Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.08 KB, 104 trang )

1

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng nhất của
văn học cách mạng Việt Nam. Mỗi thể loại, mỗi nhà văn nhận thức và thể hiện
đề tài này theo những cách riêng. Như mọi người đều biết, sau 1975, hiện thực
đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa
bình, từ đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” (chữ dùng của Hữu Thỉnh)
chuyển sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp
nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều
kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với
thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Đặc biệt với tinh thần đổi mới của đại hội
Đảng toàn quốc 1986, văn nghệ sĩ đã có nguồn cổ vũ to lớn cho những sáng tạo,
cách tân cả về nội dung và hình thức.
1.2. Trong số những cây bút viết về chiến tranh thời kì hậu chiến, Bảo Ninh có
thể coi là một cây bút tiêu biểu. Nhưng nếu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh lâu
nay đã được khẳng định trong đời sống văn học thì truyện ngắn Bảo Ninh vẫn
chưa được quan tâm đúng với giá trị nghệ thuật đích thực của nó.
1.3. Truyện ngắn luôn là thể loại “xung kích” trong mọi thời đại văn học. Sự vận
động và cách tân thi pháp thể loại của nó nhiều khi phản ánh xu thế đổi mới của
cả một nền văn học. Ở Việt Nam, chúng ta đang gặp thực trạng ấy. Hơn ba mươi
năm đã trôi qua, quá trình đổi mới văn học đã gặt hái được những thành tựu nổi
bật mà truyện ngắn là một trong những thể loại đi đầu Để hiểu được những đổi
thay to lớn về mặt bút pháp thể loại, việc nghiên cứu tác phẩm của một tác giả
văn xuôi tiêu biểu dưới cái nhìn thi pháp là việc làm cần thiết, từ đó ta không chỉ


2

thấy được thành tựu của một tác giả mà còn nhận thấy rõ hơn thành tựu của văn


chương Việt Nam đương đại.
Giải mã truyện ngắn Bảo Ninh từ góc độ thi pháp thể loại sẽ phần nào cho
chúng ta thấy những thành tựu to lớn về những sáng tạo, đổi mới ở bút pháp của
Bảo Ninh, góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn của ông, cũng như vai trò của
Bảo Ninh trong những đổi mới của văn xuôi Việt Nam đương đại. Đó là lý do
khiến chúng tôi lựa chọn đề tài : Truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể
loại.
2. Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có đóng
góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến. Đề tài chiến
tranh được Bảo Ninh thể hiện trong hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết.
Nghiên cứu về các sáng tác của Bảo Ninh đang thu hút sự quan tâm của người
cầm bút với những đặc trưng về thể loại và nội dung phản ánh.
Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Bùi Việt Thắng đã khẳng định Bảo
Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn, và là cây bút gây ấn
tượng mạnh với người đọc. [14,337]
Tiếp đó, đi vào tìm hiểu nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh, tác
giả cuốn sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền
là kiểu tình huống tượng trưng. [64,32]
Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau năm 1975 cũng xem
Bảo Ninh là một cây bút ấn tượng với người đọc. [65,32]
Waynekarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau
chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: “ in dấu


3

niềm khao khát tình yêu”, [74,12] “đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh,
những bậc cha mẹ bị mất con” [74,14]
Nguyễn Chí Hoan, khi giới thiệu tập truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt

xe, đã nhận xét : “Cái nhìn của hồi tưởng cho thấy cái quá khứ ấy cao hơn, lớn
hơn, hư ảo hơn đồng thời là thực hơn. Đó là cái nhìn vào ý nghĩa, không phải
nhìn vào sự kiện, biến cố, con người. Tất cả những câu chuyện ở đây đều đi theo
quỹ đạo ấy. Tuy nhiên, những cái kết có hậu về tinh thần ấy, một lần nữa, không
hề là những ước mộng nói suông. Những truyện ở tập này chỉ dừng lại mà không
kết thúc, và tác giả đã làm như vậy một cách có chủ ý rõ ràng. Bởi lẽ những câu
chuyện này chủ yếu nhằm diễn đạt những ý nghĩ, những cảm nhận, những băn
khoăn về đau khổ, chứ không nhằm mô tả nỗi đau, nên khiến người ta phải thấy
rằng chúng muốn giải thoát cho những nỗi đau khổ ấy” [50]
Đoàn Ánh Dương, trong bài viết với nhan đề Bảo Ninh – nhìn từ thân
phận của truyện ngắn, cho rằng thân phận truyện ngắn Bảo Ninh tiêu biểu cho
chính thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh. Sự long đong trọn một đời Kiều của tiểu thuyết rồi cũng đã có cơ
hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại. Truyện ngắn của ông thì khác
hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong, như sự long đong của văn chương ông.
Phải chăng nó nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết như lối viết của ông
so với “chủ âm” của lối viết đương thời? Tác giả nghĩ phải giải mã truyện ngắn
Bảo Ninh cũng như văn nghiệp ông từ một giác độ khác, như đã nói ở trên, là
câu chuyện cuộc đời. Đặt ra vấn đề câu chuyện cuộc đời qua truyện ngắn của
Bảo Ninh ở đây là để nhấn mạnh vai trò của Bảo Ninh trong sự dịch chuyển kiểu
thức thể loại và tư duy văn học trong văn học Việt Nam đương đại. [12]


