Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Hướng dẫn ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.77 KB, 76 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hướng dẫn
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT

Hà nội, tháng 11 năm 2007



Giới thiệu
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua ở nước ta, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói
chung và NTTS nước ngọt nói riêng phát triển rất nhanh, đã và đang mang lại
nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Cùng với sự phát triển NTTS đã có những
biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường cũng như đối với chính sự phát
triển bền vững của NTTS nước ngọt. Luật Thuỷ sản năm 2003 và Luật Bảo vệ
môi trường (sửa đổi) năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Nghị định số
80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định các dự án NTTS thâm canh
trên 10ha hoặc nuôi quảng canh trên 50ha thì phải có báo cáo ĐTM. Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện yêu cầu nói trên. Vì
thế Bộ Thủy sản trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay
xây dựng và ban hành văn bản “Hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường
trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt” để thực hiện những quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường trong NTTS nước ngọt.
Theo quy định, bản hướng dẫn này không dùng để đánh giá môi trường
chiến lược (ĐMC) và cũng không dùng cho các dự án có tác động môi trường ở
quy mô nhỏ về không gian và thời gian mà yêu cầu về công tác quản lý môi
trường chỉ ở mức thực hiện một cam kết bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn chủ yếu dành cho những tổ chức có năng lực và tư cách pháp


nhân thực hiện ĐTM như các cơ quan quản lý ở các cấp, các tổ chức, chuyên gia
tư vấn kỹ thuật về quản lý môi trường. Ngoài ra, nó có thể được dùng như tài
liệu tham khảo cho các nhà đầu tư, dự án, cộng đồng, người NTTS...nắm được
các yêu cầu của báo cáo ĐTM để tham gia vào việc thực hiện đánh giá và quản
lý tác động môi trường trong quá trình phát triển NTTS nước ngọt một cách
hiệu quả.
Bản hướng dẫn đã được soạn thảo và hoàn thiện dựa trên việc tiếp thu ý
kiến đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ,



Mục lục
Mục lục

v

Phần I: NHU CẦU ĐTM TRONG NTTS NƯỚC NGỌT

1

Sự cần thiết

1

Đánh giá tác động môi trường và chu trình của dự án NTTS

3

Cơ sở pháp lý


4

Mục đích và phạm vi áp dụng bản Hướng dẫn

5

PHẦN II: XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM CHO NTTS NƯỚC NGỌT

7

MỞ ĐẦU

8

1. Xuất xứ của dự án nuôi trồng thuỷ sản

8

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
_8

1

2

3

3. Tổ chức thực hiện ĐTM

8


4. Thẩm định, bổ sung và thực hiện báo cáo ĐTM

9

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN NTTS NƯỚC NGỌT

10

1.1 Tên dự án

10

1.2 Chủ dự án

10

1.3 Vị trí địa lý của dự án

10

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

11

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRUỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

15

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường


15

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

16

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRUỜNG

17

3.1 Nguồn gây tác động

17

3.2 Đối tượng, quy mô bị tác động

19

3.3 Đánh giá tác động

21

3.4 Đánh giá về phương pháp sử dụng

26

4
Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRUỜNG


4.1 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu khi lựa chọn vị trí
4.1.1
4.1.2

Trại giống và vùng nuôi tập trung
Các hệ thống nuôi lồng bè

4.2 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu khi thiết kế và xây dựng
4.2.1
4.2.2

Trại giống và vùng nuôi tập trung
Các hệ thống nuôi lồng bè

4.3 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quản lý vận hành

28

28
29
29

30
30
31

31



4.3.1

Lựa chọn con giống và loài nuôi phù hợp

32


4.3.3

Quản lý dịch bệnh _

33

4.4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến chất lượng nước và kiểm soát nước
thải 34
4.4.1
4.4.2

Các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản tập trung
Các hệ thống nuôi lồng bè

