Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ tày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRIỆU NHƢ ĐOAN

TRƢỜNG NGHĨA CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2015

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRIỆU NHƢ ĐOAN

TRƢỜNG NGHĨA CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TÀY

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Minh Toán

SƠN LA, NĂM 2015



ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
một công trình nào.
Tác giả luận văn

Triệu Nhƣ Đoan

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến GS. TS Bùi Minh
Toán, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Luận văn là kết quả của quá trình học tập. Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến những thầy, cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ
K2 (2013 - 2015) tại trường Đại học Tây Bắc.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các cán bộ, giáo viên, nhân
viên, tổ chuyên môn, nhóm bộ môn Ngữ văn, các em học sinh trường PTDT
Nội trú tỉnh Lai Châu đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi phần tư liệu
để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn
ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn


Triệu Nhƣ Đoan

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 8
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 9
1.1. Lý thuyết về trường nghĩa .......................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về trường nghĩa...................................................................... 9
1.1.2. Tiêu chí và cách phân loại..................................................................... 12
1.1.3. Các loại trường nghĩa ............................................................................ 13
1.1.4. Hiện tượng chuyển trường .................................................................... 18
1.2. Quan niệm về thành ngữ, tục ngữ ........................................................... 20
1.2.1. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ ........................................................... 20
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ........................................................... 21
1.2.3. Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày ........................................................... 25
1.3 .Vấn đề nghĩa biểu trưng ........................................................................... 30
1.3.1. Khái niệm nghĩa biểu trưng................................................................... 30
1.3.2. Nghĩa biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ. .......................................... 32
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 34
Chƣơng 2: XÁC LẬP TRƢỜNG NGHĨA “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI”
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TÀY .................................................. 36

2.1. Trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong trường nghĩa người ............... 36

v


2.1.1. Khái quát về trường nghĩa người và các tiểu trường ............................ 36
2.1.2 Trường nghĩa bộ phận cơ thể người ....................................................... 38
2.2. Quan niệm phân loại bộ phận cơ thể người trong cách hiểu thông thường
......................................................................................................................... 43
2.2.1. Phân biệt đầu / mình / tứ chi ................................................................. 43
2.2.2 Phân biệt trong/ngoài ............................................................................. 45
2.2.3 Phân biệt theo cấp độ lớn/nhỏ, cao/ thấp ............................................... 46
2.3. Trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ Tày ......... 46
2.3.1. Thống kê, phân loại trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong thành
ngữ, tục ngữ Tày ............................................................................................. 46
2.3.2. Tiểu trường tên gọi bộ phận cơ thể người............................................. 55
2.3.3 Nhận xét về sự đồng nhất và khác biệt giữa tiếng Tày và tiếng phổ thông
trong trường nghĩa bộ phận cơ thể người........................................................ 62
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 67
Chƣơng 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TÀY CÓ CHỨA CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG NGHĨA BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƢỜI........................................................................................... 69
3.1. Những thành ngữ, tục ngữ không có nghĩa biểu trưng ............................ 69
3.1.1 Mô tả hiện tượng thiên nhiên và kinh nghiệm trong lao động sản xuất 69
3.1.2. Miêu tả về hình dáng bên ngoài của con người và kinh nghiệm nhìn
người................................................................................................................ 72
3.1.3. Đúc kết các kinh nghiệm trong hoạt động hàng ngày........................... 74
3.2. Những thành ngữ, tục ngữ có nghĩa biểu trưng ....................................... 75
3.2.1. Biểu trưng có ý nghĩa tốt đẹp ................................................................ 76
3.2.3. Biểu trưng cho những thói xấu.............................................................. 81

3.2.4. Biểu trưng cho sự phân chia giàu nghèo trong xã hội .......................... 85
3.2.5. Biểu trưng cho tâm trạng, tình cảnh thực tại của con người ................. 87

vi


3.2.6 Biểu trưng cho những kinh nghiệm trong xã hội ................................... 89
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
1. Về số lượng của các câu thành ngữ, tục ngữ và các bộ phận cơ thể trong
thành ngư, tục ngữ Tày: ................................................................................ 101
2. Về các tiểu trường trong trường nghĩa bộ phận cơ thể người ................. 101
3. Về tính biểu trưng trong ngữ nghĩa của tục ngữ, thành ngữ của người Tày
....................................................................................................................... 102
4. So sánh đối chiếu với thành ngữ, tục ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt ta thấy; ...................................................................... 102
5. Một số nhận xét ......................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các tên gọi trong các đặc trưng làm cơ sở ....... 39
Bảng 2.2. Thống kê số lượng bộ phận cơ thể trong các trường nghĩa chỉ bộ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Việt ................................................................. 42
Bảng 2.3. Tên gọi một số bộ phận trên cơ thể con người theo cách phân chia
đầu/mình/tứ chi ............................................................................................... 43
Bảng 2.4. Tên gọi một số bộ phận trong cơ thể con người ............................. 45
Bảng 2.5. Số lần xuất hiện và tỷ lệ các bộ phận cơ thể trong tục ngữ Tày..... 47

