Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tài liệu ôn thi nâng ngạch công chức ngành kiểm tra đảng năm 2016 chuyên đề 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.5 KB, 23 trang )

1

CHUYÊN ĐỀ 5
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI VÀ ĐẢNG VIÊN
KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM;
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN
(Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch lên kiểm tra viên chính và lên ngạch kiểm tra viên cao cấp
Ngành kiểm tra của Đảng năm 2016)
-----

A- KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI VÀ ĐẢNG VIÊN KHI
CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là
nhiệm vụ trọng tâm của uỷ ban kiểm tra các cấp được quy định tại Điều 32,
Điều lệ Đảng. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ này có vị trí rất quan trọng đối với uỷ
ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra các cấp và đảng viên trong giai đoạn hiện nay.
I- Một số khái niệm
1-Dấu hiệu vi phạm, khi có dấu hiệu vi phạm
a- Dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng hoặc đảng viên là những hiện
tượng, biểu hiện qua những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng
hoặc đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
b- Khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên là thời
điểm khi có những thông tin, tài liệu, hiện vật thu thập được đối chiếu với các
quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội mà đảng viên tham gia, có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó
không tuân theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
2- Phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm
a- Phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên là


việc tổ chức, cá nhân bằng nhận thức, trách nhiệm của mình tiến hành nhận
diện, phân tích, khoanh vùng tìm ra những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm
trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội.
b- Xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên là
việc tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quy định của
Đảng về phân cấp quản lý cán bộ, các thông tin, tài liệu phản ảnh về dấu hiệu vi
phạm đã thu thập, phát hiện được, thông qua các phương pháp nghiệp vụ kiểm
tra để phân tích, sàng lọc, đánh giá, lựa chọn, xác định cụ thể, chính xác về đối
tượng, nội dung có dấu hiệu vi phạm, xem xét, quyết định việc kiểm tra.


2

c- Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp
dưới hoặc đảng viên là việc tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của Đảng, đề nghị của cán bộ kiểm tra hoặc
đơn vị thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra để ban hành quyết định kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm.
3- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi
phạm
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức
đảng có thẩm quyền kiểm tra khi tổ chức đảng có biểu hiện không tuân theo,
không làm hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá, kết luận có hay không
có vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có
thẩm quyền kiểm tra khi đảng viên có biểu hiện không tuân theo, không làm
hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá, kết luận có hay không có vi phạm

tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ
đảng viên.
- Khi chưa được cấp có thẩm quyền kiểm tra, kết luận thì các hành vi có biểu
hiện sai trái của tổ chức đảng, đảng viên chỉ được coi là "có dấu hiệu vi phạm".
- Sự khác nhau giữa kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có
dấu hiệu vi phạm và kiểm tra chấp hành:
+ Kiểm tra chấp hành được tiến hành thường xuyên hoặc theo định kỳ nhằm
làm rõ ưu điểm, phát huy nhân tố tích cực để biểu dương, nhân rộng và thiếu sót,
khuyết điểm để uốn nắn, sửa chữa, khắc phục; điều chỉnh những hạn chế, yếu kém
trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
Đối tượng, nội dung kiểm tra chấp hành rộng hơn so với kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm. Kiểm tra chấp hành là nhiệm vụ trực tiếp và thường xuyên của
cấp uỷ; kiểm tra chấp hành chủ yếu thực hiện trong việc chấp hành các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng.
+ Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm chỉ được tiến hành kiểm tra khi đã
phát hiện, có căn cứ, cơ sở xác định cụ thể, chính xác đối tượng có dấu hiệu vi
phạm và nội dung vi phạm; nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cụ thể
hơn nội dung kiểm tra chấp hành; qua kiểm tra, kết luận tổ chức đảng, đảng viên
có vi phạm hay không có vi phạm, vi phạm đến mức phải xử lý hay chưa đến
mức phải xử lý.
II- Ý nghĩa, tác dụng của kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng
viên khi có dấu hiệu vi phạm
1- Kết luận rõ đúng, sai, xác định rõ vi phạm (nếu có) của tổ chức đảng,
đảng viên để xem xét, xử lý kịp thời, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật đảng; bảo đảm


3

cho Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các nguyên tắc tổ chức
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc.

2- Giúp cho tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra thấy được ưu điểm để
phát huy; thiếu sót, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để khắc
phục, sửa chữa.
3- Góp phần chủ động giáo dục, phòng ngừa, "răn đe"; ngăn chặn kịp
thời, không để khuyết điểm trở thành vi phạm hoặc vi phạm ít nghiêm trọng trở
thành nghiêm trọng, vi phạm của một người trở thành vi phạm của nhiều
người, của tổ chức.
4- Giúp tổ chức đảng quản lý đảng viên được kiểm tra thấy rõ trách nhiệm
của mình, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục, rèn luyện và
kiểm tra, giám sát đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên,
xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
5- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm chỉ
tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm, những nơi trọng điểm giúp cho công tác
kiểm tra có chất lượng, hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và vật chất, góp phần
xây dựng, chỉnh đốn đảng; đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực.
6- Giúp tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội thấy được những hạn chế, bất cập trong trong lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý, điều hành và trong hoạt động của mình; thấy được những quy định
không còn phù hợp hoặc còn thiếu để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định cho chặt chẽ,
đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế.
7- Góp phần thực hiện tốt quan điểm: Thực hiện đồng bộ giữa công tác
kiểm tra và công tác giám sát "giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng
tâm, trọng điểm" để chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những
nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm từ khi mới
manh nha.
III- Phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên

1- Nguyên tắc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm
tra khi có dấu hiệu vi phạm
- Căn cứ vào Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội.
- Thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, đúng quy trình,
thủ tục.


