Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bài tập môn thương mại: Pháp luật về đấu giá và đấu thầu theo pháp luật thương mại hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.84 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ BÀI
Nền kinh tế Việt Nam hiện này đang dần phát triển, từ nảy sinh ra nhiều hình
thức mua-bán hàng mới mà các chế độ cũ không có, những hình thức này là
những hình thức mua-bán hàng đặc biệt hơn những hình thức mua thông thường,
đó là hình thức bán đấu giá và đấu thầu hàng hóa. Hiện nay đấu giá và đấu thầu
hàng hóa là các hình thức đã trở nên khá quen thuộc với tất cả chúng ta, mặc dù
tồn tại cũng chưa lâu tại Việt Nam, nhưng hình thức này được mọi người đón
nhận một cách nhanh chóng, do tính ứng dụng và nhưng ưu điểm của nó mang
lại. Tuy nhiên do là hình thức xuất hiện chưa lâu, nên pháp luật của chúng ta vẫn
chưa có sự điều chỉnh một cách sâu sắc và hoàn thiện nó, dẫn đến trong thực tiễn
áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến người mua-bán hàng hóa
thông qua các hình thức đặc biệt này.Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về
hai hình thức này em xin chọn đề tài “ Pháp luật về đấu giá và đấu thầu theo
pháp luật thương mại hiện hành”. Để phân tích làm rõ các quy định của pháp
luật về bán đấu giá hàng hóa, chỉ ra những bất cập hiện nay trong quy định của
pháp luật về hai hình thức này và đưa ra một số giải pháp để giải quyết thực
trạng này..
NỘI DUNG
I.
1.
1.1

Pháp luật về đấu giá
Khái quát về đấu giá
Khái niệm
- Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt trong đó, người bán tự


mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai tại
một địa điểm và thời gian đã thông báo trước để những người muốn mua đến trả
giá. Quyền mua sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.
Quan hệ đấu giá hàng hóa cũng có bản chất kinh tế và bản chất pháp lý của
nó:
Bán đấu giá là hoạt động bán hàng
2


Đối tượng của bán đấu giá có thể là những hàng hóa thông thương, tuy nhiên
không phải hàng hóa nào cũng được các chủ sở hữu quyết định bán bằng
phương pháp đấu giá
Hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới dạng
đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng hóa
Các hình thức đấu giá hàng hóa

I.2.

Đấu giá hàng hóa là một quy trình phức tạp. Quy trình này có thể tiến hành
theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa, mục đích và
điều kiện tổ chức cuộc bán đấu giá. Có thể phân chia các hình thức bán đấu giá
như sau:
-

Căn cứ vào phương pháp xác định giá có đấu giá theo phương pháp nâng giá
và đấu giá theo phương pháp hạ giá
Đấu giá theo phương pháp nâng giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá,
nhân viên điều hành bán đấu giá nên nên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng
hay tài sản bán đấu giá. Sau đó những người mua sẽ trả giá nâng lên theo từng
sức mặc cả nhất định. Người trả giá cao nhất theo sự kết luận của nhân viên điều

hành sẽ được quyền mua lô hàng hoặc tài sản đó.
Đấu giá theo phương thức hạ giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu gia, nhân
viên điều hành đấu giá nen lên mức giá khởi điểm cao nhất rồi sau đó hạ dần
từng nấc một để người mua hàng đặt giá. Nếu không có người nào đặt mua thì
lại hạ tiếp xuống mức thấp hơn. Cứ như thể cho đến khi có người chấp nhạn
mua ở mức mức giá nào đó thì hàng hóa được bán cho người đó. Hình thức này
chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa và nó thực sự không hấp dẫn cả người
bán lẫn người mua hàng. Người mua do tâm lý luôn lo sợ để tuột mất cơ hội
mua hàng vào tay người khác nên vội vàng chấp nhận mức giá mà chưa chắc đã
hợp lí. Còn người bán thì cũng không được cảm thấy thỏa mãn về giá cả vì rất ít
khi có người mua nào chấp nhận ngay mức giá khởi điểm.