Bảng 2.6. Số lần xuất hiện và tỷ lệ của các bộ phận cơ thể trong thành ngữ
dân tộc Tày ...................................................................................................... 50
Bảng 2.7. Số lần xuất hiện và tỷ lệ của các bộ phận cơ thể trong cả thành ngữ
và tục ngữ dân tộc Tày .................................................................................... 52
Bảng 2.8. Thống kê các bộ phận cơ thể người thuộc tiểu trường phần đầu ... 56
Bảng 2.9. Thống kê các bộ phận cơ thể người thuộc tiểu trường phần mình . 58
Bảng 2.10. Thống kê các bộ phận cơ thể người thuộc tiểu trường phần mình
......................................................................................................................... 59
Bảng 2.11. Thống kê các bộ phận cơ thể người phân chia theo vị trí
trong/ngoài cơ thể............................................................................................ 60
Bảng 2.12. Thống kê số lượng các bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục
ngữ tiếng Việt .................................................................................................. 62

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Người Tày còn có tên gọi khác là Thổ; Dân số: 1,5 triệu người- số dân
lớn thứ 2 sau người Kinh; cùng nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao
và Pa Dí; Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái
- Ka Ðai); Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Tày thuộc các tỉnh miền núi
phái Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn,Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Hà Giang, Yên Bái…Và một số tỉnh ở Phía Nam như: Đắc Lắc, Lâm
Đồng, Gia Lai… cũng có người Tày cư trú, nhưng họ là cư dân mới chuyển
vào trong thời gian gần đây. Như vậy, có thể nói khu vực Đông bắc bộ được
coi là nơi sinh tụ lâu đời của người Tày trong đó Lạng Sơn (có 259.496
người) và Cao Bằng (có 207.805 người) đây là hai tỉnh có số người Tày cư trú
đông đúc nhất.
Ngôn ngữ của dân tộc Tày là tiếng Tày. Tiếng Tày có vị trí quan trọng

và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của cư dân bản xứ. Song
để biểu thị các khái niệm xã hội, chính trị, pháp lý, khoa học…thì tiếng Tày
phải vay mượn từ tiếng Hán và đặc biệt từ tiếng phổ thông là tiếng Việt. Sự
vay mượn được hình thành trong thực tiễn đời sống nên phù hợp với quy luật,
điều đó đã làm cho tiếng Tày trở nên phong phú, có sức sống mãnh liệt, bền
bỉ trở thành công cụ giao tiếp trong cộng đồng cư dân người Tày xưa và nay.
Vì vậy , việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày trước hết là để hiểu rõ hơn về
văn hóa Tày, góp phần giới thiệu và tôn vinh nền văn hóa của dân tộc Tày.
1.2. Tục ngữ, thành ngữ Tày có thể coi là bộ bách khoa thư về cuộc sống
muôn màu muôn vẻ của cộng đồng dân tộc Tày, là bộ phận quan trọng cuả
nền văn hóa Tày. Vì thế thành ngữ, tục ngữ Tày nói riêng cũng như thành
ngữ, tục ngữ Tày nói chung đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội như: Văn
1


hóa, dân tộc học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học. Hiện nay việc nghiên cứu về
tục ngữ, thành ngữ đã đạt nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân
tộc Tày còn ít. Cụ thể, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về Trường
nghĩa bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ Tày. Vì vậy có thể cho
rằng việc tìm hiểu về trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục
ngữ Tày là góp phần khai thác vốn văn hóa của dân tộc Tày ở một bình diện
mới, làm rõ thêm nét đặc sắc của nền văn hóa dân tộc Tày.
1.3. Là người con của dân tộc Tày, sinh ra lớn lên và trưởng thành từ mảnh
đất mà phần đa là người Tày cùng sinh sống, tác giả luận văn thiết tha với
tiếng nói và văn hóa của dân tộc mình, muốn bày tỏ tình yêu dân tộc và tiếng
mẹ đẻ của mình bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Tày nơi
chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc. Bên
cạnh đó, tác giả luận văn cũng hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu về thành ngữ,

tục ngữ Tày sẽ giúp cho giáo viên và học sinh ở miền núi hiểu rõ hơn về ngôn
ngữ của dân tộc Tày, đồng thời có thể vận dụng, học tập cách tư duy, cách
diễn đạt mang bản sắc riêng của dân tộc Tày.
Với lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ
thể người trong thành ngữ, tục ngữ Tày”
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ nói chung
Ở Việt Nam, trước thế kỷ XIX, các tác phẩm văn học chữ Hán và chữ
Nôm đã có ít nhiều dấu vết của các tư tưởng dân gian vốn là nội dung của các
câu tục ngữ. Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử dụng phổ biến tục ngữ dân gian
vào sáng tác của mình, bài thơ số 21 trong tập “Bảo kính cảnh giới” là một
tiêu biểu: “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, xấu tốt đều thì rắp khuôn. Ở đáng thấp
thì nên dáng thấp, đen gần mực, đỏ gần son”. Tiếp đến phải kể đến các sáng
2