4.5 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế và xã hội
5

Chương 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

35
37

37

39

6
Chương 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
39

6.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường

39

6.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường

40

7

Chương 7: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG

46

8

Chương 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

46

8.1 Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã

46


8.2 Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã

46

9
Chương 9: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ
47

9.1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu

47

9.2 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

47

9.3 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

PHỤ LỤC

50


Phụ lục 1: Các tác động, đối tượng tác động, phạm vi và biện pháp giảm thiểu, phương
pháp đánh giá
50
Phụ lục 2. Những tài liệu có thể tham khảo khi lập báo cáo ĐTM cho nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt
55


Phần I: NHU CẦU ĐTM TRONG NTTS NƯỚC NGỌT
Sự cần thiết
Nước ta có diện tích NTTS nước ngọt rất lớn với 465,000 ha (năm
2006) cùng nhiều loại hình thủy vực, loại hình nuôi, loài nuôi đa dạng và
phong phú. Những loại hình thủy vực được đưa vào nuôi như hồ chứa, ao
đầm, sông suối, kênh mương, ruộng lúa...có thể nuôi ở các mức độ thâm canh
khác nhau. Ngoài những loài nuôi truyền thống như nhóm cá chép Trung quốc,
nhóm cá chép Ấn độ, rô phi...nhiều loài đặc sản như ba ba, lươn, ếch, cá
Sấu, cá Tầm, cá Hồi...cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. Đặc biệt, nghề nuôi cá
Tra, Ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh và có thể đạt
825,000 tấn (năm 2006). Những thành tựu này là kết quả của những định
hướng đúng đắn của chính phủ, sự nhanh nhạy về thị trường của người nuôi
và doanh nghiệp, sự tác động của khoa học kỹ thuật...
NTTS nước ngọt đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá
đói giảm nghèo ở các cộng đồng nông thôn, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ
cho nước nhà. Để nâng cao tính bền vững của nghề NTTS nước ngọt, công tác
quản lý môi trường cần được tăng cường.
Điều đó xuất phát từ những lý do và thực tế sau:
• NTTS nước ngọt cùng với những tác động tích cực đã có những tác
động tiêu cực lên môi trường và KTXH, đến sinh kế và đời sống của người
dân;
• Vấn đề môi trường ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương

mại các sản phẩm thuỷ sản. Chiến lược phát triển an toàn thực phẩm cho
người tiêu dùng trong nước và khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất
khẩu Việt Nam cũng như những lợi ích trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các
giải pháp quản lý môi trường NTTS. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên
chính thức của WTO thì phải tuân thủ những chuẩn mực về thương mại và
môi trường của thế giới trong lĩnh vực này;


• Nhu cầu về các sản phẩm an toàn, sản phẩm sinh thái ngày càng lớn và
NTTS nước ngọt chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu đó khi môi trường
nuôi, hệ sinh thái xung quanh vùng nuôi được giám sát và quản lý chặt chẽ.
• Hiệu quả kinh tế đầu tư vào các hoạt đồng NTTS nước ngọt phụ thuộc rất
lớn vào việc duy trì những điều kiện môi trường phù hợp, áp dụng các biện
pháp quản lý môi trường nuôi tốt, giảm thiểu các tác động tiêu cực của môi
trường và phát triển NTTS hài hoà với môi trường sinh thái và điều kiện
KTXH địa phương.
• NTTS nước ngọt thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch đã gây ra những
thiệt hại đáng kể về kinh tế và môi trường ở nhiều nơi. Nuôi cá Tra, Ba Sa
thâm canh cao và việc bơm chất thải trực tiếp ra sông đã làm cho nước sông
bị ô nhiễm. Do hấp dẫn bởi lợi ích kinh tế, giá đất nuôi cá tăng cao, đất ven
sông và cù lao ở một số nơi được san lấp, xây dựng ao đìa không theo quy
hoạch dẫn đến ngăn trở dòng chảy và tranh chấp về lợi ích. Một số nơi nuôi
cá ao trong các lòng hồ thủy điện như ở Hồ Trị An, nuôi cá lồng ở hồ Dầu
Tiếng đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước. Nuôi cá ở nhiều nơi
cũng bị ảnh hưởng lớn, cá chết hàng loạt do nước thải, do ô nhiễm thuốc trừ
sâu, phân bón, ô nhiễm ở các khu công nghiệp...NTTS nước ngọt với việc
lạm dụng các chất tăng trưởng, kháng sinh, thuốc và hóa chất phòng trị bệnh
và xử lý môi trường đã làm giảm uy tín của hàng thủy sản của Việt Nam
cũng như gây thiệt hại cho nền kinh tế. Điều này đặt ra tính cấp thiết của
việc tăng cường công tác quản lý môi trường trong NTTS nước ngọt trên

