Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tài liệu ôn thi nâng ngạch công chức ngành kiểm tra đảng năm 2016 chuyên đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.14 KB, 39 trang )

Chuyên đề 7
KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG, THI HÀNH KỶ LUẬT VÀ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG
(Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch lên kiểm tra viên chính và lên ngạch kiểm tra viên cao cấp
Ngành kiểm tra của Đảng năm 2016)
----I. KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG VÀ VIỆC THI HÀNH KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG

1. Khái niệm, mục đích, tính chất, nội dung, hình thức kỷ luật của Đảng.
1.1. Khái niệm kỷ luật của Đảng và thi hành kỷ luật trong Đảng.
a) Khái niệm kỷ luật của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền lãnh đạo cả hệ thống chính trị,
có một tổ chức chặt chẽ, do đó cũng cần có những quy định. Những quy định
chung là: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng...
Những quy định cụ thể như: Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về những
điều đảng viên không được làm...
Kỷ luật của Đảng là tổng thể những điều đã được quy định trong Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; những quy định cụ thể
trong Đảng, có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của mọi tổ chức đảng và đảng
viên, nhằm bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong toàn Đảng.
b) Khái niệm thi hành kỷ luật trong Đảng
Thi hành kỷ luật trong Đảng là việc các tổ chức đảng có thẩm quyền được
quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm đến mức phải thi
hành kỷ luật bằng một trong những hình thức kỷ luật được quy định tại Khoản 2 Điều
35 Điều lệ Đảng (khóa XII).
1.2. Mục đích, ý nghĩa kỷ luật của Đảng.
- Đảng điều chỉnh hành vi của các tổ chức đảng và đảng viên bằng Điều lệ, kỷ
luật của Đảng; Nhà nước điều chỉnh hành vi các thành viên trong xã hội bằng Hiến
pháp, pháp luật; các tổ chức trong xã hội điều chỉnh hành vi của các thành viên
trong tổ chức mình bằng điều lệ, kỷ luật của các tổ chức đó. Kỷ luật chặt chẽ thì tổ
chức vững mạnh; kỷ luật lỏng lẻo thì tổ chức suy yếu; thiếu kỷ luật thì tổ chức khó
tránh khỏi tan rã. Kỷ luật gắn liền với tổ chức, bảo đảm cho tổ chức tồn tại, hoạt


động và phát triển.
- Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là một tổ
chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc
tổ chức cơ bản, do đó vấn đề tổ chức, kỷ luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất


2

là trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, đang lãnh đạo công cuộc đổi mới
đất nước hiện nay.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Những người Bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được
chính quyền, tôi không nói tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi
cũngkhông được nữa, nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật
1
sắt thực sự” . Người còn nhấn mạnh: “Kẻ nào làm yếu - dù chỉ là chút ít - kỷ luật
sắt của Đảng, của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chuyên chính của nó) là
2
thực tế đã giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản” .
Lịch sử và thực tiễn đã chứng minh và khẳng định rằng, Đảng ta không thể
nào tồn tại, lãnh đạo nhân dân giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền nếu
không có kỷ luật nghiêm minh. Cho nên, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn
luôn coi trọng vấn đề kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta tuy
3
nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật” .
Chính nhờ có kỷ luật nghiêm minh mà hơn 80 năm qua, Đảng ta đã đứng vững
trước mọi thử thách hiểm nghèo của cách mạng và lãnh đạo cách mạng giành
thắng lợi vẻ vang qua các thời kỳ. Ngày nay, cách mạng nước ta đã chuyển sang
thời kỳ phát triển mới, vừa có nhiều thời cơ, thuận lợi lớn, vừa có những thách
thức, nguy cơ lớn. Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng phải tự
đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, tăng

cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng. Trước yêu cầu đó,
vấn đề kỷ luật của Đảng càng cực kỳ quan trọng, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài
vừa mang tính thời sự, cấp bách. Kỷ luật nghiêm minh mới bảo đảm cho đường lối,
chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được chấp hành triệt để, không bị chệch
hướng; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng mới được tăng cường.
- Kỷ luật của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ chính
trị và xây dựng Đảng, bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Đảng.
Mọi biểu hiện coi thường kỷ luật của Đảng, tự đặt mình lên trên tổ chức, ra ngoài
tổ chức và những hành động vi phạm kỷ luật của Đảng, dù nhỏ, đều làm suy yếu
sức chiến đấu của Đảng. Trong tình hình hiện nay, Đảng ta càng cần có kỷ luật
nghiêm minh.
1.3. Tính chất kỷ luật của Đảng.
Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Đảng, nên "Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật
sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác” 4.
a- Nghiêm túc: Là tất cả tổ chức đảng và đảng viên đều phải phục tùng kỷ luật
của Đảng, phải chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc
tập trung dân chủ. Toàn Đảng phải triệu người như một, tuyệt đối không ai được
bằng bất cứ cách nào, dưới bất cứ hình thức gì truyền bá những quan điểm trái với
quan điểm, đường lối của Đảng. Đảng tôn trọng quyền bảo lưu ý kiến của thiểu số,
1

V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 41, tr. 6.
V.I. Lênin, Toàn tập, t. 41, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr. 34.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, t. 5, tr. 553
4
Hồ Chí Minh, tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970, tr. 34.
2



3
song mọi đảng viên đều phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng, ai vi phạm đều
phải được xem xét, nếu cần thiết, phải bị thi hành kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã yêu cầu: “Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định rồi
thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn cách thi hành cho được,
cho nhanh; không phải để đề nghị không thực hiện”1. Đảng yêu cầu mọi tổ chức
đảng và đảng viên phải chấp hành kỷ luật đảng vô điều kiện. Đảng không giảm bớt
yêu cầu đối với ai, không ai được coi là ngoại lệ. “Đảng viên, cán bộ phải rèn
luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham
gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. Không để một đảng viên
nào đứng ngoài sự quản lý của tổ chức” 5.
b- Tự giác: Là đặc trưng cơ bản của kỷ luật đảng. Vì Đảng ta bao gồm những
người thừa nhận và tự nguyện phấn đấu thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, lấy việc phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân làm lẽ sống của mình. Mọi đảng viên đều ý thức sâu sắc rằng, giữ gìn kỷ
luật của Đảng, giữ gìn sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình, nên dù trong lĩnh vực hoạt động nào, trong điều kiện, hoàn
cảnh nào, càng khó khăn, phức tạp, càng phải đề cao tinh thần tự giác chấp hành kỷ
luật của Đảng.
Song, chỉ có tự giác thì chưa đủ mà còn phải có bắt buộc. Bắt buộc là nhân tố
tất yếu phải có đối với bất kỳ kỷ luật của tổ chức nào. Nhưng bắt buộc trong kỷ
luật của Đảng được xây dựng trên cơ sở giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp của
tất cả đảng viên; giác ngộ càng cao, nhân tố bắt buộc càng trở thành tự giác.
c- Tính nghiêm túc và tự giác của kỷ luật đảng là sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt tập trung và dân chủ, bắt buộc và tự giác. Nghiêm túc phải trên cơ sở
tự giác tự giác càng cao thì kỷ luật càng nghiêm túc. Sự thống nhất và kết hợp giữa
nghiêm túc và tự giác là điều kiện bảo đảm cho kỷ luật đảng thực sự là kỷ luật sắt.
1.4. Nội dung kỷ luật của Đảng.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nội dung kỷ luật của Đảng bao gồm những
vấn đề sau:

a- Kỷ luật nội bộ Đảng:
- Cương lĩnh chính trị của Đảng định hướng về đường lối, quan điểm, chính
sách, hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng để xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị của Đảng. Làm trái Cương lĩnh chính trị là vi
phạm kỷ luật đảng.
- Điều lệ Đảng là "bộ luật" chung của toàn Đảng, quy định mục đích của
Đảng; các nguyên tắc cơ bản về xây dựng Đảng; nguyên tắc tổ chức và hệ thống tổ
chức của Đảng; nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức đảng và đảng viên; sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội; việc khen thưởng và kỷ luật đảng, v.v... Toàn bộ công tác lãnh đạo của Đảng,
5

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
CTQG, Hà Nội, 1996, tr.143.


