KIẾN THỨC CỦA NHÓM VỊ TRÍ VIỆC LÀM THUỘC NGÀNH
VỊ TRÍ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH
1. LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 (Luật số 36/2005/QH11 ngày
14/6/2005)
(Các Điều từ 233 đến 240)
Điều 233. Dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hóa theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được
phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Điều 234. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác
với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần
hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách
hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Điều 236. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau
đây:
1
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics;
4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ
trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận
công việc này;
5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc
trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã
đến hạn thanh toán.
Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics
1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật
này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về
những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo
những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
tổ chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về
khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận
được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín
tháng, kể từ ngày giao hàng.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về
việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc
thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Điều 238. Giới hạn trách nhiệm
2
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn
thất toàn bộ hàng hóa.
2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc
tế.
3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng
minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất
mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo
hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng
hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó để đòi
tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho
khách hàng.
2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa hoặc
chứng từ liên quan đến hàng hóa, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ
đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư
hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa
ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
3. Trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải
thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó.
4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu.
5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ
việc định đoạt hàng hóa để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các
chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các
khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm
đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối
với hàng hóa hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Điều 240. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ
hàng hóa
3
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hóa theo quy định tại Điều 239 của
Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ
hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản, giữ gìn hàng hóa;
2. Không được sử dụng hàng hóa nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ
đồng ý;
3. Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa quy định tại
Điều 239 của Luật này không còn;
4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hóa bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc
hư hỏng hàng hóa cầm giữ.
2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ QUY
ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI
THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC
(Các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về điều kiện kinh
doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ 1ô-gi-stíc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tại
Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan đến địch vụ lô-gistíc.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ lô-gi-stíc là hoạt động thương mại được quy định tại Điều 233 Luật
Thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc là thương nhân tổ chức thực hiện
dịch vụ lô-gi-stíc cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại
thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc là thương nhân thuộc
các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về
mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
4
4. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ
lô-gi-stíc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những
tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ lô-gi-stíc theo quy
định tại Nghị định này.
Điều 4. Phân loại dịch vụ lô-gi-stíc
Dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại được phân loại
như sau:
1. Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho
bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lôgi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho,
hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và
thuê mua container.
2. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ;
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu
gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
5
Chương 2: ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VÀ GIỚI
HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH
VỤ LÔ-GI-STÍC
Điều 5. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
lô-gi-stíc chủ yếu
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu theo quy định tại khoản 1
Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và
có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các
điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gistíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công
ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn
chế này chấm dứt vào năm 2014;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được
thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước
ngoài kể từ năm 2014;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn
chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Điều 6. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
lô-gi-stíc liên quan đến vận tải
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải theo quy định
tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
6
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các
điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ
lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công
ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu
tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận
tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá
51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá
49%;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy
định của Luật hàng không dân đụng Việt Nam;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công
ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;
e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
lô-gi-stíc liên quan khác
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh
các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ
thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình
thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh
các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các
phương tiện vận tải.
7
Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại
các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc
phòng.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn,
dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
c) Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác.
Điều 8. Giới hạn trách nhiệm
1. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan
đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách
nhiệm trong lĩnh vực vận tải.
2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc không
thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên
không có thỏa thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì
giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường;
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hóa và được
thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là
toàn bộ giá trị của hàng hóa đó.
3. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ lôgi-stíc tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác
nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
Chương 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC
Điều 9. Quản lý nhà nước
1. Bộ Công thương chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc quản
lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
2. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các
hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra,
giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp
luật của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc trong lĩnh vực được phân
công.
8
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh
dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp
với các Bộ nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này trong công tác quản lý nhà nước
về kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
Điều 10. Xử lý vi phạm
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc, tổ chức, cá nhân có liên quan vi
phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị
xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự,
trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. BỘ LUẬT HÀNG HẢI 2015 (Luật số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015)
Các Điều 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 100, 101, 102,
103, 104.
Điều 73. Cảng biển
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ
hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc
nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai
thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện
dịch vụ khác.
2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho,
bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại
vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng
quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng
biển.