4

- Phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm đầy đủ, chính xác, kịp thời, thận
trọng, khách quan; quyết định và tiến hành kiểm tra đúng nội dung, đối tượng,
đúng thẩm quyền, trách nhiệm của chủ thể kiểm tra.
2- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm, các tổ
chức đảng xác định, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
a- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm:
- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy; ủy ban kiểm tra, các
cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy các cấp; ban cán sự
đảng, đảng đoàn; chi bộ, đảng viên.
- Các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân.
b- Các tổ chức xác định, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm:
- Thường trực uỷ ban kiểm tra các cấp.
- Uỷ ban kiểm tra (đối với nơi không có thường trực uỷ ban kiểm tra).
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp và chi bộ (khi thật sự cần thiết).
3- Phát hiện dấu hiệu vi phạm
3.1- Căn cứ phát hiện dấu hiệu vi phạm
- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của các

cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế.
- Báo cáo, kiến nghị của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới.
- Tố cáo, khiếu nại, phản ảnh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng.
- Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; chất vấn của đảng
viên; việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.
- Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng.
3.2- Phương pháp phát hiện dấu hiệu vi phạm
Cấp ủy viên, thành viên tổ chức đảng, thành viên uỷ ban kiểm tra được
phân công phụ trách, cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn
phát hiện dấu hiệu vi phạm thông qua:
a- Nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm
của tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thông qua các nguồn thông tin.
b- Thực hiện việc giám sát thường xuyên đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp
dưới và đảng viên; dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.
c- Nghiên cứu thông tin, tài liệu, hiện vật thu thập qua các cuộc kiểm tra
và do tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp. Tham gia các đoàn kiểm tra, giám
sát, đoàn công tác của cấp uỷ, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng
cấp hoặc cấp dưới; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát, của các tổ


5

chức nhà nước; trao đổi trực tiếp đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên; kết quả
thực hiện, thảo luận, chất vấn, đối thoại tại các kỳ họp của cấp ủy; thực hiện chất
vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã
hội các cấp.
d- Kết quả giám sát chuyên đề; báo cáo kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng
và ủy ban kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
4- Xác định dấu hiệu vi phạm
4.1- Căn cứ xác định dấu hiệu vi phạm

a- Các căn cứ nêu tại Tiết 3.1, Điểm 3 (nêu trên).
b- Các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm
tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
4.2- Điều kiện để xác định dấu hiệu vi phạm
a- Tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên được xác định là có dấu hiệu vi
phạm khi nội dung thông tin, tài liệu, hiện vật phản ảnh về dấu hiệu vi phạm đã
có căn cứ, cơ sở thể hiện rõ:
- Tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp
dưới hoặc họ tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của đảng viên.
- Tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp
dưới có liên quan hoặc họ tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của
đảng viên có liên quan.
b- Trường hợp nội dung dấu hiệu vi phạm đã có cơ sở xác định nhưng đối
tượng vi phạm chưa rõ thì căn cứ vào các quy định hiện hành của Đảng và Nhà
nước để xác định, làm rõ đối tượng có dấu hiệu vi phạm.
4.3- Phương pháp xác định dấu hiệu vi phạm
Cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn căn cứ các
thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên đã phát hiện và nhận được để tiến hành các công việc sau:
a- Phân tích, sàng lọc, phân loại, tổng hợp những thông tin có đủ căn cứ,
cơ sở, điều kiện xác định dấu hiệu vi phạm.
b- Đối chiếu nội dung thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm đã
phát hiện, nhận biết được với các quy định cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp đến đối tượng
và nội dung dấu hiệu vi phạm.
c- Xây dựng và báo cáo đề xuất việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
trình thường trực uỷ ban kiểm tra hoặc uỷ ban kiểm tra xem xét, quyết định có
hay không kiểm tra (đối với cấp huyện và tương đương trở xuống).



6

Đối với Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoặc ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, thành
ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì cán bộ kiểm tra báo cáo lãnh đạo vụ hoặc
phòng xem xét, xin ý kiến thành viên ủy ban phụ trách trước khi trình thường
trực uỷ ban kiểm tra hoặc uỷ ban kiểm tra xem xét, quyết định.
5- Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
5.1- Điều kiện quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
a- Báo cáo đề xuất quyết định kiểm tra của cán bộ kiểm tra (đối với cấp
huyện và tương đương trở xuống), của vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra
Trung ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh và tương
đương) hoặc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ, thường trực cấp ủy
giao ủy ban kiểm tra cùng cấp có đủ cơ sở để xác định cấp ủy, tổ chức đảng
cấp dưới, đảng viên có dấu hiệu vi phạm và các tài liệu liên quan.
b- Việc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới
hoặc đảng viên bảo đảm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục theo
quy định của Đảng.
c- Các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội, quy định của cơ quan, đơn vị còn hiệu lực thi hành tại thời điểm
tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thực hiện hành vi vi phạm quy định đó.
d- Tình hình cụ thể về hoạt động, sinh hoạt của tổ chức đảng, đảng viên
dự kiến được kiểm tra và tình hình, điều kiện thực tế của ủy ban kiểm tra, năng
lực cán bộ kiểm tra.
5.2- Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
a- Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kiểm tra:
- Đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết
kiểm tra đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo
Quy định về phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 67QĐ/TW ngày 01-7-2007 của Bộ Chính trị.
- Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp.

b- Ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh, huyện và tương đương quyết định
kiểm tra:
- Cấp ủy viên cùng cấp (trừ các đồng chí là cán bộ thuộc diện cấp trên
quản lý) và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương
quản lý theo quy định của cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương về phân cấp quản
lý cán bộ.
- Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp.
c- Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở quyết định kiểm tra:
- Đảng viên, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp (nhưng không phải là cán
bộ thuộc diện cấp trên quản lý); đảng viên là cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở


7

quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy huyện, quận và
tương đương.
- Các tổ chức đảng cấp dưới trực thuộc đảng ủy cơ sở.
6- Trách nhiệm, quyền hạn ủy ban kiểm tra, thường trực uỷ ban
kiểm tra, các đơn vị thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra, thành viên ủy ban kiểm
tra và cán bộ kiểm tra trong phát hiện, xác định, quyết định kiểm tra tổ
chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
6.1- Trách nhiệm
a- Trách nhiệm của cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn:
- Báo cáo kịp thời, khách quan, trung thực, đầy đủ kết quả nắm tình hình, thu
thập thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên.
- Phát hiện dấu hiệu vi phạm và đề xuất với lãnh đạo vụ (thuộc Cơ quan
Ủy ban Kiểm tra Trung ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp
tỉnh ) hoặc ủy ban kiểm tra (ở cấp huyện và tương đương trở xuống) về việc đề
nghị ủy ban kiểm tra hoặc thường trực ủy ban kiểm tra xác định và quyết định
kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có

dấu hiệu vi phạm.
b- Trách nhiệm của lãnh đạo vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung
ương) hoặc lãnh đạo phòng (thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh uỷ, thành
ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) được phân công theo dõi địa bàn, lĩnh vực
hoặc ủy ban kiểm tra cấp huyện và tương đương trở xuống:
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ kiểm tra được phân công
theo dõi lĩnh vực, địa bàn trong việc: thu thập thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu
hiệu vi phạm; phát hiện nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới,
đảng viên đề xuất việc xác định và quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
- Báo cáo xin ý kiến thành viên ủy ban phụ trách đơn vị về đề xuất việc
kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm để đề nghị
thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra xác định và xem xét, quyết định kiểm tra.
c- Trách nhiệm của thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủy ban
kiểm tra cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương phụ trách đơn vị
theo dõi lĩnh vực, địa bàn:
- Chỉ đạo đơn vị được phân công phụ trách phát hiện, nhận biết, đề xuất
việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng
viên đúng quy định.
- Cho ý kiến về đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức
đảng cấp dưới hoặc đảng viên của đơn vị theo dõi lĩnh vực, địa bàn hoặc của cán
bộ kiểm tra trước khi trình thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra
xem xét, quyết định.


