Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ỨNG DỤNG INTERNET TRONG KINH DOANH BÁN HÀNG GIA DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HTG GROUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 107 trang )

LÊ HỒNG NHẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HỒNG NHẬT

ỨNG DỤNG INTERNET TRONG KINH DOANH
BÁN HÀNG GIA DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY
TNHH TM VÀ DV HTG GROUP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA: 2013A

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ HỒNG NHẬT

ỨNG DỤNG INTERNET TRONG KINH DOANH
BÁN HÀNG GIA DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY
TNHH TM VÀ DV HTG GROUP

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN BÌNH GIANG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được luận văn của mình, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ từ phía gia đình, ban lãnh đạo, phòng nhân sự, cùng các phòng ban chức năng của
Công ty TNHH TM và DV HTG Group giúp tác giả hoàn thiện luận văn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy cô, bạn bè đã giúp tìm tài liệu, giúp đỡ
về công việc để tác giả có thời gian hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ts. Nguyễn Bình Giang - Giáo
viên hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Hồng Nhật

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu, sưu
tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn. Các số liệu trong luận văn là trung
thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.
Tác giả


Lê Hồng Nhật

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 9
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 10
1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 10
2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu. ................................................................... 11
3. Đối tượng của luận văn................................................................................... 111
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 111
5. Kết cấu của luận văn. ...................................................................................... 122
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...................... 13
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thương mại điện tử. ..................... 13
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử. ............................................................ 13
1.1.1.1. Theo nghĩa rộng thương mại điện tử. ........................................ 133
1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử............................................. 14
1.1.2. Phân loại thương mại điện tử............................................................... 16
1.1.3. Vai trò của thương mại điện tử. .......................................................... 18
1.1.3.1. Chức năng lưu thông...................................................................... 18
1.1.3.2. Thương mại điện tử là kênh phân phối. ......................................... 18
1.1.3.3. Thương mại điện tử là thị trường. ................................................. 19
1.2. Các hoạt động tuyến sau trong thương mại điện tử. ............................. 20
1.2.1. Hệ thống thanh toán. ............................................................................ 21
1.2.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử ................................................. 21
1.2.1.2. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến. .................... 23

1.2.1.3. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến............................. 24
1.2.2. Bảo mật và an ninh trong giao dịch. ................................................... 29
1.2.2.1. Các loại tội phạm trên mạng. ...................................................... 29
1.2.2.2. Một số khái niệm về an toàn bảo mật hay dùng trong TMĐT. ... 29
1.2.2.3. Giải pháp an toàn bảo mật trong ứng dụng TMĐT. ................... 30
1.2.2.3.1. Cơ chế mã hóa. ......................................................................... 30
1.2.2.3.2. Chứng thực số hóa. .................................................................. 30
1.2.3. Hệ thống giao nhận trong TMĐT. .......................................................... 31
1.2.3.1. Giao hàng theo địa điểm người mua và người bán. .................... 31
1.2.3.2. Hình thức giao hàng theo tính chất hàng hóa. ............................ 31
1.2.3.3. Gía cước trong vận chuyển – giao nhận hàng hóa. .................... 32

3


1.2.4. Quản trị quan hệ khách hàng trong TMĐT (eCRM). .......................... 32
1.2.4.1. Quản trị thu hút khách hàng. ....................................................... 32
1.2.4.2. Quản trị giữ chân khách hàng. .................................................... 35
1.2.4.3. Quản trị mở rộng khách hàng. .................................................... 35
1.3. Mô hình hoạt động kinh doanh bán lẻ trong thương mại điện tử........ 36
1.3.1. Mô hình Thương mại điện tử B2C. ..................................................... 38
1.3.1.1. Mô hình TMĐT B2C từ phía khách hàng. ................................... 38
1.3.1.2. Mô hình thương mại điện tử B2C từ phía công ty. ...................... 40
1.3.1.3. Thương mại điện tử B2C mạng xã hội (e-Social netwworks). .... 41
1.3.2. Mô hình Thương mại điện tử B2B. ..................................................... 42
1.3.2.1. Mô hình lấy công ty làm trung tâm. ............................................ 42
1.3.2.2. Thương mại điện tử trong doanh nghiệp. .................................... 43
1.3.2.3. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp................................ 43
1.3.2.4. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)..................................................... 45
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

..................................................................................................................... 45
1.4.1. Quy định pháp luật của Việt Nam về thương mại điện tử ................ 45
1.4.2. Các nhân tố khách quan. ...................................................................... 46
1.4.3. Các nhân tố chủ quan.......................................................................... 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HTG GROUP . 50
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH TM và DV HTG GROUP. ............................ 50
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: ...................................... 50
2.1.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (ĐVT: đồng) .................................. 51
2.1.3. Bộ máy quản lý của công ty ................................................................. 51
2.1.4. Các qui trình bán hàng qua mạng của công ty.................................. 52
2.1.4.1. Qui trình đặt hàng trong bán hàng qua mạng ................................ 52
2.1.4.2. Quy trình giao nhận ........................................................................ 53
2.1.4.3. Qui trình thanh toán ....................................................................... 54
2.2. Kết quả kinh doanh trực tuyến tại công ty HTG GROUP trong 3 năm
trở lại đây. .................................................................................................. 56
2.3. Đánh giá của khách hàng về hoạt động kinh doanh trực tuyến của công
ty TNHH TM VÀ DV HTG GROUP ...................................................... 60
2.3.1. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động kinh
doanh trực tuyến của công ty HTG GROUP. ........................................ 60
2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 60

