Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.75 KB, 13 trang )

THAY BĂNG – RỬA VẾT THƯƠNG
MỤC TIÊU
1. Nêu được định nghĩa vết thương.
2. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
3. Biết cách phân loại vết thương theo vi sinh vật.
4. Kể các mục đích chăm sóc vết thương.
5. Trình bày các nguyên tắc thay băng vết thương.
6. Sử dụng dung dịch chăm sóc vết thương thích hợp.
NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Một vết thương là sự mất liền lạc của da, các tổ chức dưới da, kể cả xương và các
tạng phủ do nhiều nguyên nhân khác nhau (tai nạn, va chạm, đè cấn, phẫu thuật,...)
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀNH VẾT THƯƠNG
Nhiều yếu tố có thể làm tăng hay trì hoãn quá trình lành vết thương
- Tuổi: trẻ em vết thương mau lành hơn người già.
- Tình trạng oxy trong máu: nồng độ oxy trong máu giảm, thiếu máu, giảm
thể tích tuần hoàn…làm vết thương lâu lành.
- Dinh dưỡng: thể trạng người bệnh mập, gầy, chế độ ăn thiếu protein, thiếu
vitamin, thiếu các loại khoáng chất như kẽm, sắt…Sự thiếu hụt dinh dưỡng
sẽ làm chậm quá trình lành vết thương bằng cách ức chế sự tổng hợp
collagen.
- Có ổ nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng tiết niệu,…
- Có sự đè nén quá mức: áp lực tại chỗ tổn thương, dập rách, sự cọ sát, va
chạm, …
- Sang chấn tâm lý: stress, đau, …kích thích sự phóng thích catecholamine,
gây ra sự co mạch và cuối cùng làm giảm lưu lượng máu chảy đến vết
thương.
- Có bệnh lý kèm theo: giảm tuần hoàn ngoại biên, tiểu đường, ure máu cao,
suy giảm hệ thống miễn dịch,…
- Dùng các loại thuốc kèm theo, kháng viêm non – steroid, gây tê tại chỗ,
đang điều trị bằng tia phóng xạ,…


- Tiền sử hút thuốc. Nồng độ hemoglobin giảm, xảy ra sự co mạch và sự oxy
hóa ở mô bị suy yếu. Những người hút thuốc lá trong một thời gian dài có
số lượng tiểu cầu tăng, điều này sẽ làm tăng sự kết dính. Khả năng đông
máu cao dẫn đến việc hình thành các cục máu đông, điều này có thể dẫn
đến sự tắc nghẽn ở các mạch máu nhỏ.
- Nguyên nhân gây ra vết thương.
- Cách chăm sóc.
1


3. PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG
Theo sự hiện diện của vi sinh vật:
1.1. Vết thương vô khuẩn: Vết thương phẫu thuật do phẫu thuật viên gây ra.
Vết thương được tạo ra trong một môi trường vô khuẩn, da và các tổ chức dưới
da không bị nhiễm khuẩn (da đã được sát khuẩn, vết thương do dao mổ vô
khuẩn tạo ra, được khâu lại và băng kín trên bàn mổ).
1.2. Vết thương sạch: Có ít dịch tiết như trầy xướt, rách da, không có dấu hiệu
nhiễm khuẩn, không sưng tấy, không có mủ và không có mô hoại tử.
1.3. Vết thương nhiễm: Có dấu hiệu nhiễm trùng, có nhiều chất tiết, mủ và đặc
biệt có sự hiện diện của mô hoại tử. Người bệnh có thể có các triệu chứng đau
nhức tại vết thương, sốt hoặc không sốt.

4. MỤC ĐÍCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG
- Che chở vết thương tránh bội nhiễm, tránh chạm bên ngoài và giúp bệnh
nhân an tâm.
- Làm sạch vết thương.
- Thấm hút các dịch tiết.
- Cầm máu nơi vết thương.
- Đắp thuốc vào vết thương theo chỉ định của thầy thuốc.
- Hạn chế phần nào sự cử động nơi có vết thương, nâng đỡ vị trí tổn thương

(nẹp hoặc băng cuộn).
- Cung cấp và duy trì môi trường ẩm cho mô vết thương.
- Giúp vết thương mau lành, tránh sẹo xấu.
5. NGUYÊN TẮC THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối khi thay băng vết thương.
- Mỗi mâm băng chỉ dùng riêng cho một bệnh nhân.
- Rửa vết thương đúng nguyên tắc từ trong ra ngoài.
- Trên một bệnh nhân có nhiều vết thương cần ưu tiên rửa vết thương vô
khuẩn trước, rồi đến vết thương sạch, vết thương nhiễm.
- Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra ngoài từ 3 – 5 cm
- Bông băng đắp lên vết thương phải phủ kín và cách rìa vết thương ít nhất 3
– 5 cm.
- Vết thương có lông, tóc cần cạo sạch trước khi thay băng.