8

- Báo cáo những vấn đề cần thiết trước khi ủy ban kiểm tra hoặc thường
trực ủy ban kiểm tra quyết định kiểm tra.
d- Trách nhiệm của thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra:
- Chỉ đạo thực hiện việc phát hiện dấu hiệu vi phạm và đề xuất việc xác

định, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên đúng quy định.
- Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp
dưới hoặc đảng viên đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, uỷ ban kiểm tra các cấp chỉ đạo việc kiểm
tra đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp dưới quản lý khi có
dấu hiệu vi phạm; trực tiếp kiểm tra khi thấy cần thiết. Trường hợp có ý kiến
khác nhau, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và cấp uỷ liên quan có trách nhiệm báo
cáo các ý kiến khác nhau đó để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định; uỷ
ban kiểm tra các cấp và cấp uỷ liên quan có trách nhiệm báo cáo các ý kiến khác
nhau đó để cấp uỷ cùng cấp của uỷ ban kiểm tra xem xét, quyết định.
6.2- Quyền hạn
a- Quyền hạn của thành viên uỷ ban kiểm tra phụ trách, cán bộ kiểm tra
được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn:
- Đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và đảng viên có liên quan cung
cấp thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới hoặc
đảng viên thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách hoặc theo dõi.
- Đề xuất lãnh đạo đơn vị hoặc đề nghị thường trực ủy ban kiểm tra hoặc
ủy ban kiểm tra quyết định kiểm tra khi đã có cơ sở, căn cứ, điều kiện xác định
chính xác, cụ thể dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên.
b- Quyền hạn của lãnh đạo vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung
ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh uỷ, thành ủy, đảng ủy
trực thuộc Trung ương) được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn:
- Yêu cầu cán bộ kiểm tra được giao theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện
và báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả phát hiện dấu hiệu vi phạm, đề xuất việc
kiểm tra đúng nội dung và đối tượng kiểm tra.
- Báo cáo xin ý kiến thành viên ủy ban kiểm tra phụ trách đơn vị về việc
đề nghị kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
- Đề nghị thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra xác định và
quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc

đảng viên khi thấy có cơ sở, căn cứ, điều kiện.
c- Quyền hạn của thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra:
- Yêu cầu tổ chức đảng quản lý tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên dự
kiến được kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm phối hợp, tạo điều kiện cho việc
chuẩn bị kế hoạch và tiến hành kiểm tra.


9

- Đề nghị các tổ chức đảng, tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và đảng viên có liên quan phối
hợp cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp
dưới hoặc đảng viên được kiểm tra.
- Yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên được kiểm tra thực hiện
nghiêm quyết định kiểm tra.
IV- Chủ thể, đối tượng, nội dung kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới,
đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
1- Kiểm tra tổ chức đảng
a- Chủ thể kiểm tra:
Chủ thể kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm là uỷ ban
kiểm tra các cấp; khi thật sự cần thiết đối với những vi phạm nhạy cảm, phức
tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp uỷ
có thể trực tiếp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
b- Đối tượng kiểm tra:
Tổ chức đảng cấp dưới là đối tượng kiểm tra của uỷ ban kiểm tra gồm tổ
chức đảng do cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp lập ra và cấp uỷ, tổ chức
đảng thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ cùng cấp; trước hết là cấp dưới
trực tiếp, khi cần thiết thì kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới cách nhiều cấp.
Khi kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm có thể kết
hợp kiểm tra đảng viên là thành viên của tổ chức đảng đó.

c- Nội dung kiểm tra:
Chủ thể kiểm tra phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, các dấu hiệu vi phạm của từng tổ chức đảng cấp dưới và yêu cầu của việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của tổ chức mình để xác
định nội dung kiểm tra cho phù hợp, có tác dụng thiết thực và đạt hiệu quả. Tập
trung vào những nội dung sau đây:
- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công
tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
- Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên.
- Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bồi dưỡng, đánh
giá, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
2- Kiểm tra đảng viên
a- Chủ thể kiểm tra:


10

Chủ thể kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là uỷ ban kiểm tra các
cấp; khi cần thiết đối với những vi phạm của cá nhân đảng viên có chức vụ,
quyền hạn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nếu giao cho uỷ ban kiểm tra
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả vụ việc kiểm tra thì cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp
uỷ có thể trực tiếp kiểm tra.
b- Đối tượng kiểm tra:
- Đối tượng kiểm tra là đảng viên, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, đảng
viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra
đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý.

- Khi xác định đối tượng kiểm tra, phải thực hiện đúng quy định đối với
một số đối tượng sau:
+ Cấp uỷ viên cùng cấp thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý khi có dấu
hiệu vi phạm thì ủy ban kiểm tra cấp dưới báo cáo để uỷ ban kiểm tra cấp trên
chủ trì và phối hợp kiểm tra.
+ Cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý nhưng trước khi bổ nhiệm
phải có ý kiến của các ban có liên quan của cấp uỷ cấp trên (theo quy định về
phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và của cấp ủy các cấp) thì khi kiểm tra
do uỷ ban kiểm tra cùng cấp chủ trì, có sự chỉ đạo, phối hợp của uỷ ban kiểm tra
cấp trên.
+ Đảng viên giữ cương vị chủ chốt trong tổ chức đảng cấp dưới, có thể là
đối tượng kiểm tra khi tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ
chức đảng đó.
c- Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu
chuẩn cấp uỷ viên, trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Những nội dung
này liên quan mật thiết với nhau, thể hiện rõ bản chất, phẩm chất và tư cách của
đảng viên. Chủ thể kiểm tra căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao và tính chất,
dấu hiệu vi phạm của đảng viên để xác định, quyết định nội dung kiểm tra; tập
trung phát hiện và kiểm tra các dấu hiệu vi phạm trên các nội dung sau:
- Việc chấp hành các quy định của Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là việc
tuân thủ các văn bản pháp quy trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện nhiệm vụ cấp
ủy viên, nhiệm vụ đảng viên.
- Việc chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, các nguyên tắc tổ
chức, sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Việc giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống.
- Đoàn kết thống nhất nội bộ.
- Việc thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm.