4


2.3.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu. .................................................................. 60
2.3.1.3. Kết quả đánh giá. ........................................................................... 61
2.3.2. Phân tích thị hiếu khách hàng đối với các sản phẩm gia dụng tại
công ty TNHH TM VÀ DV HTG GROUP............................................. 67
2.3.2.1. Thông tin về đối tượng khảo sát. ................................................... 67

2.3.2.2. Kết quả khảo sát chi tiết theo nhóm khách hàng ........................... 68
2.3.2.2.1 Thị hiếu tiêu dùng của nhóm khách hàng theo giới tính. .......... 68
2.3.2.2.3. Thị hiếu tiêu dùng của khách hàng có độ tuổi khác nhau : ...... 77
2.3.2.2.4. Thị hiếu tiêu dùng của khách hàng có nghề nghiệp khác nhau 80
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng ............................................................................... 81
2.4.1. Khách hàng: ......................................................................................... 81
2.4.2. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:............................. 82
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG TRỰC TUYẾN CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HTG GROUP.................................................... 85
3.1. Định hướng. .................................................................................................. 85
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng cũng như chất lượng dịch vụ
chăm sóc khách hàng về mặt doanh nghiệp tư nhân HTG GROUP. .. 86
3.2.1. Thiết lập website chuyên nghiệp, có hệ thống, có đầu tư về mọi
mặt. ......................................................................................................... 86
3.2.1.1. Căn cứ hình thành giải pháp . ....................................................... 86
3.2.1.2. Mục tiêu: ........................................................................................ 87
3.2.1.3. Nội dung. ........................................................................................ 87
3.2.1.4. Điều kiện. ....................................................................................... 89
3.2.1.5. Kết quả dự kiến: ............................................................................ 90
3.2.2. Tập trung chăm sóc, quan tâm và ưu đãi các khách hàng tiềm
năng, Công tác viên bán hàng tiềm năng, Phân loại khách hàng. ..... 91
3.2.2.1. Căn cứ hình thành giải pháp. ....................................................... 91
3.2.2.2. Mục tiêu. ........................................................................................ 92
3.2.2.3. Nội dung. ....................................................................................... 93
3.2.2.4. Điều kiện........................................................................................ 93
3.2.2.5. Kết quả dự kiến. ............................................................................ 94
3.2.3. Các giải pháp khác. ........................................................................... 94
3.2.3.1. Nâng cao, mở rộng khả năng thanh toán trực tuyến đa dạng và
nâng cao mức độ bảo mật thông tin khách hàng và đơn hàng khi thanh

toán trực tuyến. ....................................................................................... 94
3.2.3.2. Tăng cường các hoạt động quảng bá ngoài website nhằm nâng

5


cao doanh số bán hàng. .......................................................................... 95
3.2.3.3. Tăng cường thêm nhân viên bộ phận giao hàng. ......................... 95
3.2.3.4. Tuyển chọn và bổ sung thêm nhân viên bán hàng. ........................ 95
3.2.3.5. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên. ............. 95
3.2.3.6. Có thùng thư góp ý. ........................................................................ 96
3.2.3.7. Giải thưởng sáng kiến: .................................................................. 96
3.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước. ............................................ 96
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...................... 100
PHỤ LỤC 2: PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ THỊ HIẾU KHÁCH HÀNG
............................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................. 104

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. ............... 276
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2014 ....................... 56
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 - 2015 ....................... 57
Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu. .......................................................................... 60
Bảng 2.4: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về Website bán hàng trực tuyến.......... 61
Bảng 2.5: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về chính sách giao hàng và lắp đặt miễn
phí. ........................................................................................................................... 62
Bảng 2.6: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về chính sách bảo hành và đổi trả hàng.