4

Về tập truyện mới nhất của Bảo Ninh, Chuyện xưa kết đi được chưa ?, Nhị
Linh trong blog của mình đã đưa ra những nhận xét sắc sảo : “chưa bao giờ
trong văn học Việt Nam có một sự day dứt kéo dài và nồng độ đậm đặc như thế”,
“ám ảnh như một sự quán xuyến cả tập sách. Nhưng sự ám ảnh này cũng có một
nét đặc biệt, nó không thể hiện trong nỗi nhớ, niềm tiếc nuối, mà lại thể hiện

nhiều hơn ở sự quên. Rất nhiều nhân vật trong các truyện không thực sự nhớ
mình đã như thế nào, cuộc đời xưa kia của mình ra sao. Chỉ thỉnh thoảng mới le
lói một chút ký ức, và chỉ cần một hạt bụi nhỏ (nhỏ và tầm thường như một "cái
búng") cũng đủ khơi dậy day dứt, day dứt trộn lẫn với sự quên, day dứt cũng
chính vì đã quên những điều lẽ ra không quên.”[40]
Tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh không thể không nhớ tới tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh, Sự gặp gỡ của truyện ngắn Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh thể hiện ở hai đặc điểm : Thứ nhất, đó là những hồi ức về chiến
tranh; thứ hai đó là việc sử dụng thủ pháp dòng ý thức.
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, trong bài viết Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh in trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch
sử, Nxb ĐHSP, 2007 đã khẳng định, chỉ đến Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến
tranh, thủ pháp dòng ý thức mới thật sự xuất hiện ở Việt Nam. Nhìn lại truyện
ngắn của Bảo Ninh, ta sẽ thấy mối liên hệ về thủ pháp này với tiểu thuyết của
nhà văn. [59]
Trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến –
Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Phạm Xuân Thạch chủ
yếu khai thác những cách tân của Nỗi buồn chiến tranh, đồng thời đưa ra một so
sánh truyện ngắn Bảo Ninh “giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc
phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết”[41]


5

Trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết việt Nam đương đại, tác giả
Nguyễn Tường Lịch cho rằng : tiểu thuyết Việt Nam nằm ngoài dòng chảy tiểu
thuyết thế giới. Ông đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu, trong đó có cả Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh. Tác giả nhận xét Bảo Ninh với độ dài thời gian, có
điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ … Nguyễn Tường Lịch còn phát

hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này là chỗ tác giả lấy trục thời gian chi
phối mọi hành động xuyên suốt tính cách nhân vật. [38]
Như vậy, chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát, toàn
diện, có hệ thống , trong việc nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp
thể loại. Vì thế, nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại là
một việc làm cần thiết.
3. Mục đích yêu cầu của đề tài
3.1. Tiếp cận truyện ngắn của Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại
3.2. So sánh thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh với tác giả khác
3.3. Từ việc giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi khẳng định sự đặc sắc trong
cá tính sáng tạo của nhà văn và đóng góp của ông vào xu thế cách tân nghệ thuật
tự sự của văn xuôi Việt Nam đương đại.
4. Giới hạn của việc giải quyết đề tài
4.1. Luận văn nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại được
tập hợp trong truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an ấn hành năm 2002. Bao
gồm những truyện ngắn : Mây trắng còn bay Trại bảy chú lùn, Bí ẩn của làn
nước, Ngôi sao vô danh, Bên lề cuộc tấn công, Thời tiết của kí ức, Khắc dấu
mạn thuyền, Ba lẻ một…
Các truyện ngắn in trong tập truyện Lan man trong lúc kẹt xe, năm 2008.


6

Ngoài ra còn có tập truyện mới nhất của Bảo Ninh: Chuyện xưa kết đi,
được chưa ? được ấn hành năm 2009 .
4.2. Đối chiếu so sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của cùng tác giả ở
những vấn đề liên quan, đối sánh với truyện ngắn của một số tác giả khác như Tạ
Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái,…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh
hiện lên trong tính chỉnh thể chứ không phải là những phân tích đơn lẻ về các tác
phẩm đơn lẻ. Việc sử dụng phương pháp hệ thống còn giúp ta nhìn thấy sự vận
động của ngòi bút Bảo Ninh và sự vận động của truyện ngắn Việt Nam mấy chục
năm qua.
5.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học giúp người đọc tìm hiểu
tác phẩm của Bảo Ninh từ phương diện hình thức, nhận diện những đóng góp,
sáng tạo của nhà văn về mặt quan niệm nghệ thuật, tổ chức cấu trúc tự sự, giọng
điệu, ngôn ngữ.
5.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh truyện ngắn Bảo Ninh với
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ; so sánh truyện ngắn Bảo Ninh với truyện
ngắn của các tác giả khác nhằm thấy được sự độc đáo của truyện ngắn Bảo Ninh.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Luận văn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ
thi pháp thể loại một cách hệ thống trong sự đối chiếu so sánh với tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của cùng tác giả và truyện ngắn của một số tác giả khác


7

để từ đó khẳng định thành tựu truyện ngắn Bảo Ninh, làm rõ xu thế cách tân
nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
qua 3 chương :
Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong thể loại truyện ngắn Việt Nam
đương đại.
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Bảo Ninh

Chương 3: Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn của Bảo Ninh


8

NỘI DUNG
Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong thể loại truyện ngắn
việt Nam đương đại
1.1. Giới thuyết chung về truyện ngắn
Ở phương Tây, thể loại truyện ngắn ra đời tương đối muộn so với các thể
loại khác, nó xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỷ XIX, phát triển lên
đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào E.T.A. Hoffmann và
Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế
kỷ XX. Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó : truyện ngắn thì
tất nhiên là phải ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tìm tra cái ngữ
nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” mà nhìn vào phương thức tồn tại và
cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các
bậc thầy, sẽ có ngay được ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn : đó là
một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức gợi lớn.
Đã có rất nhiều định nghĩa về truyện ngắn do các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước đề xuất. Theo các nhà biên soạn sách Lí luận Văn học, là tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ, “Truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử
văn học. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con
người” [60;397].
Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Khác với tiểu thuyết, là thể
loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện
ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản
chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [32,371].