11

V- Một số vấn đề cần lưu ý
Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, nhất là kiểm tra cấp ủy viên
cùng cấp và cán bộ chủ chốt khi có dấu hiệu vi phạm là nhiệm vụ khó khăn,
phức tạp và gặp nhiều trở ngại vì đối tượng kiểm tra ngại bị kiểm tra, sợ ảnh
hưởng đến uy tín, thành tích, do đó thường xuất hiện tâm lý mặc cảm, đối phó,
phản ứng, thiếu cộng tác. Tổ chức đảng có liên quan thường e ngại, không
muốn cộng tác trong quá trình kiểm tra. Một bộ phận uỷ ban kiểm tra và cán bộ
kiểm tra thiếu bản lĩnh, dũng khí, tính chiến đấu, nên có biểu hiện né tránh, nể
nang, ngại va chạm. Để khắc phục tình trạng trên phải thực hiện tốt một số nội
dung sau:
1- Trong chuẩn bị tiến hành kiểm tra
a- Thường trực ủy ban kiểm tra (uỷ ban kiểm tra) phải chỉ đạo thành viên
Uỷ ban phụ trách đơn vị theo dõi địa bàn, lĩnh vực tăng cường chỉ đạo cán bộ
kiểm tra chủ động nắm tình hình để thu thập thông tin, tài liệu, có biểu hiện về
dấu hiệu vi phạm; kết hợp nghiên cứu các thông tin, tài liệu, báo cáo từ các kênh
thông tin khác để nhận diện, sàng lọc, lựa chọn, phát hiện kịp thời, chính xác dấu
hiệu vi phạm; báo cáo lãnh đạo đơn vị xem xét, báo cáo thành viên uỷ ban kiểm
tra phụ trách để đề xuất thường trực uỷ ban kiểm tra (ủy ban kiểm tra) xem xét,
cân nhắc quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi
phạm bảo đảm đúng nội dung, đối tượng và đúng thời điểm.
b- Cán bộ kiểm tra, các đơn vị giúp việc cơ quan ủy ban kiểm tra phải
khắc phục sự nể nang, né tránh, ngại va chạm, không chủ động, tích cực phát hiện,
đề xuất, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi
phạm.
c- Thường trực ủy ban kiểm tra (uỷ ban kiểm tra) phải kịp thời, chủ động
xác định, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm theo thẩm quyền, chủ động

báo cáo đề nghị cấp uỷ tạo điều kiện cho ủy ban kiểm tra trong việc quyết định và
tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là kiểm tra đối với uỷ viên ban
thường vụ, cấp uỷ viên cùng cấp.
d- Khi ủy ban kiểm tra cấp dưới gặp khó khăn trong việc xác định, quyết
định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, phải
chủ động báo cáo, đề nghị ủy ban kiểm tra cấp trên chỉ đạo, hỗ trợ, hoặc phối
hợp tiến hành kiểm tra.
2- Trong quá trình tiến hành kiểm tra
a- Phải bảo đảm dân chủ, chú trọng công tác tư tưởng thông qua việc cảm
hoá, thuyết phục, động viên giúp đối tượng kiểm tra tránh mặc cảm, định kiến
để tích cực cộng tác, phối hợp, chấp hành tốt yêu cầu của đoàn kiểm tra; nêu cao
ý thức tự giác của tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra trong việc chuẩn bị và
báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực các nội dung kiểm tra, thấy được ưu điểm
để phát huy, thiếu sót, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có); tự
nhận hình thức kỷ luật đúng với nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên


12

nhân của vi phạm; không tranh công, đổ lỗi cho khách quan hoặc "lộ đến đâu
nhận đến đó".
b- Cán bộ kiểm tra phải bình tĩnh, kiên quyết, nhạy bén, thể hiện bản lĩnh,
chính kiến khi tiếp cận, làm việc với đối tượng kiểm tra để việc kiểm tra đạt chất
lượng, hiệu quả cao nhất. Tránh hai khuynh hướng:
Một là, thiếu công tâm, thiếu ý chí chiến đấu, thiếu thận trọng, khách
quan, thiếu dân chủ trong quá trình giải quyết công việc.
Hai là, có tác phong, hành động hù dọa, gây khó khăn cho đối tượng kiểm
tra, để tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên được kiểm tra hiểu lầm, mặc cảm, thiếu
tin tưởng.
c- Đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình; bảo

đảm khách quan, trung thực, dân chủ, chuẩn xác. Khi tiếp xúc với đối tượng
kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan phải có ít nhất hai cán bộ kiểm tra
để đảm bảo tính khách quan.
d- Những trường hợp phức tạp, không đủ khả năng xem xét, làm rõ thì
đoàn kiểm tra cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ và
tham khảo ý kiến đánh giá về nội dung kiểm tra.
đ- Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm mới thì có thể bổ sung đối tượng, nội
dung kiểm tra. Việc bổ sung đối tượng, nội dung kiểm tra phải được thực hiện
đúng quy trình kiểm tra.
e- Tổ (đoàn) kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải hết sức coi trọng thực hiện
công tác nắm tình hình diễn biến của đối tượng kiểm tra, tổ chức đảng quản lý
đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức đảng có đối tượng được kiểm tra và các nhân tố
tác động khác trong suốt quá trình tiến hành kiểm tra để chủ động làm tốt công
tác tư tưởng, động viên, thuyết phục đối tượng kiểm tra; dự kiến các tình huống
nẩy sinh, các phương án cần giải quyết để không bị động, lúng túng, bảo đảm
việc kiểm tra, xem xét, kết luận, xử lý có chất lượng, hiệu quả.
B- GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG
VIÊN
Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên là nhiệm vụ của uỷ
ban kiểm tra các cấp được quy định trong Điều lệ Đảng, đồng thời là trách
nhiệm của các tổ chức đảng có liên quan.
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác xây dựng Đảng
hiện nay, bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn, thách thức;
tình hình vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên và tố cáo đối với tổ chức đảng,
đảng viên ngày càng diễn biến đa dạng, phức tạp và tinh vi; vì vậy, công tác giải
quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên càng quan trọng với yêu cầu
ngày càng cao hơn, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải nắm vững những nội dung cơ
bản của công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên để vận
dụng thực hiện tốt nhiệm vụ này.