................................................................................................................................. 63
Bảng 2.7: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về phương thức thanh toán. ................. 64
Bảng 2.8: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về Khả năng cung cấp thông tin và giải
đáp thắc mắc khách hàng của nhân viên.................................................................. 66
Bảng 2.9: Bảng tần suất về mong muốn của KH đối với chất lượng bán hàng của
công ty...................................................................................................................... 66
Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu nghiên cứu. ........................................................................ 68
Bảng 2.11: Bảng thống kê số lần mua hàng online ................................................. 68
Bảng 2.12: Bảng thống kê mật độ ghé thăm gian hàng online ................................ 69
Bảng 2.13: Bảng thống kê mức giá chấp nhận cho mặt hàng gia dụng................... 70
Bảng 2.14: Bảng thống kê điểm chú ý đầu tiên khi lựa chọn gói gia dụng online .. 71
Bảng 2.15: Bảng thống kê kênh thông tin người tiêu dùng biết đến ....................... 72
Bảng 2.16: Bảng thống kê số lần mua hàng online theo mức thu nhập ................. 73
Bảng 2.17: Bảng thống kê số lần mua hàng online theo độ tuổi ............................ 77
Bảng 2.18: Bảng thống kê số lần mua hàng online theo nghề nghiệp.................... 80
Hình 1.1: Mô hình thanh toán qua thẻ ATM ........................................................... 24
Hình 1.2: Các kỹ thuật truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến cho TMĐT .......... 33
Hình 2.1: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng thu nhập dưới 1 triệu/tháng
................................................................................................................................. 74
Hình 2.2: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng thu nhập từ 1 – 3
triệu/tháng ................................................................................................................ 74
Hình 2.3: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng thu nhập từ 3 - 5 triệu/tháng
................................................................................................................................. 75
Hình 2.4: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng thu nhập từ 5 - 7 triệu/tháng
................................................................................................................................. 76
Hình 2.5: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng thu nhập trên 7 triệu/tháng
................................................................................................................................. 77

7



Hình 2.6: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng từ 16 -25 tuổi .................. 78
Hình 2.7: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng từ 26 - 35 tuổi ................. 79
Hình 2.8: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng từ 36 - 45 tuổi ................. 79
Hình 2.9: Tỷ lệ mua hàng online của nhóm khách hàng trên 45 tuổi...................... 80

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

TMĐT: Thương mại điện tử
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới.
OECD: Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc.
UNCITRAL: Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế.
EC: Uỷ ban Châu Âu.
EFT: Chuyển tiền điện tử.
CTV: Cộng tác viên.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
TNHH TM VÀ DV: Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ.


9


1.Tính cấp thiết của đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong những
năm gần đây đã tạo ra những bước ngoặt mới cho sự phát triến kinh tế xã hội toàn
cầu. Chính trên nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã xuất hiện và phát
triển nhanh chóng, đó là thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính là một công
cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào
thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với
thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của
mình đến các đối tượng khách hang tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với
chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống khác.
Kinh doanh trực tuyến là một vấn đề hiện nay đang gây rất nhiều tranh cãi về tính
khả thi của nó khi áp dụng tại Việt Nam. Trên thế giới hiện nay, các công ty rất chú
trọng hình thức giao dịch này và không ngừng phát triển nó. Thực tế là đến năm 2015,
đánh dấu 1 trang phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử tại Việt Nam, chính thức
được pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển trên tất cả mọi khía cạnh.
Trong những năm gần đây, Kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam có những bước
tiến đáng kể và đạt được những thành công to lớn. Chính sự đổi mới một cách toàn
diện cả về tư duy, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh đã giúp Kinh doanh trực
tuyến phát triển ngày một mạnh mẽ hơn trong thời đại hiện nay. Chúng ta tin tưởng
Kinh doanh trực tuyến ngày một chiếm được một vị thế cao hơn so với phương pháp
kinh doanh thông thường; phát triển toàn diện và triệt để để dần bắt kịp với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các doanh

nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương
mại điện tử. Một trong những ứng dụng đó là xây dựng thương hiệu của doanh
nghiệp. Từ lâu thương hiệu đã được công nhận là một tài sản hết sức to lớn, đem lại
sự ổn định và phát triển về thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranhcho doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường, các doanh
nghiệp cần phải đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Hơn 90% các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đứng trước thách thức to
lớn trong việc đầu tư phát triển thương hiệu cũng như đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn khi ứng dụng thương mại điện tử. Vì vậy vấn đề ứng dụng thương mại điện
tử một cách hiệu quả để xây dựng và phát triển thương hiệu đang là mối quan tâm

10


hàng đầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất phát từ nhận định trên, trong khuôn khổ nghiên cứu hạn hẹp của bài khóa
luận này, em đã lựa chọn đề tài “ứng dụng Internet trong kinh doanh bán hàng gia
dụng trực tuyến tại công ty TNHH TM và DV HTG GROUP”.
2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu.
Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu của luận văn như sau:
- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về Thương mại điện tử
- Phân tích, đánh giá, tìm ưu, nhược điểm và nguyên nhân việc ứng dụng
Thương mại điện tử cho Công ty
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ, nhằm đẩy mạnh ứng dụng Internet và TMĐT để
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Đối tượng của luận văn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt nội dung giới hạn nghiên cứu về các hoạt
động Thương mại điện tử tại công ty TNHH TM và DV HTG GROUP:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu, tài liệu về kinh doanh bán hàng
gia dụng trực tuyến của công ty TNHH TM và DV HTG GROUP.