4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng
biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng
chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 74. Tiêu chí xác định cảng biển
1. Có vùng nước nối thông với biển.
2. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo
đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
9
3. Có lợi thế về giao thông hàng hải.
4. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước;
vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
Điều 75. Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển
1. Cảng biển được phân loại như sau:
a) Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc
tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;
b) Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
c) Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh
tế - xã hội của vùng;
d) Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục
cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng
biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng
hải.
Điều 76. Chức năng cơ bản của cảng biển
1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.
2. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu,
bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.
3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa
trong cảng.
4. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
5. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch
vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
6. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
Điều 77. Nguyên tắc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng,
cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước
Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước,
vùng nước phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước,
vùng nước được đặt tên khi lập quy hoạch phát triển, lập dự án đầu tư xây dựng,
10
công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức liên
quan.
2. Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cảng biển, cảng dầu khí
ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đã công bố
hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi,
bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đó.
3. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng
của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu
nước, vùng nước, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức
đó.
4. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Điều 78. Thẩm quyền đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng,
cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên cảng biển và cảng dầu khí
ngoài khơi.
2. Người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải quyết định
đặt tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.
Điều 79. Công bố mở, đóng cảng biển và vùng nước cảng biển
Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục công bố mở, đóng cảng biển,
cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, vùng nước cảng biển, quản
lý luồng hàng hải và hoạt động hàng hải tại cảng biển.
Điều 80. Tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng,
cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước
1. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi
trường, quốc phòng, an ninh hoặc thiên tai, dịch bệnh, Giám đốc Cảng vụ hàng
hải quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng,
cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
2. Khi không còn lý do không cho tàu thuyền đến, rời, Giám đốc Cảng vụ hàng
hải quyết định hủy bỏ việc tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng
biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
3. Ngay sau khi quyết định tạm thời không cho phép hoặc hủy bỏ quyết định tạm
thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến
phao, khu nước, vùng nước, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải báo cáo ngay Cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải; đồng thời, thông báo cho chủ tàu
hoặc đại lý của chủ tàu và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng
biển.
Điều 81. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển
11
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nhu cầu và nguồn lực; quy
hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát
triển hàng hải thế giới.
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên
quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
biển.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ
thống cảng biển.
Điều 82. Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển
1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
a) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể đã được phê
duyệt;
b) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã
được phê duyệt;
c) Phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao,
khu nước, vùng nước; quyết định điều chỉnh cụ thể đối với quy hoạch chi tiết
nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không trái
với chức năng, quy mô trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển
Việt Nam.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan;
b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển hệ thống cảng biển theo
quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 83. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải
1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát
triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của Bộ luật này, quy định
của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây
dựng cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải quyết định hình
thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải.
12
3. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải lấy
ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng quyết định
hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 84. Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức xây dựng,
phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải phục vụ cho
công tác bảo đảm an toàn hàng hải theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành hàng hải.
Điều 85. Quy định chi tiết về cảng biển
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý hoạt động của
tàu thuyền tại cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại cảng biển; đầu tư xây dựng,
quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và điều kiện kinh doanh khai thác
cảng biển; trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi,
bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
Điều 86. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng
nguồn vốn nhà nước
1. Kết cấu hạ tầng cảng biển đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được cho thuê
khai thác từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật.
2. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển quyết định việc cho thuê
khai thác khác kết cấu hạ tầng cảng biển.
4. Bên nhận thuê khai thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có phương án tổ chức, khai thác hiệu quả, đúng mục đích;
c) Có năng lực về tài chính.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển
và việc sử dụng nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển.
Điều 100. Chức năng của cảng cạn
1. Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container.
2. Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.
3. Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.
4. Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
13
6. Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
7. Sửa chữa và bảo dưỡng container.
Điều 101. Tiêu chí xác định cảng cạn
1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển
kinh tế vùng.
3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa
phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu
quan.
5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật.
Điều 102. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển giao thông
vận tải.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng cạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ
thống cảng cạn. Công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã
được phê duyệt.
4. Các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch phát
triển hệ thống cảng cạn theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được
phê duyệt.