tác chữ Nôm như “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông (thế kỷ
thứ XV), “Bạch vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (TK XVIII,
XIX). Trong các tác phẩm này, các tác giả đã sử dụng khá nhiều câu tục ngữ.
Từ TK XIX đến đầu TK XX đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về
tục ngữ như: Cuốn “Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn” xuất bản năm 1897 của
Huỳnh Tịnh Của, “Tục ngữ và cách ngôn” (1920) của Hàn Thái Dương, “An
Nam tục ngữ ” (1933) của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia,“Phong giao, ca
dao, phương ngôn tục ngữ” (1936)của Nguyễn văn Chiểu. Nhìn chung nội
dung của các công trình trên chủ yếu sưu tầm tổng hợp gồm cả ca dao, thành
ngữ, bước đầu đã có phân tích và bình luận Sau cách mạng tháng 8 (1945),
có sự xuất hiện khá nhiều các công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt nam.
Cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca” của Vũ Phan, xuất bản lần đầu năm 1956, tái
bản bổ sung (1071, 1972). Cuốn này tác giả Vũ Ngọc Phan đã trình bày tách
biệt phần tục ngữ và ca dao, đây là điểm mới so với trước đây. Tác giả Vũ

Ngọc Phan đã phân biệt giữa thành ngữ, tục ngữ cụ thể như sau:“Tục ngữ là
một câu, tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý., còn thành ngữ là một phần câu có
sẵn, là một bộ phận của câu mà nhiều người quen dùng, nhưng tự nó không
diễn đạt trọn vẹn” „[50, 31]. Nhiều tác giả đã có công trình nghiên cứu về tục
ngữ như: Nguyễn Lực, Lương Văn Đang.
Cuốn “Tục ngữ Việt Nam” của nhóm tác giả (Chu Xuân Diên, Lương
Văn Đang, Phương Tri), là công trình nghiên cứu công phu về tục ngữ Việt
Nam, Ở công trình này, tác giả đưa ra quan điểm nghiên cứu công phu về tục
ngữ trên hai bình diện, đó là nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học, tứ c là
nghiên cứu tục ngữ với tư cách là một hiện tượng ý thức xã hội và nghiên cứu
tục ngữ ở bình diện là một hiện tượng ngôn ngữ , tức là nghiên cứu tục ngữ
với tư cách là một đơn vị thông báo có tính nghệ thuật. Từ đó tác giả khẳng
định kho tàng tục ngữ Việt Nam “Là một văn liệu quý giá do nhân dân lao
3


động sáng tạo và tích lũy từ hàng nghìn năm nay, trong đó kết tinh được
những đặc điểm cỏ bản nhất của lối nói dân gian, lối nói dân tộc ” [19,41].
Những năm 90 trở về đây, xuất hiện nhiều cuốn tục ngữ của nhiều tác
giả như: Mã Giang Lân, Châu Nhiên Khanh, hay nhóm tác giả Nguyễn Cừ,
Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An, Các công trình của các tác giả này chủ yếu là
sưu tầm, biên soạn , tổng hợp và giới thiệu các công trình nghiên cứu Việt
Nam. Bên cạnh đó có sự xuất hiện nhiều bài viết, luận văn, luận án nghiên
cứu về tục ngữ Việt Nam. Đây chính là cơ sở lí luận, nguồn tư liệu quý giá, là
tiền đề khoa học cho việc nghiên cứu tục ngữ các dân tộc khác trên đất nước
Việt Nam, trong đó có tục ngữ Tày.
2.2 Việc sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ Tày
Tục ngữ Tày đã thể hiện được lối nói của người dân Tày, đây là lối nói
có hình ảnh, có hình tượng gắn liền với tư duy của người Tày và là văn hóa
của người Tày, Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến giá trị của tục

ngữ Tày.
Đầu tiên phải kể đến cuốn“Tục ngữ Tày- Nùng” (1972), (nhiều tác giả)
đã liệt kê được một số các đơn vị tục ngữ Tày- Nùng đáng kể, Đến năm 1984,
tác giả Hà Văn Thư, Nguyên Văn Lô, viết cuốn “Văn hóa Tày- Nùng”. Trong
công trình này các tác giả đã sưu tầm, tổng hợp và giới thiệu 34 câu tục ngữ
về ứng xử của người Tày với môi trường tự nhiên và xã hội. Trong cuốn “Văn
hóa dân gian Cao Bằng” [trang 13] bài viết về “Bình diện Folklore vùng Cao
Bằng” tác giả Hoàng Triều Ân có đề cập đến tục ngữ Tày với mục đích giới
thiệu chung và dẫn 06 câu tục ngữ Tày về các khía cạnh khác nhau. Nói về
đạo lí làm người có câu “Giú ngay kin bấu lẹo, gổt ghẹo kin bấu đo” (Ngay
thẳng ăn chẳng hết, dối trá ăn chẳng no). Năm 1996, Tác giả Triều Ân, Hoàng
Quyết biên soạn cuốn “Từ điển thành ngữ- Tục ngữ Dân tộc Tày”, NXB Văn
hóa Dân tộc. Có thể thấy rằng, cuốn sách này là nguồn tư liệu vô cùng quý
4