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 2013 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm: phân tích, tổng hợp, so
sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin được chính
xác, cập nhật, đề tài có sử dụng tài liệu của công ty HTG GROUP cùng nhiều sách, đề
tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan , các tạp chí và thông tin trên Internet.
• Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp quan sát, điều tra thực tế: thăm dò ý kiến của cán bộ quan lý,
nhân viên trong công ty kết hợp với việc quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh tại
công ty và kết hợp với kiến thức thực tế đã được tích lũy để làm tư liệu sử dụng.
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu tình hình phát
triển kinh doanh với các hoạt động tác nghiệp thực tế tìm kiếm mặt hàng, liên hệ
nguồn hàng, xúc tiến hoạt động bán hàng, tác nghiệp mua hàng, bán hàng, kiểm soát,

11


đánh giá quá trình.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
thông qua tìm kiếm internet, các báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động từ
phòng kinh doanh của công ty. Phương pháp này hệ thống lại lý luận liên quan đến
kinh doanh trực tuyến và thực trạng phát triển kinh doanh trực tuyến tại công ty HTG.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đánh giá một số hoạt động phát triển kinh
doanh trực tuyến mặt hàng gia dụng tại công ty.
• Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:
- So sánh, đánh giá thông tin quản lý trong hệ cơ sở dữ liệu đã thu thập (so sánh
kết quả kinh doanh như lợi nhuận, doanh thu, chi phí; Hoạt động khai phá dữ liệu và
thu thập bản báo cáo chuyển đổi thành bài viết ngắn gọn.
5. Kết cấu của luận văn.
Cấu trúc luận văn được xây dựng với 3 nội dung chính:

Chương I: Cơ sở lý luận về Thương mại điện tử.
Chương II: Thực trạng kinh doanh trực tuyến tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại và dịch vụ HTG Group.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng trực tuyến tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ HTG Group.

12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thương mại điện tử.
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử.

TMĐT (Thương mại điện tử) là một hình thức kinh doanh thương mại trên cơ sở
mạng máy tính toàn cầu. Nó được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu trong nền
kinh tế số. Thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm và
phát triển. Ra đời trên cơ sở phát triển mạng internet và công nghệ thông tin (CNTT),
TMĐT lúc đầu có nhiều tên gọi khác nhau. Và chỉ đến tháng 7/1997, khi chính phủ Mỹ
công bố văn bản quan trọng : khung thương mại điện tử toàn cầu” thì thuật ngữ thương
mại điện tử (e-commerce) mới được sử dụng khá rộng rãi.
Tuy nhiên, có nhiều định nghĩa thương mại điện tử được nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại thuật ngữ thương mại điện tử có thể hiểu như
sau:
1.1.1.1. Theo nghĩa rộng thương mại điện tử.
Trong Luật mẫu về TMĐT của ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL), thuật ngữ thương mại được diễn giải theo nghĩa rộng để báo quát các
vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp
đồng. Theo quan điểm này thì TMĐT bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương
mại như: các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ,

thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài
hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh….; các hình thức
khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách
bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT hiểu theo nghĩa này là rất rộng, nó
bao quát hầu hết các lĩnh vựu hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ
là một trong ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT.
Theo Uỷ ban Châu Âu (EC) thì TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện
tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó có các
hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội
dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn
điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới
người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng TMĐT được thực hiện đối với cả lĩnh vực

13


kinh doanh hàng hóa hữu hình và kinh doanh dịch vụ, các hoạt động kinh doanh mới
và các hoạt động công ích.
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng các phương tiện điện tử. Nếu hiểu TMĐT theo phương diện này,
TMĐT không phải là một vấn đề mới mẻ. Bời vì những giao dịch điện tử, được thực
hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay (fax,
telex….) đã trở nên rất quen thuộc.
1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử.
TMĐT, hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện
thông qua internet.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), TMĐT được hiểu bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên

mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình. Theo Tổ chức hợp tác phát
triển kinh tế của Liên Hợp Quốc (OECD) thì TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao
dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
TMĐT là quá trình trao đổi thông tin, hàng hóa hoặc dịch vụ, thanh toán qua
đường truyền điện thoại, các mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. TMĐT
là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch kinh doanh và quá trình
sản xuất. TMĐT là công cụ giúp giảm chi phí dịch vụ, nâng cao chất lượng hàng hóa
và dịch vụ, tăng tốc độ cung cấp dịch vụ của các hãng, người tiêu dùng và quản trình
quản lý. TMĐT cung cấp khả năng mua và bán các sản phẩm và thông tin trên Internet
và các dịch vụ trực tuyến khác.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua mạng Internet và công nghệ thông tin mà không tính đến các
phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex…. Theo nghĩa này thì TMĐT chỉ
mới tồn tại trong những năm gần đây nhưng đã đạt được những kết quả rất đang quan
tâm. Nếu hiểu TMĐT theo nghĩa này, ta có thể nói rằng TMĐT đang trở thành một
cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Trên thực tế TMĐT còn được hiểu một cách đơn giản hơn là việc mua bán hàng
hóa và dịch vụ trên Internet. Song, theo khái niệm mà ta đã nghiên cứu, TMĐT thực tế
phong phú và muôn màu, muôn vẻ hơn. Nó không chỉ bao gồm việc sử lý giao dịch
mua bán và chuyển tiền qua mạng mà còn bao gồm cả các hoạt động trước ( chào hàng,
quảng cáo….) và sau (ý kiến khiếu nại, phàn nàn…) khi bán hàng. Đặc biệt, khi