toàn quốc.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ được sử dụng nhằm
cải thiện công tác quản lý môi trường đối với các dự án phát triển NTTS nước
ngọt. Công cụ này cho phép đánh giá được những tác động môi trường tiềm ẩn,
nhằm xác định các hành động quản lý để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối
với môi trường và ngăn ngừa có hiệu quả tác động xấu phát sinh nhằm đem lại


lợi ích nhiều hơn cho NTTS nước ngọt, mang lại lợi ích bền vững hơn
cho người nuôi, cộng đồng và nhà nước.
Quản lý môi trường NTTS là một hoạt động có tính liên ngành và bởi
vậy có rất nhiều bên liên quan với vai trò và trách nhiệm khác nhau cần tham
gia trong quá trình lập, thẩm định và thực hiện ĐTM.
Đánh giá tác động môi trường và chu trình của dự án NTTS
Chu trình của dự án nuôi trồng thuỷ sản
Hình 1 mô phỏng chu trình của dự án NTTS nước ngọt gồm sáu bước
liên quan đến ba giai đoạn ĐTM. Chu trình dự án nuôi trồng thuỷ sản gồm các
bước sau:
1. Đề xuất dự án nuôi trồng thuỷ sản
2. Lựa chọn địa điểm
3. Nghiên cứu tiền khả thi
4. Nghiên cứu khả thi
5. Thực hiện/vận hành dự án
6. Giám sát và đánh giá thực hiện dự án
Trong khi thực hiện dự án, bốn bước đầu tiên thường được thực hiện một
cách tuần tự thì hai bước cuối cùng thường được thực hiện song song. Tác động
môi trường chủ yếu xảy ra ở bước thứ bốn và thứ năm. Tuy nhiên, những tác
động đó xảy ra ở quy mô và cường độ như thế nào cũng như các biện pháp giảm
thiểu các tác động tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào sự cân nhắc, tính toán
và chuẩn bị các phương án, các biện pháp từ các bước trước đó.



1. Đề xuất dự
án NTTS

2. Lựa chọn
địa điểm

6. Giám sát
và đánh giá
thực hiện dự
án

3

5. Thực h
vận hàn
NT

4
.
N
g
h
i
ê
n
c

u

k
h

t
h
i
,
q
u
y
h
o

c
h
c
h
i
t
i
ế
t


từ Điều 18 đến Điều
Hình 1: Đánh giá tác động
môi trường và chu trình của
dự án NTTS.
GSTH Báo cáo ĐMT –
Giám sát thực hiện báo cáo

ĐTM
Hai bước đầu tiên cần
có đánh giá sơ bộ để xác
định liệu dự án cần phải thực
hiện ĐTM ở mức độ nào theo
quy định hiện hành. Nếu cần
phải thực hiện ĐTM, báo cáo
ĐTM được thực hiện chủ yếu
ở hai bước nghiên cứu tiền
khả thi và nghiên cứu khả
thi. Khi thực hiện và giám
sát thực hiện dự án ở các
bước năm và sáu cần phải có
giám sát thực hiện báo cáo
ĐTM đã lập trước đây.
Cơ sở pháp lý
1. Luật Thuỷ Sản năm
2003
• Nghị định
27/2005/NĐ-CP năm
2005 của Bộ Thủy sản
2.

Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2005,
Chương 3, Mục 2,

27, tạo cơ sở pháp
lý vững


chắc cho

đánh giá

tác động

môi trường (ĐTM) và
Mục 1, từ Điều 14
đến Điều 17 qui định
về

đánh

trường
(ĐMC).

giá

chiến

môi
lược


3. Các văn bản dưới luật đã hướng dẫn cụ thể triển khai Luật bảo vệ môi
trường, cụ thể cho công tác đánh giá tác động môi trường là:
• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường.
• Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT năm 2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
• Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội
đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
• Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt "Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và
môi trường quốc gia đến năm 2020".
Mục đích và phạm vi áp dụng bản Hướng dẫn
Hướng dẫn này cung cấp những nội dung hướng dẫn kỹ thuật để đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án NTTS nước ngọt có quy mô diện tích
trên 10 ha với nuôi thâm canh và trên 50 ha với nuôi quảng canh theo quy định
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, do đặc thù của sản xuất thủy sản,
những dự án sản xuất giống, nuôi cá Tra, Ba sa thâm canh, nuôi cá lồng bè trên
sông và hồ chứa tuy có thể không chiếm diện tích lớn nhưng tiềm ẩn những tác
động môi trường lớn cũng phải được xem xét cho từng trường hợp cụ thể để áp
dụng hướng dẫn này.
Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC) không thuộc phạm vi của hướng
dẫn này.


Bản hướng dẫn có thể được dùng như một tài liệu kỹ thuật để đánh giá các
tác động môi trường khi xây dựng một dự án nuôi trồng thuỷ sản và đề xuất
những biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.
Hướng dẫn là một biểu hiện cụ thể của việc thực thi Luật Bảo vệ Môi
trường và Luật Thuỷ sản trong quản lý môi trường đối với hoạt động NTTS
nước ngọt.



PHẦN II: XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM CHO NTTS
NƯỚC NGỌT
Phần này nêu ra những yêu cầu về cấu trúc và nội dung của một báo cáo
ĐTM theo Luật Bảo vệ Môi trường được quy định chỉ rõ trong thông tư
08/2006/TT-BTNMT và những quy định của Luật Thủy sản.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường có các nội dung sau đây:
Mở đầu
1. Mô tả tóm tắt dự án
2. Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội
3. Đánh giá các tác động môi trường
4. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường
5. Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường
6. Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi
trường
7. Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường
8. Tham vấn ý kiến cộng đồng
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Kết luận và kiến nghị


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án nuôi trồng thuỷ
sản
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án NTTS nước ngọt, trong
đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp
hay dự án loại khác.
- Nêu rõ mục tiêu dự án
- Tổ chức, cơ quan là chủ của dự án
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án nuôi trồng thủy sản.

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động
môi trường
Liệt kê các văn bản pháp lý và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực
hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan
ban hành của từng văn bản.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Nêu tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án,
trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo
ĐTM. Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan, tổ chức cung
cấp dịch vụ; họ và tên người đứng đầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; địa
chỉ liên hệ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Cơ quan, tổ chức thực
hiện báo cáo ĐTM là cơ quan, tổ chức phải có chức năng và thẩm quyền
thực hiện ĐTM được nêu rõ tại điều 8, nghị định số 80/2006/NĐ-CP.
Nêu danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án NTTS nước ngọt.


4. Thẩm định, bổ sung và thực hiện báo cáo ĐTM
Việc thẩm định, bổ sung và thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM phải
tuân theo các điều 9 và điều 11 -16 của nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Hướng
dẫn chi tiết thực hiện nghị định này được nêu trong thông tư /2006/TT-BTNMT.


Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN NTTS NƯỚC NGỌT
Mục đích
Phần này phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về dự án nuôi trồng
thuỷ sản, bao gồm quy mô, địa điểm, thiết kế, công nghệ, loài nuôi... một
cách đầy đủ và chi tiết về dự án nuôi trồng thuỷ sản. Đây là bước đầu tiên và là
cơ sở cho ĐTM cũng như xây dựng các biện pháp giảm thiểu.