giá, giúp cho người nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày. Vì đây là
cuốn từ điển nên chủ yếu tác giả tổng hợp đưa ra cách giải nghĩa tục ngữ,
thành ngữ dân tộc Tày với số lượng đơn vị tục ngữ Tày khá phong phú. Cuốn
“Địa chí Cao Bằng” (2000), Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị
Quốc gia, ở chương V phần Văn học dân gian (539) có trích 29 câu tục ngữ
Tày trong mảng văn học dân gian Tày. Cuốn “Văn hóa dân gian Tày” (2002),
Hoàng Ngọc La (chủ biên), Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên, có nhắc đến
tục ngữ Tày là một thể loại trung gian nằm trong hệ thống Văn học dân gian
của dân tộc Tày. Mới đây nhất là cuốn “Tổng tập văn học dân gian các dân
tộc thiểu số việt Nam” Tập 1 xuất bản năm 2007, tập 2 xuất bản 2008, Viện
nghiên cứu văn hóa, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã tổng hợp
được số lượng rất phong phú về tục ngữ các dân tộc nói chung trong đó có
khoảng hơn 2.000 câu tục ngữ Tày. Đây thực sự là nguồn tư liệu quý và mới
mẻ giúp cho người nghiên cứu có điều kiện để đi sâu nghiên cứu mọi mặt của

tục ngữ Tày.
Ngoài ra còn có thêm nguồn tư liệu nữa là trong các luận văn Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Phùng Thị Ngọc về đề tài “Trường nghĩa chỉ động vật
trong tục ngữ của người Tày” (2013) Đại học sư phạm Hà Nội; Thạc sĩ Hồ
Ngọc Tân về đề tài “Văn hóa ứng xử của người Tày qua tục ngữ về quan hệ
gia đình xã hội”, (2007, Đại học Sư phạm Thái Nguyên).
Điểm lại quá trình nghiên cứu, sưu tầm tục ngữ Tày từ những năm 70
của thể kỷ trước trở về đây, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý sau:

Một là: Tục ngữ Tày với tư cách là đơn vị của ngôn ngữ Tày, là một loại
hình trong kho tàng văn chương truyền khẩu của người Tày. Đã từ lâu tục ngữ
Tày đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu về tục ngữ Tày được
công bố. Đây là tài sản có giá trị của một cộng đồng dân tộc, là nguồn tư liệu
vô cùng quý hiếm, rất hữu ích cho việc nghiên cứu tiếp theo về tục ngữ Tày.
5


Hai là: Những công trình nghiên cứu trên phần lớn tập trung sưu tầm, giói
thiệu về các đơn vị tục ngữ Tày, trong đó đã có công trình nghiên cứu tục ngữ
Tày về khía cạnh văn hóa ứng xử của người Tày trong quan hệ gia đình và xã
hội. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về trường nghĩa bộ phận cơ
thể người trong thành ngữ, tục ngữ Tày.
Ba là: Dù đã được nhiều tác giả quan tâm, nhưng ý nghĩa của trường
nghĩa các bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ Tày vẫn chưa được
chú ý một cách thích đáng. Tìm hiểu, nghiên cứu về trường nghĩa các bộ phận
cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ Tày chính là để khám phá và giới thiệu
về thành ngữ, tục ngữ Tày một cách chi tiết cụ thể hơn, để mọi người thấy rõ
thành ngữ, tục ngữ Tày là nơi tinh túy, đúc kết kinh nghiệm và khả năng sáng
tạo trong tư duy của người Tày, đồng thời thấy được tài năng của tác giả dân
gian trong quá trình sáng tác kho tàng kho tàng văn hóa phi vật thể này.