Điều 103. Đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn
1. Đầu tư xây dựng cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống
cảng cạn, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn theo quy định
của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Điều 104. Thẩm quyền công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn và trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng cạn
14
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế và các cơ
quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng cạn theo
quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng cạn được đặt trụ
sở làm việc trong cảng cạn. Doanh nghiệp cảng cạn có trách nhiệm tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3304/QĐ-BGTVT ngày 22/10/2013 của Bộ Giao thông
vận tải (toàn bộ văn bản) PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG BIỂN NHÓM 5 VÀ CÁC BẾN CẢNG
KHU VỰC CÁI MÉP - THỊ VẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Căn cứ văn bản số 1178/TTg-KTN ngày 06/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các cảng biển thuộc Nhóm
cảng biển số 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cảng biển Nhóm
5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hiệu quả và tính thống nhất của các hoạt động quản lý nhà nước tại
các cảng biển, bến cảng thuộc Nhóm cảng biển số 5 và các bến cảng khu vực
Cái Mép - Thị Vải, làm cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, khai thác cảng
biển, bến cảng, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển, đưa các cảng biển, bến
cảng sớm đạt công suất thiết kế và đáp ứng đúng vai trò theo quy hoạch, góp
phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b) Mục tiêu cụ thể
- Điều chỉnh, cân đối cung cầu hàng hóa và bến cảng nhằm nâng cao hiệu quả
khai thác của những bến cảng đã được đầu tư. Triển khai các giải pháp thu hút
15
hàng hóa trung chuyển về các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải nhằm tận
dụng khả năng tiếp nhận tàu lớn (trên 80.000 DWT) thực hiện dịch vụ trung
chuyển.
- Từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối cảng biển (luồng hàng hải,
luồng đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt.,.) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác
nhằm trước mắt đảm bảo hoạt động khai thác của các bến cảng đã được đầu tư
và lâu dài là đảm bảo hoạt động khai thác hiệu quả của toàn nhóm cảng biển.
- Điều chỉnh chính sách về phí, lệ phí hàng hải nhằm thu hút các hãng tàu đưa
tàu vào các bến cảng Nhóm 5, đặc biệt là đối với tàu mẹ có khả năng chuyên
chở hàng hóa đi biển xa và các tàu gom hàng về khu vực Cái Mép - Thị Vải; giá
dịch vụ cảng biển, khắc phục tình trạng cạnh tranh giảm giá giữa các bến cảng
nhằm ổn định hoạt động khai thác và giảm thiệt hại chung cho nền kinh tế của
đất nước.
- Thống nhất vai trò quản lý nhà nước tại cảng biển, đặc biệt đối với công tác
quản lý quy hoạch, quản lý các hoạt động đầu tư cảng biển và cơ sở hạ tầng kết
nối; các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa tại cảng biển.
- Triển khai các giải pháp nhằm tạo nguồn hàng, nâng cao năng lực, chất lượng
dịch vụ tại các cảng biển.
2. Giải pháp thực hiện
a) Nhóm giải pháp về điều chỉnh cung cầu hàng hóa, bến cảng và phát triển cơ
sở hạ tầng kết nối
- Đối với bến cảng công-ten-nơ: Từ nay đến năm 2015, không cấp phép xây
dựng mới các bến cảng xếp dỡ công-ten-nơ xuất nhập khẩu tại Nhóm 5. Sau
năm 2015 sẽ đánh giá thực tế cung - cầu của thị trường để xem xét việc cấp phép
xây bến cảng công-ten-nơ mới trong giai đoạn 2015-2018.
- Đối với bến cảng tổng hợp: chỉ cấp phép cho những bến cảng tổng hợp phục
vụ trực tiếp cho khu công nghiệp, với điều kiện các khu công nghiệp đã triển
khai mà trong đó chưa có bến cảng, nhằm tạo điều kiện cho phát triển khu công
nghiệp.