4
công tác xây dựng Đảng phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của Điều lệ
Đảng. Vi phạm Điều lệ Đảng là vi phạm kỷ luật đảng.
- Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng còn được thể hiện và quán triệt trong các
nghị quyết đại hội đảng ở các cấp, được cụ thể hoá thành nghị quyết, chỉ thị, quy
định, quy chế, quyết định, kết luận của các tổ chức đảng. Mọi tổ chức đảng và
đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,
quyết định, hướng dẫn của Đảng; vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị
quy định, quy chế, quyết định, hướng dẫn của Đảng là vi phạm kỷ luật đảng.
b- Kỷ luật về mặt Nhà nước:
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đường lối, quan điểm, chính sách, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng được thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật, nghị định,
quyết định... của Nhà nước. Đảng Cộng sản Việt Nam “hoạt động trong khuôn khổ

Hiến pháp và pháp luật” 6. Do đó mọi tổ chức đảng và đảng viên cũng phải hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng viên vi phạm Hiến pháp và
pháp luật cũng là vi phạm kỷ luật đảng, phải được xem xét kỷ luật về Nhà nước,
chính quyền.
c- Kỷ luật của đoàn thể chính trị - xã hội:
Các đoàn thể chính trị - xã hội được lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng để
thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng trong phạm vi tổ chức của
mình. Để hình thành, tồn tại, phát triển và thực hiện được chức năng, nhiệm vụ
của mình, mỗi đoàn thể chính trị - xã hội đều có điều lệ, kỷ luật riêng. "Mỗi đảng
viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng mà
cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng” 7.
Đảng viên sinh hoạt và hoạt động trong các đoàn thể chính trị - xã hội phải chấp
hành nghiêm chỉnh kỷ luật của đoàn thể chính trị - xã hội mà mình tham gia. Vi phạm
kỷ luật đoàn thể chính trị - xã hội mà mình tham gia cũng là vi phạm kỷ luật đảng.
2. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng.
2.1- Ý nghĩa, tác dụng
a- Tăng cường kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của
mọi tổ chức đảng và đảng viên để nâng cao tính đảng, tính giai cấp, giữ vững kỷ
cương của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo và xây dựng Đảng, nhất là
trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường kỷ luật không có nghĩa là phải thi hành kỷ
luật cho nhiều, cho nặng mà chủ yếu là phải thường xuyên giáo dục, nâng cao
giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách
nhiệm để các tổ chức đảng và đảng viên nghiêm túc và tự giác chấp hành kỷ luật
của Đảng. Nhưng nếu tổ chức đảng và đảng viên vi phạm tới mức phải thi hành kỷ
luật thì cần phải thi hành kỷ luật để giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động,
tăng cường sức chiến đấu của Đảng, giáo dục tổ chức đảng và đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách
giải thích, thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không
dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất
6


7

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 5.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1986, t. 6, tr. 31.


5
cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không xử
phạt là không đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng” 8.
b- Thi hành kỷ luật trong Đảng là công việc quan trọng và cần thiết, nhằm
giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động,
tăng cường sức chiến đấu của Đảng, giáo dục tổ chức đảng và đảng viên. Việc thi
hành kỷ luật phải bảo đảm đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục
mà Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng đã quy định. Cần đấu tranh chống các khuynh
hướng không công bằng, buông lỏng hoặc khắt khe và các khuynh hướng sai lầm
khác trong việc thi hành kỷ luật của Đảng.
2.2- Phương hướng thi hành kỷ luật trong Đảng
a- Trong mỗi giai đoạn cách mạng, do nhiệm vụ chính trị và công tác xây
dựng Đảng có yêu cầu, nội dung cụ thể khác nhau; do tư tưởng và hành động, ưu
điểm và khuyết điểm của các tổ chức đảng và đảng viên có những diễn biến khác
nhau, nên yêu cầu, nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, về trách
nhiệm, về tổ chức, kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên cũng có những điểm
khác nhau. Vì vậy, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây
dựng Đảng từng thời kỳ mà xác định phương hướng thi hành kỷ luật cho sát, đúng.
b- Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập với bên ngoài, quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển nhảy vọt của khoa học
- công nghệ, cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ chịu tác động của nhiều nhân
tố rất phức tạp. Trước yêu cầu thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Thi hành kỷ luật nghiêm khắc mọi
vi phạm về nguyên tắc, nhất là đối với những vi phạm về vấn đề quan điểm, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng” 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng khẳng định: "Khai trừ những đảng viên thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo
đức lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm kỷ luật Đảng và
pháp luật của Nhà nước" 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp
tục khẳng định: "Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch
thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng" 11. "Xử lý
nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối
sống" 12.
c- Phương hướng thi hành kỷ luật trong Đảng trong giai đoạn hiện nay gắn
chặt với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đã được xác định rõ trong Điểm 3, Mục I
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tăng
8

Hồ Chí Minh: về xây dựng Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970, tr. 36.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2001, tr. 140.
10
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2006, tr. 301.
11
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2011, tr. 254.
12
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2011, tr. 258
9



6
cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng (Nghị quyết số 14-QĐ/TW, ngày 307-2007) đã được nêu tại Điểm 3, Mục II của bài "Công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng". Đảng viên ở bất kỳ cương vị nào nếu vi phạm một trong những nội dung đó
đều phải xử lý nghiêm minh. Đối với những vi phạm khác đến mức phải xử lý kỷ
luật cũng phải xem xét, thi hành kỷ luật kịp thời để răn đe, hạn chế và phòng ngừa
vi phạm.
2.3- Phương châm thi hành kỷ luật đảng
Phương châm thi hành kỷ luật của Đảng thể hiện rõ quan điểm, chính sách xử
lý của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Điều 35 Điều lệ Đảng quy
định: “Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính
xác, kịp thời” 13.
a- Công minh, chính xác:
- Khi thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và
nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, quyết
định hình thức kỷ luật cho phù hợp theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm
trước các quyết định đó.
- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến
mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh, không có ngoại lệ. Cần khắc
phục trình trạng đảng viên vi phạm không được kiểm điểm, xử lý nghiêm túc mà
cho chuyển công tác khác.
- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì
chuyển cơ quan pháp luật giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài
chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải bồi hoàn.
- Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng mới bị phát hiện hoặc bị tố cáo có
vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do
tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đó xem xét, xử lý. Việc xem xét, xử lý kỷ
luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng nơi đảng viên đó
hiện đang sinh hoạt.
- Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết

quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận khách quan, đầy đủ,
chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên
do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ
mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn
mà vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất hoặc có hành vi
đối phó với việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với
đảng viên bị dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, đồng tình làm sai.
- Đảng viên là người dân tộc thiểu số, công tác, sinh hoạt ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa (theo quy định của Nhà nước), đảng viên theo tôn giáo vi phạm đến
mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ tình hình thực tế vận dụng xử lý cho phù hợp.
- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc
xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Cấp uỷ quản lý đảng viên sau khi xem xét, xử lý
hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng phải chỉ đạo ngay các tổ chức có
13

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 54.


7
trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự được kịp thời, đồng bộ. Trường hợp không thuộc thẩm quyền phải
kiến nghị với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Khi các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình
chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên,
phải chủ động thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó để xem xét,
xử lý kỷ luật đảng. Sau khi giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng, nếu
có thay đổi hình thức kỷ luật, tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại
hình thức kỷ luật về hành chính, về đoàn thể.
- Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các
cấp quản lý đã nghỉ hưu nếu có vi phạm khi đang công tác, nay mới phát hiện thì

thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương
chức; nếu có vi phạm kỷ luật khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng
viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc
bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm đang điều trị nội trú tại
bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận
thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
Trường hợp đảng viên đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử
lý kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã qua đời thì
tổ chức đảng vẫn xem xét, kết luận, xử lý.
- Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên
phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút
kinh nghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm
tra cấp trên xem xét, quyết định.
- Việc xử lý kỷ luật phải đúng người vi phạm. Phải khắc phục tình trạng ô dù,
bao che lẫn nhau làm cho việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp
luật Nhà nước không nghiêm; khắc phục tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”, để các
hiện tượng tiêu cực phát triển, gây thắc mắc, bất bình trong Đảng và trong nhân dân.
b- Kịp thời:
- Là việc xem xét, thi hành kỷ luật phải khẩn trương, đúng lúc, không để chậm
trễ, kéo dài, gây thêm khó khăn cho việc thẩm tra, xác minh, kết luận, xử lý, làm
giảm tác dụng giáo dục và không đáp ứng yêu cầu phục vụ việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Sau khi tổ chức đảng có thẩm quyền
quyết định kỷ luật thì phải công bố ngay quyết định ấy cho tổ chức đảng và đảng
viên vi phạm, không được trì hoãn với bất cứ lý do gì.
- Để chủ động phòng ngừa đảng viên vi phạm và việc thi hành kỷ luật được
kịp thời, các tổ chức đảng, đặc biệt là chi bộ phải thường xuyên nắm chắc tình hình
đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết
định, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước. Khi phát hiện đảng
viên có dấu hiệu vi phạm thì kịp thời kiểm tra, xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật

ngay, nếu có vi phạm đến mức phải xử lý.
2.4- Các hình thức kỷ luật của Đảng
a- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.