3


-

Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc bán đấu giá, có đấu giá dung lời nói
và đấu giá không dùng lời nói
Đấu giá dùng lời nói là hình thức mà trong phiên bán đấu giá, nhân viên điều
hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua
sẽ đặt giá cũng bằng nời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành giá
biết.
Đấu giá không dùng lời nói là hình thức mà việc trả giá của người mua không
được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy
hoặc thông qua mọt hình thức nào đó sẽ báo cho nhân viên điều hành đấu giá
biết. Việc đấu giá sẽ kéo dài cho đến tới lần trả giá mà không ai trả giá cao hơn.
Theo luật thường mại năm 2005 có hai phương thức đấu giá hàng hóa:
+ Phương thức trả tiền lên là phương thức bán đấy giá, theo đó người trả giá
cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa

+ Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu
tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá
khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Đấu giá dùng lời nói là hình thức mà trong phiên bán đấu giá, nhân viên điều
hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm

I.3.

Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa
Người bán hàng hóa: Là chủ sở hữu hàng hóa hoặc được chủ sở hữu hàng hóa
ủy quyền
Người tổ chức bán đấu giá và điều hành bán đấu giá, là thương nhân có đăng
ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường
hợp tự tổ chức đấu giá
Người điều hành đấu giá: là người tổ chức hoặc được tổ chức ủy quyền
Người mua hàng hóa: là cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia cuộc đấu giá

I.4.

Thủ tục và trình tự đấu giá hàng hóa, dịch vụ
4


Bán đấu giá hàng hóa cũng được tiến hành theo thủ tục và trình tự giống như
bán đấu giá tài sản nói chung theo quy trình của Luật thương mại 2005, thủ tục
đó gồm những bước sau:
-

Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
Đấu giá hàng hóa có thể được thực hiện bởi chính chủ sở hữu hàng hóa hoặc

thông qua một người bán hàng (không phải là tổ chức bán đấu giá chuyên
nghiệp). Trong những trường hợp này, các chủ thể tự tiến hành đấu giá hàng hóa
và tự chụy trách nhiệm về công việc này. Tuy nhiên do tính chất khá phức tạp
của việc tổ chức một cuộc bán đấu giá, hơn nữa do tính đặc thù của hàng hóa mà
sự thành công hay thất bại của một cuộc bán đấu giá phụ thuộc rất nhiều vào
cách tổ chức bán đấu giá. Chính vì vậy, hầu hết các chủ sở hữu hàng hóa, khi đã
lựa chọn bán hàng qua hình thức bán đấu giá thường cũng lựa chọn cho mình
một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá
Đối với trường hợp bán đấu gia hàng hóa thông qua tổ chức bán đấu giá trung
gian thì việc lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa là thủ tục đầu tiên
trong trình tự bán đấu giá hàng hóa

-

Xác định giá khởi điểm
Giá khởi điểm của hàng hóa do người bán hàng xác định với sự tham gia của
đại diện tổ chức bán đấu giá. Giá khởi điểm cũng có thể do người bán đấu giá
xác định nếu được người bán ủy quyền nhưng phải thông báo cho người bán
hàng hóa biết trước khi được công bố cho người mua

-

Chuẩn bị bán đấu giá: Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá, đăng
ký mua hàng hóa bán đấu giá và đặt cọc, trưng bày, xem hàng hóa bán đấu
giá
Sau khi hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa được xác lập, các bên
xác định được giá khởi điểm, người bán hàng hóa (trong trường hợp bán đáu giá
không thông qua trung gian) hoặc người tổ chức bán đấu giá (trong trường hợp
5



bán đấu giá qua trung gian) phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị cần thiết để tổ
chức thành công cuộc bán đấu giá, trong có có các công việc cơ bản sau:
+ Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá
+ Đăng kí mua hàng hóa bán đấu giá và đặt cọc
+ Trưng bày, xem hàng hóa bán đấu giá
-

Tiến hành bán đấu giá
Tại cuộc đấu giá, người điều hành bán đấu giá thực hiện các công việc sau
đây.
+ Điểm danh người đã đăng kí tham gia đấu giá hàng hóa
+Giới thiệu từng hàng hóa bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu
hỏi của người tham gia đấu giá trả giá( khoản 1,3 Điều 201 Luật thương mại
2005)
+Xác định người trả giá hợp lệ để trở thành người mua hàng hóa;
+Tổ chức rút thăm giữa những người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với
phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá
xuống;
+Lập văn bản đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp
đấu giá không thành.