- Hạn chế, không cấp phép xây dựng các bến công-ten-nơ mới hoặc nâng cấp,
mở rộng bến công-ten-nơ đang hoạt động; có biện pháp giữ quỹ đất đã quy
hoạch nhằm phát triển lâu dài hệ thống cảng biển. Trong thời gian chưa đầu tư
xây dựng cảng, đề nghị giữ nguyên chức năng sử dụng đất tại các khu vực có
quy hoạch. Các địa phương chỉ cấp phép cho xây dựng bến cảng mới khi có ý
kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
16
- Trong ngắn hạn, cho phép một số lượng tàu nhất định của các hãng tàu nước
ngoài được tham gia gom hàng nội địa về Cái Mép - Thị Vải nhằm thực hiện
trung chuyển, được chuyên chở công-ten-nơ rỗng của chính hãng giữa các cảng
biển Việt Nam. Cần tập trung chủ yếu vào các hãng tàu lớn nhất thế giới như
APM- Maersk, MSC, CMA-CGM...
- Nghiên cứu, có biện pháp điều chỉnh lệ phí hàng hải cho tàu biển khi thực hiện
gom hàng (feeder) trên các tuyến ven biển nội địa.
- Tổ chức hợp lý, có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực đội tàu vận tải biển Việt
Nam, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu về gom hàng trên các tuyến ven biển nội
địa từ các cảng biển về Cái Mép - Thị Vải.
- Đôn đốc quyết liệt, sâu sát để đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch di dời các
cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son nhằm khuyến khích, tập
trung hàng hóa từ khu vực thành phố Hồ Chí Minh ra cụm cảng Cái Mép - Thị
Vải.
- Khuyến khích, đẩy mạnh phát triển mạnh các cơ sở công nghiệp, thương mại
xuất nhập khẩu, phát triển dịch vụ logistics tạo nguồn hàng và cơ sở để phát
triển dịch vụ tại cảng biển.
- Không cải tạo mở rộng các bến cảng công-ten-nơ hiện hữu tại cảng biển khu
vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo sự dịch chuyển hàng hóa về khu bến cảng
Cái Mép - Thị Vải.
- Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành định kỳ tổ chức hội thảo với các
doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu, cơ quan quản lý liên quan và các nhà đầu tư
nhằm thảo luận và cung cấp thông tin về quy hoạch, chính sách phát triển... cho
các cơ quan, đơn vị.
- Đối với luồng hàng hải:
+ Nghiên cứu nâng cấp, cải tạo luồng Cái Mép - Thị Vải cho tàu lớn hơn
100.000 DWT ra vào thuận tiện, trong đó bao gồm cả xây dựng hệ thống VTS
hỗ trợ tàu hành hải.
+ Triển khai nghiên cứu dự án nâng cấp tuyến vận tải từ TP. Hồ Chí Minh sông Lòng Tàu - sông Đồng Tranh - sông Gò Gia - Cái Mép-Thị Vải để có thể
hoạt động 24/24h;
+ Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải như: giải tỏa dứt điểm
tình trạng đăng đáy cá ảnh hưởng đến luồng tàu, xây dựng và công bố bản đồ
hàng hải điện tử...
17
- Đối với luồng đường thủy nội địa: Tiếp tục triển khai Dự án nâng cấp tuyến
kênh Chợ Gạo để tăng cường năng lực vận tải thủy nội địa từ khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long và Campuchia về cảng biển Nhóm 5, đặc biệt là về khu
vực Cái Mép - Thị Vải;
- Đối với đường bộ:
+ Khẩn trương đầu tư xây dựng hoàn thiện các đoạn nối trực tiếp vào các bến
cảng đang xây dựng hoặc đã đưa vào khai thác như: Đoạn đường D3 nối vào
bến cảng Sài Gòn Hiệp Phước; Đoạn đường sau cảng SP-PSA, cảng Quốc tế Thị
Vải (ODA), NMĐT Ba Son - Phú Mỹ (thuộc dự án đường liên cảng Cái Mép Thị Vải); Đường vào bến cảng Phú Hữu (Cát Lái, Tp. Hồ Chí Minh);
+ Cần hoàn thành dứt điểm dự án mở rộng Quốc lộ 51 trong năm 2013;
+ Các tuyến khác cần hoàn chỉnh trong giai đoạn đến 2015: Liên cảng Cái Mép Thị Vải; Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
+ Giai đoạn dài hạn sau 2015: các tuyến vành đai đã quy hoạch của TP. Hồ Chí
Minh; đường liên cảng CM-TV gồm cả cầu Phước An, đường ra cảng Phước An
để kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành; trục Bắc - Nam vào khu cảng
Hiệp Phước, mở rộng tỉnh lộ 25B nối xa lộ Hà Nội với khu cảng Cát Lái; tuyến
đường liên cảng Ông Kèo - Phú Hữu; xây dựng và hoàn thiện các tuyến cao tốc
trong Vùng.