Với một số tục ngữ hoặc thành ngữ gần gũi với tục ngữ, thành ngữ
người Việt hoặc các dân tộc khác phải dựa trên những câu tương tự với dụng
ý gọi mở để tìm tòi, suy nghĩ thêm về tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày.
Chính vì thế đề tài “Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người trong
thành ngữ, tục ngữ Tày” không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn
ngữ của dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa thiết thực cho việc giới thiệu và
góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển kho tàng về văn hóa vô giá của người Tày.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm đạt tới mục đích sau:
Tìm hiểu về trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục
ngữ Tày và ý nghĩa của chúng để làm sáng tỏ đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa
độc đáo của dân tộc Tày, từ đó góp phần hiểu biết phong phú hơn về ngôn
ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam.
6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và xác định được cơ sở lí luận : Quan niệm về thành ngữ,
tục ngữ, khái niệm trường nghĩa trong ngôn ngữ học
- Khảo sát, thống kê, phân loại trường nghĩa các bộ phận cơ thể người
trong các câu thành ngữ, tục ngữ Tày.
- Đối chiếu phần dịch nghĩa tiếng Việt với nghĩa trong ngôn ngữ dân
tộc Tày của các câu thành ngữ, tục ngữ đã sưu tầm, tổng hợp được, để đạt tới
cách hiểu nghĩa của các đơn vị thành ngữ, tục ngữ Tày một cách chân thực và
chuẩn xác nhất từ đó nhận ra đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc Tày
- Rút ra ý nghĩa biểu trưng của trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong
thành ngữ, tục ngữ Tày, góp phần khẳng định đặc trưng văn hóa của dân tộc Tày.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trường nghĩa bộ phận cơ thể
người trong thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu dựa vào cuốn “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu
số việt Nam” (2008, Viện nghiên cứu văn hóa, Hà Nội) và cuốn “Từ điển
thành ngữ- Tục ngữ Dân tộc Tày” (1996, Tác giả Triều Ân, Hoàng Quyết ,
NXB Văn hóa Dân tộc). Ngoài ra còn có tư liệu thống kê tục ngữ, thành ngữ
Tày qua tìm hiểu một số gia đình ở tỉnh Cao Bằng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu là căn cứ vào mục đích và đối
tượng nghiên cứu của đề tài. Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những
phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
5.1. Thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng trong quá trình thống kê và
thu thập tư liệu: Thu thập toàn bộ các đơn vị thành ngữ, tục ngữ Tày có từ
ngữ bộ phận cơ thể người
7


5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, và các thủ pháp quy nạp, tổng hợp
cũng được chúng tôi sử dụng để tìm ra ý nghĩa của các từ ngữ bộ phận cơ thể
người trong thành ngữ, tục ngữ Tày và rút ra những kết luận cần thiết trong
quá trình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Tày.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để làm sáng tỏ những đặc
điểm về cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Tày so với
thành ngữ, tục ngữ Việt.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở tư liệu thực tế, luận văn góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về

trường nghĩa, tri thức về thành ngữ, tục ngữ, đặc trưng văn hóa dân tộc tiềm
ẩn trong ngôn ngữ nói chung và thành ngữ, tục ngữ nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần thúc đẩy việc sưu tầm và nghiên cứu thành ngữ, tục
ngữ Tày trong kho tục ngữ chung của các dân tộc thiểu số ở Việt nam. Bên
cạnh đó luận văn còn là nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh có
nhu cầu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ Tày và văn hóa Tày.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tư liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Xác lập trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong thành
ngữ, tục ngữ Tày.
Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của tục ngữ, thành ngữ Tày có chứa các
từ ngữ thuộc trường nghĩa bộ phận cơ thể người.

8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về trƣờng nghĩa
1.1.1. Khái niệm về trường nghĩa
Lý thuyết về trường nghĩa được ra đời từ thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ
XX bởi một số nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy Sỹ, song tư tưởng về mối
quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đã xuất hiện rất sớm. Trong đó,
phải kể đến các tác giả như: Herder (1772), W.Humboldt (1836), Boas
(1911), Sapir (1921),..
Năm 1900, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định có những ý
nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể hiểu
rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó” [7, 243)]. Nhưng đặc biệt là luận

điểm của F.De Saussure: “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố
xung quanh quy định”, và “chính phải xuất phát từ cá toàn thể làm thành một
khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [7, 243,244] đã thúc đẩy
một cách quyết định sự hình thành nên lý thuyết về các trường. Ở Đức, lý
thuyết về trường gắn liền với tên của các nhà nghiên cứu như: J. Trier và L.
Weisgerber.
Về mặt thuật ngữ, J. Trier không có những cách dùng cố định và cũng
chưa đưa ra được những định nghĩa thật rõ ràng cho những thuật ngữ của
mình. Đọc các tác phẩm của J. Trier, người đọc không có được sự phân biệt
giữa “vùng” với “trường” thật chắc chắn, mà chỉ có thể hiểu theo nghĩa mơ hồ
rằng “trường từ” và “trường khái niệm” theo tác giả là khác nhau. J. Trier cho
rằng: “Trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là
quan hệ với các từ trong trường quy định, rằng “trường” là những hiện thực
ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, từ quan hệ với toàn bộ
từ vựng cũng như quan hệ với trường của mình”. Theo J. Trier, trường khái
niệm là một hệ thống rộng bao gồm những khái niệm cơ bản có mối quan hệ
9


với nhau, đươc tổ chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi trường
khái niệm được các từ phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm.
Trường từ vựng là tập hợp các từ phủ lên trên một trường khái niệm.
Sau J. Trier, L.Weisgerber cũng có những quan niệm bổ sung cho lý
thuyết về trường của ông. Theo L.Weisgerber, cần phải tính đến các “góc
nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa
một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Ông thay thế sự phân tích từ bằng sự phân
tích các khái niệm nằm trong “tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó. Do vậy,
khả năng thấu hiểu nội dung của từ được thu nhận một cách đầy bí ẩn khi cá
nhân nào đó trưởng thành trong ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc phải rất thành thạo
tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, theo Đỗ Hữu Châu, quan điểm của