8
b- Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
c- Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.
Phê bình sâu sắc; nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; xoá tên trong
danh sách đảng viên; chấp nhận đơn xin ra khỏi Đảng; cho thôi giữ chức, miễn
nhiệm... không phải là hình thức kỷ luật đối với đảng viên. Giải thể không phải là
hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng.
2.5- Nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật đảng
Nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật là những quy định của Điều lệ Đảng, các
quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư bắt
buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuân thủ, nhằm bảo đảm việc thi hành kỷ
luật được chặt chẽ, thống nhất.
2.5.1- Về nguyên tắc: Cần nắm vững và thực hiện đúng các quy định có tính
nguyên tắc như sau:
a- Chỉ có các tổ chức đảng do Điều lệ Đảng quy định và Ban Chấp hành
Trung ương uỷ quyền mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên.
b- Chỉ có cấp uỷ đảng từ đảng uỷ cơ sở trở lên mới có thẩm quyền thi hành kỷ
luật đối với tổ chức đảng cấp dưới.
c- Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe
đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.
- Trước khi họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm
quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi
phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm
điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định kỷ luật.
Đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền là đại diện của cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm

tra cấp có thẩm quyền kỷ luật hoặc được cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra uỷ nhiệm đối với
những trường hợp đặc biệt.
- Trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền trước khi bị xem xét, thi
hành kỷ luật là quyền và trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên. Nếu đảng
viên hoặc người đại diện tổ chức đảng vi phạm vì một lý do nào đó mà không trực
tiếp trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu thì báo cáo
với tổ chức đảng đó bằng văn bản và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có
quyết định kỷ luật.
d- Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải
bằng phiếu kín.
Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải
thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu
quyết đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín.
Trường hợp kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà
không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu
từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến
hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức
kỷ luật đó để quyết định.


9
đ- Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công
bố quyết định.
- Ở chi bộ, quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên vi phạm của chi
bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật.
Trong vòng 10 ngày, chi bộ ban hành quyết định kỷ luật trao cho đảng viên bị kỷ
luật, báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ. Quyết định kỷ luật của chi bộ (trong đảng bộ bộ
phận, trong đảng bộ cơ sở) được đóng dấu của đảng uỷ cơ sở vào phía trên, góc trái.
Đảng uỷ cơ sở hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp không phải ra quyết định chuẩn y.
Trường hợp chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm

quyền của chi bộ thì bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp để cử đại diện
chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật. Sau khi biểu quyết quyết định kỷ luật, chậm nhất
5 ngày, chi bộ báo cáo kết quả để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên ban hành
quyết định kỷ luật.
- Tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi ký quyết định kỷ luật hoặc quyết định
giải quyết khiếu nại kỷ luật phải kịp thời công bố (trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ
chức đảng cấp dưới công bố) chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ký. Tổ
chức đảng cấp dưới được uỷ quyền chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định phải công bố quyết định cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật hoặc khiếu nại
kỷ luật. Nếu quá hạn trên phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật
phải có đại diện tổ chức đảng ra quyết định (hoặc được uỷ quyền công bố quyết
định), đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên bị kỷ luật, đại diện tổ chức đảng bị
kỷ luật, đảng viên bị kỷ luật và lập biên bản lưu hồ sơ. Trường hợp đảng viên bị kỷ
luật từ chối nghe công bố hoặc không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản,
quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành.
e- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật
(kể cả quyết định giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng) của tổ chức đảng có thẩm
quyền. Nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại, nhưng khi chưa được tổ chức
đảng có thẩm quyền giải quyết thì tổ chức đảng và đảng viên vẫn phải chấp hành
nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật đã công bố.
Đề nghị của cấp dưới về kỷ luật cách chức, khai trừ đối với đảng viên và giải
tán đối với tổ chức đảng nếu chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định và
công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp uỷ, tổ chức đảng
đó vẫn được hoạt động.
g- Đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết
định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên
quyết định.
Nếu tổ chức đảng sau khi sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động mới
phát hiện có vi phạm thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên của tổ chức đảng đó

xem xét, xử lý.
h- Tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên khi phát hiện đảng viên là cấp uỷ
viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng
viên, phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật


10
theo thẩm quyền. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử
lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, xử lý; đồng
thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới và người đứng đầu tổ chức
đảng đó.
i- Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối
với đảng viên, khiển trách, cảnh cáo đối với tổ chức đảng phải được biểu quyết với
sự đồng ý của trên một nửa số đảng viên hoặc thành viên của tổ chức đảng đó có
quyền biểu quyết (ở chi bộ là tổng số đảng viên chính thức, trừ số đảng viên được
miễn sinh hoạt không có mặt tại cuộc họp; ở cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ hoặc uỷ
ban kiểm tra là tổng số cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ hoặc tổng số thành viên
uỷ ban kiểm tra), không tính trên số thành viên có mặt trong cuộc họp.
k- Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng, khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai
phần ba số thành viên của tổ chức đảng cấp dưới đề nghị (ở chi bộ là 2/3 tổng số
đảng viên chính thức, trừ số đảng viên được miễn sinh hoạt đảng không có mặt tại
cuộc họp; ở cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra là 2/3 tổng số
cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ hoặc uỷ viên uỷ ban kiểm tra) và do tổ chức
đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định với sự đồng ý của trên một nửa số thành
viên của tổ chức đảng đó.
Nếu đảng viên vi phạm đến mức phải khai trừ, hoặc tổ chức đảng vi phạm đến
mức phải giải tán nhưng chưa đủ 2/3 số đảng viên của chi bộ hoặc thành viên của
tổ chức đảng cấp dưới biểu quyết đề nghị thì chuyển hồ sơ để tổ chức đảng cấp
trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

l- Đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới về kỷ luật cách chức, khai trừ đối với
đảng viên, giải tán đối với tổ chức đảng nếu chưa được tổ chức đảng có thẩm
quyền quyết định và công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt
cấp uỷ, tổ chức đảng đó vẫn được hoạt động.
m- Đảng viên bị kỷ luật cách chức, bao gồm cả chức vụ do đại hội bầu, cấp
uỷ, uỷ ban kiểm tra bầu, do chỉ định hoặc bổ nhiệm, trong vòng một năm kể từ
ngày công bố quyết định, không được bầu vào cấp uỷ (từ chi uỷ trở lên), không
được chỉ định, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.
Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải
quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không
khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật
thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
n- Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra
khỏi Đảng.
- Khi cơ quan có thẩm quyền bắt, khám xét khẩn cấp đối với công dân là đảng
viên thì chậm nhất 3 ngày làm việc, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan đó có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó biết.
- Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam, nếu tổ chức đảng có thẩm
quyền kết luận rõ đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý thì chủ động xem xét,
xử lý kỷ luật đảng, không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án, không
cần quyết định cho đảng viên, cấp uỷ viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ


11
luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của toà án, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng
có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.
- Trường hợp bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên,
sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ bản án
của tòa án để quyết định khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên (đối với
đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm

quyền quyết định khai trừ đảng viên thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng
viên sinh hoạt và các tổ chức đảng nơi đảng viên đó là thành viên.
- Đảng viên, cấp uỷ viên bị tòa án có thẩm quyền tuyên phạt hình phạt thấp hơn
hình phạt cải tạo không giam giữ, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, tổ chức đảng
có thẩm quyền phải quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng, cấp uỷ viên trở
lại sinh hoạt cấp uỷ và căn cứ bản án của tòa án, nội dung, tính chất, mức độ vi phạm
để quyết định xử lý kỷ luật theo đúng quy trình.
- Trường hợp đảng viên bị xử oan, sai đã được toà án quyết định huỷ bỏ bản
án hoặc thay đổi mức án, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án thì các tổ chức
đảng có thẩm quyền phải khẩn trương xem xét lại kỷ luật đối với đảng viên đó, kể
cả trường hợp đã chết.
o- Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc
cảnh cáo (kể cả vi phạm vào thời gian cuối của thời kỳ dự bị). Khi hết
thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi
phạm đến mức không đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên,
không kỷ luật khai trừ.
- Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
p- Các trường hợp phải đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh
hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng để tiến hành xem
xét kỷ luật đảng.
- Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên) có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật
đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp uỷ và công tác kiểm
tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm
giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.
- Cấp uỷ viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi
cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp uỷ và công tác kiểm tra của Đảng
hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thì phải đình chỉ
sinh hoạt cấp uỷ. Cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ
sinh hoạt cấp ủy.
- Tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi

cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và
kiểm tra của Đảng thì đình chỉ hoạt động.
q- Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên; đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của
cấp ủy viên; đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng như sau:
- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức
đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.
Đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên do chi bộ và đảng uỷ cơ sở đề nghị, uỷ
ban kiểm tra cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng uỷ cơ sở được uỷ