- Đối với đường sắt: Giai đoạn 2013 - 2015, cần hoàn thành công tác chuẩn bị
đầu tư, chuẩn bị vốn, chuẩn bị thực hiện đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa Vũng Tàu và các tuyến nhánh vào Cái Mép - Thị Vải.
- Hoàn thiện và nâng cao nâng lực mạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đảm bảo
yêu cầu khai thác cảng biển.
b) Nhóm giải pháp về chính sách phí, giá dịch vụ:
- Giải pháp về phí, lệ phí hàng hải:
+ Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh phí, lệ phí hàng hải cho tàu vào khu cảng Cái
Mép - Thị Vải theo quy định tại Thông tư số 41/2012/TT-BTC ngày 09 tháng 3
năm 2012 của Bộ Tài chính; nghiên cứu áp dụng cho đối tượng tàu Feeder
chặng nối có kích thước nhỏ.
+ Về lâu dài, tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh phí, lệ phí hàng hải để tăng hấp dẫn
đối với hãng tàu, đặc biệt để thu hút hàng công-ten-nơ trung chuyển.
18
+ Thường xuyên tổ chức hội thảo với các hãng tàu nhằm đánh giá tính khả thi
của việc giảm và mức giảm phí đối với thu hút tàu vào khu vực Cái Mép - Thị
Vải. Tổ chức tổng kết, đánh giá theo khung thời gian 6 tháng, 12 tháng, kể từ
khi điều chỉnh phí, lệ phí để có các chính sách phù hợp.
- Giải pháp về giá dịch vụ cảng biển: Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách
nhiệm thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm soát việc áp dụng
mức giá tối thiểu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý giá
theo Quyết định số 1661/QĐ-BTC ngày 15/7/2013 của Bộ Tài chính ban hành
mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ công-ten-nơ khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải.
c) Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động khai thác:
- Cải cách các thủ tục hành chính và tăng cường năng lực hải quan thông quan
hàng hóa: Triển khai kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia với các cổng thông
tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam, Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch y tế,
kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật.
- Xây dựng và ban hành tài liệu cung cấp những thông tin, hướng dẫn cần thiết
về cảng để tạo thuận lợi cho các hãng tàu có thể tiếp cận thông tin đầy đủ, nhanh
chóng.
- Đẩy mạnh áp dụng hải quan điện tử để thực hiện giảm thời gian làm thủ tục
thông quan hàng hóa.
- Nghiên cứu mô hình quản lý cảng biển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải.
d) Nhóm giải pháp hỗ trợ khác:
- Về quản lý đầu tư: Tăng cường phối hợp giữa Bộ GTVT với các Bộ, ngành,
địa phương trong triển khai thực hiện Đề án.
- Sớm triển khai các giải pháp thu hút nguồn hàng quá cảnh của các nước
Campuchia, Thái Lan qua cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải.
- Về dịch vụ logistics: xây dựng Đề án phát triển dịch vụ logistics liên quan đến
hoạt động cảng biển nói riêng và ngành Giao thông vận tải nói chung. Các cơ sở
đào tạo chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương Nhóm cảng biển số
5 và các tổ chức đào tạo quốc tế có uy tín xây dựng và triển khai kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và logistics.
- Tăng cường thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp trong vùng hấp dẫn
của cảng để tăng khối lượng hàng hóa;
- Tăng cường vai trò của hiệp hội chuyên ngành;
19
- Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển bền vững kết hợp với bảo vệ môi
trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kết nối
đồng bộ phục vụ cho hệ thống cảng biển Nhóm 5 tại các khu vực Cát Lái, Hiệp
Phước và Cái Mép - Thị Vải. Triển khai và hoàn thành đầu tư các tuyến đường
bộ cao tốc và các dự án giao thông thủy kết nối khu cảng Cái Mép - Thị Vải với
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phối hợp, hỗ trợ các địa phương triển khai
các dự án đường kết nối do các địa phương chủ trì thực hiện đầu tư; thực hiện
các giải pháp về quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng cảng biển (bao gồm cả chỉ
đạo phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp vận tải và cảng biển) nhằm bảo
đảm hiệu quả trong khai thác, sử dụng các bến cảng.