Phương pháp
Các phương pháp thường được sử dụng trong phần này là: phương pháp
bản đồ, sơ đồ và các bản vẽ thiết kế để chỉ rõ địa điểm chính xác của dự án, mô
tả địa điểm cùng với những sinh cảnh, cộng đồng và các hoạt động khác trong
khu vực lận cận.
1.1 Tên dự án
Nêu như tên trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay báo cáo đầu tư của dự
án.
1.2 Chủ dự án
Nêu đầy đủ: tên của cơ quan, tổ chức chủ dự án, địa chỉ và phương tiện
liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan
chủ dự án.
1.3 Vị trí địa lý của dự án
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ, ranh giới...) của địa điểm thực
hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường
giao thông; hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi...),
các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối tượng sản xuất
- kinh doanh - dịch vụ, các công trình văn hóa - tôn giáo, các di tích lịch sử...)
và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, kèm theo bản đồ, sơ đồ vị trí
địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.


Vị trí của dự án phải được khẳng định là có nằm trong vùng quy hoạch
phát triển NTTS được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không theo điều 23,
điểm b; và khoản 1, điều 24 của Luật Thủy sản và cấm lấn chiếm, xâm hại
khu bảo tồn vùng nước nội địa theo khoản 3 điều 8 của luật này.
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
- Nêu rõ mục tiêu của dự án, cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (nếu có).
Phải trình bày một cách rõ ràng và thỏa đáng về cả các phương diện lợi
ích xã hội và kinh tế,cũng như sự bền vững về môi trường.

- Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và
thời gian) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực
hiện dự án, kèm theo một sơ đồ quy hoạch mặt bằng tổng thể bố trí tất cả
các hạng mục công trình hoặc và các thiết kể riêng lẻ cho từng hạng mục công
trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:
+ Các công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của dự án bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các hạng mục
sau:
• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống nuôi: Cống, kênh mương cấp và
trạm bơm nước;
• Ao lắng; bể chứa; ao đầm, bể nuôi và bể chứa;
• Hệ thống thoát nước và ao lắng;
• Kho bảo quản và quản lý thức ăn, nhiên liệu và hoá chất.
+ Các công trình phụ trợ, công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động
của công trình chính:
• Đường giao thông dẫn đến trại nuôi;
• Hệ thống liên lạc bằng điện thoại;
• Hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước sinh hoạt;


• Hệ thống hàng rào bảo vệ, hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường;


• Hệ thống xử lý chất thải trong và sau chu trình nuôi;
• Phòng họp, văn phòng, công trình phục vụ dân sinh, nhà chuẩn bị sản
xuất;
• Các công trình khác (nếu có).
- Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ, kỹ thuật thi công; công nghệ sản
xuất; công nghệ vận hành của dự án; của từng hạng mục công trình của dự án


1

kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố
môi trường có khả năng phát sinh như: nguồn chất thải và các yếu tố gây tác
động khác (nếu có).
• Mô tả qui trình/công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm:
o Các giai đoạn nuôi lớn;
o Các phương pháp chăm sóc vật nuôi;
o Các biện pháp phòng ngừa thủy sản nuôi thoát ra môi trường tự
nhiên;
o Các phương pháp quản lý và kiểm soát địch hại đối với vật nuôi;
o Quản lý thức ăn bao gồm chủng loại và nguồn thức ăn;
o Sử dụng hóa chất hoặc chế phẩm sinh học;
o Trình tự kiểm soát dịch bệnh;
o Trình tự các bước thu hoạch vật nuôi.
• Sau thu hoạch
o Trang thiết bị để xử lý và chế biến sản phẩm;
o Số lượng và loại sản phẩm thu hoạch;
o Các tiêu chuẩn ATVSTP được áp dụng;

1

Về mặt công nghệ Bộ Thuỷ sản đã có một số quy trình và tiêu chuẩn ngành dành cho
NTTS nước ngọt.