12
quyền quyết định. Đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý,
chi bộ và đảng uỷ cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp uỷ quản lý cán bộ đó quyết
định.
- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp ủy viên là tổ
chức đảng có thẩm quyền cách chức cấp ủy viên đó.
Đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên do chi
bộ hoặc cấp uỷ cùng cấp đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định. Nếu đảng
viên tham gia nhiều cấp uỷ thì cấp uỷ phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm đề
nghị, cấp uỷ có thẩm quyền cách chức cấp uỷ viên, khai trừ đảng viên đó quyết
định. Ví dụ: đình chỉ sinh hoạt cấp ủy viên cơ sở do ban thường vụ cấp ủy cấp trên
trực tiếp quyết định.
- Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền
quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên
là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban
Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố;
quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp khi bị khởi tố.
- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng là tổ chức
đảng có thẩm quyền giải tán tổ chức đó.
Đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng do cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp

uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ cấp trên cách một
cấp quyết định. Đình chỉ hoạt động của một cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ trực
thuộc Trung ương do Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư quyết định và báo cáo Ban
Chấp hành Trung ương. Riêng đối với cấp uỷ các cấp bị đình chỉ hoạt động, sau
khi có quyết định đình chỉ, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định một cấp uỷ lâm thời
để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của cấp uỷ đã bị đình chỉ hoạt động. Nếu cấp uỷ
bị đình chỉ được quyết định trở lại hoạt động hoặc bị kỷ luật giải tán và đã lập lại
tổ chức đảng, thì cấp uỷ lâm thời đương nhiên giải thể.
- Khi có đủ căn cứ phải đình chỉ mà tổ chức đảng cấp dưới không đề nghị
đình chỉ hoặc không đình chỉ thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền ra quyết
định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên hoặc
đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng. Quyết định đó được thông báo cho đảng viên,
cấp uỷ viên bị đình chỉ sinh hoạt, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động và các tổ
chức đảng có liên quan để chấp hành.
Uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc đình
chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp uỷ, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng thuộc
phạm vi quản lý của cấp uỷ cùng cấp; giúp cấp uỷ làm các thủ tục đình chỉ sinh
hoạt đảng, sinh hoạt cấp uỷ, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng theo đúng quy
định.
- Trường hợp đặc biệt, đối với những vụ việc đang trong quá trình điều tra,
kiểm tra, giám sát, nhận thấy đảng viên có dấu hiệu liên quan đến trách nhiệm cá
nhân hoặc có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, nếu để đương chức sẽ gây trở
ngại cho việc xem xét, kết luận, thì ngoài việc đã đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng
viên hoặc đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, tổ chức đảng có thẩm quyền
quyết định đình chỉ chức vụ trong Đảng (cả chức vụ bầu cử và chức vụ bổ nhiệm)


13
mà đảng viên đó đang đảm nhiệm; đồng thời, giao trách nhiệm cho ban cán sự
đảng, đảng đoàn hoặc cấp uỷ nơi quản lý đảng viên đó chỉ đạo tổ chức nhà nước,

Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp quyết định đình chỉ chức vụ
về chính quyền, đoàn thể theo thẩm quyền.
- Sau khi kết thúc điều tra, kiểm tra, nếu đảng viên đó vi phạm pháp luật thì
xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời phải xem xét, thi hành kỷ luật đảng.
Nếu đảng viên đó không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức cách chức thì khôi
phục lại chức vụ đã đình chỉ hoặc bố trí làm công tác khác.
- Trường hợp tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội
có thẩm quyền đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể đối với đảng viên, thì
đảng viên là thủ trưởng hoặc tổ chức đảng trong cơ quan của đảng viên đó phải kịp
thời thông báo cho uỷ ban kiểm tra cùng cấp để uỷ ban kiểm tra đề nghị tổ chức
đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt
cấp uỷ hoặc đình chỉ chức vụ về Đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm.
- Trong thời gian đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, cấp uỷ viên bị đình chỉ
sinh hoạt cấp uỷ, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động, cán bộ bị đình chỉ chức vụ
phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền (tường
trình sự việc, tự kiểm điểm về những vi phạm, thực hiện các nhiệm vụ được
giao...); được đề đạt ý kiến của mình, nhưng không được lấy danh nghĩa tổ chức
đảng hoặc danh nghĩa cấp uỷ viên, danh nghĩa chức vụ đã bị đình chỉ để điều hành
công việc.
r- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt, hoạt động:
- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng và đình chỉ sinh hoạt cấp ủy là 90 ngày làm
việc. Trường hợp phải gia hạn, thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180
ngày làm việc. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90
ngày làm việc.
+ Thời hạn đình chỉ hoạt động của đảng viên (kể cả cấp ủy viên) bị truy tố, bị
tạm giam và thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên bị khởi tố được
tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).
Tổ chức đảng quản lý đảng viên bị khởi tố, tạm giam hoặc truy tố phải chủ
động liên hệ với tổ chức đảng và đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật (cơ
quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) nắm chắc thời hạn khởi tố, truy tố,

tạm giam của đảng viên, cấp ủy viên, không để kéo dài so với quy định của pháp luật.
Đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định khởi tố, tạm
giam, truy tố đối với công dân là đảng viên, cấp ủy viên phải chỉ đạo thông báo ngay
bằng văn bản các quyết định nói trên (kể cả khi gia hạn) đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm
tra của cấp ủy quản lý đảng viên, cấp ủy viên đó.
s- Việc quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt đảng, sinh hoạt
cấp ủy và tổ chức đảng trở lại hoạt động:
- Tổ chức đảng có thẩm quyền phải xem xét, kết luận rõ nội dung vi phạm của
đảng viên, cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng bị
đình chỉ hoạt động để quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt, tổ
chức đảng trở lại hoạt động và xem xét, xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức phù
hợp; kịp thời chỉ đạo việc xem xét, xử lý kỷ luật về chính quyền, về đoàn thể.


14
Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chỉ đạo hoặc kiến nghị với các tổ chức
đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Khi đảng viên, kể cả cấp uỷ viên không còn bị tạm giam và không bị truy tố,
đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật hoặc tổ chức đảng ở các cơ quan
pháp luật có trách nhiệm chỉ đạo thông báo kịp thời bằng văn bản đến cấp ủy hoặc
ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên, cấp uỷ viên đó để xem xét việc
quyết định cho đảng viên, cấp uỷ viên trở lại sinh hoạt đảng và xem xét, xử lý kỷ
luật đảng. Trường hợp đình chỉ điều tra thì quyết định cho cấp ủy viên trở lại sinh
hoạt cấp ủy.
Trường hợp hết thời hạn tạm giam, hoặc không bị tạm giam, nhưng vẫn bị truy tố,
xét xử thì tổ chức đảng chưa quyết định cho đảng viên, cấp uỷ viên trở lại sinh hoạt đảng.
- Về thủ tục ra quyết định đình chỉ, quyết định trở lại sinh hoạt, hoạt động:
Tổ chức đảng nào quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ
sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng thì tổ chức
đảng đó quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên, tổ chức đảng trở lại sinh hoạt, hoạt

động. Ủy ban kiểm tra giúp cấp ủy chuẩn bị văn bản, quyết định các trường hợp
thuộc thẩm quyền của cấp ủy.
2.5.2- Về thủ tục:
Cần nắm vững và thực hiện đúng các quy định sau:
a- Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật;
nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ
luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp
xem xét kỷ luật.
Cấp uỷ hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội
nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại,
nguyên nhân vi phạm và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp
uỷ tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp uỷ viên hoặc cán bộ
thuộc diện cấp uỷ quản lý. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm
từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.
Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý cùng
với việc kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở những tổ chức đảng nào nữa thì do
cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ quản lý cấp uỷ viên đó quyết định.
Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp uỷ và uỷ ban kiểm
tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng
viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên
giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không
biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.
b- Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo
cáo lên cấp uỷ cấp trên quyết định.
Tổ chức đảng vi phạm kỷ luật thì cơ quan lãnh đạo (thường trực cơ quan lãnh
đạo) hoặc người đứng đầu của tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo
cáo trước hội nghị tổ chức mình để kiểm điểm làm rõ đúng, sai, nội dung, mức độ,
tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm, xác định trách nhiệm của tổ chức,
từng thành viên và biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức, của từng