14


Internet phát triển nhanh, TMĐT còn phát triển việc mua bán một loại hàng hóa mới,
đó là hàng hóa số.
Tham gia TMĐT có 3 chủ thể chính: doanh nghiệp, công dân và các cơ quan
chính phủ. Tuy theo mối quan hệ này mà ta có các loại giao dịch thương mại điện tử
B2B, B2C, G2B và G2C, P2P. Trong đó giao dịch B2B chiếm một tỷ trọng lớn trong

TMĐT.
TMĐT có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, phụ thuộc vào mức độ số hóa của sản
phẩm hoặc dịch vụ, các quá trình kinh doanh và các đại lý chuyển giao. Một sản phẩm
có thể là dưới dạng vật thể hay số hóa. Tất cả các chiều đều hiện hữu trong mô hình
thương mại truyền thống, trong khi ở mô hình thương mại điện tử thì tất cả các chiều
đều ảo. Trong mô hình, ngoài các khu vực thương mại truyền thống là hiện hữu, còn
trong khu vực TMĐT thì tất cả các mảng đều bao gồm sự kết hợp giữ các chiều thực và
số.
Theo định nghĩa rộng rãi nhất và giản dị nhất đã được chấp nhận phổ biến, thì
TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại; nói chính xác hơn
TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện
tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ
quá trình giao dịch.
Trong định nghĩa nêu trên đây, chữ “ thông tin” (information) không được hiểu
theo nghĩa hẹp là “ tin tức”, mà bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao
gồm cả thư từ, các tệp văn bản (text-based file), các cơ sở dữ liệu (database), các bản
tính( speadsheet), các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử (computer-aided desing:
CAD), các hình đồ họa (graphical imge), quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu
giá, hợp đồng, hình ảnh động (video imege), âm thanh….
TMĐT lợi dụng những thành tựu của ngành công nghiệp truyền thông và công
nghệ thông tin để thực hiện một hình thái thương mại “ không giấy tờ” nhưng lại hiệu
quả hơn thương mại truyền thông nhiều lần. Ngành thương mại này tuy còn mới mẻ
nhưng tiền năng thì lại rất lớn và sự phát triển mạnh mẽ của nó là điều tất yếu. Khi nói
về TMĐT, hầu như mọi người thường cho rằng đây là một hình thức kinh doanh thông
qua mạng truyền thông sử dụng thủ tục chuẩn TCP/IP (Mạng Internet, intranet,
extranet), nghĩa là việc sử dụng công nghệ internet cho việc điều hành kinh doanh nội
bộ (intranet), việc quan hệ kinh doanh với các đối tác (extranet) và việc quảng cáo, tiếp
thị, mua/bán các sản phẩm/ dịch vụ (internet). Nhưng thực ra TMĐT là một khái niệm
rộng hơn nhiều:


15


Có thể đưa ra một định nghĩa chung như sau: Thương mại điện tử là hình thức
thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh thương mại của các thành viên trên thị
trường đang được phát triển mạnh trên thế giới thông qua và với sự trợ giúp của các
phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông
(Nguyễn Đăng Hậu, 2013.)
1.1.2. Phân loại thương mại điện tử.
Có nhiều loại hình thương mại điện tử, dựa vào chủ thể của thương mại điện tử,
có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như: B2B, B2C, C2C,
B2G…Còn một số loại hình thương mại điện tử khác nhưng sự xuất hiện ở Việt Nam
chưa cao
- B2B (Business to Business)
Là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với
nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia
dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển mạnh
Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo
Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau


Hậu cần – Vận tải, nhà kho và phân phối
• Cung cấp các dịch vụ ứng dụng – tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn
gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare)
• Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máy
chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng
• Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấu
giá trên Internet
• Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang

Web cho phép thương mại dựa trên Web
Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người
mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch
Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng, quản lý kho
hàng, quản lý phân phối và quản lý thanh toán. Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp
B2B trong lĩnh vực IT “khá nổi tiếng” như là FPT , CMC…

16


- B2C (Business to Customers)
B2C là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách
hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm
tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội
dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm
qua mạng điện tử…
Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập
website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị,
quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả
doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng .
Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa
chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất “ảm đạm” vì nhiều lý do nhưng lý
do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ
nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình.
- C2C (Customers to Customers)
C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Loại hình
thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu
giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty – doanh nghiệp có
thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm

năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới
Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng
Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như
Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL …
• Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt).
• Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trong đó
khách hàng là người điều khiển giao dịch.