b) Chỉ đạo xây dựng các giải pháp phát triển dịch vụ logistics liên quan đến hoạt
động cảng biển; chỉ đạo công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ
cảng biển và logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải.
c) Khẩn trương thực hiện các quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21
tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải quy
định về quy trình thủ tục dùng chung cho tàu thuyền vào, rời cảng, quá cảnh và
hoạt động tại cảng biển Việt Nam. Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và địa
phương trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các
Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 02 tháng 6 năm 2011, số 315/TB-VPCP ngày
04/9/2012 và số 387/TB-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Văn phòng
Chính phủ.
d) Chủ trì làm việc cụ thể với các tỉnh, thành phố trong Nhóm cảng biển số 5
nhằm đánh giá nhu cầu đầu tư cảng biển, tiến độ đầu tư các bến cảng và quy
hoạch sử dụng đất liên quan đến quy hoạch cảng biển. Chỉ đạo Cục Hàng hải
Việt Nam rà soát quy hoạch Nhóm cảng biển số 5.
đ) Chỉ đạo việc nghiên cứu mô hình quản lý cảng biển để tổ chức thực hiện thí
điểm tại cảng biển phù hợp và xem xét, nghiên cứu khả năng áp dụng tại khu
vực Cái Mép - Thị Vải.
e) Xem xét, giải quyết các trường hợp việc cấp phép một số lượng tàu nhất định
của các hãng tàu nước ngoài được tham gia gom hàng nội địa về Cái Mép - Thị
Vải nhằm thực hiện trung chuyển, được chuyên chở công-ten-nơ rỗng của chính
hãng giữa các cảng biển Việt Nam.
20
g) Xem xét, giải quyết các trường hợp đầu tư xây dựng cầu cảng, bến cảng trong
Nhóm cảng biển số 5 đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển
Nhóm 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải theo quy định; báo cáo Thủ
tướng Chính phủ các trường hợp vượt thẩm quyền.
2. Giao Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm:
- Tổ chức họp, thảo luận với các hãng tàu nhằm đánh giá và xác định mức phí
phù hợp để thu hút tàu vào khu vực Cái Mép - Thị Vải;
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm pháp luật về quản lý giá theo Quyết định số 1661/QĐ-BTC ngày
15/7/2013 của Bộ Tài chính ban hành mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ công-tennơ khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải.
- Xây dựng Đề án phát triển dịch vụ logistics liên quan đến hoạt động cảng biển
nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung. Phối hợp, hỗ trợ các địa
phương trong Nhóm cảng biển số 5 báo cáo Chính phủ một số chủ trương liên
quan đến phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn địa phương. Chỉ đạo các cơ sở
đào tạo của ngành giao thông vận tải phối hợp với các địa phương tổ chức đào
tạo, nhằm có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ cảng biển và
logistics.
- Sớm hoàn thành Dự án nghiên cứu tổng thể toàn diện tuyến luồng tàu biển Cái
Mép - Thị Vải và báo cáo việc chuẩn bị phương án đầu tư, nguồn vốn đầu tư.
Triển khai hệ thống VTS trên tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải để tích hợp vào hệ
thống VTS tại Cảng vụ hàng hải TP. HCM nhằm quản lý, hỗ trợ tàu hành hải
toàn bộ vùng nước cảng biển Nhóm 5.
- Định kỳ tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu, cơ quan
quản lý liên quan và các nhà đầu tư... nhằm thảo luận và cung cấp thông tin về
quy hoạch, chính sách phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam và các nhóm cảng
thường xuyên cập nhật thông tin các dự án cảng biển đang triển khai trên trang
thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1178/TTg-KTN ngày
06/8/2013.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch UBND các
tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang; Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
21
5. NGHỊ ĐỊNH 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ VỀ QUẢN
LÝ CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
(Các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng
hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam.
2. Các quy định tại Nghị định này về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường cũng được áp dụng đối với cảng quân sự, cảng
cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước
ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến đầu tư xây
dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại
cảng biển và trong vùng biển Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
Khi hoạt động tại cảng biển, luồng hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá
nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành phải chấp hành các quy định tại Nghị định này, các quy định khác có liên
quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công
trình phụ trợ khác.
2. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo
đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
3. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lấp đặt cho tàu biển
vào, rời hoạt động để bốc, dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác tại các khu
vực khai thác dầu khí ngoài khơi.
4. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền
neo đậu để đón trả hoa tiêu hàng hải.
22
5. Vùng kiểm dịch là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và
công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của
pháp luật.
6. Vùng quay trở của tàu thuyền là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển
được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.
7. Khu neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và
công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu
chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.
8. Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và
công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách.
9. Khu tránh bão là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và
công bố để tàu thuyền neo đậu tránh bão.
10. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng
quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng
biển.
11. Luồng hàng hải công cộng là luồng cảng biển được đầu tư xây dựng và quản
lý, khai thác phục vụ hoạt động chung của cảng biển.
12. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng nhánh cảng biển và luồng hàng hải
khác được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng
chuyên dùng.
13. Thông báo hàng hải là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, công bố
để cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan
nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường.
14. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo hiệu
hàng hải được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn
cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của
tàu thuyền.
15. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện
thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.
16. Người làm thủ tục là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người
khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền.
17. Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và
yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là văn
bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của
pháp luật về môi trường; đối với giàn khoan, kho nổi và các công trình nổi khác
tại cảng dầu khí ngoài khơi là giấy chứng nhận liên quan (nếu có) do tổ chức
đăng kiểm hoặc tổ chức được ủy quyền cấp.
23
18. Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là văn bản do cơ quan có
thẩm quyền cấp, phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy; đối với giàn khoan, kho nổi và các công trình nổi khác tại cảng
dầu khí ngoài khơi là giấy chứng nhận liên quan (nếu có) do tổ chức đăng kiểm
hoặc tổ chức được ủy quyền cấp.
19. Giấy phép rời cảng là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm
quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận.
20. Công trình hàng hải bao gồm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu
nước, vùng nước, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đài
thông tin duyên hải và các công trình phụ trợ khác của cảng biển và luồng hàng
hải, được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng
biển Việt Nam.
Điều 5. Nội quy cảng biển
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ quy định tại Nghị định này và điều kiện
đặc thù tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được giao để ban hành “Nội
quy cảng biển” sau khi đã được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt,
nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải.
2. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong
vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm
chấp hành “Nội quy cảng biển”.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cảng biển và
luồng hàng hải; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên
quan đến quản lý, khai thác, bảo trì, duy tu, bảo vệ cảng biển và luồng hàng hải.
2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển cảng biển và luồng hàng hải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
hoặc liên vùng.
3. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến cảng
biển và luồng hàng hải.
4. Công bố mở, đóng cảng biển; công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản
lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo
đậu, khu chuyển tải và các công trình hàng hải khác vào sử dụng.
5. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu
cảng và luồng hàng hải.
6. Tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động hàng hải; cứu hộ hàng hải; trục
vớt tài sản chìm đắm; xử lý tai nạn hàng hải, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng
hải; bảo vệ môi trường biển và quốc phòng, an ninh.
24
7. Công bố danh bạ cảng biển, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và thông báo
hàng hải.
8. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có
liên quan mà Việt Nam là thành viên trong hoạt động hàng hải.
9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng biển và
luồng hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về cảng
biển và luồng hàng hải theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải.
Điều 8. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến
cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu
nước, vùng nước được đặt tên hoặc đổi tên khi lập quy hoạch phát triển hoặc lập
dự án đầu tư xây dựng hoặc công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu
tư hoặc tổ chức liên quan.
2. Tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi phải được viết bằng tiếng Việt, có thể
kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng biển”, “cảng dầu khí
ngoài khơi” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng biển hoặc cảng dầu khí
ngoài khơi.
3. Tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước phải được viết
bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “bến
cảng”, “cầu cảng”, “bến phao”, “khu”, “vùng” và tên riêng của công trình.
Điều 9. Công bố danh mục phân loại cảng biển
1. Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hàng năm cập nhật, công bố danh mục bến
cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải
Việt Nam.
Điều 10. Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng biển và luồng
hàng hải
1. Việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng
hải phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có
liên quan của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
25