15
thành viên có liên quan và báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét,
quyết định. Đại diện của tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền tham dự hội nghị
này.
c- Trước khi họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có
thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng
vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm
điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định kỷ luật. Nếu đảng
viên hoặc người đại diện tổ chức đảng vi phạm vì một lý do nào đó mà không trực tiếp
trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu thì báo cáo với tổ
chức đảng đó bằng văn bản và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định kỷ
luật.
d- Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải
báo cáo lên cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm
tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh
đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.
Quyết định kỷ luật giải tán một tổ chức đảng phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên
trực tiếp và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Đề nghị của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo
cáo lên cơ quan lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền, đồng gửi cho cấp uỷ và ủy ban
kiểm tra cấp trên trực tiếp.
đ- Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải
được thông báo đến cấp dưới nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường
hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
Quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với tổ chức
đảng hoặc đảng viên vi phạm phải được trao cho tổ chức đảng và đảng viên vi
phạm để chấp hành. Nếu cần thông báo rộng hơn thì do cấp uỷ, tổ chức đảng có
thẩm quyền kỷ luật đối với đảng viên đó quyết định.
Phạm vi thông báo các quyết định thi hành kỷ luật, quyết định giải quyết

khiếu nại kỷ luật đối với đảng viên là cấp uỷ viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp
uỷ cấp trên quản lý do cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ quản lý đảng viên đó
quyết định.
e- Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng
mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.
- Đối với chi bộ, đảng bộ bị kỷ luật giải tán, sau khi được sự đồng ý của tổ
chức đảng có thẩm quyền quyết định giải tán, cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ,
đảng bộ đó ra quyết định lập chi bộ mới, đảng bộ mới.
Ở chi bộ, đảng bộ bị kỷ luật giải tán, có những đảng viên vi phạm chưa đến
mức phải khai trừ thì tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật căn cứ nội dung, mức độ,
tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của
từng đảng viên mà xem xét, xử lý kỷ luật trước khi quyết định chuyển sinh hoạt
đảng hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng.
Những đảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật khai trừ thì phải khai trừ. Tổ
chức đảng có thẩm quyền kỷ luật ra quyết định khai trừ từng người một.


16
- Đối với cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ bị giải tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp
xem xét, xử lý kỷ luật những thành viên của tổ chức đảng đó và chỉ định cấp uỷ,
cấp uỷ chính thức bầu ban thường vụ cấp uỷ.
g- Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ
luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.
h- Cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không để thôi
giữ chức.
i- Về thủ tục ra quyết định khi kỷ luật cấp uỷ viên cùng cấp:
- Đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp, sau khi
cấp ủy biểu quyết đủ đa số phiếu theo quy định (trên một nửa) thì ra quyết định và
đồng chí bí thư hoặc phó bí thư thường trực thay mặt cấp uỷ ký quyết định đó.
- Đối với các hình thức cách chức, khai trừ cấp uỷ viên cùng cấp, sau khi cấp

ủy biểu quyết đủ số phiếu quy định thì đề nghị ủy ban kiểm tra cấp trên báo cáo
ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định. Ở cấp tỉnh, thành và đảng uỷ
trực thuộc Trung ương thì báo cáo để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương báo cáo cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.6- Cách tiến hành một vụ kỷ luật
Tiến hành một vụ kỷ luật được tuân thủ chặt chẽ theo quy trình (được xây
dựng căn cứ theo quy trình của Trung ương). Thi hành kỷ luật một tổ chức đảng
hoặc đảng viên vi phạm thường diễn ra trong ba trường hợp:
- Trường hợp thi hành kỷ luật do phát hiện vi phạm từ quản lý của tổ chức
đảng qua sinh hoạt đảng.
- Trường hợp qua kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng hoặc
đảng viên.
- Trường hợp tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên trực tiếp xử lý.
Tiến hành thi hành kỷ luật đối với từng trường hợp có quy trình xử lý khác nhau.
2.6.1- Trường hợp thi hành kỷ luật do phát hiện vi phạm từ quản lý của tổ
chức đảng qua sinh hoạt đảng:
Cần tiến hành một số việc cơ bản như sau:
a- Tổ kiểm tra (hoặc cán bộ kiểm tra) cùng với cấp uỷ (quản lý trực tiếp tổ
chức đảng hoặc đảng viên vi phạm) cần khảo sát, nắm tình hình nội dung vi phạm
của tổ chức đảng hoặc đảng viên, thống nhất kế hoạch tiến hành xem xét, xử lý.
b- Tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm làm kiểm điểm; tổ kiểm tra tiến hành
thẩm tra, xác minh:
- Tổ kiểm tra gặp tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm để hướng dẫn, động
viên và yêu cầu viết bản tự kiểm điểm. Gợi ý những nội dung vi phạm chủ yếu,
giúp tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm chuẩn bị kiểm điểm, kịp thời giải quyết
vướng mắc, băn khoăn, ấn định thời hạn gửi bản kiểm điểm cho tổ kiểm tra.
- Quá trình chuẩn bị cho tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm kiểm điểm, tổ
kiểm tra phải đi sâu tìm hiểu, thẩm tra, xác minh những vấn đề cần thiết, nhận bản
tự kiểm điểm. Qua thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản và báo cáo tự kiểm
điểm của đối tượng vi phạm, nếu thấy cần bổ sung nội dung kiểm tra hoặc giám

định kỹ thuật, chuyên môn thì tổ kiểm tra đề nghị thường trực uỷ ban kiểm tra xem
xét, quyết định. Tổ kiểm tra từng bước trao đổi thống nhất với cấp uỷ, chi bộ (nơi


17
có tổ chức đảng, đảng viên vi phạm) về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại,
nguyên nhân vi phạm, trao đổi với đối tượng vi phạm về những nội dung cần bổ
sung vào bản tự kiểm điểm (nếu có) để có thêm cơ sở xem xét, kết luận.
c- Tổ chức đảng, đảng viên vi phạm báo cáo nội dung kiểm điểm; biểu quyết
kỷ luật:
Khi tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm chuẩn bị xong bản kiểm điểm, nêu
được những vấn đề chính thì tổ chức hội nghị chi bộ hoặc cấp uỷ để nghe tổ chức
đảng hoặc đảng viên vi phạm báo cáo nội dung kiểm điểm. Tuỳ nội dung và đối
tượng vi phạm có thể mời thêm đại diện của tổ chức đảng có liên quan đến dự. Tại
hội nghị, tổ kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; chi bộ
hoặc cấp uỷ thảo luận, đóng góp ý kiến, kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác
hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết quyết
định hình thức kỷ luật theo thẩm quyền. Nếu không thuộc quyền quyết định thì biểu
quyết đề nghị lên cấp trên xem xét, quyết định. Trường hợp biểu quyết các hình thức
kỷ luật không đủ đa số phiếu theo quy định thì báo cáo đề nghị tổ chức đảng có thẩm
quyền cấp trên xem xét, quyết định.
Những trường hợp phải báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên thì phải làm tiếp các
việc: d, đ, e.
d- Đại diện uỷ ban kiểm tra gặp để nghe đối tượng (tổ chức đảng, đảng viên)
vi phạm trình bày ý kiến trước khi trình uỷ ban kiểm tra xem xét, quyết định.
đ- Chuẩn bị báo cáo: Tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung
chưa rõ (nếu có); chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra; làm việc với đối tượng vi
phạm và tổ chức đảng quản lý trực tiếp đối tượng vi phạm về dự kiến nội dung kết
luận kiểm tra để trao đổi làm rõ thêm; hoàn chỉnh báo cáo.
e- Báo cáo kết quả kiểm tra:

Tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra tại hội nghị uỷ ban kiểm tra, trình bày
đầy đủ ý kiến mà đối tượng vi phạm và tổ chức đảng quản lý trực tiếp đối tượng vi
phạm không đồng ý hoặc khác với tổ kiểm tra, đề xuất những vấn đề thuộc cơ chế,
chính sách (nếu có).
Uỷ ban kiểm tra thảo luận và kết luận, yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới có liên
quan những vấn đề cần tiếp tục giải quyết (nếu có); quyết định hoặc đề nghị cấp
trên quyết định thi hành kỷ luật đối với đối tượng vi phạm.
Hoàn chỉnh báo cáo, quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật
và những yêu cầu khác (nếu có), báo cáo chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm thường
trực uỷ ban ký ban hành. Công bố quyết định kỷ luật đến đối tượng bị kỷ luật và tổ
chức đảng có liên quan.
g- Báo cáo việc thi hành kỷ luật lên cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên.
h- Ghi lý lịch đảng viên: Khi đảng viên bị thi hành kỷ luật, cấp ủy quản lý hồ
sơ của đảng viên đó phải ghi rõ nội dung và hình thức kỷ luật vào lý
lịch đảng viên. Trường hợp tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật thì phải ghi rõ nội
dung và hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng vào lý lịch từng thành viên. Khi thi
hành kỷ luật một tổ chức đảng, phải xem xét và quy rõ trách nhiệm cá nhân, thi
hành kỷ luật đối với những đảng viên chịu trách nhiệm trực tiếp về vi phạm của tổ
chức đảng. Những thành viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến


18
quyết định sai lầm của tổ chức đảng đó (như đi công tác vắng, ở nơi khác mới
chuyển đến, hoặc bảo lưu ý kiến,...) cũng được nêu rõ khi ghi vào lý lịch đảng
viên.
i- Lập và lưu trữ hồ sơ, rút kinh nghiệm.
k- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành kết luận, quyết định kỷ luật của uỷ ban
kiểm tra hoặc của cấp uỷ.
Chú ý: Trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật có giữ chức vụ ở cơ quan nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, ủy ban kiểm tra của cấp uỷ quản

lý cán bộ đó phải cùng tổ chức đảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp uỷ) nơi
có đảng viên vi phạm phối hợp, trao đổi, đánh giá, thống nhất nội dung, tính chất,
mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, hình
thức xử lý. Trên cơ sở đó, uỷ ban kiểm tra quyết định hoặc đề nghị cấp ủy quyết
định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền. Sau khi có quyết định, cấp uỷ giao cho ban
cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp uỷ nơi có đảng viên vi phạm chỉ đạo thực hiện việc
xử lý kỷ luật của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội
theo đúng thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục, quy định của tổ chức đó.
Sau khi có quyết định kỷ luật của tổ chức đảng có thẩm quyền, cần kịp thời
công bố để tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm và các tổ chức đảng có liên quan
chấp hành.
2.6.2- Trường hợp thi hành kỷ luật qua kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo:
Qua kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên, nếu tổ
chức đảng hoặc đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải tiến hành
các thủ tục thi hành kỷ luật ngay trong quá trình kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo;
không chờ tiến hành xong các quy trình kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo rồi mới tiến
hành quy trình thi hành kỷ luật để tránh phải làm đi làm lại, tốn thêm thời gian, công
sức, gây phiền hà cho tổ chức đảng và đảng viên.
Như vậy, đối chiếu với các bước tiến hành một vụ kỷ luật (nêu ở trường hợp
1), thì trường hợp này, các bước a, b, c, d, đ, e được kết hợp làm ngay trong quá
trình tiến hành kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên vi
phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Sau khi tổ chức đảng hoặc đảng viên đã kiểm
điểm, tổ chức đảng có thẩm quyền đã biểu quyết kỷ luật thì cần làm tiếp các bước
(g, h, i, k) như quy trình của trường hợp 1.
2.6.3- Trường hợp tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên trực tiếp xử lý:
- Qua hoạt động công tác kiểm tra, nắm tình hình của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra
cấp trên, nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng
mức đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm thì cấp ủy hoặc uỷ ban kiểm tra
cấp trên trực tiếp chỉ đạo việc tiến hành xử lý kỷ luật. Tổ chức đảng hoặc đảng
viên vi phạm phải tự kiểm điểm trước cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên (cấp

xem xét, quyết định kỷ luật). Cán bộ kiểm tra phải làm thật tốt công tác thẩm tra,
xác minh về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình
tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và báo cáo với uỷ ban kiểm tra để trực tiếp xem xét,
quyết định hoặc trình cấp ủy xem xét, quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền
(không phải làm thủ tục từ dưới lên).


19
- Đối với tổ chức đảng cấp dưới có thẩm quyền xử lý nhưng không xử lý hoặc xử
lý không đúng mức đối với đối tượng vi phạm, phải kiểm điểm, làm rõ mức độ đúng,
sai, nguyên nhân; nếu tổ chức đảng cấp dưới có vi phạm đến mức phải xử lý thì báo
cáo và đề nghị cấp uỷ xem xét quyết định xử lý bằng hình thức kỷ luật thích hợp.
- Sau khi có quyết định kỷ luật của tổ chức đảng có thẩm quyền, cần thực hiện
các việc tiếp theo (công bố quyết định, báo cáo lên cấp trên, ghi lý lịch đảng viên,
lưu trữ hồ sơ,...) như đã nêu trong trường hợp 1.
2.7. Thẩm quyền thi hành kỷ luật trong Đảng.
Thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo quy
định. Thẩm quyền thi hành kỷ luật trong Đảng là quyền của các tổ chức đảng được
thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định của Điều
lệ Đảng, quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng.
Tuỳ vào tình hình thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng mà
thẩm quyền thi hành kỷ luật trong Đảng có thể thay đổi trong mỗi nhiệm kỳ Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng. Vì vậy, khi xem xét thi hành kỷ luật, các tổ chức đảng
phải căn cứ vào thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Đảng và các quy định,
hướng dẫn của Trung ương Đảng. Hiện nay, thẩm quyền thi hành kỷ luật trong Đảng
cụ thể như sau:
a. Những tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật.
Chỉ có chi bộ, ban chấp hành đảng bộ các cấp từ cấp cơ sở trở lên, ban thường
vụ và uỷ ban kiểm tra các cấp từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên, tổ chức
đảng được Ban Chấp hành Trung ương uỷ quyền mới có thẩm quyền thi hành kỷ

luật đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của
Trung ương Đảng. Chỉ có các cấp uỷ từ đảng uỷ cơ sở trở lên và tổ chức đảng
được Trung ương uỷ quyền mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng.
Cá nhân đảng viên, chi uỷ, đảng uỷ bộ phận, uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở,
ban thường vụ đảng uỷ cơ sở, kể cả ban thường vụ đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền,
các ban đảng, văn phòng cấp uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn,… không có thẩm
quyền thi hành kỷ luật trong Đảng.
b. Thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ và cấp uỷ các cấp.
Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên trong chi bộ (kể cả
cấp uỷ viên cùng cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm
chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng
viên, trừ nhiệm vụ do cấp trên giao. Nếu phải áp dụng hình thức cao hơn, chi bộ đề
nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định kỷ luật khiển trách,
cảnh cáo của chi bộ đối với đảng viên là cấp uỷ viên các cấp, là cán bộ thuộc diện
cấp uỷ cấp trên quản lý phải báo cáo lên cấp uỷ (hoặc các cấp uỷ) mà đảng viên đó
là thành viên để cấp uỷ và ủy ban kiểm tra của cấp uỷ quản lý cán bộ đó biết.
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên trong đảng
bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai
trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ
thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.