-

Hoàn thành văn bản bán đấu giá hàng hóa
Văn bản bán đấu giá là căn cứ xác nhận việc mua bán hàng hóa, có thể coi
văn bản này là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán hàng hóa, tổ chức
bán đấu giá, và người mua hàng hóa. Nó không chỉ có giá trị xác nhận quan hệ
mua bán hàng hóa thông qua đấu giá mà còn là căn cứ pháp lý để chuyển quyền
sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá mà quy định của pháp luật phải đăng kí

quyền sở hữu.

-

Đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá
6


Căn cứ vào các văn bản bán đấu giá và các giấy tờ hợp lệ khác, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng kí quyền sở hữu hàng hóa cho người
mua theo quy định của pháp luật.
I.5.
-

Nguyên tắc bán đấu giá hàng hóa
Nguyên tắc công khai
Đấu giá là hinh thức công khai lựa chọn người mua hàng hòa nên mọi vấn để
có liên quan dến cuộc bán đấu giá và những thông tin về hàng hóa bán đấu giá
phải đưuọc công khai cho tất cả những ai muốn mua biết dưới các hình thức như
niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản… những nội dung bắt buộc
phải công khai : thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, giá khởi điểm của
hàng hóa, các hố sơ tài liệ liên quan dến hàng hóa, công khai họ tên người bán
hàng, tên tổ chức bán đấu giá, và những người đăng ký mua hàng…

-

Nguyên tắc trung thực
Các thông báo về cuộc bán đấu giá và thông tin về hàng hóa, giấy tờ có liên
quan đến hàng hóa bán đấu giá, những đặc điểm khuyết tật không nhìn thấy của
hàng hóa, các giấy tờ xác định tư các người tham gia đáu giá phải thật rõ rang,

chính xác và đầy đủ để không tạo ra sự nhầm lẫn hay lừa dối đối với các bên mà
sự nhầm lần hay lừa dối đó sẽ làm cho cuộc đấu giá đó vô hiệu. Người bán cần
phải trung thực khi xác định giá khởi điểm, không xác định giá khởi điểm quá
cao so với giá trị thực của hàng hóa sẽ làm cho người mua bị thiệt.

-

Nguyên tăc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
Quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên trong quan hệ đấu giá hàng hóa
đểu phải được coi trọng và bảo đảm đầy đủ. Người bán hàng hóa có quyền xác
định giá khởi điểm của hàng hóa, có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thành
toán đầy đủ tiền bán hàng hóa ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, được bồi
thường thiệt hại nếu tổ chức bán dấu giá hoặc bên mua có hành vi xâm phạm
đền quyền và lợi ích của mình. Người mua hàng hòa có quyền xem xét hàng
hóa, và được cũng cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa, được tự đặt giá
7


đưuọc xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa ngay sau khi hoàn thành căn bản
đấu giá và họ đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán.
2.

-

Thực trạng về đấu giá ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề giao tài sản đấu giá cho người mua tài sản

Trở ngại lớn nhất trong việc bán đấu giá tài sản thi hành án hiện nay là việc
bàn giao tài sản bán đấu giá thành cho người mua tài sản. Nhiều trường hợp đã
được bán đấu giá thành hơn 5 năm, nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thực

hiện được việc cưỡng chế để giao cho người trúng đấu giá. Điều này đã làm
giảm lòng tin của người mua tài sản, ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá. Hiện vẫn còn một số đơn vị tự tổ chức bán tài sản thanh lý của
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo quyết định của UBND cấp huyện và
của UBND thành phố, không thông qua tổ chức bán đấu giá. Việc tự tổ chức bán
đấu giá tài sản của các đơn vị này chưa phù hợp với quy định của pháp luật, làm
cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, dễ phát sinh tiêu cực.
-

Hiện tượng thông đồng dìm giá trong mua bán, đấu giá tài sản diễn biến
phức tạp.

Đã có nhiều trường hợp người tham gia đấu giá bị mua chuộc, khống chế,
không cho đấu giá với mức giá thực mua tài sản, hoặc muốn mua được tài sản
thì phải trả một khoản tiền để thông đồng, cưỡng ép người khác trả giá mua sát
với giá khởi điểm tài sản. Kết quả là tài sản bán đấu giá vượt giá khởi điểm
không cao, không đúng với giá trị thực. Việc quản lý các doanh nghiệp có đăng
ký kinh doanh dịch vụ đấu giá tài sản hiện nay cũng rất khó khăn. Công tác
thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực đấu giá tài sản chưa được các doanh nghiệp,
các ngành, địa phương quan tâm đúng mức, dẫn đến chấp hành pháp luật chưa
nghiêm…
3.