9

Các nhà văn từng sáng tác truyện ngắn đã có những suy nghĩ về truyện
ngắn khác nhau. Đáng chú ý là lời bàn luận của Konstantin Paustovski: “Truyện
ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như
một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình
thường” [34,129].
Qua việc tìm hiểu một số quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn trong
và ngoài nước, chúng ta nhận thấy truyện ngắn là một thể tài mà hình thức nhỏ
nhưng không có nghĩa là nội dung không lớn lao. Được sinh ra từ những câu
chuyện kể hằng ngày rất tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt bậc
với sức mạnh dẻo dai phi thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Đến
nay truyện ngắn đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự của
văn học thế giới.
Ở Việt Nam, truyện ngắn Sống chết mặc bay! của Phạm Duy Tốn được
coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Sau
truyện ngắn này, Phạm Duy Tốn không viết truyện ngắn nữa nhưng trên văn đàn
văn học Việt Nam hiện đại đã xuất hiện nhiều nhà văn có tài và "có duyên” với
thể loại văn học mới mẻ này như: Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, v.v…
Sau giai đoạn “buổi đầu” với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, truyện ngắn
Việt Nam có bước phát triển mới trong giai đoạn 1945 – 1975, phục vụ đắc lực
cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau 1975, cùng sự vận động đổi
mới của các thể tài khác, truyện ngắn đã có bước chuyển mình lớn lao. Các nhà
văn lúc này đã dũng cảm nhìn vào sự thật, viết về sự thật. Truyện ngắn từ đó đã
mở rộng biên độ phản ánh, có cái nhìn đa diện về hiện thực và con người nên đã
đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.



10

1.2.

Diện mạo và khuynh hướng truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới
Vào những năm giữa của thập niên 80 thế kỷ trước, sau đại hội VI của

Đảng, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Cùng với sự đổi mới về tư duy chính
trị, tư duy kinh tế, quan niệm văn chương cũng đã có khác ít nhiều. Thời tiết
chính trị là tiền đề cho sự xuất hiện một loạt tác phẩm viết theo phong cách “cởi
trói”. Không đơn điệu, một chiều, dám đối mặt với thực tế đời sống, văn chương
thực sự đã phản ánh đúng thực trạng tâm lý phức tạp của con người, qua đó can
dự trực tiếp vào đời sống xã hội.
Để thấy rõ được sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn
nói riêng, việc nhìn lại nền văn học nước nhà trước 1975 là một việc làm cần
thiết.
Tính từ sau Cách mạng tháng Tám, được sáng tác dưới ánh sáng của lý
tưởng cộng sản, trong dung môi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. "Về
đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theo khuynh hướng sử thi, được thể hiện
trong sự thống nhất trên quan điểm sử thi" [40,135]. Nền văn học sử thi của ba
mươi năm ấy có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc. Nền văn
học 1945-1975 là sự kết tinh chín muồi của lý tưởng thẩm mĩ, rung cảm nghệ
thuật về cái cao cả, phi thường. Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ đã tiếp
nguồn cảm xúc, tác động mạnh đến thế giới tinh thần của người sáng tác. Văn
học thể hiện tinh thần, khí phách cách mạng mà ở đó một thế hệ nhà văn "vừa là
chiến sĩ, vừa là nghệ sĩ". Tròn 30 năm chiến tranh (1945-1975), hình tượng chiến
tranh và người lính đã trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt quá trình vận
động của nền văn học ấy. Bên cạnh những yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực vẫn
tồn tại, chi phối mạnh mẽ bước đi của văn học thời kỳ này. Là một nền văn học



11

với tư duy sử thi, và sau này được đánh giá là văn học minh họa, ở thời kỳ 19451975 các cây bút thường quan tâm đến "viết cái gì?" hơn là "viết như thế nào?".
Bởi thế, sau 1975 khi chính các nhà văn nhận thức được lối tư duy ấy không còn
phù hợp thì việc "viết như thế nào?" trở thành mối quan tâm lớn của họ. Lúc này
người ta có điều kiện để tái hiện cuộc chiến đấu trên cái nhìn bao quát một chiến
trường theo suốt chiều dài thời gian lịch sử, hoặc đưa ra ánh sáng những cuộc chiến
đấu thầm lặng trong lòng địch... Chiến tranh được nhận thức lại từ sự tác động ghê
gớm của nó đến tính cách và số phận con người, với bao nhiêu nỗi éo le, bi kịch, xót
xa, nỗi buồn dai dẳng.
Nguyễn Minh Châu, một nhà văn chiến sĩ từng thành công với nhiều tác
phẩm viết về chiến tranh, là người tiên phong trong công cuộc đổi mới lớn lao
này. Ngay từ những năm tháng trong chiến tranh, nhà văn đã nhận thức ra những
bất cập và hạn chế của văn học cách mạng. Ông từng viết: "Hình như cuộc chiến
đấu sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men
trữ tình hơi dày cho nên ngắm nghía nó thấy mỏng manh, bé bỏng, óng chuốt
quá khiến người ta phải ngờ vực" [5,127] . Đặc biệt là trong bài viết Hãy đọc lời
ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu đã gay gắt
chỉ ra những tồn tại của giai đoạn văn học 1945 - 1975, đồng thời ông nói lên
niềm mong ước về một nền văn học mới: "muốn văn học phải có cái gì của văn
học, chứ không muốn văn học chỉ là một sự minh họa" [4,130].
Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu khác cũng
chỉ ra những hạn chế của nền văn học 1945 - 1975. Nguyễn Khải gọi các sáng
tác văn học của mình giai đoạn trước 1975 là "cái thời lãng mạn", Hoàng Ngọc
Hiến thì gọi đó là "nền văn học phải đạo", Lê Lựu gọi những tác phẩm của mình