2


-

Một số vết thương đặc biệt khi thay băng phải có y lệnh của bác sĩ (vết
thương ghép da).
Thuốc giảm đau phải dùng 20 phút trước khi thay băng.
Cấy tìm vi trùng phải lấy bớt mủ và chất tiết từ vết thương trước, dùng que
gòn vô trùng phết lên vùng đáy hoặc cạnh bên của vết thương.
Thời gian bộc lộ vết thương càng ngắn càng tốt.

6. YẾU TỐ THUẬN LỢI GIÚP SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG
- Vết thương phải khô, sạch, thay băng khi thấm ướt dịch.
- Bờ mép vết thương gần nhau, sát nhau.
- Bảo vệ vết thương ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Dinh dưỡng đầy đủ, đều đặn, cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng
chất.
- Kích thích mô hạt mọc: dầu mù u,…
- Thay băng phải nhẹ nhàng.
- Dung dịch dùng rửa vết thương phải thích hợp với vết thương.
- Tăng tuần hoàn tại chỗ như massage vùng da xung quanh, rọi đèn, phơi
nắng, tránh đè ép lên vết thương nhất là vết thương do loét tỳ.
7. DUNG DỊCH DÙNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG
- Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: dùng rửa vết thương rất thông dụng, ít gây
tai biến

-

Cồn 700, cồn iode: có thể làm cháy mô, chỉ dùng sát khuẩn vết chỉ may và
vùng da lành, không dùng trên niêm mạc.
3


-

Betadin 1/1000 (Povidine ) :
 Dung dịch có độ khử khuẩn cao, không gây kích ứng mô. Dùng sát
khuẩn vết may, sát khuẩn da, niêm mạc, rửa vết thương và các khoang
của cơ thể…
 Không dùng trên vết thương có mủ, cơ địa dị ứng iod.

-

Oxy già:
Làm co mạch máu tại chỗ, nó sẽ phân cách O2 và H2 tạo sự sủi bọt, sử dụng

cho:
 Vết thương sâu, ngõ ngách do vi khuẩn yếm khí gây ra, có nhiều mủ, có
lỗ rò.
 Vết thương đang chảy máu (xuất huyết mao mạch).
 Vết thương bẩn dính nhiều đất cát.
Oxy già có đặc điểm phá hoại mô tế bào, do dó không dùng rửa trực tiếp
lên vết thương có mô hạt mới mọc.

4


-

Eau dakin:
 Dùng diệt vi khuẩn gram (+), sử dụng tốt trong vết thương có mô hoại
tử. Có thể nhỏ giọt liên tục lên vết thương hoặc đắp ướt.

-

Thuốc đỏ: làm khô các niêm mạc, cẩn thận khi dùng vì có thể gây ngộ độc
Hg. Không sử dụng ở những vị trí thẩm mỹ. Không sử dụng trong sơ cứu
ban đầu vì khó nhận định tình trạng vết thương.

-

Thuốc tím: 1/1000 – 1/10 000: dùng trong vết thương có nhiều chất nhờn,
vết thương nhiễm khuẩn.

-


Dầu mù u: đắp lên vết thương sạch, giúp mô hạt mọc tốt, không dùng lên
vết thương có nhiều mủ, có tính sát khuẩn.

8. CÁCH CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẾT THƯƠNG THƯỜNG GẶP
- Chăm sóc vết thương vô khuẩn:
 Loại vết thương này không cần thay băng từ ngày giải phẫu đến ngày
cắt chỉ vết thương. Thời gian cắt chỉ vết thương trung bình từ 5 – 7
ngày, tối đa 10 ngày. Chỗ nhiều mạch máu nuôi dưỡng (mặt, cổ,…)
không nên để lâu (5 ngày), suy dinh dưỡng, da lỏng lẽo (10 ngày).
5