20
- Cấp uỷ từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên không có thẩm quyền thi
hành kỷ luật đối với cấp uỷ viên cấp trên; quyết định khiển trách, cảnh cáo, không
quyết định cách chức, khai trừ đối với cấp uỷ viên cùng cấp và cán bộ thuộc diện
cấp uỷ cấp trên quản lý; quyết định 4 hình thức kỷ luật đối với đảng viên không
thuộc các diện nêu trên.
Quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới, quyết định giải tán

các tổ chức đảng cấp dưới cách một cấp.
Ban thường vụ cấp uỷ không có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với cấp uỷ
viên cùng cấp và cấp trên; quyết định khiển trách, cảnh cáo, không quyết định cách
chức, khai trừ đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý;
quyết định 4 hình thức kỷ luật đối với đảng viên không thuộc các diện nêu trên.
c. Thẩm quyền thi hành kỷ luật của uỷ ban kiểm tra các cấp
Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở không có thẩm quyền thi hành kỷ luật.
Uỷ ban kiểm tra từ huyện, quận và tương đương trở lên không có thẩm quyền
thi hành kỷ luật đối với cấp uỷ viên cùng cấp, cấp trên và đảng viên là cán bộ thuộc
diện cấp uỷ cấp trên quản lý; quyết định khiển trách, cảnh cáo, không quyết định
cách chức, khai trừ đối với cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ
thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý; quyết định 4 hình thức kỷ luật đối với đảng
viên không thuộc các diện nêu trên.
d. Một số trường hợp khác.
- Đối với cấp uỷ viên cấp dưới đồng thời là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên
trực tiếp quản lý (bí thư, phó bí thư, kể cả uỷ viên thường vụ, thường trực, chủ tịch
uỷ ban nhân dân, chủ tịch hội đồng nhân dân,…) phải thi hành kỷ luật bằng hình
thức khiển trách, cảnh cáo thì cấp uỷ báo cáo để ban thường vụ cấp uỷ hoặc uỷ ban
kiểm tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
- Đảng viên tham gia nhiều cấp uỷ, phải cách chức cấp uỷ viên cao nhất hoặc
khai trừ thì ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cao nhất mà đảng
viên đó là thành viên quyết định. Nếu phải cách chức cấp uỷ viên ở một cấp dưới
do ban thường vụ quản lý đảng viên đó quyết định.
- Đảng viên giữ nhiều chức vụ phải cách chức một, một số hoặc tất cả các
chức vụ hoặc khai trừ thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó quyết định.
- Uỷ viên uỷ ban kiểm tra là cấp uỷ viên thì thẩm quyền thi hành kỷ luật áp
dụng như đối với cấp uỷ viên; nếu không phải là cấp uỷ viên thì khi bị khiển trách,
cảnh cáo áp dụng thẩm quyền như đối với cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản
lý, trường hợp cách chức, khai trừ do ban chấp hành đảng bộ quyết định.
Tất cả các trường hợp trên, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp trên có

thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng được quy định trong Điều lệ Đảng các kỳ
đại hội và quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
*
*
*
Kỷ luật đảng là một nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt bảo đảm cho Đảng tồn
tại, hoạt động, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình. Tăng cường kỷ luật của Đảng


21
là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác
lãnh đạo và xây dựng Đảng. Có thiết lập được trật tự, kỷ cương trong Đảng mới có thể
lãnh đạo được xã hội giữ vững trật tự, kỷ cương.
Việc thi hành kỷ luật trong Đảng nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật, giữ
vững sự thống nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, giáo
dục tổ chức đảng, đảng viên. Tất cả các tổ chức đảng cần nắm vững và thực hiện
đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật của Đảng.
Tất cả các tổ chức đảng và đảng viên phải tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật
đảng, chống mọi biểu hiện lệch lạc trong việc thi hành kỷ luật của Đảng, làm cho
tổ chức đảng luôn trong sạch, vững mạnh.
II. CẤP ỦY CÁC CẤP LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THI
HÀNH KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG
1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật.
Cấp uỷ các cấp phải thường xuyên lãnh đạo các tổ chức đảng và đảng viên giữ
gìn kỷ luật và việc thi hành kỷ luật trong Đảng, góp phần xây dựng Đảng ngày
càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
Các cấp uỷ đảng lãnh đạo việc thi hành kỷ luật theo các nội dung sau:
1.1. Thường xuyên quán triệt trong toàn đảng bộ về mục đích, ý nghĩa, vai

trò, vị trí của kỷ luật đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng.
Kỷ luật của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ chính
trị và xây dựng Đảng, bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Đảng.
Tăng cường kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mọi tổ
chức đảng và đảng viên để nâng cao tính đảng, tính giai cấp, giữ vững kỷ cương
của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo và xây dựng Đảng, nhất là trong
giai đoạn hiện nay. Tăng cường kỷ luật không có nghĩa là kỷ luật cho nhiều, cho
nặng mà chủ yếu là phải thường xuyên giáo dục, nâng cao giác ngộ chính trị, giác
ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm để các tổ chức đảng và
đảng viên nghiêm túc và tự giác chấp hành kỷ luật Đảng. Nhưng nếu tổ chức đảng
và đảng viên vi phạm tới mức phải thi hành kỷ luật thì cần phải thi hành kỷ luật để
giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động, tăng cương sức chiến đấu của Đảng,
giáo dục tổ chức Đảng và đảng viên.
1.2. Xác định đúng và quán triệt cho các tổ chức đảng, đảng viên về
phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật trong Đảng.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, do nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng
Đảng có yêu cầu, nội dung cụ thể khác nhau; do tư tưởng và hành động, ưu điểm
và khuyết điểm của các tổ chức đảng và đảng viên có những diễn biến khác nhau,
nên yêu cầu, nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, về trách nhiệm,
về tổ chức, kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên cũng có nhiều điểm khác
nhau. Vì vậy, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng
Đảng từng thời kỳ mà xác định phương hướng thi hành kỷ luật cho sát, đúng.
Phương châm thi hành kỷ luật của Đảng thể hiện rõ quan điểm, chính sách xử lý
của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Điều lệ Đảng quy định: “Tổ chức
đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời” (28).


22
Chỉ có chi bộ; đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, thành, quận,
huyện và tương đương; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ủy ban

kiểm tra từ quận, huyện và tương đương trở lên mới có quyền quyết định thi hành kỷ
luật đảng. Chi uỷ, ban thường vụ đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ bộ phận; uỷ ban kiểm tra đảng
uỷ cơ sở không có thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng, chỉ có quyền đề nghị với cấp có
thẩm quyền để xem xét, quyết định. Chỉ có cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên (cấp có
thẩm quyền thi hành kỷ luật) mới có quyền chuẩn y, thay đổi, xoá bỏ hình thức kỷ luật
do cấp dưới quyết định.
Khi thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và
nguyên nhân vi phạm mà xem xét, quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp. Tất
cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải thi
hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật, không có ngoại lệ, không phân biệt chức vụ
cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít… Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả
tự phê bình và phê bình với kết qủa thẩm tra, xác minh của tổ chức Đảng để đảm
bảo kết luận khách quan, chính xác, không bỏ sót vi phạm. Khi xem xét, xử lý, cần
làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm do trình độ, năng lực hoặc
động cơ vì lợi ích chung mà dẫn đến phạm sai lầm, khuyết điểm hay vì lợi ích cá
nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã qua giáo dục,
ngăn chặn vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất hoặc có
hành vi đối phó với việc kiểm tra; phân biệt người khởi xướng, tổ chức, quyết định
với người bị lôi kéo, đồng tình làm sai.
Kỷ luật Đảng không thay thế cho kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc
việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Cấp ủy quản lý đảng viên phải chỉ đạo việc
xem xét, xử lý về kỷ luật đảng và kỷ luật về hành chính hoặc đoàn thể hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự được kịp thời. Trong trường hợp không thuộc thẩm quyền
của mình thì phải kiến nghị với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý. Sau
khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, nếu có thay đổi hình thức kỷ luật, tổ chức
Đảng có thẩm quyền phải chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật về hành chính,
về đoàn thể.
Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì
phải chuyển cơ quan pháp luật khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật,
không được giữ lại để xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước,

của tập thể, của người khác thì phải bồi hoàn.
Trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật đang công tác, nhưng sau khi chuyển
công tác hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn xem xét, kết luận. Nếu có vi
phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại
và nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà áp dụng hình
thức kỷ luật phù hợp.
Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, đúng người vi
phạm. Phải khắc phục tình trạng ô dù, bao che lẫn nhau làm cho việc xử lý cán bộ,
đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước không nghiêm; khắc phục
tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới", để các hiện tượng tiêu cực phát triển, gây thắc
mắc, bất bình trong Đảng và trong nhân dân.