Một số kiến nghị để giải quyết những bất cập của bán đấu giá
8


Để giải quyết những vướng mắc, hạn chế trong tổ chức và hoạt động bán đấu
giá, cần sớm có mẫu Quy chế bán đấu giá áp dụng tại các tổ chức bán đấu giá,
để tránh tình trạng thông đồng dìm giá; quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục để bảo

đảm hoạt động bán đấu giá tài sản được khách quan, minh bạch; có thông tư
hướng dẫn về những tài sản phải bán đấu giá theo pháp luật
Bộ Tư pháp cũng cần nghiên cứu, bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa
Ngành Tư pháp và Kế hoạch – Đầu tư trong việc cấp Giấy đăng ký kinh doanh
cho các doanh nghiệp hoạt động bán đấu giá tài sản. Trước khi cấp Giấy đăng ký
kinh doanh, phải thẩm tra kỹ điều kiện của doanh nghiệp. Định kỳ hàng quý, Sở
Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp về danh sách các
doanh nghiệp đã được cấp Giấy đăng ký kinh doanh hoạt động bán đấu giá tài
sản
II.
1.
1.1

Pháp luật về đấu thầu
Khái quát về đấu thầu
Khái niệm
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua
hàng hóa dịch vụ thông qua mời thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân
tham gia đấu thầu thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt
ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là 1 tập hợp đan xen của những quan hệ kinh tế và
pháp lý phức tạp

1.2

Phân loại đấu thầu hàng hóa dịch vụ
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa
trên các tiêu chí sau đây

-


Dựa trên tiêu chí hình thức đấu thầu, có
+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số
lượng các bên dự thầu (điểm a khoản 1 Điều 215 Luật thương mại năm 2005)

9


+ Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số
-

nhà đấu thầu nhất định (điểm b khoản 1 Điều 215 Luật thương mại năm 2005)
Dựa trên tiêu chí phương thức đấu thầu có 2 hình thức:
+Đấu thầu một túi hồ sơ: là hình thức, khi dự thầu các nhà đầu tưu nộp các đề
xuát về kĩ thuật và về giá trong một túi hồ sơ để ben mời thầu xem xét và đánh
giá chung. Các túi hồ sơ về giá và chỉ tiêu kĩ thuật này được mở và đánh giá vào
cùng một thời điểm (khoản 2 Điều 216 Luật thương mại 2005).
+Đấu thầu hai túi hồ sơ: thường áp dụng khi hàng hóa dịch vụ có yêu cầu dặc
biệt về chỉ tiêu kĩ thuật) thì các đề xuât kĩ thuật và đề xuất về giá có thể được
nộp cũng thời điểm nhưng trong hai túi hồ sơ khác nhau. Khi mở thẩu, những túi
hồ sơ đề xuất về kĩ thuật sẽ được xem xét trước. Những nhà thầu nào đạt được
những điểm số về kĩ thuật sẽ được đem ra để so sánh (khoản 3 Điều 216 Luật

1.3

thương mại 2005).
Nguyên tắc đấu thầu hàng hóa
Nguyên tắc đấu thầu là những tư tưởng chỉ đạo được rút ra từ những quy định
pháp luật về đấu thầu, do tổ chức có thẩm quyền ban hành trên một bình diện
nào đó, buộc các bên tham gia quan hệ đấu thầu phải tuân theo. Về cơ bản, mọi

hoạt động đấu thầu nói chung, trong đó có đấu thầu hàng hóa, dịch vị phải được
thực hiện dựa vào các nguyên tắc sau đây:

1.4

Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả
Nguyên tắc thông tin đầy đủ công khai
Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu
Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng
Nguyên tắc bảo đảm dự thầu
Thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa dịch vụ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ được tiến hành theo trình tự các bước như sau:

-

Mời thầu
Mời thầu là việc bên mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ đưa ra lời đề nghị
mua hàng, dịch vụ kèm theo những điều kiện cụ thể của việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cho các gói thầu. Để tiến hành mời thầu, bên mua hàng hóa dịch vụ phải
chuẩn bị các công việc sau đây.
10


+ Sơ tuyển nhà thầu
+Chuẩn bị mời thầu
+Thông báo mời thầu
-

Dự thầu

Sau khi có thông báo mời thầu, các nhà thầu, những nhà đầu tư quan tâm đến
gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ phải làm thủ tục dự thầu. Nhà
thầu là những thương nhân có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu
và phải thỏa mãn tất cả các điều kiện do pháp luật quy định.