13

I- Một số khái niệm
1- Tố cáo trong Đảng
Là việc công dân Việt Nam, đảng viên báo cho tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng
viên có trách nhiệm biết về hành vi của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố
cáo cho là có dấu hiệu vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân.
Trường hợp cơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin, báo cáo cho tổ chức đảng,
đảng viên có trách nhiệm về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng hoặc đảng viên thì
không phải là tố cáo.
2- Đối tượng tố cáo, bị tố cáo
- Đối tượng tố cáo là người tố cáo (có thể là cán bộ, đảng viên hoặc công
dân);
- Đối tượng bị tố cáo là tổ chức đảng hoặc đảng viên.
3- Đơn tố cáo
- Đơn tố cáo là văn bản do đảng viên, công dân viết và ký tên hay điểm
chỉ hoặc văn bản, băng, đĩa ghi âm, ghi hình được ghi lại khi đảng viên, công
dân trực tiếp phản ánh với tổ chức đảng, đảng viên có trách nhiệm về hành vi
của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố cáo cho là vi phạm, trong đó
ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc
điểm chỉ của người tố cáo.
- Đơn phản ánh, kiến nghị là đơn của công dân, đảng viên cung cấp thông
tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện
chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và công tác lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đó.

Đơn phản ánh, kiến nghị không được coi là đơn tố cáo; tuy nhiên nếu có
nội dung tố cáo thì được xác định là đơn tố cáo.
Các trường hợp không phải là tố cáo: Khi cơ quan, tổ chức cung cấp các
thông tin, báo cáo cho tổ chức đảng, đảng viên có trách nhiệm về hành vi được
cho là có dấu hiện vi phạm của tổ chức đảng hoặc đảng viên; khi đảng viên báo
cáo tổ chức đảng những thông tin, dư luận nhưng chưa được kiểm chứng; khi
đảng viên, cấp uỷ viên phát biểu trong hội nghị cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, tổ
chức đảng, chi bộ phản ảnh những thông tin có liên quan đến khuyết điểm, sai
phạm của đảng viên, nhưng không yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên có trách


14

nhiệm ghi âm, ghi hình hoặc ghi lại thành văn bản, có chữ ký xác nhận hoặc
điểm chỉ của người phát biểu.
4- Giải quyết tố cáo trong Đảng
- Khái niệm giải quyết tố cáo: Giải quyết tố cáo trong Đảng là việc tổ
chức đảng có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết theo đúng quy định
của Đảng về nguyên tắc, phương pháp, quy trình, thủ tục, thẩm quyền để có
cơ sở kết luận, làm rõ đúng, sai, có hay không có khuyết điểm, vi phạm đối với
tổ chức đảng hoặc đảng viên bị tố cáo.
Giải quyết tố cáo là trách nhiệm của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ; là
nhiệm vụ trực tiếp và thường xuyên của uỷ ban kiểm tra các cấp được quy định tại
Điều 32, Điều lệ Đảng và là trách nhiệm của các tổ chức đảng khác có liên quan.
II- Ý nghĩa, tác dụng của việc tố cáo và giải quyết tố cáo
- Bảo đảm quyền dân chủ của công dân theo qui định của pháp luật. Khi
tố cáo, công dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy
định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên đã được qui định trong Điều lệ
Đảng và nguyên tắc tổ chức sinh hoạt trong nội bộ Đảng. Theo quy định của

Điều lệ Đảng, đảng viên có quyền phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức
đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các
cơ quan, tổ chức đảng có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Tố cáo là một trong những nguồn thông tin để tổ chức đảng, đảng viên
nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, sửa chữa, khắc phục các thiếu sót,
khuyết điểm trong công tác. Trong mối quan hệ với nhân dân, Đảng gắn bó mật
thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của
nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Do vậy, việc đảng viên và quần
chúng phản ảnh sai lầm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên là cung cấp
nguồn thông tin cần thiết để tổ chức đảng có thẩm quyền có điều kiện xem xét,
hiểu rõ hơn ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) của tổ chức
đảng, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.
- Thực hiện tốt việc giải quyết tố cáo là thể hiện sự tiếp thu nghiêm túc ý
kiến góp ý phê bình, báo cáo, phản ảnh, kiến nghị đúng đắn của đảng viên và
quần chúng, không những giúp cho tổ chức đảng hoặc đảng viên bị tố cáo nhận
rõ sai lầm, khuyết điểm (nếu có) để sửa chữa, tiến bộ, mà còn có tác dụng cải
chính, minh oan, bảo vệ cán bộ, đảng viên trong trường hợp bị tố cáo sai, bị vu
cáo; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Qua giải quyết tố cáo, các tổ chức đảng giải quyết tố cáo quyết định, chỉ
đạo hoặc kiến nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện
pháp chấn chỉnh, khắc phục hoặc xử lý phù hợp để xây dựng tổ chức đảng và
đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh.


15

- Kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước xem xét
sửa đổi, bổ sung các quy định, cơ chế, chế độ, chính sách không còn phù hợp,
ban hành mới những quy định còn thiếu để tổ chức đảng, đảng viên có căn cứ,

cơ sở, điều kiện chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao; đồng thời có căn cứ, cơ sở và điều kiện thực hiện tốt công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
- Góp phần tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng và củng cố mối liên
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích chính
đáng của công dân; bảo đảm dân chủ trong sinh hoạt Đảng, tăng cường tính chiến
đấu, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của nhân dân.
III- Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo
1- Việc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên phải đúng nguyên
tắc, thủ tục, thẩm quyền, có trách nhiệm và kịp thời theo quy định của Đảng; bảo
đảm an toàn, bí mật cho người tố cáo (trừ trường hợp người tố cáo tự công khai
danh tính của mình); bảo vệ uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của đảng
viên bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
2- Tổ chức đảng nhận được tố cáo phải phân loại, chuyển đơn tố cáo hoặc
trích nội dung tố cáo có liên quan để chuyển các cơ quan có thẩm quyền xem
xét; giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các
tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết. Chậm nhất 90 ngày làm việc đối với
cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối
với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trực tiếp hoặc
theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết. Tổ chức đảng có thẩm
quyền phải xem xét, giải quyết, kết luận và xử lý đúng nguyên tắc, quy trình, thủ
tục, thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những tố cáo không có cơ sở, điều kiện để giải quyết thì phải thông
báo cho người tố cáo biết lý do để chấm dứt việc tiếp tục tố cáo. Trường hợp
hết thời hạn mà chưa giải quyết xong thì được gia hạn, nhưng không quá 30
ngày làm việc, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo biết. Sau khi giải
quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo
bằng hình thức thích hợp.
Tổ chức đảng và đảng viên nhận được tố cáo phải hướng dẫn người tố cáo
thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nước; trường hợp người tố cáo đến tố

cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại việc tố cáo
bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố
cáo. Có biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền có biện pháp để giữ bí mật thông tin và bảo vệ người tố cáo.
3- Trường hợp người tố cáo xin rút một, một số nội dung tố cáo hay đơn
tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố
cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.