12


trong thời kỳ văn học kháng chiến là "văn học công việc", "văn học sự vụ" và
nhà văn tự bảo: "không thể viết như trước được nữa".
Ở những nhà văn lớp trước, nhu cầu đổi mới ngòi bút còn mạnh mẽ như
vậy thì sự phản ứng của lớp nhà văn trẻ nhiều khi hơi thái quá là lẽ dĩ nhiên. Mỗi
nhà văn một hướng đổi mới, có người lặng lẽ, có người ồn ào, song tất cả đều đi
đến sự đổi mới sáng tác bằng chính những tác phẩm của mình. Sáng tác trước
đây của Lê Lựu là Người về đồng cói, Mở rừng thì bây giờ là Thời xa vắng. Ở
Ma Văn Kháng trước đó là Xa phủ, Đồng bạc trắng hoa xòe thì bây giờ là Đám
cưới không có giấy giá thú, Côi cút, Heo may. Và Nguyễn Minh Châu thời
trước là Miền cháy thì sau này là Cỏ lau, Phiên chợ Giát...
Là thể loại xung kích trong đời sống văn học, truyện ngắn Việt Nam thời
kì đổi mới đã đem đến nhiều mới lạ, đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực và sự
đổi mới văn học nước nhà trong quá trình hội nhập Nền kinh tế thị trường tất yếu
dẫn đến việc hình thành lối sống đa chiều, nó không còn thuần khiết, giản đơn,
trong trẻo, vô tư như thời kỳ trước đây. Nó phức tạp, nhiêu khê và rối rắm. Phản
ánh hiện thực ấy đòi hỏi truyện ngắn cũng như các thể lọai văn học khác phải gồ
ghề, góc cạnh, phải bung mở, đa phương. Truyện ngắn giai đoạn đổi mới đã làm
được điều hợp lý ấy.
Đọc truyện ngắn thời đổi mới không khó khăn để nhận ra được một điều:
các tác giả đã trung thực trong việc phân tích, mổ xẻ các mối quan hệ phức tạp,
những mối quan hệ chằng chịt cùng nhiều vấn đề mới nảy sinh, mang vẻ mới lạ,
điều mà trước đây, do nhiều nguyên cớ chưa phản ánh được, hay đúng hơn chưa
có điều kiện suy ngẫm. Bởi vậy truyện ngắn thời kỳ này mạnh bạo, nói thật; ý
thức cảnh báo, dự báo rõ ràng. Đây không gì khác hơn, chính là ý thức phản tỉnh,


13

thái độ nhận thức lại lịch sử và thái độ sòng phẳng với quá khứ, dám đối mặt với

những vấn đề sai trái của thực tại.
Truyện ngắn thời kỳ đổi mới được đón đọc bởi trước hết, nó có thái độ
sòng phẳng, quyết liệt, rõ ràng với cái ác. Thiên hướng vuốt ve, lấy lòng, cầm
chừng, nửa vời đang dần dà mất chỗ đứng ở truyện ngắn. Đây là xu thế tất yếu
trong quá trình nhận thức. Truyện ngắn đòi hỏi được phát triển tự nhiên, thay đổi
phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội. Không nên rào chắn cản trở sự phát
triển hợp quy luật đó. Càng không nên có vùng cấm. Chủ trương khuyến khích
mọi tìm tòi sáng tạo phải được thể hiện bằng hành động trong những trường hợp
cụ thể, và phải được kiểm chứng chứ không phải chỉ là chủ trương chung chung
và hô khẩu hiệu. Không ai khác mà thời gian sẽ là người làm vườn mẫn cán và
sòng phẳng, biết đốn tỉa, chặt bỏ những gì không cần thiết và giữ lại những gì
hữu ích. Đó là quy luật tự nhiên.
Các nhà văn Việt Nam lúc này đang viết trong xu hướng dân chủ thẩm
mỹ. Trong giai đoạn hiện nay có thể thấy vô vàn những quan niệm văn chương.
Được tự do làm chủ ngòi bút, các nhà văn không ngừng đưa ra những ý kiến cá
nhân trong sáng tác văn học. Từ xưa tới nay, quan niệm về cái đẹp không tuyệt
đối, bất biến mà luôn luôn thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh. Tuy nhiên, dù có
phong phú đến đâu văn chương luôn có một mẫu số chung, đó là tính nhân bản,
lấy việc phục vụ con người và vì con người làm mục đích.
Trong xu thế đổi mới của truyện ngắn đương đại, những truyện viết về
chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến đã có những thay đổi căn bản. Từ vai trò là
người cổ vũ cho cuộc chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, giờ đây khi thắng lợi thuộc
về dân ta, nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào hiện thực cuộc chiến để
trình bày, phát hiện mọi mặt của nó. Nếu như chất giọng sử thi tràn ngập trong


14

những tác phẩm văn học trước 1975 thì sau 1975 chất giọng ấy đã dần dần trở
nên ít hơn. Truyện ngắn viết về chiến tranh thời hậu chiến có thêm những giọng

điệu mới : từ giọng điệu thâm trầm, khắc khoải trong Họ đã trở thành đàn ông
(Phạm Ngọc Tiến), Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn
Minh Châu) đến chất giọng xót xa trong Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy
Anh), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo)…Văn học không chỉ tập trung
nói về những niềm vui, sự lạc quan tin tưởng mà còn nói đến cả những mất mát,
đau thương.
Trong số những nhà văn viết về chiến tranh thời kì hậu chiến cả ở trên lĩnh
vực tiểu thuyết và truyện ngắn, Bảo Ninh có thể coi là một cây bút tiêu biểu. Bảo
Ninh nhìn về chiến tranh không phải ở mặt trước của tấm huân chương mà là
một cuộc chiến đầy đau thương và mất mát. Trước đây, với tiểu thuyết đầu tay,
Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã cho chúng ta gặp một cuộc chiến đầy đớn
đau, khắc khoải qua những trang hồi ức của người lính mang trong mình vết
thương chiến tranh. Nay trong truyện ngắn Bảo Ninh hình ảnh cuộc chiến đó một
lần nữa lại trở về. Trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh xây dựng những con
người lớn dậy trong chiến tranh hoặc tha hóa, biến chất trong hoàn cảnh đó. Con
người mới ở đây là kiểu con người chuyển từ cái ta cộng đồng sang cái tôi riêng
biệt, là con người với những trạng thái tâm hồn: khi khổ đau, khi vui sướng, khi
hạnh phúc, và cả bất hạnh nữa... Bảo Ninh đã dựng lên những đời người không
bằng phẳng. Những gai góc, gồ ghề của cuộc sống bám chặt vào đời lính, họ đi
ra từ chiến tranh nhưng nặng trĩu nỗi buồn (Lá thư từ Quý Sửu), họ đi ra từ
chiến tranh nhưng không quên nổi những oán thù cá nhân để rồi mang tư tưởng
không đẹp (Hữu khuynh), ở đó còn có những người giữ mãi lời thề mà bắt mình


