Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM và DV ÂU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.7 KB, 11 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM và DV ÂU CƠ
3.1. Nhận xét chungvề công tác bán hàng và xác định kết quả tại công ty TNHH TM
và Dịch Vụ Âu Cơ.
3.1.1 Ưu điểm
* Về bộ máy kế toán: công ty có đội ngũ kế toán có kinh nghiệm phối hợp làm việc
ăn ý nên công tác kế toán thường được tiến hành chính xác, chặt chẽ. Việc tổ chức bộ máy
kế toán tập trung như hiện nay đó đảm bảo sự lónh đạo thống nhất đối với công tác kế toán
trong công ty, đảm bảo cho kế toán phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của mình
* Về luân chuyển chứng từ: công ty đã xây dựng được trình tự luân chuyển chứng
từ hợp lý , phự hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có sự đối
chiếu số liệu giữa phòng kế toán với kho và phòng sản xuất kinh doanh đảm bảo cho các
nghiệp vụ này được hạch toán, ghi sổ kịp thời ,đầy đủ, chính xác.
* Về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ: Kế toỏn tiêu thụ ghi chép tình hình biến
động thành phẩm một cách kịp thời, rõ ràng , đầy đủ , chính xác và hợp lý. Đây là kết quả
của quá trình làm việc cần cù , sáng tạo và có trách nhiệm của bộ phận kế toán bán hàng.
3.1.2. Về hạn chế
Mặc dù công tác kế toán tại Công ty đã đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tình
hình quản lý thực tế của công ty nhưng vẫn còn một số tồn tại, đặc biệt là trong công tác kế
toán tiêu thụ.
- Thứ nhất: Hình thức Nhật ký chung:
Việc ghi sổ kế toán tại công ty được thực hiện khá đầy đủ, tuy nhiên cũn thiếu một số
sổ sách như: Sổ kế toán chi tiết thanh toán với người bán, Sổ kế toán chi tiết bán hàng. Vì
thế sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán theo dõi công nợ và công tác quản lý về doanh
thu của từng mặt hàng tại công ty.Khi Giám đốc công ty muốn kiểm tra đột xuất hay muốn
đối chiếu doanh thu giữa các mặt hàng với nhau thì sẽ không có số liệu chính xác.
- Thứ hai: Về hình thức thanh toán áp dụng tại Công ty:
Mạng lưới tiêu thụ hàng hoá trong phạm vi Hà Nội và các vùng lân cận khác, bên
cạnh các khách hàng thường xuyên, lâu dài Công ty luôn mở rộng quan hệ , tìm ra khách
hàng mới. Do đó , cũng thường phát sinh các khoản nợ phải thu nhưng hiện nay công ty
không mở sổ theo dõi công nợ cụ thể cho từng khách hàng cụ thể. Như thế sẽ gây bất tiện


cho việc theo dõi công nợ.
- Thứ ba: Xác định kết quả bán hàng:
Hiện nay công ty xác định kết quả tiêu thụ gộp, tức là xác định kết quả tiêu thụ chung
cho tất cả các sản phẩm. Như vậy người quản lý sẽ không thấy hết được sản phẩm nào tiêu
thụ tốt, sản phẩm nào tiêu thụ kém để có biện pháp quản lý nhanh chóng, kịp thời, thúc đẩy
việc tiêu thụ sản phẩm đó.
- Thứ tư: Về chính sách khuyến khích tiêu thụ:
Đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá là một trong những mục tiêu của công ty đặt ra
nhằm không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tăng nhanh vòng
luân chuyển vốn và ngày càng thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên , hiện nay công ty chưa
có chính sách mạnh trong khuyến khích tiêu thụ như: Chiết khấu thương mại, chiết khấu
thanh toán, giảm giá, bớt giá.
- Thứ năm: Về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để giảm bớt rủi ro công ty có thể lập dự phòng
cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai. Dự phòng thực chất là một khoản chi
phí được ghi nhận trước nhưng chưa xảy ra, có thể có được nguồn bù đắp cho những thiệt
hại có thể xảy ra. Hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành lập dự phòng cho hàng tồn kho. Vì
vậy công ty nên tiến hành lập dự phòng cho hàng tồn kho của hàng hoá.
- Thứ sáu: Về hình thức sổ kế toán:
Theo chế độ kế tóan hiện hành, các công ty có thể sử dụng một trong bốn hình thức
sổ kế toán là: Nhật ký chung, nhật ký-sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký-chứng từ. Mỗi hình
thức đều có những ưu điểm riêng và điều kiện áp dụng thích hợp. Hiện nay công ty sử
dụng loại sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Qua nghiên cứu tình hình thực tế, em
nhận thấy hình thức Nhật ký chung mà công ty đang áp dụng có một số ưu điểm, nhưng
hiện nay quy mô của công ty ngày càng được mở rộng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
ngày càng nhiều mà hình thức kế toán này không được phù hợp cho lắm. Bởi vậy công ty
nên chuyển sang sử dụng kế toán máy sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Thứ bảy: Vì sổ chi tiết bán hàng được mở với mục đích theo dõi doanh thu của từng
mặt hàng riêng biệt. Để từ đó, Công ty có thể thấy được mặt hàng nào tiêu thụ tốt, mặt
hàng nào tiêu thụ kém để có biện pháp quản lý cho từng mặt hàng. Tuy nhiên Công ty mới