16

4- Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo
bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải
được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.
5- Đơn tố cáo không giải quyết:
Không giải quyết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố
cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy
định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ
mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ
thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội
dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ
chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố
cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực
hành vi dân sự.
6- Cơ quan, tổ chức nào được giao trực tiếp giải quyết hoặc chủ trì giải
quyết hoặc chỉ đạo giải quyết tố cáo thì cơ quan, tổ chức đó kết luận, phối
hợp với ủy ban kiểm tra đề xuất biện pháp xử lý và có trách nhiệm trả lời
người tố cáo theo quy định.
Trường hợp tố cáo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì uỷ ban

kiểm tra báo cáo cấp uỷ cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.
Đoàn giải quyết tố cáo do Bộ Chính trị, cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ
thành lập có trách nhiệm phối hợp với ủy ban kiểm tra và các tổ chức có liên
quan báo cáo để Bộ Chính trị, cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp
xem xét, kết luận và xử lý (nếu có).
Cơ quan, tổ chức, đoàn giải quyết tố cáo chịu trách nhiệm về nội dung
báo cáo và đề xuất của mình.
7- Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, ký
tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ảnh
trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách
nhiệm vào văn bản. Không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ
hai người trở lên trong một đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổ biến
nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải
quyết tố cáo, nội dung kết luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá
nhân không có trách nhiệm.
8- Tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo phải trình bày rõ, trung thực, đầy
đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền, cung cấp
đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thể giải quyết tố cáo; tự giác nhận rõ
sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung
tố cáo không đúng; không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể giải
quyết tố cáo, truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.


17

9- Tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ
của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ảnh về tổ chức
đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ
chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Trong thời gian đang giải quyết, chưa kết luận thì tổ chức đảng quản lý

đảng viên phải bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo;
giáo dục và tạo điều kiện để đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chỉnh các
yêu cầu của đoàn giải quyết tố cáo.
IV- Chủ thể, đối tượng, nội dung tố cáo phải giải quyết
1- Chủ thể giải quyết tố cáo
- Ở Trung ương: Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Uỷ ban Kiểm tra Trung ương;
các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng, các tổ chức đảng và
Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Bộ
Chính trị, Ban Bí thư giao giải quyết, chỉ đạo giải quyết hoặc chủ trì giải quyết
tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Ở cấp tỉnh, thành uỷ và tương đương trở xuống: Cấp uỷ hoặc ban thường
vụ cấp uỷ, ủy ban kiểm tra của cấp uỷ; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp
uỷ, các tổ chức đảng và Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh được cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ giao giải quyết hoặc chủ trì giải
quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý.
2- Đối tượng, nội dung tố cáo phải giải quyết
2.1- Đối tượng bị tố cáo phải giải quyết
Việc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên thực hiện theo quy
định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng và quy định của Bộ Chính trị,
cấp uỷ các cấp về phân cấp quản lý cán bộ, cụ thể là:
a- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng:
- Các tổ chức đảng bị tố cáo đều phải được giải quyết; tập trung giải quyết
tố cáo các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.
- Trường hợp tố cáo tổ chức đảng cấp dưới cách nhiều cấp thì chuyển tổ
chức đảng cấp dưới có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Trường hợp tố cáo cấp uỷ, ban thường vụ cấp ủy hoặc thường trực cấp uỷ
cùng cấp và cấp trên, uỷ ban kiểm tra không có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
khi nhận được tố cáo này, uỷ ban kiểm tra phải kịp thời chuyển cấp uỷ, ban thường
vụ cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
b- Giải quyết tố cáo đối với đảng viên:

- Mọi đảng viên bị tố cáo đều phải giải quyết; tập trung giải quyết các tố
cáo cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý; người bị
tố cáo có liên quan đến công tác nhân sự của cấp uỷ cấp mình.


18

- Trường hợp tố cáo cấp uỷ viên cấp dưới, đồng thời là cán bộ thuộc diện
cấp uỷ cấp trên quản lý thì uỷ ban kiểm tra cấp trên chủ trì giải quyết, có sự phối
hợp của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp dưới.
- Trường hợp tố cáo cán bộ do cấp ủy cấp dưới quản lý, nhưng khi bổ
nhiệm hoặc bầu cử phải có ý kiến của các ban có liên quan của cấp uỷ cấp trên
thì do uỷ ban kiểm tra cấp dưới chủ trì giải quyết và báo cáo để có sự chỉ đạo
hoặc phối hợp của uỷ ban kiểm tra cấp trên.
- Đối với tố cáo đảng viên khác thì căn cứ quy định về phân cấp quản lý
cán bộ của cấp uỷ để chuyển đến cấp ủy, tổ chức đảng hoặc uỷ ban kiểm tra cấp
có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2.2- Nội dung tố cáo phải giải quyết
- Đối với tổ chức đảng: Những nội dung liên quan đến việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy
chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.
- Đối với đảng viên: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên,
tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy
chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Những nội dung tố cáo mà uỷ ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì
kiến nghị cấp uỷ hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết.