• Các yêu cầu về nước và thực hành quản lý
o Dự tính nhu cầu về nước;
o Nguồn nước cấp và chất lượng nước cấp, bao gồm cả sự biến động
theo mùa;

o Dự trữ nước tại chỗ;
o Các biện pháp phòng chống bão, ngập lụt;
o Quản lý phòng ngừa nước rò rỉ và ô nhiễm nước ngầm.
• Quản lý nước thải
o Trình bày những nét chính về các phương pháp và trang thiết bị xử
lý nước;
o Trình bày những nét chính về giải pháp đề xuất và vị trí để xả thải
nước thải ra môi trường.
• Quản lý chất thải rắn
o Mô tả các trang thiết bị để lưu giữ, tái sử dụng, tái chế hay loại bỏ
chất thải rắn.
- Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án kèm theo chỉ
dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất, hiện trạng (còn bao nhiêu phần trăm hay
mới).
• Các trang thiết bị
o Trang thiết bị cho ao và lồng nuôi;
o Trang thiết bị nuôi vỗ thuỷ sản bố mẹ và cho đẻ;
o Trang thiết bị tại các điểm cấp và thoát nước;
o Trang thiết bị chế biến và bảo quản thức ăn;
o Trang thiết bị quản lý chất thải;
o Trang thiết bị hành chính, bảo dưỡng và hội họp;


- Liệt kê đầy đủ các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho từng mục
đích sử dụng cụ thể kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học
(nếu có).
+ Liệt kê nhiên liệu dùng cho NTTS nước ngọt như dầu để chạy máy quạt
nước, nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, khô đỗ tương, phụ phẩm
nông nghiệp… và các loại vật liệu xây dựng trại nuôi.



Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRUỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
- Điều kiện về địa lý, địa chất
+ Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác
động bởi dự án.
+ Đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan như nuôi
thủy sản trên các hồ chứa đa chức năng gồm cả du lịch; khu NTTS gần các khu
vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước RAMSAR; nuôi cá lồng bè
trên sông và đắp ao đầm làm cản trở hay thay đổi dòng chảy; ảnh hưởng đến
việc thoát lũ, chống lũ, chống úng lụt của khu vực...phải mô tả một cách chi tiết.
+ Phải chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn:
+ Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác
động bởi dự án;
+ Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:
+ Môi trường không khí:
Môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp mùi hôi, tanh của thức ăn tươi
sống, mùi ươn thối của thủy sản nuôi bị chết, mùi hôi của nước thải từ trại nuôi
(lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo hướng gió chủ đạo).
+ Nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án:
Nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án: Chú ý tới những nơi
nước thải ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng như nuôi cá Hồi ở
suối đầu nguồn, nuôi cá tra và ba sa ở một số nơi của đồng bằng sông
Cửu Long. Bên cạnh đó, chú ý tới khả năng ảnh hưởng xấu của nước thải
lên các trang trại nuôi khác, các hộ nuôi khác trong vùng.


+ Môi trường đất và môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất

thải và các yếu tố khác của dự án:
Xói lở đất do việc đào đắp ao đầm, trại nuôi; làm nông các hồ chứa và hồ
tự nhiên; thuốc kháng sinh, hóa chất có thể làm tăng sức đề kháng của các vi
khuẩn gây bệnh và làm giảm đa dạng sinh học.
Đối với môi trường không khí, nước và đất đòi hỏi như sau:
+ Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành
ĐTM về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số,
có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu,
bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm). Đây là cơ sở để đối
chiếu, so sánh môi trường trước và sau khi có tác động của việc thi công và vận
hành dự án NTTS.
+ Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi
trường.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Điều kiện về kinh tế:
+ Chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ, sinh kế của người dân
và các ngành khác) trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án.
Những tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và có tính tích cực hoặc
tiêu cực khi dự án được thực hiện.
+ Đặc biệt, do NTTS nước ngọt có ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người
dân nên cần có sự tham khảo người dân địa phương về vấn đề này để xác định
phương án lựa chọn hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và bền vững về
môi trường.
+ Đối với dự án được cho là có ảnh hưởng nhiều đến số đông người nghèo
trong vùng dự án, phải có phân tích sinh kế chi tiết để chỉ ra những tác
động tiềm ẩn của phát triển NTTS đến cộng đồng nghèo này.



×