 Trước thời gian cắt chỉ đôi khi phải thay băng trong trường hợp: tróc
băng keo, băng bị dơ hay ướt, nghi vết may bị nhiễm khuẩn.
 Nếu thấm nhiều máu chỉ thay lớp ngoài, không rửa vết thương.
- Vết thương sạch:
 Cách 1, 2 ngày thay băng 1 lần.
 Băng bị ướt nên thay ngay, vì băng ướt vết thương dễ nhiễm khuẩn, da
xung quanh sớm bị rơm đỏ, vết thương lan rộng thêm, làm bệnh nhân
ngứa ngáy khó chịu.
- Vết thương nhiễm:
 Thay nhiều lần trong ngày.
- Một số vết thương đặc biệt:
o Vết thương có dẫn lưu bằng tim vải: là vết thương sâu hoặc cạn, bên
trong chứa một lượng chất dịch (mủ, máu bầm,…)
 Thấm ướt tim vải trước khi nhét vào (bằng dung dịch sát khuẩn).
 Khi nhét không nén chặt để tim vải dễ thấm hút dịch tiết.
 Những ngày đầu nhiều mủ nhét tận đáy, những ngày sau bớt mủ thì nhét
tim cạn dần.
 Có thể nhét nhiều tim vải nhưng mỗi tim phải chừa mối bên ngoài.


o Vết thương có dẫn lưu bằng ống cao su (drain): là vết thương sâu chứa
đựng một lượng dịch tiết bên trong và được dẫn ra ngoài bằng ống cao su
do bác sĩ đặt trong cuộc giải phẫu.

 Nên theo đúng chỉ thị bác sĩ về nới ống, rút ống.
 Đặt người bệnh thường xuyên nghiêng về phía có dẫn lưu để dịch tiết dễ
chảy ra.
6


 Khi săn sóc vết thương có ống dẫn lưu phải biết rõ mục đích, vị trí của
dẫn lưu.
 Khi thay băng phải quan sát màu sắc, số lượng, tính chất của dịch tiết để
theo dõi diễn tiến của vết thương.
 Khi thay băng phải đảm bảo vô khuẩn nếu không vi khuẩn có thể theo
ống vào làm nhiễm khuẩn ngược dòng.
o Chăm sóc vết thương khâu:
 Chỉ khâu phẫu thuật, kẹp Agraff…được dùng cho các vết mổ trong phẫu
thuật.
 Loại chỉ khâu được sử dụng tùy thuộc vào độ dày của da và vị trí vết
thương.
 Các loại chỉ tan được hấp thu dùng để giữ lớp mô bên dưới dính lại với
nhau (không cần cắt chỉ).
 Số lượng vết khâu ít và kích thước vết khâu nhỏ giúp mau lành vết
thương.
 Vết khâu có thể khâu theo nhiều kiểu khác nhau, phải quan sát kỹ mối
chỉ trước khi cắt.
 Chỉ khâu thường được cắt 7 – 10 ngày sau phẫu thuật nếu các bờ của vết
thương đã khít lại tốt và quá trình lành vết thương diễn ra bình thường.

 Vết thương đầu, mặt, cổ, thẩm mỹ: 3 – 5 ngày
 Vết thương bình thường: 7 ngày
 Vết thương dài trên 10 cm, gần khuỷu, thời gian cắt chỉ lâu hơn hoặc cắt
mối bỏ mối hay tháo một số ghim kẹp để đảm bảo cho quá trình lành vết
thương.
 Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng, thành bụng nhiều mỡ: >10
ngày.
 Vết thương nhiễm trùng: cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm
trùng.
 Các ghim kẹp da thường được lấy ra từ 5 – 7 ngày. Các ghim kẹp được
tháo ra bằng dụng cụ tháo ghim kẹp.
 Phải sát trùng chỉ trước khi cắt.
 Chỉ khâu được lấy ra bằng nhíp và kéo. Chỉ khâu được cắt sát da, và
nhíp dùng để rút chỉ ra. Lưu ý phần chỉ phía trên không được chui
xuống dưới da.
 Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt.
 Tránh làm tổn thương da khi cắt chỉ, hạn chế sự đau đớn cho người
bệnh.

7


Các loại chỉ khâu

Các kiểu khâu

Cách cắt chỉ

8



Chăm sóc vết khâu

Cố định vết thương bằng băng

keo

9


BẢNG KIỂM
DỤNG CỤ THAY BĂNG VẾT THƯƠNG THƯỜNG
STT

NỘI DUNG

1

Quan sát vết thương.