Tố cáo có nội dung liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện hành
của đảng viên thì báo cáo cấp uỷ và chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền
xem xét, giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết.
V- Trách nhiệm và thẩm quyền của chủ thể giải quyết tố cáo
1- Trách nhiệm
a- Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết;
chuyển đơn tố cáo hoặc trích nội dung tố cáo không thuộc trách nhiệm giải
quyết cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, có trách nhiệm giải quyết theo quy định.
b- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp giải quyết tố cáo đối với đảng
viên theo quy định.
c- Hướng dẫn, giải thích cho đảng viên bị tố cáo hoặc tổ chức, cá nhân có
liên quan đến việc giải quyết tố cáo về những vấn đề cần thiết theo quy định.
d- Không được để lộ họ, tên, địa chỉ, nơi công tác của người tố cáo, họ,
tên, địa chỉ của người bị tố cáo, nội dung tố cáo cho tổ chức, cá nhân không có
trách nhiệm biết. Không để người tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình.
Không được giao cho người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết


19

tố cáo. Không được sao chụp các biên bản làm việc gửi cho người tố cáo và tổ
chức, cá nhân không liên quan đến giải quyết tố cáo.
2- Thẩm quyền
a- Ban hành các văn bản để giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ
thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ các cấp quản lý.
b- Thành lập đoàn giải quyết tố cáo và thông báo cho tổ chức đảng, đảng
viên bị tố cáo và tổ chức đảng có đảng viên bị tố cáo biết để chấp hành; nắm
tình hình liên quan đến đối tượng, nội dung giải quyết tố cáo.
c- Yêu cầu đảng viên bị tố cáo, người tố cáo và tổ chức, cá nhân có liên
quan đến việc giải quyết tố cáo cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, văn bản, hiện

vật, trả lời, báo cáo, trao đổi về những nội dung liên quan đến việc tố cáo và giải
quyết tố cáo; yêu cầu đảng viên bị tố cáo, người tố cáo và tổ chức đảng có đảng
viên bị tố cáo phối hợp và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền của mình trong
quá trình giải quyết tố cáo.
d- Qua chỉ đạo, giải quyết tố cáo, chủ thể giải quyết tố cáo xem xét, kết luận,
xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, xử lý;
thông báo kết luận giải quyết tố cáo đến đảng viên bị tố cáo để chấp hành và đề
nghị với tổ chức đảng quản lý đảng viên bị tố cáo về những vấn đề cần thiết.
- Trường hợp kết luận đảng viên bị tố cáo không vi phạm hoặc bị vu cáo,
tố cáo sai sự thật thì phải thông báo bằng văn bản cho đảng viên bị tố cáo, cơ
quan quản lý đảng viên bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của
đảng viên bị tố cáo bị xâm hại do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra; đồng
thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với
người tố cáo có dụng ý xấu, vu cáo hoặc tố cáo sai sự thật.
- Trường hợp hành vi vi phạm của đảng viên bị tố cáo có dấu hiệu tội
phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan pháp luật có thẩm quyền để giải
quyết theo quy định của pháp luật.
đ- Báo cáo kết quả giải quyết tố cáo với cấp có thẩm quyền hoặc thông
báo kết quả giải quyết tố cáo cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan theo
quy định.
e- Chỉ đạo hoặc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kết quả giải quyết tố cáo
theo quy định.
VI- Một số vấn đề cần lưu ý:
1- Những trường hợp tố cáo không xem xét, giải quyết
- Trường hợp tố cáo tổ chức đảng, đảng viên không xem xét, giải quyết
theo quy định thì uỷ ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải căn cứ vào các quy
định, hướng dẫn của Trung ương để hướng dẫn, giải thích cho tổ chức, cá nhân
hiểu và thực hiện.



20

- Trường hợp đơn tố cáo giấu tên, mạo tên không phải giải quyết, tuy
nhiên trong đơn tố cáo có nội dung, đối tượng cụ thể và có cơ sở để giải quyết
thì tổ (đoàn) kiểm tra kết hợp với nguồn thông tin khác để báo cáo uỷ ban kiểm
tra xem xét, quyết định việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chịu trách
nhiệm về quyết định kiểm tra, không được tùy tiện loại bỏ.
2- Nhận và chuyển đơn tố cáo
- Các cấp uỷ, cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ
chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và đảng
viên khi nhận đơn tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, cấp uỷ cùng cấp quản lý thì phải chuyển đến ủy ban kiểm tra cùng
cấp để tổng hợp, nghiên cứu, phân loại, đề xuất hướng xử lý và chuyển cơ quan
có thẩm quyền giải quyết.
- Những nội dung tố cáo không thuộc trách nhiệm trực tiếp giải quyết
của mình thì trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, ủy ban kiểm tra
chuyển đơn tố cáo hoặc trích nội dung tố cáo có liên quan gửi đến cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm để kịp thời xem xét, giải quyết.
3- Phối hợp giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện
cấp uỷ cùng cấp quản lý
a- Uỷ ban kiểm tra chủ trì giải quyết tố cáo, trực tiếp xem xét những
nội dung thuộc trách nhiệm của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát
các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo; báo cáo,
đề xuất ban thường vụ cấp uỷ xem xét, chỉ đạo giải quyết những tố cáo phức
tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đến trách nhiệm giải quyết tố cáo
của nhiều cơ quan, tổ chức; tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo đối với cán bộ,
báo cáo ban thường vụ cấp uỷ.
b- Các tổ chức đảng có trách nhiệm phối hợp với ủy ban kiểm tra và
các tổ chức đảng có liên quan giải quyết những nội dung tố cáo đảng viên thuộc
cấp uỷ mình quản lý. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì ủy ban kiểm tra báo

cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết
định.
c- Khi trực tiếp giải quyết hoặc chủ trì giải quyết hoặc chỉ đạo giải
quyết và sau khi kết luận về những nội dung tố cáo thuộc trách nhiệm của
mình, các tổ chức đảng thông báo cho đảng viên bị tố cáo và người tố cáo
theo quy định; đồng thời thông báo cho ủy ban kiểm tra để xem xét, xử lý.
Uỷ ban kiểm tra khi xem xét, giải quyết và sau khi kết luận về những nội
dung tố cáo thuộc trách nhiệm của mình thì thông báo cho đảng viên bị tố cáo
và người tố cáo theo quy định; đồng thời thông báo cho tổ chức đảng có liên
quan và cho những tổ chức, cá nhân nhận được đơn tố cáo. Nếu nội dung tố
cáo đã được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng thì phải yêu
cầu đăng cải chính theo quy định của Luật Báo chí.