23
Xem xét, thi hành kỷ luật phải đúng lúc, không để chậm trễ, kéo dài, gây thêm
khó khăn cho việc thẩm tra, xác minh, kết luận, xử lý, làm giảm tác dụng giáo dục
và không đáp ứng yêu cầu phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác
xây dựng Đảng.
Việc thi hành kỷ luật phải thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm
quyền, không được tuỳ tiện. Nguyên tắc, thủ tục trong thi hành Điều lệ Đảng là
nhũng quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư bắt buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải
tuân thủ, nhằm bảo đảm việc thi hành kỷ luật được chặt chẽ, thống nhất.
1.3. Cấp uỷ cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp
dưới việc thực hiện các quy định của Trung ương và của cấp uỷ về kỷ luật và
việc thi hành kỷ luật trong Đảng.
Nội dung kiểm tra tập trung vào những nội dung chính sau đây:
+ Việc cấp uỷ cấp dưới quán triệt, vận dụng quy định của Điều lệ Đảng, các
quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên vào tình hình cụ thể ở địa phương, đơn vị

mình, nhất là việc xác định phương hướng thi hành kỷ luật, các quy định cụ thể về
chính sách thi hành kỷ luật trong từng thời kỳ.
+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Trung ương, của cấp uỷ
cấp trên và của cấp mình về việc giữ gìn kỷ luật và việc thi hành kỷ luật.
- Cấp ủy định kỳ, thường xuyên lãnh đạo sơ kết, tổng kết nhiệm vụ thi hành
kỷ luật, rút ra bài học và chủ động tham mưu cho cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp
trên về công tác thi hành kỷ luật.
2. Thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật.
2.1. Nội dung thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật của các cấp ủy.
Thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật trong Đảng luôn xuất phát từ yêu cầu
nhiệm vụ chính trị và của công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ cách mạng.
Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ mới,
trước hết là yêu cầu thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đòi hỏi
phải đổi mới nội dung và hình thức kỷ luật trong Đảng để việc thực hiện nhiệm vụ
thi hành kỷ luật của các cấp ủy đúng quy định, đạt mục đích yêu cầu, ngăn ngừa
sai phạm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra một cách chủ động, kịp thời, có
hiệu quả.
Nội dung thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật của các cấp uỷ bao gồm:
- Xem xét, thi hành kỷ luật các trường hợp tổ chức đảng, đảng viên có vi
phạm qua kiểm tra chấp hành.
- Xem xét, thi hành kỷ luật các trường hợp tổ chức đảng, đảng viên có vi
phạm qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết tố cáo; khiếu nại kỷ luật
đảng; kiểm tra tài chính đảng.
- Xem xét, thi hành kỷ luật các trường hợp qua nắm tình hình, qua kiểm tra
việc thi hành kỷ luật của cấp ủy hoặc uỷ ban kiểm tra cấp dưới thực hiện không
đúng, sai quy định, phải rút lên xem xét lại; những trường hợp thuộc thẩm quyền



24
của cấp dưới nhưng khi bỏ phiếu kỷ luật không có trường hợp nào đủ số phiếu theo
quy định; những trường hợp cấp uỷ cấp dưới hoặc ủy ban kiểm tra cùng cấp đề
nghị thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.
- Chủ trì phối hợp với các tổ chức liên quan trong đánh giá, xem xét vi phạm,
kết luận kiểm tra; xem xét, thi hành kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật
theo thẩm quyền để bảo đảm xử lý đồng bộ kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể.
- Định kỳ cấp ủy xem xét, đánh giá việc sửa chữa của tổ chức đảng và đảng
viên có vi phạm đã bị thi hành kỷ luật, để có thống nhất đánh giá, bố trí, sử dụng,
tránh định kiến hẹp hòi hoặc buông trôi, không đảm bảo đúng mục đích trong việc
thi hành kỷ luật của Đảng.
2.2. Phương pháp tiến hành xem xét, thi hành kỷ luật.
Phương pháp tiến hành xem xét, giải quyết một vụ kỷ luật đối với tổ chức
đảng hoặc đảng viên thực hiện theo Quy định của Trung ương, lưu ý một số điểm
sau đây:
- Khi xem xét, thi hành kỷ luật các trường hợp tổ chức đảng, đảng viên có vi
phạm qua kiểm tra chấp hành.
Các tổ chức đảng, khi kiểm tra chấp hành, nếu phát hiện tổ chức đảng cấp
dưới hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo cấp uỷ chỉ đạo thẩm tra, xác
minh làm rõ có vi phạm hay không vi phạm; nếu có vi phạm thì làm rõ nội dung,
mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm và các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ để có hình thức xử lý đúng mức.
- Khi xem xét, thi hành kỷ luật các trường hợp tổ chức đảng, đảng viên có vi
phạm qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết tố cáo; khiếu nại kỷ luật
đảng; kiểm tra tài chính đảng.
Qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết tố cáo; khiếu nại kỷ luật
đảng; kiểm tra tài chính đảng, nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có vi phạm đến
mức phải thi hành kỷ luật thì phải tiến hành các thủ tục xem xét, thi hành kỷ luật
ngay trong quá trình kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo, khiếu nại (bước kết thúc);
không chờ tiến hành xong các cuộc kiểm tra hoặc giải quyết tố cáo, khiếu nại rồi

mới tiến hành quy trình xem xét, thi hành kỷ luật để tránh phải làm đi làm lại, tốn
thêm thời gian, công sức, gây phiền hà cho tổ chức đảng và đảng viên.
- Trường hợp qua nắm tình hình hoặc qua kiểm tra việc thi hành kỷ luật của
cấp ủy hoặc uỷ ban kiểm tra cấp dưới thực hiện không đúng, sai quy định, phải rút
lên xem xét lại:
Qua hoạt động công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình của cấp ủy, ủy ban
kiểm tra cấp trên, nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý
không đúng mức đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên có vi phạm thì cấp ủy hoặc ủy
ban kiểm tra cấp trên trực tiếp chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xem xét lại việc thi
hành kỷ luật, hoặc chủ động xem xét lại việc thi hành kỷ luật của cấp dưới. Phải làm
thật tốt công tác thẩm tra, xác minh về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên
nhân của vi phạm và báo cáo với cấp hoặc ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng khi bỏ phiếu kỷ luật
không có trường hợp nào đủ số phiếu theo quy định:


25
Uỷ ban kiểm tra chỉ đạo cán bộ kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc,
giúp uỷ ban kết luận và xử lý hoặc báo cáo cấp uỷ xử lý theo thẩm quyền, không
đơn thuần chỉ căn cứ vào kết luận kiểm tra của tổ chức đảng cấp dưới.
*
*
*
Công tác thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật của Đảng là một bộ
phận của công tác xây dựng Đảng, là sinh hoạt nội bộ đảng. Do đó, tiến hành công
tác thi hành kỷ luật của Đảng phải giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng,
đúng tính chất công tác Đảng. Muốn tiến hành công tác thi hành kỷ luật và giải
quyết khiếu nại kỷ luật của Đảng đạt chất lượng, hiệu quả cao, phải nắm vững và
thực hiện tốt những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phải tiếp tục đổi mới công tác thi hành kỷ luật

và giải quyết khiếu nại kỷ luật của Đảng là yêu cầu cần thiết, xuất phát từ thực tiễn
của công tác xây dựng Đảng nói chung và của công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng
nói riêng.
Trong quá trình tiến hành đổi mới công tác thi hành kỷ luật và giải quyết
khiếu nại kỷ luật của Đảng cần nhận thức thống nhất những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Các cấp
ủy đảng vừa có nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, vừa tổ chức thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các cấp uỷ, uỷ ban kiểm
tra các cấp phải coi trọng tiến hành công tác thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu
nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều chịu sự thi
hành kỷ luật của Đảng và phải tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng.
Thứ hai, phải nhận thức thống nhất và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của công
tác thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng. Khẳng định hoạt
động kiểm tra của Đảng không nhằm mục đích xử lý kỷ luật và kỷ luật của Đảng
không nhằm trừng trị cán bộ, đảng viên, mà mục đích cao nhất là nhằm giáo dục,
nâng cao tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật
sự trong sạch, vững mạnh. Thông qua hoạt động kiểm tra, thi hành kỷ luật và giải
quyết khiếu nại kỷ luật, phát hiện ưu điểm để phát huy, khuyết điểm, vi phạm để
có biện pháp khắc phục, sửa chữa, ngăn chặn vi phạm; tạo điều kiện cho cán bộ,
đảng viên hoặc tổ chức đảng có khuyết điểm, sai lầm, bị thi hành kỷ luật phải
nghiêm túc rút ra bài học và có biện pháp phấn đấu, sửa chữa, tiến bộ, trưởng
thành.
Thứ ba, một đặc tính cơ bản của kỷ luật trong Đảng là nghiêm minh đi đôi với
tự giác. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng được xây dựng trên cơ sở tính tự giác
của đảng viên, đồng thời tính tự giác của đảng viên là thuộc tính nghiêm minh của
kỷ luật Đảng. Với bất cứ đảng viên nào, việc tuân thủ nghiêm minh kỷ luật đảng là
một trong những tiêu chuẩn, phẩm chất hàng đầu và mang tính bắt buộc. Không
tuân thủ nghiêm minh kỷ luật đảng thì không còn đủ tư cách đảng viên. Việc tuân

thủ nghiêm minh kỷ luật đảng phải từ cội nguồn của sự tự nguyện làm người đảng
viên cộng sản, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, phục tùng kỷ luật của tổ


×