15

cứ mãi cô đơn (Trại "bảy chú lùn")... Chiến tranh đã "phạt ngang cuộc đời của
họ".
Độ lùi của thời gian là một lợi thế của Bảo Ninh để nhìn lại những gì đã
diễn ra trong chiến tranh. Thời gian tạo cho nhà văn có cơ hội nhìn chiến tranh

như một hiện tượng xã hội tổng thể và nhất là cho phép nhà văn kiểm chứng
những hậu quả xã hội của nó. Văn học hậu chiến của bất kỳ dân tộc nào cũng có
trách nhiệm lớn lao là bằng tư duy nghệ thuật nhận thức lại, đo lại những "chấn
động" về mọi mặt xã hội do chiến tranh để lại cho dân tộc mình. Xét ở phương
diện đó, cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn Bảo Ninh có một ý nghĩa lớn lao. Đọc
những tác phẩm đó, ta thấy thấm thía hơn sự tàn phá của chiến tranh đối với con
người không chỉ trong cuộc chiến mà cả trong hòa bình, bởi chiến tranh đã qua
những kí ức về nó, những vết thương nó để lại vẫn đeo đẳng con người.
Truyện ngắn Bảo Ninh còn thể hiện những thủ pháp của văn học hiện đại
như sự dịch chuyển, gấp bội điểm nhìn, nhân vật của Bảo Ninh đem đến sự độc
đáo qua những đặc điểm ngoại hình hay nội tâm được miêu tả đặc sắc. Bên cạnh
đó vốn ngôn từ đặc trưng và một giọng điệu trần thuật đặc sắc cũng đem lại sự
thành công cho truyện ngắn Bảo Ninh.
Như vậy với những tập truyện đã ra đời, Bảo Ninh không chỉ đã cống hiến
một cái nhìn mới về chiến tranh mà còn hấp dẫn độc giả bởi những thủ pháp
nghệ thuật lôi cuốn. Truyện ngắn Bảo Ninh vì vậy chiếm một vị trí quan trọng
trong khuynh hướng đổi mới của văn học dân tộc.
1.3.

Quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh
Tìm hiểu tầm vóc và đóng góp của một nhà văn đối với nền văn học nước

nhà không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của họ, vì quan niệm nghệ
thuật thuộc phạm vi ý thức của văn học. Nó là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và


16

con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện
đời sống với một chiều sâu nào đó. Như vậy, nói tới quan niệm nghệ thuật là nói

tới sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả đời sống.
Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con
người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật,
hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt
khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu không hiểu biết, cảm nhận
và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Điều này tạo thành chiều sâu, tính
độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con
người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá
trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó.
Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người. Nó phản ánh
cấu trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong
quan hệ con người đối với thế giới. Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên
cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Đây
là điều đã được phổ biến công nhận. Chẳng hạn, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự
khác biệt trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nam Cao
so với Vũ Trọng Phụng hoặc Ngô Tất Tố.
Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ
thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự vận động của thực tế
làm nảy sinh những con người mới, và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn
học đổi mới. Nhưng còn một khía khác là đổi mới cách giải thích và cảm nhận
con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. trong lịch sử văn học sử dụng
lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến. Vẫn là con người


17

đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới
cũng tạo thành sáng tác văn học mới.
Xem xét quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh có thể thấy nhà văn đã thể

hiện cách nhìn nhận, khám phá đời sống chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến, qua
đó góp phần khắc họa nỗi cô đơn, bi kịch của con người trong chiến tranh và sau
chiến tranh.
1.3.1. Chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến
Chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh chủ yếu được nhìn từ cái nhìn
hậu chiến. Trong Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an Nhân dân ấn hành năm
2002 có tất thảy là 16 truyện ngắn thì có đến 13 truyện viết về đề tài chiến tranh
chống Mỹ: Trại "Bảy chú lùn", Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý
Sửu, Bí ẩn của làn nước, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn
bay, Khắc dấu mạn thuyền, Thời tiết của ký ức, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không
giờ, La- mác-xâye.
Trong 13 truyện ngắn viết về chiến tranh, chỉ có một truyện đứng ở thời
điểm quá khứ (Bên lề cuộc tấn công) và hai truyện đứng ở thời điểm hiện tại
(Mây trắng còn bay, La-mác-xây e) còn lại là truyện đan xen giữa hiện tại và
quá khứ. Trong 13 truyện ngắn ấy có 9 nhân vật chính là người lính. Đó là các
truyện: Trại "bảy chú lùn", Ba lẻ một, Là thư từ Quí Sửu, Ngôi sao vô danh,
Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Bên lề cuộc tấn công, Hữu khuynh,
Hà Nội lúc không giờ (trong đó có 8 nhân vật chính là người lính trở về).
Trong cuốn Lan man trong lúc kẹt xe có 28 truyện ngắn thì có đến 22
truyện viết về chiến tranh và đề tài người lính gồm các truyện: Trại "Bảy chú
lùn", Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý Sửu, Bí ẩn của làn nước,
Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Khắc dấu mạn thuyền,
Thời tiết của ký ức, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ, La- mác-xâye, Thách