-

Mở thầu
Mở thầu là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định trước t
trong hồ sơ dự thầu để xem xét đánh giá. Nếu như không ấn định thời điểm mở
thầu thì thời điểm mở thầu được khuyến khích càng sớm càng tốt ngay sau khi
đóng gói thầu.

-

Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu
Sau khi mở thầu công việc tiếp theo là đánh giá và xếp loại hồ sơ dự thầu để
chọn nhà trúng thầu. khiaa này có thể do bên dự thầu tự làm nhưng thwuofng thì
phải có sự giúp đỡ của tổ chức chuyên gia và phải hoàn tất trong thời hạn tồn tại
hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Các hồ sơ sẽ được xem xét đánh giá ở hai mức độ là
đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.

-

Thông báo kết quả trúng thầu và kí kết hợp đồng
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu
thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm các
nhà thầu trúng thầu và các nhà thầu không trúng thầu
Trước khi kí kết hợp đồng, nhà thầu trúng thầu phải nộp tiền bảo lãnh thực
hiện hợp đòng cho bên mời thầu, để đảm bảo rằng hàng hóa, dịch vụ sẽ được

cug cấp đúng theo hợp đồng, máy móc thiết bị sẽ vận hành đúung theo đặc điểm
kĩ thuật trong thời gian bảo hành…
11


Theo khản 2 Điều 230 Luật thương mại năm 2005 thì việc kí kết hợp đồng
được tiến hành dựa trên
+Kết quả đấu thầu;
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ dự thầu;
+Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
Nếu quá thời hạn ấn định kể từ thời điểm nhận được thông báo trúng thầu mà
nhà thầu trúng thầu không có thông báo chấp nhạn hoặc từ chối giao kết hợp
đồng, nên mời thầu có quyền giữ lại tiền bảo lãnh dự thầu và xem xét mời nhà
thầu được xếp hạng kế tiếp để thương thảo hợp đồng.
2.

Thực trạng về đấu thầu ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp.
2.1. Thực trạng
Tình trạng đấu thầu hình thức, khép kín chưa được khắc phục
Việc lạm dụng hình thứ đấu thầu hạn chế dẫn đến đấu thầu hình thức còn xảy
ra ở một số nơi. Hiện tượng chia nhỏ các gói thầu để tổ chức còn xảy ra ở một số
nơi. Hiên tượng chia nhỏ các gói thầu để tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định
thầu, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu liên kết, móc ngoặc dưới
dạng “quân xanh, quan đỏ” vẫn xảy ra. Mặc dù tình hình thực hiện công tác đấu
thầu những năm gần đây cho thấy đấu vẫn được áp dụng tràn lan ở một số nơi
(tỷ trọng các hình thức này xét về số lượng gói thầu lên tới 70%, mặc dù các gói
thầu này thường có giá trị rất nhỏ).
Tình trạng lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu trong các
năm vừa qua đã phần nào làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả công tác đấu
thầu. Hiện tượng các nhà thầu cấu kết để nhường phần thắng cho một nhà thầu,

rồi nhận lại phần việc được chia từ người thắng cuộc theo hợp đồng không phải
là quá hiếm. Ngay cả các nhà đâu tư dù đủ năng lực, song thiếu thời gian hoạt
động, có bảng thành tích , kinh nghiệm nên đành núp dưới bóng những tên tuổi
“có tiêng tăm” cũng không ít.
-