L.Weisgerber chưa thật sự rành rẽ hơn cách hiểu của J.Trier là bao nhiêu. Các
trường theo quan niệm của L. Weisgerber là những trường có tính chất đối vị,
gọi tắt là trường trực tuyến (trường dọc).
Nếu như theo quan niệm của L.Weisgerber có trường trực tuyến thì nhà
ngôn ngữ học người Đức W. Pozig đưa ra khái niệm về trường tuyến tính.
Các điểm yếu trong quan niệm của J.Trier đã được khắc phục bằng nghiên
cứu: Những tiềm năng nghĩa (maening potentials). W. Pozig cho rằng việc
phân tích ngữ nghĩa chỉ được tiến hành dựa trên mức độ khái quát hóa, trừu
tượng hóa một cách tương đối những ngữ cảnh chỉ cung cấp một xuất phát
điểm mà thôi. Ý nghĩa của các từ có thể chỉ ra một cách độc lập trong những
trường hợp sử dụng cú pháp khác biệt. Một từ nào đó xuất hiện có khả năng
gợi đến các từ tồn tại trong ngôn ngữ. Chẳng hạn, nói “cầm” sẽ liên tưởng đến
“tay”, “cầm” kết hợp với “tay”nhưng sự liên tưởng ngược lại lại không xảy ra,
“tay” thì còn có thể kết hợp với nhiều động từ khác. Từ đó, theo W.Pozig,
khái niệm “trường” sẽ dựa trên mối quan hệ về ý nghĩa giữa những cặp từ có
quan hệ ngữ đoạn với nhau (quan hệ ngang). Dựa trên cơ sở này, từ vựng
10


được chia ra làm các trường nghĩa cơ bản mà hạt nhân của nó bao giờ cũng là
động từ hoặc tính từ.
W. Pozig đã chú ý tới việc phân biệt các trường trung tâm và các
trường chuyển nghĩa, tức là đã chú ý đến hiện tượng nhiều nghĩa, nhưng chưa
thật sự đề ra những tiêu chí cụ thể để phân biệt chúng với nhau. Theo quan
niệm của W. Pozig là trường theo quan hệ ngang – tuyến tính – trường tập
hợp, hay nói gọn là trường ngang.
Ở Việt Nam, lý thuyết về trường từ vựng được giới thiệu từ năm 1970
và được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm, nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng,..
Theo Đỗ Hữu Châu Giản yếu từ vựng và ngữ nghĩa tiếng việt (1995), đặc

thù của tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính, từ không biến đổi về hình
thái nên ông ít quan tâm tới trường cấu tạo từ mà quan tâm tới trường từ vựng
– ngữ nghĩa của tiếng Việt. Ông cho rằng, việc phân lập trường nghĩa dựa trên
ý nghĩa của từ, bởi “những quan niệm về ngữ nghĩa của từ sẽ hiện ra khi đặt
các từ (nói cho đúng ra là ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp.
Nói cách khác, tính hệ thống ngữ nghĩa trong từ vựng thể hiện qua những tiểu
hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ
riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống chứa chúng”. Từ đó,
Đỗ Hữu Châu đưa ra quan niệm: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là
một trường nghĩa. Đó là tập hợp đồng nhất với nhau về nghĩa” [6, 171].
Tác giả Đỗ Việt Hùng trong Nhập môn ngôn ngữ học đưa ra quan niệm về
trường nghĩa: “Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tập hợp
thành trường nghĩa” [10, 227].
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về trường từ vựng, tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu thường dựa trên các quan điểm của các nhà ngôn
ngữ học nước ngoài và căn cứ vào thực tế tiếng Việt để đưa ra các lý thuyết
11


về trường nghĩa. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các cơ sở lý thuyết
của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở chính.
1.1.2. Tiêu chí và cách phân loại
Theo Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, các tiêu chí để
phân lập các trường từ vựng – ngữ nghĩa là tiêu chí ngôn ngữ, bởi lẽ các
trường từ vựng - ngữ nghĩa là các sự kiện ngôn ngữ. Ông cho rằng: “Không
thể bắt đầu sự phận lập bằng các phạm vi sự vật, hiện tượng mà con người có
thể hiểu biết từ ngoài ngôn ngữ, cũng không thể bắt đầu các vùng khái niệm
đã có trong tư duy”. Do vậy, cơ sở để phân lập trường là các ý nghĩa của từ,
tức là những ý nghĩa ngôn ngữ. Có thể, những sự kiện, sự vật, khái niệm lĩnh
hội được nhưng nếu không biểu thị bằng từ thì chúng vẫn không phải là yếu