2

Mang khẩu trang, rửa tay.

3

Chuẩn bị mâm sạch, trải khăn vô khuẩn lên mâm.

4


Soạn các dụng cụ vô khuẩn (được sắp xếp các gọn gàng trong
mâm vô khuẩn):
-

Không

2 kềm kelly.
1 chén chung đựng dung dịch rửa vết thương (NaCl 0,9%).
1 chén chung đựng dung dịch sát trùng da (Cồn iod hoặc
Betadine 10%).
Gòn viên.
Gạc mỏng.
Gòn bao dầy mỏng tùy theo tình trạng vết thương.

5

Đậy mâm vô khuẩn an toàn.

6

Soạn các dụng cụ sạch ngoài mâm:
-



Găng tay sạch.
1 kềm gắp băng dơ.
Giấy lót.
Băng keo.
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Thau đựng dung dịch khử khuẩn.
Túi đựng rác y tế.

10


BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG THƯỜNG
STT

NỘI DUNG

1
2
3
4

Kiểm tra, báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm.
Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp.
Bộc lộ vùng vết thương (người bệnh được kín đáo và thoải mái).
Đặt tấm lót dưới vết thương, để dụng cụ, túi đựng rác nơi thuận
tiện.
Gỡ băng keo, dùng kềm sạch gắp bỏ băng dơ.
Sát khuẩn tay nhanh.
Mang găng tay sạch.
Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn.
Lấy kềm đúng cách và an toàn.
Rửa vết thương (từ trong ra ngoài, từ cao xuống nơi thấp, từ bên
xa đến bên gần hoặc theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài) với dung
dịch rửa vết thương NaCl 0,9%.

Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng từ mép vết thương ra
5cm với dung dịch rửa vết thương NaCl 0,9%.
Dùng gạc mỏng chậm khô bên trong vết thương.
Lau khô vùng da xung quanh vết thương bằng gòn.
Sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương bằng dung dịch sát
khuẩn da (cồn iod hoặc betadine 10%).
Đắp thuốc nếu có chỉ định.
Đặt gạc hoặc gòn bao che kín vết thương.
Dán băng keo.
Lấy giấy lót và túi rác ra, tháo găng dơ.
Giúp người bệnh tiện nghi.
Báo cho người bệnh biết việc đã xong.
Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ.

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21



Không

11


BẢNG KIỂM
DỤNG CỤ CẮT CHỈ VẾT KHÂU
STT

NỘI DUNG

1

Quan sát vết thương.

2

Mang khẩu trang, rửa tay.

3

Chuẩn bị mâm sạch, trải khăn vô khuẩn lên mâm.

4

Soạn các dụng cụ vô khuẩn (được sắp xếp gọn gàng trong mâm vô

khuẩn).
-

Không

1 kềm kelly.
1 nhíp không mấu.
1 kéo cắt chỉ.
1 chén chung đựng dung dịch sát trùng da (Cồn iod hoặc
Betadine 10%).
Gòn viên.
Gạc mỏng.

5

Đậy mâm vô khuẩn an toàn.

6

Soạn các dụng cụ sạch ngoài mâm:
-



Găng tay sạch.
1 kềm gắp băng dơ.
Giấy lót.
Túi đựng rác y tế.
Băng keo.
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Thau đựng dung dịch khử khuẩn.

12


BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT CẮT CHỈ VẾT KHÂU
STT

NỘI DUNG

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Kiểm tra, báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm.
Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp.
Bộc lộ vùng vết khâu (người bệnh được kín đáo và thoải mái).
Đặt tấm lót dưới vết khâu, để dụng cụ, túi đựng rác nơi thuận tiện.
Gỡ băng keo, dùng kềm sạch gắp bỏ băng dơ.
Sát khuẩn tay nhanh.

Mang găng tay sạch.
Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn.
Lấy kềm đúng cách và an toàn.
Dùng nhíp rửa vết khâu từ đường giữa, hai bên chân chỉ.
Đặt gạc lên vị trí an toàn gần vết khâu.
Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng.
(Chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da).
Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc để kiểm tra sự trọn vẹn của mối
chỉ.
Sát khuẩn lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5cm.
Đặt gạc lên vết khâu.
Dán băng keo.
Lấy giấy lót và túi rác ra.
Tháo găng dơ.
Giúp người bệnh tiện nghi.
Báo cho người bệnh biết việc đã xong.
Dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ.

13
14
15
16
17
18
19
20
21




Không

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×