Tại Việt Nam thì chứa tất các các hình thức này ở mọi loại dạng, đi đến đâu cũng
thấy quảng cáo rao vặt, rao bán, rao mua, trao đổi….
- B2G (Business to Government)
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa
chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng

17


Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính
phủ
Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành
chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta
cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên
hiệu quả hơn
Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến
hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những
website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến
hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này
một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính
minh bạch trong hoạt động mua sắm công.

1.1.3. Vai trò của thương mại điện tử.
Vai trò của thương mại điện tử tương tự như các vai trò của thương mại nói
chung bao gồm: chức năng lưu thông, chức năng phân phối, chức năng thị trường.
Trong đó vai trò quan trọng và là điểm mạnh của TMĐT so với thương mại truyền
thống đó là:
- Thương mại điện tử là kênh phân phối.
- Thương mại điện tử là thị trường.
1.1.3.1. Chức năng lưu thông.
Lưu thông trong TMĐT nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng về toàn
bộ các loại sản phẩm từ mặt hàng thiết yếu cho đến các loại sản phẩm cao cấp hơn. Nó
tạo ra mội trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lưu
thông trong TMĐT còn đưa hàng hóa từ người bán tới người mua trên phạm vi toàn
cầu, giúp cho doanh nghiệp, cá nhân nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng một
cách gần nhất trong quá trình quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.
1.1.3.2. Thương mại điện tử là kênh phân phối.
Một đặc điểm khác của TMĐT so với thương mại truyền thống được thể hiện rất
rõ trong chức năng phân phối. Ở đây, TMĐT đã làm thay đổi hẳn cách thức phân phối,
mua/ bán hàng hóa truyền thống. Các trung gian trên thị trường hầu như không còn
cần thiết nữa khi trong môi trường mạng toàn cầu các thành viên hoàn toàn có thể trao
đổi trực tiếp và mua bán hàng hóa. Một điểm khác nữa là việc thanh toán trong các
giao dịch TMĐT lại thường được thanh toán qua trung gian (ngân hàng trên mạng)

18


thông qua các phương tiện thanh toán điện tử.
Khi thương mại điện tử được nhìn nhận như kênh phân phối, sự nhấn mạnh tập
trung ở môi trường TMĐT. Tức là ở đây các sản phẩm và dịch vụ được phân phối
thông qua các kênh phân phối khác với thông thường. Có nhiều loại sản phẩm dịch vụ
được ở dạng này:

Các sản phẩm và dịch vụ có thể chuyển tiếp bằng điện tử như là các vấn đề
liên quan đến bảo hiểm, các hàng hóa kỹ thuật số như tin tức, ảnh số hóa hay âm
nhạc…. cho phép truyền một bản coppy hoàn hảo tới nơi phân phát một cách gần như
không tốn kém ( thông qua internet). Khi đó internet đóng vai trò như một sự giảm
thiểu chi phí biên của việc sản xuất các sản phẩm đó.
Các sản phẩm và dịch vụ mà có giá trị tương đối thấp và chất lượng đồng nhất
(sách, đĩa CD….)
Đối với các dạng sản phẩm và dịch vụ này, TMĐT đóng vai trò “cung cấp một
kênh hiệu quả cho việc quảng cáo, thiếp thị và thậm chí là cả phân phối trực tiếp các
hàng hóa và dịch vụ thông tin”.
1.1.3.3. Thương mại điện tử là thị trường.
Khi TMĐT được nhìn nhận như thị trường: Chức năng của thị trường mang
người mua và người bán cùng với sản phẩm/ dịch vụ lại với nhau trên thị trường.
Trước đây thị trường được hiểu là nơi thu thập các thông tin, so sánh giá cả, thu thập
các lời khuyên hay mang người mua và người bán lại với nhau. Nhìn nhận thương mại
điện tử như một thị trường bao hàm một cách nhìn khác hẳn về thị trường, chú trọng
hơn tới khái niệm một nơi để thông báo và trao đổi giữa các bên, các người mua, cố
vấn và tìm kiếm các người mua trong tương lai. Chức năng của thị trường được nâng
cao trong cộng đồng các khách hàng điện tử (còn được gọi là cộng đồng ảo). Sự phát
triển bùng nổ của mạng internet đã biến môi trường này trở thành một thị trường thực
sự, đầy tiềm năng và khả năng tiếp cận toàn cầu và có đặc thù riêng về đối tượng sử
dụng là các doanh nghiệp, người tiêu dùng tri thức và phần nào có thể nói là có thu
nhập cao.Tính công khai của thông tin cũng là một điểm mạnh của thị trường này vì
tính cạnh tranh cao và khả năng tìm kiếm đối tác, khách hàng mới.
Thị trường trong TMĐT là một cái nhìn hoàn toàn khác so với thị trường
thương mại truyền thống. Một thị trường TMĐT đơn giản chỉ được coi là nơi thu thập
thông tin, những lời khuyên, nhận xét hay so sánh giá cả giữa những sản phẩm với
nhau. Vô hình chung, thị trường đã tạo ra một mối liên kết giữa các bên đối tác với
nhau. Thị trường TMĐT có một ưu điểm tuyệt đối so với thị trường truyền thống, ở
đây không có khái niệm biên giới các quốc gia với nhau, thị trường này trực tiếp tác