21

d- Trường hợp cần thiết, ủy ban kiểm tra và các tổ chức đảng có trách
nhiệm báo cáo để ban thường vụ cấp uỷ giao cho một cơ quan chủ trì, có sự
phối hợp của các cơ quan có liên quan hoặc ban thường vụ cấp uỷ quyết định
lập đoàn giải quyết tố cáo.
đ- Qua giải quyết, hoặc chủ trì giải quyết tố cáo đối với đảng viên là
cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ cùng cấp quản lý, nếu
thấy có vấn đề phải xem xét thi hành kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, kỷ luật
đoàn thể hoặc xử lý bằng pháp luật, thì tổ chức đảng báo cáo Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp qua ủy ban kiểm tra. Uỷ ban kiểm
tra có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với tổ chức đảng có liên quan yêu cầu
tổ chức đảng cấp dưới tổ chức kiểm điểm, báo cáo; quyết định hoặc đề nghị
tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên bị
tố cáo có vi phạm theo thẩm quyền.
4- Trong quá trình tiến hành giải quyết

a- Không để người có quan hệ với người tố cáo hoặc với đảng viên bị tố
cáo (người thân trong gia đình, người có quan hệ về nghiệp vụ như chủ tài
khoản và kế toán, là người bị tố cáo hoặc cùng là đối tượng bị tố cáo trong một
vụ việc, nội dung hoặc vấn đề tố cáo…), giải quyết tố cáo nhằm đảm bảo tính
khách quan khi giải quyết.
b- Làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo:
- Làm việc với người tố cáo: Phải chuẩn bị chu đáo về nội dung làm việc
để người tố cáo có cơ sở tin cậy cán bộ kiểm tra; động viên, thuyết phục người
tố cáo chuẩn bị, cung cấp tài liệu, hiện vật, chứng cứ có liên quan đến nội dung
tố cáo. Có thái độ cương quyết, phương pháp phù hợp đối với người tố cáo trong
những trường hợp đã thấy rõ nội dung vu cáo, động cơ tố cáo là nhằm bôi nhọ,
hãm hại người bị tố cáo; xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo. Cán bộ kiểm
tra không được để lộ, lọt hoặc trao đổi thông tin về quá trình giải quyết tố cáo
cho người tố cáo biết.
- Làm việc với người bị tố cáo: Phải chuẩn bị chu đáo nội dung yêu cầu
người bị tố cáo báo cáo giải trình; gợi ý giải trình đúng nội dung yêu cầu giải
quyết tố cáo; động viên người bị tố cáo bình tĩnh, nghiêm túc tự kiểm tra trong
quá trình giải quyết tố cáo; động viên, thuyết phục người bị tố cáo chuẩn bị,
cung cấp đầy đủ, chính xác tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung tố cáo;
tự giác, trung thực trong giải trình, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm (nếu có);
tự nhận hình thức kỷ luật. Khi gặp người bị tố cáo, tuyệt đối không để lộ tên và
địa chỉ người tố cáo; đồng thời, giải thích cho người bị tố cáo hiểu rõ trách
nhiệm của mình, không được xoá bỏ dấu vết vi phạm và truy tìm, trả thù, trù dập
người tố cáo.
c- Để tiến hành giải quyết tố cáo chủ thể giải quyết phải lập tổ (đoàn)
kiểm tra có từ 2 cán bộ trở lên. Tổ (đoàn) kiểm tra phải thận trọng trước tình
trạng một số cán bộ, đảng viên bị tố cáo thiếu tự giác tự phê bình, thiếu thành


22


khẩn, còn tìm cách đối phó, phản ứng. Cán bộ kiểm tra phải tránh tâm lý e dè, nể
nang và phương pháp gò ép, áp đặt đối với người bị tố cáo; đồng thời, không
được lợi dụng vị trí công tác, vị trí của tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo
để gây khó khăn cho đối tượng bị tố cáo.
d- Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều người, nhiều cấp, nhiều
ngành, uỷ ban kiểm tra phải chủ động phối hợp với các tổ chức đảng có liên
quan để giải quyết.
đ- Tại hội nghị do tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo chủ trì, tổ
(đoàn) kiểm tra chỉ làm rõ nội dung tố cáo đúng hay sai, không nêu ý kiến về
việc có hay không thi hành kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật bằng hình thức nào, vì
tổ (đoàn) kiểm tra không có thẩm quyền quyết định kỷ luật.
e- Việc sắp xếp để đại diện uỷ ban kiểm tra gặp và nghe đối tượng bị tố
cáo trình bày ý kiến trước khi uỷ ban kiểm tra xem xét, quyết định trong trường
hợp có vi phạm đến mức có nhiều khả năng phải xử lý kỷ luật là việc bảo đảm
quyền của đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng, do vậy, phải tiến hành
đầy đủ, nghiêm túc.
g- Tổ chức đảng phải bảo đảm quyền giám sát, tố cáo, phản ảnh của đảng
viên, quần chúng về những vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên. Trong thời
gian tổ chức đảng có thẩm quyền đang giải quyết, chưa kết luận thì phải bảo
đảm các quyền của tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo; tổ chức đảng, đảng viên bị
tố cáo có trách nhiệm thực hiện nghiêm các yêu cầu của tổ chức đảng giải quyết
tố cáo.
5- Những hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
- Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
- Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, nơi công tác, bút tích của người tố cáo và
những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.
- Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; làm sai lệch hồ sơ vụ
việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái quy định của Đảng

và pháp luật của Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết
tố cáo để thực hiện hành vi trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, sách nhiễu, gây phiền hà cho đảng viên bị tố cáo.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ
người tố cáo.
- Cản trở, can thiệp vào việc giải quyết tố cáo; cản trở việc thực hiện
quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo; bao che đảng
viên bị tố cáo; mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc
phạm người giải quyết tố cáo.


23

- Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người
khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo; lợi dụng việc tố cáo
để phát tán đơn tố cáo không đúng địa chỉ tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
giải quyết tố cáo. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Đảng và Nhà
nước, xâm phạm lợi ích của Đảng và Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
- Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
- Vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tố cáo
và giải quyết tố cáo.
Câu hỏi:
1- Phân tích vị trí, vai trò, tác dụng của việc kiểm tra tổ chức đảng cấp
dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
2- Liên hệ thực tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng cấp
dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ở địa phương, đơn vị đồng chí công tác.
3- Sự giống nhau và khác nhau giữa đơn phản ánh, kiến nghị và đơn tố cáo.
4- Thế nào là tố cáo, giải quyết tố cáo? Ý nghĩa, tác dụng của việc tố cáo

và giải quyết tố cáo.
5- Vì sao tình trạng tố cáo giấu tên, mạo tên vẫn còn diễn ra không ít
trong nội bộ Đảng.
6- Phân tích trách nhiệm và thẩm quyền của chủ thể giải quyết tố cáo;
những hành vi đoàn giải quyết tố cáo và thành viên đoàn không được làm khi
giải quyết tố cáo.



×