tố của một trường trong ngôn ngữ nào đó.
Đỗ Hữu Châu cho rằng, có thể phân loại hai trường từ vựng - ngữ nghĩa
lớn gồm: trường biểu vật và trường biểu niệm. Hai trường này không loại trừ
nhau và có mối liên hệ với nhau, nhưng về nguyên tắc, phải phân biệt chúng
với nhau. Mỗi loại trường này có cách chi phối riêng hoạt động của từ trong
giao tiếp, trong sự tạo lập nên thông điệp.
Từ đó, tiêu chí để xác lập trường biểu vật là sự đồng nhất ở một nét
nghĩa biểu vật như: “người”, “động vật”,.. các nét nghĩa phạm trù khác sẽ
được sử dụng để phân lập các trường lớn thành các bộ phận theo các cấp loại
khác nhau. Trong khi đó, trường biểu niệm là tập hợp các từ có chung một
cấu trúc biểu niệm và cũng có thể phận lập theo nguyên tắc trên. Do cấu trúc
ngữ nghĩa của từ, đặc biệt là hiện tượng chuyển nghĩa, từ có khả năng kết hợp
khá rộng rãi, hầu như là vô hạn với các từ khác về mặt nghĩa. Vì vậy, cần phải
đưa ra những tiêu chí để phân lập trường.
Tiêu chí thứ nhất: Dựa vào tiêu chí ngôn ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ
do các trường nghĩa là những sự kiện thuộc phạm trù ngôn ngữ. Ý nghĩa ngôn
ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ sở để tập hợp từ thành trường.
12


Tiêu chí thứ hai: Tìm ra các trường hợp điển hình (từ trung tâm) chỉ
mang các đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa được coi là cơ sở, nó sẽ tạo nên lực
hút từ các trường khác vào một trường.
Tiêu chí thứ ba: Dựa vào các lớp ý nghĩa biểu vật, biểu niệm, có thể
phân biệt trường biểu vật và trường biểu niệm.
Tiêu chí thứ tư: Tiêu chí xác lập trường biểu vật là sự đồng nhất ở một
nét nghĩa biểu vật.
Tiêu chí thứ năm: Tiêu chí xác lập trường biểu niệm là sự đồng nhất ở
cấu trúc biểu niệm.
Tiêu chí thứ sáu: Với trường tuyến tính dựa hẳn vào ngữ nghĩa từ trung tâm.

Tiêu chí thứ bảy: Để xác lập trường liên tưởng, cơ sở để tạo lập là các
nghĩa ngữ dụng của từ trung tâm. Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với một
loạt từ nào đấy trong ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa,
khi đó tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà các từ có quan hệ với nhau
nhờ những mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó Cơ sở ngữ nghĩa học và từ
vựng- (1998) [11],[124], [171].
1.1.3. Các loại trường nghĩa
F. De. Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến hay quan hệ hệ hình).
Đỗ Hữu Châu Cơ sở ngữ nghĩa học và từ vựng (1998) [242], [260]
cho rằng, mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là
những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. Do quá lớn và phức tạp
nên những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp
giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Với các trường nghĩa, có thể phân
định một cách tổng quát thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường
nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường.
13


1.1.3.1. Trường nghĩa dọc
1.1.3.1.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nhất một số nét nghĩa
trong ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu
vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn danh từ làm gốc.
Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm
trù biểu vật như: người, động vật, thực vật, thực thể, chất liệu,.. các danh từ
này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế nét nghĩa của từ về mặt
biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp nét nghĩa của từ.
Ví dụ như trường biểu vật về hoạt động của người gồm:

- Hoạt động trí tuệ: suy nghĩ, tư duy,nhận thức, khả năng ghi nhớ.
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nghe, nhìn, trông, thấy,
ngó, liếc, nếm, ngửi, sờ, chạm,..
- Hoạt động của con người tác động đến các đối tượng: nói, kể, chửi,
mắng, đánh, đập, đá,..
+ Hoạt động của tay: cầm, nắm, xé, vò, lôi, kéo, cắt, chặt,..
+ Hoạt động của chân: chạy, nhảy, đá, sút, ngoắc, khoèo, giẫm, đạp,..
+ Hoạt động của đầu: húc, đội, đánh đầu,..
Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật nên một từ có thể nằm trong nhiều
trường khác nhau, các trường đó có thể giao thoa nhau khi một số từ của trường
này cùng nằm trong trường kia. Do đó, trường nghĩa biểu vật khác nhau về số
lượng, cách thức tổ chức các đơn vị, miền phân bố ở từng ngôn ngữ.
Quan hệ của từ đối với một trường biểu vật không giống nhau. Có
những từ thường gắn chặt với trường, chỉ có thể nằm trong một trường (chẳng
hạn như từ “suy nghĩ” chỉ có thể nằm trong trường “người”), có những từ gắn
bó lỏng lẻo hơn (các từ chỉ đặc điểm bộ phận cơ thể của trường “người” như:
đầu, tai, mắt, mũi, miệng, chân, tay... đều có thể dùng cho trường “động vật”).
14