Tình trạng vị phạm Quy chế đấu thầu còn phổ biến.
12


Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm Quy chế đấu thầu của một số dự án,
công trình diễn ra rất phổ biến, gây thất thoát lãng phí, bị dư luận và báo chí lên
tiếng. Sau đây là một số trường hợp vi phạm điển hình trong thời gian qua.
+ Trường hợp không tổ chức đấu thầu hay vi phạm trình tự thực hiện đấu
thầu, thủ tục pháp lý đấu thầu.
+ Vi phạm thời gian mở thầu, nhận hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu,
nghiệm thu và thành toán (nghiệm thu tăng khối lượng, áp số, áp giá cao hơn…)
Gói thầu số 1 Dự án cấp nước, vệ sinh 7 thành phố, thị xã – nhà máy cấp nước
Đà Nẵng (trị giá 14 triệu USD), mở thầu từ tháng 5/1995 nhưng sau 19 tháng
mới có quyết định trúng thầu
Hậu quả của những cuộc đấu thầu như trên là gây thất thoát tiền Nhà nước,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân cư (sụt lở cầu đường, sập công
trình…) nguy hại hơn là hiệu quả đầu tư không được tính như là mục đích cuối
cùng và sự phát triển của lực lượng sản xuất bị đè nén, ngày càng yếu đi trong
cuộc đấu tranh chưa công khai và công bằng này.
-

Phá giá đấu thầu chưa được giải quyết

Lâu nay trong đấu thầu xấy lắp nổi lên một vấn đề làm dư luận thường xuyên

quan tâm. Đó là giá bỏ thầu và giá trúng thầu quá thấp, kềm theo những công
trình kém chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình vận hành, đặc
biết là các gói thầu thì công đường, hầm, cầu càng, san lấp mặt bằng,…
Có thể nói phá thầu đang được một số nhà thầu coi là biện pháp chủ yếu để
thằng thầu. Có những gói thầu có giá trị trúng thầu chỉ bằng chưa đầy 50% như
gói thầu R5 Dự án quốc lộ 18A, gói 2A hầm Hải Vân giá trúng thầu bằng
34.3%; còn gói 2B chỉ bằng 28,9% giá gói thầu theo dự án được duyệt. Có nhiều
gói thầu mà chênh lệch giữa giã trị trúng thầu và giá gói thầu tới vài tram tỷ
VNĐ, cố gói chênh lệch tới 400 trăm tỷ VNĐ như gói thầu dự án xây dựng cảng
Cái Lân. Nhà thầu dự án đường Bắc Ninh – Nội Bài bỏ giá thầu trên 600 trăm tỷ
VNĐ nhưng thằng thầu nhờ kèm theo một thư giảm giá lên tới 223 tỷ VNĐ.
13


II.2.

Giải pháp

Để khắc phục những tồn tại trong hoạt động đấu thầu vừa qua, với nhiều điểm
mới nổi bật, Luật Đấu thầu có hiệu lực được đánh giá là tạo ra một cú hích lớn,
một bước tiến thực sự có ý nghĩa trong hoạt động đấu thầu.
Một trong những điểm nổi bật trong Luật nhằm tạo ra sự minh bạch trong đấu
thầu là cho phép áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ,
nghĩa là túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được đánh giá trước và nhà thầu nào
đáp ứng về kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật chất lượng thì mới được bóc túi hồ
sơ về tài chính ra để cùng so sánh, chúng ta mới loại ra được nhà thầu yếu, năng
lực kém. Trước đây, chúng ta mở đồng thời túi về tài chính cũng như túi về kỹ
thuật. Trong một số trường hợp thì nhà thầu yếu nhưng họ chào với giá thấp thì
tổ chuyên gia lúng túng. Còn lần này, không bóc túi tài chính nên không biết giá
chào thầu cao hay thấp, tổ chuyên gia sẽ đánh giá khách quan hơn.

Ngoài ra, chế tài của Luật Đấu thầu 2013 khi xử lý vi phạm nghiêm và rất rõ
ràng, quá trình đấu thầu có giám sát của cơ quan cấp trên cơ quan quản lý đấu
thầu; đồng thời, quy định nhà thầu đưa lao động nước ngoài vào mà không tuân
thủ theo quy định trong Luật này thì nhà thầu sẽ bị cấm hoạt động từ 1-5 năm.
Trên thực tế, hầu hết các nhà thầu cũng tin tưởng rằng khi sự minh bạch, sự cạnh
tranh được công khai, sẽ tạo niềm tin cho các nhà thầu có tiềm năng tham gia
vào hoạt động đấu thầu. Họ sẽ không còn lo lắng các nhà thầu khác lợi dụng mối
quan hệ để trúng thầu. Nếu làm đúng các quy định sẽ giải quyết triệt để những
tồn tại trong công tác đấu thầu vừa qua1./.
III.