động tới khả năng cạnh tranh toàn cầu. Thị trường TMĐT không chú trọng tới các thực

19


thể trung gian, mà chỉ tập trung tới khái niệm nơi để thông báo và thời điểm giữa các
bên, người mua, cố vấn và tìm kiếm khách hàng của mình trong tương lai. Vì vậy chức
năng của thị trường được nâng cao trong cộng đồng điện tử hay chính là thị trường ảo.
Thị trường ở đây chính là mạng lưới thông tin. Dưới tác động của công nghệ
thông tin internet đây đã trở thành một thị trường thực sự, đầy tiềm năng với khả năng
liên kết thành công và có đặc thù riêng về đối tượng sử dụng chính là các doanh
nghiệp, cá nhân, công dân trí thức hay nói một cách khác là những cá nhân, tập đoàn có
thu nhập lớn. Một đặc điểm của thị trường TMĐT tạo nên điểm mạnh của nó đó là tính
công khai của thông tin trong thị trường, cho phép khả năng tìm kiếm đối tác và khả
năng cạnh tranh cao.
Thị trường TMĐT tạo ra kênh làm việc mới liên tục trong cả ngày, đây là
kênh làm việc trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng , tốc độ nhanh tạo khả năng
kinh doanh liên tục 24/24 giờ. Kênh làm việc này không cần phải nhân viên giảm sát
trực tiếp khách hàng như các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ bình
thường..v..v..Không cần trực tiếp thuê địa điểm bán hàng, không cần hệ thống kiểm tra,
giới thiệu sản phẩm, hệ thống thanh toán tiền…. tất cả đều do website thự hiện tự động,
nhanh chóng. (Nguyễn Trung Kiên, 2013).
1.2.
Các hoạt động tuyến sau trong thương mại điện tử.
Quy trình kinh doanh của TMĐT bao gồm:
Người mua liên lạc với người bán để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối thoại
giữa người mua và người bán có thể thực hiện trực tuyến: qua trang mạng, email, phi
trực tuyến thông qua catalogue hoặc điện thoại;
Người bán đưa ra mức giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ;
Người mua và người bán có thể thực hiện thương lượng;

Nếu hài lòng, người mua chấp nhận thanh toán cho người bán, chấp nhận thanh
toán được mã hóa cùng với chữ ký điện tử.
Người bán liên lạc với ngân hàng của mình, hoặc tổ chức dịch vụ thanh toán của
mình để xác nhận thanh toán;
Tổ chức dịch vụ thanh toán, giải mã chấp nhận thanh toán và kiểm tra tài khoản
hoặc tình trạng tín dụng của người mua. Tổ chức dịch vụ thanh toán có thể liên lạc với
ngân hàng của người mua;
Tổ chức thanh toán đồng ý chấp nhận thanh toán, báo cho người bán và gửi thông
điệp hướng dẫn cụ thể về chi tiết thanh toán.
Khi nhận thông báo đã đủ điều kiện thanh toán người bán chuyển hàng hóa cho
người mua, hoăc trong trường hợp mua bán thông tin thì cung cấp chìa kháo giải mã
cho người mua để mở một tệp thông tin;

20


Khi nhận hàng hóa, người mua ký và chuyển lại hóa đơn. Khi đó người bán thông
báo cho tổ chức dịch vụ thanh toán hoàn tất giao dịch;
Vào cuối chu kỳ kinh doanh, người mua nhận thông báo về các danh sách giao
dịch. (Trần Văn Hòe, 2015)
1.2.1. Hệ thống thanh toán.
Thanh toán chính là khâu hoàn thiện quy trình kinh doanh và việc đẩy nhanh
quá trình quay vòng vốn là việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Lợi ích to
lớn mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp đó là phương thức thanh toán
điện tử an toàn và nhanh chóng. Thanh toán điện tử là một trong những vấn đề cốt yếu
của thương mại điện tử. Thiếu hạ tầng thanh toán, chưa thể có thương mại điện tử hoàn
hảo được. Do vậy, hệ thống thanh toán điện tử hiện nay là tâm điểm phát triển của các
công ty nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Những cải tiến trong
thanh toán hàng hóa và dịch vụ hứa hẹn đem lại những cơ hội kinh doanh mới mẻ cho
các doanh nghiệp.