1.1.3.1.2. Trường nghĩa biểu niệm
Theo Đỗ Hữu Châu Cơ sở ngữ nghĩa học và từ vựng (1998) [170],
[194], căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của
từ. Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ.
Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm.
Trong một trường biểu niệm, trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các
trường nhỏ có những “miền” với mật độ khác nhau.
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên, một từ có thể đi vào
những trường biểu niệm hay đi vào trường nhỏ khác nhau. Vì vậy, cũng giống
trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu

vào nhau và cũng có lõi trung tâm với từ các từ điển hình và những từ ở
những lớp kế cận trung tâm, những từ lớp ở ngoại vi.
VD: - Trường biểu niệm có trạng thái tâm lý Y... (hướng tới đối tượng
B): yêu, ghét, nhớ, thương, thương cảm, thương hại, nhớ nhung, căm ghét,
căm thù, khinh bỉ, lo sợ, sợ, khinh bỉ,..
- Trường biểu niệm Hoạt động của chủ thể A... (tự mình làm cho mình
có tình trạng Y)... A động hay tĩnh:
A động tại chỗ một cách cơ giới: đảo, lảo đảo, cựa quậy, động đậy…
A rời chỗ hoặc dừng lại một cách cơ giới: đi, chạy, ra, vào, bò,bơi, nhảy…
A là thiết bị cơ khí: chạy, hoạt động, vận hành,..
A là trạng thái tâm lý: xao xuyến, bồi hồi, rung động, e ấp,..
Như vậy, sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu
niệm là dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh
hai cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau: Nếu lấy những nét nghĩa biểu
vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có trường
biểu vật. Nhưng nếu cần phân một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì
lại cần phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm. Khi phân
15


lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm, song khi phân
nhỏ chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đến nét nghĩa biểu vật.
1.1.3.2. Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Theo Saussure ngôn ngữ học đại cương (1916) cái biểu hiện của tín
hiệu ngôn ngữ diễn ra trong thời gian, do đó, nó chỉ có một tuyến, một chiều
từ trước đến sau, hay nói cách khác, âm thanh ngôn ngữ phải kế tiếp nhau
thành chuỗi chứ không thể xuất hiện đồng thời. Do đó, quan hệ ngữ đoạn còn
gọi là quan hệ ngang hay quan hệ tuyến tính. Thông qua các quan hệ ngữ
đoạn, các từ sẽ bộc lộ các ý nghĩa từ vựng ngữ pháp của chúng. Như vậy,
trường nghĩa ngang xuất phát từ tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ.

Để lập nên trường nghĩa ngang, người ta chọn một từ làm gốc rồi tìm
tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành một chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu)
chấp nhận được trong ngôn ngữ.
VD: - Trường tuyến tính của từ pây(đi): nhanh, chậm, tập tễnh…
- Trường tuyến tính của từ hua (đầu): bã đậu, thông minh, đen tối…
Có thể nhận thấy, các từ trong một trường tuyến tính là những từ
thường xuất hiện với các từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Phân tích ý
nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa
của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó.
VD: Các từ trong trường tuyến tính của từ tẻ (chạy) là: trên đường, trong sân,
ngoài hè, trên phố, giữa nhà,..
Cùng với trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu
niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu
trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc
điểm hoạt động của từ.

16


1.1.3.3. Trường liên tưởng
Theo nhà ngôn ngữ học người Pháp - Ch. Bally, mỗi từ có thể là trung
tâm của một trường liên tưởng như từ bò của Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do
liên tưởng:
1. Bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu,..
2. Sự cày bừa, cái cày…
3. Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so
sánh, trong các thành ngữ Pháp,.. ngôn ngữ học đại cương (1916 )
Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện
thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ cùng nằm trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm

trong một trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là
những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với trung
tâm. Song trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới
do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề
tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Vì thế, các trường liên tưởng có tính dân
tộc, tính thời đại và tính cá nhân. Điều này được thể hiện ở sự liên tưởng khác
nhau giữa các dân tộc như: Ở Việt Nam, nói đến bò, người ta nghĩ ngay đến
sự ngu dốt (ngu như bò, dốt như bò,..), hoặc nói tới chó, người ta liên tưởng
đến thói hư tật xấu, sự tham lam, độc ác. Nhưng ở các nước phương Tây như
Pháp, người ta lại liên tưởng đến sức mạnh ở loài bò và sự trung thành của
loài chó; Hay ở một số nước, trâu là loài vật linh thiêng và không ăn được thì
điều đó hoàn toàn ngược lại ở Việt Nam.
Ảnh hưởng bởi những tính chất trên, trường liên tưởng thường không ổn
định nên ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các
từ và từ vựng. Tuy nhiên, trường liên tưởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng
từ, nhất là dùng từ trong tác phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo ngữ,
17


×