18

đấu, Tình thư, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, kì ngộ, Cũ xưa, Giang, Mùa
khô cuối cùng, Gọi con, Hỏa điểm cuối cùng. Sáu truyện ngắn còn lại viết về đề
tài khác trong cuộc sống hiện tại trong chiến tranh. Trong 22 truyện ngắn viết về

chiến tranh đó chỉ có ba truyện được kể ở thời điểm hiện tại: La- mác-xâye, Ngàn
năm mây trắng, Kì ngộ còn lại là truyện xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại.
Trong tập truyện mới nhất Chuyện xưa kết đi, được chưa ? gồm 14 truyện
ngắn, trong đó có 7 truyện ngắn được biết đến trước đó là : Mắc cạn, Bội phản,
Gọi con, Thách đấu, Cũ xưa, Giang, Hữu khuynh. Còn lại 7 truyện ngắn mới là:
Sách cấm, Cái Búng, Mối ngờ, Bằng chứng, Chuyện xưa kết đi, được chưa?
Đêm trừ tịch, Quay lưng thì chỉ có Cái búng là không viết về chiến tranh. Tập
truyện mang dáng vẻ giản đơn, là những kí ức nho nhỏ của thời đi học, những câu
chuyện gia đình,… thực chất lại là những câu hỏi lớn của người lính hậu chiến,
bước ra khỏi cuộc chiến tranh và hòa nhập cùng cộng đồng.
Thống kê như thế để thấy rằng Bảo Ninh nhìn nhận cuộc chiến hầu hết là
từ hơn hai mươi sau. Tác giả đã cố gắng thoát ra khỏi khuôn khổ sáo mòn của đề
tài chiến tranh.
Nhìn từ hậu chiến, cuộc sống chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Bảo Ninh hầu hết được hiện lên dưới góc độ của nỗi buồn. Toàn bộ tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh như chính tên gọi của mình tràn ngập cảm giác
buồn đau. Dưới cái nhìn hồi ức của nhân vật Kiên, Bảo Ninh đã viết lên một hiện
thực về chiến tranh. Chiến tranh qua cách cảm, cách nghĩ của một người lính,
chiến tranh qua những mẩu ký ức xé vụn. Bằng thứ ngôn ngữ đa thanh, cái nhìn
đa chiều, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đem lại cho người đọc một âm
hưởng mới của chiến tranh, một câu chuyện về chiến tranh với những nốt nhạc
trầm buồn ám ảnh. Nếu như chiến tranh trước đây được viết trong khói lửa, bom
đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu của hoàn cảnh, viết theo quan điểm ta phải


19

thắng mà chưa phơi bày những mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh thì bây giờ
chiến tranh được viết trong thời hậu chiến đã được nhận thức lại.
Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết mà Bảo Ninh mô tả đó là những

năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi tưởng của Kiên. Đó là những
ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng- trinh sát dựng lán ở ngay trên bờ
suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những cuộc vui chơi: "đi săn, đặt bẫy, tổ
chức duốc cá và tối tối chơi bài", còn kỳ quái hơn: "đám trinh sát bọn Kiên ngồi
rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê" nhờ
khói hồng ma tạo ra ảo giác, tạo ra mộng mị, "có thể nhờ khói hồng ma mà quên
mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai". Đó là
những ngày: "trong mưa đại bác vang rền nặng nề thúc dội ra ngoài trăm dặm
điềm báo trước một mùa khô hung gở đang áp tới bên trời". Rồi những mùa thu
não nề, đời sống mục ra. Theo Kiên: "chiến tranh là cõi không nhà, không cửa,
lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là
thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người".
Đó là nỗi buồn kéo từ năm này qua năm khác trong cõi lòng nhà văn Kiên, nỗi
buồn bước qua chiến tranh mà dư âm của nó như vết thương lại đau mỗi khi gió
trở mùa. Bảo Ninh viết: "đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền
một mạch từ thủa thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ"[48;192]. Nỗi buồn chiến
tranh, nỗi buồn về tình yêu theo năm tháng lớn đầy trong ký ức của Kiên, mà ám
cảnh nhất là nỗi buồn đau về cái chết: "theo dần năm tháng những luồng sinh khí
chết ấy đã đậm lại trong lòng anh, hòa vào trong tiềm thức trở thành bóng tối
của tâm hồn anh. Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma
thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn của chiến
tranh". Kiên phải chứng kiến bao nhiêu là cái chết của đồng đội, đó là Can, Hòa,


20

là Thịnh "con", Thịnh "nhớn"... bao con người sống bên anh nhưng phút chốc trở
thành những hồn ma bóng quỷ bởi chiến tranh.
Cũng vậy, trong các truyện ngắn của mình, Bảo Ninh cũng khơi lên bao
nỗi buồn của chiến tranh. Mỗi truyện ngắn để lại một dư vị nỗi buồn. Truyện

ngắn Trại "bảy chú lùn" là một ví dụ về nỗi buồn cô độc: "Cơ ngơi của Y Nua
lớn dần lên nhưng gian khổ còn lớn mau hơn. Nhưng nặng nề nhất, khổ nhất là
cảnh cô độc... Cô độc kinh người giữa bốn bề rừng già vây bọc", " thật não nề...
Như bị bỏ quên". Nỗi buồn ấy bàng bạc, lan tỏa cả câu chuyện về một người lính
hậu cần. Hay nỗi buồn sầu thảm của ông Phúc trong Thời tiết của ký ức, một nỗi
buồn kéo dài đằng đẵng bao nhiêu năm trời. Trong Rửa tay gác kiếm, phần lớn
tác giả thể hiện nỗi đau buồn của anh em binh lính khi chiến tranh đã đi qua, nỗi
ám ảnh bi thương về quá khứ... Hầu hết các truyện ngắn Bảo Ninh thường đưa ra
những cảm nhận, suy nghĩ về nỗi đau buồn của chiến tranh. Nhà văn viết: "Nếu
rồi đây không may phải sống đời bất hạnh thì chúng tôi sẽ tự nhủ lòng rằng không
sao cả, bởi có nỗi khổ nào của ngày hôm nay sánh bằng những đau khổ đã trải
qua trong chiến tranh"(Rửa tay gác kiếm).
Chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến mang đậm những hoàn cảnh éo le, bi
kịch. Đó là hình ảnh của một người cha trốn chạy quá khứ, trốn chạy khỏi quê
hương khi cuộc sống đã yên bình (Ba lẻ một), đó là nỗi éo le của người bố cứu
con người khác mà không thể cứu được vợ con mình (Bí ẩn của dòng nước), đó
là nỗi nuối tiếc về một lá thư không kịp bóc (Lá thư từ Quý Sửu). Hay nỗi ngậm
ngùi về một ông già mất trí, mãi xót xa vì một chuyến hỏa xa không bao giờ trở
lại (Ngôi sao vô danh). Và nỗi buồn của người lính sau chiến tranh trở về quê
hương với cảm giác "lạc loài" (Hữu khuynh). Nỗi buồn chiến tranh còn thể hiện
lớn hơn trong sự đau buồn, thương nhớ của người mẹ già trong lần giỗ thứ ba