1.2.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử .
Khi kinh doanh trên mạng Internet doanh nghiệp và cá nhân có thể tiến hành và
quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy
tính với một trình duyệt và kết nối mạng.
Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ thương mại: Thanh
toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền
thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp: thanh
toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ
được mua bán trên mạng Internet.
Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm:
Thẻ thanh toán.
Thẻ thông minh.
Ví điện tử.
Tiền điện tử.
Thanh toán qua điện thoại di dộng.
Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng.
Séc điện tử.

21


Thẻ mua hàng.
Thư tín dụng điện tử.
Chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Fund Transfering)
Trong các phương tiện thanh toán điện tử trên, thì thẻ thanh toán được coi là
phương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổ dụng của nó
(nhất là tại Mỹ và các nước phát triển). Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín
dụng (credit card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu tới một hạn mức tín dụng nhất định),
thẻ ghi nợ (debit card, là thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền
gửi) và thẻ mua hàng (charge card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh

toán các khoản chi tiêu đó định kỳ, thường vào cuối tháng). Các nhà cung cấp thẻ nổi
tiếng và được chấp nhận hiện nay là Visa, MasterCard, American Express Card và
EuroPay. Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng
giá trị các giao dịch qua mạng internet. Chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các
doanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng hơn, nâng cao doanh thu bán
hàng do cung cấp giải pháp thanh toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian
và công sức để xử lý nghiệp vụ thanh toán.
Tại Việt Nam, hiện nay thanh toán điện tử qua mạng vẫn chưa phổ biến. Thanh toán
điện tử đang được coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử ở
Việt Nam. Một trong các nguyên nhân đó là chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh vấn
đề thanh toán điện tử: các ngân hàng Việt nam chưa liên kết được với các Ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng quốc tế để thanh toán qua mạng hoặc các Ngân hàng Việt Nam
chưa đủ khả năng công nghệ để cung cấp tài khoản thanh toán qua mạng cho khách
hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải áp dụng nhiều phương thức
thanh toán khác nhau, kể cả kết hợp với các phương thức truyền thống.
Dưới đây là ví dụ Công ty TNHH TM và DV HTG GROUP. Doanh nghiệp bán lẻ
điện máy qua mạng sử dụng một số hình thức thanh toán điện tử điển hình tại Việt
Nam:
Website của Công ty TNHH TM và DV HTG GROUP chấp nhận các hình thức
thanh toán như sau:
Thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp: Chỉ áp dụng khu vực nội thành Hà Nội.
Chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ ATM.

22


Gửi tiền qua đường bưu điện: Sau khi khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản hoặc
gửi tiền qua bưu điện, cần thông báo cho công ty để kiểm tra và tiến hành giao hàng.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card): Phương thức này được áp dụng cả trong và
ngoài nước. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được

chuyển đến một giao diện mới, đó là trang thanh toán của nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán điện tử mà HTG sử dụng 2 CheckOut. Tại đây, khách hàng cần nhập một số thông
tin về thẻ tín dụng của mình và những thông tin này được thực hiện thông qua giao
thức bảo mật tuyệt đối SSL. Khi nhận được thông tin thanh toán, 2 CheckOut sẽ tiến
hành kiểm tra thẻ tín dụng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được thông báo chấp nhận hay
không chấp nhận từ phía 2 CheckOut. Về phía HTG, khi nhận được thông báo chấp
nhận thẻ tín dụng từ 2 CheckOut, HTG sẽ gửi hàng theo địa chỉ của khách hàng yêu
cầu. Tất nhiên, nhà sách sẽ phải trả một khoản phí cho 2 CheckOut khi sử dụng dịch vụ
này.
Thanh toán qua Western Union: Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh
của Western Union bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, cheque hoặc bằng tài khoản (nếu có) để
thanh toán cho các đơn đặt hàng ở HTG. Khách hàng đến bất kỳ dịch vụ nào của
Western Union và điền vào phiếu gửi tiền địa chỉ của HTG. Khi đó, khách hàng sẽ
nhận được biên lai với mã số chuyển tiền gồm 10 số. Hoàn tất thủ tục chuyển tiền,
khách hàng gửi email thông báo cho nhà sách về các thông tin như: người gửi, nước
gửi, số tiền và mã số chuyển tiền. Sau khi nhận được email, HTG sẽ gửi hàng theo yêu
cầu của khách hàng.
Trong các hình thức thanh toán trên, hình thức thanh toán sử dụng thẻ tín dụng là
nhanh nhất và phổ biến do khách hàng có thể đặt hàng qua mạng và thực hiện các giao
dịch thanh toán ngay lập tức.
1.2.1.2. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến.
Quy trình thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến trải qua các bước sau:
Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các
thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán.
Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới Ngân hàng mở merchant account
(hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của người bán.
Ngân hàng mở tài khoản người bán (merchant account) gửi các thông tin thẻ tín
dụng tới Ngân hàng cấp thẻ tín dụng.

23



×