Phân biệt đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
- Về khái niệm: đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán
hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công
khai để chọn người mua trả giá cao nhất (khoản 1 Điều 185 LTM 2005); đấu
thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng
hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong
1 />
14


số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng
tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực
-

hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu) (theo khoản 1 Điều 214 LTM 2005).
Về bản chất kinh tế: đấu giá hang hóa là phương thức bán hàng đặc biệt để bên
bán xá định người mua hàng (quan hệ giữa một người bán và nhiều người mua);
còn đấu thầu hàng hóa dịch vụ là phương mua hàng đặc biệt để bên mua lựa
chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (quan hệ giữa một người mua và nhiều


-

người bán)
Về đối tượng: Thông thường, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị
cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức
bán đấu giá. Những hàng hóa này khó xác định giá trị thực của nó như các loại
hàng hóa khác. Còn đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hàng
hóa được lưu thông mà còn bao gồm cả các loại dịch vụ được phép thực hiện.
Sở dĩ dịch vụ không phải là đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa như hoạt
động đầu thầu hàng hóa, dịch vụ là vì quá trình sản xuất và quá trình sử dụng
dịch vụ diễn ra đồng thời. Người ta chỉ có thể cảm nhận, đánh giá từ đó xác định
giá trị của dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ. Điều này không đảm bảo để các
người mua xem trước sản phẩm đấu giá và tự do cạnh tranh. Thực tế, có thể có
một số loại hàng hóa khó xác định được giá trị nhưng không phải là không thể
xác định được. Chẳng hạn việc đấu giá bất động sản, nếu không xác định được
chính xác giá trị của bất động sản đem ra đấu giá, người ta có thể xác định một

-

“vùng giá” để định hướng cho người mua.
Về mục đích: mục đích của hoạt động đấu giá hàng hóa là tìm người mua trả giá
cao nhất, còn hoạt động đấu thầu hàng hóa dịch vụ là tìm được người bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mua đặt ra. Điểm
khác biệt ở đây là mối quan tâm của hoạt động đấu giá chỉ là giá cả, còn hoạt
động đấu thầu không chỉ là tìm người trả giá thấp nhất mà còn đòi hỏi về chất

-

lượng, trình độ kỹ thuật, khả năng sáng tạo,...

Về chủ thể: trong hoạt động đấu giá hàng hóa: Người mua hàng chính là người
tham gia đấu giá hàng hóa, gồm tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá,
trừ những đối tượng không được tham gia đấu giá quy định tại Điều 198 LTM
15


2005; người bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng
hóa ủy quyền hoặc người có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật
như tổ thanh toán tài sản (Luật Phá sản) hay các trường hợp xử lý tài sản cầm
cố; thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Đối với hoạt động đấu thầu,
bên mua – bên mời thầu (có thể là thương nhân hoặc không) là bên có nhu cầu
mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ và lại là bên tổ chức việc đấu thầu; còn bên
bán – bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ
cho gói thầu. Điểm khác biệt nữa ở đây là trong hoạt động đấu giá hàng hóa, trừ
một số ít trường hợp người bán đấu giá tự mình tổ chức bán đấu giá, hầu hết đều
có sự tham gia của trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá, đó là thương
nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa làm nghề nghiệp của
mình. Ngược lại, trong đấu thầu lại không có sự xuất hiện của thương nhân
chuyên kinh doanh dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Sự tham gia của một số
chủ thể trung gian cũng chỉ trong các giai đoạn của quy trình tổ chức đấu thầu
(như tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu,...
KẾT LUẬN
Đấu thầu và đấu giá đang ngày càng trở thành những hình thức quan trọng
trong hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa hiện nay, những hình thức đặc
biệt này sẽ giúp kích thích phát triển kinh tế nếu nó được ứng dụng đúng với bản
chất của nó, nó sẽ tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư có
năng lực phát huy khả năng của mình và các nhà thầu năng lực còn non yếu tích
cực phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, giúp cho nền kinh tế Việt
Nam ngày càng phát triển, có thể đưa đất nước ta sánh gang với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.

Do nhận thức còn hạn chế, khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô
đọc và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em cám ơn thầy cô.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Luật thương mại năm 2005
Luật đấu thầu năm 2013
Luật đấu giá năm 2010
Giáo trình Luật thương mại II- Trường Đại học Luật Hà Nội- năm

2013-NXB Công an nhân dân
5. />
17



×