21

mươi của con (Mây trắng còn bay)... Rõ ràng hiện thực mất mát của chiến tranh
trong văn học hậu chiến không còn bị né tránh nữa, và bây giờ nếu viết về chiến
tranh mà không viết những đổ máu khắc nghiệt thì nói như Simônôp đó là tác phẩm
vô đạo đức. Hơn nữa "mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại những cái anh hùng, vứt bỏ
tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh. Không miêu

tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh
trong ý thức nhân loại" (Dẫn theo 61). Bảo Ninh trong các tác phẩm của mình đã
cho người đọc thấy những tổn thất, hy sinh của chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ
những số phận bi kịch của người lính trước và sau chiến tranh.
1.3.2. Con người dưới cái nhìn cá nhân
Văn học hôm nay đã tiếp cận con người từ phương diện cá nhân. Nhìn
tổng thể, trong văn học sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con người xuyên suốt,
nổi bật là quan niệm về con người cá nhân. Nhìn nhận con người trong cuộc
sống với đầy biến động, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc con người cá nhân
với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người một số phận, mỗi con người
với niềm đau hạnh phúc riêng trong một cảm nhận về thực tại...Tất cả họ hiện
lên trang giấy như là nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi
anh hùng.
Con người cá thể bắt đầu xuất hiện ở phương tây từ thời đại Phục hưng,
trong những tác phẩm của Sexpia, của Kant..., giải phóng cá nhân con người đó
là mục tiêu của chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XVI chống lại lễ giáo phong kiến và
nhà thờ.
Ở nước ta với nghìn năm Bắc thuộc, một thời gian dài dưới ảnh hưởng của
tư tưởng Nho giáo, bên cạnh đó Phật giáo với triết lý "vô ngã" đã phủ nhận sự
tồn tại của cá nhân. Trong văn học trung đại đã có con người cá nhân xuất hiện ở


22

mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng chưa hình thành quan niệm về con người cá
nhân.
Đến đầu thế kỷ XX, do nhu cầu phát triển tự thân của văn học, văn học có
sự biến chuyển theo con đường hiện đại hóa. Ý thức con người cá nhân trỗi dậy
lớn lao, nếu cá nhân trong văn học trung đại là cá nhân vũ trụ, tự nhiên thì ở đây
việc miêu tả con người cá nhân đã được đổi mới về chất và hết sức đa dạng. Tự

lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm con người còn Thơ mới đã
thể hiện được số phận cá nhân, nói rõ những "điều kín nhiệm u uất", "phát hiện
cái tôi thành thực, công khai xem cái tôi cá nhân như một cách thế nhìn đời hợp
pháp". Mặc dù Tự Lực Văn Đoàn và Thơ mới đã có những quan niệm nghệ thuật
về con người cá thể nhưng cuối cùng cũng đi đến cực đoan và bế tắc.
Sau 1945, do yêu cầu của một giai đoạn văn học trong chiến tranh, con
người cá nhân không được đề cập đúng mực. Do yêu cầu của đời sống, của lịch
sử "lợi ích cộng đồng trở thành nguyên tắc hàng đầu... Hướng tới đại chúng,
phục vụ đại chúng trở thành phương hướng và mục tiêu của nền văn nghệ kháng
chiến"[67;53], con người chưa được xem là con người cá nhân, cá thể mà là một
"đám đông", một "tập thể". Các nhân vật được nhận diện trước hết theo lập trường
dân tộc và cách mạng, bởi thế dễ dàng xếp họ vào loại chính diện hay phản diện,
tích cực hay tiêu cực. Cuộc sống cá nhân riêng tư của mỗi người phải thu hẹp lại
đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc. Con
người được nhìn nhận, đánh giá trước hết chủ yếu ở tư cách quan hệ với số phận
của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng. Một thời kỳ theo cách nói của Chế
Lan Viên: "những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt nụ cười
tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau".


23

Sau 1975, quan niệm đó đã dần thay đổi. Bên cạnh con người "tập thể","cộng
đồng", mỗi con người còn có một số phận riêng, thậm chí có sự trái ngược với số
phận cộng đồng. Sự đổi mới về quan niệm đó được thể hiện trước hết ở hình tượng
người lính.
Từ sau 1975, nhất là những năm 80 đến nay, người lính dưới góc nhìn con
người cá nhân được quan niệm đúng đắn và có chiều sâu hơn, đặc biệt là ở
truyện ngắn. Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã
khắc họa chân dung con người cá thể một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều

''Cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan'' (Nguyễn Minh Châu). Mỗi nhà
văn một quan niệm riêng, biến thái, châu tuần chung quanh quan niệm chung
nhất. Đó là con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người trần tục của
Nguyễn Huy Thiệp, con người bản năng của Dạ Ngân, Phạm Hoa,... đều là
những dạng thức của con người cá thể. Trong truyện ngắn Bảo Ninh, con người
cũng được nhìn nhận qua góc nhìn cá nhân với những bi kịch của cuộc sống đời
thường. Ở đó, không còn những tấm gương anh hùng được khai thác chủ yếu ở
mặt công dân – nghĩa vụ với tổ quốc. Con người trong truyện ngắn Bảo Ninh
hiện lên với tất cả mọi tính cách tốt, xấu, mọi éo le, bi kịch,…thường ngày.
Có thể nhìn thấy sự đổi thay này chính là một cách tân của Bảo Ninh trong
văn học Việt Nam hiện đại. Quan niệm này đã được nhà văn nhiều lần phát biểu.
Trong phần hai của bài viết Văn học đổi mới đến từ cuộc kháng chiến, Bảo
Ninh đã chỉ trích một số quan niệm ấu trĩ khi xử lí Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư và lý giải về việc thưởng thức văn học của độc giả. Đồng thời
đã khen ngợi sự đổi mới đề tài chiến tranh của Thái Bá Lợi (truyện ngắn) và Lê
Lựu (tiểu thuyết). Tác giả viết: "Tôi nghĩ rằng họ, chẳng hạn nhà văn Thái Bá
Lợi của Hai người trở lại trung đoàn, nhà văn Lê Lựu của Thời xa vắng, có ý chí


24

đổi mới sáng suốt và mãnh liệt đồng thời quả cảm và gan lỳ chẳng kém gì người
nông dân gan dạ dám chọn con đường đúng đắn nhưng đầy cay đắng và cô đơn
của bí thư Kim Ngọc. Tôi tự hỏi rằng nếu không có những người nông dân cựu
chiến binh kháng chiến chống Mỹ ấy thì liệu nền kinh tế của đất nước và đời
sống của mọi người ngày hôm nay sẽ như thế nào?" [52,3]. Bảo Ninh là một
trong những nhà văn góp phần đổi mới văn học viết về đề tài chiến tranh, nên ở
đây thể hiện một quan niệm về sự đổi mới cách nhìn nhận chiến tranh. Ông viết:
"Nếu không có ý chí và tác phẩm sáng ngời tinh thần đổi mới ngay từ đầu những
năm 1980 của các nhà văn mà hầu hết là cựu chiến binh thì ngày nay các nhà

văn và cả độc giả nữa sẽ có kiểu tư duy văn học kiểu gì?" [52,3]. Cũng trên báo
Văn nghệ trẻ ở bài viết Nói hay làm dở, Bảo Ninh đưa đến một quan niệm mới
về việc viết văn của lớp nhà văn sau chiến tranh. Ông dẫn ra một loạt cuộc hội
thảo bàn về nhu cầu đổi mới văn học: "Mỗi thầy mỗi khác, nhưng tựu trung đều
kêu gọi và thôi thúc chúng tôi hãy khác đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn
cách tân, hãy từ bỏ lối mòn trong suy nghĩ và trong sáng tác" [53,2].
Với quan niệm đó, trong truyện ngắn Bảo Ninh, viết về chiến tranh, không
bằng lòng với con người “cộng đồng”, “tập thể” nhà văn quan tâm đến từng số
phận con người. Trong số phận chung của dân tộc là mất mát, khổ đau vì chiến
tranh thì mỗi cá nhân con người trong truyện ngắn Bảo Ninh có những nỗi mất
mát, đau khổ riêng, không ai giống ai, mỗi người một cảnh ngộ. Chiến tranh tạo
ra ở con người những bi kịch đã đành, trong hòa bình bi kịch vẫn không chừa
những con người từng tham gia chiến tranh. Quan tâm đến thân phận con người
ở khía cạnh bi kịch, Bảo Ninh góp vào bức tranh chung của cuộc chiến không
chỉ có vinh quang mà còn có cả nước mắt do chiến tranh - những dòng nước mắt
của cá thể riêng lẻ.


25

Không chỉ dừng lại ở đó, quan tâm đến con người cá thể, Bảo Ninh còn
khắc họa những góc khuất ở sâu kín trong tâm hồn nhân vật. Thông thường,
người lính trong văn học cách mạng thường được khắc họa là những hình mẫu,
lý tưởng, đại diện cho cả cộng đồng, cả dân tộc. Nay người lính trong văn Bảo
Ninh trở về với con người cá nhân, con người đời thường. Bảo Ninh đã mạnh
dạn nói những điều mà văn học thời kì trước đó né tránh. Đó là hiện tượng người
lính đào ngũ như Nhu, Hành trong Đêm trừ tịch. Khi được biên chế ở sư đoàn
bộ binh, Nhu đã sợ “vãi linh hồn” để rồi phải đảo ngũ; còn Hành đã hai lần trốn
chạy. Mục đích đi lính của Hành chỉ là để em gái không phải xấu hổ vì có người
anh đào ngũ.

Bên cạnh đó, Bảo Ninh còn dám đề cập đến những cảm xúc chân xác nhất
trong tâm hồn mỗi người lính. Đó có thể là nỗi sợ hãi, sự bi quan, chán chường,
mệt mỏi. Đó là sự bi quan khi chững kiến cảnh đồng đội bị thương của “tôi”
trong Đêm trừ tịch. Cũng có lúc là những người lính không coi trọng lời hứa của
mình trong Mùa khô cuối cùng để nhằm thỏa mãn dục vọng.
Miêu tả những mất mát, đau thương của người lính trong và sau chiến
tranh cùng việc đi sâu vào tận góc khuất trong tâm hồn của họ, Bảo Ninh đã thể
hiện quan niệm về việc xây dựng con người cá nhân, quan tâm đến đời sống cá
nhân của con người trong tác phẩm của mình.
1.3.1. Sự khẳng định nhân cách người lính
Với Bảo Ninh việc quan tâm tới những nỗi đau trong tâm hồn người lính,
tìm hiểu những góc khuất trong tâm hồn họ, thì đằng sau tất cả những điều đó
vẫn là xu hướng vươn lên để khẳng định nhân cách của người lính.
Văn học 1945 -1975 hướng về con người sử thi, con người của cộng đồng,
những con người mang nét đẹp lý tưởng của người anh hùng cách mạng, làm chủ


×