mở sổ chi tiết bán hàng theo hình thức liệt kê doanh thu bán hàng một cách chung chung,
không cụ thể cho một mặt hàng nào. Điều này chỉ làm cho khối lượng công việc của kế
toán tăng lên mà không giúp ích được gì cho Công ty.
3.2 Một số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty:
3.2.1 Kiến nghị một: Về việc ghi Nhật ký chung:
Doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng hình thức Nhật ký chung , hình thức này phù
hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau. Kết cấu của sổ đơn
giản, dễ ghi chép, phù hợp với kế toán thủ công và kế toán máy. Theo hình thức này căn cứ
trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt. Việc ghi
sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Nhật ký chung.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
- Nhật ký chung được lập trên cơ sở từng chứng từ gốc.
- Nhật ký chung được ghi liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc
đính kèm.
Công việc nên ghi sổ nên ghi từ 5 đến 7 ngày vì khi đó việc ghi sổ như thế sẽ đáp ứng
được yêu cầu về quản lý của ban lãnh đạo . Ban lãnh đạo có thể kiểm tra đối chiếu giữa số
liệu và sổ sách được thường xuyên liên tục để có thể đưa ra được các quyết định hợp lý.
Bên cạnh đó công việc của kế toán sẽ được trảI đều, không bị dồn vào cuối tháng.
3.2.2 Kiến nghị hai: Về xác định kết quả bán hàng:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty đã xác định kết quả bán
hàng gộp chung cho tất cả các sản phẩm. Như vậy Công ty không theo dõi được tình hình
tiêu thụ hàng hoá của từng mặt hàng cụ thể. Công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết về tình
hình nhập – xuất – tồn kho của từng mặt hàng khác nhau nhằm biết được sự biến động về
gía cả của thị trường cũng như nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, để từ đó giúp nhà quản lý
Công ty đưa ra quyết định về tiêu thụ trong kỳ kế toán tiếp theo, hàng hóa nào nên bán,
hàng hoá nào không nên bán và bán ra với số lượng bao nhiêu để đạt được lợi nhuận cao
nhất và chắc chắn cung cấp cho thị trường những hàng hoá hữu ích, đáp ứng kịp thời, đầy
đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và xã hội. Để làm được điều này Công ty phải tổ chức

phòng kế toán theo dõi chặt chẽ hàng hoá , và ghi chép phản ánh số liệu kế toán trung thực,
chính xác , hợp lý. Bên cạnh đó Công ty cần có biện pháp tìm hiểu nhu cầu của thị trường
như tiến hành thăm dò, phỏng vấn trong dân cư để biết yêu cầu, thẩm mỹ, chất lượng của
những hàng hoá mà Công ty đang và sẽ cung cấp.
3.2.3 Kiến nghị thư ba: Về chính sách khuyến khích tiêu thụ:
Hiện nay Công ty mặc dù đã áp dụng hình thức chiết khấu thương mại nhưng chưa
thực sự mạnh để khuyến khích cho những đơn vị mua hàng với số lượng lớn. Thiết nghĩ
nếu Công ty áp dụng triệt để hơn nữa chính sách này thì sẽ hấp dẫn khách hàng hơn, vì vậy
sẽ thiết lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3.2.4 Kiến nghị thứ tư: Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để giảm bớt rủi ro, Công ty có thể lập dự phòng
cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai. Dự phòng là khoản dự tính trước để
đưa vào chi phí kinh doanh phần giảm gía trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế
toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản
thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh đúng
giá trị thuần hàng tồn kho của Công ty khi lập báo cáo tài chính và cuối kỳ kế toán năm.
+ Nguyên tắc lập dự phòng:
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ
hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho
và chế độ tài chính Doanh nghiệp hiện hành.
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chệnh lệch giữa giá gốc của hàng
tồn kho lớn hơn gía trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở của từng mặt hàng tồn kho.
Việc ước tính gía trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng
chứng tin cậy thu nhập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến
động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc
năm tài chính , mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện có ở thời điểm ước
tính.
Cuối kỳ kế toán năm, phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện

được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự
phòng giảm gía hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã
lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm
bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành , việc trích lập các khoản dự phòng giảm gía
hàng tồn kho không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của Công ty (sau khi đã hoàn nhập các
khoản trích lập dự phòng năm trước ) với các điều kiện sau:
- Chỉ những hàng hoá tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường
thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hàng hoá là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của Công ty.
- Có chứng từ, hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn
hàng tồn kho.
- Các hàng hoá tồn kho khi không đủ các điều kiện trên thì không được lập dự phòng.
+ Phương pháp lập :
Mức dự phòng giảm giá cho năm kế hoạch
Số hàng tồn kho có giảm giá tại thời điểm cuối năm báo cáo
=
x
Giá ghi trên sổ kế toán
-
Giá thực tế thị trường tại thời điểm cuối năm báo cáo
Doanh nghiệp phải căn cư vào tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế của
hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức sau:
+ Tài khoản sử dụng: TK 159” Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Phương pháp hạch toán :
Cuối niên độ kế toán nếu có những chứng cứ chắc chắn về giá trị thực tế của hàng tồn
kho thấp hơn gía trị thị trường , kế toán lập dự phòng giảm giá hàng hoá:
Nợ TK 632
Có TK 159
Trong những năm tiếp theo, khi có chênh lệch về khoản dự phòng đã lập thì kế toán

sẽ tiến hành hạch toán như sau:

×