thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mĩ như: Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Kiên, Nguyên Ngọc,...
(1945 - 1975) Và bây giờ là sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút trẻ:


25


Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài… đặc biệt là sự có mặt của
các cây bút nữ như: Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu,… Đây là thế hệ thứ tư, đại
diện cho văn học đương đại và chính họ đã thổi một luồng gió mới đem đến
cho bạn đọc những khám phá mới mẻ, bất ngờ.
Ngoài ra, các cuộc thi viết truyện ngắn thường xuyên được tổ chức đã
trở thành nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn đối với những người cầm
bút. Từ những cuộc thi đó, chúng ta phát hiện được những tài năng mới như:
Y Ban, Tạ Duy Anh, Hòa Vang, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư...
Và trong những đơn vị tổ chức thì tạp chí Văn nghệ Quân đội là một trong
những cơ quan có uy tín trong việc tổ chức các cuộc thi truyện ngắn. Năm
1989 - 1990, Y Ban đã đoạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn của tạp chí
Văn nghệ quân đội với tác phẩm: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Ngoài ra còn 17 tác
phẩm đoạt giải trong số các tác phẩm dự thi. Năm 1991 diễn ra hai cuộc thi
truyện ngắn do báo Văn nghệ và Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Các
tác phẩm: Kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long), Vũ điệu của cái bô
(Nguyễn Quang Thân), Nhân sứ (Hòa Vang) đã đoạt giải. Năm 1992 - 1994,
tạp chí Văn nghệ Quân đội tiếp tục tổ chức cuộc thi truyện ngắn. Lần tổ chức
này đã thu hút được đông đảo các tác giả trên mọi miền tổ quốc tham gia và
đã khẳng định được sức sống và niềm đam mê với truyện ngắn của các cây
bút trẻ. Đặc biệt là sự góp mặt của các cây bút nữ có chất lượng tốt đã tạo nên
một luồng sinh khí mới cho truyện ngắn như: Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ... Đó là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ văn học đang
phát triển và đổi mới. Các tác phẩm Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp
của Nguyễn Thị Thu Huệ đã đoạt giải nhất. Đến năm 1996 - 1997, xuất hiện
ngày càng nhiều những cây bút trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nhưng hăng hái
nhiệt tình tham gia. Với sức trẻ, tài năng và sự nỗ lực, họ đã ghi được những



×